1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của DỰ ÁN “NHÀ MÁY SỬA CHỮA, ĐÓNG MỚI CÁC LOẠI TÀU BIỂN VÀ GIA CÔNG CÁC KẾT CẤU THÉP”

206 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án “Nhà Máy Sửa Chữa, Đóng Mới Các Loại Tàu Biển Và Gia Công Các Kết Cấu Thép”
Trường học Công Ty Tnhh Đóng Tàu Hyundai Việt Nam
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 19,79 MB

Nội dung

Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường .... Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .... ĐÁNH G

Trang 1

CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU HYUNDAI VIỆT NAM

-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 3

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VII DANH MỤC VIẾT TẮT VIII

MỞ ĐẦU 9

1.XUẤTXỨCỦADỰÁN 9

1.1 Thông tin chung về dự án 9

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 10

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án10 2.1 Các văn bản pháp lý làm căn cứ cho việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường 12

2.2 Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 15

2.3 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 16

3.TỔCHỨCTHỰCHIỆNĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGMÔITRƯỜNG 16

3.1 Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường 16

3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường 17

4.CÁCPHƯƠNGPHÁPÁPDỤNGTRONGĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGMÔI TRƯỜNG 19

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 19

4.2 Các phương pháp hỗ trợ 20

5.TÓMTẮTCÁCNỘIDUNGCHÍNHCỦABÁOCÁOĐÁNHGIÁTÁCĐỘNG MÔITRƯỜNG 21

5.1 Thông tin về dự án 21

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 21

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 22

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 23

CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25

1.1.THÔNGTINVỀDỰÁN 25

Trang 4

ii

1.1.1 Tên dự án 25

1.1.2 Tên chủ dự án 25

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 25

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 27

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 28

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 29

1.2.CÁCHẠNGMỤCVÀHOẠTĐỘNGCỦADỰÁN 30

1.2.1 Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất 30

1.2.2 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 42

1.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 42

1.3.1 Công nghệ đóng tàu 42

1.3.2 Công nghệ bảo vệ môi trường 45

1.4.NGUYÊN,NHIÊN,VẬTLIỆU,HÓACHẤT,NĂNGLƯỢNGPHỤCVỤDỰ ÁN 60 1.4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng phục vụ sản xuất 60

1.4.2 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng giai đoạn thi công xây dựng 64

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 65

1.5.1 Thi công xây dựng các hạng mục dự án 65

1.5.2 Lắp đặt thiết bị sản xuất 67

1.5.3 Vận hành thử nghiệm 68

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 68

1.6.1 Kế hoạch thực hiện 68

1.6.2 Tổng mức đầu tư 68

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 68

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 71

2.1.ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN,KINHTẾ-XÃHỘI 71

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 71

2.1.2 Đặc điểm địa chất công trình 71

2.1.3 Đặc điểm khí tượng 72

2.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và địa thuỷ văn 74

2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 74

Trang 5

iii

2.2 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN 76

2.2.1 Hệ sinh thái cạn 76

2.2.2 Hệ sinh thái nước 76

2.3 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 78

2.3.1 Hiện trạng xả thải của nhà máy 78

2.3.2 Hiện trạng môi trường xung quanh 81

2.4 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 87

2.5 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 90

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 91

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 91

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn thi công, xây dựng 91

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn thi công 113

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 126

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn vận hành 126

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn vận hành 144

3.3.TỔCHỨCTHỰCHIỆNCÁCCÔNGTRÌNH,BIỆNPHÁPBẢOVỆMÔI TRƯỜNG 160

3.3.1 Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 160

3.3.2 Các công trình bảo vệ môi trường 160

3.4 NHẬNXÉTVỀMỨCĐỘCHITIẾT,ĐỘTINCẬYCỦACÁCKẾTQUẢ NHẬNDẠNG,ĐÁNHGIÁVÀDỰBÁO 163

3.4.1 Đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả dự báo tác động 163

3.4.2 Đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận định rủi ro, sự cố môi trường 164

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 166

4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 166

4.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 171

Trang 6

iv

4.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường 171

4.2.2 Chương trình giám sát, cảnh báo rủi ro 172

4.2.3 Chương trình giám sát tuân thủ của nhà thầu 173

4.2.4 Hệ thống báo cáo 173

4.2.5 Ước tính chi phí cho chương trình giám sát môi trường 173

CHƯƠNG 5 THAM VẤN 175

5.1.THAMVẤNCỘNGĐỒNG 175

5.1.1 Tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 175

5.1.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 176

5.2.THAMVẤNCHUYÊNGIA 177

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 178

1.KẾT LUẬN 178

3.CAM KẾT 178

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh sách nhân sự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM 17

Bảng 1.1 Toạ độ các mốc ranh giới sử dụng đất (hệ toạ độ VN2000) 26

Bảng 1.2 Bảng so sánh cân bằng sử dụng đất trong phạm vi thực hiện dự án 28

Bảng 1.3 Hiện trạng đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án 29

Bảng 1.4 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình đầu từ bổ sung của dự án 31

Bảng 1.5 Hiện trạng các hạng mục xây dựng và đề xuất bổ sung 33

Bảng 1.6 Các thông số kỹ thuật cơ bản hệ thống thu gom và thoát nước mưa 45

Bảng 1.7 Thống kê số lượng bể tự hoại của nhà máy 47

Bảng 1.8 Thống kê thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 48

Bảng 1.9 Thống kê thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 52

Bảng 1.10 Thống kê thông số thiết kế hệ thống xử lý bụi và khí thải 55

Bảng 1.11 Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất 61

Bảng 1.12 Thống kê kế quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2022 62

Bảng 1.13 Thống kê danh mục các nguyên vật liệu sử dụng giai đoạn 2020-2022 62

Bảng 1.14 Ước tính nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 63

Bảng 1.15 Thống kê danh mục hoá chất xử lý môi trường sử dụng 64

Bảng 1.16 Tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án 65

Bảng 1.17 Danh mục thiết bị phục vụ thi công, xây dựng 67

Bảng 2.1 Bảng thống kê một số thông số khí tượng khu vực giai đoạn 2016-2020 73

Bảng 2.2 Bảng thống kê gió giai đoạn 2016-2020 74

Bảng 2.3 Hiện trạng chất lượng nước thải công nghiệp sau xử lý trước khi thực hiện dự án 78

Bảng 2.4 Hiện trạng chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý trước khi thực hiện dự án 79

Bảng 2.5 Hiện trạng chất lượng khí thải trước khi thực hiện dự án 80

Bảng 2.6 Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ trước khi thực hiện dự án 82

Bảng 2.7 Kết quả quan trắc môi trường nền chất lượng nước biển ven bờ 83

Bảng 2.8 Kết quả quan trắc môi trường nền chất lượng môi trường không khí xung quanh 85

Bảng 2.9 Kết quả quan trắc môi trường nền đất nông nghiệp gần dự án 86

Trang 8

vi

Bảng 2.10 Nhận dạng các đối tượng môi trường chịu ảnh hưởng của dự án 87

Bảng 3.1 Nguồn gốc, tác nhân gây ảnh hưởng và môi trường chịu tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 91

Bảng 3.2 Hệ số phát sinh bụi và khí thải từ động cơ phương tiện vận chuyển 94

Bảng 3.3 Hệ số ảnh hưởng phát sinh bụi mặt đường trong quá trình vận chuyển 95

Bảng 3.4 Ước tính tải lượng chất thải phát sinh do vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải xây dựng 95

Bảng 3.5 Ước tính tải lượng chất thải phát sinh do thiết bị thi công sử dụng nhiên liệu 97

Bảng 3.6 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công 100

Bảng 3.7 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 101

Bảng 3.8 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 102

Bảng 3.9 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm tối đa trong nước chảy tràn 103

Bảng 3.10 Ước tính lượng phát sinh chất thải rắn xây dựng thông thường 104

Bảng 3.11 Ước tính lượng phát sinh dầu thải từ một số thiết bị thi công, xây dựng trong một năm 105

Bảng 3.12 Mức ồn tại nguồn của các thiết bị thi công, xây dựng 106

Bảng 3.13 Ước tính mức rung theo khoảng cách từ các thiết bị thi công 108

Bảng 3.14 Giới hạn tối đa cho phép của khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 113

Bảng 3.15 Ước tính tải lượng phát sinh của các chất ô nhiễm trong khí thải 127

Bảng 3.16 Thành phần phát sinh của các chất ô nhiễm trong khí thải 129

Bảng 3.17 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công 131

Bảng 3.18 Thành phần và mức độ phát sinh của chất thải nguy hại tại nhà máy 136

Bảng 3.19 Danh mục các rủi ro, sự cố trong sản xuất 140

Bảng 3.20 Danh mục các rủi ro, sự cố trong quản lý chất thải và môi trường 142

Bảng 3.21 Phương án tổ chức thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 161

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 167

Bảng 4.2 Chương trình quan trắc môi trường của dự án 171

Bảng 4.3 Ước tính chi phí tư vấn giám sát môi trường 173

Trang 9

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ thừa đất được giao 25

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí thực hiện dự án và các đối tượng lân cận 27

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ đóng mới tàu biển và dòng thải 44

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 46

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý thiết kế bể tự hoại ba ngăn 47

Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 48

Hình 1.7 Sơ đồ quy trình thu gom, xử lý nước thải sản xuất 50

Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất 51

Hình 1.9 Sơ đồ cấu tạo tháp lọc xyclon xưởng xử lý thép 1 54

Hình 1.10 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi xưởng xử lý thép 2 54

Hình 1.11 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi khu vực bắn cát 55

Hình 1.12 Sơ đồ quy trình nguyên lý quản lý chất thải rắn 57

Hình 1.13 Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty 69

Hình 3.1: Dự báo ảnh hưởng của bụi san lấp đến môi trường xung quanh 93

Hình 3.2 Dự báo ảnh hưởng của vận chuyển đến môi trường không khí 96

Hình 3.3 Dự báo tác động của thiết bị thi công, xây dựng đến môi trường không khí xung quanh 98

Hình 3.4 Ảnh hưởng do tiếng ồn từ phá dỡ, vận chuyển và thi công đến môi trường xung quanh 107

Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý tái sử dụng nước xịt rửa xe giảm bụi 116

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo hố lắng nước thải vệ sinh máy móc, thiết bị 117

Hình 3.7 Ảnh hưởng từ khí thải công nghiệp đến môi trường xung quanh 127

Hình 3.8 Ảnh hưởng từ khói hàn đến môi trường xung quanh 130

Hình 3.9 Ảnh hưởng do tiếng ồn thiết bị sản xuất đến môi trường xung quanh 138

Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức hoạt động quản lý môi trường đối với giai đoạn thi công của dự án 160

Trang 10

viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH Chất thải nguy hại

CTR Chất thải rắn (rác thải)

ĐTM Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư

PCCC Phòng cháy, chữa cháy

PM10 Tổng bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm

PM2,5 Tổng bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5µm

UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

US.EPA Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ

VOC Tổng hợp chất hữu cơ bay hơi

Trang 11

9

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Nhà máy sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển và gia công các kết kếu thép trực thuộc Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin tại số 01 thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà đi vào hoạt động từ này 26/4/1999, đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư số 1686/GP ngày 30/9/1996; được Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cấp Giấy chứng nhận đầu tư số

372043000037 lần đầu ngày 30/9/1996 và thay đổi theo quy định qua 06 lần Khi đi vào hoạt động, nhà máy có diện tích 100 ha mặt đất và 100 ha mặt nước theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00019QSDĐ/KH ngày 21/5/1997 do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hoà cấp Trong giai đoạn này, Công ty đã lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án Xây dựng Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin

và được Bộ Khoa học công nghệ cấp Quyết định phê duyệt ĐTM số 360/QĐ-Mtg ngày 31/3/1997

Trước đây, lĩnh vực kinh doanh của công ty là dịch vụ hoán cải, sửa chữa tàu biển, song để đổi mới phương thức hoạt động cũng như bắt nhịp cùng xu thế hội nhập,

từ năm 2008, công ty đã chuyển sang chuyên đóng mới tàu biển Tại thời điểm Luật Bảo

vệ môi trường 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ có hiệu lực, Công ty đã lập Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy Sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển và gia công các kết cấu thép Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Khánh Hoà Tại thời điểm đó, công ty đã đóng mới, hoàn thiện khoảng 70 tàu trọng tải lớn cho các chủ tàu trên thế giới đúng chất lượng và tiến độ yêu cầu

Từ 2016 đến nay, Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đóng mới các loại tàu biển bao gồm tàu hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở hoá chất với công suất thiết kế 20 tàu/năm Năm 2019-2021, ngay trong bối cảnh dịch bệnh, công suất đóng mới của nhà máy vẫn đạt mức tương đương 10-16 chiếc/năm Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty nói riêng, phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp của nước

ta nói chung, Công ty dự kiến đầu tư thêm một số hạng mục công trình, công nghệ và thiết bị để đóng mới các loại tàu biển công nghệ hiện đại như tàu container, tàu dàn khoan đòi hỏi điều chỉnh hạ tầng để đóng mới các loại tàu biển có công suất lên đến 950.000 DWT/năm

Trang 12

10

Theo Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm I về mức độ ảnh hưởng đến môi trường do dự án có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công nhóm A (có tổng vốn đầu tư trên 2.300 tỷ đồng) Bên cạnh đó, dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn (theo quy định với diện tích đất trên 100 ha; diện tích mặt nước trên 100 ha), Ngoài ra, theo đăng ký kinh doanh, dự án thuộc nhóm sửa chữa, phá dỡ tàu biển thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Mục 9, phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ)

Do đó báo cáo ĐTM của dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư: Hội đồng Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam;

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà;

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Khánh Hoà, thị xã Ninh Hoà, khu kinh tế Vân Phong cụ thể trong các văn bản pháp lý sau:

- Quy hoạch phát triển ngành: căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp nặng luôn được ưu tiên trong các quy hoạch phát triển công nghiệp tại các địa phương và trên cả nước Bên cạnh đó, Quyết định số 3318/QĐ-TTg ngày 28/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trong điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ngành chế tạo cơ khí công nghệ cao bao gồm chế tạo tàu biển là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế phía Nam

- Quy hoạch bảo vệ môi trường: Tính tới thời điểm hiện tại chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, tuy nhiên định hướng thực hiện dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2050); Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định

số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050); Chiến lược quốc

Trang 13

11

gia về quản lý chất thải (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050)

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà: Quyết định số TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng công nghiệp – xây dựng là 10%/năm là một trong các trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh, bên cạnh đó duy trì các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trọng tâm là duy trì tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn và quản lý chất thải công nghiệp (thu gom

318/QĐ-và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn, xử lý nước thải) Bên cạnh đó, giai đoạn

2021-2030 tỉnh tập trung cao độ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp với thứ tự ưu tiên của công nghiệp cơ khí chế tạo công nghệ cao (chủ đạo là đóng tàu) xếp thứ 2 trong 07 định hướng

ưu tiên của tỉnh bên cạnh chế biến nông, lâm, thuỷ sản chất lượng cao; công nghiệp năng lượng tái tạo; công nghiệp điện tử, viễn thông, bán dẫn

- Quy hoạch phát triển của khu kinh tế Vân Phong: Nằm trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng phát triển khu kinh tế Vân Phong là phát triển mạnh

hệ thống cảng biển Khánh Hoà là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I, tạo tiền đề để khu bến Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế, có bến cảng tổng hợp, container, bến cảng khách quốc tế Theo quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, Khu kinh tế Vân Phong được quy hoạch với diện tích 150.000 ha bao gồm 70.000 ha đất liền và đảo cùng với 80.000 ha mặt nước thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà Đây là một khu kinh tế đa ngành, tuy nhiên tập trung vào lĩnh vực hải cảng, lọc hoá dầu và các hoạt động phụ trợ của hai lĩnh vực này Trong đó, lĩnh vực hoạt động của nhà máy đóng tàu phù hợp với linh vực phụ trợ hải cảng, phấn đấu đưa Vân Phong trở thành một hải cảng quan trọng của vùng

- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Vị trí của nhà máy không thay đổi so với thiết kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì vậy phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương căn cứ Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 07/1/2022 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm 2020 của thị xã Ninh Hoà Do nhà máy nằm trong Khu kinh tế Vân Phong nên phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế (theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 14

+ Luật số 18/2012/QH13 – Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;

Luật số 20/2008/QH12 - Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

+ Luật số 17/2012/QH13 - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

+ Luật số 45/2013/QH13 - Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

+ Luật số 61/2020/QH14 - Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;

+ Luật số 50/2014/QH13 - Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực

từ ngày 01/01/2015; Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;

+ Luật số 08/2017/QH14 - Luật Thủy lợi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/06/2017

+ Luật số 27/200/QH10 - Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001; Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2003;

+ Luật số 06/2007/QH12 – Luật Hóa chất được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007

+ Luật số 55/2010/QH12 - Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010

b Các văn bản dưới luật của Trung ương

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

+ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

xử lý nước thải;

+ Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ về việc quy định

Trang 15

13

phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

+ Nghị định 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ về việc Giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

+ Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/52022 của Chính phủ về Quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

+ Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

+ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Nghị định số 79/2014/NĐ - CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của luật Luật phòng cháy chữa cháy;

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/6/2021 Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

+ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nghị định số 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải rắn xây dựng;

+ Thông tư 07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình;

+ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định

về quản lý chất thải rắn xây dựng

+ Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trang 16

14

c Các văn bản của địa phương

+ Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế Vân Phong và khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Khánh Hoà

+ Quyết định 07/2023/QĐ-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công kềnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

+ Quyết định 05/2023/QĐ-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

d Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng

+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với bụi và khí vô cơ

+ QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại (CTNH)

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

+ QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

+ QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt + QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

+ QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

+ QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Chất lượng nước sạch

Trang 17

15

sử dụng cho mục đích sinh hoạt

+ QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với bụi tại nơi làm việc

+ QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

+ QCVN 22/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng

+ QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

+ QCVN 26/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

+ QCVN 27/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

2.2 Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư

+ Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp 4200241296 đăng ký lần đầu ngày 30/9/1996; thay đổi lần thứ 7 ngày 23/2/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp cho Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án là 6507206633 cấp lần đầu ngày 30/9/1996; đăng ký lại ngày 30/6/2008; thay đổi lần thứ 5 ngày 17/12/2020 của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà đối với Nhà máy sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển và gia công kết cấu thép

+ Quyết định số 360/QĐ-MTg ngày 31/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

“Xây dựng nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin” tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà

+ Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển và gia công các kêt cấu thép tại số 01 thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị

xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà

+ Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của Nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam – Thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà

+ Quyết định số 140/QĐ-KKT ngày 23/8/2022 của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong về việc Điều chỉnh quy hoạch cục bộ chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án Nhà

Trang 18

VÀ GIA CÔNG CÁC KẾT CẤU THÉP

+ Các tài liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án theo địa bàn

+ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hoà 2022

+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thị xã Ninh Hoà 2022

+ Các tài liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà

+ Các văn bản khác có liên quan

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường

Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chủ dự án là Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty CP Tư vấn

Trang 19

17

Công nghệ và Môi trường lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo ĐTM được trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Các bước tiến hành thực hiện lập báo cáo ĐTM cụ thể như sau:

− Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trước khi thực hiện Dự án (hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải, chất lượng nước thải, chất lượng môi trường đất, nước, không khí…);

− Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án;

− Tiến hành công bố thông tin và tham vấn cộng đổng;

− Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

− Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên bộ Tài nguyên và Môi trường là cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo;

3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường

1) Đơn vị chủ trì thực hiện lập báo cáo ĐTM

Chủ dự án: Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam

Địa chỉ: Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Số điện thoại: 0583 622 101

Đại diện: ông Lee Jong Chan

2) Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Môi trường

Địa chỉ liên hệ: Nhà B10A – Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn

Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Đại diện: Vũ Thị Đoan Trang

3) Danh sách nhân cự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM

Các nhân sự tham gia lập báo cáo ĐTM được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 Danh sách nhân sự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM

Trang 20

18

Chức vụ/Học

vị và chuyên môn đào tạo

Nội dung phụ trách trong quá trình

I Đại diện chủ dự án: Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam

1 Lee Jong Chan Tổng Giám

đốc Đại diện Chủ dự án

2 Nguyễn Anh

Cung cấp các tài liệu liên quan dự án

Cung cấp các tài liệu liên quan hiện trạng quản lý môi trường, xử lý chất thải…

II Đại diện đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Môi trường

1 Vũ Thị Đoan

Trang

ThS Khoa học Môi trường

Giám đốc công ty tư vấn, phụ trách chung

2 Trần Quốc

Hoàn

TS Sinh thái học

Điều phối nhóm môi trường tự nhiên, phân bổ chuyển gia thực hiện khảo sát hiện trạng quản lý môi trường, hiện trạng chất lượng môi trường, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của dự án, viết báo cáo chương 1, 2, 3

3 Nguyễn Ngọc

TS Môi trường đất và nước

Điều phối nhóm môi trường xã hội, phân bổ chuyên gia thực hiện khảo sát tình hình kinh tế xã hội, đánh giá tác động môi trường đến kinh tế-xã hội

4 Phạm Đình

Quý

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

5 Đinh Tiến

Dũng

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

6 Hồ Thị Thuý

Hằng

ThS Khoa học môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

7 Nguyễn Thị

Thu Hà

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3

8 Hoàng Thị

Ngân

ThS Địa chất môi trường

Mô tả dự án, phân tích các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án;

tham gia viết chương 1

Trang 21

19

Chức vụ/Học

vị và chuyên môn đào tạo

Nội dung phụ trách trong quá trình

9 Nguyễn Thị

Oanh

CN Kinh tế tài nguyên và môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3

10 Trần Văn

Tuyền

KS Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Mô tả dự án, phân tích các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án;

tham gia viết chương 1

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp nhận diện tác động: Phương pháp này được áp dụng thông qua

các bước cụ thể sau đây: mô tả các hệ thống môi trường; xác định các thành phần, hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến môi trường; và xác định đầy đủ các dòng chất thải có liên quan, vấn đề môi trường để phục vụ cho việc đánh giá chi tiết Trong báo cáo này, phương pháp này được sử dụng để nhận diện các tác động chính của dự án (Chương 3)

- Phương pháp chập bản đồ: Được sử dụng để đánh giá các sự xâm phạm không

gian của dự án, ngoài ra các hoạt động cụ thể gây ra tác động và phạm vi ảnh hưởng cũng có thể sử dụng phương pháp này dựa trên các kết quả đánh giá tác động của dự án (Chương 1 và 3)

- Phương pháp ma trận: Phương pháp này là liệt kê đồng thời các hoạt động của

dự án với danh mục các nhân tố môi trường có thể bị tác động Kết hợp các liệt kê này dưới dạng hàng và cột, ta được ma trận môi trường Từ đó cho thấy rõ hơn mối quan hệ nhân – quả giữa các hoạt động của dự án với các nhân tố môi trường bị tác động xảy ra một cách đồng thời trong các ô của ma trận Tùy theo cách sử dụng, mà có thể chia ma trận môi trường thành một số loại sau: ma trận đơn giản, ma trận phức tạp, ma trận phức tạp có định lượng Trong báo cáo này, phương pháp ma trận định lượng đã được sử dụng, trong đó mức độ tác động, tầm quan trọng, khả năng xảy ra, khả năng tương hỗ

và tích luỹ của tác động… được cho điểm theo thang điểm từ 1-3 hoặc từ -5 đến +5 tuỳ yếu tố được đánh giá Phương pháp này được sử dụng để xác định tác động đáng kể cần xem xét (Chương 3)

- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này sử dụng các hệ số ô nhiễm

của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1993 và các bộ hệ số tương tự (AP-42 của

US EPA, 2006) để ước tính thải lượng và dự báo ô nhiễm do phương tiện vận chuyển vận chuyển nguyên vật liệu, do máy móc thiết bị thi công và do sinh hoạt của công nhân trên công trường trong quá trình thi công, vận hành của dự án gây ra Phương pháp này

Trang 22

20

cũng sử dụng kết hợp với kế thừa dữ liệu thứ cấp để dự báo tác động của dự án đến môi trường (Chương 3)

- Phương pháp mô hình toán: Để đánh giá tác động của khí thải từ hoạt động

của ống khói (nguồn điểm) thiết bị, máy móc (nguồn đường, nguồn mặt) đến với môi trường không khí xung quanh, sử dụng mô hình phát tán khí thải SCREEN View 4.0 Screen View là một giao diện Windows sử dụng mô hình khói Gauss là sự kết hợp các yếu tố nguồn liên quan và các yếu tố khí tượng để ước tính nồng độ chất gây ô nhiễm từ các nguồn liên tục Mô hình Screen View đánh giá phát tán đối với các nguồn điểm, nguồn đường và nguồn mặt, chọn phát tán khí theo nguồn điểm nguồn phát thải lớn nhất

là giai đoạn thi công với các thông số đầu vào căn cứ kết quả quan trắc môi trường nền

và dự báo phát thải (kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh – chương 3)

- Thảo luận nhóm: Các buổi thảo luận, tham vấn được thực hiện bằng hình thức

thảo luận nhóm tập trung giữa chủ dự án, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn ĐTM nhằm xác định phương án thay thế phù hợp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường từ các nội dung thực hiện của dự án (chương 3, 4)

4.2 Các phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và kế thừa: Phương pháp này được sử

dụng để xác định và đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng dự án thông qua các dữ liệu và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội khu vực, nghiên cứu môi trường và cơ sở dữ liệu có liên quan trong khu vực Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo có sẵn về nguy

cơ và mức độ ảnh hưởng của dự án hiện tại cũng như các dự án tương tự đến môi trường

Rà soát dữ liệu thứ cấp bao gồm việc xem xét các tài liệu hiện trạng có liên quan đến khu vực dự án và xem xét các thông tin có sẵn từ các tài liệu của dự án Đặc biệt quan trọng là việc xem xét dữ liệu/thông tin đã có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, và các thông tin liên quan khác, niên giám thống kê Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1 đến chương 3 của báo cáo ĐTM

- Khảo sát thực địa: Điều tra thực địa là việc làm bắt buộc trong quá trình thực

hiện ĐTM nhằm xác định hiện trạng của khu vực dự án, các đối tượng xung quanh có liên quan để chọn vị trí lấy mẫu, điều tra về hiện trạng của môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, sử dụng đất, thảm thực vật, hệ động vật và thực vật trong khu vực dự án Những kết quả điều tra sẽ được sử dụng để đánh giá các điều kiện tự nhiên của khu vực dự án Đối với đánh giá xã hội, khảo sát thực địa là nguồn thông tin tốt giúp xác minh kết quả ban đầu thu được từ việc xem xét dữ liệu thứ cấp Các khảo sát thực địa nhằm thu thập và bổ sung thông tin đã có Phương pháp này được áp dụng trong Chương 1 và 2

Trang 23

21

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá chất lượng môi trường,

chất lượng nước thải, tải lượng ô nhiễm trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường liên quan của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, của địa phương cũng như các nghiên cứu liên quan trong Chương 3 của báo cáo Ngoài ra, phương pháp ngày cũng được sử dụng để đưa ra quy định pháp lý đối với chương trình giám sát môi trường (chương 4)

- Phương pháp lấy và phân tích mẫu: Để đánh giá được hiện trạng môi trường,

đơn vị tư vấn đã tiến hành đo đạc và lấy mẫu môi trường đất, nước mặt, nước thải, nước dưới đất, không khí Lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nhằm phục

vụ đánh giá chất lượng môi trường trước khi thực hiện dự án (môi trường nền), xây dựng chương 1 báo cáo ĐTM, làm cơ sở dự báo mức độ ảnh hưởng đến môi trường (chương 3) và địa điểm thực hiện các giải pháp BVMT và các cam kết của dự án đối với BVMT

- Chủ dự án: Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam

- Địa điểm: thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà

- Loại hình dự án: Dự án nâng công suất

- Quy mô: 950.000 DWT/năm

- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm: nước mặt tiếp nhận nước thải (nước biển ven bờ), không khí xung quanh môi trường làm việc

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Các hạng mục công trình đầu tư mở rộng: đầu tư thêm cẩu, bố trí lại cẩu bờ, nối dài đường ray cẩu 40 tấn, các phân xưởng vỏ, xưởng sơn, trạm khí nén, kho vật tư,

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: Hoàn thiện hạ tầng thu gom nước thải, chất thải rắn và thoát nước mưa tại các hạng mục công trình xây dựng mới Không đầu tư mới hoặc mở rộng hệ thống xử lý chất thải hiện có

- Các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường: thi công xây dựng song song với vận hành tại cơ sở hiện có, lắp đặt thiết bị sản xuất và vận hành giai đoạn mở rộng

Trang 24

22

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

a Tác động có liên quan chất thải

- Bụi từ đào đắp, san lấp mặt bằng gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường; bụi và khí thải từ hoạt động vật chuyển nguyên vật liệu (bằng đường bộ) ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường không khí các đường giao thông lân cận Khí thải thiết

bị thi công (bao gồm hàn, cắt kim loại) không gây ô nhiễm môi trường

- Nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa 3,6 m3/ngày sử dụng chung hạ tầng hiện có, ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể Nước thải xây dựng phát sinh tối đa 3,2

m3/ngày ô nhiễm nhẹ về chất rắn lơ lửng Nước mưa chảy tràn phát sinh không quá 0,34

m3/s sử dụng hạ tầng hiện có - đảm bảo yêu cầu thoát nước trong phạm vi nhà máy

- Chất thải rắn xây dựng phát sinh không quá 85 tấn, chủ yếu là CTR có thể tái chế, tái sử dụng Chất thải nguy hại phát sinh không quá 73,2 lít/năm dạng lỏng và dưới

20 kg/năm dạng rắn, được quản lý bằng hệ thống quản lý hiện có

b Tác động không liên quan chất thải

- Tiếng ồn vận chuyển và thi công ảnh hưởng trong phạm vi 30m và 25m; độ rung ảnh hưởng đến phạm vi 25m từ thiết bị

- Hạ tầng giao thông, thoát nước nội bộ, công trình xây dựng hiện có bị ảnh hưởng không đáng kể; ảnh hưởng đến đời sống xã hội, vệ sinh môi trường và mỹ quan rất thấp

- Các rủi ro môi trường bao gồm tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, chập điện, sét đánh, gió bão không đáng kể

5.3.2 Đánh giá các tác động trong giai đoạn vận hành

a Tác động có liên quan chất thải

- Bụi xử lý thép (cắt, mài cát ) sau khi xử lý không gây ô nhiễm môi trường; khói hàn gây ô nhiễm NOx và bụi trong khoảng tối đa 90m kể từ vị trí hàn (ngoài trời)

và được chụp hút đảm bảo QCVN trong xưởng

- Nước thải sinh hoạt phát sinh vào khoảng 561 m3/ngày đảm bảo QCVN đối với nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất phát sinh trung bình 1,58 – 2,00 m3/ngày đêm định kỳ xử lý 3 tháng/lần đảm bảo QCVN Nước mưa chảy tràn phát sinh 0,37 m3/s đảm bảo khả năng thoát nước hiện nay

- CTR sinh hoạt, CTR sản xuất và CTR nguy hại phát sinh thêm không đáng kể

so với hiện nay (tương đương lần lượt là 254; 7.839 và 894 tấn/năm), đang được quản

lý (thu gom, tái sử dụng, phân loại, lưu trữ và vận chuyển đi xử lý) phù hợp với điều kiện cơ sở và quy định hiện hành

Trang 25

23

b Tác động không liên quan chất thải

- Tiếng ồn và độ rung từ máy nén khí, hoạt động hàn, cắt kim loại ảnh hưởng đến phạm vi không quá 5m tính từ thiết bị Ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm ảnh sáng có thể xảy ra tức thời trong quá trình cắt và hàn kim loại nhưng phạm vi ô nhiễm thấp

- Các rủi ro môi trường bao gồm tai nạn lao động, tai nạn giao thông; cháy nổ, chập điện; thiên tai, dịch bệnh, sự cố sản xuất khác bao gồm tràn dầu, va đập hỏng khung tàu các sự cố hệ thống xử lý môi trường bao gồm đổ tràn hoá chất, chất thải nguy hại, ngừng hệ thống xử lý nước thải, tắc đường ống dẫn khí, hỏng quạt hút, nứt/gãy ống khói tuy nhiên khả năng xảy ra thấp và quy mô tác động thường nhỏ

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công

a Tác động có liên quan chất thải

- Đảm bảo các yêu cầu đối với phương tiện và hoạt động vận chuyển, thi công xây dựng; Tránh sử dụng các phương tiện quá cũ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện theo quy định; Bố trí điểm rửa xe trước khi ra khỏi công trường (giai đoạn đào móng), tái sử dụng đối với nước rửa xe; Bố trí quét dọn và phun xịt rửa đường nếu

có rơi vãi nguyên vật liệu, đất thải Trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân

- Bố trí thêm bể lắng tái sử dụng nước rửa xe; yêu cầu công nhân giữ vệ sinh chung liên quan đến nước thải sinh hoạt khi thi công xây dựng song song với vận hành nhà máy; thường xuyên dọn vệ sinh công trường và đường giao thông nội vi đảm bảo

vệ sinh chung và chất lượng của hệ thống thu gom nước mưa

- Thu gom CTR sinh hoạt, CTR xây dựng và CTNH theo quy định, có thể tận dụng hạ tầng thu gom hiện có của nhà máy

b Tác động không liên quan chất thải

- Đảm bảo các yêu cầu đối với phương tiện và hoạt động vận chuyển, thi công xây dựng; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hạn chế hoạt động đồng thời của các thiết bị có độ ồn, độ rung cao; không sử dụng phương tiện quá khổ, quá tải, không vận chuyển vào giờ cao điểm; có phương án hoàn trả, phục hồi tuyến đường nếu vận chuyển gây rơi vãi, hư hỏng

- Có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố thi công, xây dựng theo quy định; đảm bảo nhân lực, vật lực để thực hiện phương án đã xây dựng Chi tiết các giải pháp trong mục 3.1.2 của báo cáo

5.4.2 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành

a Tác động có liên quan chất thải

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm hiện có (khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, CTR sinh hoạt, sản xuất và CTNH)

Trang 26

24

- Bổ sung thêm quạt hút khí nhà xưởng tại khu vực hàn cắt kim loại trong xưởng;

bổ sung thiết bị mặt nạ hàn kết hợp lọc khí cho công nhân hàn điện trong thời gian dài

- Định kỳ bổ sung mem bể tự hoại, thường xuyên đánh giá hiệu quả hệ thống xử

lý nước thải sinh hoạt; hệ thống lưu trữ và xử lý nước thải sản xuất

- Xem xét bổ sung giải pháp phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, tăng tần suất thu gom hoặc bổ sung túi chứa rác kín

b Tác động không liên quan chất thải

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị; Cô lập, cách ly các nguồn ồn, rung, nguồn ô nhiễm ánh sáng trong quá trình hoạt động;

- Có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố sản xuất; cháy nổ và tai nạn; sự cố

hệ thống xử lý chất thải; các rủi ro thiên tai theo quy định; đảm bảo nhân lực, vật lực để thực hiện phương án đã xây dựng Chi tiết các giải pháp trong mục 3.2.2 của báo cáo

Trang 27

Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam

Địa chỉ: Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Điện thoại: 0583 622 101

Fax: 0583 622 089

Đại diện: ông Lee Jong Chan

Chức vụ: Tổng Giám đốc

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Địa điểm: thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà

Hình 1.1 Sơ đồ thừa đất được giao

Nguồn: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1997)

Nhà máy sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển và gia công các kết cấu thép tại

01 Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thị xã Ninh Hòa khoảng 15km về phía Đông Bắc Nhà máy có diện tích 100ha mặt đất và

Trang 28

26

100ha mặt nước theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00019QSDĐ/KH ngày 21/05/1997 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp được giới hạn bởi các điểm khép góc có hệ toạ độ VN – 2000, múi chiếu 30 kinh tuyến trục 108015’

Căn cứ Văn bản số 2222/UB vào ngày 11 tháng 10 năm 2001 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa về việc chấp thuận cho các tàu được neo đậu ngoài vùng biển khi vào sửa chữa tại nhà máy theo chỉ định sau:

+ Chấp thuận cho các tàu neo đậu ngoài vùng biển khi vào sửa chữa tại nhà máy với diện tích 72,5ha, vị trí ranh giới như sau:

 Phía Bắc giáp biển do Nhà nước quản lý, dài 1.200m

 Phía Nam giáp vùng biển Nhà máy đang sử dụng, dài 1.700m

 Phía Đông giáp biển do Nhà nước quản lý, dài 702,3m

 Phía Tây giáp biển do Nhà nước quản lý, dài 500m

Căn cứ Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Tổng diện tích của dự

Trang 29

27

Nguồn: Bản đồ ranh giới tổng diện tích đất tỷ lệ 1/5000

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí thực hiện dự án và các đối tượng lân cận

Khu đất được giao có vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp biển Đông

+ Phía Nam giáp tỉnh lộ 1B (ĐT625D) và sau đó khu dân cư và Trung tâm nhiệt điện BOT Vân Phong 1

+ Phía Tây giáp đường tránh (đường cải tuyến) tỉnh lộ 1B (ĐT 625D)

+ Phía Đông giáp biển Đông

Bên cạnh đó, dự án cách kho xăng dầu Ngoại Quan nằm trên hòn Mỹ Giang 1,5

km (về phía Đông); cách Khu công nghiệp Ninh Thuỷ 2 km (về phía Tây Bắc); Nhiệt điện Vân Phong 1,8 km (về phía Nam); cách hồ Hòn Khói 2,7 km (về phía Tây Tây Nam); cách khu du lịch Ninh Phước khoảng 5 km (về phía Nam)

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện tại trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án, có 05 loại hình sử dụng đất và mặt nước cụ thể bao gồm:

Trang 30

Tỷ lệ (%)

Diện tích

Tỷ lệ (%)

1 Đất hành chính

phụ trợ 74.849,00 7,15 68.079,64 6,51

Giảm diện tích do thay đổi cách thống kê (bỏ quy hoạch đất xây dựng văn phòng và điều chỉnh 36.289m 2 đất khu ký túc thành 30.116,79m 2 đất khu nhà ở nhân viên

2 Đất công nghiệp 592.050,00 56,67 623.596,69 59,67

Tăng diện tích do mở rộng khu công nghiệp đóng tàu ra các quỹ đát trống trong khu vực quy hoạch

3 Đất giao thông

và cây xanh 378.101,00 36,18 251.397,79 24,06

Giảm diện tích theo hiện trạng cầu tàu, đường giao thông đã có và do

mở rộng khu công nghiệp đóng tàu

4 Đất hạ tầng kỹ

Theo cách thống kê cũ, đất hạ tầng kỹ thuật nằm trong các khu chức năng khác

Theo cách thống kê cũ, đất hạ tầng kỹ thuật nằm trong các khu chức năng khác

00 - Không thay đổi

Nguồn: Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 v/v Quyết định phê duyệt đồ

án quy hoạch xây dựng 1/500, bản đồ sử dụng đất trong phụ lục bản vẽ

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Địa điểm thực hiện dự án nằm cách xa khu dân cư, trong phạm vi thực hiện dự

án và cách dự án ít nhất 2 km không có các di tích lịch sử, vườn quốc gia, khu bảo tồn hay các đối tượng môi trường nhạy cảm khác Các đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án đáng lưu ý bao gồm:

Trang 31

29

Bảng 1.3 Hiện trạng đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án

1 Hòn Mỹ Giang

Trên đảo có kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong của Công ty TNHH Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong với diện tích khoảng

56 ha mặt đất và 42 ha mặt biển, cách nhà máy 1,5-2 km về hướng Đông; Kho đi vào hoạt động từ 2012

2 Khu dân cư

Thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, phần lớn dân cư tập trung tại khu vực ven đường tỉnh lộ 1B cho đến ven biển Các hộ dân sinh sống bằng nông nghiệp, đánh bắt hải sản

và buôn bán nhỏ Trong đó cũng có khoảng gần 50 người là công nhân của nhà máy

3 Nhiệt điện BOT

Cách nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam 2,7

km về hướng Tây, đây là hồ nước cấp cung cấp nước cho nhà máy và một số cơ sở khác trong khu vực

5

Khu dân cư và

khu du lịch

Ninh Phước

Cách nhà máy khoảng 5 km bao gồm trung tâm

xã Ninh Phước và các cơ sở du lịch, nuôi trồng thuỷ sản ven biển Ninh Phước Người dân sống chủ yếu ven đường Tỉnh lộ 1B, phía Tây là khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung của xã

Nguồn: Khảo sát thực địa và Google Earth (2023)

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu chung: Đầu tư hạ tầng phục vụ đóng mới tàu biển với công suất 950.000 DWT/năm

Trang 32

30

Mục tiêu cụ thể:

- Đầu tư cẩu, nhà xưởng, máy móc và thiết bị với mục đích mở rộng sản xuất để thực hiện dự án đóng mới tàu tải trọng lên đến 110.000 tấn và nâng tổng công suất đóng mới tàu của công ty từ 800.000 DWT/năm lên 950.000 DWT/năm

- Bổ sung quyền nhập khẩu và phân phối bán buôn các hàng hoá có mã HS phục

vụ cho quá trình đóng mới tàu

- Tạo ra một nhà máy đóng tàu khang trang, dây chuyền sản xuất thuận tiện, hợp

lý với quỹ đất hiện có, đáp ứng tốt yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và môi trường Tổng thể nhà máy đóng tàu được phân chia thành 04 khu chức năng riêng biệt: hành chính phụ trợ, khu công nghiệp đóng tàu, hạ tầng giao thông và cây xanh có sự kết nối thuận tiện và chặt chẽ; Sử dụng đất hiệu quả hợp lý, tạo dựng môi trường làm việc ổn định lâu dài, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương góp phần tăng cường đội ngũ công nhân có trình độ cao cho xây dựng địa phương và đất nước

1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất của dự án

a Loại hình

Theo tiêu chí phân loại dự án của Luật Đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, ngành chế biến thực phẩm, mã ngành 3011 – Đóng tàu và cấu kiện nổi Dự án thuộc loại thay đổi công nghệ, sản phẩm và nâng công suất của cơ sở sản xuất công nghiệp

b Quy mô

- Quy mô sử dụng đất: Tổng diện tích sau khi điều chỉnh là 1.045.000 m2 đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không bao gồm 45.000 m2 đất giao thông công cộng) và 1.725.000 m2 mặt biển

- Quy mô sản xuất: Nâng công suất từ 800.000 DWT/năm lên thành 950.000 DWT/năm (trong đó chủ yếu là do đóng các tàu biển có tải trọng lên đến 110.000 tấn)

1.2 CÁC HẠNG MỤC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1.2.1 Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất

Trên cơ sở diện tích xây dựng đã được quy hoạch, thay đổi mục đích sử dụng trong nội bộ từng hạng mục sử dụng đất để đảm bảo cơ sở hạ tầng đóng tàu biển có tải trọng lên đến 110.000 tấn và nâng tổng công suất của nhà máy lên 950.000 DWT/năm Các điều chỉnh bao gồm:

Trang 33

Tỷ lệ xây dựng (%)

Trang 34

32

Số tầng

Tỷ lệ xây dựng (%)

6.1 Mặt biển MB-01 1.709.369,49 1.709.369,49 - - -

Nguồn: Báo cáo đề xuất thay đổi giấy phép đầu tư (2023)

- Khu công nghiệp đóng tàu: là khu chức năng chính, chiếm gần 60% diện tích của đất liền khu vực dự án Khu công nghiệp đóng tàu tập trung chủ yếu ở phía Đông

Trang 35

33

và mở rộng thêm thông qua quỹ đất trống phía Nam Khu vực này gồm có các khu chức năng đóng tàu, nhà xưởng, bến bãi, cầu tàu thông qua các tuyến giao thông chính đồng thời mở rộng các tuyến giao thông nội bộ để đi vào từng khu Đặc điểm thiết kế của một

số hạng mục quan trọng:

+ Ụ tàu: Gồm 2 ụ khô số 1 và số 2 để đóng mới tàu Hai ụ được đặt cạnh nhau, nằm trên vùng đất rộng khoảng 10,5 ha mặt đất và 12,5 ha mặt vịnh Cao độ trung bình mặt bãi từ +4 ÷ +4,5m Cửa ụ nằm về phía Đông Bắc, trục của 2 ụ song song nhau và nghiêng so với hướng Bắc khoảng 46015’ Kích thước cơ bản của ụ tàu được thiết kế theo các thông số sau:

Mực nước cao thiết kế: +0,7m

Mực nước trung bình thiết kế: 0m

Mực nước thấp thiết kế: -0,7m

Sóng chiều cao H1/3 = 1,8m, chu kỳ sóng T1/3 = 5 giây

Gió: vận tốc đối đa 26 m/s

Bảng 1.5 Hiện trạng các hạng mục xây dựng và đề xuất bổ sung

thép, tường bê tông, cửa

Trang 36

34

8 Xưởng gia công sắt thép số 1 R22m*D300m Đã có

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

15 Trạm điện chính (110kv-6.6kv) R8m*D29.7m Đã có

Kết cấu nhà xây dựng có trụ, dầm, sàn mái bằng

bê tông cốt thép, tường gạch 220mm

24 Khu văn phòng số 1 R18m*D65m*3Floor Đã có

Khối nhà cao tầng bê tông cốt thép, tường gạch, hệ cửa sát kính

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

Khối nhà cao tầng bê tông cốt thép, tường gạch, hệ cửa sát kính

27 Ký túc xá việt nam A R12.8m*D67m*4Floor Đã có Không có nhà xưởng

Khối nhà cao tầng bê tông cốt thép, tường gạch, hệ cửa sát kính

28 Ký túc xá việt nam B R12.8m*D67m*4Floor Đã có

29 Tòa nhà số 3 R19m*D66m*4Floor Đã có

Trang 37

35

30 Tòa nhà số 4 (B) R13m*D72m*4Floor Đã có Khối nhà cao tầng bê

tông cốt thép, tường gạch, hệ cửa sát kính, sàn bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch

31 Tòa nhà số.5 R13m*D110m*2Floor Đã có

Móng đá chẻ, trụ bê tông cốt thép, tường gạch 20cm, mái lợp tole, vi kèo thép hộp tráng kẽm, nền lát gạch men

33 Khu vực chứa thép tấm R22.5m*D185m Đã có Nền bê tông cốt thép

chịu lực

34 Xưởng lắp ghép block số.1 R15m*D292m Đã có

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

42 Ký túc xá hàn quốc mới R35m*D50m*4floor Đã có

43 Khu nhà số 6 R13m*D85m*4floor Đã có

44 Xưởng gia công sắt số 2 R32m*D300m Đã có Kiến trúc là công trình

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

45 Xưởng gia công sắt số 3 R25m*D200m Đã có

46 Khu vực chế tạo ngoài trời 1 R32m*D337m Đã có Khu vực gia công ngoài

trời, nền bê tông cốt thép

chịu lực

47 Khu vực chế tạo ngoài trời 2 R32m*D337m Đã có

48 Khu vực chế tạo ngoài trời 3 R32m*D337m Đã có

49 Xưởng xử lý thép tấm R25m*D90m Đã có

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

50 Xưởng lắp ghép block số.2 R15m*D262m Đã có

51 Nhà che khu vực 500 Bay R32m*D80m Đã có

52 Nhà che 500 Bay R40m*D40m*2set Đã có

53 Xưởng lắp ống phòng pre số 1 R34M*D24 Đã có

Trang 39

37

85 Xưởng sơn số 19 R40m*D70m Đã có Khung nhà thép tiền chế,

mái lợp tole, xà gồ thép

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

Nhà xưởng với kết cấu móng bê tông cốt thép, móng đá chẻ, giằng móng bê tông cốt thép Khung nhà thép tiền chế, mái lợp tole, xà gồ thép

Móng đá chẻ, trụ bê tông cốt thép, tường gạch 20cm, mái lợp tole, vi kèo thép hộp tráng kẽm, nền lát gạch men

90 trạm điện phụ M3 (6.6kv-0.4kv) R9m*D13.5m Đã có

Kết cấu nhà xây dựng có trụ, dầm, sàn mái bằng

bê tông cốt thép, tường gạch 220mm

91 trạm điện phụ M4 (6.6kv-0.4kv) R9m*D13.5m Đã có

92 trạm điện phụ F1 (6.6kv-0.4kv) R9m*D13.5m Đã có

93 trạm điện phụ F2 (6.6kv-.4kv) R9m*D13.5m

Không hoạt động

94 trạm điện phụ F3 (6.6kv-0.4kv) R9m*D13.5m Đã có

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

96 Hệ thống xử lý nước thải sinh

98 CO 2 liqiud tank ( KV bồn CO2) R16m*D27m Đã có

99 Per Pipe Workshop (Xưởng lắp

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

101 Xưởng sửa chữa máy hàn R20m*D25m Đã có

102 Kho điện tạm thời R15m*D25m Đã có Kiến trúc là công trình

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

103 Kho ống mềm di động R15m*D25m Đã có

Trang 40

38

105 Xưởng sửa chữa TB Nâng R20m*D40m Đã có Kiến trúc là công trình

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

106 Bãi chứa rác nguy hiểm R15m*D25m Đã có

Kiến trúc là công trình công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp, mái lợp tôn, vách xung quanh được dựng tôn

117 Trạm máy nén khí số 4 R10m*15m Mới

Móng đá chẻ, trụ bê tông cốt thép, tường gạch 20cm, mái lợp tole, vi kèo thép hộp tráng kẽm, nền lát gạch men

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

119 Nhà xưởng 2 (phần nối dài) 77.9mx20.2m Mới

Khối nhà cao tầng bê tông cốt thép, tường gạch, hệ cửa sát kính

121 Bể nước cứu hỏa và nhà xe 7x16 Mới

công nghiệp, khung nhà, kèo thép tổ hợp

Ngày đăng: 15/03/2024, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w