1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)”

251 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 251
Dung lượng 8,81 MB

Nội dung

.2355.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:...2355.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 11

1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 11

1.1 Thông tin chung về dự án 11

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương 11

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định của pháp luật có liên quan 12

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 13

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 13

2.2 Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 18

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 20

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 22

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 24

5.1 Thông tin về dự án: 24

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 25

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 25

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 27

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 33

5.5.3 Cam kết của chủ dự án 34

5.5.4 Một số nội dung thảo luận tại phiên họp hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 04 tháng 08 năm 2022 34

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 35

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 35

1.1.1 Tên dự án 35

Trang 2

1.1.2 Tên chủ dự án 35

1.1.3 Vị trí địa lý 36

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 44

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 45

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của dự án 46

1.1.6.1 Mục tiêu và loại hình của dự án 46

1.1.6.2 Quy mô và công suất, công nghệ sản xuất của dự án 47

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 47

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 47

1.2.1.1 Cơ cấu sử dụng đất toàn khu 47

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 61

1.2.3 Các hoạt động của dự án 70

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 70

1.2.5 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) 75

1.2.6 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 75

1.3 Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 75

1.3.1 Nhu cầu nguyên vật liệu cho giai đoạn xây dựng dự án 75

1.3.1.1 Nguyên vật liệu xây dựng phục vụ dự án 75

1.3.1.2 Nhu cầu cung cấp điện 76

1.3.1.3 Nhu cầu cung cấp nước 76

1.3.1.4 Nhiên liệu phục vụ dự án 77

1.3.2 Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn hoạt động 77

1.3.2.1 Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của dự án 77

1.3.2.2 Nhiên vật liệu phục vụ dự án 78

1.3.2.3 Nhu cầu cấp điện 78

1.3.2.4 Nhu cầu cấp nước 79

1.3.2.5 Nhu cầu hệ thống thông tin liên lạc 79

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 80

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 83

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 93

Trang 3

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 97

2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI 97

2.1.1 Điều kiện về tự nhiên 97

2.1.2 Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án, đặc điểm về chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận 105

2.1.3 Điều kiện về kinh tế- xã hội xã Đạ Oai 107

2.1.4 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 109

2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN 109

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 109

2.2.1.1 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 109

2.2.1.2 Dữ liệu quan trắc môi trường nước 112

2.2.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất 114

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 115

2.2.2.1 Hệ sinh thái trên cạn 115

2.2.2.2 Hệ sinh thái dưới nước 116

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 116

2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 116

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 118

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 118

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 118

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 143

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 155

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 155

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 173

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 221

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 221

Trang 4

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 221

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 222 3.3.4 Quy chế quản lý môi trường khu nhà ở 223

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 224

3.4.1 Mức độ chi tiết của ĐTM 224

3.4.2 Độ tin cậy của ĐTM 225

Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 227 4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 227

4.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 233

4.2.1 Trong giai đoạn xây dựng dự án 233

4.2.2 Trong giai đoạn hoạt động dự án 233

Chương 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 235

5.1 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .235

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: 235

5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án 235

5.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 235

5.2 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 235

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 239

1 KẾT LUẬN 239

2 KIẾN NGHỊ 239

3 CAM KẾT 239

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 241

PHỤ LỤC 242

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢ Bảng 1 Danh sách thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo 19

Trang 6

Bảng 2 Các phương pháp, mục đích sử dụng các phương pháp trong quá trình lập

báo cáo ĐTM của dự án 20

Y Bảng 1 1 Tọa độ khu đất Dự án (VN-2000) 35

Bảng 1 1 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất 37

Bảng 1 3 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất 40

Bảng 1 4 Bảng cơ cấu sử dụng đất toàn khu 45

Bảng 1 5 Bảng chỉ tiêu sử dụng đất 46

Bảng 1 6 Bảng thống kê diện tích từng ô đất: 47

Bảng 1 7 Bảng bình đồ giao thông 54

Bảng 1 8: Bảng nhu cầu dùng nước 60

Bảng 1 9: Bảng nhu cầu dùng điện 62

Bảng 1 10: Thống kê nhu cầu dùng điện 63

Bảng 1 11: Dự báo nhu cầu thuê bao toàn khu 68

Bảng 1 12: Lưu lượng thoát nước thải của dự án 71

Bảng 1 13 Khối lượng nguyên, vật liệu trong giai đoạn xây dựng 75

Bảng 1 14 Bảng định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị xây dựng 76

Bảng 1 15 Ước tính nhu cầu nhiên vật liệu trong giai đoạn vận hành dự án 77

Bảng 1 16 Nhu cầu điện năng phục vụ dự án 78

Bảng 1 17 Bảng thống kê nhu cầu dùng nước sinh hoạt 79

Bảng 1 18 Dự báo nhu cầu thuê bao toàn khu 80

Bảng 1 19 Danh mục máy móc thiết bị trong quá trình thi công 103

Bảng 1 20 Dự kiến danh sách máy móc thiết bị trong giai đoạn hoạt động 103

Bảng 3 1 Liệt kê các nguồn gây tác động giai đoạn triển khai xây dựng dự án.127 Bảng 3 2 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng dự án 129

Bảng 3 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 132

Trang 7

Bảng 3 4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn

xây dựng dự án 133

Bảng 3 5 Bảng khối lượng sinh khối phát sinh từ phát quang thảm thực vật .134

Bảng 3 6 Dự báo khối lượng nhiên liệu tiêu thụ từ các phương tiện giao thông 137

Bảng 3 7 Tải lượng ô nhiễm của phương tiện vận chuyển cho dự án 137

Bảng 3 8 Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí do của các phương tiện vận chuyển 138

Bảng 3 9 Tải lượng và nồng độ các khí ô nhiễm khí thải của phương tiện thi công 139

Bảng 3 10 Hệ số ô nhiễm khi hàn 140

Bảng 3 11 Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong quá trình hàn của 1 công nhân hàn 140

Bảng 3 12: Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động thi công hoàn thiện 141

Bảng 3 13 Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng 141

Bảng 3 14 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 143

Bảng 3 15: CTR phát sinh trong giai đoạn xây dựng 144

Bảng 3 16 Danh sách CTNH phát sinh trung bình trong 1 tháng (giai đoạn xây dựng) 146

Bảng 3 17 Mức ồn của các máy móc, thiết bị thi công 146

Bảng 3 18 Dự báo mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 147

Bảng 3 19: Dự báo mức ồn từ các thiết bị thi công cùng loại trên công trường 148 Bảng 3 20: Dự báo mức ồn cộng hưởng từ các thiết bị thi công trên công trường 149

Bảng 3 21 Các chất ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 164

Bảng 3 22 Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt 165

Bảng 3 23 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 166

Bảng 3 24 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 166

Trang 8

Bảng 3 25 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý

166

Bảng 3 26 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại167 Bảng 3 27 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng dự án 168

Bảng 3 28 Dự báo khối lượng nhiên liệu tiêu thụ từ các phương tiện giao thông 169

Bảng 3 29 Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông đường bộ 170

Bảng 3 30 Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông 170

Bảng 3 31 Tải lượng các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt gas 172

Bảng 3 32 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 175

Bảng 3 33 Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại 177

Bảng 3 34 Độ ồn tối đa của các phương tiện giao thông đường bộ 179

Bảng 3 35 Các hạng mục công trình của HTXLNT của dự án 192

Bảng 3 36 Bảng danh mục các thiết bị của hệ thống XLNT 193

Bảng 3 37 Ưu điểm của công nghệ XLNT áp dụng chọ trạm xử lý 200

Bảng 3 38 Hiệu quả xử lý dự kiến của HTXLNT qua từng công đoạn xử lý 201

Bảng 3 39 Nồng độ các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt trước và sau xử lý dự kiến 202

Bảng 3 40 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý mùi 208

Bảng 3 41 Một số sự cố về máy móc, thiết bị thường gặp và biện pháp khắc phục 223

Bảng 3 42 Một số sự cố của các bể và biện pháp khắc phục 225

Bảng 3 43 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và tóm tắt kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 228

Bảng 3 44 Bảng phân bố nhân sự cho công tác bảo vệ môi trường 229

Bảng 3.45 Tổng hợp đánh giá mức độ tin cậy của các đánh giá trong ĐTM 232

Bảng 4 1 Chương trình quản lý môi trường 236

Bảng 5 2 Bảng tổng hợp ý kiến tham vấn cộng đồng 244

Trang 10

DANH MỤC HÌ

Hình 1 1 Vị trí khu đất 34

Hình 1 2 Đường Đạ Kiên gần dự án 36

Hình 1 3 Suối hiện hữu 39

Hình 1 4 Hiện trạng khu đất hiện hữu của dự án 41

Hình 1 5 Hiện trạng hạ tầng xã hội trong khu vực 42

Hình 1 6 Tổng thể dự án được quy hoạch khi hoàn thiện 44

Hình 1 7 Tổng thể dự án được quy hoạch khi hoàn thiện 53

Hình 1 8 Quy trình thi công xây dựng dự án 82

Hình 1 9 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng 105

Y No table of figures entries found Hình 3 1 Phương án thu gom và XLNT sinh hoạt của Dự án 184

Hình 3 2 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 186

Hình 3 3 Phương án xử lý nước thải của dự án 189

Hình 3 4 Cấu tạo, lắp đặt khớp nối nhanh cho bơm, máy khuấy chìm (tham khảo) 200

Hình 3 5 Cấu tạo palăng, nắp thăm (tham khảo) 200

Hình 3 6 Sơ đồ thoát nước mưa của dự án 205

Hình 3 7 Quy trình thu gom rác thải của dự án 213

Trang 11

MỞ ĐẦU 1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện

Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)

Địa điểm thực hiện dự án: xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

- Tên chủ dự án: Ban Quản lý dự án ĐTXD & CTCC huyện Đạ Huoai

- Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố 7 - Thị trấn Ma Đa Guôi - Huyện Đạ Huoai, tỉnhLâm Đồng

- Quy mô dự án: diện tích 125.800m2, quy mô 140 hộ, dân số 560 người

- Loại hình dự án: xây dựng mới

- Dự án có quy mô diện tích 125.800m2, quy mô 140 hộ, dân số 560 người Tổngmức đầu tư của dự án theo chủ trương đầu tư số 119/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là 151.561.000.000 đồng Căn cứ theo luật đầu tưcông số 39/2019/QH14 ngày 13/09/2019 thì dự án có quy mô thuộc nhóm B (Dự án cóquy mô đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng) Dự án có khi thác nước dướiđát tại vị trí của dự án để xử lý cấp nước cho nhu cầu cấp nước của các hộ dân trong

dự án với lưu lượng nước ngầm khai thác khoảng 200m3/ngày đêm- thuộc thẩm quyềncấp giấy phép về khai thác, sử dụng tại nguyên nước của Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Lâm Đồng thuộc tỉnh Lâm Đồng, căn cứ theo quy định tại điều 30 Luật bảo vệmôi trường năm 2020 và mục III.9 của phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trườngthì dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi tắt là ĐTM) Dự

án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng theoquy định tại điều 30,35,36 Luật bảo vệ môi trường 2020

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư: Ủy bannhân dân tỉnh Lâm Đồng

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Sởxây dựng tỉnh Lâm Đồng

Trang 12

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định của pháp luật

có liên quan

Ngày 13/04/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 450/QĐ-TTgphê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2050” đề ra các định hướng toàn diện, tổng thể về bảo vệ môi trường (BVMT) của đấtnước Theo đó UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 14/6/2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trườngquốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trong thời gian qua, công tác BVMT đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.Nhận thức về BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, BVMT ngày càng được coitrọng, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội Môi trường được coi là yếu tố nềntảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường vừa

là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định pháttriển; phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, khôngđánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế Đánh giá, phân tích sự phù hợp của cơ sởvới “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”như sau:

- Sự phù hợp về mục tiêu: Trong Chiến lược đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030như sau: “…Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyếtcác vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường;ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; đảm bảo an ninh môi trường, xây dựng vàphát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạtđược các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của tỉnh” Xây dựng cơ sở hạ tầng khudân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyếnđường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được triển khaitại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai nhằm giải quyết nhu cầu tái định cư cho các người dân

bị ảnh hưởng, tạo cơ sở quỹ đất để sắp xếp lại dân cư, đấu giá quyền sử dụng đất tăngnguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Sự phù hợp về các biện pháp bảo vệ môi trường của Chiến lược: Trong Chiếnlược đã đưa ra các biện pháp tổng thể bảo vệ môi trường như sau: “Nâng cao hiệu quảcông tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị bền vững, phát triển đô thịgắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển không gianxanh, công trình xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu;

Trang 13

hạn chế tối đa những định hướng phát triển gây hại đến môi trường Phát triển các mô hìnhkhu dân cư, tuyến đường kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp” Dự

án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục

vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnhLâm Đồng) sẽ được quy hoạch đồng bộ với cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển khônggian xanh đồng thời sẽ đầu tư xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường:trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước,… nên phù hợp với biện phápBVMT của Chiến lược đề ra

Dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng chấp thuận đầu tư tại Nghịquyết số 215/ NQ-HĐND ngày 27/10/2023 của về chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủtrương đầu tư các dự án đầu tư công

Dự án cũng đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định sốQuyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 của Hội đồng nhân dân huyện ĐạHuoai

Dự án cũng phù hợp theo Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 củaUBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Đạ Huoaiđến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050

Như vậy, dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai,huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh ĐồngNai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch quy hoạch tỉnh,quy hoạch chung của xã, quy hoạch xây dựng cũng như các quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Trang 14

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam banhành ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam banhành ngày 18/6/2014;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 đượcQuốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 17/09/2020;

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam ban hành ngày 17/16/2009;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 do Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam ban hành ngày 13/11/2008;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam banhành ngày 21/11/2007;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 do Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam ban hành ngày 15/11/2010;

- Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam ban hành ngày 25/11/2014;

- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 do Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam ban hành ngày 25/06/2015

- Luật nhà ở số 65/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hànhngày 25/11/2014;

- Luật sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 do Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29/11/2013

b) Nhóm nghị định về đầu tư- đất đai- xây dựng- thực phẩm

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc bổ sungmột số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung mội số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩmđịnh, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2020 về lập, thẩm định, phêduyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày

Trang 15

06/05/2015quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, có hiệu lực kể từngày 30/08/2019;

- Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng: Nghịđịnh về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về việc quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

- Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết

về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ hướng dẫnLuật Phòng cháy và chữa cháy và luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nhóm nghị định về môi trường

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi một

số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tàinguyên và môi trường;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ quy định phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

Trang 16

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 Quy định kỹ thuật quan trắcmôi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng về hướngdẫn công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung

- Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồnnước sông, hồ

- Thông tư số 41/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế Ban hành quychuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/03/2023 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

e) Nhóm thông tư PCCC

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổsung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 136/2020/NĐ-

CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biệnpháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaluật phòng cháy và chữa cháy;

2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 15/04/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc Ban hành quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nướcsinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ngày 20/07/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh LâmĐồng

Trang 17

- Quyết định số 47/2023/QĐ-UBND ngày 18/08/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng chomục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng vềviệc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Đạ Huoai đến năm 2035 và tầm nhìnđến năm 2050

- Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 3/10/2023 của huyện Đạ Huoai về việc phêduyệt nhiệm vụ và dự toán đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư tái định cư xã Đạ Oai,huyện Đạ Huoai – tỷ lệ 1/500

g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 06:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côngnghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếpxúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí xung quanh;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm;

- QCVN 08:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thảinguy hại;

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với các chất hữu cơ;

- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn nồng độ chophép của các kim loại nặng trong đất;

- QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch

sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Trang 18

- QCXDVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng;

- TCVN 2622-1995-Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình yêu cầuthiết kế;

- TCVN 5574:2018 – Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

- TCXDVN 13606: 2023: Cấp nước –mạng lưới đường ống và công trình- yêucầu thiết kế;

- TCVN 7957 – 2023: Tiêu chuẩn quốc gia Thoát nước - mạng lưới và công trìnhbên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576 – 1991: Quy phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước;

2.2 Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 215/ NQ-HĐND ngày 27/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnhLâm Đồng về chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công

- Kế họach và quy hoạch điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới xã Đạ Oai

- Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 3/10/2023 của huyện Đạ Huoai về việc phêduyệt nhiệm vụ và dự toán đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư tái định cư xã Đạ Oai,huyện Đạ Huoai – tỷ lệ 1/500

- Quyết định số 40/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân huyện

Đạ Huoai về việc thông qua đồ án Quy hoạch chi tiết điểm dân cư tái định cư xã Đạoai, huyện Đạ Huoai- tỷ lệ 1/500

- Quyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 của UBND huyện Đạ Huoai

về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư tái định cư xã Đạ Oai, huyện

Đạ Huoai – tỷ lệ 1/500

- Phụ lục II-20 Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khudân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyếnđường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)- Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500đầu tư Dự án “Điểm dân cư tái định cư xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai” tại Xã Đạ Oai,huyện Đạ Huoai;

- Các số liệu điều tra đưa vào để thực hiện báo cáo ĐTM (các số liệu về hiệntrạng môi trường nước, không khí, điều kiện kinh tế, xã hội khu vực)

Trang 19

- Các tài liệu số liệu khác do Chủ đầu tư cung cấp

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Ban Quản lý dự án ĐTXD & CTCC huyện Đạ Huoai đã phối hợp với đơn vị tưvấn là Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Cát Tường tiến hành khảo sát và lậpbáo cáo ĐTM cho dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai,huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) -Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)” tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Cát Tường

Người đại diện theo pháp luật: Hồ Thị Minh Lan Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: số 589/1 đường Phú Lợi, Khu 9, phường Phú Lợi, Thành phố Thủ DầuMột, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0918950423; Email: cattuongbd.envi@gmail.com

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3702722594 đăng ký lần đầu ngày22/11/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 19 tháng 10 năm 2021

Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp dự án được nêu trong bảng dưới đây, cụthể như sau:

Bảng 1 Danh sách thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo

TT phần tham Thành

gia

Học vị/

Chuyên môn

Số năm công tác

Chức vụ Nội dung phụ trách trong

I Chủ dự án: Ban Quản lý dự án ĐTXD & CTCC huyện Đạ Huoai

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Cát Tường

1 Hồ Thị Minh Lan Cử nhân 21 Giám đốc Phân bổ nhânsự

1 Lê Nhật Thành Ths Môitrường 13 phòng môiTrưởng

trường

Quản lý, kiểmduyệt ĐTM

2 Lê Thị

Tuyết

KS Kỹthuật môitrường

16 phòng môiNhân viên

trường

Khảo sát,tham gia viếtbáo cáo

Trang 20

Số năm công tác

Chức vụ

Nội dung phụ trách trong

3 Lâm Văn Hợi thuật môiKS Kỹ

Nhân viênphòng môitrường

Khảo sát,tham gia viếtbáo cáo

4 Đỗ Đăng Phúc Toàn Cử nhân.Kỹ thuật

môi trường 12

Nhân viênphòng môitrường

Tham gia viếtbáo cáo

5 Võ Ngọc Nhẹn thuật môiKS Kỹ

Nhân viênphòng môitrường

Tham gia viếtbáo cáo

6 Nguyễn ĐứcLinh thuật môiKS Kỹ

Nhân viênphòng môitrường

Tham gia viếtbáo cáo

Trong quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án, bên cạnh

sự tư vấn từ đơn vị tư vấn còn có sự phối hợp từ đơn vị Quan trắc môi trường là Công

ty TNHH KHCN và Phân tích môi trường Phương Nam Công ty đã được chứng nhận

đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Giấy chứng nhận của Công tyđược đính kèm trong phần phụ lục I của Báo cáo) Ngoài ra, Chủ dự án còn nhận được

sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau:

- UBND tỉnh Lâm Đồng

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

- Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Lâm Đồng

- UBND xã huyện Đạ Huoai

- UBND xã Đạ Oai

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

Các phương pháp, mục đích sử dụng các phương pháp trong quá trình lập báocáo ĐTM của dự án như bảng sau:

Bảng 2 Các phương pháp, mục đích sử dụng các phương pháp trong quá

trình lập báo cáo ĐTM của dự án

Trang 21

pháp mô tả - Mô tả hệ thống môi trường - Xác định các thành phần của Dự án ảnh

hưởng đến môi trường

- Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đềmôi trường liên quan phục vụ cho công tácđánh giá chi tiết

Chương 1;Chương 2;Chương 3

ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án

Mục 3.1.1,Mục 3.2.1Chương 3

- Dựa trên các số liệu tính toán, so sánh nồng

độ các chất ô nhiễm đã tính toán được vớimức cho phép theo các quy chuẩn hiện hành,

từ đó dự báo và đánh giá mức độ ô nhiễm và

đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp

Mục 3.1.1,mục 3.1.2,mục 3.2.1,mục 3.2.2Chương 3

dự án đến môi trường

Chương 1;Mục 2.1.1,Mục 2.2.2Chương 2;Mục 3.1.1,Mục 3.2.1Chương 3,Mục 5.1,Chương 5

để đánh giá lan truyền ô nhiễm, đánh giá đối

Mục 2.1.1,Chương 2

Trang 22

Mục 2.2.2,Chương 2

 Phần mềm thống kê, tính toán, xử lý sốliệu (Microsoft Excel)

 Phần mềm tạo và xử lý văn bản (MicrosoftWord)

 Phần mềm vẽ kỹ thuật (AutoCAD)

Toàn bộ báocáo

Phương pháp sử dụng để thu thập và xử lýnhững đánh giá, dự báo những tác động môitrường của dự án bằng cách tập hợp các câuhỏi và xin ý kiến đánh giá từ chuyên gia thamvấn Phương pháp chuyên gia được sử dụngtrong tất cả các chương mục của báo cáo

Toàn bộ báocáo

Trang 23

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin về dự án:

Thông tin chung

Tên dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầngkhu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyếnđường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)

- Địa điểm thực hiện: xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

- Tên chủ dự án: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD & CTCC HUYỆN ĐẠHUOAI

Phạm vi, quy mô, công suất: diện tích 125.800m2, quy mô 140 hộ, dân số 560 người

- Loại hình dự án: xây dựng mới

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

- Hạng mục hạ tầng kỹ thuật: san nền, giao thông, cấp nước, thoát nước thải,thoát nước mưa, xử lý nước thải, cây xanh, cấp điện, thông tin liên lạc, trạm cấp nước

- Các hạng mục liên quan đến môi trường: Thoát nước mưa, thoát nước thải, xử

lý nước thải, thu gom chất thải rắn

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Giai đoạn xây dựng

Hạng mục thi công hạ tầng kỹ thuật: Hoạt động thi công các hạng mục hạ tầng kỹthuật gây ra một số ô nhiễm như: Ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí do các hoạt độngđào đất, vận chuyển đất san lấp, vận chuyển vật liệu; Ô nhiễm do nước thải sinh hoạtcủa công nhân xây dựng, nước thải xây dựng từ hoạt động rửa xe ra vào công trường,thiết bị xây dựng, ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Giai đoạn hoạt động: Ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí do các hoạt của xe cộ ravào khu nhà, nấu ăn của các hộ gia đình, mùi hôi từ khu tập kết rác thải Tác động đếnmôi trường nước: Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của người dân trong khu nhà ở

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Các tác động môi trường chính trong giai đoạn xây dựng

a Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của 100 công nhân xây dựng tại

công trường với lưu lượng khoảng 8 m3/ngày Thành phần chủ yếu là chất cặn bã, chất

Trang 24

rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và visinh vật gây bệnh

- Nước thải từ quá trình rửa phương tiện thi công, vận chuyển, vệ sinh thiết bị xâydựng trong giai đoạn thi công xây dựng khoảng 4,1 m3/ngày Thành phần chủ yếu làchất rắn lơ lửng (SS), dầu mỡ khoáng, …

b Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

Bụi, khí thải (CO, SO2, NO2) và tiếng ồn phát sinh từ hoạt động giải phóng mặtbằng, vận chuyển vật liệu xây dựng, thi công đào đắp và xây lắp hạ tầng kỹ thuật, côngtrình

c Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân giai đoạn xây dựng với khối lượng khoảng

50 kg/ngày Thành phần chủ yếu là thức ăn dư thừa, bao bì, thùng chứa, giấy, chai lọ

- Chất thải rắn thông thường: phế liệu từ quá trình xây dựng (sắt, thép, giấy, baobì, ) và chất thải trơ (đất đá thải, gạch vỡ, bê tông thừa, ) với khối lượng khoảng 328tấn trong toàn thời gian xây dựng

- Chất thải nguy hại phát sinh với khối lượng khoảng 495,6 kg/năm Thành phầnchủ yếu như dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, các thùng chứa dầu, thùng chứa sơn, …

d Nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng của tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động đào đất, chuẩn bị mặt bằng, vận chuyển

vật liệu xây dựng, thi công và xây lắp hạ tầng kỹ thuật, công trình, hàn cắt kim loại,trải nhựa đường trong quá trình thi công xây dựng

5.3.2 Các tác động môi trường chính trong giai đoạn hoạt động

a Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải

- Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ, trường mầm non, nước từ việc vệ sinh khu

chứa rác với lưu lượng khoảng 114,1 m3/ngày Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chấtrắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P),amoni, vi sinh vật gây bệnh và dầu mỡ động thực vật

b Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông của khu nhà ở, từ quá trình đun nấu Thànhphần ô nhiễm chủ yếu là NOx, SO2, CO, VOC

- Mùi phát sinh từ hệ thống thu gom nước thải, hệ thống xử lý nước thải và các vịtrí tập trung chất thải rắn chờ vận chuyển đi xử lý Thành phần ô nhiễm chủ yếu là

NH3, H2S, Mercaptan, …

c Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:

Trang 25

Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các căn hộ trong khu nhà ở,công cộng … phát sinh với khối lượng khoảng 760kg/ngày

Chất thải rắn thông thường gồm: bùn thải từ bể tự hoại với khối lượng khoảng8,2kg/ngày và bùn thải từ trạm xử lý nước thải với khối lượng khoảng 0,068m3/ngày

Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại chủ yếu là pin ắc quy chì thải, bóng đèn thải, thiết bị điện tử hưhỏng, bao bì dính thành phần nguy hại thải, …phát sinh từ hoạt động của cư dân trongkhu nhà ở, than hoạt tính thải từ hệ thống xử lý mùi hôi của trạm XLNT với tổng khốilượng phát sinh khoảng 407 kg/năm

d Nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng của tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phát sinh phương tiện vận chuyển ra vào khu nhà ở; hoạt động

của trạm xử lý nước thải, hệ thống xử lý mùi hôi

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

a Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng  02 Nhà vệ sinh lưuđộng  Định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý đúng quy định

Đối với nước thải xây dựng

Nước thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng (bao gồm nước thải rửa xe,nước thải rửa thiết bị máy móc)  Bể lắng cát (xây bằng gạch, thể tích 16 m3, kíchthước 4m x 2m x 2m)  Bể tách dầu mỡ (xây bằng gạch, đáy bê tông có thể tích 1 m3,kích thước 2 m x 0,5m x 1m)  Tận dụng phun tưới ẩm để hạn chế bụi Dầu mỡ thảithu gom cho vào thùng chứa và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lýđúng quy định

b Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

- Thực hiện các giải pháp thi công công trình tuân thủ đúng thiết kế, giấy phépxây dựng và các quy định khác của ngành xây dựng Áp dụng các biện pháp kỹ thuật,quản lý và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa các tác động bất lợi đến cảnhquan, môi trường và các hoạt động kinh tế dân sinh khác trên khu vực thực hiện Dự ántrong quá trình thi công xây dựng

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý giảm thiểu phán tán bụi trong quátrình thi công xây dựng và vận chuyển; kiểm tra giám sát, vệ sinh các phương tiện giaothông ra vào công trường, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao

Trang 26

thông và cộng đồng dân cư gần khu vực dự án Xây dựng kế hoạch, thời gian thi cônghợp lý.

- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh(QCVN 05:2023/BTNMT), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (QCVN 27:2010/BTNMT)

c Các công trình và biện pháp thu quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Đối với rác thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng thu gom cho vào thùng chứa 120lít tại công trình Bố trí khu chứa rác sinh hoạt tạm thời có diện tích 10m2, nằm gầncổng ra vào của dự án Hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng để thu gom vàvận chuyển rác thải đến nơi xử lý đúng quy định, định kỳ 01 lần/ngày

- Chất thải rắn, bùn thải từ nhà vệ sinh lưu động phải được thu gom, quản lý và xử

lý đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đối với chất thải xây dựng

- Chất thải từ quá trình xây dựng phát sinh được chứa trong kho chứa tạm thời códiện tích 100 m2 Hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý

- Phế liệu từ quá trình xây dựng (sắt, thép, giấy, bao bì, )  Tái sử dụng hoặc lưugiữ tại kho chứa diện tích 100m2 đặt gần khu vực cổng ra vào dự án, định kỳ chuyểngiao cho đơn vị có nhu cầu sử dụng

- Đất từ quá trình đào (hồ cảnh quan, hệ thống xử lý nước thải), chất thải rắn trơ(đất đá thải, gạch vỡ, bê tông thừa,…)  San lấp tại chỗ

Đối với chất thải nguy hại

- Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại diện tích 8 m2 gần khu vực chứa chấtthải sinh hoạt tạm thời  Chuyển giao cho đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vậnchuyển và xử lý đúng quy định

- Quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CPngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môitrường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường

d Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; cácthiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh Định kỳ kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng

Trang 27

theo đúng quy định, đảm bảo các thông số về khí thải, độ ồn, rung đạt quy định củaCục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) vàquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (QCVN 27:2010/BTNMT)

e Các biện pháp giảm thiểu khác

Đối với nước mưa chảy tràn

Quản lý tốt nguyên VLXD, chất thải phát sinh tại công trường xây dựng, nhằmhạn chế tình trạng rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ônhiễm môi trường

Sử dụng bơm thoát trong quá trình thi công nếu xảy ra tình trạng ngập úng

5.4.2 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động

a Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

Biện pháp thu gom và xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước thải của khu quy hoạch được thiết kế tách riêng với hệ thốngthoát nước mưa

Cống thoát nước thải sử dụng ống HDPE đường kính DN200, DN315

Ống thoát nước thải sau xử lí sử dụng ống riêng biệt tự chảy HDPE kính DN200

Độ dốc tối thiểu đối với cống thoát nước thải phải lớn hơn hoặc bằng 1/D Độ sâuchôn cống tối thiểu đối với cống thoát nước thải đặt trên vỉa hè là 0,5m, độ sâu chôncống tối thiểu đối với cống đặt dưới lòng đường là 0,7m (tính đến đỉnh cống)

Hướng thoát nước chính là từ hướng Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.Các tuyến cống được bố trí theo nguyên tắc tự chảy và đảm bảo thời gian nướcchảy trong cống là nhanh nhất

Quy trình thu gom nước thải:

- Nước thải từ nhà vệ sinh các nhà dân  Thu gom bằng đường ống uPVC

D60mm, D90mm, D114mm  Bể tự hoại tại từng căn hộ (140bể với thể tích 3m3/bể)

 Thu gom bằng đường ống uPVC D114mm  Mạng lưới thu gom nước thải chungbằng đường ống HDPE D200mm, D315mm  Hệ thống xử lý nước thải tập trung

- Nước thải nhà bếp + Nước thải rửa tay, giặt giũ, tắm rửa  Tách rác, mỡ Thu gom bằng đường ống uPVC D34mm, D42mm, D60mm, D110mm  Mạng lướithu gom nước thải chung bằng đường ống HDPE D200mm, D315mm  Hệ thống xử

lý nước thải tập trung

Hệ thống XLNT mới công suất 140m3/ngày đêm của dự án được xây dựng trongphần đất hạ tầng kỹ thuật ở phía Tây Nam của dự án theo quy hoạch diện tích xây trạm

là 437,4m2 trong đó diện tích phần xây bể xử lý nước thải là 69m2 Khoảng cách từtrạm XLNT đến các khu nhà ở được chủ đầu tư bố trí đảm bảo theo QCVN

Trang 28

01-2021/BXD tối thiểu 10m, cụ thể phía Bắc cách nhà dân 10m, phía Đông cách nhàdân 44m, phía Tây và phía Nam giáp đường giao thông

Hệ thống được thiết kế xây dựng khép kín, có hệ thống thu gom và xử lý mùi,không có máy làm khô bùn, không có sân phơn bùn Bể được xây dựng ngầm dướimặt đất (đỉnh cao hơn mặt đất 20-30cm để tránh nước mưa tràn vào) Hệ thống không

có máy ép bùn cũng như không có sân phơi bùn (hai nguyên nhân chính gây mùi choHTXLNT), do đó mùi phát sinh từ hệ thống hầu như không đáng kể, tại nhà điều hành

có hệ thống hút và xử lý mùi cho cụm bể nhằm hạn chế mùi hôi không phát tán ra bênngoài, ngoài ra xung quanh hệ thống xử lý có trồng cây xanh

Việc thiết kế, bố trí bể XLNT khép kín, kết hợp với việc thu gom và xử lý mùihôi, bố trí khoảng cách ly và trồng cây xanh cách ly quanh trạm XLNT nhằm đảm bảohạn chế tối đa được mùi hôi từ hệ thống đến người dân đồng thời tạo mỹ quan cho khuvực

Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN14:2008/BTNMT cột A, K=1), tuân thủ khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trườngtheo QCVN 01-2021/BXD

f Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

Toàn bộ đường giao thông nội bộ, khuôn viên của khu nhà ở sẽ được trải nhựa,

đổ bê tông để giảm thiểu việc lôi cuốn bụi từ mặt đất

- Trồng cây xanh dọc các tuyến đường nội bộ, khu công viên, khuôn viên của dự

án Khoảng cách từ trạm XLNT đến các khu nhà ở được chủ đầu tư bố trí đảm bảotheo QCVN 01-2021/BXD tối thiểu 10m

- Xây dựng nội quy quy định cụ thể tốc độ các phương tiện ra vào khu căn nhà ở.Thực hiện các biện pháp kỹ thuật, kiểm tra giám sát các phương tiện giao thông ra vàokhu nhà ở, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, dân cư gần khu vực dựán

- Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải  Hệ thống đường ống uPVCD150-200 mm  Quạt hút (công suất 500 m3/giờ)  Hấp phụ bằng than hoạt tính(tháp hình trụ, kích thước 0,4 x 1,6 (m))  Ống thải (đường kính D200m, chiều cao4m)

- Để tránh tình trạng chất thải rắn tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phầntrong môi trường, toàn bộ lượng CTR này sẽ được thu gom 1ngày/lần về điểm tập kếtrác Dự án có kế hoạch thu gom thường xuyên không để chất thải rắn tràn lan hay bịphân hủy bởi các thành phần trong môi trường

- Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi vàcác chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, Kp = 1,0, Kv = 1,2); Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối một số chất hữu cơ QCVN20:2009/BTNMT

Trang 29

g Các công trình và biện pháp thu quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Rác thải phát sinh từ nhà dân Tập kết về khu tập trung rác thải diện tích 15 m2

đặt tại phần đất phía Đông Hợp đồng với đơn vị thu gom rác của địa phương để thugom 03 ngày/ lần

Bùn phát sinh từ trạm xử lý nước thải  Bể chứa bùn (thể tích 21,6 m3)  Hợp

đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

- Chất thải rắn phải được thu gom, quản lý và xử lý đúng quy định tại Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều củaLuật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nguồn theo Quy định Bảo

vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng

Đối với chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại phát sinh từ dự án  Tự phân loại Khu vực lưu giữ chấtthải nguy hại diện tích 10 m2 đặt tại phần đất hạ tầng kỹ thuật phía Tây

- Khu vực chứa chất thải nguy hại có độ cao nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặtsàn tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt,bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chấtthải nguy hại, tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che kín nắng, mưacho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại; có phân chia ô hoặc bộ phân riêng chotừng loại chất thải nguy hại hoặc nhóm nguy hại; có dấu hiệu cảnh báo có dán cácbảng phân khu vực

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý đúngquy định

- Quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CPngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo

vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệmôi trường

h Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

- Xây dựng nội quy khu nhà ở quy định cụ thể giờ các phương tiện ra vào khu nhà

ở Thực hiện các biện pháp kỹ thuật, kiểm tra giám sát các phương tiện giao thông ravào khu nhà ở, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, dân cư gần khu vực

dự án

Trang 30

- Trạm xử lý nước thải tập trung được xây dựng ngầm, âm, kín, có hệ thống hút và

xử lý mùi, không có máy làm khô bùn, các bể được được xây dựng ngầm dưới mặt đất(đỉnh cao hơn mặt đất 30cm), được trồng cây xanh cách ly quanh trạm tối thiểu 10m,khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từ trạm đến các căn hộ tối thiểu 15m

- Để hạn chế tiếng ồn phát sinh do hoạt động của trạm xử lý nước thải, lắp đặt máythổi khí có vòng tua thấp để tiếng ồn phát ra thấp, lắp đặt ống giảm thanh, chống rungcho máy thổi khí đồng thời máy đặt trong nhà điều hành có đế cao su chống rung, nhàđiều hành có cửa thiết kế chống ồn; Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc thiết bị,tra dầu, thay bạc đạn đảm bảo tuổi thọ cho máy nhằm giảm thiểu tiếng ồn do máy móckhông bảo trì gây ra

i Các công trình, biện pháp bảo vệ phòng ngừa sự cố môi trường

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Lắp đặt các đoạn giảm tốc trên đường ống thu gom tránh lượng nước đổ dồn độtbiến Lắp đặt các nút thông tắc đề phòng sự cố nghẹt đường ống

- Đường ống cấp, thoát nước phải có đường cách ly an toàn, có ống thông hơi

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đườngống dẫn Tiến hành nạo vét hệ thống cống rãnh định kỳ

- Thường xuyên nạo vét, kiểm tra hệ thống thu gom và hố ga trung chuyển nướcthải định kỳ 06 tháng/lần Kiểm tra thường xuyên các hố ga đấu nối nước thải, ngănngừa rác thải thoát xuống đường ống nước thải

- Đảm bảo không có bất kỳ công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải tậptrung, bảo trì, bảo dưỡng, hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, húthầm cầu, hút bùn định kỳ và mang đi xử lý đúng quy định

- Đối với sự cố hỏng về điện hoặc do thiết bị, máy móc của hệ thống bị hư: Vậnhành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống thường xuyên theo đúng hướngdẫn kỹ thuật nhà cung cấp; lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theodõi sự ổn định của hệ thống, đồng thời tạo cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất,nhằm sửa chữa kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố, tránh ảnh hưởng đến việc vậnhành của hệ thống

- Đối với sự cố do thao tác vận hành xử lý không đúng cách: Điều chỉnh lượngkhí, nhu cầu dinh dưỡng, hóa chất do thao tác vận hành xử lý không đúng cách hoặcquá tải trong việc tiếp nhận nước thải; đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình

đã được hướng dẫn; lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý nhằm đánhgiá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý

Trang 31

- Khi nước thải sau hệ thống xử lý không đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ramôi trường: Thiết kế đường ống và bơm để tuần hoàn nước thải về lại bể điều hòa,trong trường hợp bể điều hòa không đảm bảo, sẽ tiến hành lưu chứa tại bể sinh họcthiếu khí hoặc bể sinh học hiếu khí để tăng thời gian; tăng cường công suất máy thổikhí của bể hiếu khí khi có sự cố; chuẩn bị men vi sinh dự phòng cho bể kỵ khí Sau khikhắc phục xong sự cố, nước thải được tiếp tục xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật

về môi trường nước trước khi xả ra môi trường tiếp nhận

- Báo ngay cho cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để được hỗ trợ về

kỹ thuật và có biện pháp khắc phục kịp thời

Các công trình, biện pháp khác

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án được thiết kế tách riêng với hệthống thu gom, thoát nước thải Nước mưa của dự án  Tuyến cống BTCT D500mm

- D800mm  Suối

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Trong giai đoạn xây dựng dự án

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Kiểm tra giám sát việc phân loại, thu gom, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị cóchức năng để xử lý CTR của dự án theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022; Văn bản số4074/HD-STNMT ngày 26/09/2017 của Sở tài nguyên và Môi trường về việc thựchiện Phân loại rác tại nguồn

- Vị trí: điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, nhà chứa chất thải nguy hại

- Thông số: Khối lượng, biện pháp thu gom, xử lý, giảm thiểu

Giám sát sạt lở sụt lún

- Tần suất: hàng ngày trong suốt quá trình thi công

5.5.2 Trong giai đoạn hoạt động dự án

Kế hoạch quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án với tần suấtgiám sát tuân theo hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022;Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Công suất trạm XLNT <1000 m3/ngày đêm nên không thuộc đối tượng phải giám sát liên tục

Giám sát định kỳ

Giám sát chất lượng nước thải

- Vị trí: Sau hệ thống xử lý nước thải

Trang 32

- Chỉ tiêu: Lưu lượng, pH, BOD5, TSS, Sunfua (tính theo H 2 S), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Phosphat PO43- (tính theo P), Dầu mỡ động, thực vật,

Tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms

- Tần suất giám sát: 01 năm/lần

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, K=1,0

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Kiểm tra giám sát việc phân loại, thu gom, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị cóchức năng để xử lý CTR của dự án theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022;

- Vị trí: điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, nhà chứa chất thải nguy hại

- Thông số: khối lượng, thành phần, chứng từ

Đối với khí thải (mùi hôi) phát sinh từ trạm xử lý nước thải do có lưu lượng chỉ500m3/h < 50.000 m3/ giờ (theo phụ lục XXIX Nghị định 08/2022/NĐ-CP) Do đókhông tiến hành giám sát định kỳ và liên tục

5.5.3 Cam kết của chủ dự án

Ban Quản lý dự án ĐTXD & CTCC huyện Đạ Huoai xin cam kết về tính trungthực, chính xác của số liệu; thông tin dự án, các vấn đề môi trường của dự án đượctrình bày trong báo cáo ĐTM

Trang 33

Chương 1.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án

- Tên dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện

Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng)

- Phương tiện liên hệ: Điện thoại 02633874427

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Xuân Kiên.;

+ Chức vụ: Giám đốc

- Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước ( sử dụng phần vốn nhà nước tham gia dự

án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)- Bảo Lộc (tỉnh LâmĐồng));

- Tiến độ thực hiện dự án: 2023-2025

1.1.3 Vị trí địa lý

Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện ĐạHuoai phục vụ dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - BảoLộc (tỉnh Lâm Đồng) với tổng diện tích khu đất là 125.800m2 sẽ được xây dựng tạikhu đất thuộc thôn 6, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Vị trí tiếp giáp của dự án:

- Phía Đông giáp đất nông nghiệp; (thửa số 34,45,52,51 tờ bản đồ 45)

- Phía Bắc giáp đất nông nghiệp; (thửa số 17,18 tờ bản đồ 29; thửa số 22,23 tờ bản

đồ 45)

- Phía Tây giáp đất công cộng xã Đạ Oai;

- Phía Nam giáp đường Cao tốc và cụm công nghiệp Đạ Oai

Vị trí dự án trong khu vực: Xem hình 1.1

Trang 35

BẢNG TOẠ ĐỘ CÁC MỐC RANH

BẢNG TOẠ ĐỘ CÁC MỐC RANH

(Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐTXD & CTCC huyện Đạ Huoai, 2022)

Mối tương quan của dự án với cơ sở hạ tầng trong khu vực

Trang 36

Đường giao thông chính kết nối vào khu tái định cư chưa có Đường tiếp giáp vớikhu quy hoạch là đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc chưa được đầu tư xây dựng Hiện trạng trong khu vực chủ yếu là đường đất: nền đường rộng 2 m – 4 m dẫn từđường chính – đường liên xã đi vào khu trồng cây nông nghiệp để vận chuyển vật tư,nông sản, phân bón lưu thông.

Cách dự án khoảng 120m là đường Đạ Kiên, kết cấu bê tông nhựa nóng, lòngđường 7m Từ đây di chuyển ra tuyến quốc lộ 20, ĐT.721

Hình 1 2 Đường Đạ Kiên gần dự án

Cách dự án khoảng 600m là tuyến đường ĐT.721, kết cấu bê tông nhựa nóng,lòng đường 10m Đây là tuyến đường huyết mạch đi đến Đà Lạt, Đắk Nông, ĐồngNai

Mối tương quan của dự án đến các đối tượng tự nhiên

Nằm trong dự án là suối hiện hữu kéo dài từ Bắc tới Nam Suối hiện hữu lànguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải sau xử lý của dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khudân cư, tái định cư tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phục vụ dự án xây dựng tuyếnđường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) sau đó đổ vềsông Đồng Nai

Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước

Trang 37

Khu quy hoạch chưa có hệ thống đường ống cấp nước cũng như chưa có hệ thốngcấp nước của đô thị đi ngang dự án Các hộ dân gần dự án hiện đang sử dụng nguồnnước từ các giếng đào hoặc giếng khoan để phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Địa chất thủy văn:

Trong khu vực quy hoạch có con suối chảy từ phía Bắc và phía Đông Bắc xuốngphía Nam Chúng còn là nguồn cung cấp nước tưới cho cây trồng trong khu vực Mùamưa mực nước lên tới cốt cao độ là 140,85 m; mùa khô mực nước tạo thành khe suốinhỏ

Hiện trạng nền xây dựng

Địa hình khu vực quy hoạch chủ yếu là đồi núi xen kẽ thung lũng Địa hình bịchia cắt bởi các con suối và các triền đồi

Địa hình khu vực thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có cốt cao độ cao nhất

ở đồi phía Bắc và Phía Đông là 161,5m, cốt cao độ thấp nhất là suối ở phía Nam là140,85m

Khu đất có địa hình dốc nên thoát nước tốt, không xảy ra tình trạng ngập lụt khimưa lớn Suối hiện hữu nằm cách xa sông Đồng Nai và là suối đầu nguồn nên hầu nhưchỉ tiếp nhận nước mưa hai bên lưu vực suối, không bị ảnh hưởng của thuỷ triều Hiện trạng sử dụng đất

Nguồn gốc đất: dự án nằm trên vùng đất trồng cây tràm, điều và cây lâu nămthuộc Cụm Công nghiệp Đạ Oai được phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-UBNDngày 16/7/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày21/01/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấychứng nhận đầu tư dự án Cụm Công nghiệp Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

Hiện trạng khu đất hiện nay chủ yếu là đất trống với các cây bụi nhỏ và cỏ thấp làchủ yếu

Trong khu vực đất của dự án chưa có hệ thống điện

Khu quy hoạch được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia đường dây 22kV hiện

có từ đường ĐT 721 cách khu vực quy hoạch 604m Lấy từ trạm 110 kV Tân Phú - Đạ

Trang 38

Tẻh, và các đường dây 110 kV Tân Phú - Đạ Tẻh khoảng 2 km, Trạm biến áp 110 kV

Đạ Huoai cách khu quy hoạch khoảng 9 Km

Thông tin liên lạc

Hiện nay khu vực quy hoạch chưa có mạng lưới thông tin liên lạc

Thông tin di động khu quy hoạch nằm trong khu vực phủ sóng của hầu hết củacác nhà cung cấp dịch vụ

Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa

Địa hình khu đất lập quy hoạch có đồi núi thấp hướng dốc chính là hướng Bắcxuống Nam và Đông sang Tây Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước, nướcmưa của dự án thoát về suối hiện hữu bên trong dự án

Suối hiện hữu tại phía Bắc dự án Suối hiện hữu phía Nam dự án

Trang 39

Hình 1 3 Suối hiện hữu

Hiện trạng hệ thống thoát nước thải

Trong khu quy hoạch do chưa có dân cư sinh sống nên không phát sinh nướcthải

Hiện khu vực dự án chưa có hệ thống thu gom nước thải của đô thị đi ngang Dựkiến bố trí trạm xử lí nước thải để xử lí nước thải phát sinh từ khu quy hoạch

Hiện trạng điểm thu gom, xử lý chất thải rắn

Rác thải rắn và rác thải sinh hoạt trong khu vực hiện chưa có, do khu đất hiệnkhông có người sinh sống, làm việc

Khu vực đã có hệ thống thu gom rác thải của khu vực

Đánh tổng hợp hiện trạng

Thuận lợi:

- Khu quy hoạch có tuyến đường cao tốc đi qua, kết nối thuận lợi đến các khuvực khác thông qua tuyến đường gom đồng thời là động lực thu hút các dự án đầu tưphát triển khu dân cư

- Quỹ đất trống còn rất nhiều, cần quản lý khai thác, giữ đất sử dụng hợp lý chocải tạo cảnh quan môi trường

- Khu quy hoạch hiện có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là cảnh quan suối, khí hậu tươimát Cơ sở hạ tầng có thể được xây mới hoàn toàn do có quỹ đất trống khá lớn

Khó khăn:

Suối hiện hữu phía Nam dự án

Suối hiện hữu giữa dự án

Trang 40

- Tuy nhiên khu vực này cũng có những khó khăn nhất định, nhất là về mặt địahình phức tạp do đồi dốc Cần nghiên cứu kè chắn nhằm tránh tình trạng sạt lở đất gâyảnh hưởng đến người dân sống trong khu vực.

Cơ hội:

- Dự án triển khai mang lại cho khu vực những lợi thế về kết nối với các vùng lâncận

- Đô thị hiện đại, hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững

- Phát huy tối đa ưu thế về môi trường tự nhiên (công viên, cây xanh, mặt nước)

- Quy hoạch và sử dụng hiệu quả các tài nguyên

Thách thức:

- Sự ảnh hưởng của suối – mặt nước thay đổi theo mùa sẽ là vấn đề đáng lưu ýtrong các giải pháp thoát nước cho khu vực, nhất là trong giai đoạn có những báo động

về sự nóng lên của trái đất

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha): 125.800m2

tương đương 12,58ha Đất mặt nước bên trong dự án là suối hiện hữu với diện tíchkhoảng 11.117m2 Đây là suối tự nhiên thoát nước cho khu vực và mùa khô nhiều đoạnkhông có nước, lòng suối nhỏ hẹp

Hiện tất cả các thửa đất thuộc ranh thuộc đất công, không có công trình xây dựngnên không xảy ra trường hợp phải đền bù, giải tỏa

Hiện khu đất dự án đang là khu đất trống, có đất mặt nước, tình trạng đất trướckhi chuyển mục đích sang đất ở thì chủ yếu là đất trồng câu lâu năm cụ thể chủ yếu làđất trồng cây tràm Hiện toàn bộ các cây trồng bị chặt hạ chỉ còn đất trống Dự ánkhông có các công trình xây dựng hiện hữu cần phải tháo dỡ

+ Vị trí dự án thuộc khu vực đô thị: đô thị loại V;

+ Dự án không thuộc phạm vi bảo vệ di tích được cấp có thẩm quyền công nhận

là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt

+ Dự án không có các công trình văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên hay rừngphòng hộ

Diện tích đất lúa, rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sửdựng để làm dự án đầu tư xây dựng nhà ở (nếu có): Không có

Ngày đăng: 09/03/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w