1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quan điểm của triết học mac lê nin về con người và bản chất của con người trình bày quan điểm của đảng ta về sự phát triển con người toàn diện và liên hệ thực tiễn của bản thân

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và bản chất của con người. Trình bày quan điểm của Đảng ta về sự phát triển con người toàn diện và liên hệ thực tiễn của bản thân
Tác giả Nguyễn Thị Trinh Nữ
Người hướng dẫn TS. GVC. Lê Thị Kim Chi
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUChúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi conngười phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng rèn luyện phẩm chấtđạo đức, ý thức lao động tốt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Giảng viên hướng dẫn: TS GVC LÊ THỊ KIM CHI

Họ và tên: NGUYỄN THỊ TRINH NỮ

Số điện thoại: 0764348045

Mã học viên: 202220224 Lớp: K2_CHQT02

TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

“Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Cô TS Lê Thị Kim Chi Trong suốt thời gian học tập vừa qua, em đã được tìm hiểu rất nhiều nội dung các chuyên đề, trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước sau này

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên,

đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của

nó vào tính duy lý trong việc lập luận Nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và bản chất con người Từ đó, trình bày quan điểm của Đảng về phát triển con người toàn diện và liên hệ bản thân về vấn đề này”.

Tuy nhiên, trong đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được

sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cô để tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!”

Nhận xét của giáo viên

TP HCM, ngày … tháng … năm 2023

MỤC LỤC

Trang 3

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người

1 Khái niệm con người và bản chất con người

1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội

1.1.1 Con người là một sinh vật có tính xã hội

1.1.2 Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội

1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình

1.2.1 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

1.2.1.1 Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội

1.2.1.2 Con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử 1.3 Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan điểm trên

2.1 Ý nghĩa lý luận

2.2 Thực tiễn quan điểm về con người và bản chất con người

II Nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

1 Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người

2 Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

III VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM, LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA BẢN THÂN

C KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi conngười phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng rèn luyện phẩm chấtđạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổikhoa học công nghệ hết sức nhanh chóng

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực đượccoi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bềnvững nền kinh tế nước ta Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật,đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng

và quốc tế nói chung Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là độnglực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức vàđạo đức Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo racác giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xãhội Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định: phát triển nhanh và bền vững đấtnước dựa chủ yếu vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người làtrung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước Vì vậy,

“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữagiá trị truyền thống và giá trị hiện đại” là nhiê •m vụ quan trọng hàng đầu

Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng và tính thực tiễn, thời sự của nhân tốcon người, dựa trên những lý luận của Mác - Lênin và sự nghiên cứu thực tế,

nhóm chúng em xin được chọn đề tài: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người và giải phóng con người Ý nghĩa của quan điểm này đối với việc phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay.

Trang 5

B NỘI DUNG

I Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người

1 Khái niệm con người và bản chất con người

1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội

1.1.1 Con người là một sinh vật có tính xã hội

Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên là một động vật

xã hội, mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện là tựnhiên và xã hội “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyếtđịnh việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có củasinh vật” Vì vậy con người phải luôn đấu tranh để sinh tồn, cũng như tồn tại vàphát triển

Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người không thể tách rời hai phươngdiện sinh học và xã hội thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phươngdiện kia

Con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên “Giới tự nhiên… là thân thể vô cơcủa con người… đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với tự nhiên” Conngười là một phần đặc biệt, quan trọng trong giới tự nhiên, biến đối giới tự nhiên vàchính bản thân mình, dựa vào các quy luật của tự nhiên, các quy luật sinh học như ditruyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên

1.1.2 Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất Nhờ có laođộng sản xuất mà về mặt sinh học, con người trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể củalịch sử “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuầntúy là loài vật” Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thànhthực thể xã hội, thành chủ thể có lý tính và có “bản năng xã hội”.Xét về góc độ tồn tại vàphát triển, sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi cácnhân tố xã hội Xã hội biếnđổi thì con người cũng sẽ có sự thay đổi tương ứng Ngượclại, sự thay đổi của cá nhânmỗi người sẽ là tiền đề cho sự phát triển của xã hội Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi cá

Trang 6

và phát triển trong xã hội loại người.

1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình

Việc dựa vào những qaun niệm tiến bộ trong lịch sử và những thành tựu khoa họctiên tiến, chủ nghĩa Mác khẳng định con người là sản phẩm vừa của sự phát triển lâu dàitrong giới tự nhiên, vừa của lịch sử xã hội loài người, vừa của chính bản thân con người.Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác đã khẳng định rằng tiền đề của lý luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử là nhũng con người hiện thực đang hoạt động, lao động sảnxuất và làm ra lịch sử của chính mình, khiến họ trở thành những con người đang tồn tại

Là sản phẩm của lịch sử, và là của bản thân con người, nhưng con người khác với convật, con người là chủ thể của lịch sử và không bị thụ động để lịch sử thay đổi mình

1.2.1 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

1.2.1.1 Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội

Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, mà còn làchủ thể của lịch sử vì thuộc tính của xã hội chính là lao động và sáng tạo Con người vàđộng vật đều có lịch sử của mình, nhưng cả hai sẽ khác nhau Lịch sử của chúng khôngphải do chúng làm ra, mà chúng chỉ tham dự vào một cách bản năng Ngược lại, lịch sửcon người do chính con người tạo ra Trong đó, hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạtđộng lao động sản xuất là hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật,

có ý nghĩa sáng tạo chân chính

Trang 7

là của môi trường trong đó bao gồm môi trường xã hội.

1.3 Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định conngười có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển “Bản chất của con người không phải

là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất củacon người là tổng hòa các quan hệ xã hội” Luận đề trên của Mác khẳng định rằng, không

có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Bản chất củacon người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể, sốngtrong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiệnlịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ranhững giá trị vật chất vàtinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Các quan hệ xã hội tạo nênbản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp đơn giản hoặc là tổng cộngchúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng

Luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiêntrong đời sống con người Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thốngnhất vớimặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mangtính xã hội

Các quan hệ xã hội có nhiều loại, chẳng hạn như: quan hệ quá khứ, quan hệ hiệntại, quan hệ vật chất hoặc tinh thần; quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp; quan hệ tất nhiênhoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế và phi kinh tế… Tất

cả các quan hệ đó không những có vị trí và vai trò quan trọng khác nhau mà còn đều cótác động qua lại và thậm chí không tách rời nhau Các mối quan hệ sẽ góp phần hìnhthành lên bản chất con người Và trong những mối quan hệ xã hội đó, con người mới bộc

Trang 8

lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình

Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muốn, bản chất con ngườicũng sẽ thay đổi theo Quan hệ xã hội tác động đến con người từ khi bắt đầu sinh ra đếnkhi trưởng thành chiếm một vị trí nào đó trong xã hội, để khẳng định được vị trí của mìnhtrong xã hội thì con người không ngừng sáng tạo và khẳng định bản thân mình một cáchlịch sử và không ngừng tái hiện bản thân mình, tự giáo dục bản thân với tư cách conngười

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan điểm trên

2.1 Ý nghĩa lý luận

Một là, trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diệnbản tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việcxem xét con người từ phương diện bản tính xã hội Mặt khác, trong việc xây dựngthái độsống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xãhội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường

Hai là, trong cuộc sống vừa phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo củacon người lại vừa phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực từ hoàn cảnh lịch

sử Vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và pháttriển của xã hội

Ba là, cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ

xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp Cùng vớimục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khảnăng sáng tạo lịch sử của con người Mặt khác, phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mốiquan hệ xã hội – cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội Thựchiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọingười, mọi người vì mỗi người”

2.2 Thực tiễn quan điểm về con người và bản chất con người

Con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi qu ốc gia, dân tộc.Mục tiêu to lớn của sự phát triển là phát triển con người, đảm bảo cho con người phát

Trang 9

huy hết khả năng sáng tạo Đồng thời, sẽ sống một cuộc sống khỏe mạnh, được hưởng đủcác quyền con người, quyền cá nhân và quyền tự do chính trị Đây là quan điểm pháttriển con người phù hợp với tư tưởng của Mác về phát triển con người toàn diện

Dựa vào học thuyết Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đãphát triển sáng tạo trong hành trình xây dựng Việt Nam – một đất nước hòa bình, tựdođộc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh Quan trọng nhất là con người được pháttriển toàn diện Thêm vào đó là việc kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểmcủa Mác về con người và bản chất con người

Những năm trở lại đây, Việt Nam và cả thế giới đang phải đấu tranh chống lại dịchbệnh Covid-19 Dù đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thì Đàng và Nhà nướccùng nhân dân ta vẫn luôn đoàn kết và nổ lực phấn đấu để đạt được những thành tựutolớn, bất chấp dịch bệnh hoành hành Từ đó, vấn đề phát triển con người toàn diện làmột trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 được khẳngđịnhtại Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nềnvăn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sứcmạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” Một trong những nhiệm

vụ trọng tâm được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIIIcủa Đảng “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trịvăn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hộinhập quốc tế” Đây cũng là một bước tiến quan trọng của Đảng khi nhận thức đúng vềyêu cầu tất yếu phải phát triển con người

Và ở nước ta, việc đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển là trọng yếu vàđiều này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và thực hiện Vừa chăm lochodân, vừa phát triển toàn diện dân tộc

II Nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

1 Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người

Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan điểmMác – Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử.Trong thời igan gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm: nhân tố con người, nguồn nhân lực,

Trang 10

nguồn lực con người, phát triển người… Khái niệm nhân tố con người đã được nhiều tácgiả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau Cótác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả đề cập dưới góc độ phân tích tâm lý – xãhội Trong tài liệu triết học – xã hội về nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếpcận khác nhau Tựu trung lại, có hai cách tiếp cận chính:

- Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt,

những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năngtrí lực và thể lực của mỗi người quyết định

- Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc

trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt độngkhác nhau

Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất

là nhân tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người Nhưng sự khác nhau là quanniệm thứ nhất lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được thể

hiện trong hoạt động Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó.

Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là:nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tíchcực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động vớitổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biếnđổi và phát triển xã hội nhất định

Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố “người” với cácyếu tố khác: kinh tế, chính trị, xã hội… trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là đểkhẳng định vai trò của nhân tố “người” đối với các yếu tố đó Tức là không có khái niệmnhân tố con người tách khỏi hoạt động, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, xã hội

Tích cực hoá nhân tố con người là phát hiện, như bộc lộ, hình thành và sử dụngtiềm năng sáng tạo của người lao động và phát huy nhân tố con người chính là chăm lotạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
2. TS Văn Thị Mai và TS Đinh Quang Thành (2018), Tư tưởng Các Mác về con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Tạp chí Tuyên giáo Khác
3. Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 -2006), tr.78-79 Khác
5. Giáo trình Triết học Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, 2021 Khác
6. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994; 1995; 1996; 2000), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
7. Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên, Tìm hiểu luận điểm của C.Mác về bản chất con người và ý nghĩa trong phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay, 5/5/2021 Khác
8. Kim Anh, Quan điểm của Đảng tại Đại hội XIII về phát triển con người Việt Nam, 5/11/2021 Khác
9. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững, nhà xuất bản CIEM trung tâm Thông tin – Tư liệu, 2009 Khác
10. H.Quỳnh, Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện, 24/12/2020 Khác
11. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, 22/03/2021 Khác
12. Thanh Hằng, Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ‘tụt hậu’, 15/07/2021 Khác
13. Thông cáo báo chí về kết quả khảo sát mức sống dân cư 2020, 06/07/2021 Khác
14. Ban Thời Sự, Nhiệm kỳ 2016 - 2020: Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế đặc biệt, nâng cao vị thế đất nước, 13/01/2021 Khác
15. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, 28/10/2021 Khác
16. Thạc sĩ Lê Văn Đào, Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong việc rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, 26/07/2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN