1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề hiện tượng tha hóa của con người và vấn đề giải phóng con người trong triết học

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện Tượng Tha Hóa Của Con Người Và Vấn Đề Giải Phóng Con Người Trong Triết Học
Tác giả Đỗ Nguyễn Khánh Ngân, Nguyễn Bảo Quế Ngân, Nguyễn Minh Nghĩa, Nguyễn Hà Yến Nhi, Nguyễn Liễu Quỳnh Như, Vũ Lê Diễm Quỳnh, Bùi Đặng Minh Tâm, Phạm Ngọc Tường Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trong Từ điển Triết học tha hóa là khái niệm nói lên, một là: quá trình chuyển hóa củacác sản phẩm hoạt động của con người cả hoạt động thực tiễn - những sản phẩm laođộng, tiền và các qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

 -TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ:HIỆN TƯỢNG THA HÓA CỦA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ

GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC

Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga QT46B

1

2153801015155

Đỗ Nguyễn Khánh Ngân QT46B1 2153801015157Nguyễn Bảo Quế Ngân QT46B

Nguyễn Liễu Quỳnh Như QT46B1 2153801015199

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ: 2

B VẤN ĐỀ THA HÓA: 3

I Khái niệm tha hóa: 3

II Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa: 5

1 Nguồn gốc của sự tha hóa: 5

2 Nguyên nhân của sự tha hóa: 6

III Hình thức và hậu quả của sự tha hóa: 6

1 Tha hóa tôn giáo: 6

2 Tha hóa chính chính trị - xã hội: 7

3 Tha hóa lao động: 8

4 Tha hoá bản chất con người và tha hóa con người với con người: 10

IV Khắc phục sự tha hóa: 12

C GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI: 12

D VẬN DỤNG: LIÊN HỆ HỌC SINH, SINH VIÊN 14

I Liên hệ với học sinh Việt Nam: 14

II Liên hệ sinh viên Việt Nam: 18

E TÀI LIỆU THAM KHẢO: 21

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ:Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn thể nhân loại và triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới, vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Vì thế, con người luôn là điều quan tâm lớn nhất của các nhà tư tưởng ởmọi thời đại Bàn về vấn đề con người, các nhà triết học như Proudhon, FeuerBach, Hegel đã có cho mình những quan điểm riêng về sự tha hóa con người Nhưng khi đến với Các Mác, nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã chỉ ra lao động là đặc trưng riêng của con người và xã hội loài người, lao động thúc đẩy con người và phát triển xã hội ngày càng văn minh hơn Nhưng khái niệm lao động ấy bị xã hội tư bản làm cho biến đổi Chính vì, tiếp cận và quan sát được tình cảnh sống và lao động của giai cấp công nhân lúc bấy giờ, Các Mác đã đưa ra quan niệm, chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả, chỉ ra cáchkhắc phục sự tha hóa con người Ngoài ra, nhà triết học vĩ đại còn xây dựng lên học thuyết của mình, một học thuyết khoa học và cách mạng mà tư tưởng xuyên suốt học thuyết ấy là tư tưởng giải phóng người lao động khỏi sự tha hóa nhằm xây dựng một xã hội mới mà ở đó, sự tự do và phát triển toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi người Để bàn rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Phân tích hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lênin”.

B VẤN ĐỀ THA HÓA:I Khái niệm tha hóa:Tha hoá là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội cho đếnngày nay Đây là một chủ đề luôn dành được sự quan tâm đặc biệt trong giới triết họcriêng và trong toàn xã hội nói chung Tha hóa là một khái niệm chỉ sự vận động, thay đổicủa đối tượng theo chiều hướng trái ngược với bản chất của mình

Thuật ngữ tha hóa theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là biến đổi theo chiều hướng sai lầm.Trong tiếng Pháp tha hóa được viết là “aliénation” có nghĩa là làm mất đi, làm lánh xa, bỏmất, chuyển nhượng, làm rối

Trong tiếng Anh là “alienation” nghĩa là sự làm cho giận, sự làm cho ghét, sự làm cho xalánh, sự xa lìa, sự ghét bỏ, sự chán ghét, mối bất hòa

Trong Từ điển Triết học tha hóa là khái niệm nói lên, một là: quá trình chuyển hóa củacác sản phẩm hoạt động của con người (cả hoạt động thực tiễn - những sản phẩm laođộng, tiền và các quan hệ xã hội tầm hoạt động lý luận), cũng như của những đặc tínhvà năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người;hai là: sự chuyển hóa của những hiện tượng và quan hệ nào đó thành cái gì khác với bảnthân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người những quan hệ sinh

Trang 4

sống hiện thực của họ” ( nguồn Từ điển triết học (1986), NXB Tiến Bộ Matxcova, tr 528- 529)

Trong lịch sử phát triển của loài người không thể tránh khỏi giai đoạn bị tha hoá Ở mỗithời kì lịch sử, tư tưởng về sự tha hoá được hiểu theo nhiều cách khác nhau Trong triếthọc cổ điển Đức, Ph.Hêghen đã quan niệm rằng tha hoá là sự chuyển hoá sang dạng tồntại khác của cùng một bản chất ( biến thành cái khác nó nhưng chính là nó ở trạng tháikhác và hình thái khác), là một giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển.Giới tự nhiên, kểcả con người, chẳng qua chỉ là sự “tha hoá của ý niệm tuyệt đối” Ý niệm tuyệt đối đượchiểu như một lực lượng siêu nhiên là thực thể cao nhất, sáng tạo ra toàn bộ thế giới hiệnthực Thế giới hiện thực có được chẳng qua là sự tồn tại ở một dạng khác của ý niệmtuyệt đối nhờ quá trình tha hóa Tuy cách lí giải dựa trên chủ nghĩa duy tâm nhưng tưtưởng của Ph.Hêghen về sự tha hoá cũng đã chứa đựng những dự đoán hợp lí về một sốđặc điểm lao động trong xã hội có đối kháng

Khác với tư tưởng về sự tha hoá mang khuynh hướng duy tâm của Hêghen, Phơ-báchđứng trên lập trường duy vật, ông cho rằng tha hoá là sự tha hoá bản chất con người vàoThượng đế Ông lập luận rằng: bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cáichân, cái thiện, hướng tới cái gì tốt đẹp nhất; nhưng trong thực tế con người không đạtđược những điều đó nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượngđế Thượng đế được sáng tạo bởi con người, những bản chất của Thượng đế thực chất làbản chất của con người Đặt con người là trung tâm để nhìn nhận sự việc, bác bỏ nhữngquan điểm duy tâm về tha hoá trước đó để đề ra những quan điểm mới nhưng Phơ-báchcũng mắc phải sai lầm khi chủ đề cập đến sự tha hoá trong lĩnh vực tinh thần, ý thức,không tìm được con đường hiện thực để thủ tiêu nó

Ở chủ nghĩa Mac, đúc kết từ những quan điểm triết học trước đó, ông đã đưa ra khái niệmcủa sự tha hoá dưới góc độ từ chính đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của conngười Khái niệm tha hoá được Mac phân tích gắn liền với lao động, với mối quan hệgiữa người với người, giữa con người với lao động kinh tế, sản xuất vật chất Theo đó,tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà trong đó những sản phẩm do con người tạo ra(sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội ) cũng như những thuộc tính hoặcnăng lực nào đó của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thànhnhững thứ độc lập với con người và chi phối lại con người Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôngiáo, Thượng đế là sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thểbiến thành khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại thống trịcon người (tha hóa tôn giáo) …Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, những quan hệ xã hộinào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị con người,trở thành mục đích sống của con người Tha hóa là quá trình con người tự đánh mất“những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác Qua đó có thể

Trang 5

kết luận, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người vànhững sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người Từ những quan điểm, tư tưởng trên về sự tha hoá, theo nghĩa rộng rãi và phổ biến nhất, tacó thể hiểu tha hoá là khái niệm chỉ sự đánh mất bản thân, sự tha hoá phẩm chất đạo đức,tính cách, lối sống của con người Sự tha hoá ngày nay đang tồn tại ở nhiều lĩnh vực củađời sống, có thể kể đến: tha hoá hành vi sản xuất và sản phẩm lao động, tha hoá về cácquan hệ xã hội, tha hoá các hệ giá trị xã hội, quyền lực bị tha hoá, tha hoá về hành vi tínngưỡng và niềm tin tôn giáo.

II Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa:1 Nguồn gốc của sự tha hóa:

Sự ra đời của phương thức tư bản chủ nghĩa với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làmtuyệt đại đa số người lao động trở thành vô sản Giai cấp tư sản chiếm một số ít, họ chiếmhữu toàn bộ tư liệu sản xuất trong xã hội và là tầng lớp thống trị; giai cấp vô sản chiếmđại đa số, họ phải làm thuê cho các nhà tư sản và bị các nhà tư sản bóc lột, tài sản duynhất có giá trị vật chất của họ là sức lao động của chính mình, họ là tầng lớp bị trị Nhucầu sinh tồn đã buộc những con người không có tư liệu sản xuất tự nguyện một cáchcưỡng bức đến với các nhà tư sản từ đó quá trình người bóc lột người, người áp bứcngười diễn ra Marx viết: “Đó không phải là sự thoả mãn nhu cầu lao động, mà chỉ là mộtphương tiện để thoả mãn những nhu cầu khác, chứ không phải nhu cầu lao động Tính bịtha hoá của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao độngvề thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịchhạch vậy”

Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tưliệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.“Trong quá trình này, các nhà tư bản xem những người công nhân chỉ là một thành phầncấu thành của sản xuất, một thứ hàng hóa (lao động) được vắt càng nhiều càng tốt.”(triethoc.edu.vn)

Sự tha hóa lao động còn được tạo nên bởi sự tha hóa trên các phương diện khác của đờisống xã hội Ví dụ: sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự tha hóa tư tưởng củacác tầng lớp chính trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác

Theo quan điểm của Rousseau, sự tha hóa bắt nguồn từ xã hội, bản chất xã hội đối lập vớitrạng thái tự nhiên của con người “Trạng thái tự nhiên” là nguồn gốc bản chất đầu tiêncủa con người, trong đó con người được tự do, mọi người bình đẳng như nhau, khôngphụ thuộc vào ai và cũng không bị ai nô dịch “Theo ông, khi rời bỏ trạng thái tự nhiên,con người không đánh mất bản tính tự nhiên của mình cũng như mối quan hệ với tự nhiênbên ngoài mình, trái lại chỉ tha hóa khỏi tự nhiên mà thôi, nghĩa là, chỉ trở nên xa lạ vớinhững gì thật ra là của chính mình và nay đứng đối lập với chính mình Nền văn hóa

Trang 6

“phản tự nhiên” là tiến trình của sự tha hóa ” (trò chuyện Triết học) “Trở nên xa lạ vớinhững gì thật ra là của chính mình và nay đứng đối lập với chính mình” nghĩa là trongtrạng thái tự nhiên con người vốn sở hữu những gì mình có và làm ra, đến khi xuất hiệnchế độ tư bản chủ nghĩa những họ có và làm ra đều thuộc về giai cấp tư sản vì vậy mà nó“xa lạ” với họ

=> Lao động bị tha hóa là nội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự thahóa con người

2 Nguyên nhân của sự tha hóa:Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở con người chứ khônghề có ở con vật nhưng khi hoạt động lao động trở thành hoạt động mang tính chất cưỡngbức, bị o ép bởi điều kiện môi trường, xã hội thì con người không còn đủ năng lực, ý chíđể sáng tạo “Thay vì là một nơi để thực hiện tiềm năng của chúng ta, nơi làm việc chỉ làmột nơi chúng ta buộc phải đến để kiếm tiền mua những gì chúng ta cần”(triethoc.edu.vn) Lao động một khi bị tha hóa thì không còn là điều kiện để phát triển cácphẩm chất người nữa mà chỉ còn là yếu tố để đảm bảo sự thuần túy về mặt thể xác củacon người Điều đó có nghĩa là một khi con người lao động trong điều kiện bị tha hóa thìcon người đang thực hiện chức năng của con vật, thay vì người lao động cảm thấy mìnhhành động tự do trong khi thực hiện những chức năng con người thì người lao động lạicảm thấy mình chỉ còn là con vật

Trong lao động người lao động thực hiện quan hệ với tư liệu sản xuất là thực hiện quanhệ với đồ vật song vì hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phải con ngườisử dụng tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất sử dụng con người Marx viết: “Đối vớinhững người này, hoạt động xã hội của chính họ mang lấy hình thái hoạt động của cácvật, sự hoạt động này chi phối những người sản xuất chứ không phải bị họ chi phối” Mặtkhác, chỉ vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà con người phải lao động nên con ngườiđã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch Người lao động tạo ra sản phẩm nhưngsản phẩm không phải của họ mà là của người chủ Đây là quan hệ giữa người với ngườinhưng người lao động quan hệ với người chủ qua số sản phẩm và số tiền thù lao, do đóvề bản chất quan hệ giữa người với người trở thành quan hệ giữa người với đồ vật Conngười tự tước bỏ đi khả năng sáng tạo của mình, họ lao động một cách cưỡng bức, épbuộc bởi điều kiện xã hội; con người lao động chỉ để đảm bảo sự tồn tại của thể xác,không phải để phát triển các phẩm chất người

Như vậy chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự phân hóa giàu – nghèo giữa các giai cấpgây ra sự tha hóa trên những người lao động vì chính điều đó đã biến công việc hoạt độngsản xuất vật chất không còn tính sáng tạo, sự tự do vốn có mà trở thành xiềng xích tróibuộc người lao động và họ không còn cách nào khác là phải tuân theo

III Hình thức và hậu quả của sự tha hóa:

Trang 7

1 Tha hóa tôn giáo:Tha hóa tôn giáo là biểu hiện của tha hóa ý thức, tư tưởng Nếu như Hêghen nói đến sựtha hoá của ý niệm tuyệt đối thì Phơ-bách nói đến sự tha hoá của bản chất con người vàoThượng đế Ông lập luận: bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân,cái thiện, hướng tới cái gì tốt đẹp nhất; nhưng trong thực tế con người không đạt đượcnhững điều đó nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế.Như thế, không phải Thượng đế sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo raThượng đế Con người đã tưởng tượng ra Thượng đế bằng cách trừu tượng hoá bản chấtcủa mình, gán cho Thượng đế những bản chất ấy Với hình tượng Chúa con người đãtuyệt đối hoá, thần thánh hoá những đặc tính của mình Phơ-bách đã viết: tư tưởng, dụngý của con người như thế nào thì Chúa của con người như thế Theo ông, lý tính bao giờcũng phải đứng nguyên trên cơ sở thế giới vật chất và của tính cảm giác Chủ nghĩa duytâm đã đặt một tinh thần siêu tự nhiên đứng trên giới tự nhiên, sinh ra giới tự nhiên, nhưvậy thì lý tính không phải là lý tính của con người mà là cơ sở ban đầu, khởi nguyên củathế giới - đó là sự tha hoá của lý tính Mác không coi tha hoá tôn giáo là tiền đề của mọisự phê phán, mà đi sâu lần tìm căn nguyên xã hội cũng như kinh tế của nó, để có thể khắcphục sự tha hoá đó Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê pháncuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó.

 Biểu hiện:- Có thể thấy việc thực hiện các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo biến tướng, lệch

chuẩn đã bùng phát, gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội.- Sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra hết sức phức tạp, xuất hiện hiện

tượng sùng bái mù quáng, “vượt ngưỡng” trong hoạt động tâm linh- Về bản chất, tín ngưỡng, đức tin vốn là cái con người dựa vào để vươn lên và

được an ủi trong cuộc sống, tuy nhiên trong một số trường hợp, đã trở thành cáichi phối và quyết định tất cả suy nghĩ, hoạt động của con người

 Hậu quả: Bản chất của tôn giáo, theo đó, chính là sự tha hoá các đặc tính của con người Con ngườidường như nhân đôi mình, ngắm nhìn mình trong gương mặt của Thượng đế Con ngườitự làm mình nghèo đi, bởi con người đã tước bỏ đi những đặc điểm của mình để chiếuhình của chúng vào trí tuệ mình Sản phẩm đó mang hình một tín ngưỡng xa hội, nó tự“trí hóa” sự tồn tại của nó đối với chính kẻ sáng tạo ra nó, biểu hiện ra với con người nhưmột lực lượng xa lạ , nhiều khi đối địch và bắt đầu thống trị con người

2 Tha hóa chính chính trị - xã hội: Sự tha hóa xã hội – chính trị biểu hiện tập trung nhất là sự tha hóa nhà nước và nội tại củanó là tha hóa quyền lực Quyền lực càng lớn thì sự tha hóa càng nguy hiểm, nó càng với

Trang 8

tư cách một lực lượng tự trị, thoát khỏi sự kiểm soát của con người Trong xã hội nguyênthủy, quyền lực được chia đều và thực hiện bởi tất cả mọi người Khi xã hội phát triển,nhất là khi chế độ tư hữu xuất hiện thì quyền lực của mỗi cá nhân có xu hướng phân ly,thậm chí đối nghịch, triệt tiêu nhau Từ đây, xã hội có nhu cầu phải liên kết, hợp lực mọingười lại và bộ máy đã xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu đó Bộ máy vốn không cóquyền lực, nhưng người dân đã gửi quyền, ủy quyền và trao quyền cho bộ máy, do đó trởthành có quyền lực Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dầndần những người trong bộ máy đã biến quyền lực được gửi, được ủy quyền thành quyềnlực của mình, còn người dân đem quyền đi gửi, đi ủy quyền đã mất dần quyền lực TheoC Mác thì sự tha hoá này xuất phát từ chính quan niệm của ông về sự “rạn nứt” nội tạidiễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất vànhư nhau: như thành viên của “tổ chức công dân” và như thành viên của “tổ chức nhànước”.

 Biểu hiện: - Biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà nước Chính sự lạm dụng quyền

lực của giối quan chức vì mục đích cá nhân của họ đã dẫn đến họ không cònlà “đại biểu chân chính” của “xã hội công dân” mà chống lại “xã hội côngdân” Mác coi giới quan chức tạo thành một xã hội đóng kín trong nhà nước.Nhà nước chỉ còn tồn tại dưới hình dạng những lực lượng quan chức cụ thểkhác nhau và đốì với mỗi quan chức cụ thể thì “Mục đích của nhà nước biếnthành mục đích cá nhân của y, thành việc chạy theo chức tước, thành việcmưu danh, cầu lợi”

- Là sự tha hoá chính quyền lực chính trị Mác cho rằng sự tha hoá nhà nước làbiểu hiện tập trung của tất cả các vấn đề tha hoá xã hội – chính trị, bởi vì nhànước gắn liền với vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp và việc phân chia giaicấp gắn liền với nền sản xuất, với kinh tế

 Hậu quả: Quá trình tha hóa chính trị - xã hội có thể biến một người tốt thành kẻ xấu, khiêm tốnthành kẻ ngông cuồng, từ người thanh liêm thành kẻ tham lam xa xỉ … gây hậu quả tolớn không những cho cá nhân mà còn cả xã hội Sự tha hóa xã hội-chính trị lây lan nhưdịch bệnh “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” Thật chua xót, khi mộtđiều bình thường trở thành bất thường trong một tập thể bị tha hóa, khi họ câu kết tư lợivà che chắn cho nhau để cùng hưởng đặc quyền dẫn đến sự suy tàn của một chế độ chínhtrị cũng như sự sụp đổ của một quốc gia

3 Tha hóa lao động: Tha hóa lao động là hiện tượng xuất hiện từ lâu trước khi có chủ nghĩa tư bản Nó gắnvới những xã hội mà ở đó con người đã sản xuất ra những điều kiện sống chủ yếu cho xãhội, song lại được hưởng quá ít từ những điều kiện sống do chính mình sản xuất ra đó

Trang 9

Song, theo C Mác, chỉ đến chủ nghĩa tư bản, thì tha hóa lao động ở con người và xã hộiloài người mới trở nên phổ biến nhất, rõ ràng nhất và có những biểu hiện đầy đủ nhất.C.Mác đã chỉ ra: “Trong mâu thuẫn đó, khoa kinh tế chính trị chỉ nói lên cái thực chất củanền sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay nếu ta muốn, chỉ nói lên cái thực chất của lao độnglàm thuê, của lao động bị tha hóa khỏi bản thân, mà của cải được sản xuất ra lại đối lậpvới nó như là của cải của người khác, sức sản xuất của bản thân nó lại đối lập với nó nhưlà sức sản xuất của sản phẩm của nó, việc làm giàu của nó đối lập với nó như là việc tựlàm cho mình trở nên nghèo khổ, lực lượng xã hội của nó đối lập với nó như một quyềnlực xã hội thống trị nó” Và trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ sản phẩm lao động bị thahóa là tất yếu mà chính hành vi (hình thái) lao động bị tha hóa cũng là tất yếu.Cũng theo C.Mác, sự tha hóa sản phẩm lao động và sự tha hóa hình thái lao động có mốiquan hệ nhân quả: tha hóa hình thái lao động là nguyên nhân, tha hóa sản phẩm lao độnglà kết quả, là hệ quả tất yếu của tha hóa hành vi sản xuất C.Mác phân tích: “Cho đến nay,chúng ta xét sự tha hóa của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diệnquan hệ của anh ta với sản phẩm lao động của anh ta Nhưng sự tha hóa xuất hiện khôngchỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bảnthân hoạt động sản xuất Người công nhân có thể đứng đối lập với sản phẩm của hoạtđộng của anh ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sảnxuất, anh ta không tha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả củahoạt động, của sản xuất Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sảnxuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sựtha hóa Sự tha hóa của đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạtđộng của bản thân lao động.

 Biểu hiện:- Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình:

+ Sự tha hoá thể hiện ở chỗ, người công nhân quan hệ với sản phẩm lao độngcủa mình như một vật xa lạ Theo Mác, trong quá trình lao động của con người,trong những điều kiện nào đó khiến cho những sản phẩm của con người trở nênđộc lập với người sáng tạo ra chúng và bắt đầu hoạt động một cách tự trị Điềunày dẫn đến sự phụ thuộc của người vào vật, những sản phẩm của con ngườibuộc con người phải phục tùng quy luật riêng của chúng và còn có thể uy hiếpsự tồn tại của chính con người Đó chính là biểu hiện sự tha hoá của người laođộng vào sản phẩm mà anh ta sản xuất ra: “Việc chiếm hữu vật phẩm biểu hiệnra là một sự tha hoá đến mức người công nhân sản xuất ra càng nhiều vật phẩmthì anh ta có thể chiếm hữu càng ít vật phẩm và anh ta bị sản phẩm của anh ta,tức tư bản, thống trị càng mạnh”

+ Sự tha hoá biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người sảnxuất Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, con người trở thành phụ thuộc

Trang 10

vào sản phẩm, phục tùng các quy luật riêng của nó, thậm chí uy hiếp sự tồn tạicủa con người Lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn các quan hệ củangười lao động Nếu trước kia, trong lao động, người lao động sử dụng tư liệusản xuất thì giờ đây, họ phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất, là “tư liệu sản xuấtsử dụng con người”.

- Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi lao động của mình:+Lao động là hoạt động cơ bản nhất để phân biệt người với các loài động vậtkhác Nhờ lao động, cùng với ngôn ngữ, lao động làm cho tư duy của con ngườingày càng phát triển, hình thành hệ thống các khái niệm, phạm trù, tạo điều kiệnđể con người nhận thức thế giới ngày càng sâu rộng hơn Lao động là hoạt độngngười, song ở lao động bị tha hóa, nó đã là một cái gì đó bên ngoài người laođộng Giờ đây, hoạt động lao động của con người không còn để thỏa mãn nhucầu lao động nữa, nó trở thành hoạt động nhằm duy trì sự sinh tồn của thể xác.Đó là lao động cưỡng bức Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và cảtinh thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ, què quặt: “Trong lao độngcủa anh ta, anh ta không khẳng định mình mà phủ định mình, không cảm thấysung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lựcthể chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoạitinh thần của mình Cho nên chỉ có ở ngoài lao động, công nhân mối cảm thấymình là chính mình, còn trong quá trình lao động thì cảm thấy mình bị tách khỏibản thân mình

+Lao động đó không thuộc về bản thân người lao động mà thuộc về người khác,và bản thân anh ta trong quá trình lao động, không thuộc về anh ta mà thuộc vềngười khác Vì vậy, hoạt động lao động của người lao động là hoạt động tự đánhmất bản thân mình Đó là quá trình tự tha hoá, “ở đây hoạt động biểu hiện ra làsự đau khổ; sức mạnh biểu hiện ra là sự bất lực, sự thai nghén biểu hiện ra là sựtuyệt đường sinh dục; nghị lực thể chất và tinh thần của bản thăn người côngnhân, đòi sông cá nhân của anh ta (vì đòi sông là gì nếu không phải là hoạtđộng?) biểu hiện ra là hoạt động chông lại bản thân anh ta, không thuộc vào anhta, không thuộc về anh ta

 Hậu quả: Con người mất đi tình thống nhất ban đầu của mình mà lẽ ra nó phải được thể hiện, pháthuy theo hướng vốn có của nó Nghĩa là lẽ ra con người phải được bình đẳng với nhau thìgiờ đây lại xuất hiện những giai cấp đối lập nhau, đối kháng nhau Một thiểu số người đichiếm đoạt tư liệu sản xuất của xã hội và thống trị xã hội Còn đại bộ phận nhân dân laođộng lại bị tước đoạt tư liệu sản xuất, giờ đây, họ phải phụ thuộc vào giai cấp có của, cóquyền Họ trở thành giai cấp bị thống trị Trong quá trình lao động, người lao động phảithực hiện quan hệ với người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, đây là mối quan hệ giữa ngườivới người Nhưng họ quan hệ với người chủ thông qua số sản phẩm người chủ thu được

Trang 11

và số tiền công người chủ trả cho họ, nên mối quan hệ giữa người với người, giờ đây,cũng bị tha hóa, trở thành quan hệ giữa con người với đồ vật Một khi không còn sựcưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốntránh bệnh dịch hạch vậy Lao động bị tha hóa còn là lao động làm cho người lao động bịphát triển què quặt, phiến diện Bản thân hoạt động lao động đã không còn biểu hiện bảnchất sáng tạo của con người, không mang lại hạnh phúc cho người lao động mà đã trởthành lao động cưỡng bức, lao động phủ định bản chất con người; lao động bị tha hóalàm cho con người tha hóa khỏi con người, quan hệ giữa người với người cũng bịtha hóa,đời sống có tính loài và đời sống cá nhân cũng xa lạ với nhau.

4 Tha hoá bản chất con người và tha hóa con người với con người: Chính sự tha hóa lao động dẫn đến sự tha hóa bản chất con người và giữa con người vớicon người C.Mác xem đây là nguyên nhân chính làm cho người lao động bị tha hóa, Ôngviết: “tha hóa trong quá trình lao động đã dẫn đến tha hóa ở bình diện rộng hơn – tha hóabản thân con người, tha hóa đời sống có tính loài của con người” Tồn tại tình trạng bấtcông trong một số lĩnh vực xã hội: thành quả nhận được không tương xứng với sản phẩmlao động, những người sống vì xã hội, vì công bằng xã hội không được đền đáp một cáchxứng đáng

 Biểu hiện:- “Chính vì hàng ngày phải va chạm với những hiện tượng ấy, con người (nhất là

thanh niên) phải tự đi tìm cho mình thế giới riêng, những lợi ích riêng, không đồngnhất với lợi ích xã hội Họ sống lo toan về cuộc sống cá nhân, còn xã hội bênngoài như một cái gì đó xa lạ, chứa đựng những yếu tố bất công mà cá nhân conngười bất lực trước những hiện tượng đó Vì thế con người không còn tính tíchcực xã hội, thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, lợi ích xã hội Tính tích cực của conngười như người chủ xã hội thực sự, nhất định sẽ dần dần giảm đi bởi sự tích cựckhông đem lại lợi ích cho họ, và ngược lại sự thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, tự lotoan cho bản thân lại thỏa mãn được lợi ích cá nhân Giữa thế giới cá nhân và thếgiới xã hội không còn thống nhất được nữa”

- Chủ nghĩa quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí dần trở nên phổ biến trong xã hội.Nhiều nguyên tắc rường cột để xây dựng nên một thể chế vững mạnh, đóng vai tròđiều hành xã hội bị biến dạng, khiến sức mạnh của thể chế, tổ chức bị yếu đi.Trong một vài trường hợp, nguyên tắc tập trung dân chủ bị thay thế bởi tập trungquan liêu, hệ quả là các tổ chức, thể chế đó trở thành lực lượng xa lạ, tách rời khỏinhân dân, đứng trên nhân dân

- Nhiều giá trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộcvà bản chất của chế độ XHCN như: lòng nhân ái, thương yêu con người; tính phụcthiện, v.v đang dần phai nhạt Sự “lệch chuẩn” này đã đem lại những hệ quả xấu,

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w