1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nước ta hiện nay

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Gắn Liền Với Chủ Nghĩa Xã Hội Và Sự Vận Dụng Của Đảng Trong Công Cuộc Xây Dựng Và Bảo Vệ Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Nhóm 12
Người hướng dẫn TS. Thái Ngọc Tăng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊMÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GẮN L

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘCGẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNGTRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NƯỚC TA HIỆN NAY

GVHD: TS Thái Ngọc Tăng SVTH: Nhóm 12

LỚP: Thứ 6, Tiết 5-6

MÃ MÔN HỌC: LLCT 120314

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu tiểu luận 3

Nội dung Tiểu luận gồm 2 chương: 3

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4

1.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 4

1.1.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 4

1.2.Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo .5

1.3.Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 7

1.4.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 8

1.5.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực 10

2 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp nước ta hiện nay 13

2.1 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930 - 1954) 13

Trang 5

2.2 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ cả nước tiến

hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (1954-1975) 18

2.3 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội 20

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NƯỚC TA 24

1 Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 24

2 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới 26

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề độc lập dân tộc từ lâu đã luôn là một vấn đề cốt lõi căn bản nhất đốivới mọi quốc gia, dân tộc Từ khi cách mạng Tháng mười Nga thành công(10/1917) đã mở ra một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Do vậy vấn đề độc lập dân tộc đã phát triểnlên một bước mới, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn hiện nay khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

ở Đông Âu sụp đổ, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng và hết sức phứctạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độc lập dân tộc và công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động với chiêu bài

“nhân quyền”, “tự do tôn giáo” và gần đây là “chống khủng bố” đã tập trung mũinhọn nhằm chống phá phong trào cách mạng thế giới mà trước hết là đối với cácnước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam Chúng muốn xóa bỏ chủ nghĩa

xã hội cả phương diện lý luận và hiện thực khi thành trì vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

là Liên Xô đã sụp đổ Do vậy xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vữngchắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược của toànĐảng, toàn dân và toàn quân ta

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợichỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờbách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam Đó là bài học được Đại hội lần thứ

IV của Đảng rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta, được các Đại hộilần thứ V, VI của Đảng tiếp tục khẳng định và đặc biệt được Đại hội lần thứ VII củaĐảng phát triển với nội dung mới qua tổng kết kinh nghiệm 15 năm tiến hành cáchmạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước Bài học trên là sự phản ánh sinh động

xu thế cách mạng của thời đại cũng như của nước ta, không những chỉ ra nguồn gốc

1

Trang 7

thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảmtính đúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độtiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nghiên cứu tư tưởng trên của Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng rõ để mọingười nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị tư tưởng vĩ đại và công lao tolớn của Người, đồng thời rút ra được những vấn đề có tính nguyên tắc, những bàihọc kinh nghiệm hết sức quý báu để vận dụng trong việc thực hiện hai nhiệm vụchiến lược cách mạng của Đảng hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tiểu luận góp phần làm sáng rõ những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minhcùng với Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam thực hiện đường lốichiến lược: “Cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Từ đónhận thức sâu sắc hơn tư tưởng của Người đối với con đường cách mạng Việt Namđồng thời vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

tổ quốc xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.Tiểu luận trình bày một cách cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về những nộidung, biện pháp của Người và Đảng ta trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng ViệtNam theo hai đường lối chiến lược Từ đó rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc,những bài học có thể vận dụng vào sự nghiệp cách mạng hiện nay của Đảng

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệnước ta hiện nay” được nghiên cứu theo phương pháp tư duy lôgic kết hợp với lịch

sử là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích…

2

Trang 8

4 Kết cấu tiểu luận

Nội dung Tiểu luận gồm 2 chương:

+ Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.

+ Chương 2: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nước ta.

3

Trang 9

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

1.1.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Namcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dântộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứngđược yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra

Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Ngườikhông tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một conđường cứu nước mới

Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin, Người thấy "tin tưởng, sáng tỏ vàcảm động" Người khẳng định: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là conđường giải phóng chúng ta"1 Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I Lêninmột con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản

Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (LeParia), Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại chomọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui,hòa bình, hạnh phúc "

Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của cácnhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học

4

Trang 10

thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng

vô sản Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàmnhững nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hộicộng sản"

- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó

5

Trang 11

thành công của Việt Nam quốc dân đảng, tổ chức chính trị tiêu biểu nhất củagiai cấp tư sản Việt Nam, đã chứng minh điều đó.

Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hếtphải có đảng cách mệnh Người phân tích: "cách mệnh trước phải làm cho dângiác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu, phải hiểu phongtriều thế giới, phải bày sách lược cho dân Vậy nên sức cách mệnh phải tậptrung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh"

Đầu năm 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảngcủa giai cấp công nhân Việt Nam, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh vàliên hệ mật thiết với quần chúng

6

Trang 12

1.3.Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dânchúng chứ không phải việc một hai người" Người phân tích: "dân tộc cách mệnhchưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cườngquyền" Trong lực lượng đó, công nông "là gốc cách mệnh", "là người chủ cáchmệnh"; "còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, songkhông cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nôngthôi"

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang.Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốtbảo đảm thắng lợi Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người phê phán việc lấy

ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động Người khẳng định:

"Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại"

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cáchmạng bao gồm toàn dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tậphợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dânlàm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi vào phe vôsản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõmặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập Bộ phậnnào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ

Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoànkết dân tộc của Người Trong Bài ca du kích (1942), Người chủ trương mọi ngườigià, trẻ, gái, trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc Trong Chỉ thị thành lập Đội ViệtNam tuyên truyền giải phóng quân (ngày 22-12-1944), Người viết: "Cuộc khángchiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũtrang toàn dân"

7

Trang 19

nước chống Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các lãnh tụ nông dân, biếtnhững hạn chế của những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, hơn nữa với sức mạnhthuyết phục của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng kiểu mới, qua cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia, phần lớn hội viên, đảngviên của Tâm Tâm Xã, Tân Việt đã hăng hái tiếp thu tư tưởng cứu nước của đồngchí Nguyễn Ái Quốc Vì vậy, phong trào công nhân nhanh chóng trở thành phongtrào chính trị độc lập và phong trào yêu nước với nội dung mới đã phát triển mạnh

mẽ vào năm 1929 dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 năm

1930 Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời là biểu hiện đầy đủ về sự thốngnhất giữa xu hướng phát triển chung của thời đại và của riêng nước ta; đáp ứngđúng đòi hỏi của tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau,đồng thời là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi tư tưởng

đó Ngay sau khi ra đời, trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, tiếp đó làLuận cương chính trị , Đảng đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là phải trảiqua hai giai đoạn: trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lênchủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đíchcuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta Trong suốt quá trìnhlãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, vì vậy đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề lớn của cách mạngViệt Nam và đã giành được những thắng lợi vĩ đại Với đường lối chiến lược đó,Đảng đã nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về tính liên tục và tính giai đoạncủa cách mạng, khéo giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng Ở giaiđoạn cách mạng dân tộc dân chủ, trong khi tập trung sức người, sức của để hoànthành nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng vẫn không quên tuyêntruyền phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội và khi có điều kiện, Đảng bắt tayngay xây dựng một số cơ sở kinh tế, vừa phục vụ giai đoạn trước, vừa gây mầmmống thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thuộc giai đoạn cách mạng sau Phươnghướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tuy là việc làm trong tương lai, nhưng tuyên truyền

14

Trang 20

và quán triệt tư tưởng đó lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh cho hiện tại vì nóđáp ứng từng bước yêu cầu của quần chúng đông đảo là kết hợp giải phóng dân tộcvới giải phóng giai cấp, mà trước hết là công nhân và nông dân, dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân Sức mạnh của cách mạng dân tộc dân chủ bắt nguồn từnhững nhân tố đó và chính những nhân tố đó giữ vai trò quyết định thắng lợi củacách mạng Đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội củaĐảng đã khắc phục những hạn chế của nhiều nhà yêu nước trước đây là chưa thấy

rõ con đường tiến lên của dân tộc Chính hạn chế đó là một trong những nguyênnhân dẫn đến thất bại của phong trào giải phóng dân tộc kiểu cũ ở nước ta Nhiệm

vụ dân tộc dân chủ được giải quyết càng triệt để thì những điều kiện để đi lên chủnghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ Giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạncách mạng là một vấn đề quan trọng nhưng chưa phải là vấn đề khó nhất Việc giảiquyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến để

có thể phát huy cao độ yếu tố dân tộc mới là vấn đề phức tạp Đảng phải mất mộtthời gian tương đối dài mới đạt được sự nhất trí cao Nguyện vọng tha thiết và trựctiếp của nhân dân ta là dân tộc độc lập, người cày có ruộng Từ sự phân tích trên,Đảng vạch rõ cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đuổi bọn đếquốc xâm lược và thống trị, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ phong kiến giànhruộng đất cho nông dân Hai nhiệm vụ đó phải được tiến hành khăng khít với nhau,không được tách rời Đó là tư tưởng đúng đắn Về chỉ đạo chiến lược, Đảng phảiđặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết" đểphát huy cao độ sức mạnh dân tộc nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ dân chủ.Trong các văn kiện Chính cương vắn tắt Sách lược vắn tắt, do Chủ tịch Hồ ChíMinh soạn thảo đã đáp ứng được điều đó Trong khi không xa rời mục tiêu chiếnlược, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập trung lực lượng toàn dân chống đếquốc và đại địa chủ, còn đối với "bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản AnNam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng

15

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w