Tổ chức thi công

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 37 - 43)

Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.4. Biện pháp tổ chức thi công

1.4.2. Tổ chức thi công

a. Công tác trắc địa

- Công tác trắc địa cần thực hiện theo một trình tự thống nhất, kết hợp thống nhất với một thời hạn hoàn thành từng bộ phận công trình và từng khâu công việc, đảm bảo vị trí, độ cao của đối tượng xây lắp đúng với yêu cầu thiết kế.

- Trước khi tiến hành công tác trắc địa cần nghiên cứu bản vẽ công trình, kiểm tra kích thước, toạ độ, độ cao trên các bản vẽ được sử dụng.

- Thiết bị đo phải đảm bảo chính xác và phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, điều chỉnh trước khi sử dụng.

- Vị trí mốc đánh dấu các trục công trình phải ở vị trí cố định.

- Khi xây dựng xong từng hạng mục công trình phải đo vẽ hoàn công xác định vị trí, kích thước thực của công trình. Các phần thực hiện chi tiết phải tuân theo TCVN3972-85.

b. Quy định cho bê tông

Các vật liệu phải được vận chuyển bảo quản sao cho đảm bảo chất lượng

trong quá trình thi công. Vật liệu trước khi đổ bê tông phải được sự đồng ý của tư vấn giám sát.

- Vật liệu cho bê tông:

- Xi măng: Xi măng dùng để thi công phải đảm bảo đúng yêu cầu ghi trong hồ sơ thiết kế.

Tại mọi thời điểm, nhà thầu phải xuất trình các văn bản xác nhận nhà sản xuất về xi măng đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng.

Xi măng phải được giữ tại hiện trường trong điều kiện không làm thay đổi chất lượng. Bao xi măng được đặt cách nước và thoáng khí trên mặt sàn cách

mặt đất khoảng 30cm và cần phải được phòng chống nước mưa. Xi măng khi sử dụng không được vón cục, ẩm ướt.

Xi măng lưu kho không để lâu quá 28 ngày.

- Cốt liệu: Cát, sỏi (đá dăm) trước khi đổ bê tông phải được vệ sinh sạch sẽ, cốt liệu đều nhau, không được lẫn tạp chất. Tỷ lệ thành phần cốt liệu đúng quy phạm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn TCVN 1770-86; TCVN 1771-86.

- Nước: Nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch, không có dầu, muối, axít, đường hay các tạp chất và được thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 4453- 87.

Nhà thầu phải tuân theo các chỉ định của Kỹ sư giám sát về nguồn nước dùng cho sản xuất và phải tiến hành bất cứ thử nghiệm nào mà kỹ sư giám sát thấy cần cung cấp thí nghiệm. Thí nghiệm phải tiến hành liên tục, cần thay đổi nguồn nước nếu nguồn nước sử dụng là không thích hợp. Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn về cung cấp nước cả từ các loại bể chứa khi nguồn nước không đủ hoặc không thích hợp.

- Phụ gia: Nhà thầu có kiến nghị dùng phụ gia dẻo và các loại phụ gia khác.

Trước khi đưa vào sử dụng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

- Chất lượng ván khuôn: Ván khuôn thực hiện công tác đổ bê tông phải đảm bảo độ phẳng, khít, không cong vênh, và phải đủ cường độ chịu lực và độ võng yêu cầu khi đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông.

- Công tác bảo dưỡng bê tông: Bê tông phải được bảo dưỡng thường xuyên ngay từ khi đổ bê tông đến khi bê tông đạt cường độ tiêu chuẩn. Đảm bảo bê tông không bị rỗ mặt, nứt do co ngót và nhiệt độ.

- Thí nghiệm cường độ bê tông: Việc kiểm định và thử nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được thực hiện với sự giám sát của Kỹ sư giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền.

Các chi phí thử nghiệm, nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí.

c. Công tác cốt thép

Cốt thép của kết cấu hệ bê tông cốt thép phải được gia công và lắp đặt theo đúng bản vẽ thi công.

Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải thoả mãn các yêu cầu thiết kế. Đồng thời phải tuân theo các quy định dưới đây:

+ Khi thay đổi nhóm số liệu cốt thép khác, phải căn cứ vào cường độ tính toán cốt thép trong văn bản thiết kế và cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế để thay diện tích mặt cắt cốt thép một cách thích ứng.

+ Khi thay đổi chủng loại thép thì phải được sự đồng ý của thiết kế, kỹ sư giám sát, cơ quan quyết định đầu tư.

- Cốt thép trước khi gia công phải thoả mãn các yêu cầu sau: Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, sơn dính bám vào, không vảy sắt, không rỉ (Loại rỉ phấn vàng được phép dùng nếu thiết kế không có yêu cầu gì đặc biệt).

- Cốt thép bị vẹo, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo rỉ, làm sạch bề mặt hoặc do nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.

- Cốt thép cần phải được giữ dưới mái che và xếp thành đống phân biệt theo số liệu, đường kính, chiều dài và ghi mã hiệu để tiện cho việc sử dụng

- Khi gia công cốt thép nhà thầu phải có chứng chỉ của thép. Trường hợp có yêu cầu của chủ đầu tư do nghi ngờ về chất lượng, nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm các tiêu chuẩn cơ lý của thép và phải chịu toàn bộ kinh phí thí nghiệm.

d. Công tác ốp lát

Gạch ốp, lát đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế, đồng màu, không bị cong vênh, các chi tiết hoa văn sắc nét, mạch gạch phải đều nhau đảm bảo mỹ quan.

đ. Công tác xây gạch không nung.

* Yêu cầu chung:

Gạch xây: Gạch xây phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2017/BXD và tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6477:2016. Trong đó cần chú ý các yêu cầu sau:

- Đối với gạch đặc: Cường độ chịu nén: ≥ 100kg/cm2. Độ hút nước: ≤10%.

Độ chống ẩm: <1,6ml/cm2/h. Sai số kích thước: ± 2mm.

- Đối với gạch rỗng: Cường độ chịu nén: ≥ 65 kg/cm2. Độ hút nước: ≤10%.

Độ chống ẩm: <1,6ml/cm2/h. Độ rỗng ≤50%. Sai số kích thước: ± 2mm.

- Phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng sản phẩm gạch phù hợp với tiêu chuẩn GKN.

- Đối với gạch xi măng cốt liệu: Khi xuất xưởng phải đảm bảo đủ thời gian đông kết (đủ 28 ngày kể từ ngày sản xuất).

Vữa xây: Tùy thuộc vào các công trình sử dụng chủng loại vậy liệu xây không nung do Chủ đầu tư quyết định lựa chọn, để sử dụng vữa xây, trát cho

phù hợp với tầng loại. Đối với gạch xi măng cốt liệu, yêu cầu đối với vữa xây như sau:

- Vữa xây dùng xi măng cát vàng thông thường và phải đạt mác phù hợp với mác gạch (50 hoặc 75).

- Với gạch xây không nung, phải trộn vữa xây ướt dẻo, sử dụng vữa không quá một giờ, thường xuyên trộn đều vữa và không để vữa bị khô.

- Xi măng dùng chế tạo vữa, sử dụng xi măng Portland.

- Cát, dùng cát vàng tự nhiên sạch, đúng tiêu chuẩn và có mô đun độ lớn 1,4-2.

- Nước sử dụng từ nguồn nước sạch không có axit, chất kiềm, dầu và các chất hữu cơ.

Kỹ thuật xây: Kỹ thuật xây gạch không nung phải tuân thủ theo tiêu chuẩn

Việt Nam TCVN 4085:2011 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu gạch đá. Trong đó cần phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau:

- Tường xây phải thẳng hàng và thẳng mặt, thành một khối đặc chắc.

- Phải được liên kết vững chắc với khung bê tông bằng các liên kết theo chỉ dẫn của thiết kế.

- Khi xây nếu cần phải để mỏ tạm thời để lần sau xây tiếp, thì chỉ được phép để mỏ giật không được để mỏ nanh.

- Mạch vữa xây phải đồng đều, đặc chắc, tạo độ bám dính tốt giữa gạch và

vữa, nên dụng cụ của người thợ xây phải dùng bằng dao xây mà không nên dùng bay, đồng thời khi xây phải dùng dao gõ từng viên gạch để tăng cường sự liên kết giữa gạch và vữa.

- Trong khối xây gạch không nung , chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm, không nhỏ hơn 10mm và không lớn hơn 15mm. Chiều dày

trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 12mm. Không được xây trùng mạch, các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50mm.

- Đối với tường xây có bề rộng tường lớn hơn bề rộng viên gạch, phải ghép nhiều viên gạch dọc thì phải xây các hàng gạch ngang để liên kết. Theo đó cứ 03 hàng gạch dọc thì có một hàng câu ngang (hoặc 05 hàng).

- Xây chân tường tầng trệt kết hợp 03 hàng gạch block đặc để chống ngấm ẩm chân tường.

- Hàng gạch xây trên cùng tiếp giáp với dầm thì phải xây theo kiểu vỉa nghiêng.

- Theo chiều cao và chiều dài tường không quá giới hạn của thiết kế với mỗi loại vật liệu phải có giằng và nẹp hoặc trụ tường bằng BTCT mác ≥200 thi công cùng với quá trình thi công xây tường. Chia ngắn nhịp tường:

+ Gạch AAC tối đa là 4m dài.

+ Gạch Block tối đa là 6m dài.

+ Các loại tấm tường tối đa là 8m dài có 1 trụ, hoặc nẹp tường BTCT.

+ Giằng tường: Gạch AAC từ 1,2-1,5m có 01 giằng tường; gạch cốt liệu 2- 2,4m; panel không cần giằng tường.

- Liên kết với cột BTCT đổ trước: Mỗi hàng gạch AAC hoặc cốt liệu có 2

neo thép D6-8mm, chiều sâu neo trong BTCT ≥100mm, chiều dài neo tường trong ≥200mm. Liên kết với đáy dầm hoặc đáy sàn BTCT xây chèn bằng Form

PU nếu là tường AAC; bằng gạch đặc cốt liệu xây nghiêng, chèn chặt nếu là tường gạch xi măng cốt liệu; nếu là Panel thì có bản mã thép mạ kẽm để kẹp chặt tấm Panel; nếu là tấm tường thạch cao thì hệ khung xương bằng thép mạ kẽm được liên kết bằng đinh hoặc tắc kê thép (nở sắt).

- Mạch ngoài các liên kết được dán hai bên mặt bằng lưới sợi thủy tinh dệt

bền kiềm, với khối lượng 90-120g/m2, có chiều rộng bản lưới thủy tinh dán

≥100mm, và được dán bằng skimcoat và ghim đinh thép so le hai bên mép,

khoảng cách ghim đinh ≤300mm. Các góc tường cũng được dán lưới thủy tinh và ghim đinh thép tương tự. Các đường điện, nước, xung quanh lỗ kỹ thuật, lỗ điện cũng được ghim lưới thép hoặc dán sợi thủy tinh trước khi trát hoặc bả hoàn thiện.

- Lanh tô cửa thường được thi công bằng BTCT cùng với thi công giằng BTCT. Nếu thi công riêng, chiều dài gối đỡ trên tường phải vượt quá chiều dài viên gạch đối với gạch bê tông khí chưng áp AAC và gạch xi măng cốt liệu. Góc cửa sổ, cửa đi, lỗ kỹ thuật cần phải dán lưới sợi thủy tinh chéo góc bằng skimcoat.

* Quy trình thi công.

- Bước 1: Kiểm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và biện pháp thi công cho

mỗi loại tường và từng chủng loại vật liệu xây không nung xem đã phù hợp chưa, trường hợp cần thiết báo cáo Chủ đầu tư xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

- Bước 2: Kiểm tra vật liệu đầu vào, các yêu cầu về chủng loại, quy cách và chất lượng, bảo quản và vận chuyển (chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; các phiếu thí nghiệm kiểm định chất lượng sản phẩm).

Kiểm tra dụng cụ xây và máy móc thiết bị phù hợp cho mỗi loại vật liệu xây tường; an toàn lao động trong quá trình thi công như: trang thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống dàn giáo, lưới bảo vệ, kiểm tra an toàn điện, thiết bị vận chuyển vật liệu lên cao, kiểm tra phòng chống cháy nổ, tiếng ồn nồng độ bụi, ôi nhiễm môi trường, kiểm tra hệ thống cấp nước.

- Bước 3: Kiểm tra mặt bằng thi công và sàn thi công để đảm bảo quá trình thi công đáp ứng chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường và tiến độ.

- Bước 4: Bố trí nhân lực, tổ đội phù hợp với yêu cầu xây dựng cho mỗi loại tường và cho mỗi loại vật liệu xây không nung.

- Bước 5: Tổ chức và thực hiện thi công theo phương pháp từ dưới lên trên hoặc đồng thời, theo tường, khu vực, từng tầng.

Kiểm tra giằng bằng sổ thẳng, phẳng, đầy mạch không trùng mạch. Kiểm tra nhịp của tường. Kiểm tra nẹp trụ và giằng bê tông cốt thép tường; kiểm tra

liên kết neo, bát neo tường (lập là), chiều sâu neo, mật độ neo, kiểm tra liên kết keo xi măng polymer, kiểm tra bề rộng và chiều dài lưới sợi thủy tinh, lưới thép, skimcoat (bột bả, lớp phủ hoàn thiện), gim đinh và dán lưới.

Kiểm tra thi công phần chân và đỉnh tường, phần khung cửa và giằng chéo

khung cửa. Kiểm tra dán lưới thủy tinh và bả skimcoat các vị trí thi công tuyến điện nước. Kiểm tra chèn đầy và chống thấm các lỗ kỹ thuật lỗ giáo.

Các yêu cầu kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công, hoàn thiện: tường chưa trát, lớp bả skimcoat hoặc lớp trát hoàn thiện, lớp bả lót, lớp sơn lót và sơn hoàn thiện, khả năng chống thấm tường ngoài và tường nhà vệ sinh.

- Bước 6: Tổ chức nghiệm thu nội bộ.

- Bước 7: Phát hiện sai sót khuyết tật và khắc phục kịp thời. Chỉ ra biện pháp phòng ngừa ngăn chặn để không sảy ra.

- Bước 8: Các phản hồi với nhà cung cấp vật liệu xây không nung, phụ kiện, máy móc thiết bị.

- Bước 9: Nghiệm thu hoàn thành khối lượng công tác xây.

*. Bảo dưỡng tường sau khi xây.

Tùy vào vị trí của bức tường (tường ngoài hay tường giữa, nắng và gió nhiều hay ít), sau khi xây từ 2-4 giờ phải tưới nước dưỡng hộ tường không để vữa xây bị mất nước; tưới 03 đến 04 lần trong một ngày liên tục trong 05 ngày.

Việc tưới nước dưỡng hộ lần đầu sau xây rất quan trọng, nếu để vữa xây bị

mất nước cục bộ thì các lần tưới tiếp sau sẽ không có tác dụng và bức tường sẽ không đảm bảo chất lượng.

e. Công tác trát

Trước khi trát phải làm sạch bề mặt các kết cấu, cọ rửa làm sạch các bụi bẩn, rêu bám, tường sau khi trát phải phẳng, không cong vênh gồ ghề. Độ dày lớp trát và tỷ lệ pha trộn vữa theo đúng hồ sơ thiết kế.

g. Công tác sơn, quét vôi

Vật liệu sơn, vôi phải đúng chủng loại theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu, mầu sơn và vôi phải được sự thống nhất giữa Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng và đơn vị thiết kế.

Trước khi tiến hành công tác sơn, vôi phải đảm bảo lớp trát tường đã khô, phẳng sạch và được sự đồng ý cho phép của cán bộ giám sát của chủ đầu tư tại hiện trường.

h. Công tác sản xuất lắp dựng vì kèo, xà gồ, lợp mái

Vật liệu lợp phải đúng chủng loại theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

Trước khi tiến hành công tác lợp mái phải được nghiệm thu vì kèo, xà gồ và được sự đồng ý cho phép của cán bộ giám sát của chủ đầu tư tại hiện trường mới được lợp mái.

i. Công tác cửa

Vật liệu gia công cửa phải đúng chủng loại theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu, và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

Trước khi tiến hành công tác lắp dựng cửa phải được nghiệm thu và được sự đồng ý cho phép của cán bộ giám sát của chủ đầu tư tại hiện trường.

k. Công tác đất

- Công tác đất phải thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và theo đúng tiêu chuẩn TCVN 4447 : 2012 - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

- Nhà thầu phải tự lựa chọn thiết bị máy móc phù hợp thi công đào đắp đất đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)