Trang 1 BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TỈNH CAO BẰNG ---o0o---BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỂ HỖ TRỢ SẢN X
Trang 1BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TỈNH CAO BẰNG
-o0o -BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỂ HỖ TRỢ SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TỈNH MIỀN NÚI, TRUNG DU
PHÍA BẮC, TỈNH CAO BẰNG
CAO BẰNG, NĂM 2023
Trang 3MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 16
CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25
1.1 Thông tin về Dự án 25
1.1.1 Tên Dự án 25
1.1.2 Tên chủ dự án 25
1.1.3 Vị trí địa lý 25
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án 27
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 28
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 31
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 32
1.2.1 Các hạng mục công trình 32
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 51
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 51
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 52
1.3.1 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 52
1.3.2 Khối lượng đất đào, đắp của dự án 54
1.3.3 Điều kiện cung cấp năng lượng 55
1.3.4 Điều kiện cung cấp dịch vụ hạ tầng 55
1.3.5 Nhu cầu công nhân 55
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 55
1.4.1 Biện pháp thi công đường giao thông 55
Trang 41.5 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 64
1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án 64
1.5.2 Tổng mức đầu tư của Dự án 64
1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 67
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 67
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 67
2.1.2 Kinh tế - Xã hội 78
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 81
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 81
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 85
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 87
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 87
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 87
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường 115
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 137
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 137
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 141
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 144
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 144
3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 146
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 148
3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 148
3.4.2 Mức độ tin cậy của các đánh giá 150
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 153
4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 153
4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 161
Trang 54.2.2 Nội dung chương trình giám sát môi trường 161
4.2.3 Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát 162
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
Trang 6BĐKH : Biến đổi khí hậu
JICA : Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
QCVN : Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam
Sở TNMT : Sở Tài nguyên và Môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam
Trang 7Bảng 0-1: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM 13
Bảng 1-1: Các hạng mục công trình phân theo phân theo đơn vị hành chính 25
Bảng 1-2: Hiện trạng sử dụng đất của Dự án 27
Bảng 1-3: Hiện trạng các hạng mục công trình của dự án 28
Bảng 1-4: Dự kiến nhu cầu xe, máy thi công cho mỗi hạng mục công trình 53
Bảng 1-5: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu 54
Bảng 2-2: Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí 83
Bảng 2-3: Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí 84
Bảng 2-4: Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí (tiếp) 84
Bảng 2-5: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất trong khu vực Dự án 85
Bảng 2-6: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực Dự án 85
Bảng 3-1: Khối lượng các chất ô nhiễm (tính cho 1 công trường) 88
Bảng 3-2: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 88
Bảng 3-3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 90
Bảng 3-4: Cường độ mưa tính toán tại khu vực thực hiện dự án 91
Bảng 3-5: Lượng nước mưa chảy tràn tại các khu vực công trình 91
Bảng 3-6: Khối lượng nguyên vật liệu và đất dư thừa cần vận chuyển của Dự án 93
Bảng 3-7: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp 94
Bảng 3-8: Hệ số phát thải các khí thải 95
Bảng 3-9: Ước tính lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công 96
Bảng 3-10:Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn 97
Bảng 3-11: Khói thải của quá trình đun nhựa đường 100 tấn/giờ 98
Bảng 3-12: Khói thải của quá trình đun nhựa đường trong 1 ngày thi công tại khu vực công trình 98
Bảng 3-13: Tỷ lệ các thành phần trong rác thải sinh hoạt 99
Bảng 3-14: Tải lượng ô nhiễm trong rác thải sinh hoạt tính 99
Bảng 3-15: Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật 100
Bảng 3-16: Tổng khối lượng nguyên vật liệu rơi vãi cho các hạng mục công trình 101
Bảng 3-17: Bảng thống kê chất thải nguy hại phát sinh trong thời gian thi công 103
Bảng 3-18: Mức ồn phát sinh do các máy móc dùng trong thi công 105
Bảng 3-19: Mức ồn tối đa theo khoảng cách 106
Bảng 3-20: Độ ồn bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí 107
Bảng 3-21: Mức rung gây ra do các thiết bị, máy móc thi công 108
Bảng 3-22: Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng 134
Bảng 3-23: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành 137
Trang 8Bảng 3-25: Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ các phương tiện giao thông 139
Bảng 3-26: Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành của Dự án 143
Bảng 3-27: Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 145
Bảng 3-28: Vai trò của các đơn vị liên quan 147
Bảng 3-29: Đánh giá độ tin cậy của phương pháp sử dụng 150
Bảng 4-1: Chương trình quản lý môi trường của dự án 155
Trang 9Hình 2-1: Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng 68
Hình 3-1: Hình ảnh minh hoạ công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ 105
Hình 3-2: Cường độ của các loại âm thanh và ảnh hưởng đối với sức khỏe 108
Hình 3-3: Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh di động 116
Hình 3-4: Sơ đồ nguyên lý của hố lắng xử lý nước thải xây dựng 116
Hình 3-5: Hình ảnh minh hoạ thùng rác 120l 123
Hình 3-6: Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 146
Trang 10MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An) Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm)
Với vị trí địa lý của mình, Cao Bằng là một trong bảy tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Cao Bằng có đường biên giới quốc tế dài 333,403 km đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, với 02 cửa khẩu chính (Tà Lùng, Trà Lĩnh), 04 cửa khẩu phụ (Sóc Giang, Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà), ngoài ra còn có các cặp chợ, điểm thông quan, lối mở biên giới Cao Bằng giáp với thành phố Bách Sắc, kết nối với thành phố Trùng Khánh - một trong bốn trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc Mặt khác Trùng Khánh cũng là điểm trung chuyển hàng hóa của 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc tới Bắc Kinh, Đại Liên, Thượng Hải vì vậy Cao Bằng là trung tâm kết nối giữa Việt Nam, ASEAN với 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc Đây là lợi thế quan trọng phát triển nền kinh
tế cửa khẩu, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu
Với nhiều lợi thế phát triển kinh tế nhưng đến nay tỉnh Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và đứng trước nhiều thách thức lớn như: Là một tỉnh đông đồng bào dân tộc ít người, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, đời sống và sản xuất phân tán, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, hầu hết các doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ, sức sản xuất cạnh tranh còn yếu, mức thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước, điều kiện kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông còn yếu kém (duy nhất chỉ có một loại hình giao thông là đường bộ), đặc biệt Cao Bằng đang thiếu các trục đường ngang kết nối các huyện, các vùng trong tỉnh, gây trở ngại lớn cho việc phát triển giao lưu hàng hóa giữa các huyện trong tỉnh cũng như tỉnh Cao Bằng với các tỉnh thành trong cả nước và với Trung Quốc
Đường bộ là mạng lưới giao thông duy nhất của tỉnh Cao Bằng ; hệ thống đường giao thông đường bộ hình thành và phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn tỉnh Quốc lộ có QL3 là tuyến trục chính từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Bắc Kạn tới các cửa khẩu biên giới quan trọng của Cao Bằng QL4A, QL4C và QL34 nằm trong tuyến vành đai 1 xuất phát từ Tiên Yên - Móng Cái tới Lai Châu Các đường tỉnh nối từ quốc lộ đến các trung tâm huyện theo hình xương cá, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn trên địa bàn tỉnh Hệ trục dọc, trục ngang Đông - Tây cơ bản đã đầy đủ, nhất là các tuyến đường quốc lộ nối với các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Bắc Kạn và nối đến các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, đảm bảo xe ô tô có thể đến được tất cả các xã trong toàn tỉnh Tuy nhiên, mạng lưới đường bộ nói chung chưa đạt chất lượng kỹ thuật, kết cấu mặt xấu, đã xuống cấp nhiều và chưa hoàn thiện
Trong những năm qua mạng đường bộ tỉnh Cao Bằng đã được Chính phủ, Bộ GTVT và UBND tỉnh tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và đã được nâng cấp, mở rộng, phát triển đáng kể ; tuy nhiên hầu hết các tuyến tỉnh lộ đến các huyện nghèo của
Trang 11tỉnh chưa được nâng cấp, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ngoài ra,
hệ thống giao thông liên xã, đường từ thôn xóm đến trung tâm xã, trung tâm huyện chưa được đầu tư đồng bộ, có nhiều xã đường đi đến trung tâm huyện phải đi qua sông, suối qua cầu treo, nhiều nơi chưa có cầu phải đi qua ngầm đến mùa mưa, lũ nước dâng cao ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại của đồng bào dân tộc, là rào cản trong việc phát triển giao thương, kinh tế, xã hội của khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao núi đá Trong những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng đã rất tích cực huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, nhưng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu
Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn nhiều khó khăn; hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 5 công trình cấp nước sạch đô thị khai thác nguồn nước mặt đặt tại các điểm xã Khánh Xuân, thị trấn Bảo Lâm, thị trấn Thông Nông, và tại phường Đề Thám và phường Sông Bằng thành phố Cao Bằng và 7 trạm cấp nước tập trung khai thác nguồn nước ngầm phục vụ chủ yếu nhu cầu của các đô thị và khu dân
cư đặt tại thành phố Cao Bằng (trạm Nà Toóng), thị xã Trùng Khánh, thị trấn Đông Khê, thị trấn Nước Hai, xã Nội Thôn và Thượng Thôn huyện Hà Quảng, xã Minh Tâm, Nguyên Bình và thị trấn Quảng Uyên
Đối với các công trình cấp nước tập trung tự chảy trên phạm vi toàn tỉnh hiện có
895 công trình (chủ yếu là công trình cấp nước tự chảy, hồ chứa, bể chứa), dân cư hưởng nước sạch từ phương thức này khoảng 165.000 người Nhưng do công tác duy tu bảo dưỡng không tốt nên khoảng 20% các công trình này đã xuống cấp, hư hỏng
Xuất phát từ thực tế hiện trạng hệ thống giao thông kết nối khó khăn và điều kiện thiếu nước sinh hoạt hàng ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc vùng cao đặc biệt đồng bào dân tộc vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 13 tháng 6 năm 2022 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số TTg về việc đồng ý chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Cao Bằng” nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thuộc phạm vi Dự án vươn lên làm giàu, thay đổi nhận thức, tư duy, cách làm, phương thức sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn phù hợp với cơ chế thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu ; lồng ghép với các dự án trong cùng lĩnh vực tạo ra
716/QĐ-sự cộng hưởng, phát triển tổng hợp một cách bền vững, từng bước xóa bỏ cách biệt về phát triển giữa các vùng, tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc ; góp phần ổn định an ninh chính trị khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung là rất cần thiết và cấp bách
Dự án gồm các hạng mục:
+ Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 204 với chiều dài 18,3km từ đường cấp VI miền núi lền đường cấp IV miền núi; kết nối hiệu quả với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường năng lực vận tải, từng bước xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư, thúc đẩy phát triển dân sinh, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số
+ Cấp nước sinh hoạt vùng cao huyện Nguyên Bình, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng : xây dựng 12 hồ chứa nước vải địa kỹ thuật và các hạng mục xử lý kỹ thuật khác
+ Địa điểm thực hiện: dự án được thực hiện trên địa bàn 03 huyện: Trung Khánh, Nguyên Bình, Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trang 12Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư Nhóm I điểm 1 - Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định Chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Mục I.1 Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
là đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM là Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng tỉnh Cao Bằng (Sau đây gọi là Ban QLDA) phối hợp với Đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Báo cáo ĐTM của Dự án sẽ trình
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt làm cơ sở để Chủ dự án thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành của Dự án, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường quản lý và giám sát môi trường
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ (Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2022)
Nhà tài trợ: Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
Cơ quan phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi của Dự án: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng
1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư
Dự án được xây dựng phù hợp với luật bảo vệ môi trường, với các dự án khác, phù hợp với chính sách và chiến lược quốc gia, ngành nông nghiệp, thủy lợi và các cơ
sở hạ tầng khác của tỉnh Cao Bằng thông qua các Nghị định, Quyết định, các văn bản liên quan của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và của tỉnh Cao Bằng:
Sự phù hợp với Chính sách và Chiến lược Quốc gia
Mục tiêu của Dự án hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14
ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu khai
thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống hạ tầng kinh
tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước
Trong điều kiện hiện nay khi hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã
Trang 13và đang tác động đến tất cả các quốc gia, trong đó Việt Nam là một trong những nước
bị ảnh hưởng nhiều nhất Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì các tác động của BĐKH càng nghiêm trọng hơn vì họ là những đối tượng dễ bị tổn thương, trình độ dân trí thấp,
cơ sở hạ tầng yếu kém, tập quán và phong tục còn lạc hậu Do vậy, việc thực hiện Dự
án phù hợp với Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: (i) Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi bão, lũ, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011-2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011-2020, không vượt quá 1,2% GDP; (ii) Hệ thống pháp luật, chính sách về phòng chống thiên tai được hoàn thiện, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho quản lý, chỉ đạo, chỉ huy và triển khai công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; (iii) Tổ chức, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực; (iv) Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”; (v) Năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực; (vi) Cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai được hình thành theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; 100% cơ quan chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lắp đặt
hệ thống theo dõi, giám sát; 100% tàu cá đánh bắt vùng khơi và vùng lộng được lắp đặt
hệ thống giám sát, bảo đảm thông tin liên lạc; (vii) Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão được nâng cao, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai
Phù hợp về phạm vi thực hiện đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Các hạng mục đầu tư của Dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là các xã/thị trấn thuộc danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực
I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021-2025
Dự án được thực hiện nhằm tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu Điều này hoàn
Trang 14toàn phù hợp với Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biên đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu (i) Mục tiêu chung: Kế hoạch quốc
gia thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch (ii) Mục tiêu cụ thể: (1) nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, trong đó có hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch; (2) tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu; và (3) giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu
Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa 14 phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu thu hẹp dần
khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn Các hạng mục đầu tư của dự án đều đảm bảo (i) đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên
hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất; (ii) bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số; (iii) đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa 15 phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Khi dự án hoàn thành sẽ góp phần vào mục tiêu của chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025:
+ Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: (i) Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn
Trang 15mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; (ii) Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; (iii) Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; và (iv) Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định
Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa 15 phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khan
+ Mục tiêu cụ thể: (i) tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; (ii) tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; (iii) 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 Theo đó dự
án khi hoàn thành sẽ góp phần cho sự phát triển ngành nông nghiệp thông qua cơ sở hạ tầng nông thôn (đường giao thông, cấp nước nông thôn và cấp nước tưới) để tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nhằm đạt mục tiêu chung của Quyết định số 255/QĐ-TTg “Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”
Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 Theo đó khi Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng được nội dung:
- Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đô thị; áp dụng công nghệ tiên tiến và xây dựng các mô hình cấp nước hợp vệ sinh cho nhân dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới trên địa bàn các địa phương trong Vùng
- Xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ kết hợp thủy lợi phát triển thủy điện và cấp nước sinh hoạt
Trang 16Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh Cao Bằng
- Dự án phù hợp với Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Cụ thể gồm các nội dung:
+ Về lĩnh vực giao thông: tiếp tục nâng cấp, cải tạo các tuyến đường ra cửa khẩu, đường đến khu du lịch, các tuyến đường tỉnh lộ, các tuyến đường xã, liên xã đảm bảo đi lại được bốn mùa
+ Về lĩnh vực thủy lợi, cấp thoát nước: Bảo vệ, khai thác hiệu quả và phát triển bền vững tài nguyên nước, chủ động phòng chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại
do nước gây ra Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước cho thành phố Cao Bằng, các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân
- Dự án phù hợp với Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 của UBND
tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Cụ thể việc cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 204 với chiều dài 18,3km từ đường cấp VI miền núi lền đường cấp IV miền núi; kết nối hiệu quả với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường năng lực vận tải, từng bước xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư, thúc đẩy phát triển dân sinh, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số
- Dự án phù hợp với Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 27/4/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 Cụ thể như sau :
+ Phương án quy hoạch phát triển mạng lưới đường tỉnh, liên huyện sẽ Cải tạo, duy trì đường tỉnh đạt cấp IV đối với ĐT.203, ĐT.206, ĐT.213 Nâng cấp hoàn chỉnh cấp IV đối với 13 đường tỉnh: ĐT.201, ĐT.202, ĐT.204, ĐT.205, ĐT.207, ĐT.207A, ĐT.208, ĐT.209, ĐT.209A, ĐT.210, ĐT.212, ĐT.216, ĐT.217
+ Phân vùng cấp nước tại vùng 2 và vùng 3, trong đó có huyện Trùng Khánh và huyện Nguyên Bình: Tại khu vực nông thôn, hệ thống cấp nước tập trung tự chảy, giếng khoan, giếng đào, hồ thủy lợi, bể chứa nước mưa, hồ vải địa kỹ thuật
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1.1 Các văn bản trong lĩnh vực môi trường
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên
và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi
Trang 17trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
2.1.2 Các văn bản pháp luật có liên quan
- Luật Xây dựng số 50/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 19/06/2017, có hiệu lực từ ngày 01/07/2018;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2019;
- Luật Đa dạng Sinh học số 32/VBHN-VPQH được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10/12/2018;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015, có hiệu lực ngày 01/07/2016;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 22/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 19/06/2013, có hiệu lực từ ngày 01/05/2014;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021;
Nghị định
Trang 18- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn;
- Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/ 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ quy định về Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chỉnh phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021-
2030
Trang 19- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 8/10/2015 của Bộ Xây dựng Quy định về việc công bố định mức các hao phí xác định giá cả máy và các thiết bị thi công xây dựng;
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
- Và các văn bản hiện hành có liên quan
2.1.3 Căn cứ kỹ thuật áp dụng cho Dự án
Chất lượng môi trường không khí
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Tiếng ồn và độ rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về độ rung;
Chất lượng môi trường nước
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước dưới đất;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về nước thải công nghiệp
Trang 20- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thuỷ sinh
Chất lượng môi trường đất
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
- QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong đất
- QCVN 43:2017/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích
An toàn và sức khoẻ lao động
- QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;
Các Quy chuẩn xây dựng và kỹ thuật
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng
- QCVN 41:2019/BGTVT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền liên quan đến Dự án
- Quyết định số 716/QĐ-TTg, ngày 13/6/2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Cao Bằng” sử dụng vốn vay Nhật Bản;
- Văn bản số 1875/UBND-TH ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Cao Bằng”;
- Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 15/12/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 ;
- Quyết định số 208/QĐ-BQLDA ngày 13/6/2023 của Ban QLDA đầu tư và xây dựng tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi,
dự án : Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Cao Bằng
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo Nghiên cứu khả thi và bản vẽ thiết kế cơ sở của Dự án;
Trang 21- Báo cáo khảo sát địa chất, địa hình của Dự án;
- Báo cáo tính toán thuỷ văn của Dự án;
- Tài liệu, số liệu khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án: không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất và trầm tích;
- Tài liệu, số liệu khảo sát hiện trạng sinh thái, kinh tế - xã hội khu vực dự án;
- Kết quả tham vấn cộng đồng khu vực dự án
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng tỉnh Cao Bằng làm Chủ dự án Chủ dự án thuê đơn vị thực hiện lập báo cáo ĐTM là Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư LHC Việt Nam Nội dung và trình tự các bước thực hiện Báo cáo ĐTM dựa trên các hướng dẫn của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu và thu thập các tài liệu về Dự án và
liên quan đến Dự án;
- Bước 2: Sau khi nắm rõ các nội dung chính của Dự án và các tài liệu liên quan,
Đơn vị tư vấn lập kế hoạch và tiến hành khảo sát khu vực dự án và chụp ảnh khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học ), điều tra kinh tế - xã hội ;
- Bước 3: Đơn vị tư vấn làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự
án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án);
- Bước 4: Đơn vị tư vấn lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành tham
vấn cộng đồng các địa phương, tổ chức, đăng tải tham vấn online về báo cáo ĐTM của Dự án;
- Bước 5: Đơn vị tư vấn tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng, phối hợp với Chủ
dự án kiểm tra lại lần cuối cùng các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo
và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh;
- Bước 6: Đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ và gửi báo cáo ĐTM tới Ban QLDA để rà
soát, góp ý và chỉnh sửa các nội dung góp ý Ban QLDA trình nộp báo cáo ĐTM tới
Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin thẩm định và phê duyệt cho Dự án
3.2 Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng tỉnh Cao
Bằng
- Đại diện: Ông Nguyễn Huy Hoàng Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Km4, đường tránh QL3, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng
Trang 22- Điện thoại: 02063 853 445
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư LHC Việt Nam
- Đại diện: Bà Lưu Thanh Nhài Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: số 38B ngõ 77, đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội
- Điện thoại: 0975121758
Bảng 0-1: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Nhiệm vụ Chức danh/
2 Dương Văn Tình Quản lý dự án
Chuyên viên phòng QLDA
3
II Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM
1 Đoàn Mạnh Hùng Chủ trì tổ chức lập ĐTM
Ths Khoa học Môi trường
2 Lê Đức Huy
Khảo sát, tham vấn, đánh giá tác động xã hội, đề xuất biện pháp giảm thiểu có liên quan
Ths Khoa học Môi trường
4 Bùi Thị Phương
Ngọc
Khảo sát, tham vấn, đánh giá tác động môi trường, đề xuất biện pháp giảm thiểu có liên quan, xây dựng chương trình quản lý giám sát môi trường
Ths Khoa học Môi trường
5 Đỗ Quốc Tuấn
Khảo sát, tham vấn, đánh giá tác động liên quan đến không khí, môi trường nước, rủi ro, sự cố
Ths Khoa học Môi trường
6 Phạm Công Minh
Khảo sát, tham vấn, đánh giá tác động liên quan đến hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên Xây dựng bản đồ giám sát
Ths Khoa học Môi trường
7 Đào Thị Mỹ Linh
Khảo sát, tham vấn, đánh giá tác động liên quan đến xây dựng, sơ đồ hình vẽ liên quan
Kỹ sư biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trang 23Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, Báo cáo đã sử dụng
tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.1 Phương pháp ĐTM
Phương pháp liệt kê
Được sử dụng khá phổ biến (từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường Quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống Phương pháp liệt kê bao gồm 2 loại chính:
- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường nghiên
cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá
- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường nghiên
cứu có khả năng bị tác động
Phương pháp được sử dụng trong quá trình khảo sát hiện trạng môi trường, kinh
tế xã hội, đa dạng sinh học tại Chương 2 Ngoài ra, phương pháp này được sử dụng trong quá trình xác định các nguồn tác động và đối tượng chịu tác động trong Chương 3 của báo cáo
Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh, dựa vào bản chất nguyên liệu, công nghệ, qui luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm
để định mức tải lượng ô nhiễm
Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường xã hội, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) và Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình lấy mẫu hiện trạng môi trường (một số chỉ tiêu đo trực tiếp tại hiện trường) tại chương 2 của báo cáo Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng trong việc đánh giá, dự báo phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải tại Chương 3 của báo cáo
Phương pháp mô hình toán
Phương pháp này được áp dụng để tính toán và mô phỏng bằng phương trình toán học quá trình lan truyền khí thải, nước thải… phát sinh từ dự án tới môi trường xung quanh
Phương pháp này được sử dụng để tính toán phát thải tại mục 3.1.2 trong Chương
3 của báo cáo
4.2 Phương pháp khác
Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại Uỷ ban nhân dân các xã/TT để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác lập báo cáo ĐTM của dự án Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu
Trang 24cực có thể xảy ra của dự án đối với môi trường và đời sống của họ Trên cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương tại các xã/TT
có đầu tư công trình của dự án
Mặt khác, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và người dân về tình hình phát triển KT - XH của địa phương
Phương pháp này được sử dụng tại Chương 5 của báo cáo
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ TNMT, Bộ Y tế về chất lượng không khí, nước mặt, đất, trầm tích
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 của báo cáo
Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 phục vụ việc xây dựng sơ đồ vị trí các hạng mục công trình, Chương 2 trong việc xây dựng các bản đồ quan trắc hiện trạng môi trường và Chương 3 trong nội dung phục vụ đánh giá tác động tới các đối tượng xung quanh của hạng mục công trình
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…
Cơ quan tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thủy văn theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam Các kết quả khảo sát được
sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực Dự án
Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 phần mô tả đặc điểm, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của các hạng mục công trình và Chương 5 của báo cáo liên quan đến tham vấn cộng đồng địa phương
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, trầm tích tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường Việc lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu đều tuân thủ theo các TCVN, QCVN hiện hành
Trang 25Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của báo cáo thuộc nội dung hiện trạng các thành phần môi trường
Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu
Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện Dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan
Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có, kế thừa các kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt hạn chế trong việc xử lý dữ liệu, phân tích và đánh giá các tác động có liên quan
Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 trong các nội dung mô tả về các hạng mục đầu tư của Dự án, Chương 2 về các nội dung liên quan đến địa hình, địa chất, khí tượng khí hậu, thuỷ văn… và Chương 3 về việc kế thừa các công thức tính toán, các
hệ số thực nghiệm
Phương pháp phân tích hệ thống
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải
Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động
Phương pháp này được sử dụng trong nội dung xác định nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động trong tất cả các giai đoạn của dự án tại Chương 3 của báo cáo
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1 Thông tin về Dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Cao Bằng
- Địa điểm thực hiện dự án: 3 huyện: Hà Quảng, Trùng Khánh và Nguyên Bình
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng tỉnh Cao Bằng
- Đại diện Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Huy Hoàng; Chức vụ: Giám đốc
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
Dự án với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 22,33 ha thực hiện theo Quyết định
716/QĐ-TTg ngày 13/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, bao gồm 02 tiểu dự án với 13 hạng mục công trình gồm: (1) 01 hạng mục
công trình đường giao thông (ii) 12 hạng mục công trình cấp nước sinh hoạt
5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư
5.1.3.1 Các hạng mục công trình chính của Dự án
Trang 26Dự án bao gồm 13 hạng mục công trình:
Tiểu dự án giao thông: 01 hạng mục công trình đường giao thông:
Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 204 (đoạn thị trấn Thông Nông – xã Cần Yên), huyện
Hà Quảng dài khoảng 18,3 km, nằm trên địa bàn thị trấn Thông Nông, xã Đa Thông, xã Lương Thông, xã Cần Yên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Tiểu dự án cấp nước sinh hoạt vùng cao: xây dựng 12 hồ chứa nước, hệ
thống đường ống dẫn nước và các hạng mục kỹ thuật khác tại huyện Nguyên Bình và huyện Trùng Khánh
1 Công trình nước sinh hoạt Trung tâm cụm xóm, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng;
2 Công trình nước sinh hoạt xóm Bản Khấy xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng;
3 Công trình nước sinh hoạt Keng Phong xóm Giộc Vung, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
4 Công trình nước sinh hoạt xóm Bản Chang, xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
5 Hệ thống nước sinh hoạt xóm Phia Đén, xóm Pù Vài, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
6 Công trình nước sinh hoạt xóm Lũng Chang, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng
7 Công trình nước sinh hoạt xóm Minh Khai, xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
8 Công trình nước sinh hoạt xóm Nộc Soa xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
9 Công trình nước sinh hoạt xóm Lũng Rảo, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
10 Công trình nước sinh hoạt xóm Lũng Xỏm xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
11 Công trình nước sinh hoạt xóm Lạc Hiển xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
12 Công trình nước sinh hoạt xóm Lưu Ngọc xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
5.1.3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Dự án bố trí 13 khu vực lán trại công nhân, bãi tập kết máy móc, bãi chứa vật liệu với diện tích dao động từ 250 - 850 m2 tuỳ thuộc vào từng hạng mục công trình
5.1.3.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công
Dự án gồm 13 hạng mục công trình, tại mỗi một hạng mục công trình bố trí 01 công trường thi công Mỗi khu vực thi công có các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường sau:
- 02 nhà vệ sinh di động tự hoại hai ngăn, kích thước 2.600 mm x 2.700 mm x 1.350 mm nguyên khối đồng bộ với bồn phân 1.500 lít và bồn nước 1.050 lít Nước thải
và bùn từ nhà vệ sinh di động thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo
Trang 27đúng quy định
- 01 hố lắng thu gom nước thải xây dựng với kích thước mỗi công trình là 2.000
mm x 2.000 mm x 1.000 mm, gồm 1 ngăn chứa và 2 ngăn lọc Nước sau xử lý được tái
sử dụng để rửa xe, làm ẩm khu vực thi công
- 02 thùng rác loại 120 lít để chứa chất thải sinh hoạt Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày theo đúng quy định
- 05 thùng chứa chất thải nguy hại 30 lít có nắp kín Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định
- Một bãi thải, đảm bảo chứa được đất đá thải của Dự án; chiều cao của các bãi thải không quá 3,0 m; gia cố xung quanh bãi thải để ngăn sạt lở và đất đá bị nước mưa cuốn trôi Kết thúc đổ thải sẽ san gạt bề mặt bãi thải cho bằng phẳng, tạo độ dốc thoát
tự nhiên, phủ đất màu lên trên bề mặt các bãi thải với chiều dày 0,2 - 0,4m, trồng cây với mật độ 2.500 cây/ha và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng
5.1.3.4 Các hạng mục, công trình không thuộc phạm vi đánh giá tác động môi trường
Hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng; hoạt động khai thác nguyên vật liệu phục
vụ thi công các hạng mục công trình của Dự án Hoạt động đào tạo tăng cường năng lực, quản lý điều hành của Dự án
5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, Dự án thu hồi 3,36 ha đất trồng lúa
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình đường giao thông, hồ chứa và công trình cấp nước sinh hoạt làm phát sinh: bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung; chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại; nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn; tác động đến hoạt động giao thông, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt của người dân; gia tăng độ đục tại các vị trí xây công trình thuỷ lợi ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh khu vực thi công
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư
5.3.1 Nước thải
- Trong giai đoạn thi công:
+ Nước thải sinh hoạt: tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất cho
01 hạng mục công trình thuộc Dự án khoảng 3,12 m3/ngày.đêm Thành phần chủ yếu gồm chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho, dầu mỡ, Coliforms
+ Nước thải xây dựng: tổng lưu lượng nước thải xây dựng từ quá trình rửa xe vận chuyển nguyên vật liệu, nước rửa máy móc thiết bị thi công, nước bơm từ hố móng, phát sinh lớn nhất cho 01 hạng mục công trình thuộc Dự án khoảng 3,42 m3/ngày.đêm Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS)
- Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh nước thải
Trang 285.3.2 Bụi, khí thải
- Trong giai đoạn thi công: bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công, hoạt động phá dỡ, xây dựng kè; đào đắp san nền đường giao thông
- Trong giai đoạn vận hành: bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện tham gia giao thông tại khu vực Dự án
5.3.3 Chất thải rắn thông thường
- Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: tổng khối lượng phát sinh lớn nhất cho 01 hạng mục công trình thuộc Dự án khoảng 25 kg/ngày.đêm Thành phần chủ yếu gồm các loại bao
bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa và các loại chất thải sinh hoạt khác
+ Chất thải xây dựng: phát sinh khoảng 101.295 m3 đất đá thải và khoảng 89,6 tấn chất thải khác (gạch vỡ, ván lót, đầu mẩu sắt thép, vỏ bao xi măng)
+ Chất thải do phát quang sinh khối thực vật của dự án khoảng 195 tấn
- Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh chất thải rắn
5.3.4 Chất thải nguy hại
- Trong giai đoạn thi công: khối lượng chất thải nguy hại phát sinh lớn nhất cho
01 hạng mục công trình thuộc Dự án khoảng 96 lít chất thải nguy hại dạng lỏng và khoảng 56,9 kg chất thải nguy hại dạng rắn
- Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh chất thải nguy hại
5.3.5 Tiếng ồn, độ rung
- Trong giai đoạn thi công: tiếng ồn, độ rung từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sử dụng thiết bị thi công đường, công trình thuỷ lợi, công trình phòng chống thiên tai (kè)
- Trong giai đoạn vận hành: tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông
5.3.6 Quy mô, tính chất của các tác động khác
- Trong giai đoạn thi công:
+ Xói mòn, sạt lở tại các mái taluy các công trình đường, khu vực công trình thuỷ lợi + Tác động đến chất lượng nước mặt, độ đục sông suối trong quá trình xây dựng công trình thuỷ lợi, kè
+ Tác động đến tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái trên cạn, dưới nước do hoạt động thi công
+ Các sự cố cháy nổ, an toàn giao thông, sự cố về điện, an toàn sức khoẻ cộng đồng, sạt lở, sụt lún
- Trong giai đoạn vận hành: rủi ro an toàn giao thông, sạt lở, sụt lún trong khu vực dự án
Trang 295.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
a) Trong giai đoạn thi công
- Nước thải sinh hoạt: Dự án gồm 13 khu vực công trường thi công tương ứng 13 hạng mục công trình, mỗi một khu vực công trường thi công bố trí 02 nhà vệ sinh di động tự hoại hai ngăn, kích thước 2.600 mm x 2.700 mm x 1.350 mm nguyên khối đồng
bộ có bể chứa chất thải và bồn nước dữ trữ với bồn phân 1.500 lít và bồn nước 1.050 lít Nước thải và bùn từ nhà vệ sinh di động được thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định
- Nước thải xây dựng: Dự án gồm 13 khu vực công trường thi công, mỗi một khu vực công trường thi công bố trí 01 hố lắng thu gom nước thải từ quá trình rửa xe, thi công xây dựng với kích thước mỗi công trình là 2.000 mm x 2.000 mm x 1.000 mm, gồm 1 ngăn chứa và 2 ngăn lọc Nước sau xử lý được tái sử dụng rửa xe hoặc làm ẩm các khu vực thi công
- Nước mưa chảy tràn: khơi thông hệ thống mương thoát nước mưa xung quanh khu vực thi công thường xuyên, dọc tuyến thoát nước mưa bố trí song chắn rác; thực hiện che chắn và hạn chế vật liệu xây dựng rơi vãi trên công trường
b) Trong giai đoạn vận hành:
Không phát sinh nước thải sinh hoạt
5.4.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
a) Trong giai đoạn thi công:
- Các phương tiện, máy móc thi công cơ giới trên công trường, phương tiện chuyên chở vật liệu thi công phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam
về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường; che phủ bạt kín phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu khi vận chuyển, không để rơi vãi vật liệu; không chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; lập kế hoạch bố trí phương tiện ra vào khu vực thi công phù hợp, tránh xung đột, va chạm
- Che chắn khu vực chứa vật liệu, khu vực công trường; tập kết nguyên vật liệu gọn gàng, thu gom nguyên vật liệu rơi vãi, dư thừa hàng ngày; tưới nước giảm bụi với tần suất 02 lần/ngày cho những ngày nắng và khô; trang bị bảo hộ lao động
b) Trong giai đoạn vận hành:
Các phương tiện lưu thông phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam
5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải rắn thông thường
a) Trong giai đoạn thi công:
- Rác thải sinh hoạt tại mỗi khu vực công trường thi công được thu gom vào 02 thùng chứa 120 lít có nắp đậy Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển,
xử lý hàng ngày theo đúng quy định
- Chất thải xây dựng được vận chuyển tới 10 bãi thải được quy hoạch chiều cao của các bãi thải không quá 3,0 m; gia cố xung quanh bãi thải để ngăn sạt lở và đất đá bị nước mưa cuốn trôi Kết thúc đổ thải sẽ san gạt bề mặt bãi thải cho bằng phẳng, tạo độ dốc thoát
Trang 30tự nhiên, phủ đất màu lên trên bề mặt các bãi thải với chiều dày 0,2 - 0,4m, trồng cây với mật độ 2.500 cây/ha và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý bãi thải nhằm phòng chống cuốn trôi, sạt lở đất, đá; bảo đảm việc đổ đất thải, đá thải, phế thải xây dựng đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường
- Sinh khối phát quang được thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày theo quy định
- Phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo việc tiêu thoát nước, vệ sinh môi trường tại các khu vực thi công xây dựng
b) Trong giai đoạn vận hành
Không phát sinh chất thải rắn
5.4.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
a) Trong giai đoạn thi công:
- Chất thải nguy hại được phân thành từng loại riêng, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường
- Tại khu vực nhà quản lý thi công của mỗi công trình bố trí 05 thùng loại 30 lít
để thu gom và chứa chất thải nguy hại
- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
và các quy định khác có liên quan
- Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
b) Trong giai đoạn vận hành:
Không phát sinh chất thải nguy hại
5.4.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
a) Trong giai đoạn thi công:
- Sử dụng máy móc, phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có tiếng ồn và
độ rung thấp; không thi công trong khoảng thời gian từ 18h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau
- Phương tiện vận chuyển không chở vượt quá tải trọng cho phép, tắt máy khi không cần thiết; lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn, độ rung cho các máy móc, phương tiện thi công có tiếng ồn, độ rung cao
- Bảo dưỡng các thiết bị trong tình trạng vận hành tốt nhất và hạn chế thấp nhất tiếng ồn
- Không sử dụng các phương tiện, thiết bị quá cũ, quá thời gian đăng kiểm hoặc không được cấp phép
- Không được kéo còi khi đi qua khu vực đông dân cư
b) Trong giai đoạn vận hành:
Trang 31- Bố trí các biển báo hạn chế tốc độ phù hợp tại các khu vực dân cư (tốc độ tối đa cho phép không quá 50 km/h)
- Bố trí các biển báo cấm bóp còi khi đi qua các khu vực nhạy cảm, đông dân cư
5.4.6 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
- Giảm thiểu tác động đến giao thông đường bộ:
+ Tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ, không chuyên chở quá tải trọng cho phép; không vận hành quá tốc độ cho phép; trang bị các thiết bị an toàn như còi báo, đèn chiếu sáng, phao cứu sinh
+ Bố trí các biển báo cảnh báo tại các vị trí dễ quan sát, đèn chiếu sáng ban đêm tại công trình
+ Trong thời điểm thi công bố trí cán bộ tổ chức chỉ dẫn giao thông đường bộ cho các phương tiện qua lại khu vực thi công đảm bảo an toàn, giao thông trên tuyến được thông suốt, không gây tắc nghẽn
- Giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học:
+ Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho cán bộ, công nhân viên của Dự án Nghiêm cấm công nhân có các hành vi xâm hại
đa dạng sinh học khu vực thi công xây dựng
+ Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật đáy và giảm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước
+ Thực hiện các nội quy bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật, chặt phá thực vật; nghiêm cấm xả rác thải, nước thải bẩn xuống sông, suối
+ Tuần tra hàng ngày nhằm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động trái phép trong khu vực thi công dự án
- Giảm thiểu sự cố sạt lở, sụt lún
+ Tất cả công nhân viên trước khi thi công được tập trung phổ biến, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống cháy nổ và tại các vị trí lán trại thi công đều được bố trí mỗi gian một bình bọt chữa cháy
+ Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối
+ Thi công đảm bảo mái dốc đúng theo thiết kế để đảm bảo ổn định của các tuyến đường giao thông, hồ chứa nước sinh hoạt
+ Trong quá trình thi công nếu xuất hiện hiện tượng hoặc nguy cơ xói lở, đơn vị thi công phải tạm dừng thi công để xem xét đánh giá mức độ ảnh hưởng và có biện pháp
Trang 32các tuyến sông suối hoặc các nguồn nước hiện có để giảm thiểu vật liệu xâm nhập vào các cống/rãnh có thể dẫn đến bồi lắng, tắc nghẽn và gây úng ngập cục bộ
+ An toàn bãi thải: Tuân thủ việc đổ thải tại các bãi thải đã quy hoạch và được đồng ý về vị trí đổ thải của chính quyền địa phương Chấp hành tuyệt đối quy trình đổ thải (chất thải đổ theo lớp, các lớp được lu nén; gia cố nền và vách bãi thải bằng vật liệu
có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn; san gạt tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác); cắm biển báo, rào chắn tại cổng ra vào; quản lý xe ra vào; thực hiện giám sát an toàn bãi thải trong suốt quá trình thi công
+ Thường xuyên theo dõi cảnh báo khí tượng thủy văn; không thi công trong thời gian có mưa lũ; cắm biển báo tại nơi có nền địa chất yếu, dễ xảy ra sạt lở Giám sát các hiện tượng biến dạng bề mặt, dịch chuyển sạt lở đất đá; khi phát hiện dấu hiệu mất an toàn phải dừng ngay các hoạt động thi công khẩn trương đưa người và thiết bị ra khỏi khu vực nguy hiểm; báo cáo cơ quan chức năng để cùng phối hợp ứng phó sự cố
+ Thường xuyên theo dõi, giám sát sạt lở, sụt lún tại các mái taluy âm dọc theo các tuyến đường và các vị trí kè; đảm bảo khơi thông dòng chảy tại các khu vực kè thoát nước ngang và dọc theo tuyến đường; lập kế hoạch duy tu và vận hành cũng như bố trí nguồn ngân sách để thực hiện Kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa bão để
có biện pháp khắc phục phù hợp
+ Xây dựng và thực hiện phương án phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão; thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tại địa phương để cập nhật thông tin, phối hợp triển khai các phương án phòng chống
+ Tuân thủ đúng quy định về sử dụng, vận hành các trang thiết bị, máy móc thi công; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên; lắp hàng rào, biển báo tại các khu vực nguy hiểm
+ Tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn thiết kế khi thi công đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt và hồ chứa nước sinh hoạt
+ Sạt lở đất đá trong giai đoạn vận hành: Thường xuyên theo dõi, giám sát sạt lở, sụt lún tại các mái taluy âm dọc theo các tuyến đường và các vị trí kè; tại khu vực xây dựng công trình hồ chứa nước sinh hoạt; đảm bảo khơi thông dòng chảy tại các khu vực cống thoát nước ngang và dọc theo tuyến đường; lập kế hoạch duy tu và vận hành cũng như bố trí nguồn ngân sách để thực hiện Kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa bão để có biện pháp khắc phục phù hợp
+ Tuân thủ đúng quy định về sử dụng, vận hành các trang thiết bị, máy móc thi công; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên; lắp hàng rào, biển báo tại các khu vực nguy hiểm
+ Tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn thiết kế khi thi công đường giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt và các hồ chứa nước sinh hoạt
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.5.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
- Giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn:
+ Vị trí giám sát: Tổng cộng 13 vị trí (gồm 1 vị trí đường giao thông và 12 vị trí
tại các công trình cấp nước sinh hoạt)
Trang 33+ Thông số giám sát: tổng bụi lơ lửng (TSP), NO2, SO2, CO, tiếng ồn (Leq) + Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- Giám sát chất lượng môi trường nước mặt:
+ Vị trí giám sát: Tổng cộng 13 vị trí (gồm 1 vị trí đường giao thông và 12 vị trí
tại các công trình cấp nước sinh hoạt)
+ Thông số giám sát: pH, độ đục, TSS, DO, COD, BOD5, N-NH4+, N-NO2-,
N-NO3-, P-PO43-, dầu mỡ, Coliforms
+ Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
và các quy định khác có liên quan
+ Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
- Giám sát khác
+ Thông số giám sát: sạt lở, sụt lún, thoát nước dọc tuyến, an toàn lao động, an toàn giao thông, cháy nổ
+ Vị trí giám sát: Toàn bộ các hạng mục công trình thuộc Dự án
+ Tần suất giám sát: hàng ngày
5.5.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành
- Chủ dự án giám sát Nhà thầu thực hiện công tác bảo hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của pháp luật
- Đơn vị quản lý vận hành tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường
Trang 34CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ trụ sở: Km4, đường tránh QL3, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Bảng 1-1: Các hạng mục công trình phân theo phân theo đơn vị hành chính
1 Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 204 (đoạn thị trấn Thông Nông – xã
Cần Yên), huyện Hà Quảng dài khoảng 18,3 km
Hà Quảng
105°59'12.02"E
Thông Nông
2 Công trình cấp nước sinh hoạt vùng cao
Chí Viễn
Trùng Khánh
22°48'43.0"N 106°37'25.6"E
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Bản Khấy
22°49'44.0"N 106°38'47.8"E
22°49'18.6"N 106°38'49.5"E
-
Công trình nước sinh hoạt
Keng Phong xóm Giộc
Vung
22°53'25.5"N 106°27'54.1"E
22°53'23.9"N 106°27'53.3"E
Khâm Thành
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Xỏm
22°50'10.0"N 106°13'12.1"E
22°50'11.1"N 106°13'12.3"E
Quang Vinh
Trang 3522°49'41.4"N 106°14'23.1"E
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Lưu Ngọc
22°48'48.7"N 106°15'42.6"E
22°48'50.7"N 106°15'33.0"E
Quang Vinh
Trùng Khánh
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Bản Chang
22°39'33.0"N 105°47'17.2"E
22°40'16.3"N 105°47'38.2"E
Mai Long
Nguyên Bình
22°35'44.1"N 105°52'57.5"E
Thành Công
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Chang
22°40'17.6"N 105°59'17.0"E
22°40'30.5"N 105°59'12.2"E Vũ Minh
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Minh Khai
22°44'24.50"N 105°54'16.24"
E
22°44'49.32"N 105°53'35.88"
E
Triệu Nguyên
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Nộc Soa
22°40'23.6"N 105°49'29.9"E
22°40'14.2"N 105°49'15.5"E
Ca Thành
- Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Rảo
22°40'46.3"N 105°59'31.0"E
22°40'44.2"N 105°59'27.6"E Vũ Minh
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án
Trang 361.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án
Tổng diện tích sử dụng đất làm mặt bằng công trình (không bao gồm hành lang bảo vệ công trình) là 49,83 ha Hiện trạng sử dụng đất của từng hạng mục công trình thuộc Dự án được tổng hợp tại Bảng 1-2 dưới đây:
Đất rừng phòng
hộ (ha)
Đất khác (ha)
Tổng đất khác
Đấtrừng sản xuất(ha)
Đất ở nông thôn (ha)
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (ha)
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (ha)
Đất trồng cây lâu năm (ha)
Đất nuôi trồng thủy sản (ha)
Đất núi đá không
có rừng cây (ha)
Đất giao thông (ha)
Đất bãi thải
xử lý chất thải (ha)
Đất thủy lợi (ha)
Đất bằng chưa sử dụng(ha)
Đất đồi chưa sử dụng(ha)
Trang 37Đất rừng phòng
hộ (ha)
Đất khác (ha)
xuất(ha)
Đất ở nông thôn (ha)
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (ha)
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (ha)
Đất trồng cây lâu năm (ha)
Đất nuôi trồng thủy sản (ha)
Đất núi đá không
có rừng cây (ha)
Đất giao thông (ha)
Đất bãi thải
xử lý chất thải (ha)
Đất thủy lợi (ha)
Đất bằng chưa sử dụng(ha)
Đất đồi chưa sử dụng(ha)
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, 2023
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Bảng 1-3: Hiện trạng các hạng mục công trình của dự án
1 Cải tạo nâng cấp đường tỉnh
204 (đoạn thị trấn Thông Nông
– xã Cần Yên), huyện Hà
Quảng tỉnh Cao Bằng
Đoạn tuyến đi qua 04 xã thuộc huyện Hà Quảng, kết nối Thị trấn Thông Nông với QL4.A tại ngã ba Cần Yên Đoạn tuyến được đầu tư thành đường cấp VIMN trong giai đoạn 2000-2002 Từ đó đến nay, nền mặt đường và công trình thoát nước của đoạn tuyến này đã bị xuống cấp trầm trọng, hệ thống an toàn giao thông không đầy đủ Các phương tiện giao thông trên tuyến rất khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao
Trên tuyến đi qua 03 vị trí trung tâm các xã Đa Thông, Lương Thông
và Cần Yên
Có một số vị trí nhạy cảm trên tuyến đường bao gồm: Trường Tiểu học, trường THCS Trạm y
tế xã Đa Thông, UBND xã Lương Thông
Ngoài ra còn các hộ sinh sống hai bên tuyến đường
Trang 38TT Hạng mục công trình Đặc điểm hiện trạng các hạng mục công trình Khoảng cách đến các hộ dân
Vị trí tuyến tại trung tâm xã
Xây mới công trình
3 Công trình nước sinh hoạt
xóm Bản Khấy
Xây mới công trình
4 Công trình nước sinh hoạt
Keng Phong xóm Giộc Vung
Xây mới công trình
5 Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Xỏm
Xây mới công trình
Trang 39TT Hạng mục công trình Đặc điểm hiện trạng các hạng mục công trình Khoảng cách đến các hộ dân
6 Công trình nước sinh hoạt
xóm Lạc Hiển
Xây mới công trình
7 Công trình nước sinh hoạt
xóm Lưu Ngọc
Xây mới công trình
8 Công trình nước sinh hoạt
xóm Bản Chang
Xây mới công trình
9 Hệ thống nước sinh hoạt
xóm Phia Đén, xóm Pù Vài
Xây mới công trình
10 Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Chang
Xây mới công trình
11 Công trình nước sinh hoạt
xóm Minh Khai
Xây mới công trình
12 Công trình nước sinh hoạt
xóm Nộc Soa
Xây mới công trình
13 Công trình nước sinh hoạt
xóm Lũng Rảo
Xây mới công trình
Trang 40Việc thực hiện dự án không ảnh hưởng tới các khu bảo tồn như khu dự trữ thiên nhiên (nature reserves), các khu bảo vệ hoang dã (wildeness areas), các vườn quốc gia (national parks), các khu bảo tồn loài và sinh cảnh (habitat and species management areas), các khu bảo tồn cảnh quan đất liền hoặc biển (protected landscapes or seascapes), các khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (national landmarks), các khu dự trữ sinh quyển (biosphere reserves), các khu di sản thiên nhiên (natural heritage sites) Như vậy, việc thực hiện các hạng mục công trình không ảnh hưởng tới các đối tượng nhạy cảm về môi trường sinh thái
Ngoài ra, khoảng cách từ các hộ dân đến công trình gần nhất trong phạm vi 5-10
m tại các tuyến đường giao thông cần được nâng cấp, cải tạo
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 1.1.6.1 Mục tiêu của Dự án
Mục tiêu cụ thể
+ Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ TL.204 với chiều dài 18,3km từ đường cấp VI miền núi lên đường cấp IV miền núi; kết nối có hiệu quả với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường năng lực vận tải, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định dân
cư, thúc đẩy phát triển dân sinh, kinh btế của đồng bào dân tộc thiểu số
+ Cấp nước sinh hoạt vùng cao huyện Nguyên Bình, huyện Trung Khánh tỉnh Cao Bằng: Xây dựng 12 hồ chứa vải địa kỹ thuật và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác (Hệ thống đường ỗng dẫn nước, phai thu nước, đường đến hồ lấy nước, đường đi quanh
hồ, rãnh, hàng rào bảo vệ, đường ống cấp nước từ hồ đến các khu dân cư tiêu thụ nước)
+ Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thành, cải thiện điều kiện dân sinh của người dân khu vực dự án và khu vực lân cận
1.1.6.2 Loại hình dự án
1.1.6.3 Quy mô của Dự án
Dự án với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 22,33 ha thực hiện theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, bao gồm các tiểu dự án sau:
Tiểu dự án giao thông:
Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 204 (đoạn thị trấn Thông Nông – xã Cần Yên), huyện
Hà Quảng dài khoảng 18,3 km, nằm trên địa bàn thị trấn Thông Nông, xã Đa Thông, xã Lương Thông, xã Cần Yên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Tiểu dự án cấp nước sinh hoạt vùng cao: xây dựng 12 hồ chứa nước, hệ