1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng của đảng ta trong giai đoạn hiện nay

39 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-BÀI THẢO LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội,xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng

của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh NguyệtNhóm thực hiện: Nhóm 9

Lớp HP: 231HCMI011107

HA NOI – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

A TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 4

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 4

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 4

1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội 4

1.2 Bản chất của chủ nghĩa xã hội 4

1.3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 5

1.4 Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan 6

1.5 Một số đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa 7

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 8

2.1 Các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 8

2.2 Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 12

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 14

3.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 14

3.1.1 Khái niệm: 14

3.1.2 Tính chất của thời kỳ quá độ: 14

3.1.3 Đặc điểm của thời kỳ quá độ 15

3.1.4 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 17

3.2 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ 18

B SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 21

1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 21

1.1 Quốc tế 21

1.2 Trong nước: 23

2 Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay 24

2.1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 24

2.2 Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 26

Trang 3

2.2.1 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 26

2.2.2 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 28

2.3 Mục tiêu, định hướng và động lực phát triển đất nước 30

2.3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển 30

2.3.2 Động lực phát triển 33

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tài năng lãnh đạo và tầm nhìn xuyên suốt, đã tìm ra con đường chủ nghĩa xã hội để từng bước tiến tới mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Người đã nêu rõ rằng, đối với Việt Nam, chủ nghĩa xã hội không chỉ có ý nghĩa quốc tế mà còn phải được hiện thực hoá theo điều kiện cụ thể của đất nước Người đã đánh giá chính xác tình hình mọi mặt của Việt Nam và xác định rõ rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là tiến bước cần thiết để đánh bại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc cũng như đảm bảo sự phát triển toàn diện cho đất nước

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh mới, Đảng ta tiếp tục tìm tòi, ngày càng làm sáng tỏ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta luôn xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới để tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; vì vậy, nhất định phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, nhiều bước phát triển, không thể đơn giản, chủ quan, nóng vội Qua những cuộc cách mạng và đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới kinh tế, cải cách chính trị và xã hội để đáp ứng yêu cầu của thời đại và tiếp tục đưa đất nước tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Với mong muốn hiểu biết thêm về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các chiến lược phát triển của Đảng ta, nhóm 9 chúng em đã thảo luận, tìm hiểu đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.”

Trang 5

NỘI DUNG

A TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ XIX, thuật ngữ này được tiếp cận với bốn nghĩa dưới đây:

Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội không có chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác trong xã hội đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ.

Hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi quyền dân chủ.

Ba là, chủ nghĩa xã hội với tư cách là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội loài người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn, lạc hậu Về xây dựng xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có sự phân chia giai cấp và sự khác nhau về tài sản, không có bất công, không có cạnh tranh - một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay.

Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây dựng trên thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân 1.2 Bản chất của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại

và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Trang 6

Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

1.3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh không định nghĩa về chủ nghĩa xã hội Khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được Bác tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một lĩnh vực nào đó như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật,…của chủ nghĩa xã hội Theo Bác: “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.

So sánh với các chế độ xã hội trước tồn tại trong lịch sử, thấy được sự khác biệt với bản chất của chủ nghĩa xã hội, Bác viết: “Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo Trái lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” Người khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Cộng sản có hai giai đoạn Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp bức bóc lột Hai giai đoạn ấy khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ.

Trang 7

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xã hội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau Nghĩa là, chủ nghĩa xã hội hướng tới bảo đảm các giá trị làm người chân chính trong quá trình phát triển các quan hệ xã hội mang đúng bản chất người cao quý.

1.4 Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác khẳng định sự phát triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử - tự nhiên Theo quá trình này, “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” Vận dụng học thuyết của C.Mác, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v.v., cũng phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá đã phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được” Tuy nhiên, ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội như Liên Xô Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam Người giải thích: Chế độ dân chủ mới là chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đã đánh đổ đế quốc và phong kiến; trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ, nhân dân dân chủ chuyên chính theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin Tư tưởng trên đặt vào bối cảnh xã hội đương thời, Hồ Chí Minh muốn khẳng định, lịch sử xã hội loài người phát triển qua các chế độ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi tiến lên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; nhưng lộ trình này không bắt buộc đối với tất cả các nước mà nó diễn ra theo hai phương thức: Có thể trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như

Trang 8

Liên Xô và cũng có thể bỏ qua giai đoạn này như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu, tuân theo những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất; song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ diễn ra một cách khác nhau; trong đó, những nước đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sẽ “đi thẳng” lên chủ nghĩa xã hội Những nước chưa qua giai đoạn phát triển này có thể đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã “đánh đổ đế quốc và phong kiến” dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản và được tư tưởng Mác-Lênin dẫn đường Với nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật phát triển xã hội và tính đặc thù trong sự thể hiện các quy luật đó ở những quốc gia cụ thể, trong những điều kiện cụ thể 1.5 Một số đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa

– Đối với chính trị – xã hội:

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, với tính chất đặc trưng trong quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi Khi phải đảm bảo mang đến các lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, đảm bảo ổn định hay trật tự xã hội.

Xã hội chủ nghĩa với quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân Chế độ chính trị mang đến sự phục vụ của những lực lượng lãnh đạo Trước hết nó là một công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi – Đối với kinh tế:

Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: công cụ lao động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất đã “phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử” Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh

Trang 9

diễn đạt: lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,… làm của chung; là tư liệu sản xuất thuộc nhân dân.

– Đối với văn hóa – Tư tưởng:

Trong xã hội chủ nghĩa, các giá trị văn hóa được đề cao Với tính chất của những tinh hoa văn hóa nhân loại được đúc kết Bên cạnh các bản sắc văn hóa dân tộc được kế thừa và phát huy Nó mang đến những nét riêng biệt độc đáo, đáng được nâng niu và trân trọng Bên cạnh những giá trị tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau khi tham gia vào hợp tác và hòa nhập quốc tế Phát triển văn hóa mang đến những nhận thức tiến bộ hơn cho con người và những xử sự trong xã hội Khi đó, với tính chất đảm bảo cho các quyền lợi cơ bản được tôn trọng, các tha hóa được bài trừ.

Với các tư tưởng tiến bộ và phù hợp, đảm bảo cho nhu cầu trong phát triển toàn diện về mọi mặt Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động Các xu hướng hay nhu cầu tiếp cận thị trường có thể rộng mở hơn Bên cạnh những thỏa mái mang đến trong hài hòa lợi ích Từ đó trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Đối với quan hệ dân tộc:

Trong khi các bản sắc về văn hóa được tôn trọng, các đảm bảo đối với tính chất tôn trọng được thể hiện Xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc Mang đến các lợi ích và thúc đẩy cho phát triển đồng đều vì nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống.

– Đối với quan hệ quốc tế:

Các quan hệ quốc tế là nhu cầu tất yếu của các quốc gia, dân tộc Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Vừa thể hiện những nét riêng biệt, độc đáo Lại có sự hòa nhập giúp nhanh chóng tiếp cận và phát triển bản thân trên thị trường quốc tế Tạo ra những giá trị lớn hơn với lợi thế và tinh thần quốc gia.

Trang 10

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1 Các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ

Ngay từ thời cổ đại, dân chủ với tư cách là quyền lực thuộc về dân đã là khát vọng của nhân dân lao động Các giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến, tư sản đã thiết lập bộ máy nhà nước để duy trì sự thống trị của mình, tước đoạt hết quyền lực nhân dân lao động Chính vì vậy thực thi dân chủ, thực thi quyền lực nhân dân thể hiện bản chất chủ nghĩa xã hội, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa khác về căn bản so với các chế độ trước đó.

Trong mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ.”, tức là cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ.” Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân.

Hồ Chí Minh khẳng định “dân làm chủ”, “dân là chủ” chính là khẳng định quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của nhân dân Người chỉ rõ:

“Bao nhiêu lợi ích đều là vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân.”

 Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mậtthiết với mực tiêu về chính trị

Trang 11

Hồ Chí Minh xác định: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến” Chính sách kinh tế không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế nhiều thành phần, phức tạp trở thành “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”.

Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện Do đó, nhân dân có đủ điều kiện tham gia quản lí Nhà nước.

“Kinh tế quốc doanh” là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên “Kinh tế hợp tác xã” là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển.

 Mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng được nền hóa mang tính dân tộc, khoa học,đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mối quan hệ biện chứng Trong đó, chế độ chính trị và kinh tế là nền tảng và quyết định tính chất của văn hóa, văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị, kinh tế Người nói: “Xã hội thế nào, văn hóa thế ấy”, “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế, chính trị”, “Muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa phải phát triển kinh tế và văn hóa Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước.” Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta

Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức; Theo Người, văn hóa phải phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, phải thể hiện được tinh thần dân tộc, phải kế thừa và phát

Trang 12

huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta Văn hóa xã hội chủ nghĩa về nội dung là văn hóa có tính chất khoa học, đại chúng, tiên tiến, nhân văn, phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Văn hóa dân tộc về hình thức là văn hóa có bản sắc riêng biệt, biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thống, nghệ thuật… của dân tộc ta Văn hóa xã hội chủ nghĩa giúp xây dựng nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lộc sản xuất Văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng giúp xây dựng nền tảng tinh thần cho con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện Văn hóa xã hội chủ nghĩa còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới Quan điểm này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp thu và phát triển trong các văn kiện chính trị của Đảng

Xây dựng văn hóa dân tộc phải chú ý đến: 1) Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường;

2) Xây dựng luận lí: biết hy sinh mình, làm lợi ích cho quần chúng;

3) Xây dựng xã hội: sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi nhân dân trong xã hội; 4) Xây dựng chính trị: dân quyền;

5) Xây dựng kinh tế.

Người khẳng định vai trò văn hóa: Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao giúp đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ góp phần xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh Nền văn hóa phát triển là điều kiện cho nhân dân tiến bộ.

“Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.”

 Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 13

Chế độ xã hội chủ nghĩa thực sự phục vụ lợi ích của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia quản lí Nhà nước Vì vậy, nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ của người chủ nước nhà để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh, dân ta giàu.

Mọi người đều có quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; quyền học tập; quyền tự do thân thể; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự bầu cử, ứng cử

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.

Do tính chất Nhà nước, chế độ kinh tế và xã hội, Nhà nước vừa công nhận quyền lợi của công dân vừa đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết để công dân thật sự được hưởng các quyền lợi đó.

Xã hội của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng trong sự hài hòa với đời sống chung, lợi ích chung của tập thể.

2.2 Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải biết nhận thức, vận dụng, phát huy tối ưu các động lực Theo Hồ Chí Minh, động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phong phú: bao gồm quá khứ, hiện tại, tương lai; cả về vật chất, tinh thần; nội lực, ngoại lực; nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… Trong đó giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân; phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân qua hoạt động của những cộng đồng người và những con người Việt Nam cụ thể.

Trang 14

Lợi ích của dân: Người nhấn mạnh “việc gì có lợi ích cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết.” Phải chú ý đặc biệt tới những việc có thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân.

Dân chủ của dân: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là

cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa Thế thì dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”; “địa vị cao nhất là dân vì dân làm chủ” Lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể tách rời.

Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Là lực lượng mạnh nhất; chủ nghĩa xã hội chỉ có

thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình; với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.” Theo Người, đoàn kết dân tộc là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là cái gốc của đại đoàn kết Người nhận định: phải lấy công tác mà củng cố đoàn kết Phải lấy đoàn kết mà đẩy mạnh công tác Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích của dân, dân chủ của dân, đoàn kết toàn dân gắn bó hữu cơ với nhau, là cơ sở, là tiền đề của nhau, tạo nên những động lực mạnh mẽ nhất trong hệ thống những động lực của chủ nghĩa xã hội Nó có thể phát huy sức mạnh thông qua hoạt động của những cộng đồng người và những con người Việt Nam cụ thể.

Về hoạt động của những tổ chức: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò

quyết định Đảng như người cầm lái, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí, quyền lực của nhân dân, thực hiện chức năng quản lí xã hội để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực Các tổ chức chính trị - xã hội đều nhất quán về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước; hoạt động vì lợi ích của các thành viên của mình trong sự thống nhất với lợi ích dân tộc.

Trang 15

Người luôn nhắc nhở, không ngừng nâng cao cảnh giác, chống cả kẻ địch bên ngoài bên trong; chống tư tưởng “làm quan cách mạng”.

Về con người Việt Nam: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có“ những con người xã hội chủ nghĩa” “Đó là những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa” Người khái quát: Những tư tưởng, tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình là: Có ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; Có quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”; Có ý thức cần kiệm xây dựng nhà nước; Có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Trái lại, phải chống lại những tư tưởng, tác phong xấu là: Chủ nghĩa cá nhân; Quan liêu, mệnh lệnh; Tham ô, lãng phí; Bảo thủ, rụt rè.

Cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh động lực của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ những lực cản của nó Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa quan điểm “xây” đi đôi với “chống” là một trong những quan điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh.

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 3.1.1 Khái niệm:

Theo lý luận Mác - Lênin, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới một thế kỷ qua, xét về tương quan kinh tế - kỹ thuật so với các nước phương Tây, đều là những xã hội ở thời kỳ quá độ trình độ thấp, tức là gián tiếp từ xã hội tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, hoặc xã hội tiền tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy, các nước này, một mặt, đã đi vào con đường xã hội chủ nghĩa; mặt khác, trong thời gian đầu trình độ kinh tế - kỹ thuật đương nhiên vẫn thấp hơn so với các nước phương Tây.

Trang 16

Có thể hiểu một cách khái quát, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội 3.1.2 Tính chất của thời kỳ quá độ:

Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng có tính chất vô cùng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ Theo Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần.

Tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thừa nhận “: từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” “một thời kỳ cải biến cách; mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng” “là sự nghiệp rất khó khăn,; phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”.

3.1.3 Đặc điểm của thời kỳ quá độ

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo Cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa, xã hội.

 Về lĩnh vực kinh tế:

Trang 17

Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập Thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; Kinh tế hàng hóa nhỏ; Kinh tế tư bản; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Lực lượng sản xuất phát triển chưa đồng đều: Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.

 Về lĩnh vực chính trị:

Là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước để cải tạo, tổ chức xây dựng xã hội mới và trấn áp những thế lực phản động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới – giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới – xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế và hình thức mới – cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng.

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

 Về lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:

Thời kỳ này tồn tại nhiều tư tưởng, văn hóa khác nhau, chủ yếu là tư tưởng - văn hóa vô sản và tư tưởng - văn hóa tư sản.

Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản từng bước thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa vô sản; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới Bảo đảm đáp ứng nhu cầu tư tưởng - văn hóa – tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.

Trang 18

Bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống vừa xây dựng còn tồn tại những tàn tích của nền văn hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản trở không nhỏ cho con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giải phóng.

 Về lĩnh vực xã hội:

Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

Phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.

3.1.4 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội” Trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội rất toàn diện.

Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt, tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế Theo

Trang 19

Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất.

Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới Về xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì toàn dân, bình đẳng.

Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát triển con người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Tuy nhiên, để thực hiện được những nhiệm vụ do Hồ Chủ tịch đề ra, Đảng và Nhà nước ta cần phải áp dụng hình thái kinh tế xã hội một cách sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

3.2 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo; song, theo Hồ Chí Minh, tính năng động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:

Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa

Mác – Lênin.

Hồ Chí Minh nhận định: Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước, là khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Lênin Đề cập đến tầm quan trọng của chủ nghĩa

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w