1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại uỷ ban nhân dân tỉnh thái bình

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày15/7/2021 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2021-2030: “Cải cách quyết liệt, đồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ……/……HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LẠI MAI THUÝ QUỲNH

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNHTRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬTẠI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ……/……HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LẠI MAI THUÝ QUỲNH

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNHTRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬTẠI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lýcông Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ LA

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ về đề tài “Cải cách thủ tục hànhchính trên môi trường điện tử tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình” là một

nghiên cứu khoa học độc lập Mọi thông tin, số liệu và trích dẫn được sử dụngtrong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và được tổng hợp thôngqua quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2024

Tác giả luận văn

Lại Mai Thuý Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô của Học việnHành chính Quốc gia - những người đã dành công sức thời gian quý báu đểtruyền đạt tri thức, kinh nghiệm giúp học viên nâng cao nhận thức và khảnăng ứng dụng công việc trong thực tiễn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị La,người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốtnghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn tới UBND tỉnh Thái Bình cùng gia đình,bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ đa dạng về nguồn thông tin, số liệu và những ýkiến đóng góp tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khoá học cũng như luận văncủa mình

Mặc dù có sự cố gắng nghiên cứu, học hỏi, song kinh nghiệm và khảnăng của bản thân còn hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rấtmong nhận được góp ý cùng với những lời khuyên của Quý Thầy Cô và độcgiả để nghiên cứu của học viên có điều kiện hoàn thiện hơn nữa

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2024

Tác giả luận văn

Lại Mai Thuý Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ILỜI CẢM ƠN IIDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VII

MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 10

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 13

3.1 Mục đích nghiên cứu 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 16

6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận 16

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 16

7 Kết cấu của luận văn 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNHCHÍNH TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂNCẤP TỈNH 18

1.1 Khái quát về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 18

1.1.1 Thủ tục hành chính 18

1.1.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 21

1.2 Cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ở UBND cấp tỉnh 28

Trang 6

1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử 28

1.2.2 Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử 28

1.2.3 Đặc điểm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của UBND cấptỉnh 30

1.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tạiUBND cấp tỉnh 31

1.3.1 Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm những thủ tục không cần thiết 31

1.3.2 Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục 32

1.3.3 Công bố, minh bạch thông tin 32

1.3.4 Thẩm tra các quy định liên quan đến thủ tục hành chính 34

1.3.5 Tạo liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin khác nhau 35

1.3.6 Đánh giá tác động 36

1.3.7 Bảo đảm nguồn lực cho cải cách thủ tục hành chính 38

1.3.8 Xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp381.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trên môi trườngđiện tử ở UBND cấp tỉnh 40

2.1 Khái quát về tỉnh thái bình 46

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và kinh tế của tỉnh thái bình 46

2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh thái bình 47

2.2 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tạiUBND tỉnh thái bình 48

2.2.1 Công tác điều hành cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điệntử 482.2.2 Rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính không cần thiết 50

Trang 7

2.2.3 Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính 51

2.2.4 Về công bố, minh bạch thông tin 53

2.2.5 Thẩm tra các quy định liên quan đến thủ tục 54

2.2.6 Tạo liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin khác nhau 56

2.2.7 Bảo đảm nguồn lực cho cải cách thủ tục hành chính 57

2.2.8 Xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp592.3 Đánh giá chung 60

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính UBND tỉnhthái bình 67

3.2 Giải pháp nâng cao cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tửtại UBND tỉnh thái bình 70

3.2.1 Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành cải cách thủ tục hành chính trênmôi trường điện tử của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh 70

3.2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá cơ sở vậtchất 71

3.2.3 Thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính trên môitrường điện tử 74

3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 76

3.2.5 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về giải quyết thủ tục hànhchính trên môi trường điện tử 79

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hànhchính trên môi trường điện tử 81

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 84

3.3.1 Đối với chính phủ 84

3.3.2 Đối với UBND tỉnh thái bình 85

Trang 8

Tiểu kết chương 3 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 94

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTT Từ viết tắtNguyên nghĩa

1 BPTN&TKQ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả2 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức3 CCHC Cải cách hành chính

4 CNTT Công nghệ thông tin5 CSDL Cơ sở dữ liệu

7 HCNN Hành chính nhà nước8 HĐND Hội đồng nhân dân9 MTĐT Môi trường điện tử10 QPPL Quy phạm pháp luật11 TTHC Thủ tục hành chính12 UBND Uỷ ban nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, cải cách hành chính(CCHC) đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ViệtNam đặc biệt quan tâm Cải cách hành chính nhằm mục tiêu sửa đổi toàn diệnhệ thống hành chính nhà nước, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ tốthơn cho nhân dân và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tìnhhình mới Việt Nam đã triển khai CCHC với nhiều nội dung quan trọng, baogồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nềnhành chính [8] Trong số đó, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được coilà một nhiệm vụ trọng tâm ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình này.Những bước cải cách cẩn trọng và đồng bộ trong những năm qua đã mang lạinhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện hiệu lực và hiệu quả hoạt động củacác cơ quan nhà nước Việc đẩy mạnh cải cách TTHC không chỉ giúp giảmbớt gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, mà còn tạo ra môi trườngthuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Công tác cải cách TTHC là một trong những trọng tâm trong tiến trìnhđổi mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dânvà doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan nhà nước Việc này nhằm loạibỏ những quy trình phức tạp, chồng chéo, giảm thiểu phiền hà, qua đó nângcao hiệu quả trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân cũng nhưtrong hoạt động của bộ máy nhà nước Trước đây, do chưa chú trọng đúngmức đến cải cách TTHC, hệ thống thủ tục còn rườm rà và phức tạp đã trởthành nguyên nhân cản trở các hoạt động kinh tế - xã hội và làm giảm hiệusuất làm việc của các cơ quan nhà nước Điều này ảnh hưởng tiêu cực đếnlòng tin của nhân dân vào nhà nước Chính phủ và các cấp chính quyền đã

Trang 11

nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này và xem đây là nhiệm vụ chiếnlược Việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các TTHC không chỉ giúp tháo gỡkhó khăn cho người dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy sự pháttriển bền vững của nền kinh tế, nâng cao chất lượng quản lý công, và tạo dựnglòng tin vững chắc hơn từ phía nhân dân.

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc CCHC vàcải cách TTHC theo hướng hiện đại là mục tiêu chiến lược trong giai đoạnmới Điều này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày15/7/2021 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2021-2030: “Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy địnhthủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chínhnội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điềukiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tụchành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các ràocản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môitrường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minhbạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện thủ tục hànhchính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiệndịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau” [7]

Hiện nay cả nước nói chung cũng như địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng,trong các cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt là UBND các cấp, việc giảiquyết TTHC trên môi trường điện tử (MTĐT) đã và đang tích cực được đẩymạnh Hòa chung với công cuộc cải cách TTHC trên toàn quốc, UBND tỉnhThái Bình đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, cơ quan chuyên môn và văn phòngUBND tỉnh triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo từ Trung ương và Tỉnhủy Các chỉ đạo này được thực hiện theo hướng hiện đại, nhằm nâng cao hiệuquả trong việc giải quyết hồ sơ hành chính cho các tổ chức và công dân trên

Trang 12

địa bàn tỉnh Những nỗ lực cải cách tại Thái Bình đã mang lại kết quả tích cực.Các TTHC được công khai, đơn giản hóa và dễ dàng thực hiện, giúp giảm bớtnhững rào cản hành chính trước đây Sự chuyển biến rõ rệt trong quá trìnhgiải quyết hồ sơ hành chính không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức chongười dân mà còn tạo dựng được niềm tin đối với bộ máy hành chính nhànước Điều này thể hiện tinh thần quyết liệt của tỉnh Thái Bình trong việcđồng hành cùng công cuộc cải cách, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hộibền vững Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, không thể tránhđược những thiếu sót cần phải khắc phục về thể chế, sự nhận biết của một bộphận CBCC, việc hiểu biết của người dân về pháp luật còn hạn chế.

Từ những lý do trên nên tác giả quyết định chọn đề: “Cải cách thủ tụchành chính trên môi trường điện tử tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hànhchính Quốc gia

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong nhiều năm qua, CCHC là vấn đề được nhiều học giả quan tâm,nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến như:

Một số tài liệu nghiên cứu là giáo trình, sách chuyên khảo tiêu biểu:

Nguyễn Văn Thâm (2004), “Giáo trình Thủ tục hành chính” [16], trong

cuốn sách này, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về TTHC trên cảhai phương diện lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay

Nguyễn Thị La, Hoàng Thị Hoài Hương (2016), “Thủ tục hành chínhvà cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [16], nội

dung cuốn sách nghiên cứu các vấn đề cơ bản về cải cách TTHC, giải quyếtTTHC trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Một số công trình nghiên cứu là bài báo, tạp chí tiêu biểu: Nguyễn

Hoàng Anh (2022), “Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình

Trang 13

Dương” [11], bài viết đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn

chế trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC tại Trung tâm Hànhchính công tỉnh Bình Dương từ năm 2020 - 2022, trên cơ sở đó đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đó, như: Đầu tư trang thiết bị, đào tạobồi dưỡng CBCC của UBND tỉnh, khen thưởng kỷ luật đơn vị, cá nhân hoànthành tốt nhiệm vụ và chưa có ý thức trong việc phối hợp thực hiện

- Đào Hưng (2017), “Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàntỉnh Đắk Lắk” [17] luận văn thạc sĩ Quản lý công Về nội dung, tác giả cũng

đã hệ thống lý luận cơ bản về DVC, trong đó đưa ra các khái niệm về DVC,DVC trực tuyến, các nhân tố tác động đến cung cấp DVC cấp huyện như: hạtầng CNTT, môi trường pháp lý, chính sách về ứng dụng CNTT, trình độ tinhọc của công chức, các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra kinh nghiệm của mộtsố quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước Tác giả cũng đãphân tích thực tiễn, những kết quả đạt được, hạn chế trong cung cấp DVCTTcấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ đó, tác giả đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện việc cung ứng DVCTT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Đỗ Mai Thanh (2012), “Đề xuất mô hình Dịch vụ hành chính côngtrực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam”

[27], luận văn thạc sĩ Quản lý công Nội dung luận văn tác giả cũng đã làmrõ một số khái niệm về dịch vụ hành chính công, đặc điểm, thực tiễn việcxây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam; Tác giả cũng đã đề xuất một sốmô hình dịch vụ hành chính công như: cấp độ dịch vụ hành chính công; lựachọn chiến lược quản lý quy trình phối hợp giữa các mô đun; liên kết, tíchhợp các hệ thống thông tin trong dịch vụ liên thông và mô đun hóa phầnmầm nghiệp vụ theo kiến trúc SOA; các đề xuất về xác thực, bảo mật trongcác dịch vụ liên thông sử dụng Web Service

- Phan Thanh Diễm (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cảicách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí

Trang 14

Minh” [13], Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng

CNTT trong quá trình cải cách TTHC, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cườngviệc sử dụng CNTT trong quá trình cải cách TTHC tại quận 8, Thành phố HồChí Minh

- Trần Thị Dinh (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thựchiện thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận

văn thạc sĩ Quản lý công [12] Luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiệnứng dụng CNTT trong thực hiện TTHC tại Bảo hiểm xã hội Thành phố HồChí Minh

- Nguyễn Hữu Thành (2018), “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy bannhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công

[25] Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về TTHC, quá trình cải cách TTHCvà đánh giá thực trạng của công tác cải cách TTHC tại UBND thành phố LàoCai, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quancủa các hạn chế để đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện quá trình cảicách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai

- Hoàng Thị Lan Anh (2019), “Ứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnhQuảng Trị”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công [10] Luận văn nghiên cứu cơ sở lý

luận về TTHC, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà hành chính nhà nước Quađó đánh giá tình hình thực tiễn tại UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trịvà đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng CNTT trong giảiquyết TTHC tại cơ quan này

- Lê Văn Thuận (2019), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảiquyết thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ

Quản lý công [26] Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế ứng dụngCNTT trong giải quyết TTHC của Bảo hiểm xã hội tại địa phương này, từ đóđề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho ngành bảo

Trang 15

hiểm xã hội nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Nhìn chung, các công trình đang tập trung giải quyết về công tácCCHC, cải cách TTHC nói chung về lý luận, thực tiễn; ứng dụng CNTT trongcải cách TTHC Tuy nhiên, đến nay tại tỉnh Thái Bình chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu bài bản và hoàn chỉnh về cải cách TTHC trênMTĐT tại UBND tỉnh

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là lý luận cải cách TTHC trên MTĐT và thựctiễn về cải cách TTHC trên MTĐT của UBND tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022- 2023, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng củacông tác này tại địa phương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cải cách TTHC trên MTĐT củaUBND cấp tỉnh: khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến cảicách TTHC trên MTĐT ở UBND cấp tỉnh

- Đánh giá thực trạng công tác cải cách TTHC trên MTĐT của UBNDtỉnh Thái Bình: đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế vànguyên nhân hạn chế việc thực hiện cải cách TTHC trên MTĐT

- Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng việc cải cách TTHCtrên MTĐT tại UBND tỉnh Thái Bình: 1) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hànhcải cách TTHC trên MTĐT của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh; 2)Tăng cường ứng dụng CNTT và hiện đại hoá cơ sở vật chất; 3) Thông tin,tuyên truyền về cải cách TTHC trên MTĐT; 4) Nâng cao chất lượng đội ngũCBCC; 5) Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC trênMTĐT; 6) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC trênMTĐT

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cải cách TTHC trên MTĐT tạiUBND cấp tỉnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động cải cách TTHC trênMTĐT, bao gồm: Công tác điều hành cải cách TTHC trên MTĐT của UBNDtỉnh Thái Bình; Rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá TTHC không cần thiết; Sốhóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; Về công bố, minh bạch thông tin; Thẩmtra các quy định liên quan đến thủ tục; Tạo liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệthống thông tin khác nhau; Bảo đảm nguồn lực cho cải cách TTHC; Xử lý, giảiquyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp

Ngoài ra, luận văn cũng tập trung vào quan điểm của Đảng và Nhà nước vềcải cách TTHC nói chung, cũng như cải cách TTHC trên MTĐT nói riêng Từ đóđưa ra những phân tích, đánh giá về các vấn đề lý luận và thực tiễn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 17

Luận văn này đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học,trong đó có:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là hình thức nghiên cứu dựa trên việc

phân tích văn bản, tài liệu có sẵn kết hợp với tư duy logic để đưa ra kết luận.Tác giả đã áp dụng phương pháp này để thu thập thông tin về: Lý thuyết về cảicách TTHC và cải cách TTHC trên MTĐT, các quy định pháp lý về việc thựchiện cải cách TTHC trên MTĐT cũng như thông tin thống kê và kinh nghiệmtrong việc cải cách TTHC trên MTĐT

Phương pháp quan sát là hình thức dựa trên việc quan sát trực tiếp,

giám sát hành vi và ghi chép lại các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiêncứu Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát để phát hiện các hạn chế vàcác yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cải cách TTHC trên MTĐT tại UBND tỉnhThái Bình

Phương pháp thống kê được dùng để thu thập thông tin về xã hội nhằm

phục vụ mục đích nghiên cứu Phương pháp này sử dụng trong việc thu thập vàphân tích dữ liệu cho các nghiên cứu mang tính định lượng Việc sử dụngphương pháp thống kê giúp tóm tắt, xử lý và phân tích thông tin đã thu thập, từđó đưa ra các kết luận và báo cáo phản ánh bản chất của vấn đề nghiên cứu.Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã thống kê số liệu liên quan đến hoạtđộng cải cách TTHC trên MTĐT từ năm 2020 đến năm 2023, nhằm đánh giátình hình thực tế của vấn đề được nghiên cứu

Phương pháp phân tích và so sánh là một phương pháp nghiên cứu

khoa học quan trọng, được sử dụng để xử lý và đánh giá các tài liệu, đặc biệtlà các văn bản pháp luật như Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư,Chương trình, Đề án làm cơ sở pháp lý cho việc phân tích các khái niệm liênquan đến đề tài nghiên cứu của luận văn Đồng thời, luận văn cũng sử dụngphương pháp so sánh các số liệu thu thập được, đặc biệt là các báo cáo kết quảthực hiện công tác CCHC từ năm 2020 đến năm 2023 của UBND tỉnh Thái

Trang 18

Bình, nhằm đánh giá hiệu quả của việc cải cách TTHC qua từng năm Qua đónhận biết kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế và tồn tại trong hoạtđộng cải cách TTHC trên MTĐT.

Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học và thống kê mô tả thực tế là

những công cụ quan trọng mà tác giả đã vận dụng để nghiên cứu, tìm hiểu vềthực trạng cải cách TTHC tại UBND tỉnh Thái Bình Tác giả xây dựng 100phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát đối với đội ngũ CBCC tại UBND tỉnhThái Bình

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kế thừa một số kết quả từcác công trình nghiên cứu khác có liên quan, nhằm xây dựng nền tảng lý luậnvà thực tiễn cho đề tài Các công trình nghiên cứu này cung cấp góc nhìnphong phú về cải cách TTHC và quản lý nhà nước, giúp tác giả có thêm dữliệu so sánh và tham khảo Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các nhận địnhtrong các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Thái Bình về công tác cải cáchTTHC trên MTĐT Các báo cáo này cung cấp thông tin cập nhật và toàn diệnvề tiến độ thực hiện, những thành tựu, thách thức và phương hướng cải thiệnmà UBND tỉnh đã triển khai trong việc hiện đại hóa TTHC

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Nếu đề tài được triển khai và thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau:

Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hệ thống hóa

vấn đề lý luận về cải cách TTHC trong các cơ quan hành chính nói chung vàbổ sung lý luận về cải cách TTHC trên MTĐT trong UBND nói riêng Vì vậy,kết quả nghiên cứu của Luận văn đem lại giá trị khoa học đối với việc nângcao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong giai đoạn hiện nay

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Luận văn tập trung phân tích thực trạng cải cách TTHC trên MTĐT tạiUBND tỉnh Thái Bình, đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của quá trình

Trang 19

cải cách này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạtđộng cải cách TTHC điện tử của UBND tỉnh Thái Bình.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn giúp các nhà quản lý có thể sử dụng,tham khảo để phục vụ cho việc CCHC nói chung, cải cách TTHC trên MTĐTnói riêng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chínhhiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trên môi

trường điện tử tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Chương 2 Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện

tử tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình

Chương 3 Định hướng và giải pháp nâng cao cải cách thủ tục hành

chính trên môi trường điện tử tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình

Trang 20

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN

MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH1.1 Khái quát vềthủtụchành chính và cải cách thủ tục hành chính1.1.1 Thủ tục hành chính

* Khái niệm

Theo nguồn tư liệu trong Từ điển giải thích từ ngữ luật học của TrườngĐại học Luật Hà Nội, thủ tục hành chính được định nghĩa là “Trình tự thực hiệnthẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷquyền hành pháp trong giải quyết công việc của nhà nước, giải quyết kiến nghị,yêu cầu của công dân, tổ chức” [14]

Theo quan điểm Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Đại họcLuật Hà Nội: “Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt độngquản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luậthành chính, bao gồm trình tự nội dung, mục đích, cách thức tiến hành cáchoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hànhchính nhà nước” [15]

Trong Giáo trình Thủ tục hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia,thủ tục hành chính được trình bày như sau: “Thủ tục hành chính là trình tự cáchthức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyềntrong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhànước với các tổ chức và cá nhân công dân” [28]

Trang 21

pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng.

Hệ thống quy phạm của TTHC bao gồm toàn bộ các quy tắc pháp lýquy định trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nướctrong việc giải quyết công việc và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với tổchức, công dân Đây là những nguyên tắc bắt buộc mà các cơ quan nhà nướcvà CBCC phải tuân theo khi giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyềncủa mình

Thủ tục hành chính vốn được biểu hiện thông qua các quy phạm thủ tục,đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các quy định nội dung của phápluật được thực thi một cách thuận lợi Nếu thiếu các quy phạm thủ tục, việcthực thi luật pháp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể triển khai vàođời sống thực tế

Trong nhiều hoạt động quản lý HCNN, việc áp dụng pháp luật là mộtnhiệm vụ trọng tâm Quá trình này đòi hỏi phải xác định tình trạng thực tế củatừng vụ việc cụ thể, lựa chọn QPPL phù hợp và ra quyết định hành chínhtương ứng Các quy phạm của TTHC giúp định hình quy trình này, đảm bảotính chính xác, minh bạch và đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụviệc, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý HCNN

Các hành vi áp dụng pháp luật này được tiến hành theo những TTHCnhất định Nếu thiếu các TTHC cần thiết trong hoạt động quản lý, quyền vànghĩa vụ của các bên tham gia sẽ không được đảm bảo Điều này có thể dẫnđến sự không rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụcủa các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước, gây khó khăn trong việc thựchiện các quy định của pháp luật Thủ tục hành chính còn là yếu tố đảm bảocho các hoạt động của cơ quan nhà nước diễn ra một cách thuận lợi, có trật tựvà tuân thủ đúng chức năng quản lý của mình Bởi đó là chuẩn mực hành vicho công dân, công chức để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối

Trang 22

với nhà nước Dựa vào các TTHC các công việc hành chính sẽ được xử lý vàgiải quyết có hiệu quả đúng với pháp luật quy định [28].

Thứ hai, TTHC không chỉ quy định trình tự mà các cơ quan nhà nước,công dân, tổ chức phải thực hiện mà còn xác định quyền, nghĩa vụ của cácbên liên quan.

Trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước, TTHClà cách thức và trình tự mà các cơ quan HCNN áp dụng để thực hiện nhiệm vụcủa mình theo quy định của pháp luật Trình tự này có thể từ cấp trên xuốnghoặc từ cấp dưới lên và cũng có những trình tự thực hiện song hành

Đây cũng là một đặc điểm phân biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tốtụng tư pháp Thủ tục lập pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp,vliênquan đến hoạt động lập pháp của các cơ quan này Thủ tục tố tụng tư pháp thuộcthẩm quyền của cơ quan tư pháp, liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử[28]

Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp Tính đa dạng phức tạp được

biểu hiện như sau:

- Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;- Quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia trong mối quan hệhành chính, trong đó bao gồm công việc của Nhà nước và của công dân;

- Việc quy định TTHC phải kết hợp với những khuôn mẫu tương đối ổnđịnh và chặt chẽ với các biện pháp thích hợp với từng loại công việc và từngđối tượng;

- TTHC bị tác động mạnh mẽ bởi nền HCNN hiện đang chuyển từhành chính cai trị sang hành chính phục vụ;

- Thực hiện chủ yếu ở trong môi trường công sở nhà nước, gắn liềnvới công tác văn thư và tổ chức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ;

- Do chủ thể cơ quan HCNN xây dựng để giải quyết công việc nên

Trang 23

phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành;

- Hiện nay trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện, các TTHCcó yếu tố nước ngoài phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ tư, TTHC có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dungcủa luật hành chính.

Là quy phạm hình thức nên TTHC đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn đểthích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội Đây là yếu tốcần được nhận thức đúng đắn để giúp cho việc ban hành TTHC phù hợp vớithực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội [28]

1.1.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

1.1.2.1 Khái niệm cải cách

Theo từ điển thuật ngữ Bách khoa, “Cải cách là đổi mới một số mặt củasự vật mà không làm thay đổi căn bản sự vật đó” Trên quan điểm của Từ điểnthuật ngữ lịch sử phổ thông định nghĩa, “Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn,cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng củachế độ hiện hành” [20] Trong lĩnh vực xã hội, cải cách là việc cải thiện một sốkhía cạnh của đời sống xã hội Cải cách được xem như một phương tiện hayphương pháp nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội Cải cách làm thay đổiđáng kể tới chính trị, văn hoá, xã hội và cần phải được hoạch định và thực hiệntheo một lộ trình cụ thể

Cải cách đòi hỏi thời gian để triển khai và đánh giá hiệu quả do baogồm các hành động cụ thể và áp dụng trên diện rộng Nó có thể gây ra nhữngbiến động trong xã hội cũng như những hậu quả không mong đợi Vì vậy, cảicách cần được thực hiện sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng về phương pháp,nội dung, mục tiêu và kết quả Phải có kế hoạch quản lý, khắc phục những hậuquả không mong muốn của chương trình cải cách Hay nói cách khác, cải cáchlà các chương trình kinh tế - xã hội được thực hiện bởi Chính phủ hoặc các

Trang 24

chủ thể trong xã hội, nhằm mục đích nâng cao chất lượng phát triển kinh tế xã hội mà không làm thay đổi bản chất của chính quyền nhà nước.

-1.1.2.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

Cải cách TTHC là quá trình cải thiện những hạn chế của hệ thốngTTHC hiện hành Mục tiêu của cải cách là đơn giản, minh bạch và công khaihóa quy trình, tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách thức giải quyết công việcgiữa các cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức, công dân [7]

Cải cách TTHC cũng là việc cải thiện phương pháp làm việc và điềunày cần phải bắt đầu từ chất lượng của CBCC “Việc giải quyết thủ tục hànhchính cho người dân và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Bởi thủ tục hànhchính chỉ là một công cụ quản lý nhà nước trên tinh thần có lợi cho người dân,doanh nghiệp, giảm chi phí xã hội và tăng cường quản lý của nhà nước” [18].Nếu không có lợi cho người dân thì cải cách thủ tục cho dù có tốt bao nhiêuchăng nữa cũng không giải quyết được vấn đề

Cải cách TTHC quan trọng là khâu triển khai, ban hành, thực hiện cácvăn bản hành chính nhanh, gọn, chính xác Cải cách TTHC không chỉ là điềuchỉnh, sửa đổi các quy định về thủ tục mà còn là thực hiện một cách công khai,minh bạch và hiệu quả trong thực tế

Cải cách TTHC hiệu quả thì vấn đề kiểm tra, giám sát các TTHC nhanhhơn, chính xác hơn, tránh được những phiền toái cho nhân dân Việc đơn giản,minh bạch, công khai hóa các TTHC cũng chính là rút bớt thời gian và chi phíthực hiện hoạt động này

Cải cách TTHC là các biện pháp nhằm đơn giản hóa quy trình và tạođiều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịchvới cơ quan nhà nước Nó cũng là yếu tố quan trọng để củng cố mối quan hệgiữa nhà nước và người dân, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của người dântrong quản lý công việc nhà nước Đây được xem là bước đột phá trong quá

Trang 25

trình CCHC nhà nước, mang lại sự thay đổi toàn diện cho hệ thống hành chínhquốc gia Cải cách TTHC cũng là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong quátrình đổi mới.

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu cải cách TTHC là quá trình cảithiện các quy định pháp luật liên quan đến trình tự, quy trình thực hiện của cáccơ quan HCNN và cá nhân có thẩm quyền, cải cách các quy định về các loạiTTHC cũng như cải cách quy trình thực hiện các TTHC

1.1.2.3 Yêu cầu về cải cách thủ tục hành chínhThứ nhất, cải cách TTHC phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng.

Thông qua các kỳ đại hội Đảng, CCHC luôn được khẳng định là mộtchiến lược nhất quán, phản ánh tầm nhìn dài hạn của Đảng trong việc chỉ đạotổ chức và hoạt động của Nhà nước Sự chỉ đạo của Đảng đối với công tácCCHC được thể hiện thông qua việc đề ra các mục tiêu, quan điểm, chủ trươngvà giải pháp to lớn về CCHC Đồng thời, lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáodục để đảm bảo sự nhận thức sâu rộng và thống nhất hành động trong các tổchức Đảng, cán bộ, đảng viên cũng như sự đồng thuận và ủng hộ của ngườidân và xã hội đối với công tác CCHC Trong mỗi giai đoạn phát triển của đấtnước, Đảng và Nhà nước đã áp dụng các biện pháp cụ thể để cải cách và đổimới hệ thống hành chính, điều này phản ánh sự phù hợp với yêu cầu của quátrình phát triển và hội nhập quốc tế Đảng đã tập trung vào sự cần thiết củaviệc thực hiện cải cách TTHC và coi đây là phương pháp quan trọng đóng gópvào việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Dựa trên các địnhhướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đã tiến hành cải cách TTHC một cáchcẩn trọng qua từng giai đoạn

Trong một thời gian dài, việc cải cách TTHC đã được ưu tiên và thựchiện mạnh mẽ ở mọi cấp bậc của hệ thống hành chính Điều này đã hướng tớimục tiêu làm cho quy trình trở nên đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi và

Trang 26

mở cửa rộng hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo lợi íchvà quyền lợi của người dân Nhiều đề án về cải cách TTHC đã được đề xuất vàtriển khai Sự hài hòa giữa cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử đãtạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp khi tương tácvới các cơ quan HCNN.

Thứ hai, cải cách TTHC theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước.

Pháp luật là công cụ mà mọi quốc gia đều sử dụng để quản lý xã hội vàthúc đẩy phát triển kinh tế Theo đó, cải cách TTHC cũng cần tuân theo đúngchính sách và pháp luật, vì hệ thống thể chế hành chính bao gồm hiến pháp, luậtpháp, pháp lệnh, các văn bản quy phạm về tổ chức và hoạt động của các cơquan HCNN Cải cách TTHC là bộ phận của hành chính nói chung

Ở Việt Nam, nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đangtrong tiến trình cải cách tổng thể nền hành chính, trong đó có cải cách TTHCtrên cơ sở pháp luật, từ việc xây dựng, ban hành các TTHC đến việc tổ chứcthực hiện, cải cách TTHC

Thứ ba, cải cách TTHC phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất.

Thủ tục hành chính có tính phổ biến, tính đa dạng phong phú, tính lịchsử cụ thể Cải cách TTHC không chỉ có tác động đến hoạt động nội bộ củacấp chính quyền mà còn ảnh hưởng đến các tổ chức và công dân, qua đó tạo ramối liên kết với nhà nước Bởi công nghệ là cái không ngừng phát triển và làsự tất yếu của xã hội Do đó, khi điều kiện kinh tế thay đổi, những TTHC cũtrở nên lạc hậu và lỗi thời Việc cải cách TTHC chính là làm cho TTHC phùhợp với tiến trình phát triển của công nghệ và bảo đảm bộ máy hành chínhphục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh mới, nghĩalà phải theo kịp được tiến trình phát triển của xã hội Cải cách TTHC từ đó trởnên phù hợp với bối cảnh và yêu cầu hiện đại

Cải cách TTHC cần được thực hiện theo một cách đồng bộ và thống

Trang 27

nhất Điều này không chỉ bao gồm việc làm cho quy trình trở nên công khai,minh bạch mà còn tập trung vào việc kiểm tra và đơn giản hoá TTHC Do đócần loại bỏ những quy định và thủ tục không cần thiết, gây rắc rối và khókhăn cho người dân cũng như doanh nghiệp Đồng thời, cần đề xuất các điềuchỉnh và bổ sung vào cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và đơn giản hóa quytrình thực hiện, giảm bớt thời gian và yêu cầu của hồ sơ.

Thứ tư, cải cách TTHC phải thực hiện thể chế kiểm soát TTHC.

Yêu cầu của nền hành chính hiện đại là việc đưa ra các quy định đểquản lý, nhưng nếu không thực hiện kiểm tra, kiểm soát thì việc đưa các quyđịnh đó vào thực tiễn hoạt động sẽ không có hiệu quả Cải cách TTHC phảithực hiện thể chế về TTHC bởi thể chế là văn bản pháp luật, là cơ sở pháp lýđể kiểm soát việc cải cách TTHC, xem việc cải cách TTHC có phù hợp cácquy phạm pháp luật hay không Để cải cách TTHC đúng theo pháp luật, cầnphải hiểu rõ tình hình triển khai kiểm soát TTHC để có thể hướng dẫn thựchiện một cách hiệu quả, phát hiện kịp thời các hạn chế, sai sót trong tiếp nhậnvà giải quyết TTHC Đồng thời, cần thông báo cho các cơ quan có thẩmquyền để xem xét và xử lý các trường hợp gây phiền hà, gây rối hoặc có hậuquả tiêu cực trong quá trình tiếp nhận và xử lý TTHC Đề xuất và báo cáo chocác cấp có thẩm quyền để điều chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi không tuânthủ quy định về kiểm soát TTHC Củng cố nhận thức của CBCC về việc thựchiện kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị từ cá nhân,tổ chức về các quy định hành chính Công tác kiểm tra phải được thực hiệnmột cách khách quan, minh bạch, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt độngcủa cơ quan, đơn vị khi được kiểm tra Phải có kết luận rõ ràng, cụ thể về việctổ chức triển khai công tác kiểm soát phục vụ cho cải cách TTHC tại cơ quan,đơn vị, địa phương và đề xuất những giải pháp cụ thể cho các cấp lãnh đạo

Trang 28

liên quan.

Nội dung kiểm tra bao gồm:- Đánh giá công tác điều hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm soáthiệu quả TTHC dựa trên các văn bản của các cấp từ Trung ương đến địa phương

- Công bố, công khai danh mục TTHC của các cấp tỉnh, quận - huyện,xã - phường theo quy định của pháp luật

- Giải quyết TTHC tuân thủ theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông.- Kiểm tra, đánh giá TTHC và tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghịvề quy định hành chính

- Tổ chức tuyên truyền về việc kiểm soát TTHC và thông tin, báo cáovề tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC

Thứ năm, ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào cải cách TTHC.

Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang tác động tới mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội Yêu cầu của người dân và doanh nghiệp là cần phải có sựđổi mới trong bộ máy hành chính, áp dụng CNTT, triển khai DVC trực tuyếnvà tối giản hóa TTHC Trước yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0, cải cách nềnhành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng cần đáp ứng yêu cầu củaquản lý đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển chung, việc ứng dụng côngnghệ kỹ thuật số vào cải cách TTHC là hết sức cần thiết

Để cải cách TTHC đúng pháp luật, cần thực hiện một loạt biện phápquyết liệt, nhất quán và hiệu quả Điều này bao gồm việc tái cấu trúc quy trìnhgiải quyết TTHC liên quan đến cả người dân và doanh nghiệp cũng như quytrình nội bộ giữa các cơ quan HCNN Đồng thời, cần thực hiện đánh giá vàđiều chỉnh các điều kiện kinh doanh, tối ưu hóa quy trình xử lý TTHC thôngqua việc áp dụng mạnh mẽ CNTT Bên cạnh đó, cần loại bỏ các rào cản hạnchế quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện chất lượng môitrường đầu tư và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh Việc đổi mới và tăng

Trang 29

cường hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHCcũng là một phần không thể thiếu Hơn nữa, việc thúc đẩy TTHC trên MTĐTlà cần thiết để đảm bảo rằng người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dịchvụ mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều nền tảng khác nhau.

Trang 30

1.2 Cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ở UBNDcấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong tài liệu “Thuật ngữ hành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính- Học viện Hành chính quốc gia, đã đưa ra một định nghĩa về cải cách TTHCtrên MTĐT Theo đó, cải cách TTHC trên MTĐT có thể được hiểu là “sự hoạtđộng liên thông của cả hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính nhànước có ứng dụng một cách có hiệu quả những thành tựu của khoa học, côngnghệ thông tin điện tử để đảm bảo việc chấp hành và điều hành của các cơquan hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cung ứngđầy đủ, khẩn trương các thông tin cho tất cả mọi tổ chức, cá nhân thông quacác phương tiện thông tin điện tử” [37]

Thực hiện TTHC trên MTĐT là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếnhành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện TTHC, thủ tục giải quyết công việcbằng phương tiện điện tử thông qua các DVC trực tuyến

Vì TTHC trên MTĐT chưa có định nghĩa cụ thể, rõ ràng và chưa đượccụ thể hóa trong văn bản pháp luật nên cũng chưa có một khái niệm cụ thể chohoạt động cải cách TTHC trên MTĐT Dựa trên định nghĩa của cải cáchTTHC, cải cách TTHC trên MTĐT có thể được hiểu là việc điều chỉnh cácquy định pháp luật liên quan đến thủ tục, trình tự thực hiện thẩm quyền củacác cơ quan HCNN và cá nhân có thẩm quyền, cải cách các quy định về cácloại TTHC và cải cách quá trình thực hiện các TTHC nhằm mục đích thực hiệnmột cách đồng bộ trên MTĐT

1.2.2 Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Việc cung cấp DVC trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong quá trình cảicách TTHC của Chính phủ điện tử Điều này không chỉ làm cho việc tiếp cậncủa người dân và doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, mà còn giảm bớt gánh

Trang 31

nặng của các thủ tục giấy tờ đối với các cơ quan quản lý nhà nước Vì vậy, quyđịnh về việc thực hiện TTHC trên MTĐT phải đảm bảo 07 nguyên tắc sau đây:

- Cải cách TTHC trên MTĐT cần tuân thủ các quy định về giá trị pháp lýnhư các hình thức khác Việc cải cách TTHC theo hình thức điện tử không làmthay đổi giá trị pháp lý như với áp dụng theo hình thức TTHC truyền thống,đồng thời giữ cho việc thực hiện TTHC liên thông giữa các cấp và các cơquan có thẩm quyền được thực hiện một cách nhất quán

- Quá trình tổ chức tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trườngmạng phải được thực hiện một cách hợp pháp, hợp lý và khoa học Điều nàyđảm bảo tính công bằng, minh bạch và an toàn thông tin, đồng thời cần có sựphối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền

- Thực hiện TTHC trên MTĐT cần đặt người dân và tổ chức làmtrung tâm bằng cách đảm bảo rằng ngôn ngữ và cách thực hiện được đơn giản,dễ hiểu, góp phần vào hiệu quả của quá trình cải cách TTHC Sự hài lòng củatổ chức, cá nhân phản ánh hiệu quả phục vụ của CBCC và cơ quan nhà nước.Căn cứ vào kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân trên các kênh kiếnnghị, đề xuất, phản ánh làm cơ sở để đo lường chất lượng phục vụ của CBCCtrong cải cách TTHC điện tử

- Việc giải quyết TTHC trên MTĐT cần được kiểm tra, theo dõi, giámsát, đánh giá một cách toàn diện thông qua việc áp dụng CNTT và sự tham giacủa cả tổ chức, cá nhân Các bước thực hiện TTHC trên MTĐT được rút gọnđể tiết kiệm thời gian và chi phí của tổ chức, cá nhân Cán bộ công chức phảisố hoá các dữ liệu hồ sơ mà người dân cung cấp, đồng thời chuyển tiếp và báocáo qua từng giai đoạn thực hiện trên môi trường mạng

- Việc thực hiện TTHC trên MTĐT không được tăng thêm phí hoặc lệphí ngoài quy định của pháp luật, nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí chongười dân và doanh nghiệp Quá trình giải quyết TTHC điện tử đòi hỏi sự

Trang 32

rành mạch trong phân công và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan,tránh sự chồng chéo chức năng.

- Cải cách TTHC trên MTĐT cần tuân thủ các quy định của pháp luậtViệt Nam và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.Trong quá trình thực hiện TTHC trên MTĐT, các đơn vị và cá nhân khôngđược thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật

Những nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cảicách TTHC trên MTĐT và đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch trong hoạt độnghành chính của Chính phủ

1.2.3 Đặc điểm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử củaUBND cấp tỉnh

1.2.3.1 Tính chính trị

Thủ tục hành chính trên MTĐT thực chất phục vụ cho hoạt động quảnlý của Nhà nước nói chung và UBND cấp tỉnh nói riêng Thủ tục hành chínhtrên MTĐT là những dịch vụ mà Nhà nước khuyến khích và buộc người dânphải làm theo quy định pháp luật để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội Nhucầu cấp các loại giấy tờ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống phát sinh từ cácquy định mà Nhà nước đặt ra Sự phổ biến của TTHC trên MTĐT chính làthông qua việc nhiều người sử dụng DVC trực tuyến, từ đó tạo điều kiện chohoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tốt hơn

1.2.3.2 Tính pháp lý

Các TTHC trên MTĐT liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các cơquan HCNN, bao gồm cả UBND cấp tỉnh Loại TTHC điện tử do đó mangtính quyền lực pháp lý Điều này được thể hiện trong việc cấp các loại giấyphép, căn cước công dân, xử lý các vi phạm hành chính và hoạt động thanhtra hành chính Vì vậy, TTHC trên MTĐT chỉ có thể do cơ quan HCNN tổchức, thực hiện và theo đó cũng thuộc quyền quản lý của UBND cấp tỉnh

Trang 33

1.2.3.3 Tính phi lợi nhuận

Thủ tục hành chính trên MTĐT đề cập đến các hoạt động không thu lợinhuận và tiền thu theo hình thức lệ phí để đóng góp vào ngân sách nhà nước.Lệ phí là khoản tiền cố định mà tổ chức hoặc cá nhân phải thanh toán khi sửdụng các DVC cung cấp bởi cơ quan nhà nước Mặc dù lệ phí không được coi làmột hình thức bù đắp cho chi phí lao động của người cung cấp dịch vụ, nhưngnó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự công bằng giữa người sử dụngdịch vụ và những người không sử dụng dịch vụ tương ứng Đối với việc thu lệphí, tổ chức thu thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhànước

1.2.3.4 Tính phục vụ cộng đồng

Mọi công dân đều được đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng các TTHCtrên MTĐT một cách bình đẳng, với vai trò là đối tượng được UBND cấp tỉnhphục vụ Nhà nước có trách nhiệm và nhiệm vụ cung cấp các DVC trực tuyếnđể phục vụ tất cả công dân mà không phân biệt về hoàn cảnh hay côngc việccủa họ

1.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tửtại UBND cấp tỉnh

1.3.1 Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm những thủ tục khôngcần thiết

Việc rà soát, đơn giản các TTHC có ý nghĩa quan trọng Theo Quyếtđịnh số 1085/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộtrong hệ thống HCNN giai đoạn 2022 - 2025 Mục tiêu của Kế hoạch đặt ra làtrước ngày 01/4/2023, 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các bộ,cơ quan, địa phương được thống kê, công bố (lần đầu) và 100% TTHC nội bộgiữa các CQHCNN được công khai trên CSDL quốc gia về TTHC

Đối với TTHC nội bộ giữa các cơ quan HCNN, việc rà soát, phê duyệtphương án cắt giảm, đơn giản hóa được thực hiện: Trước ngày 01/01/2025, rà

Trang 34

soát, đơn giản hoá, bảo đảm đạt tỷ lệ cắt giảm ít nhất 20% TTHC và 20% chiphí tuân thủ TTHC cho 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các bộ,cơ quan ngang bộ.

1.3.2 Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục

Việc số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC là quá trình chuyển đổithông tin được thể hiện trên giấy trong thành phần hồ sơ, kết quả giải quyếtTTHC sang hình thức dữ liệu điện tử

Các yêu cầu đối với việc số hóa giấy tờ và kết quả giải quyết TTHCbao gồm:

- Quá trình số hóa dữ liệu phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, toàn vẹn củahồ sơ, giấy tờ được số hóa và tính hoàn thiện về quy trình, nội dung số hóa

- Quá trình số hóa phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cánhân, không làm xâm hại và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân

- Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải lưu các trường dữ liệu đặc tả trongtrường hợp tái sử dụng khi giải quyết TTHC khác có liên quan

Việc số hóa cần thực hiện theo trình tực các bước như:Bước 1 Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.Bước 2 Bóc tách dữ liệu

Bước 3 Cấp mã kết quả số hóa.Bước 4 Lưu kết quả số hóa

1.3.3 Công bố, minh bạch thông tin

Việc công bố và minh bạch thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về cácTTHC trên CSDL quốc gia về TTHC là để đảm bảo rằng CBCC và người dân,doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện các thủ tục mộtcách hiệu quả, đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện

Công bố, công khai TTHC là một trong các biện pháp, cách thức tổ

Trang 35

chức thực hiện quy định TTHC của cơ quan có thẩm quyền và đưa các quyđịnh TTHC đi vào cuộc sống Thực tế hiện nay, một TTHC có thể được quyđịnh ở rất nhiều văn bản QPPL khác nhau (luật, pháp lệnh, nghị định, quyếtđịnh, thông tư ) cho nên các cơ quan thực hiện TTHC cũng như chủ thể thamgia TTHC rất khó khăn trong việc tìm kiếm và chấp hành các quy định.

Công bố, minh bạch thông tin nhằm bảo đảm tính đẩy đủ, chính xác,đồng bộ, thống nhất và hiệu lực của quy định TTHC trên CSDL quốc gia Bêncạnh đó, công bố, minh bạch thông tin là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhân dân kiểm tra, giám sát các cơ quan, CBCC

Yêu cầu, điều kiện công khai TTHC:

+ Thủ tục hành chính được công khai phải là các TTHC được công bốtại Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

+ Công khai chính xác và đầy đủ thông tin về TTHC trên cơ sở quyếtđịnh công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

+ Thực hiện công khai TTHC rõ ràng, thường xuyên, công khai, kịpthời, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác và dễ sử dụng

Hình thức công bố, minh bạch thông tin:

Hình thức công khai bắt buộc gồm có 2 hình thức công khai bắt buộc:Công khai trên CSDL quốc gia và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếpgiải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức

Yêu cầu của việc niêm yết TTHC: 1) Đảm bảo niêm yết rõ ràng, đẩy đủ

và chính xác các TTHC đã được công bố, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhântiếp cận, tìm hiểu và thực hiện đúng quy định, bảo đảm quyền, lợi ích hợppháp và đồng thời có điều kiện để thực hiện quyền giám sát đối với CBCCtiếp nhận, giải quyết TTHC 2) Việc niêm yết TTHC phải được thực hiện kịpthời ngay sau khi có quyết định công bố, đảm bảo đúng, đầy đủ các bộ phậntạo thành TTHC đã được công bố: không niêm yết TTHC đã hết hiệu lực thi

Trang 36

hành 3) Nếu TTHC có kèm theo mẫu đơn, tờ khai thì các mẫu đơn, tờ khaiphải được đính kèm ngay sau TTHC được niêm yết; không để các trang niêmyết bị hư hỏng, rách nát, hoen ổ

1.3.4 Thẩm tra các quy định liên quan đến thủ tục hành chính

Hoạt động thẩm tra được hiểu là xem xét, đánh giá nội dung, chínhsách pháp luật, hình thức của dự án, dự thảo văn bản QPPL và kỹ thuật pháplý nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và tính khả thicủa dự thảo văn bản Hoạt động này được thực hiện trước khi dự thảo văn bảnQPPL được trình lên chủ thể có thẩm quyền xem xét và thông qua

Thẩm tra là giai đoạn quan trọng trong quy trình ban hành văn bản liênquan đến TTHC Trong đó, thẩm tra gần như là khâu cuối cùng trước khi dựthảo văn bản QPPL có nội dung liên quan đến TTHC được trình lên cơ quan,cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định ban hành văn bản Hoạt độngthẩm tra là căn cứ để đánh giá dự thảo văn bản QPPL, góp phần đảm bảo chấtlượng của văn bản Thông qua kết quả của hoạt động thẩm tra, các cơ quannhà nước, đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sẽ có thêm cơsở để xem xét và quyết định thông qua, ban hành văn bản

Về nội dung hoạt động thẩm tra:

Trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL liên quan đến TTHC, việc thẩmtra tập trung vào nội dung: Sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điềuchỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưutiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản

Việc thẩm tra dự án, dự thảo văn bản QPPL tập trung vào những nộidung: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; Nội dung của dự thảo vănbản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Việc chuẩn bị văn bản quyđịnh chi tiết (nếu có); Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản theo chủtrương, đường lối của Đảng; Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất

Trang 37

của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; Tính tương thích với điều ướcquốc tế có liên quan mà Việt Nam là nước thành viên; Tính khả thi của cácquy định trong dự thảo văn bản; Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tàichính để thi hành văn bản QPPL; Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trongdự thảo văn bản (nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan); Ngôn ngữ, kỹthuật, trình tự và thủ tục soạn thảo văn bản.

1.3.5 Tạo liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin khácnhau.

Việc triển khai nền tảng Chia sẻ dữ liệu quốc gia (National DataExchange Platform - NDXP) là một bước quan trọng trong việc tăng cườngkết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, bộ, ngành vàđịa phương Đây là một giải pháp quan trọng nhằm tối ưu hóa giá trị của dữliệu và nâng cao chất lượng DVC cũng như hiệu quả quản lý và chỉ đạo điềuhành NDXP giúp tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào nền tảngchung, từ đó tạo ra các thông tin có giá trị hơn nhờ vào sự kết hợp và phântích dữ liệu đa dạng Bằng cách tích hợp dữ liệu từ các bộ, ngành, địa phương,nền tảng này giúp cải thiện tính chính xác và kịp thời của các DVC, từ đónâng cao trải nghiệm của người dân và doanh nghiệp Người đứng đầu cơquan, đơn vị có thể truy cập và phân tích dữ liệu một cách toàn diện, hỗ trợviệc ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn trong công tác điều hành

NDXP là cơ sở hạ tầng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, tạođiều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấpDVC Nền tảng này khuyến khích các bộ, ngành và địa phương phối hợp vàchia sẻ thông tin, giảm thiểu sự trùng lặp và tăng cường tính đồng bộ trongcác hoạt động quản lý nhà nước Việc triển khai NDXP không chỉ giúp cảithiện hiệu quả quản lý và cung cấp DVC mà còn góp phần vào sự phát triểnbền vững và đồng bộ của hệ thống hành chính quốc gia

Trang 38

NDXP là một hạ tầng quan trọng, được thiết kế để kết nối, tích hợp vàchia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.Đây là nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm phần cứng, phần mềm và cáchoạt động nghiệp vụ, với mục tiêu hỗ trợ việc trao đổi thông tin một cách hiệuquả và an toàn NDXP thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống hànhchính và nền kinh tế số tại Việt Nam, tạo ra một môi trường quản lý và cungcấp DVC hiệu quả hơn NDXP hỗ trợ cả hai mô hình kết nối tập trung vàphân tán để đáp ứng linh hoạt các nhu cầu cụ thể, từ việc kết nối các hệ thốngthông tin trong nước đến việc chia sẻ dữ liệu qua internet hoặc các mạngtruyền số liệu chuyên dùng.

Để đảm bảo tính hiệu quả và liên tục của nền tảng NDXP, việc kết nốivà chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung bao gồm trình tự thực hiện và khaithác dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hướng dẫn triển khai ký số; nâng cấp dịch vụchia sẻ dữ liệu; thay đổi, cập nhật thông tin kết nối đối với đơn vị sử dụngdịch vụ; huỷ bỏ kết nối

Về chia sẻ dữ liệu theo mô hình phân tán, gồm yêu cầu cấu hình máychủ cài đặt; kết nạp thành viên để trao đổi, chia sẻ dữ liệu theo mô hình phântán; hướng dẫn cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu, khai thác dịch vụ chia sẻ dữliệu; cập nhật, nâng cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hủy bỏ kết nối

1.3.6 Đánh giá tác động

Trong quá trình đánh giá tác động, cơ quan chủ trì soạn thảo cần phảiđưa ra nhiều phương án khác nhau; trên cơ sở đó, thực hiện so sánh, phân tích,nhận định để lựa chọn phương án tối ưu, cần thiết và hợp lý nhất; đồng thờithể hiện quy định đó trong dự án, dự thảo văn bản QPPL

Nội dung đánh giá tác gồm:

1) Đánh giá về sự cần thiết của TTHC: Đây là công đoạn đầu tiên của

quy trình đánh giá tác động, cơ quan chủ trì soạn thảo phải đánh giá được sựcần thiết của quy định TTHC Nội dung đánh giá về sự cần thiết của quy định

Trang 39

TTHC, chủ yếu gồm: Vấn đề cụ thể của ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đặt rađể quản lý; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chứccần được đáp ứng, giải quyết Để giải đáp được vấn đề này, cơ quan chủ trìsoạn thảo phải xác định rõ: Nội dung cụ thể, trực tiếp được Nhà nước đặt rađể quản lý là nội dung gì?; Xác định mục đích, lý do của quy định TTHC Xácđịnh chính xác mục đích, lý do của quy định TTHC là một trong các điều kiệnquan trọng để quyết định có cần thiết đặt ra TTHC hay không Do đó, cơ quanchủ trì soạn thảo phải giải thích rõ lý do vì sao đặt ra quy định TTHC màkhông sử dụng các biện pháp khác.

2) Đánh giá tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ phận cấu tạo thành

TTHC và hiệu quả của quy định TTHC Sau khi xác định được sự cần thiếtcủa việc ban hành quy định TTHC thì vấn đề tiếp theo là đánh giá sự cần thiết,tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ phận tạo thành TTHC và hiệu quả củaquy định TTHC: Tên, cách thức thực hiện, trình tự thực hiện, yêu cầu, điềukiện, hồ sơ…

Đánh giá về tính hợp pháp: Cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải xác địnhvà làm rõ các nội dung chủ yếu sau đây: i) Văn bản có quy định về TTHCđược ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật này: ii) Thủ tục hành chính được ban hành theo đúngnguyên tắc, yêu cầu của việc quy định TTHC tại các điều 7, 8 của Nghị định63/2010/NĐ-CP; iii) Nội dung của các quy định về TTHC có sự thống nhấtnội tại, không trái với các văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn, hoặc Điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên, không mâu thuẫn với các văn bản pháp lýngang cấp

Như vậy, thực hiện đánh giá tác động một cách nghiêm túc, đưa ra ýkiến, thẩm định và thẩm tra các quy định liên quan đến TTHC, với mục tiêu tối

Trang 40

ưu hóa và duy trì các TTHC thực sự cần thiết, với chi phí tuân thủ thấp nhất.

1.3.7 Bảo đảm nguồn lực cho cải cách thủ tục hành chính

Để cải cách TTHC được thực hiện thuận lợi cũng như kếtquả CCHC được bền vững thì đổng thời phải cải cách thể chế hành chính nóichung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trênthực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm

Đảm bảo nguồn lực cho công tác cải cách TTHC bằng cách tập trungvào việc lựa chọn CBCC có năng lực, đáp ứng yêu cầu công việc tại các cơquan chuyên môn tham gia kiểm soát TTHC

Đội ngũ CBCC đầu mối có vai trò quan trọng trong cải cách TTHC.Tham mưu, giúp Thủ trưởng đơn vị hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp, triển khaithực hiện công tác kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghịcủa cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lýcủa đơn vị; Phối hợp với Phòng Kiểm soát TTHC của các Bộ, cơ quan ngangBộ, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát TTHC và tiếpnhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Cán bộ, công chức đầu mối cải cách TTHC họ chủ động tham mưu choThủ trưởng đơn vị về việc chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách TTHC vàkiểm soát TTHC tại đơn vị; đồng thời phối hợp với các bộ phận có liên quancủa đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC theoquy định của pháp luật Do vậy, việc nâng cao năng lực CBCC, triển khai tậphuấn, phổ biến văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung cải cách TTHC vàkiểm soát TTHC cho CBCC có liên quan trong đơn vị có ý nghĩa quan trọng

1.3.8 Xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanhnghiệp

Việc xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị (PAKN) được tiếp nhận từ

Ngày đăng: 20/09/2024, 09:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w