1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc. Vận Dụng Để Trong Công Tác Xây Dựng Đảng Giai Đoạn Hiện Nay..pdf

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂNKhoa Khoa Học Máy Tính

- -BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Đề Tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc.Vận dụng để trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay.

Trang 2

ĐẠI HỌC DUY TÂNKhoa Khoa Học Máy Tính

- -BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Đề Tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc.Vận dụng để trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay.

Trang 3

Báo cáo công tác làm tiểu luận:

152 Nguyễn Nho Phước 27217840984 Chuẩn bị nội dung Đạt 205 Nguyễn Phương Tín 28211153274 Chuẩn bị nội dung Đạt 210 Phạm Thị Phương Trâm 28201151211 Chuẩn bị nội dung Đạt 228 Lê Đức Vinh 28211344383 Chuẩn bị nội dung và

tổng hợp nội dung

Đạt 235 Trần Thị Thảo Vy 28208401938 Chuẩn bị nội dung Đạt

3

Trang 4

MỤC LỤC:

Mở đầu 5

1.Mục đích của Tư Tưởng Hồ Chí Minh 5

2 Phương pháp của Tư Tưởng Hồ Chí Minh 5

Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: 6

I: Giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: 6

1.1: Sơ lược về cuộc đồi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh: 6

1.2 Tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: 8

II: Các nội dung cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc: 8

2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản: 8

2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam muốn giành thắng lợi phải do

2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực: 12

Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay:12 I: Thuận Lợi: 12

1.1.Di sản tư tưởng phong phú: 12

1.2.Nguyên tắc linh hoạt và áp dụng thích hợp: 13

1.3.Sự tin tưởng và tín nhiệm của nhân dân: 13

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.Mục đích của Tư Tưởng Hồ Chí Minh:

Độc lập và Tự do: Hồ Chí Minh chủ trương độc lập quốc gia cho Việt Nam, loải bỏ sự chi phối của các thực thể ngoại vi, nhất là sau thời kỳ thuộc địa của Pháp và sau đó là thời kỳ chiến tranh với Hoa Kỳ Tư Tưởng của Bác hướng đến mục tiêu giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.

Dân chủ và Cộng sản: Hồ Chí Minh tin rằng chỉ có thông qua chế độ dân chủ và cộng sản mới có thể đạt được công bằng xã hội và phát triển bền vững cho đất nước Bác là một người theo đuổi tư tưởng cộng sản, nhưng đặt nó vào ngữ cảnh của lịch sử và điều kiện cụ thể của Việt Nam Chống đế quốc: Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo chống đế quốc, và Bác đã dành đời sống của mình để chiến đấu chống lại sự chiếm đóng và áp bức từ các thế lực ngoại vi Mục tiêu của Bác là giành lại quyền tự quyết và tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Nhân quyền và công bằng xã hội: Hồ Chí Minh theo đuổi ý tưởng về nhân quyền và công bằng xã hội, mong muốn tạo ra một xã hội trong đó mọi người đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng Bác đặt sự quan tâm lớn vào việc nâng cao đời sống và quyền lợi của những người lao động và giai cấp nông dân.

Hòa Bình và hợp tác quốc tế: Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao tài năng, Bác tìm kiếm hòa bình thông qua đàm phán và hợp tác quốc tế Tư tưởng của Bác bao gồm việc xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác và tham gia vào các tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho mục tiêu độc lập và phát triển của Việt Nam.

2 Phương pháp của Tư Tưởng Hồ Chí Minh:

Quan điểm MaxLenin: Hồ Chí Minh đã được đào tạo và ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Marx

và Lênin Bác tin rằng cách duy nhất để giải phóng dân tộc là thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dựa trên sự hiểu biết của Marx về xã hội và Lênin về cách tổ chức cuộc cách mạng.

Chủ nghĩa Quốc gia độc lập, dân chủ, xã hội chủ nghĩa: Hồ Chí Minh đã đề xuất một hình

thức đặc biệt của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam Bác theo đuổi một chủ nghĩa dân tộc độc lập, tự do và chủ quyền, kết hợp với yếu tố xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ bất công xã hội và kích thích phát triển kinh tế.

Chiến lược đa dạng trong đấu tranh: Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau

trong cuộc chiến tranh độc lập, từ đối thoại và chiến tranh giải phóng dân chủ đến chiến tranh quân sự và cuộc kháng chiến toàn diện.

Nhân dân làm chủ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực đặt trọng tâm vào vai trò của nhân dân.

Bác coi nhân dân là nguồn cảm hứng và lực lượng chủ động trong cuộc chiến tranh và xây dựng đất nước.

Tổ chức và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Hồ Chí Minh đã đóng vai trò quan trọng trong

việc xây dựng và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức có sức mạnh lớn trong việc đưa đất nước đi lên từ những nền móng độc lập.

5

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Bác coi giáo dục là một phần quan trọng của sự phát triển

quốc gia và nhấn mạnh việc nâng cao trình độ tri thức của nhân dân để họ có khả năng tham gia tích cực trong quá trình xây dựng đất nước.

Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: I: Giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: 1.1: Sơ lược về cuộc đồi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh:

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) Người sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước Trong thời gian 10 năm sống ở Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định: "Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp Người vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào Đảng Xã hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân Pháp, theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo) Khi đọc Luận cương của Lênin, Người hiểu hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922 Trong bài Lời kêu gọi đăng ở số báo đầu tiên, Người cũng chỉ ra mục đích của tờ báo là đấu tranh để giải phóng con người Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa Tại Quảng Châu, Nguời thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng cho những người yêu nước Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử của dân tộc Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách

6

Trang 7

mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh Người kêu gọi một số tổ chức quốc tế, các đảng anh em có những hình thức phối hợp đấu tranh nhằm động viên, giúp đỡ phong trào về vật chất và tinh thần Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp và ra nghị quyết: Hội nghị hiệp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là phạm sai lầm, chỉ lo đến việc phản đế mà quên lợi ích giai cấp đấu tranh, việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng là không đúng nên Hội nghị đã bỏ tên "Đảng Cộng sản Việt Nam" mà lấy tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương" hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế Cộng sản Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với thực tế Cuối năm 1936, Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa Năm 1937, Người dự kỳ thi học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh đạt kết quả tất cả các môn học Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, vào ngày 28-01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Người Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng định: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng" Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Trong Thư gửi Đại hội trù bị, Người viết: "Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam" Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

1.2 Tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử Việt Nam Tư tưởng này đã giúp cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ hơn về bản chất của cách mạng, đồng thời giúp cho nhân dân Việt Nam có thêm động lực để đấu tranh giành độc lập, tự do và giải phóng dân tộc Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là nguyên lý về quyền tự quyết của dân tộc Hồ Chí Minh đã vận dụng những nguyên lý đó vào thực tiễn đấu tranh giải

7

Trang 8

phóng dân tộc, đồng thời cũng đưa ra những sáng kiến mới, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc đã được thể hiện rõ qua các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ II: Các nội dung cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc:

2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản:

Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trước hết là phải giành lại nền độc lập cho Tổ quốc Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là sức mạnh của toàn dân tộc Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức, bao gồm lực lượng của cả dân tộc Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân, lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước Từ khi thực dân Pháp xâm lược lược ta, hàng loạt những phong trào yêu nước đã nổ ra theo những khuynh hướng khác nhau Trong đó, có các phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến mà tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương (1886- 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại Điều đó chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và khuynh hướng thiết lập nhà nước phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra Đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở nước ta nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra Đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở nước ta xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng (1905-1909) Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động năm 1906 đến năm 1908 thì kết thúc Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động từ tháng 3-1907 đến tháng 11- 3-1907 Phong trào chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung kỳ năm 1908 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn Tinh thần yêu nước vẫn âm ỉ sục sôi trong lòng nhân dân Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đó đặt ra là: Cứu nước bằng con đường nào mới có thể đi đến thắng lợi?

Từ những bài học thực tiễn của các phong trào yêu nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để Hồ Chí Minh hình thành một tư duy cách mạng mới là tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mới khác với con đường cứu nước của các vị tiền bối Người đã nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài,

8

Trang 9

xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét học làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”

- Cách mạng tư sản là không triệt để

Trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã có dịp khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới

Nghiên cứu về cách mạng Mỹ năm 1776, Người đi đến kết luận: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai, ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là cách mệnh đến nơi?

Nghiên cứu cuộc cách mạng pháp năm 1789 Người thấy rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức” Vì vậy, Người không chọn con đường cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng tư sản vì cho rằng cách mạng tư sản “không đến nơi”, “không triệt để”

- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo con đường cách mạng vô sản

+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (năm 1917) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Khi nghiên cứu thành quả cách mạng tháng Mười Nga do V.I Lênin lãnh đạo, Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”

+ Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, như sau này Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Đây là con đường cách mạng triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại Con đường cách mạng đó được Hồ Chí Minh thể hiện trên những nội dung sau: Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã ghi rõ phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam muốn giành thắng lợi phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo:

Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng Với điều kiện của Việt Nam, trong tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: cách mệnh trước hết phải có cái gì? Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì

9

Trang 10

liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp vô sản”, đồng thời là “Đảng của dân tộc Việt Nam” đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (1951), Người viết rằng chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận mácxít về đảng cộng sản.

Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam muốn giành thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo vì nhiều lý do quan trọng Đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, và lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam Đảng đã đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân Với sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng giải phóng dân tộc đã thắng lợi và mang lại sự phát triển và thịnh vượng cho đất nước.

2.3.Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng:

- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc: toàn dân

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử Đó là nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin Kế thừa quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Cách mệnh là việc chung của dân chúng, chứ không phải là việc của một hai người”

+ Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng của Đảng bao gồm toàn dân: đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập Vì Người lý giải rằng, dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành công - Công nông là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh

Người phân tích: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh: 1 Là vì công nông bị áp bức nặng hơn 2 Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh

10

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w