Vì vậy, nếu không phải người mẹ sinh ra trẻ hoặc trường hợp người mẹ sinh ra trẻ nhưng không bị ảnh hưởng nặng nề của tu tưởng lạc hậu hay do hoàn cảnh khách quan đặc biệt nào mà giết tr
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
(4 BÀI THẢO LUẬN CỤM 2
STT Ho va Tén MSSV
1 Nguyễn Đông An 2153401020001
2 Nguyễn Mai Thảo Anh 2153401020011 3 Hoàng Minh Hiếu 2153401020093 4 Trần Thị Thu Hoài 2153401020095 5 Lê Nhựt Linh 2153401020128 6 Lê Minh Phúc 2153401020201 7 Võ Thị Thanh Thảo 2153401020236 8 Trần Thị Minh Thư 2153401020247
a
Trang 2Thanh pho H6 Chi Minh, ngay 23 thang 2 nam 2023
Trang 39 Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều câu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS) 3
10 Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS) 3 11 Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130
12 Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS) 4 13 Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của |
người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS) 4
14 Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc nếu không dẫn
đến hậu quả nạn nhân tự sát thì không cấu thành tội phạm 4 15 Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích
cho họ với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) 4
Trang 416 Hanh vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể dưới 11% thì không cấu thành Tội cố ý gây thương
tích (Điều 134 BLHS)
17 Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) 5 18 Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ tốn thương cơ thể dưới 11% nhưng đã làm mất một bộ phan cơ thể của nạn nhân 5 19 Hành vi vô ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu
thành Tội vô ý gây thương tích được quy định tại Điều 138 BLHS 6
20 Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu
thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS 6 21 Mọi hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao
cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ đều cấu thành Tội hiếp
22 Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 144
23 Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu
thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) 7 25 Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác
31 Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con
mới đẻ (Điều 124 BLHS) 8
Trang 532 Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được
quy định là tình tiết định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS 2 33 Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà làm nạn nhân chết thì không cấu thành Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật
35 Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là
dấu hiệu định tội của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
(Điều 157 BLHS) 36 Hành vi cưỡng bức, buộc người lao động đang làm việc ở các cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phải thôi việc
trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái
pháp luật (Điều 162 BLHS) 2 42 Chỉ giao cấu với người có cùng dòng máu về trực hệ mới cấu
thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS 4
43 Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là
hành vi chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định
tại Điều 184 BLHS
44 Mọi hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đều cấu thành Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
(Điều 185 BLHS) 4
Bài tập 1 6 Bài tập 2 7 Bài tập 3 7 Bài tập 4 8
Bài tập 5 10 Bài tập 8 12 Bài tập 9 13 Bài tập 10 13
Trang 6Bai tap 18 Bai tap 19 Bai tap 20 Bai tap 21 Bai tap 22 Bai tap 24 Bai tap 25 Bai tap 26 Bai tap 27 Bai tap 28 Bai tap 29
Bai tap 30
Bai tap 31 Bai tap 32
Bai tap 33
Bai tap 34 Bai tap 35
Bai tap 36
Bai tap 37
TAI LIEU THAM KHAO
20 21 22 23 24 26 27 28 29 30 31 31 33 33 34 34 36 36 37 38
Trang 7PHAN 1: NHAN DINH
1 Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không
gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người
(Điều 123 BLHS)
Nhận định Sai Vì mặc dù Tội giết người trong pháp luật hình sự hiện hành được: quy định với cấu thành tội phạm vật chất nhưng dấu hiệu hậu quả chết người chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm Đổi với tội phạm này, hành vi giết người chưa làm nạn nhân chết vẫn cấu thành tội phạm và được coi là phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS 2 Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều
123 BLHS)
Nhận định Sai Vì nó là một trong những tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người chứ không phải là dấu hiệu định tội của Tội giết người Giết người vì động cơ đê hèn là thục hiện việc giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân, giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm )
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS 3 Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành Tội giết
người theo Điều 123 BLHS
Nhận định Sai Vì hầu hết những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác đều được coi là trái phép trừ một số ít trường hợp như làm chết người trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết, trong giới hạn cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thi hành án tử hình
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS
Trang 84: “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết 02 người trở lên
Nhận định Sai Vì giết 02 người trở lên (điểm c Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015) là trong ý thức chủ quan của người phạm tội muốn tước đoạt tính mạng của ít nhất 02 người trở lên Giết phụ nữ mà biết là có thai không cấu thành tình tiết giết 02 người trở lên mà cấu thành tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người theo điểm c Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 Khi này đối tượng tác động là phụ nữ mang thai, ý thức chủ quan là người phạm tội nhận thức được nạn nhân đang trong tình trạng mang thai Nếu vì lí do khách quan mà người phạm tội không nhận thức được tình trạng mang thai của nạn nhân thì không được áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai”
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS
5 Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả
hai người chết trở lên Nhận định Sai Vì cho dù hậu quả xảy ra là người phạm tội tước đoạt được tính mạng của nạn nhân hay chưa thì cũng không quan trọng Cũng được coi là giết hai người trở lên trong trường hợp người phạm tội có ý định giết nhiều người và đã thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS 6 Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)
Nhận định Sai Trường hợp 1: Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về Tội giết người
Trường hợp 2: Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét sử về Tội giết người
Trang 9+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra , nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người
Cơ sở pháp lý: Điều 128 BLHS
7 Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu
thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS) Nhận định Sai
Vì theo Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, chủ thể phải là người mẹ sinh ra trẻ và bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi thì bị cấu thành Tội giết con mới đẻ Vì vậy, nếu không phải người mẹ sinh ra trẻ hoặc trường hợp người mẹ sinh ra trẻ nhưng không bị ảnh hưởng nặng nề của tu tưởng lạc hậu hay do hoàn cảnh khách quan đặc biệt nào mà giết trẻ em sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi thì không cấu thành tội phạm này mà có thể cấu thành Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 và tại các điều luật khác trong Bộ luật này
Cơ sở pháp lý: Điều 124 BLHS 8 Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tỉnh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tỉnh
thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS)
Nhận định Sai Vì theo Điều 125 BLHS năm 2015 thì trường hợp người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà nguyên nhân là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội gây nên sự phản ứng dẫn đến hành vi chết người thì bị kết Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Vì vậy nếu hành vi hợp giết người trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm nếu đang diễn ra mà người phạm tội có hành vi chống trả vượt quá giới hạn cần thiết làm nạn nhân chết thì không cấu thành Tội ở Điều 125 mà cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại
Điều 126 BLHS
Cơ sở pháp lý: Điều 125, 126 BLHS
Trang 109 Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều
127 BLHS)
Nhận định Sai Vì theo Điều 127 BLHS năm 2015 thì chủ thể phải là người đang thi hành công vụ làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép để thực hiện công vụ thì mới cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Tuy nhiên, nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng, sức khoẻ của người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì cấu thành tội phạm khác không áp dụng tại Điều 127 BLHS
Cơ sở pháp lý: Điều 127 BLHS 10 Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS)
Nhận định Đúng Vì đối với hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì người phạm tội phải là người có nghĩa vụ phải tuân theo các quy tắc nghề nghiệp Và trong một số lĩnh vực nghề nghiệp nếu hành vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm chết người là hành vi khách quan của một số tội phạm khác như một số tội phạm trong lao động sản xuất (Điều 295 BLHS); trong lĩnh vực y tế (Điều 315 BLHS),
Cơ sở pháp lý: Điều 129, 295, 315 BLHS
11 Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều
130 BLHS)
Nhận định Sai Vì theo Điều 130 BLHS năm 2015 thì hành vi của tội này cấu thành tội phạm khi có sự tự sát của nạn nhân, bất kể sự tự sát có gây hậu quả chết người hay không Vì vậy, nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm này
Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLHS
12 Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt
tính mạng của chính họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130
BLHS)
Nhận định Sai
Trang 11Vì theo Điều 130 BLHS năm 2015 thì hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình là hành vi khách quan của Tội bức tử Vì vậy, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính của chính họ không cấu thành Tội bức tử mà cấu thành Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát được
quy định ở Điều 131 BLHS
Cơ sở pháp lý: Điều 130, 131 BLHS 13 Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát
(Điều 131 BLHS)
Nhận định Sai Vì căn cứ theo Điều 131 BLHS 2015, tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát Ví dụ như cung cấp thuốc độc, dây treo cổ, cho mượn dao, súng, chỉ dẫn cách thức tự sát Còn đối với hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi khách quan của Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 Vì vậy hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát
Cơ sở pháp lý: Điều 140 BLHS 15 Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương
tích cho họ với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì cấu thành
Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) Nhận định Đúng
Vì gạch đá được xem là hung khí nguy hiểm theo Nghị quyết 01/2006 Để cấu thành Tội cố ý gây thương tích thì tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% phải thuộc trường hợp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 là dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người Vì vậy Dùng
Trang 12gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích
Cơ sở pháp lý: Điều 134 BLHS, Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP
16 Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì không cấu thành Tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)
Nhận định Sai Vì theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định Do đó, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% có thể cấu thành Tội cố ý gây thương tích nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c,
d, đ,e,g, h, ¡, k khoản 1 Điều 134 BLHS
Cơ sở pháp lý: Điều 134 BLHS
17 Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu
thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) Nhận định Đúng
Vì hành vi cố ý gây thương tích cho người khác còn cấu thành các tội được quy định tại các Điều 135 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Điều 136 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Trang 13thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân
Cơ sở pháp lý: Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
19 Hành vi vô ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu
thành Tội vô ý gây thương tích được quy định tại Điều 138
BLHS
Nhận định Đúng Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 139 BLHS 2015 quy định “Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do ” thì cấu thành “Tội vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” Hay tại khoản 1 Điều 137 BLHS 2015 có cả hai hình thức lỗi là cố ý và vô ý, quy định :”người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác “ cấu thành “Tội gây thương tích cho sức khỏe của người khác trong
khi thi hành công vụ” tại Điều 137 BLHS 2015 Cơ sở pháp lý: Điều 137, khoản 1 Điều 139 BLHS
20 Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều
cấu thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140
BLHS
Nhận định Sai Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 140 BLHS 2015 chỉ không thuộc các trường hợp quy định tại Điiều 185 BLHS 2015 thì mới quy về “Tội hành hạ người khác” tại Điều 140 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 140 BLHS 21 Mọi hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ đều cấu
thành Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)
Nhận định Sai Vì cũng có thể phạm tội tại điểm a khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 Căn cứ vào 2 Điều là Điều 141 và Điều 142 sẽ có sự khác biệt cơ bản là độ tuổi Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 142 quy định rõ người thực hiện hành vi phạm tội với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cấu thành “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”
Cơ sở pháp lý: Điều 141, Điều 142 BLHS
Trang 1422 Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại
Điều 144 BLHS
Nhận định Sai Vì mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi phải miễn cưỡng giao cấu chưa đủ để kết “Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” quy định tại Điều 144 BLHS 2015 vì phải có thêm điều kiện là “người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc tình trạng quần bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” Còn nếu mọi hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người dưới 13 tuổi đều cấu thành “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: Điều 144 BLHS
23 Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều
cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
Nhận định Sai Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 145 BLHS phải có thêm hai điều kiện là người phạm tội phải đủ 18 tuổi trở lên và nạn nhân phải từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi thì mới cấu thành tội tại Điều 145 BLHS 2015 Vì
nếu hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù được sự thuận tình của nạn nhân thì vẫn cấu thành “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” quy định tại Điều 142 BLHS
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 145 BLHS 24 Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý
muốn của nạn nhân
Nhận định Sai Vì căn cứ điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS thì nếu hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù được sự thuận tình của nạn nhân thì vẫn cấu thành “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS
Trang 1525 Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền
bệnh cho người khác đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho
người khác (Điều 148 BLHS) Nhận định Sai
Vì theo khoản 1 Điều 148 thì trừ trường hợp nếu nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị nhiễm HIV và tự nguyện quan hệ tình dục thì sẽ người bị nhiễm HIV sẽ không bị cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 148 BLHS
26 Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán
người (Điều 150 BLHS) Nhận định: Sai Vì: nếu trong trường hợp đối tượng tác động của hành vi mua bán người là người chưa đủ 16 tuổi thì sẽ cấu thành Tội mua bán người dưới 16 tuổi tại Điều 151 mà không cấu thành Tội mua bán người quy định
tại Điều 150
Cơ sở pháp lý: Điều 150, 151 BLHS 27 Hanh vi bắt cóc người dưới 16 tuổi làm con tin nham chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
quy định tại Điều 153 BLHS
Nhận định: Sai Vì theo khoản 1 Điều 153 thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi thì mới phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi còn hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với cấu thành tăng nặng tại điểm d khoản 2 Điều 169
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 153, khoản 1, 2 Điều 169 BLHS 2015
28 Mọi trường hợp bán con đẻ dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội
mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 BLHS Nhận định Sai
Vì theo điểm a khoản 1 Điều 151 thì trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo mà hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thì sẽ không bị truy cứu TNHS, cụ thể theo khoản 3 Điều 7 NQ 02/2019/NQ-HĐTP thì trường hợp vì mục đích nhân đạo có thể là trường hợp người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nhỏ (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện nuôi con muốn cho con đề của mình đi
Trang 16làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 151 BLHS, khoản 3 Điều 7 Nghị Quyết
02/2019 - NQ/HĐTP
29 Mọi hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa
đặt đều cấu thành Tội vu khống (Điều 156 BLHS) Nhận định Sai
_ Vi néu bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bia dat that nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì mới phạm tội vu khống nhưng nếu chỉ bịa đặt, loan truyền những tin bịa đặt nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của
người khác thì sẽ không thỏa mãn đủ yếu tố mặt khách quan để cấu
thành tội vu khống Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 156 BLHS
30 Chỉ có nam giới mới là chủ thể của Tội hiếp dâm (Điều 141
BLHS)
Nhận định Sai Vì theo quy định của chủ thể trong Điều 141 là “người nào” vì thế cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể là chủ thể của Tội hiếp dâm
Cơ sở pháp lý: Điều 141 BLHS 31 Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ
Nhận định Đúng ; Vì đối với tội vứt con mới đẻ thì hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội phạm đã cấu thành, nếu nạn nhân không chết thì không cấu thành tội phạm Và, tội vút con mới đẻ không có giai đoạn phạm tội chưa đạt Do đó, hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc để định tội vứt con mới đề
Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 124, BLHS
32 Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được
quy định là tình tiết định khung của Tội giết người tại điểm h
khoản 1 Điều 123 BLHS
Nhận định Sai Vì hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác còn cấu thành Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Cơ sở pháp lý: Điều 154 BLHS
Trang 1733 Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà làm nạn nhân chết thì không cấu thành Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS)
Nhận định Sai Vì nếu hành vi bắt, giữ giam người trái pháp luật mà làm nạn nhân chết với lỗi vô ý thì vẫn cấu thành Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật với tình tiết định khung tăng nặng là làm người bị bắt, giữ, giam chết, được quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 157 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 3, Điều 157 BLHS 34 Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật chỉ là hành vi của người không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người
Nhận định Sai Vì ngoài việc hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật của người không có thẩm quyền, thì còn có những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật được quy định tại điểm b,
khoản 2, Điều 157 và Điều 377 BLHS 2015
Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 2, Điều 157 và Điều 377 BLHS
35 Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là dấu hiệu định tội của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật (Điều 157 BLHS)
Nhận định Sai Vì, cấu thành cơ bản của tội trên cũng chính là người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 152 và Điều 377 của Bộ luật này
Cơ sở pháp lý: Điều 157 BLHS 36 Hành vi cưỡng bức, buộc người lao động đang làm việc ở
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phải
thôi việc trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS)
Nhận định Sai Vì “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau ” Theo đó, người đó vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì mới cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật Còn hành vi cưỡng bức, buộc buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc chỉ là tình tiết định khung tăng nặng
Trang 18Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 162 BLHS 37 Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao động của các cơ quan Nhà nước
Nhận định Sai Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật tại Điều 162 không chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao động của của các cơ quan Nhà nước mà còn có thể là người lao động làm việc trong các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
Cơ sở pháp lý: Điều 162 BLHS
38 Chủ thể của Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều
166 BLHS) phải là người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhận định Sai Vì chủ thể của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là chủ thể thường, tức người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự là đã có thể trở thành chủ thể của tội trên
_ Trường hợp người phạm tội là người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà lợi dụng thẩm quyền của mình để cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 166 BLHS năm 2015
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 166 BLHS
39 Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi khách quan của Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166
BLHS)
Nhận định Đúng Vì hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo được xem là hành vi khách quan của Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo, nằm ở khung tăng nặng trong Điều luật đã quy định Vì hành vi trên đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, mà ở đây là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khiếu nại, tố cáo
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 166 BLHS
Trang 1940 Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn đều cấu thành Tội cưỡng ép
kết hôn được quy định tại Điều 181 BLHS Nhận định Sai
Vì tội cưỡng ép kết hôn được quy định tại Điều 181 chỉ được cấu thành khi các hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
Tội cưỡng ép kết hôn chỉ được cấu thành khi một trong các hành vi được quy định tại Điều 181 đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
Cơ sở pháp lý: Điều 181 BLHS 41 Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
(Điều 182 BLHS)
Nhận định Sai Vì tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 chỉ được cấu thành khi có hậu quả trong 4 trường hợp sau đây: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó
Cơ sở pháp lý: điểm a, b khoản 1 Điều 182 BLHS 42 Chỉ giao cấu với người có cùng dòng máu về trực hệ mới
cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS
Nhận định trên là SAI Vì theo quy định tại Điều 184 BLHS, không chỉ hành vi giao cấu với người có cùng dòng máu về trực hệ, mà hành vi giao cấu với “anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha” cũng có thể cấu thành tội loạn luân
Cơ sở pháp lý: Điều 184 BLHS
Trang 2043 Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân được quy
định tại Điều 184 BLHS
Nhận định trên là ĐÚNG
Vì hành vi giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trục hệ là hành vi được quy định trong cấu thành cơ bản của Tội loạn luân, còn với những tội khác, hành vi này sẽ được quy định dưới dạng tình tiết định khung tăng nặng Ví dụ ở điểm e khoản 2 Điều 141 “e) Có tính chất loạn luân”
Cơ sở pháp lý: Điều 184, điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS
44 Mọi hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình đều cấu thành Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS)
Nhận định trên là SAI Vì theo quy định tại Điều 185 BLHS thì hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng phải dẫn tới hệ quả là thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tỉnh thần hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm Nếu như không dẫn tới ít nhất một trong hai hệ quả trên thì không đủ điều kiện cấu thành Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Cơ sở pháp lý: Điều 185 BLHS
Trang 21PHAN 2: BAI TAP
Bai tap 1 Khoang 19 gid, T ra san kho HTX xem biéu dién ca nhac Khi di, T dat một lưỡi lê tự tạo (luỡi lê dài 15cm rộng 2 cm) Chưa tới giờ biểu diễn nên một số thanh niên túm lại với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một số cháu nhỏ không thể đi qua được Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngang thế?” Hai bên va chạm, chửi nhau A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọi thêm bạn bè để gây sự Cả bọn quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T và thúc gối vào bụng của T, còn A và B đấm vào mặt T làm môi T bị sưng Các trật tự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự va chạm Một lát sau, T lại đến gần chỗ đứng của A, B và C để đôi co dẫn đến tiếp tục xô xát Trong lúc xô xát, T rút lưỡi lê ở thắt lưng đầm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy Kết luận giám định pháp y xác định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đút động mạch, mất máu cấp tính”
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của TT Trả lời:
Định tội danh: Hành vi của T đã thỏa mãn hết các yếu tố để cấu
thành nên tội giết người theo điểm n Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 - Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con
người được luật hình sự bảo vệ Trong tình huống này, anh T đã xâm phạm đến quyền sống của anh C
- Mat khách quan:
+ Hành vi: T đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của C Cụ thể, T lại đến gần chỗ đứng của A, B và C để đôi co dẫn đến xô xát Trong lúc xô xát, T rút luỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy
+ Hậu quả: C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (do hành vi T đâm C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết)
- Chủ thể của tội phạm: T có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
-_ Mặt chủ quan: T đã thục hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý gián tiếp.T nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm
Trang 22cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra (T có thể nhận thức được rằng nếu dùng dao đâm vào ngực C thì sẽ có thể gây ra hậu quả chết người), tuy T không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Cụ thể hơn trong tình huống trên là sau khi đâm một nhát vào ngục C thì T đã bỏ chạy để mặc cho hậu quả xảy ra
Bài tập 2 Chị N sinh con nhưng đứa bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có chân tay Lần đầu nhìn thấy con, chị N đã bị sốc và ngất xỉu 10 ngày sau khi sinh, do không làm chủ được mình, chị N lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé cho đến khi không còn thấy nhịp tim đập nữa mới bỏ ra Hậu quả đứa bé chết
Anh (chị) hãy xác định hành vi của N có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Trả lời:
Định tội danh: Hành vi của chị N đã thỏa mãn hết các yếu tố để cấu
thành nên tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 - Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con
người được luật hình sự bảo vệ Trong tình huống này, chị N đã xâm phạm đến quyền sống của con mình là đứa bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có chân tay
- Mat khách quan:
+ Hành vi: Chị N đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của con mình Cụ thể, chị N sinh con nhưng đứa bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có chân tay Lần đầu nhìn thấy con, chị N đã bị sốc và ngất xỉu 10 ngày sau khi sinh, do không làm chủ được mình, chị N lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé cho đến khi không còn thấy nhịp tim đập nữa mới bỏ ra
+ Hậu quả: đứa bé chết + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn
trực tiếp (do hành vi chị N lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả đứa bé chết)
Trang 23- Chủ thể của tội phạm: chị N có năng lực trách nhiệm hình sự
và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: Chị N đã thục hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp 10 ngày sau sinh thì chị N có thể nhận thức được rõ hành vi của mình Ở tình huống trên, chị N tuy biết hành vi lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé là nguy hiểm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó và dẫn đến hậu quả là đứa bé chết Cụ thể hơn là đến khi không còn thấy nhịp tim của đứa bé đập nữa chị N mới bỏ ra
Bài tập 3 A và B là vợ chồng Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gả nên phải lấy A Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B Biết vậy, nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh A nghe lời đem vợ lên sống ở thành phố Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2 người hẹn hò nhau tại một khách sạn và sống với nhau Gia đình B biết được nên đã báo cho A biết mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C Một hôm, vì mất điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại bệnh viện A không tin nên chạy nhanh ra đường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe Honda có biển số như gia đình B đã báo trước Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện Khi kiểm tra căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân không phải là C mà chính là bạn của C Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người Lúc đó, C đang mua thuốc lá gần đó
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A Trả lời:
Định tội danh: Hành vi của A đã thỏa mãn hết các yếu tố để cấu
thành nên tội giết người theo điểm n Khoản 1 Điều 123 BLHS
2015
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con người được luật hình sự bảo vệ Cụ thể trong tình huống này anh A đã xâm phạm đến quyền sống của bạn của anh C
- Mặt khách quan:
Trang 24+ Hành vi: A đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của bạn của C Cụ thể, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não
+ Hậu quả: Bạn của C chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (do hành vi A phang thanh gỗ vào đầu bạn của C nhiều nhát cực mạnh là nguyên nhân trục tiếp dẫn đến hậu quả bạn của C chết)
- Chủ thể của tội phạm: A có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: A đã thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp Trong cơn tức giận, A đã không làm chủ được hành vi của mình Mặc dù A biết hành vi của mình là nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả chết người và A mong
muốn hậu quả đó xảy ra Bằng chứng là A đã phang thẳng
vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não Từ đó có thể thấy A mong muốn hậu quả của hành vi xảy ra
Bài tập 4 Hai gia đình là hàng xóm của nhau Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con trai tên là H Gia đình bên kia có ông cụ là A cùng hai con trai tên là B và C Ban ngày các con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi Sau một thời gian, ông A mang gạo góp với bà K nấu cơm chung B và C không đồng ý vì cho là cha mình bị bà K dụ dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt quan hệ với bà K nhưng ông A không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình B và C cho là sự bất đồng trong gia đình mình là do bà K gây ra nên quyết định gây án Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K B và C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K Bà K và H chạy ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công H H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C Ngay lúc đó, B dùng đuốc xông tới gần H H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến Hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Trang 25Trả lời:
Định tội danh: Hành vi của H đã thỏa mãn hết các yếu tố để cấu
thành nên Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
theo Khoản 1 Điều 126 BLHS 2015
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con người được luật hình sự bảo vệ Cụ thể trong tinh huống này H đã xâm phạm đến quyền sống của C
- Mặt khách quan: + Hành vi: H đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công
của C nhằm gạt bỏ sự tấn công Hành vi phòng vệ của
H đã rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết Cụ thể là khi C cam dao lao vào tấn công H H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C Ngay lúc đó, B dùng đuốc xông tới gần H H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ
+ Hậu quả: C chết tại chỗ + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn
trục tiếp (do hành vi H chém vào đầu C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết)
- Chủ thể của tội phạm: H có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: H đã có hành vi tước đoạt mạng sống của C với lỗi cố ý Khi H giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C thì có nghĩa là C đã không còn khả năng để thực hiện hành vi tấn công của mình nữa, tuy nhiên H không dừng lại ở đó mà khi B dùng đuốc xông tới thì H còn nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ
Bài tập 5 A là đối tượng không có việc làm ổn định, thường uống rượu, gây gổ, đánh nhau và bị cha mẹ rầy la Khoảng 17 giờ 30 phút, sau một chầu nhậu về, A bắt đầu chửi ông Th (bố đẻ của A) với những lời lẽ hết sứ hỗn láo: “Ngày trước tao còn nhỏ mày đánh tao, bây giờ tao đã lớn, thằng nào há miệng tao bóp cổ chết tươi” Đúng lúc đó, B (anh ruột của A) đi làm về nghe A chửi cha nên rất bực tức, đã chỉ mặt A răn đe: “Nếu còn hỗn láo với cha mẹ, có ngày tao đánh chết” Dù vậy, A vẫn tiếp tục chửi ông Th Thấy A hỗn láo quá mức, không coi lời nói của mình ra gì nên B chạy ngay vào bếp rút con dao luõỡi bầu mũi nhọn
Trang 26(kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A gục chết tại chỗ
Khi định tội cho vụ án có 2 quan điểm: a B phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
(Điều 125 BLHS);
b B phạm tội “giết người” (Điều 123 BLHS) Theo anh (chị), B đã phạm tội gì? Tại sao? Trả lời:
Định tội danh: B phạm tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 vì các hành vi của B đã thỏa đủ hết các điều kiện cấu thành tội này
- Khách thể của tội phạm: Quyền được bảo vệ tính mạng của A
- Mặt khách quan: + Hành vi: B cố ý tước bỏ tính mạng của A (B dùng con
dao lưỡi bầu mũi nhọn kích thước 25cm x 7cm đâm liên tiếp nhiều nhát vào bụng A)
+ Hậu quả: A chết + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn
trực tiếp (do hành vi B đâm A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả A chết)
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường (B có đây đủ
NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS)
- _ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp Kết luận: Vì vậy, mặc dù B bị kích động bởi những hành vi của A gây nên nhưng B không được xem là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì hành vi A chửi ông Th (bố đẻ của A và B) chỉ là hành vi trái đạo đức xã hội chứ không phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nên trong trường hợp trên
CSPL: Điều 123, 125 BLHS
Bài tập 6 S là một đối tượng hay rượu chè, đã nhiều lần say rượu và gây gổ, phá đồ đạc của gia đình Trong một lần say, S đến nhà anh rể (tên là N) đập phá nhiều tài sản (01 máy cassette, 01 TV, 01 tủ kính, 4 két bia ) Bố mẹ S đến can, khuyên bảo nhưng vô hiệu S còn hùng hổ hơn, hai tay cầm hai dao xẻ thịt đuổi chém bất kỳ ai Bà Hai là mẹ S biết H là du
Trang 27kích và có súng nên sang nhờ H can thiệp giúp ngăn chặn S H nói là phải có ý kiến của chính quyền và ấp đội chứ không tự can thiệp được Bà Hai tìm đến nhà ông M (ấp đội trưởng) và ông Ð (phó công an ấp) báo cáo đề nghị giúp đỡ Ông M và Ð đã huy động H và một công an viên nữa tới nhà anh N để làm nhiệm vụ Cả 2 người tới nơi đã khuyên ngăn và ra lệnh cho S bỏ dao xuống, S không chấp hành lại dùng cả 2 dao đuổi chém các cán bộ Để tránh hậu quả xấu, anh ruột S (tên là Ð) đã lấy 1 khúc cây so đũa bất ngờ đánh vào tay S cho rớt dao ra nhưng chỉ là cây gỗ mục nên càng làm cho S hung hăng hơn Tất cả mọi người đều bỏ chạy, chỉ còn H và anh công an viên kia đứng lại Thấy H cầm súng thì S càng hùng hổ xông tới H ra lệnh S bỏ dao xuống nhưng S vẫn tiếp tục chạy tới với cả 2 dao vung lên H lùi lại sau nhưng vì phải đi giật lùi nên S đã đứng trước mặt H cách chừng 2 mét, H chúc nòng súng xuống, bắn vào chân làm S ngã xuống S đã chết trên đường di cấp cứu vì mất quá nhiều máu
Hãy xác định TNHS của H trong vụ án này Trả lời:
Trong trường hợp này, H không phải chịu TNHS Vì hành vi của H là hành vi phòng vệ chính đáng vì đã thoả mãn các điều kiện phát sinh quyền phòng vệ theo quy định tại Điều 22 BLHS năm 2015
- Điều kiện phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: + Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật: S cầm
dao tấn công H + Sự tấn công đang hiện hữu: S đang cầm dao hùng hổ xông
tới H + Sự tấn công xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ: sự
tấn công của S xâm phạm đến quyền được sống của H + Hành vi phòng vệ phải nhằm vào người đang tấn công: H
phòng vệ bằng cách chúc nòng súng xuống và băn vào chân S
+ Sự phòng vệ phải nằm trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn hành vi tấn công: S cách H 2 mét và đang cầm dao hung hăng xông tới H Để bảo vệ tính mạng của mình, H đã bắn vào chân S, không có ý muốn tước đoạt mạng sống của
H
Bài tập 7 Bà X cho các con cất nhà ở riêng trên phần đất của nhà bà, cụ thể là: A (con ruột) ở cuối hẻm, B (con rể) cất nhà ở phía trước nhà A Tất cả sử
Trang 28dụng con hẻm chung rộng 1,2m để làm lối đi vào nhà Do B thường để bếp lò trong đường hẻm nướng đồ nhậu gây vướng đường đi lại, nên bà X nhiều lần kêu B dọn bếp vào trong nhà Ngày 14/8, bà X lại nhắc nhở B, B cho rang A xui ba X đến nói, B hét to: “Tao đâm chết mẹ mày rồi về ngoài quê ở, xem ai làm gì tao” Lúc này, A ở trong nhà đang cầm con dao Thái Lan gọt cắt trái xoài ăn B cầm khúc cây tâm vông (dài 1m, đường kính 3,5cm, một đầu vót nhọn) xông vào nhà đập A một cái từ trên xuống nhưng A đưa tay trái lên đỡ nên trúng cổ tay bị thương nhẹ phần mềm Ngay sau đó, B cầm chiếc ấm nhôm ném trúng vào vai A rồi lao vào dùng tay chân đấm đá vào người A A chụp được con dao trên bàn, đâm một nhát trúng vào ngực của B, rồi vứt con dao bỏ chạy B chết trên đường đi cấp cứu
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Trả lời:
Định tội danh: A phạm tội giết người theo Điều 123 BLHS vì hành vi của A đáp ứng đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm này
- Khách thể của tội phạm: Quyền được bảo vệ tính mạng của B
- Mặt khách quan: + Hành vi: A cố ý tước bỏ tính mạng của B (A dùng con
dao đâm vào ngực B)
+ Hậu quả: B chết
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (do hành vi A đâm B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả B chết)
- Chủ thể: Chủ thể thường (A có đầy đủ NLTNHS và đủ tuổi
chịu TNHS) - _ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp Bài tập 8
Một năm trước, P được tuyển vào làm bảo vệ cho nông trường X chuyên trồng thơm xuất khẩu P đã được trang bị một khẩu súng trường và được học cách sử dụng súng trong thời gian 2 tuần Một buổi sáng chủ nhật, P phát hiện có 3 em (gồm A-17 tuổi, B-15 tuổi, và C- 11 tuổi) đang hái trộm thơm của nông trường P khoác súng lên vai và lấy xe đạp chạy theo đường đá đón đầu 3 em nhỏ Tới nơi, P bỏ xe chạy bộ đuổi bắt Khi đó, A và B đã vút bao tải đựng thơm và chạy thoát C do
Trang 29cố mang theo bao thơm nên bị P bắt được và bị dẫn về Ban quản lý để xử lý Trên đường đi, P dùng một tay giữ bao thơm (tang vật), tay kia năm chặt tay của C Khi vượt qua một cây cầu khỉ thì C đã vùng chạy thoát, còn đẩy làm P mất thăng bằng và té xuống nước Khi C chạy được chừng 30m thì P kê súng lên bờ mương, nhằm về phía C lên đạn và bóp cò Súng nổ và viên đạn xuyên qua cuống tim làm cho C chết ngay tại chỗ P liền đến công an tự thú
Anh (chị) hãy cho biết quan điểm về tội danh trong vụ án này Trả lời:
Định tội danh: P phạm tội giết người CSPL: Điều 123 BLHS năm
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường (P có đầy đủ năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu theo quy định) - _ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Bài tập 9 Chị V sinh con đầu lòng ở trạm y tế xã Người đỡ đẻ là bác sĩ N Đây là ca đẻ ngược Do có những sai sót về chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ N nên khi lọt lòng mẹ, cháu bé đã bị gãy xương cánh tay trái, tình trạng rất yếu, thở thoi thóp và không khóc được Điều đó khiến cho N luống cuống nên cắt rốn của bé quá sát da, gây mất máu khá nhiều Ngay lúc đó N dùng vải màn quấn quanh người đứa bé, để nằm trên bàn và không cho ai trong số người nhà vào nhìn mặt N nói với người nhà chị V là đứa bé đã chết Khoảng 10 phút sau bà T (mẹ của chị V) tông cửa xông vào thì thấy cháu bé hãy còn thở Bà kêu N tới nhưng N nói: "Chỉ còn thoi thóp, cứu sao được nữa!” Bất chấp lời N, bà T vẫn đưa cháu lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu Tại bệnh viện này các bác sĩ có kết luận: cháu bị gãy kín xương cánh tay do sang chấn sản khoa,