Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo cácquy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của xã hội Luận điểm nổi tiếng về con người
Trang 1Tiểu luận:
Triết học Mác lê-nin
Đề tài: Hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng
con người Liên hệ với Sinh viên, học sinh hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn 3
Phần 1:1.1 Con người là gì? 4
1.2 Ý nghĩa của cuộc sống con người
Phần 2: Nhiệm vụ triết học tác động đến con ngườiPhần 3:Khái niệm3.1 Tha hóa là gì? 5
Phần 6: Mác phân tích sự tha hóa ở 3 phương diện6.1 Tôn giáo và xã hội-chính trị 9
6.2 Lao động 10
6.3 Bản chất con người và người với người 10
Phần 7: Biểu hiện 11
Phần 8: Hình thức và hậu quả8.1 Các quan hệ xã hội 13
8.2 Quyền lực 13
8.3 Tín ngưỡng 13
Trang 38.4Giátrịxãhội 14
Trang 41.Con người là gì? Ý nghĩa của cuộc sống con người
1.1 Khái niệm về “con người”
Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhấtbiện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo cácquy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của xã hội
1.2 Ý nghĩa của cuộc sống con người
Ý nghĩa cuộc sống là một câu hỏi triết học về mục đích và ý nghĩa của sự sống hay tồn tại
nói chung Khái niệm này được thể hiện qua một loạt các câu hỏi liên quan: "Vì sao ta ở
đây?" "Cuộc sống là gì?" "Ta sống vì cái gì?" Câu hỏi lớn này được nghiên cứu bởi triết
học, thần học và khoa học trong suốt lịch sử nhân loại, và đã có một lượng lớn các câu trảlời từ các nền văn hóa và hệ tư tưởng khác nhau
Ý nghĩa cuộc sống liên quan đến các khái niệm triết học và tôn giáo về tồn tại, ý thức(tự giác) và hạnh phúc, và còn đề cập đến những lĩnh vực khác, như ý nghĩa của biểutượng, bản thể luận, giá trị, mục đích, đạo đức, thiện và ác, tự do ý chí, thượng đế quan,tồn tại thần linh, linh hồn, thế giới bên kia Trong đó khoa học có nhiều đóng góp giántiếp, bằng cách mô tả các sự kiện thực nghiệm về vũ trụ, khoa học cung cấp một số bốicảnh và đặt nền cho các cuộc hội thoại về các chủ đề liên quan
Một phương pháp tiếp cận đặc biệt, phi vũ trụ, phi tôn giáo, lấy con người làm trungtâm là: "Ý nghĩa cuộc đời tôi là gì?" Câu trả lời cho câu hỏi này có thể liên quan đến cácthành tựu của cá nhân trong xã hội, hoặc thành tựu trong đời sống tinh thần
2.Nhiệm vụ triết học tác động đến con người Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất
biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo cácquy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của xã hội
Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc
(1845): “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân
riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệxã hội” Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu
tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử Con người là một thực thểthống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chấtđích thực của con người
Trang 5Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo cácquan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của nhữngmối liên hệ xã hội của nó Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệhiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chínhbản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người Vạch ra vai trò của mối quanhệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội làmột cống hiến quan trọng của triết học mác - xít
Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý
đến con người Theo Người “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu
bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người” Với ý nghĩa đó, khái
niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan hệxã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ bachiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thànhviên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị ápbức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời.Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữathể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ,tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần Bác Hồ còn cho con người là tàisản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu,động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thểcủa lịch sử
3 Khái niệm
3.1 Tha hóa là gì?
Xét về khái niệm triết học, tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ conngười, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả - con người mất dầntính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịchcon người và xã hội loài người
Cụ thể: Tha hóa là trở nên khác biệt đi, biến thành cái khác, mất đi phẩm chất vốn có=>Là sự thay đổi theo hướng tiêu cực so với ban đầu, khiến con người trở nên xấu hơn,không phù hợp với chuẩn mực xã hội
Trang 6Một là, quá trình và những kết quả chuyển hoá của các sản phẩm hoạt động của
con người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độclập với con người và thống trị con người
Hai là, sự chuyển hoá của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một cái gì
khác với bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người nhữngquan hệ sinh sống hiện thực của họ
Với nghĩa như vậy, tha hoá là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển củaxã hội cho đến ngày nay Trong xã hội chúng ta, xã hội ở trạng thái quá độ, còn tồn tạinhiều mâu thuẫn về lợi ích, thậm chí những mâu thuẫn có tính chất đối kháng, có thể thấysự hiện diện của tha hoá trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời điểm
Sự biến chất của không ít cán bộ công chức trong kinh tế thị trường, sự xuống cấp về đạođức của một bộ phận dân cư, sự phai nhạt lý tưởng sống của một bộ phận thanh niên, sựhình thức hoá trong thực hiện cơ chế dân chủ, sự dễ dãi trong sinh hoạt Đảng, sự lạmdụng quyền lực để trục lợi chính là những biểu hiện của tha hoá trong xã hội chúng ta.1 số biểu hiện về sự tha hóa
3.2 Giải phóng là gì?
Thực chất của triết học Mác – Lênin là học thuyết giải phóng con người, vì sựphát triển toàn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dẫn đếngiải phóngnhân loại Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con ngườilà giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực lạc vĩnh cửu ởkiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên, hay nói cách khác chỉlà giải phóng ảotưởng Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác- Lê Nin giải đáp mộtcách duy vật vấn đề con người, bản chất con người, con người với tư cácht hực thể sinhhọc- xã hội, vị trí vai trò của con người trong tiến trình lịch sử nhânloại Những quanniệm duy vật đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng lý luận về con người, mà hơn thếnữa còn nhằm mục đích giải phóng con người, giải phóngxã hội
Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để conngười trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình Lênin nhậnđịnhrằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai tròlịch sử thếgiới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người Xã hội tư bản, theoCác-Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại Nội dung bước tiến ấylà cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội,giải phóng nhân loại Nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sảnxuất chủ yếu còn nằm trong tay giaicấp tư sản thì con người chưa thực sự được giảiphóng về chính trị, cũng chưađược giải phóng về kinh tế, văn hóa Do vậy, nếu khôngxóa bỏ nó (chế độ tư hữutư sản) thì tuyệt đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu,và như thế thìtình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác còn tồn tại Từ đó, C
Mác - Ph Ăngghen đã khẳng định: “không thể thực hiện được một sự giải phóng thực sự
Trang 7nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực và bằng nhữngphương tiện hiện thực” Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đồng thời
với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ sở xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện conngười bị áp bức
Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào tất cả các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là phải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người
4 Nguồn gốc và nguyên nhân tha hóa
4.1.Nguồn gốc sự tha hóa
Nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của triết học Pháp vàĐức thời cận đại như Rút-xô, Gớt, Sin-lơ
Trong triết học của Rút-xô (1712 - 1778), nhà triết học nổi tiếng của phong trào Khaisáng Pháp, tha hoá là sự chuyển hoá những mối quan hệ xã hội, những hiện tượng xã hộithành cái đối lập với bản chất tự nhiên của nó Khi nghiên cứu vấn đề con người và quátrình phát triển của xã hội, Rút-xô khẳng định bản chất con người là tự do - con ngườisinh ra vốn được tự do, tuy thế, trong các xã hội từ trước tới giờ, luôn tồn tại sự bất công,mất dân chủ giữa người và người, tự do của con người luôn bị kìm hãm Ông đi tìmnguồn gốc của tình trạng đó ở bản thân sự phát triển kinh tế và các hình thái sở hữu củaxã hội
Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuấthiện của chế độ tư hữu
Theo C Mác, thực chất của lao động bị tha hóa quá trình lao động và sản phẩm của laođộng từ chỗ để phục vụ con người để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đốilập, nô dịch và thống trị con người Người lao động chỉ hành động với tính cách conngười khi thực hiện các chức năng sinh học như ăn ngủ, sinh con đẻ cái còn khi laođộng, tức là khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như con vật
C.Mác viết: “Tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong
muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗbản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ralà một cái khác nào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lựclượng không phải người nói chung thống trị tất cả” Như vậy, tha hóa chính là cái xuất
phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất
Trang 8thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loàingười
4.2 Nguyên nhân tha hóa
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệusản xuất Nhưng tha hoá con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa.Chế độ đó đã tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất khiếnđại đa số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản, chiếm hữu toàn bộcác tư liệu sản xuất của xã hội Vì vậy những người vô sản buộc phải làm thuê cho cácnhà tư sản, phải để các nhà tư sản bóc lột mình và sự tha hóa lao động bắt đầu từ đó Laođộng bị tha hóa là nội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự tha hóa củacon người
Con người bị lệ thuộc vào chính sản phẩm do chính mình tạo ra Mặt khác đểcó tư liệu sinh hoạt, người lao động buộc phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm củahọ làm ra trở nên xa lạ với họ và được chủ sở hữu dùng để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộcnhiều hơn vào chủ sở hữu và vào các vật phẩm lao động Lao động bị tha hóa đã đảo lộnquan hệ xã hội của người lao động Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thốngtrị, trói buộc con người Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuấtcũng bị đảo lộn Đúng ra đó phải quan hệ giữa người với người nhưng trong thực tế nó lạiđược thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động tạo ra và số tiền công người laođộng được trả Quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người vàvật
Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế độtư hữu tư liệu sản xuất nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa Trong nền sản xuất đó, sự tha hóa của lao động còn được tạo nên bởi sự thahóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểusố ích kỷ, sự tha hóa của các tư tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chếxã hội khác Chính vì vậy, việc khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏchế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa còn gắn liền với việc khắc phục sự tha hóa trên cácphương diện khác của đời sống xã hội Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp để giảiphóng con người, giải phóng lao động
5 Những tác động nào tác động đến “tha hoá”
Sự tha hoá của lao động là kết quả tất yếu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.Trong điều kiện của chế độ bóc lột tư bản, sự tha hoá lao động của người công nhân đượcMác phân tích:
- Người công nhân bị tha hoá trong sản phẩm: sản phẩm lao động là kết quả của quá
trình lao động, người công nhân đặt hết tâm huyết vào sự sáng tạo ra sản phẩm, sản phẩm
Trang 9biểu hiện năng lực lao động của họ, gắn bó với họ, thuộc về họ Nhưng những sản phẩmlao động của họ đều bị nhà tư bản tước đoạt Việc chiếm hữu sản phẩm biểu hiện ra làmột sự tha hoá đến nỗi người công nhân sản xuất ra càng nhiều sản phẩm bao nhiêu thìlại càng nghèo đi bấy nhiêu Sản phẩm càng được nhiều người sử dụng thì càng rẻ mạt,thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới nhân loại càng mất giá trị Do đóngười công nhân đối với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ Sự thahoá của công nhân trong sản phẩm được hiểu là mối quan hệ của công nhân với sản phẩmcủa lao động như với một vật xa lạ và thống trị họ.
- Người công nhân bị tha hoá trong lao động:(*) sự tha hoá trong sản phẩm lao động dẫn
tới tha hoá trong lao động của người công nhân C.Mác phân tích lao động chính là bảnchất con người, thông qua lao động con người tự khẳng định mình, có được trạng tháisung sướng, thoải mái; lao động giúp con người phát huy hoạt động thể xác tự do và hoạtđộng tinh thần tự do; hoạt động lao động do đó là một nhu cầu của con người, con ngườitự nguyện lao động và cảm thấy mình là chính mình trong quá trình lao động Nhưngđiều đó không xảy ra ở quá trình lao động trong chủ nghĩa tư bản, do sản phẩm của laođộng là sự tha hoá nên bản thân lao động cũng là một sự tha hoá, đó là sự tha hoá bằnghành động, sự tha hoá của hoạt động Sự tha hoá biểu hiện ở chỗ lao động không biểuhiện được chính mình của người công dân, họ chán nản không muốn lao động, họ khôngthoải mái Lao động không khẳng định được họ mà lại phủ định Họ trốn tránh công việcvà không có hứng thú lao động
- Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người: Lao động tha hoá làm cho giới tự nhiên
(thân thể vô cơ của con người) bị biến thành một bản chất xa lạ với con người Nó cũnglàm cho bản thân con người, chức năng hoạt động của bản thân con người, hoạt động sinhsống của con người trở thành xa lạ với chính họ Sự tha hoá bản chất tộc loài của con
người được hiểu là: “lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng
như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người,bản chất nhân loại của con người trở thành xa lạ với con người”
6 Mác phân tích sự tha hóa ở 3 phương diện
6.1 Tha hóa tôn giáo và tha hóa xã hội – chính trị:
Tha hóa tôn giáo – biểu hiện của tha hóa ý thức, tư tưởng:
- C.Mác nghiên cứu về tha hóa tôn giáo khi ông còn ở phái Hêghen trẻ, do việc ôngchịu ảnh hưởng của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hóa tôn giáo.Sự phê phán tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con người màcon người tạo ra chúa dựa theo hình ảnh của mình
- Chúa trời-một thực thể siêu nhiên, chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạora, là sự tuyệt đối hóa những đặc điểm và những tính chất của con người dưới một hìnhthức lý tưởng hóa, nghĩa là dưới hình thức một điển hình lý tưởng
Trang 10- Vì vậy, sự xa lánh tôn giáo tự thể hiện như con người tự làm cho mình trở nên nghèonàn, bởi vì con người tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình ảnh vàotâm trí mình Sản phẩm có dạng tự chọn ngưỡng xã hội, nó “tinh thần hóa” sự tồn tạicủa nó đối với người tạo ra nó, biểu hiện ra với con người như một thế lực ngoài hànhtinh, đôi khi chống đối và bắt đầu thống trị con người Được sáng tạo và khách thể hóađể trở thành xã hội, niềm tin tôn giáo không chỉ trở nên xa lạ với con người, đôi khixung đột và bắt đầu chi phối con người.
Tha hóa xã hội – chính trị:
- Cách nhìn của C.Mác về sự tha hóa này xuất phát từ quan niệm của chính ông về “sựphân chia” bên trong con người, thể hiện ở hai vai trò, nhưng dưới một hình thức vàgiống nhau: với tư cách là thành viên của một “tổ chức công dân” và với tư cách là mộtthành viên của một "tổ chức nhà nước" Trong tổ chức đầu tiên, đối với công dân, nhànước được trình bày như một hình thức đối lập; trong tổ chức thứ hai của Nhà nước, bảnthân công dân tự thể hiện mình như một đối lập vật chất, sự phân đôi về vai trò của conngười được khẳng định dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và tình trạng khốn khổ của anh ta vì bịxa lánh vì xa lánh cái "được" của mình
- Sự tha hóa xã hội – chính trị biểu hiện tập trung nhất là sự tha hóa nhà nước Theo mộtý nghĩa nào đó nhà nước tương ứng với một đôi vũ trang (quân sự, cảnh sát,…), cơ quanhành chính…, quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hóa của nó càng nguy hiểm, nó càngvới tư cách là một bộ máy cưỡng bức có khả năng thống trị mọi cá nhân “nổi loạn”, vàcàng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hóa cai quản những sự vật không tách rờikhỏi sự cai trị con người
Cuộc đấu tranh của Mác và Ăngghen chống sự tha hóa trong chủ nghĩa tư bảngắn liền với quan điểm về việc xóa bỏ nhà nước tư sản – xóa bỏ sự thống trịchính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩaxã hội
6.2 Tha hóa lao động
- Biểu hiện tập trung của tha hóa kinh tế Khi giải thích về sự tha hóa nhà nước, Mácnhìn thấy mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội công dân Theo C Mác không phải nhànước chi phối xã hội mà ngược lại chính xã hội công dân chi phối nhà nước Quan niệmduy vật đó hướng Mác tới nền kinh tế: nền tảng của sự tha hóa trong xã hội tư bản là sự