3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải
a) Nước thải
* Nước mưa chảy tràn
- Xây dựng phương án thi công với biện pháp thi công phù hợp; hạn chế tối đa việc thi công đào, đắp đất đá, bùn vào mùa mưa để hạn chế nước mưa cuốn trôi bùn đất gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.
- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần và cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước.
- Vật liệu xây dựng như cát, đá,... được che phủ bạt chắn vào những ngày
trời mưa để hạn chế bị nước mưa cuốn trôi gây thất thoát vật liệu.
- Vật liệu tập kết đến công trình gọn theo từng đống nhỏ, đủ thi công theo ca, không tập kết nhiều gây thu hẹp diện tích thi công;
- Có giải pháp che đậy vật liệu rời như cát, đá, các vật liệu khác được tập kết trong kho có mái che, đất đắp chở đến công trình được sử dụng hết theo từng ca sản xuất.
- Thực hiện thi công cuốn chiếu, thi công đến đâu dọn rác thải phát sinh đến đó. Khu vực chưa thi công thì giữ lại thảm thực vật.
- Định hướng dòng chảy vào những ao, khe nước (dự án chiếm dụng) khi chưa thi công khu vực này. Giải pháp này sẽ tận dụng những ao, khe nước để lắng và giữ lại đất cát, hạn chế đổ ra khu vực xung quanh.
- Công tác san nền và đầm nén được thực hiện ngay sau khi đổ đất để ổn định nền, tránh quá trình rửa trôi; công tác đầm nén ngay sau khi đổ đất có thể giảm được 80-90% lượng chất rắn rửa trôi.
- Trong quá trình thi công sẽ nạo vét đường thoát nước, không để bùn đất và rác thải xâm nhập gây tắc nghẽn.
* Nước thải sinh hoạt
- Sử dụng tối đa lao động địa phương để tự tổ chức ăn uống, sinh hoạt từ đó làm giảm lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường.
- Thuê lại các công trình nhà (lán) đã có sẵn để làm lán trại công trường.
Đơn vị thi công sẽ thuê nhà của người dân để cho công nhân sinh hoạt. Dự án chỉ bố trí lán nhỏ để bảo vệ ở lại vào ban đêm. Dự án sẽ thuê 2 nhà dân để cho công nhân thi công xây dựng ở lại trong quá trình thi công dự án. Trong trường
hợp không thuê được nhà dân dự án sẽ bố trí lán trại có sử dụng nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt. Nhà vệ sinh lưu động bằng vật liệu composite có bể tự hoại 3m3, kích thước 242 x 85 x 110 cm.
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom xử lý bằng bể tự hoại trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực. Trong
quá trình sử dụng: định kỳ 3 tháng/lần phun khử khuẩn và bỏ chế phẩm vi sinh EM và thuê đơn vị chức năng hút bùn thải.
- Sau xây dựng công trình xong, Chủ đầu tư sẽ phun chế phẩm vi sinh EM để khử khuẩn trong và ngoài khu vực nhà vệ sinh và thuê đơn vị chức năng hút bùn thải. Sau đó sẽ tháo dỡ, phá tường bể và đổ đất san lấp.
* Nước thải xây dựng - Hạn chế rửa các dụng cụ thi công ngay tại chỗ;
- Dự án triển khai trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ do đó rất thuận tiện
cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tại các gara gần khu vực công trường, qua đó giảm thiểu đáng kể lượng chất thải nguy hại, nước thải xây dựng phát sinh tại công trường.
- Bố trí hố ga có song chắn rác để thu gom toàn bộ nước thải từ hoạt động xây dựng, bố trí mỗi công trường thi công vào 01 bể lắng (dung tích 3 m3, cấu tạo
gồm 3 ngăn). Nước sau khi lắng tại bể lắng được sử dụng để phun làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải nguy hại; đất, cát, cặn tại bể lắng được thu gom và vận chuyển đến vị trí đổ thải phế thải xây dựng.
* Đánh giá hiệu quả của biện pháp xử lý - Ưu điểm:
+ Công trình công nghệ không quá phức tạp, có khả năng thực hiện được;
+ Vận hành đơn giản, chi phí xây dựng và quản lý thấp, bảo trì dễ dàng;
- Mức độ khả thi: Có tính khả thi cao.
b) Bụi và khí thải
Trong giai đoạn thi công dự án, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh trên công trường, cụ thể:
- Giảm thiểu bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp và đổ thải đất đá: Chủ dự án lựa chọn phương án lập rào chắn bằng bạt bao xung quanh khu vực dự án, khu vực đổ thải với chiều cao 2 m đảm bảo giảm thiểu mức thấp nhất việc thi công dự án gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bạt có kích thước rộng 2m, tổng chiều dài bao quanh toàn bộ phạm vi thi công (khoảng 500m).
- Sử dụng máy móc thiết bị thi công phù hợp, chuyên chở đúng tải trọng (Xe
10T, 12T); Có giải pháp che đậy kín thùng khi chuyên chở đất đá,vật liệu có khả năng phát sinh bụi, có giải pháp vệ sinh phương tiện vận chuyển để tránh đất, bụi bám vào trước khi lưu thông trên đường chở đất đá thải, vật liệu về nơi tập kết.
- Sử dụng phương tiện xe chuyên dùng dọn dẹp, huy động công nhân dọn dẹp ngay đất đá rơi vãi trong quá trình vận chuyển, nhất là các tuyến nội thị.
- Vị trí ảnh hưởng lớn nhất là các tuyến vận chuyển vật liệu cùng với đó là các tuyến vận chuyển đất đắp và vận chuyển đổ thải ra bãi thải số 9 tại Noong
Vai, Thanh Yên. Trên các tuyến này, thực hiện tưới ẩm với tần suất tưới ẩm đường là 2 lần/ngày, trong trường hợp trời nắng nóng, hanh khô kéo dài thì tần suất tưới ẩm có thể tăng lên đáp ứng giảm thiểu bụi.
Đối với các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải, tại các vị trí đi qua khu dân cư tập trung, chủ dự án sẽ thực hiện tưới ẩm đường với tần
suất 2 lần/ngày. Thực hiện dọn dẹp ngay đối với đất đá rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển.
- Dừng, không thi công các công việc liên quan đến đào, đắp, vận chuyển đất đá trên các tuyến đường vào các thời điểm cao điểm về giao thông trong
ngày: Từ 6h đến 7h30; từ 10h30 đến 12h, từ 16h30 đến 18h, dừng thi công từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.
- Vật liệu tập kết đến công trình gọn theo từng đống nhỏ, đủ thi công theo ca, không tập kết nhiều gây thu hẹp diện tích thi công; Có giải pháp che đậy vật liệu rời như cát, đá, các vật liệu khác được tập kết trong kho có mái che, đất đắp chở đến công trình được sử dụng hết theo từng ca sản xuất.
- Giảm thiểu những tác động gây ra do việc vận chuyển vật liệu xây dựng
bởi các hoạt động xây dựng bằng cách sắp xếp vận tải và xây dựng liên tục, có người điều hành các phương tiện giao thông.
- Xây dựng kế hoạch đào đất và vận chuyển, lựa chọn tuyến đường vận
chuyển. Công việc này sẽ góp phần giảm thiểu tối đa những rắc rối phát sinh, sàn xe được lót kín, phía trên được phủ bạt, giảm sự rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm tăng lượng bụi giao thông. Tránh vận chuyển vào giờ cao điểm nhằm hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.
- Lái xe và đơn vị thi công chịu trách nhiệm đối với mọi sự vương vãi rác, đất đá trên tuyến đường vận chuyển.
- Không sử dụng xe, máy thi công quá cũ và quá thời hạn sử dụng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải vì các xe này thường có lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép khi vận hành.
- Tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn và các lịch bảo dưỡng định kỳ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải (hay sử dụng các nhiên liệu thay thế) để giảm ô nhiễm không khí. Chỉ sử dụng các phương tiện, máy thi công còn thời hạn đăng kiểm.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi tham gia tưới nhựa, trải asphan. Có thông báo tới chính quyền địa phương và người dân lân cận dự án. Có biển báo đoạn đường đang được tưới nhựa, trải asphan. Không thi công vào ngày
nắng nóng (trên 380C) để giảm thiểu hơi nhựa đường bốc lên không khí; không thi công vào ngày gió lớn để tránh gió cuốn hơi nhựa đường bay xa. Thực hiện thi công cuốn chiếu để giảm thiểu tác động của quá trình này đến các hộ dân lân cận dự án…
* Tính khả thi
Các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, không thể giảm thiểu ô nhiễm một cách triệt để vì quá trình xúc bốc, san lấp, vận chuyển diễn ra thường xuyên, liên tục.
* Hiệu quả của biện pháp
Do các phương tiện được kiểm định trước khi vận hành và điều tiết phù hợp nên môi trường không khí khu vực Dự án đảm bảo đạt QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
c) Chất thải rắn
* Sinh khối phát sinh do GPMB
- Sinh khối phát sinh từ việc phát quang mặt bằng thường được người dân thu gom, tận dụng làm thức ăn gia súc, chất đốt. Phần còn lại từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng được thu gom vận chuyển đổ thải, tuy nhiên số lượng không lớn;
* Chất thải rắn sinh hoạt
- Bố trí thùng rác loại 240 lít bằng nhựa, màu xanh, có nắp đậy tại mỗi công trường thi công; lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt tại công trường và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom trên địa bàn thi công để thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp với quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
- Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm bỏ chất thải
rắn sinh hoạt vào thùng rác trên công trường; không thải chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường xung quanh.
- Cử cán bộ của chủ đầu tư chuyên trách theo dõi về an toàn lao động, vệ sinh môi trường để quản lý, theo dõi việc chấp hành các quy định hiện hành về an toàn lao động, vệ sinh môi trường của nhà thầu (theo Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng Thông tư quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình).
- Khi thi công sẽ ưu tiên công nhân địa phương để giảm bớt nhu cầu lán trại
tạm ngoài công trường; tiếp đó là phương án thuê nhà dân để làm lán trại trong quá trình thi công, phương án cuối cùng khi 2 phương án trên không khả thi là làm lán trại tại công trường cho công nhân nghỉ ngơi, sinh hoạt.
* Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động xây dựng
- Các chất thải như vật liệu xây dựng dư thừa, rơi vãi trong quá trình thi công khác như cát, đá, bê tông rơi vãi… sẽ được vận chuyển ra bãi thải của dự án.
- Đối với vỏ bao bì chứa vật liệu xây dựng sẽ được bán cho các cơ sở tái chế, tái sử dụng.
- Chất thải rắn xây dựng còn lại được thu gom vào các bãi thải của dự án.
* Đất đá thải Đất thải được vận chuyển ra bãi thải số 9 tại bản Noong Vai xã Thanh Yên.
Phương án ổn định và hoàn nguyên bãi thải:
Sau khi kết thúc quá trình đổ thải tại bãi thải, chủ đầu tư sẽ có phương án san gạt bằng phẳng lại mặt bằng bãi thải, không để đất đá chất đống, đổ lấn chiếm khu vực điện tích không nằm trong thỏa thuận đổ thải.
Công tác hoàn nguyên bãi thải được thực hiện bằng máy ủi 110CV (hoặc loại thiết bị khác tương tự).
Để đảm bảo khả năng tận dụng diện tích bãi thải vào mục đích tiếp tục canh tác (khi phù hợp), đất hữu cơ sẽ được đổ ở lớp trên cùng, đây là lớp đất bóc từ ruộng lúa nước 2 vụ nên có độ màu mỡ và phì nhiêu cao, trong trường hợp phù hợp, người dân có thể tận dụng canh tác các loại cây hoa màu trên đất.
Do đất thải của dự án đa số là đất bùn, hữu cơ nên không thực hiện lu lèn, đầm chặt do đặc điểm loại đất.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp xử lý
- Ưu điểm: mức độ khả thi cao; các biện pháp đơn giản dễ thực hiện, sau khi
đổ thải xong vẫn đảm bảo lớp mặt phía trên là đất hữu cơ giúp người dântận d ụng, mở rộng diện tích đất canh tác.
- Nhược điểm: Ảnh hưởng ngắn hạn đến việc canh tác của người dân trong
khu vực gần bãi đổ thải do lượng bụi phát sinh lớn quá trình đổ thải, gián đoạn quá trình canh tác. Tuy nhiên, tác động này không đáng kể do lượng chất thải không quá lớn
- Khả năng đáp ứng của các bãi thải: Trữ lượng đổ thải của bãi thải có thể
đáp ứng được nhu cầu của dự án.
d) Chất thải nguy hại
- Thực hiện việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc, phương tiện phục vụ thi công tại các xưởng gần khu vực dự án để làm giảm lượng CTNH trong khu vực dự án. Chỉ thực hiện sửa chữa tại khu vực dự án đối với những máy móc hỏng
không thể đem ra cơ sở sửa chữa bên ngoài.
- Tại mỗi công trường thi công, Chủ dự án cam kết bố trí khu vực lưu trữ chất thải nguy hại, mỗi loại chất thải nguy hại được bố trí riêng vào từng thùng chứa chuyên dụng (loại 200 lít) có dán nhãn theo quy định, có nắp đậy để lưu trữ chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
- Lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và thực hiện chuyển giao, lập chứng từ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với tổ chức có chức năng theo đúng quy định tại thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
- Do dự án triển khai trên khu vực đông dân cư sinh sống và nhạy cảm về môi trường nên việc xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án là một trong các nội dung được Chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Việc xử lý
chất thải nguy hại (về kho chứa tạm thời, đơn vị xử lý) phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành. Chủ đầu tư sẽ:
+ Trong hồ sơ mời thầu: Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu bắt buộc phải có cam kết về việc xử lý chất thải nguy hại đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Hợp đồng nguyên tắc giữa nhà thầu tham dự đấu thầu các gói thầu xây lắp trong dự án với đơn vị có đủ năng lực xử lý chất thải nguy hại (trong trường hợp nhà
thầu không có năng lực tự thực hiện) là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
+ Khi triển khai xây dựng dự án các nhà thầu thi công bắt buộc phải ký hợp đồng với các Công ty có năng lực, chuyên môn và đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép cho công việc hành nghề thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thu gom và xử lý (trong trường hợp nhà thầu không có năng lực tự thực hiện).
- Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm lưu giữ chất thải nguy hại trong thùng chứa; không thải chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh.
- Lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và thực hiện chuyển giao, lập chứng từ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với tổ chức có chức năng theo đúng quy định tại thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
e) Giảm thiểu tác động đến sản xuất nông nghiệp
- Trước khi thi công hệ thống thoát nước cần xác định rõ hướng nước chảy.
- Thiết lập các công trình thoát nước dọc ngay khi đổ đất san nền.
- Thi công hệ thống thoát nước song song với thi công nền đường. Đối với đoạn có xử lý nền đất yếu, chỉ được thi công hệ thống thoát nước sau khi đã kết
thúc giai đoạn xử lý nền đường.
- Làm rãnh thoát nước mưa tạm thời để thu gom nước mưa chảy tràn: Rãnh
bố trí tạm giữa khu vực thi công nền đường và các kênh mương để thu gom nước mưa chảy tràn. Trong lòng rãnh đặt lưới để thu gom bùn lắng.
- Đặt các tấm chắn ngăn bùn: Tại các đoạn thi công cắt qua các kênh mương, ruộng lúa sẽ đặt tấm ngăn để giữ lại bùn lắng chỉ để cho nước trong chảy ra ngoài.
Tấm ngăn bùn được bố trí giữa vị trí thi công và hệ thống thoát nước. Bùn đất bị
giữ lại ở tấm chắn sẽ được thu gom cùng đất đá thải phát sinh từ quá trình thi công đổ ra các bãi thải.
- Đơn vị thi công phải thực hiện theo thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước thể
hiện cụ thể trong kế hoạch xây dựng để tránh ngập lụt cục bộ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân dọc các tuyến thi công. Bên cạnh đó đơn vị thi công
phải bắt buộc có giải pháp bố trí công trình cấp và thoát nước tạm (mương tạm, máy bơm) để không làm gián đoạn khả năng cấp nước thoát nước hoặc gây úng ngập diện tích đất nông nghiệp dọc theo phạm vi dự án.
- Thường xuyên thu gom chất thải phát sinh tại công trường thi công tránh bị
cuốn xuống hệ thống thoát nước khi có mưa gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước.
- Thường xuyên nạo vét hệ thống thoát nước ở các tuyến thi công để khơi
thông dòng chảy. Bố trí sẵn máy bơm và các trang thiết bị khác phục vụ thoát nước khi cần.
f) Giảm thiểu tác động đến các tuyến đường điều phối đất:
- Hiện trạng các tuyến đường kết nối đến các dự án có nhu cầu tiếp nhận đất thải từ dự án là các tuyến đường đã hình thành và đang khai thác (Cấp IV), các
tuyến đường nội bộ dự án có bề rộng nền đường từ 7,0 – 10,0m. Để đảm bảo tiến độ thi công, đối với đường có bề rộng hẹp cần nâng cấp mở rộng nền đường từ 5- 6m và gia cố mặt đường (sử dụng mặt đường cấp thấp).
- Sau khi kết thúc quá trình thi công dự án (chủ yếu là việc vận chuyển đất đổ thải), Nếu hạ tầng bị hư hỏng được cơ quan chức năng xác định là do việc vận chuyển đất, đá thải, điều phối đất gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn lại phần hạ tầng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án theo hiện trạng ban đầu theo đúng cam kết với địa phương.
3.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải
* Chi phí thu hồi GPMB
Chủ dự án sẽ thực hiện kiểm kê, xây dựng phương án và thực hiện đền bù,