3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3. 56 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động
TT Nguồn gây tác động Chất thải phát
sinh
Các yếu tố bị tác động
1 Hoạt động sinh hoạt của học sinh, cán bộ giáo
viên trong khuôn viên nhà trường, ký túc xá
Nước thải, chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người
❖ Dự báo, đánh giá tác động môi trường không khí
Do đặc trưng của dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu là hoạt động sinh hoạt của học sinh nên nguồn phát sinh ô nhiễm không khí không nhiều.
❖ Tác động do nước thải
Nước thải sinh hoạt của dự án khi đi vào hoạt động có nguồn gốc như sau:
Nước thải từ Nhà vệ sinh trong khuôn viên trường và các khu ký túc xá:
Nước thải phân, nước tiểu, nước tắm giặt, nước thải bếp, các loại nước thải khác…
Nước thải có nguồn gốc khác nhau sẽ có thành phần và tính chất khác nhau.
Tuy nhiên, có thể chia thành 3 loại chính như sau:
- Nước thải chứa phân từ các khu vệ sinh còn được gọi là nước đen. Trong nước thải dạng này thường chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và gây mùi hôi thối.
Hàm lượng các chất hữu cơ (BOD, COD) và cấc chất dinh dưỡng (N, P) cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại tới sức khỏe con người, dễ gây nhiễm bẩn nguồn tiếp nhận.
- Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại nước thải từ thiết bị vệ sinh như bồn tắm, chậu giặt, chẩu rửa mặt… Các loại nước thải này chủ yếu chứa các chất tẩy rửa, chất rắn lơ lửng sinh ra do quá trình giặt là, có hàm lượng pH lớn (pH khoảng 10), các chất hoạt động bể mặt, chất làm mềm vải… Nồng độ các
chất hữu cơ trong nước thải loại này thấp và thường khó phân hủy sinh học, nồng độ các tạp chất vô cơ trong nước thải loại này thường cao. Nước thải này còn được gọi là “nước xám”.
- Nước thải nhà bếp chứa dầu mỡ, phế thải thược phẩm từ nhà bếp, nước rửa
bát... Loại nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ (BOD, COD) và các nguyên tố dinh dưỡng khác (N, P). Các chất bẩn trong nước thải loại này dễ tạo ra khí sinh học và có thể sử dụng bùn làm phân bón.
Khối lượng nước thải theo thống kê tại chương I được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3. 22 Nhu cầu sử dụng nước của dự án giai đoạn vận hành Stt Đối tượng dùng nước
Diện tích (m²)
Số người (Người)
Tiêu chuẩn cấp nước
Qmax
(m³/ngày.
đêm)
1 Nước dùng cho sinh hoạt của
học sinh - 630 180 lít 113,4
2 Nước dùng cho công trình dịch
vụ, công cộng, hỗn hợp 10%(1) 11,34
3 Nước dùng cho dự phòng, rò rỉ 20%(1+2) 24,95
4 Nhu cầu sử dụng nước trung
bình - (1+2+3) 149,7
5 Nhu cầu sử dụng nước ngày max (4)x1,4 210
Như vậy, Giai đoạn 2021-2025 nâng số lớp và số học sinh tại Trường
PTDTNT huyện lên 630 học sinh, với số lượng học sinh dự kiến sẽ học tập tại trường là 630 học sinh thì nhu cầu sử dụng nước của dự án ngày nhiều nhất ước
tính khoảng Qng-tb = 210(m3/ngđ). Căn cứ theo mục a khoản 1 điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP - Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải, lưu lượng xả nước
thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp (trừ lưu lượng nước cấp cây xanh). Như vậy nhu cầu xả thải nước thải giai đoạn vận hành dự án ước tính đạt ≈ 216 m3/ngày.đêm.
Bảng 3. 23 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm trung bình
(g/người/ngày)
Tổng tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN
14:2008/BT Min Max Min Max Min Max NMT
BOD5 45 54 29,25 35,10 135,00 162,00 50
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 154 45,50 100,10 210,00 462,00 100
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 75 100 48,75 65,00 225,00 300,00 1.000
Amoni (tính
theo N) 3.6 7.2 2,34 4,68 10,80 21,60 10
Nitrat (tính theo
N) 0.3 0.6 0,20 0,39 0,90 1,80 50
Photphat (tính
theo P) 0.42 3.15 0,27 2,05 1,26 9,45 10
Dầu mỡ 10 30 6,50 19,50 30,00 90,00 20
(Tính cho 630 người)
Ghi chú: Cách tính toán nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải:
Chuyển đổi từ: g/người/ngày sang kg/ngày: kg/ngày = (g/người/ngày × số người)/1000.
Chuyển đổi từ: kg/ngày sang mg/l: mg/l = (kg/ngày ÷ lưu lượng thải/ngày) × 1000.
QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cột B – Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi
thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C × K
Trong đó:
Cmax: Là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l).
C: Là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm
K: Là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư. Dự án ứng với K = 1,0 áp dụng cho cơ sở có quy mô trên 500 người.
Dưới đây là tác động của một số thông số đến chất lượng nguồn nước.
Bảng 3. 24 Các thông số và tác động đến nguồn nước Thông số Tác động
Các chất hữu cơ
- Làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước.
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
- Gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Chất rắn lơ lửng
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh.
- Tăng độ đục, giảm khả năng quang hợp của một số loại sinh vật hoại sinh.
Các chất dinh dưỡng (N, P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước và sự sống của sinh vật thủy sinh.
- Phát sinh nhiều loại sinh vật không mong muốn.
Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân gây các bệnh:
thương hàn, tả, lỵ…
- Coliform là nhóm gây bệnh đường ruột.
- E.Coli là vi khuẩn thuộc nhóm coliform, có nhiều trong phân người và phân động vật
❖ Tác động của chất thải rắn
1). Chất thải sinh hoạt
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh lượng chất thải rắn khá lớn, rác thải ở đây chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ khu vực ký túc xá, các khu vực công cộng và lá cây khô từ khu cây xanh.
Thành phần rác thải sinh hoạt của dự án được liệt kê trong bảng dưới đây:
Bảng 3. 25 Thành phần rác thải sinh hoạt của học sinh nội trú
Thành phần Mô tả
Chất thải từ khu dân cư, khu công cộng
Chất thải có thể phân hủy
sinh học Vỏ hoa quả, rau thải
Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, măng cụt, rau muống, rau cải...
Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng
Thủy tinh Chai, lọ thủy tinh; ly; cốc;
chén
Nhựa có thể tái sinh Túi dẻo tong, chai nhựa, xô,
chậu...
Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, giấy ăn, giấy
báo...
Kim loại Các vỏ chai, lọ bằng sắt,
đồng, kẽm…
Chất thải tổng hợp
Giấy không thể tái sinh
Giấy ướt, khăn giấy nhà vệ sinh...
Nhựa không thể tái
sinh Nhựa đã tái chế..
Các chất thải khác Mảnh gỗ, cát.,,
Rác vườn
Chất thải có thể phân hủy sinh học Lá cây, cỏ xén Các loại lá, hoa rụng, cỏ...
Chất thải tổng hợp Cát bụi, mảnh gỗ
Khối lượng rác thải được tính toán như sau:
Bảng 3. 26 Khối lượng rác thải sinh hoạt thông thường phát sinh khi Dự án
đi vào hoạt động
ST T
Hạng mục
Dài hạn
Tiêu chuẩn(*) Đơn vị Quy mô Đơn vị Khối
lượng Đơn vị
1 Khu
KTX 1,3 Kg/người
/ngày 630 Người 819 Kg/ngày
2 Công
cộng - - 25%Rsh - 204,75 Kg/ngày
Tổng cộng 1.023,75 Kg/ngày
(Nguồn: (*) Báo cáo nghiên cứu quản lý CTR Việt Nam, JICA, 3/2011)
- Phương án bố trí thùng thu gom rác thải: được trình bày tại mục 3.2, Chương III – Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động..
2). Chất thải nguy hại
Các chất thải nguy hại trong quá trình khai thác vận hành dự án gồm có:
Các hộp mực in, các loại bóng đèn huỳnh quang hỏng, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại và các bình chứa hóa chất tẩy rửa… Theo kinh nghiệm thực tế và số
liệu tham khảo các công trình tương tự, khối lượng chất thải này được dự báo như sau:
Bảng 3. 27 Chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên khi Dự án đi vào
hoạt động
STT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Mã CTNH
1 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 4 16 01 06
2 Bình chứa hóa chất tẩy rửa
chứa thành phần nguy hại Rắn 15 18 01 03
3 Pin thải, ắc quy thải Rắn 8 19 06 01
Các chất thải nguy hại này nếu để bừa bãi bên ngoài, khi trời mưa, nước mưa sẽ
cuốn theo những chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước khu vực.
3.2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
❖ Đánh giá, dự báo tác động của tiếng ồn
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải hầu như không đáng kể. Tiếng ồn phát sinh tại khu vực không thường xuyên và mức ồn không lớn do sản phẩm của dự án là công trình trường học.
❖ Đánh giá, dự báo tác động đến kinh tế, xã hội.
Sự xuất hiện của dự án sẽ gây những tác động nhất định đến điều kiện kinh tế và xã hội của khu vực:
Tác động tích cực:
- Dự án hoàn thành sẽ mở rộng khuôn viên, tăng số lớp học và khu nhà ở ký
túc xá cho học sinh THPT là con em các dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên.
Đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt cho các em học sinh.
- Phát triển các dịch vụ xung quanh trường học, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho học sinh như: văn phòng phẩm, ăn uống, vui chơi giải trí…
Tác động tiêu cực:
+ Tăng nhu cầu các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, dịch vụ ăn uống, giải trí v.v..., làm gia tăng nhu cầu quản lý hành chính, kinh tế, trật tự trị an khu vực.
+ Khả năng phát sinh và lây lan dịch bệnh:
Sự tập trung nhiều học sinh sinh hoạt tập trung tiềm ẩn nguy cơ phát sinh,
lây lan dịch bệnh có tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt có một số
loại dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh có khả năng bùng phát thành đại dịch sẽ tác động xấu đến sức khỏe cộng cồng dân cư khu vực dự án như dịch tả, dịch cúm, Covid và các dịch bệnh truyền nhiễm khác,...
3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi rủi ro, sự cố của dự án
❖ Sự cố cháy nổ
Một số nguyên nhân chính có thể gây cháy nổ khi Dự án đi vào hoạt động như sau:
- Do sự cố chập điện: Lượng điện năng tiêu thụ cho trường học và khu ký
túc xá tương đối lớn, hầu hết tất cả các hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh đều sử dụng điện, cộng với các thiết bị sử dụng điện năng khá đa dạng, nhiều thiết bị không đảm bảo an toàn do vậy nguy cơ chập cháy điện khá cao.
+ Trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa các hệ thống điện trong nhà hoặc bên ngoài, công nhân điện mắc phải các lỗi kỹ thuật để các thiết bị không an toàn, mối nối các dây dẫn lỏng, hở sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện dẫn đến chập mạch gây cháy nổ.
+ Dùng quá nhiều thiết bị điện chung một ổ cắm, đặc biệt các thiết bị điện có công suất lớn dẫn quá tải nguồn cấp và dẫn đến cháy.
+ Bất cẩn trong quá trình sử dụng các thiết bị điện như bàn là, bóng đèn, bếp điện, sạc điện thoại ... Các vật tiêu thụ điện trong thời gian sử dụng, hoạt động đều toả nhiệt. Nhiệt toả ra phụ thuộc vào tính chất môi trường, công suất và thời gian tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát thì nguồn nhiệt này cũng có thể gây cháy.
- Sự cố cháy nổ do lưu trữ, sử dụng chất đốt của khu vực ký túc xá. Trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày, học sinh phải thường xuyên tiếp xúc với chất cháy, nguồn nhiệt mà cụ thể là ngọn lửa trần từ bếp đun nấu vì vậy chỉ một sơ
suất nhỏ, một phút lơ là mất cảnh giác là có thể gây ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
- Sự cố cháy nổ có thể do sự phóng điện của sét..
❖ Sự cố khi xảy ra thiên tai, bão lụt
Khi xảy ra thiên tai, bão lụt đặc biệt là những trận mưa lớn sẽ xảy ra tình
trạng ngập lụt tại Dự án. Do đó công tác quản lý, cũng như thiết kế ban đầu cần tính toán được độ cao nền của dự án để tránh gây ra tình trạng ngập lụt của dự án.
Một số sự cố có thể xảy ra đó là:
- Nước không kịp tiêu thoát gây ngập úng khu vực sân đường giao thông nội
bộ trong khuôn viên trường và khu vực xung quanh.
- Công trình quy mô lớn với hệ thống cột, giằng bê tông cốt thép, cùng nhiều thiết bị thu nhận sóng,.... nguy cơ sét đánh là rất cao.
- Bên cạnh đó, khi gặp thời tiết mưa bão, không có phương án phòng chống, gió bão có thể làm đổ vỡ, gây thiệt hại về người và tài sản
❖ An toàn giao thông
Khi Dự án đi vào hoạt động, số lượng học sinh sẽ tăng lên đáng kể, sẽ làm tăng mật độ hoạt động giao thông trong khu vực, nên trong hoạt động đi lại cũng như quá trình vận chuyển hàng hóa có thể gây cản trở giao thông ở đoạn đường
trong khu vực Dự án. Vì vậy cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông.
❖ Rủi ro bệnh dịch lây lan
Đối với sức khỏe công cộng, đây là vấn đề cần được quan tâm nhất, vì với việc tập trung một số lượng lớn học sinh từ nhiều khu vực đến sinh sống, học tập trong khu ký túc xá, việc tổ chức cuộc sống cho các em cũng cần được đảm bảo
các nhu cầu thiết yếu đảm bảo cuộc sống như nước sạch, thực phẩm sạch, môi trường không khí trong lành,... Điều kiện nguồn nước sạch không đảm bảo, chất lượng thực phẩm kém, môi trường không khí bị ô nhiễm,… sẽ bị ảnh hưởng trước
hết là sức khỏe của các em và có thể ảnh hưởng tới người chăm sóc, quản lý cũng như tới khu vực cộng đồng nhân dân xung quanh. Do đó, Chủ đầu tư cần kiểm soát tốt những vấn đề thiết yếu như an toàn vệ sinh môi trường, nước sạch, kiểm
soát bệnh tật…và tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về chất lượng môi trường và y tế do cơ quan nhà nước ban hành.
Đối tượng chịu tác động chính nếu xảy ra sự cố trong giai đoạn vận hành
chính là những học sinh trong khu ký túc xá, thầy cô chăm sóc, quản lý và khu dân cư xung quanh. Chủ đầu tư và đơn vị quản lý địa bàn cũng chịu các tác động do liên quan đến việc quản lý vận hành nếu để xảy ra các sự cố nêu trên trong phạm vi do mình quản lý và có trách nhiệm xác minh làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố để có phương án khắc phục.