Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 73 - 95)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Quá trình triển khai xây dựng dự án, có thể phát sinh các tác động nhất định tới môi trường khu vực, đời sống của người dân…Các tác động cụ thể như sau:

Bảng 3. 1 Nguồn tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Stt Hoạt động Yếu tố gây tác

động

Đối tượng chịu tác động

Phạm vi chịu tác động

1 Phát quang, giải phóng mặt bằng Sinh khối Cảnh quan

khu vực

Trong thời

gian GPMB (dự kiến 2

tháng)

2 Thu hồi đất sản xuất Mất đất sản xuất Người dân có

đất bị thu hồi

Dự kiến 4 tháng

3 Thi công nạo vét bùn, bóc lớp hữu cơ, đào đắp, san nền, thi công các hạng mục dự án

Bụi, khí thải (nạo vét, bóc lớp hữu cơ)

Môi trường không khí

- Thời gian thi công dự án là 18 tháng

- Mức độ trung bình đến khá

- Có thể kiểm soát được 4

Hoạt động của các phương tiện vận tải, máy móc tham gia thi công

Bụi cuốn theo bánh xe; khí thải từ máy móc, phương tiện vận tải

Môi trường không khí

5 Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi công

Giẻ lau dầu mỡ, dầu mỡ thải

Môi trường nước, đất

6 Công nhân tham gia thi công dự án

Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt

Môi trường nước, đất

3.1.1.1. Tác động có liên quan đến chất thải 3.1.1.1.1. Đánh giá tác động của nước thải

Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn này của dự án gồm có:

- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường, làm cho nguồn nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, bùn đất và vi sinh vật gây bệnh;

- Nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng, cặn bã, vi sinh vật…;

- Nước thải xây dựng: phát sinh từ quá trình trộn bê tông thi công dự án.

* Nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng

Khi nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xây dựng có chứa các chất gây ô nhiễm dầu mỡ, cát, sạn, xi măng, gỗ vụn, cành cây, lá cây… hay khu vực có chứa chất thải sinh hoạt không được che chắn kỹ sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm và trở thành nguồn nước gây ô nhiễm đến nước mặt, môi trường đất và ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực. Diện tích xây dựng khu vực dự án là 20.468 m2. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu

vực thực hiện được tính như sau (Theo giáo trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước - TS Lê Trình).

Q = 0,278.K.I.A Trong đó:

- Q: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/s)

- K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất. Với đặc điểm bề mặt đất bị cày xới, chọn K = 0,12.

- I: Cường độ mưa trung bình khoảng thời gian có lượng mưa cao nhất (mm/h), lấy I = 436mm/8h = 54,5 mm/h

- A: Diện tích khu vực (km2): 20.468 m2 × 10^-6 = 0,02km2.

Từ đó ta tính được lưu lượng mưa cực đại ứng với ngày có lượng mưa lớn nhất như sau:

Q = 0,278 × 0,12 × 54,5× 0,02= 0,037m3/s =3.215 m3/ngày.

Lượng nước bốc bơi và ngấm xuống đất khoảng 30%, vậy lượng mưa chảy tràn lớn nhất trên khu vực dự án là: 3.215 × 70% ≈ 2.250 m3/ngày.

Theo số liệu Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5-1,5 mg N/l;

0,004-0,03 mg P/l; 10-20 mg COD/l và 10-20 mg TSS/l. Ta có tải lượng chất ô

nhiễm cuốn theo nước mưa như sau:

Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Các chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tải lượng (kg/ngày)

Tổng Nitơ 0,5  1,5 1,125 - 3,376

Tổng Phốtpho 0,004  0,03 0,009 - 0,068

COD 10  20 22,507 - 45,013

Tổng chất rắn lơ lửng (SS) 10  20 22,507 - 45,013

Trong thời gian thi công, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống nguồn nước mặt tiếp nhận trong khu vực.

Nước mưa chảy tràn tác động đến tiêu thoát nước; ảnh hưởng đến cánh đồng trồng lúa của người dân. Trong quá trình thi công đòi hỏi phải có biện pháp giảm thiểu tác động.

* Nước thải từ hoạt động xây dựng

- Đối với nước sử dụng cho quá trình trộn vữa xi cát, tưới rửa đường bảo dưỡng bê tông không phát sinh nước thải.

- Nước thải rửa xe, vệ sinh dụng cụ lao động:

Ước tính trong giai đoạn thi công, nhu cầu sử dụng nước vệ sinh dụng cụ lao động tại điểm thi công lớn nhất là 2 lần/ngày với thời gian vệ sinh là 30 phút/lần, sử dụng vòi tưới có đường kính ống từ 20-25mm. Căn cứ tại Bảng 2, mục 3.5 của TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế - PCCC đưa ra định mức lưu lượng nước tính toán trong một giây của các dụng cụ vệ sinh, đường kính ống với các dụng cụ vệ sinh thì lưu lượng nước cấp để sử dụng vệ sinh dụng

cụ lao động là 0,5 lít/giây. Như vậy, lượng nước sử dụng vệ sinh dụng cụ lao động trong 30 phút tại dự án là:

Qvs-max = (30 phút x 2 lần) x 60 giây x 0,5 lít/giây = 1.800 lít tương ứng 1,8m3/ngđ

- Nước thải từ quá trình rửa xe: Theo tính toán, tại thời điểm có lượng xe vận chuyển lớn nhất là thời điểm vận chuyển đất đắp san nền là 20 lượt xe/ngày. Căn cứ TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế - PCCC định mức sử dụng nước cho hoạt động rửa xe đạt 0,3m3/lượt xe thì nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe là:

Qrửa xe-1= 20 lượt x 0,3m3 = 6 m3/ngày Như vậy, tổng lượng nước sử dụng rửa dụng cụ lao động, rửa xe tại dự án là:

Qsd = 1,8 + 6 = 7,8m3/ngày

Căn cứ theo mục a khoản 2 điều 39 nghị định 80/2014/NĐ-CP – Nghị định

về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải thi công xây dựng bằng 80%

lượng nước cấp. Như vậy lượng nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe, rửa dụng cụ thi công ước tính đạt khoảng: 7,8 x 80% ≈ 6,24m3/ngày đêm.

Bảng 3. 2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị Nước thải

thi công

QCVN 40:2011/BTNMT Cột B

1 pH - 6,99 6-9

2 TSS mg/l 663,0 100

3 COD mg/l 640,9 150

4 BOD5 mg/l 429,26 50

5 Amoni mg/l 9,6 10

6 Tổng N mg/l 49,27 40

7 Tổng P mg/l 4,25 6

8 Zn mg/l 0,004 3

9 Pb mg/l 0,055 0,5

10 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,02 10

11 Coliform MPN/100ml 53 x 104 5000

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp – CEETIA)

- Trong quá trình thi công đào hố móng công trình, nước ngầm tầng nông có

thể chảy vào hố đào. Ngoài ra, khi xảy ra mưa, nước mưa sẽ đọng lại trong hố đào. Do vậy việc bơm nước khỏi hố đào được thực hiện và do đó phát sinh một lượng nước thải.

Đối với nước ngầm chảy vào hố móng: do chiều sâu đào móng thấp nên chỉ có nước ngầm tầng nông chảy vào hố đào. Mặc dù không có số liệu về trữ lượng nước ngầm tầng nông tại khu vực nhưng với đặc điểm của nước ngầm tầng nông là chỉ có nước khi xảy ra mưa, mặt khác trữ lượng nước của tầng chứa nước này là rất nhỏ nên lượng nước ngầm chảy vào hố đào được dự báo là nhỏ.

Trong quá trình xây dựng của dự án có thể phát sinh nước thải từ hoạt động rửa bánh xe vận chuyển, máy móc thi công vào cuối ngày làm việc. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải xây dựng là cát, đá, xi măng,… là loại ít độc, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên tuyến thoát nước thải thi công tạm thời. Nước thải xây dựng có chứa nhiều cặn lơ lửng, cát, đất, đá và dầu mỡ động cơ thải kéo theo trong quá trình rửa phương tiện thi công. Các chất thài là những loại ít độc, dễ

lắng đọng, tích tụ ngay trên tuyến thoát nước thải thi công. Nếu như không bố trí được hệ thống thu gom và thoát nước hợp lý sẽ gây tù đọng nước ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và làm tắc hệ thống thoát nước mặt của dự án, khu vực xung quanh. Tuy nhiên, do lượng nước thải này không quá lớn và được bố trí thu gom

vào các cống thu gom và được đưa vào các hố ga có song chắn rác phù hợp để

loại bỏ tối ưu cặn lơ lửng có trong nước thải nên tác động gây ô nhiễm môi trường do nước thải xây dựng có thể kiểm soát được.

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P), và các vi sinh vật. Lưu lượng nước thải phát sinh phụ thuộc vào lượng nước cấp. Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, định mức sử

dụng nước cho hoạt động sinh hoạt của công nhân là 80l/người.ngày. Với số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại công trường vào thời gian cao điểm khoảng 50 người thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng là 4 m3/ngày.đêm. Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và

xử lý nước thải, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh bằng 100% lượng nước cấp.

Như vậy, lượng nước thải phát sinh của dự án là 4 m3/ngày đêm.

Dựa theo tài liệu xử lý nước thải đô thị của tác giả Trần Đức Hạ, trang 9 về

tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một người, ta có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của 50 lao động tại dự án như sau:

Tổng tải lượng chất ô nhiễm = Định mức trung bình 1 người x Tổng số người sử dụng.

Nồng độ chất gây ô nhiễm = Tổng tải lượng/Lượng nước thải

Theo phương pháp Đánh giá nhanh của WHO, 1993, dự báo tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở giai đoạn xây dựng (nếu không được xử lý) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. 3 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

của công nhân trong giai đoạn thi công dự án

Chất ô nhiễm Hệ số phát thải

(g/người/ngày)

Tải lượng (g/ngày)

Nồng độ (mg/l)

QCVN14:2008 BTNMT- Cột B

(mg/l)

BOD5 65 3.250 812,5 50

Tổng các chất hoạt

động bề mặt 2 -2,5 100-125 25 - 31 10

TSS 60-65 3.000-3.250 750 - 813 100

Phốt phát 1,7 85 21,3 10

Amoni (N-NH4) 7 350 87,5 10

Nguồn: Tài liệu xử lý nước thải đô thị của tác giả Trần Đức Hạ, Trang 9

Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; (*) Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Qua bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt nếu chưa qua xử lý có hàm lượng các chất hữu cơ khá lớn vượt nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT đặc biệt là các chỉ tiêu BOD5, TSS, Amoni. Các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh

hoạt nếu được đổ trực tiếp ra khu vực dự án sẽ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nước. Các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy, làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của các loài thủy sinh, tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, làm mất cân bằng thủy vực tiếp nhận. Tuy nhiên đây là khối lượng nước thải phát sinh tối đa, trên thực tế các tuyến thi công đều gần các khu dân cư hiện trạng do đó các đơn vị thi công sẽ thuê nhà dân để công nhân ở, hạn chế tối đa số công nhân sinh hoạt tại công trường do đó tác động sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

3.1.1.1.2. Đánh giá tác động của bụi và khí thải

Nguồn phát sinh bụi và khí thải trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án bao gồm:

- Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp đất đá;

- Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển đất đá để điều phối giữa các dự án trong cùng khu vực và vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án;

- Bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc thi công;

* Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, đất đá

Lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp phụ thuộc vào thành phần đất đào, độ ẩm và điều kiện thời tiết. Theo TS. Nguyễn Khắc Cường, Đại học Bách Khoa TPHCM, tổng lượng bụi d<10m chiếm 10%tổng lượng bụi lơ lửng phát sinh từ hoạt động đào đắp(3). Hệ số phát thải bụi theo Tổ chức Y tế thế giới như sau:

Bảng 3. 4 Hệ số phát thải bụi

Stt Nguồn gây ô nhiễm Hệ số phát

thải

1 Bụi do quá trình đào đất, đắp nền mặt bằng bị gió cuốn lên

1 - 100 g/m3

(3) TS. Nguyễn Khắc Cường - Đại học Bách Khoa TPHCM, giáo trình Môi trường trong xây dựng

Stt Nguồn gây ô nhiễm Hệ số phát

thải

2 Bụi do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) 0,1 - 1 g/m3 3 Vận chuyển cát, đất làm rơi vãi phát sinh bụi 0,1 - 1 g/m3

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới

Tổng khối lượng đào, đắp của dự án như sau:

STT Khối lượng đào, đắp Khối lượng (m3)

I Tổng khối lượng đào 10.175,43

1 Vét hữu cơ 10.098,31

2 Đào đất C3 87,12

II Tổng khối lượng đắp cho dự án

1 Đắp đất K=0.95 24.782

III Khối lượng vận chuyển đất đắp về dự án 24.695 IV Khối lượng vận chuyển đổ thải (đất hữu cơ) 10.098,31

Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp: Khối lượng đào đắp 10.175m3.

Tổng lượng bụi phát sinh do đào đắp biến động từ 10,175 – 1.017,5 kg trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tính nồng độ bụi trung bình phát sinh như sau:

Bảng 3. 5a Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp

TT Thông số Đơn vị Khối lượng

1 Tổng tải lượng bụi Kg 10,175 1.017,5

2 Diện tích mặt bằng m2 60.468 60.468

3 Thể tích tác động trên mặt bằng dự án m3 604.680 604.680

4 Tải lượng Kg/ngày 0,02 2,12

5 Hệ số phát thải bề mặt g/m2/ngày 0,0004 0,035 6 Nồng độ bụi trung bình (1 giờ) mg/m3 0,001 0,146

QCVN 05:2013/BTNMT 0,3

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn ĐTM của ngân hàng thế giới

Ghi chú:

- Thể tích tác động trên mặt bằng dự án: V = S * H với

+ S là vùng chịu ảnh hưởng: bao gồm quãng đường vận chuyển và vùng thực hiện dự án.

+ Diện tích quãng đường vận chuyển: Quãng đường vận chuyển trung bình là 4km, Sđường = d x R. Trong đó: d = 4 km, Rtb = 10m (chiều rộng đường)

Sđường VC = 4.000 x 10 = 40.000 m2.

Tổng diện tích khu vực ảnh hường = 40.000+20.468=60.468 m2=6,0468ha.

+ H =10 m vì chiều cao các thông số khí tượng là 10 m.

- Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/số ngày thi công (480 ngày) - Hệ số phát thải bề mặt g/m2/ngày = Tải lượng (kg/ngày) * 103/diện tích (m2).

- Nồng độ bụi trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày) * 106/24/V (m3).

Với tổng diện tích thực hiện dự án là 6,0468 ha thì nồng độ bụi phát tán trong môi trường không khí là 0,001 – 0,146 mg/m3. Lượng bụi phát sinh nằm

trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, Tác động của bụi từ hoạt động đào đắp ảnh hưởng tới công nhân thi công dự án, đất nông nghiệp lân cận dự án. Đánh giá tác động ở mức nhỏ song vẫn cần có biện pháp giảm thiểu tác động.

Bảng 3.5b. Nồng độ bụi ước tính phát sinh do hoạt động thi công

TT Nguồn gây ô nhiễm

Lượng bụi phát sinh (kg/ngày)

Nồng độ bụi (*) (mg/m3)

QCVN 05:2013/

BTNMT TB 1 giờ (mg/m3)

Min Max Min Max

1 Bụi do quá trình đào đất, đắp nền mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát).

0,387 38,656 0,001 0,146

0,3 2 Bụi do quá trình bốc dỡ

vật liệu xây dựng 0,0568 0,568 0,00179 0,0179 3

Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.

0,0568 0,568 0,00179 0,0179

Qua nồng độ bụi ước tính phát sinh được so sánh với QCVN

05:2013/BTNMT thì nồng độ bụi có khả năng phát sinh lớn nhất được dự báo:

lượng bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ và rơi vãi đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Đối với lượng bụi phát sinh do quá trình đào đắp bị gió cuốn lên dự báo ở mức lớn nhất thì vượt quy chuẩn cho phép là 2,53 lần. Khả năng phát thải và phát tán bụi phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, gió theo mùa.

Như vậy, ở mùa khô thì nồng độ bụi gây ô nhiễm sẽ cao hơn so với mùa mưa.

Đặc biệt trong quá trình vận chuyển các nguyên vật liệu sẽ làm ảnh hưởng tới các nhà dân dọc tuyến đường. Do đó, chủ dự án cần có biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình đào đắp, vận chuyển nguyên vật liệu, đổ thải.

* Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án và đất đá dư thừa

Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất đá thải… sẽ làm phát sinh bụi vào không khí xung quanh khu vực dự án và trên tuyến đường vận chuyển của các phương tiện cơ giới. Mức độ phát tán bụi vào môi trường nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chất lượng hệ thống giao thông, chất lượng xe vận

chuyển, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu. Đặc biệt, nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi khi vận chuyển hoặc từ bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí ra các khu vực xung quanh.

Tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển (theo WHO, 1993 như sau):



 

 −



 

 

 



 



 

= 

365 365 4

7 , 2 48 7 12

, 1

5 , 7 0 ,

0 w p

W S k s

L = 0,019 kg bụi/km/lượt xe

Trong đó:

L - Tải lượng bụi trung bình (kg bụi/km/lượt xe).

k: hệ số kể đến kớch thước bụi; đối với bụi cú kớch thước lớn hơn 30àm → k = 0,8;

s: hệ số kể đến loại mặt đường; đối với đường dân dụng, s trong khoảng 1,6

÷ 68. Chọn s = 10%;

S - Tốc độ trung bình xe: 40 km/h W - Trọng lượng có tải trung bình của xe: 10 tấn.

w - Số bánh xe: 10 bánh p - Số ngày mưa trong năm: 180 ngày Từ công thức trên, có thể xác định được tải lượng bụi trung bình: 0,019 kg bụi/km/lượt xe.

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu:

Căn cứ vào khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển đã được tổng hợp tại Chương 1, khối lượng nguyên vật liệu sử dụng là 6.037 tấn, vận chuyển bằng xe 10 tấn, tổng số chuyến vận chuyển là 604 chuyến xe, thời gian vận chuyển

nguyên, vật liệu trong suốt thời gian thi công khoảng 15 tháng, tương đương 450 ngày, như vậy số chuyến vận chuyển nguyên vật liệu trung bình là 2 chuyến/ngày

= 4 lượt/ngày. Quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu dự kiến trung bình 5 km.

- Hoạt động vận chuyển đất, đá:

+ Vận chuyển đất thải: Như đã tính toán tại chương 1, tổng khối lượng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)