1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc liên hệ với thực tiễn cách mạng việt nam

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách Mạng xã hội chủ nghĩa là k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNGDÂN TỘC LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Phan Thị Quỳnh Anh thời gian quy định 5 Ngô Thị Minh Ánh Làm phần 1 Tham gia đầy đủ các thời gian quy định 7 Nguyễn Thị Hồng Châu Powerpoint Tham gia đầy đủ các

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2LỜI MỞ ĐẦU 4NỘI DUNG 5PHẦN I: CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THẮNG LỢI PHẢI ĐI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 5PHẦN 2: CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM, MUỐN THẮNG LỢI PHẢI DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO 12PHẦN 3: CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI DỰA TRÊN LỰC LƯỢNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, LẤY LIÊN MINH CÔNG NÔNG

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách Mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đồng thời là sự kết tinh tinh hoa của dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Vào những ngày tháng còn non trẻ với niềm tin mãnh liệt là giành độc lập tự do cho quê hương, Hồ Chí Minh đã mang trong mình hành trang truyền thống là lòng dũng cảm, tinh thần kiên định và trí tuệ sáng suốt của dân tộc để ra đi tìm đường cứu nước Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm tòi, hiểu biết thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc khác trên thế giới, từ đó nâng lên tầm cao mới của thời đại và lồng vào đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm, nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một đóng góp của cách mạng Việt Nam vào kho tàng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vào lý luận cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cần thiết, có thể và đã được giải quyết theo lập trường của giai cấp vô sản.

Để hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, nhóm 1

chúng em đã cùng nhau thực hiện bài thảo luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng

giải phóng dân tộc Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam.’’

Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của cô để có thể hoàn thiện kiến thức và bài thảo luận trên Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG

PHẦN I: CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THẮNG LỢI PHẢI ĐITHEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

Trong hệ thống luận điểm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một luận điểm lớn mang tầm chân lý thời đại mà giá trị và sức sống của nó còn mãi với tiến trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là đối với các dân tộc thuộc địa Đó là luận điểm: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Để khái quát được luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, 18 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam mới do nhân dân lao động làm chủ.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân xâm lược, nhân dân bị hai tầng áp bức nặng nề, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm bộc lộ tinh thần yêu nước, thương dân, có chí muốn cứu giúp nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than Người tích cực tham gia các hoạt động cứu nước do các nhà cách mạng tiền bối tổ chức Trong quá trình đó, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ nhiều về con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên Dù rất quý trọng và khâm phục lòng yêu nước, đánh giá cao những cống hiến của họ, nhưng với một dự cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở các con đường cứu nước ấy còn có nhiều hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp Vì vậy Người đã quyết định đi tìm con đường cứu nước mới, và con đường Người lựa chọn là đi sang các nước phương Tây Quyết định này về sau Người có nói: "Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ".

Vào những năm đầu thế kỷ 20, bất cứ ai muốn ra nước ngoài, đặc biệt đến những châu lục khác, con đường duy nhất chính là hàng hải Với Nguyễn Tất Thành, hàng hải không chỉ là con đường tốt nhất, an toàn nhất mà trong hành trình cả tháng trời Người sẽ có điều kiện quan sát thế giới, thâm nhập cuộc sống của người dân các nước thuộc địa cũng như những nước thống trị Và điểm đến đầu tiên của Người chính là nước Pháp, nơi có trào lưu tư tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái", nhưng cũng là nước đang thống trị dân

Trang 6

tộc ta Sau này Người có nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp Người Pháp đã nói thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những chữ ấy.”

Chọn cho riêng mình con đường trải nghiệm thực tế ở các quốc gia trên thế giới, với 30 năm bôn ba ở nước ngoài (từ năm 1911-1941), bàn chân của Người đã in dấu trên 3 đại dương, 4 châu lục (Âu, Á, Phi, Mỹ) và khoảng ba chục quốc gia, đặc biệt Người đã dừng chân khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời kỳ đó là Mỹ, Anh và Pháp, Người đã tiếp xúc nhiều nền văn hoá, chính trị và đã dần hiểu rõ thực chất của nền văn minh tư sản, nền dân chủ tư sản dưới các hình thức khác nhau của nó Sau một tháng lênh đênh trên biển, ngày 6/7/1911, tàu cập cảng Marseille - thương cảng sầm uất nhất nhì nước Pháp lúc bấy giờ Ngay khi đến Marseille, Bác thấy ở nước Pháp cũng có những người nghèo khổ, những nhà thổ và gái làm tiền, do đó Người đặt câu hỏi: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “khai hoá” chúng ta” Qua nhiều lần tiếp xúc, Người nhận ra rằng: “Người Pháp ở Pháp tốt và lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương” Người thấy rằng ở Pháp người dân có quyền lập hội, mít-tinh, tranh luận trong các hội thảo, các câu lạc bộ chính trị, nhưng những ai dám vạch tội ác của thực dân, đấu tranh cho quyền độc lập dân tộc thì sẽ bị cảnh sát mua chuộc, dụ dỗ, doạ dẫm và cấm đoán Sau này, khi đến các thuộc địa của Pháp, Người thấy rằng, những người Pháp thực dân rất hung ác và vô nhân đạo, giống những người Pháp ở Việt Nam, còn người Pháp ở chính quốc hết sức căm phẫn khi biết những tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa Người nhận ra rằng, trong cuộc chiến đấu để giải phóng đồng bào, giành độc lập cho Tổ quốc, chúng ta không cô độc, bên cạnh chúng ta còn có những người bạn Pháp dân chủ, chân chính.

Đầu tháng 12 năm 1912, Hồ Chí Minh đã đến Mỹ với mục đích tìm hiểu thêm về một đất nước vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh Người ngưỡng mộ các vị tổng thống đầu tiên của Mỹ vì họ đã dũng cảm đấu tranh cho sự công bằng, dân chủ và độc lập dân tộc Tại New York, Người vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ Một thời gian sau, Bác đến thành phố Boston, vùng hải cảng thuộc bang Massachusetts Đây là chiếc nôi của nền văn hoá Mỹ, nơi nổ ra cuộc kháng chiến đầu tiên của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ thực dân Anh, giành lại độc lập cho nước nhà Cũng tại nơi khởi đầu cuộc chiến tranh vệ quốc ở thành phố Boston, Hồ Chí Minh đã đọc

Trang 7

và nghiền ngẫm Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Trong bản tuyên ngôn độc lập ấy, Người thích nhất câu: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn thường đến thăm khu Haclem của người da đen, nơi được coi là “cái đáy” của nước Mỹ bởi nó bộc lộ rõ nhất bản chất của xã hội tư bản Sự bần cùng ở khu vực người da đen vẫn hiện lên rất rõ như một minh chứng về sự tương phản giàu nghèo mạnh mẽ Vì vậy, khi đứng trước tượng Nữ thần Tự Do tại Mỹ, Người đã có trăn trở: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp Bao giờ thì người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da đen và người phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?” Như vậy, cho tới lúc này, Hồ Chí Minh đã nắm được bản chất khái quát của thế giới đương thời, đó là thiểu số người giàu cai trị và áp bức đa số người nghèo; bạo lực, bất công, bóc lột thay cho “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” và “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” Những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc Người quyết tâm tìm con đường giải phóng mà Người đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc Qua tìm hiểu thực tế về cuộc cách mạng tư sản Pháp và cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ thông qua các bản án Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền và Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy một số giá trị tích cực trong các cuộc cách mạng, nhưng Người vẫn nhận xét đó là cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để vì đều không nói gì đến giải phóng tầng lớp nhân dân lao động, Người kết luận rằng: Không thể đi theo con đường cách mạng tư sản vì con đường đó không giải phóng dân tộc thuộc địa, không giải phóng nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột; những cuộc cách mạng kiểu đó, sớm muộn thì nhân dân phải làm cách mạng một lần nữa mới xong.

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp sống, học tập và hoạt động, vì Người biết rằng sống ngay tại đất nước đi đô hộ dân tộc ta thì mới hiểu rõ được chúng, phải “biết địch biết ta” mới đánh thắng được kẻ thù Ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã chủ động hoà mình vào cuộc sống của những người dân lao động, đến các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi mít tinh, nói chuyện ở các đường phố, gặp những người bạn Pháp đấu tranh trong phong trào công nhân Cũng trong năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ Mặc dù chính quyền thực dân Pháp cố tình bưng bít thông tin về cuộc cách mạng này, nhưng Người vẫn kiên trì tìm mọi cách để biết về cuộc cách mạng từ việc theo

Trang 8

dõi sách báo, thu thập những tài liệu ít ỏi từ bạn bè Sự thắng lợi của cuộc cách mạng mang tính lịch sử này đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Nhận thức về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga, Người viết: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”, đồng thời Người cho rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.”

Đến năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Versailles (Pháp), Người với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách gồm 8 điểm đòi lại quyền lợi cho dân tộc Nhưng bản yêu sách không được đáp ứng, các nước thắng trận chỉ lo phân chia quyền lợi cho mình Từ đây, Người nhận thức một điều sâu sắc đó là: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình Tuy Bản yêu sách không được đáp ứng những nó có tiếng vang lớn, khiến cho nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về An Nam; đồng thời bản yêu sách được truyền bá về Việt Nam làm thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh niên

Năm 1919, Hồ Chí Minh đã gia nhập Đảng xã hội Pháp, một tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực quyền lợi của Việt Nam và theo đuổi lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp Những hoạt động tích cực của Người sau khi gia nhập Đảng Xã hội Pháp trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pari, đặc biệt các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô viết… đã làm cho nhận thức về chính trị xã hội của Người được nâng cao Những hoạt động thực tiễn và tiếp thu chân lý ban đầu đã làm sáng tỏ hơn con đường cứu nước mà Người hướng tới Trong quá trình hoạt động, tư tưởng và lý luận của Hồ Chí Minh đã hướng gần với cách mạng tháng

Trang 9

Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin Theo lời báo cáo của mật thám Giăng và Đơ Đơ Theo Báo L’Humanité các số ra ngày 13 và 14/1/1920, tại số 3 đường Chateau - Pari, Hồ Chí Minh diễn thuyết về đề tài Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc châu Á và những yêu cầu của nước Nam Ngày 11/2/1920, Người thuyết trình đề tài Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 (Pari) Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về Chủ nghĩa xã hội…

Những hoạt động trên của Hồ Chí Minh chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ Từ chỗ chưa hiểu bản chất cuộc cách mạng tháng Mười Nga, giờ đây Người đã có xu hướng theo cuộc cách mạng tiến bộ nhất trên thế giới này Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báo ra hàng ngày, đặc biệt Người quan tâm hơn cả là vấn đề Lênin và cách mạng tháng Mười Nga Chính vì thế, trong hai ngày 16 và 17/7/1920, trên báo Nhân đạo đăng bài viết về Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V I Lênin với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Hồ Chí Minh Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa - một vấn đề mà Người đang theo đuổi tìm kiếm Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, như sau này Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Đây là con đường cách mạng triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.”

Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam

Đối với Hồ Chí Minh, mặc dù coi hệ thống lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin là "cẩm nang thần kỳ", nhưng từ sự nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều vấn đề lý luận các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và các nước thuộc địa khác Người nói: "Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động,

Trang 10

chứ không phải là kinh thánh" "Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi".

Hồ Chí Minh đã trăn trở rất nhiều về sự khác nhau giữa xã hội châu Âu và xã hội phương Đông Vận dụng phương pháp biện chứng của C Mác để phân tích xã hội thuộc địa, Người chỉ ra rằng, do nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nên sự phân hoá giai cấp ở đây khác với xã hội tư bản phương Tây, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây Giữa những giai cấp khác nhau vẫn có sự tương đồng lớn: đều chung một số phận của người dân mất nước Nếu như mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa lại là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc xâm lược Giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ mặc dù vẫn có mặt hạn chế trong quan hệ với quần chúng lao động, nhưng trong quan hệ với đế quốc Pháp, họ đều là người Việt Nam mất nước Đó không phải là những giai cấp thống trị, mà là giai cấp bị trị và có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc

Nếu như C Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I Lê-nin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Trong điều kiện xã hội thuộc địa, Người không nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp, mà tập trung vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Độc lập, tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam mất nước Trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh, thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa chính là vấn đề độc lập dân tộc.

Hồ Chí Minh khẳng định, chiến lược cách mạng ở thuộc địa chưa phải là đấu tranh giai cấp, mà trước hết là giải phóng dân tộc; xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc Lực lượng của cuộc cách mạng đó bao gồm toàn dân tộc, trong đó công nhân và nông dân là “chủ cách mệnh”, “gốc cách mệnh”, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là “bầu bạn cách mệnh của công nông” Giải phóng dân tộc là một sự nghiệp to lớn, của cả dân tộc bị áp bức vùng dậy giành quyền sống, chứ không phải là sự nghiệp của một số ít người Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn và cần phải “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” Người cũng khẳng định cách mạng giải

Trang 11

phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX, làm cho lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mà tư tưởng cốt lõi là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong đông đảo quần chúng nhân dân và trở thành thực tiễn sinh động ở Việt Nam bằng những thắng lợi chiến lược trong những cuộc khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân giành và giữ nền độc lập dân tộc Những thắng lợi đó là đóng góp của dân tộc Việt Nam, cùng nhân loại biến thế kỷ XX trở thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh sớm xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng (tức cách mạng giải phóng dân tộc) và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Người dành nhiều tâm trí vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hình thành nên những quan điểm hết sức cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa với những tàn tích phong kiến nặng nề; xác định những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu và bước đi để đạt tới chủ nghĩa xã hội Đó là một quá trình cải biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc theo khuynh hướng vô sản, giải quyết thành công mối quan hệ giữa đất nước và thời đại, giữa dân tộc và quốc tế Đó là cống hiến xuất sắc nhất và cũng là cống hiến đầu tiên của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trang 12

PHẦN 2: CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN CỦAVIỆT NAM, MUỐN THẮNG LỢI PHẢI DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO.

Vai trò của Đảng đã được chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất Đây còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Vì không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân buộc bán sức lao động cho nhà tư bản để sống Do đó, họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra trong thời gian lao động Chính vì địa vị kinh tế xã hội của mình đã giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử, chính là khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc Là giai cấp đại diện tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, chất lượng giai cấp công nhân còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là trong điều kiện hiện nay Để phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng, theo chủ nghĩa Mác -Lênin phải đặc biệt chú ý đến hai biện pháp cơ bản:

- Phát triển công nghiệp - “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết”

- Sự trưởng thành của Đảng Cộng sản - hạt nhân chính trị quan trọng của giai cấp công nhân.

Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.

- Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng.

- Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học, tức chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công nhân trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của

Trang 13

giai cấp công nhân, của dân tộc và xã hội Sức mạnh của Đảng không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công nhân mà còn ở mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, với quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, thực hiện cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo để giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.

- Ngoài hai điều kiện thuộc về nhân tố chủ quan nêu trên chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ rõ, để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Đây cũng là một điều kiện quan trọng không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản Về tầm quan trọng của tổ chức Đảng đối với cách mạng, chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ: Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng ra đấu tranh Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định đường lối đúng đắn, phương pháp cách mạng thích hợp là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo”, “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”

Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và rất chú trọng đến việc thành lập đảng cộng sản, khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công…” Luận điểm nêu trên đã chỉ rõ: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng đó không phải là tổng số quần chúng gộp lại một cách cơ học mà là khối đại đoàn kết toàn dân được giáo dục, giác ngộ, có tổ chức được dẫn dắt bởi đường lối đúng đắn của một chính đảng vô sản Đảng Cộng sản có trách nhiệm như "người cầm lái", dẫn đường, hoạch định đường

Trang 14

lối đúng đắn và đưa đường lối đó vào quần chúng để giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới Bởi “trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, và khi mà “dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào cũng không chống lại nổi” Cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi khi biết đoàn kết nhân dân, biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa - phong kiến, Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phong của nhân dân lao động kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc Đó còn là Đảng của cả dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Đảng Cộng sản là tổ chức tiên tiến của giai cấp công nhân Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C Mác và Ph Ăngghen viết: "Những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, họ là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, họ hơn bộ phận khác của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân nhưng lợi ích của những người Cộng sản không chỉ gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân mà còn không thể tách rời lợi ích của dân tộc Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đòi hỏi giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp trong dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc V I Lênin nhấn mạnh: Những người cộng sản chỉ hoàn thành vai trò người chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do "khi không một lúc nào quên vai trò đặc biệt của họ trong xã hội hiện nay, không lãng quên những nhiệm vụ đặc biệt, có tính chất lịch sử toàn thế giới của họ là giải phóng nhân loại khỏi ách đô hộ về kinh tế, đồng thời giương cao ngọn cờ của toàn dân đấu tranh cho tự do" Từ các quan điểm trên đây của chủ nghĩa Mác-Lê nin, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã bổ sung, phát triển sáng tạo những quan điểm mới về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Trong các Văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng Tư tưởng trên đây được Hồ Chí Minh quán triệt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết sau đó Nói chuyện với công nhân mỏ Quảng Ninh, Hồ Chí Minh vạch rõ: Đảng là tổ chức tiên phong của nhân dân lao động mà trước hết là giai cấp công nhân.

Trang 15

Tuy nhiên, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc có bước phát triển Cách mạng Tháng Tám mới thành công, Nhà nước non trẻ dân chủ cộng hoà lại bị đặt trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" Các thế lực xâm lược từ phương bắc, phương đông, phương Tây tràn vào Việt Nam Mục tiêu hàng đầu của chúng là "tiêu diệt Đảng ta" Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh vạch rõ: "Đảng không thể do dự, phải dùng mọi cách để sống còn, phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế" Giải pháp đúng đến ứng phó được Hồ Chí Minh và Đảng ta đưa ra là: ngày 11-11-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán Đảng rút vào hoạt động bí mật tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc Lý do chính thức được Đảng giải thích là: "Để tỏ rằng, những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiên phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tuỵ vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc dân lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc" Tiếp tục phát triển tư tưởng Đảng của dân tộc, tháng 1-1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: "vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái Nếu cần có đảng thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc hoàn toàn độc lập".

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951), Người khẳng định: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó là Đảng của dân tộc Việt Nam Khi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa luận điểm này vẫn được Người nhắc lại và chỉ đạo toàn bộ công tác của Đảng Đặc biệt, trong Bài nói chuyện với cán bộ và đảng viên lâu năm ngày 09/02/1961, Người nói: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị" Những năm 60 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhiều lần thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Phát biểu trước những người tham dự Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn Trung ương (l-1965), Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc" Từ luận điểm đúng đắn đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự gắn bó

Trang 16

máu thịt với giai cấp, với nhân dân, với dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam.

Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trải qua gần 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình 15 năm sau khi thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam Trong hoàn cảnh đất nước tạm bị chia làm hai miền, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Khi Mỹ đưa quân vào xâm lược ở miền Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ đánh phá các căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc (1964), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân hai miền "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1975), đưa cả nước đi lên CNXH.

Với thắng lợi vĩ đại của các cuộc cách mạng: Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại lãnh đạo, dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc đầu tiên làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công ở một nước thuộc địa và lệ thuộc; một trong những dân tộc đầu tiên đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-La tinh.

Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân còn thiếu thốn, Đảng ta đã chủ động khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước (1986) Những thành tựu to lớn trong 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, quan hệ quốc tế đã khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ một đất nước bị tàn phá

Trang 17

nặng nề bởi nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị các thế lực thù địch điên cuồng chống phá, bị bao vây, cấm vận kinh tế, lại phải chịu nhiều tổn thất do thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế -xã hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được cải thiện; chính trị ổn định; lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo định hướng XHCN Nhân dân, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân Từ thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta có thể khẳng định một cách có cơ sở rằng, được trang bị bằng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin và đi theo, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong đấu tranh giành và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, mà cả trong xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng định một chân lý, “ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN