1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn luật hình sự phần chung cụm số 4

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
Tác giả Lê Thanh Qui, Lê Tấn Quốc, Nguyễn Thị Bích Quyên, Nguyễn Ý Quyết, Lê Thị Thúy Quỳnh, Ngô Đinh Thúy Quỳnh, Nguyễn Đinh Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phan Thúy Quỳnh, Lại Phước Sang, Vũ Thái Tài, Nguyễn Thị Ngọc Tâm, Nguyễn Vũ Minh Tâm, Phan Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn Phạm Thị Yến
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Bài tập
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

Cơ sở pháp lý: Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Ngoài việc tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạtchính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰLỚP DS44A3 - MÔN LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN CHUNG)

Giảng viên thảo luận: Phạm Thị YếnNhóm: Chất Việt

CỤM SỐ 4Trưởng nhóm: Nguyễn Ý Quyết SĐT: 0979847658 Email: Hellotoro010101@gmail.com

Trang 3

A - Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?1 Án tích là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự.Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của nhà nước đối với tội phạmbằng cách áp dụng các tác động pháp lý hình sự bất lợi đối với người phạm tội.Những tác động pháp lý đó là các hình thức trách nhiệm hình sự bao gồm việc kết ánvề một tội phạm, phải chịu hình phạt, phải thực hiện một số biện pháp tư pháp vàmang án tích Như vậy, án tích là hình thức của trách nhiệm hình sự

2 Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS.

Nhận định SAI.

Giải thích: Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi không còn những tác động pháplý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội Vì vậy, ngoài chấp hành xong hình phạtthì trách nhiệm hình sự còn chấm dứt khi được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễnhình phạt, có đặc xá hoặc đại xá, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hết thờihiệu thi hành bản án,

3 Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt.Nhận định SAI.

Giải thích: Vì đối tượng tác động của mục đích phòng ngừa riêng của của hìnhphạt là chính “người phạm tội” chứ không phải “người khác” Còn ngăn ngừa ngườikhác phạm tội là mục đích phòng ngừa chung của hình phạt

4 Ngăn ngừa người khác phạm tội là mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt.Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của nhà nước đối với tội phạmbằng cách áp dụng các tác động pháp lý hình sự bất lợi đối với người phạm tội.Những tác động pháp lý đó là các hình thức trách nhiệm hình sự bao gồm kết án về

Trang 4

một tội phạm, phải chịu hình phạt, phải thực hiện một số biện pháp tư pháp và mangán tích Như vậy, hình phạt là hình thức của trách nhiệm hình sự.

5 Người phạm một tội có thể phải chịu nhiều hình thức của TNHS.Nhận định ĐÚNG

Giải thích: Ví dụ một người phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hìnhsự 2015) thì ngoài việc bị áp dụng hình phạt thì còn có thể bị áp dụng các biện pháp tưpháp như buộc phải trả lại tài sản (Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015),…

6 TNHS chỉ áp dụng đối với người phạm tội.Nhận định SAI.

Giải thích: Vì trách nhiệm hình sự còn được áp dụng đối với pháp nhân thươngmại phạm tội (Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015)

7 Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLHS thì cóthể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Người phạm tội làm tiền giả thì bị áp dụng hình phạt tù và có thể cóthêm hai hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 và tịchthu một phần hoặc toàn bộ tài sản (được quy định tại khoản 5) Chứ không có nói đếnhình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

8 Mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều phải khấu trừthu nhập của người bị kết án.

Nhận định SAI

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015

Trang 5

Giải thích: Không phải mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giamgiữ đều phải khấu trừ thu nhập của người bị kết án Vì theo quy định tại khoản 3 Điều36 Bộ luật Hình sự 2015 thì không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án làngười đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

9 Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh theo Điều 41 BLHS chỉ được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Ngoài việc tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạtchính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người kếtán được hưởng án treo thì thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định còn tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù nếu hình phạt chínhlà tù có thời hạn

10 Có thể áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân cho người thực hiệntội phạm khủng bố theo quy định tại Điều 299 BLHS.

Nhận định ĐÚNG

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015.Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấmcư trú từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

11 Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.Nhận định SAI

Cơ sở pháp lý: Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Theo Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015 thì hình phạt quản chế được ápdụng kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù đồng nghĩa với việc áp dụng sau khi

Trang 6

hình phạt chính được áp dụng chứ không tuyên kèm với với tất cả các loại hình phạtchính

12 Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 và khoản 3 điều 47 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” khôngchỉ áp dụng đối với người phạm tội mà còn được áp đụng đối với vật thuộc loạicấm lưu hành như ma túy, vũ khí quân dụng…cũng sẽ bị tịch thu bất kể chúng thuộcsở hữu của ai Ngoài ra, tại khoản 3 còn quy định vật, tiền tài sản của chủ sở hữu hợppháp có thể bị tịch thu sung quỹ Nhà nước nếu họ có lỗi trong việc để cho người phạmtội sử dụng tài sản của mình để thực hiện tội phạm

13 Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong Bộluật Hình sự, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm choxã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt

14 Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắcphục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 của BLHS chỉ được áp dụngkhi chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phụchậu quả.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Mục 1 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP

Trang 7

Giải thích: tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,

khắc phục hậu quả” cũng được áp dụng nếu thuộc một trong các trường hợp được

quy định tại Mục 1 NQ 01/2006

“a Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội vàcha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả dohành vi phạm tội của bị cáo gây ra;…”

15 Không áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” (điểm i khoản1 Điều 52 BLHS) trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý.

Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: Mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTPGiải thích: Tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” chỉ được áp dụngđối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý; không phụ thuộc vào ý thức chủ quancủa bị cáo có nhận biết được hay không nhận biết được

16 Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Mục 5 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP.Giải thích: Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủcác điều kiện sau đây:

“a Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã

bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưahết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

b Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quảcủa việc phạm tội làm nguồn sống chính.”

Trang 8

=> Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” phụthuộc vào mức độ chuyên nghiệp, số lần phạm tội, thời gian hoạt động phạm tội, mứcđộ thu nhập do phạm tội mà có.

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từviệc phạm tội Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tàisản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên) Trongtrường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết địnhkhung hình phạt “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

17 Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tộitừ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm.

Nhận định SAI.

Giải thích: Khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực cho đến nay, chưa có vănbản nào hướng dẫn thay thế Nghị quyết số 01/2006 trong đó có quy định thế nào làphạm tội có tính chất chuyên nghiệp Cụ thể tại tiểu mục 5 Nghị quyết số01/2006/NQ-HĐTP quy định: Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyênnghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bịtruy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả củaviệc phạm tội làm nguồn sống chính

Như vậy, một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 là phải cốý phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm và chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc chưa xóa án tích Nếu đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình

Trang 9

sự hoặc đã được xóa án tích thì không được xem là một trong những điều kiện để ápdụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

18 Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.Nhận định SAI.

Giải thích: Các trường hợp không bị coi là có án tích:Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọngvà người được miễn hình phạt (theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự2015)

Người bị kết án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với mọi trường hợpphạm tội (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015)

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tộiphạm nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý (theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015)

Người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy địnhtại Mục 3 Chương XII Bộ luật hình sự

Như vậy, không phải mội trường hợp đã bị kết án đều có án tích

19 Mọi trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bịcoi là tái phạm.

Nhận định SAI.Giải thích: Căn cứ vào khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015: “Tái phạm làtrường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tộirất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”

Như vậy, phải thỏa mãn thêm điều kiện lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rấtnghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì mới được xem là tái phạm

Trang 10

20 Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.Nhận đinh SAI.

Giải thích: căn cứ vào khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015.+ Điều kiện tiên quyết để xem xét có là tái phạm hay không đó là người phạmtội phải đang còn án tích, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tộimới

+ Việc đang chấp hành bản án cũng được xem là trong thời hạn người phạm tộiđang còn có án tích Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ đối với người chưa thành niêntheo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015

Như vậy, nếu đang chấp hành bản án những tội phạm thuộc một trong nhữngtrường hợp ngoại lệ vừa nêu trên mà lại phạm tội mới thì sẽ không được xem là táiphạm

21 Mọi trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tòa ánđược áp dụng Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt.

Nhận định SAI.

Giải thích: Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015: “Tòa án có thểquyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụngnhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội cóít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”

Như vậy, trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựnhưng không thỏa mãn điều kiện có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51Bộ luật Hình sự 2015 thì Tòa án không được áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015khi quyết định hình phạt

22 Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phảichấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.

Trang 11

Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị kết án về nhiều hành viphạm tội đã gây ra Đây là trường hợp đặc biệt, căn bản do người bị kết án vi phạmnhiều hành vi khác nhau Nếu xét xử, có hai trường hợp xảy ra Hoặc là bị kết án vềmột tội trước khi có bản án đang chấp hành, hoặc là một tội sau khi có bản án đangchấp hành Theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 55 và Điều 56 Bộ luật Hình sự2015, khi bị cáo phạm nhiều tội hoặc tổng hợp hình phạt tù có thời hạn của nhiều bảnán thì mức phạt tù được tuyên trong bản án là không được vượt quá 30 năm Tuynhiên, ví dụ A phạm tội bị tuyên 20 năm tù, khi đang thi hành án được 3 năm thì phạmtội mới và bị tuyên 15 năm tù Khi đó sau khi tổng hình phạt và trừ thời gian đã chấphành của A, còn lại 32 năm tù Tòa án chỉ tuyên tối đa là 30 năm tù trên bản án, nhưngthực tế A đã chấp hành hình phạt hơn 30 năm

23 Trong luật hình sự Việt Nam, phương pháp thu hút hình phạt được sử dụngđể tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với hình phạt cải tạo không giam giữ.Nhận định SAI.

Giải thích: Vì phương pháp thu hút nghĩa là thu hút vào hình phạt nặng nhấttrong các hình phạt đã tuyên, chỉ được áp dụng khi có một tội bị quyết định án chungthân hoặc tử hình Trong trường hợp trên, người phạm tội không được tổng các hìnhphạt tù có thời hạn với hình phạt cải tạo không giam giữ Mà hình phạt cao nhất ngườinày phải chịu là chung thân hoặc tử hình Tổng hợp hình phạt tù có thời hạn và phạtcải tạo không giam giữ là bản chất của phương pháp cộng hình phạt

24 Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết ngườichưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.

Nhận định SAI.

Giải thích: Vì tội giết người chưa đạt thì mức phạt tù không quá ba phần tưmức phạt tù mà điều luật quy định Cụ thể tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015

Trang 12

thì phạt tù từ 7 năm đến 15 năm suy ra ba phần tư của khung phạt này trong khoảng từ5 năm đến 11 năm Vì vậy không thể quyết định mức phạt 12 năm cho người phạm tộigiết người chưa đạt.

25 Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với trường hợp phạm tội chưa đạtlà 20 năm tù.

Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 57 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Vì trong trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụngcó quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tùkhông quá 20 năm, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mứcphạt tù mà điều luật quy định

26 Nếu trong thời hạn luật định, người phạm tội cố tình trốn tránh thì thời giantrốn tránh không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: vì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 thì nếungười phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kểtừ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ

27 Thời hiệu thi hành bản án theo Điều 60 BLHS là thời hiệu thi hành đối vớiquyết định về hình phạt và các quyết định khác của bản án hình sự.

Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Thời hiệu

thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đóngười bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đãtuyên” Thời hiệu thi hành bản án ở đây được hiểu là thời hiệu thi hành bản án hình sự

về quyết định hình phạt

Trang 13

28 Trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt tùthì thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực phápluật.

Nhận định SAI.

Giải thích: Vì thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù không được tính vào thờihiệu thi hành bản án hình sự; kể cả trường hợp thời hạn hoãn thi hành án dài hơn thờihiệu thi hành bản án hình sự

29 Người được miễn trách nhiệm hình sự thì không có án tích.

Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Vì miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phảichịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người đó đã thực hiện Miễn trách nhiệmhình sự bao gồm miễn áp dụng tất cả các hình thức cưỡng chế thuộc nội dung tráchnhiệm hình sự, cụ thể là miễn hình phạt và án tích Vì vậy người được miễn tráchnhiệm hình sự thì không có án tích

30 Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về Tòa án.

Nhận định SAI.

Giải thích: Vì thẩm quyền áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự do cáccơ quan tư pháp áp dụng trong quá trình giải quyết trách nhiệm hình sự của ngườiphạm tội

31 Đặc xá là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.

Nhận định SAI.

Giải thích: Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 thì đặcxá chỉ là việc được miễn chấp hành hình phạt, giảm hay miễn thời gian đáng ra phảithi hành án phạt tù cho một đối tượng nào đó là bị cáo hay phạm nhân chứ không phảimiễn trách nhiệm hình sự

32 Đặc xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thờihạn.

Nhận định SAI.

Trang 14

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật đặc xá 2018: “Quyết định đặc xá là văn bản của

Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thờihạn, tù chung thân” Như vậy, đặc xá không chỉ áp dụng cho người bị kết án phạt tù

có thời hạn mà còn áp dụng cho người bị kết án phạt tù chung thân

33 Người được đặc xá thì không có án tích.Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015: “Người bị kết án đương nhiên

được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thửthách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định kháccủa bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giamgiữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tửhình nhưng đã được giảm án”

Như vậy, sau khi đặc xá mà người bị kết án vẫn chưa thực hiện xong hình phạtbổ sung hoặc các quyết định khác của bản án, phạm tội mới thuộc một trong các hànhvi phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều này thì không được xóa án tích dù đãđược đặc xá

34 Đại xá có thể được áp dụng cho người đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưabị kết án.

Nhận định ĐÚNG.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015: “Khi tiến hành điều tra,

truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội

Trang 15

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều này quy định:“Khi có Quyết định đại xá người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự” Như vậy,

đại xá có thể được áp dụng kể cả khi người phạm tội chưa bị kết án

35 Đại xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người đang chấp hành hình phạt Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015: “Người bị kết án được miễn

chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá” Tuy nhiên, đại xá còn được áp

dụng với người phạm tội trong nhiều trường hợp khác như người phạm tội mà tronggiai đoạn truy tố, xét xử vẫn có thể được đại xá, cụ thể được quy định tại khoản 1Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 Như vậy, đại xá không chỉ được áp dụng cho ngườiđang chấp hành hình phạt mà còn áp dụng cho nhiều trường hợp khác

36 Thẩm quyền miễn hình phạt chỉ thuộc về Tòa án.Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Miễn chấp hành

hình phạt” thì “Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc

đại xá” Vì Quyết định đại xá thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định tại khoản

11 Điều 70 Hiến pháp 2013, Quyết định đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nướctheo khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 Như vậy, ngoài Tòa án thì thẩm quyền miễnhình phạt còn có Quốc hội và Chủ tịch nước

37 Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Bởi lẽ trong chấp hành bản án có cả chấp hành án treo Theo quyđịnh tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì Án treo là một biện pháp miễn chấp hànhhình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 3 năm,xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy không cần phải bắt chấp hành hình

Trang 16

phạt tù Án treo là một biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng không phải là hình phạt.Chính vì vậy không thể nói chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.

38 Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 thángtuổi đều được hoãn chấp hành hình phạt tù.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Hoãn chấp hành hình phạt tù là cho phép người bị kết án phạt tùkhông phải chấp hành ngay hình phạt tù đã tuyên mà được lùi thời gian chấp hành lạivì lý do luật định Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy

định: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến

khi con đủ 36 tháng tuổi” Chính vì vậy nhận định trên là sai.

39 Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý : Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015; Điều 1 Nghị quyết số02/2018/NĐ-HĐTP

Giải thích: Bởi lẽ căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NĐ-HĐTP thì

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”, có thể thấy án treo

áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thâncủa người bị kết án và những tình tiết giảm nhẹ, Tòa án sẽ xét cho người bị kết ánkhông phải chấp hành hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách người đó khôngphạm tội mới Như vậy, Tòa án sẽ vẫn quyết định thời gian phạt tù đúng với tính chấtvà mức độ phạm tội, tuyên người phạm tội bị phạt bao nhiêu năm tù nhưng cho hưởngán treo nên không thể xem án treo là hình phạt nhẹ Vì vậy, án treo là biện pháp cưỡngchế hình sự nhưng án treo không là hình phạt Án treo là biện pháp miễn chấp hànhhình phạt tù có điều kiện nên án treo không phải là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù cóthời hạn

Trang 17

40 Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý : Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Bởi lẽ theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì Án treo làmột biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với ngườibị xử phạt tù không quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy khôngcần phải bắt chấp hành hình phạt tù Án treo là một biện pháp cưỡng chế hình sựnhưng không phải là hình phạt Sau khi thực hiện thời gian thử thách mà không viphạm thì sẽ được miễn chấp hành hình phạt tù

41 Điều kiện thử thách của án treo chỉ là người bị kết án không phạm tội mớitrong thời gian thử thách.

Nhận định SAI.

Giải thích: Bởi lẽ điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt của người đượchưởng án treo là người đó không cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thihành án hình sự từ 2 lần trở lên và không phạm tội mới trong thời gian thử thách vớibất kỳ loại tội phạm nào và hình thức lỗi nào Tức có nghĩa là điều kiện thử thách củaán treo là người đó không cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành ánhình sự từ 2 lần trở lên và không được phạm tội mới trong thời gian thực hiện thửthách

42 Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩavụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự hai lần trở lên thì Toà án quyếtđịnh buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng ántreo.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý : khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015

Trang 18

Giải thích: Bởi lẽ theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thìtrong thời gian thực hiện thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩavụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyếtđịnh buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo Tứccó nghĩa việc Tòa án ra quyết định hay không là không bắt buộc trong mọi trườnghơp Tòa án có thể ra quyết định hoặc không.

43 Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 65, khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Án treo được áp dụng khi xử phạt tù không quá 3 năm, trong khi đóchỉ có phạm tội ít nghiêm trọng là thuộc trường hợp phạt tù dưới 3 năm Như vậy ántreo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng

44 Toà án có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treohình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này

45 Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lựcpháp luật.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Nghị Quyết 02/HĐTP ngày 15/05/2018.Giải thích: Thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án hoặc ngày giám đốcthẩm có hiệu lực, các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 5 Nghị Quyết02/HĐTP ngày 15/05/2018

Trang 19

46 Thời gian thử thách của án treo tối thiểu phải bằng mức hình phạt tù mà Toàán tuyên đối với người được hưởng án treo.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị Quyết 02/HĐTP ngày 15/05/2018.Giải thích: Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thờigian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm vàkhông được quá 05 năm

47 Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử vềmột tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Trường hợp trong thời gian thử thách, người được hưởng án treothực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạtcủa bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của Điều 65của Bộ luật này

48 Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích khi chấp hành xong bản án.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Trong đó, thì người bị kết án đương nhiên được xoá án tích chấphành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, đã chấp hành xonghình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạmtội mới trong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật này Ngoài ra, tạikhoản 3 còn quy định người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hếtthời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thờihạn quy định tại khoản 2 Điều này Vì vậy, ngoài điều kiện chấp hành xong bản án,

Trang 20

người bị kết án đương nhiên được xoá án tich còn phải thực hiện đúng các điều kiệnkhác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.

49 Mọi người bị kết án đều có án tích.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý : khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015

Giải thích: Theo đó, tại khoản 2 quy định: “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội

phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bịcoi là có án tích”, và tại khoản 1 quy định về độ tuổi bị kết án nhưng được coi là

không có án tích là dưới 18 tuổi và phải thuộc trong các trường hợp được quy định tạikhoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015

50 Người được hưởng án treo đương nhiên được xóa án tích khi hết thời gianthử thách của án án treo.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Theo đó, người được hưởng án treo đương nhiên được xoá án tíchkhi hết thời gian thử thách của án treo và phải người đó đã chấp hành xong hình phạtbổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mớitrong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 Cho nên nếungười người được hưởng án treo sau khi hết thời gian thử thách của án treo mà thựchiện hành vi phạm tội mới trong thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 Luậtnày thì không được xoá án tích

51 Trong những trường hợp có án tích, thời điểm bắt đầu có án tích là khi bảnán có hiệu lực pháp luật.

Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: Điều 31 Hiến pháp 2013, Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015

Trang 21

Giải thích: Theo quy định tại Điều 31 Hiếp pháp 2013: “Người bị buộc tội

được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và cóbản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Ở đây chúng ta có thể hiểu

“Người có tội” như “Người đã bị kết án” với cách hiểu này thì “Đã bị kết án” phải làbản án có hiệu lực pháp luật Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy trong các điềuluật thì đi liền sau cụm từ “Đã bị kết án” là cụm từ “Chưa được xóa án tích” Như vậy

“Đã bị kết án ” bản thân nó phải là một “án tích” Theo quy định tại Điều 69 Bộ luậtHình sự 2015 về xóa án tích thì “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án” Dođó “Đã bị kết án” phải được hiểu là bản án đó phải có hiệu lực pháp luật Cho nên, khi

“Đã bị kết án” đồng nghĩa với việc thời điểm bắt đầu có án tích và bản án bắt đầu có

53 Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp chỉ được áp dụng đối vớingười đã bị kết án phạt tù có thời hạn.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: điểm đ khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: người đã bị kết án phạt tù chung thân đã chấp hành ít nhất là 15 nămvà đã được giảm xuống tù có thời hạn thì Tóa án có thể quyết định tha tù trước thờihạn có điều kiện

Trang 22

54 Trong mọi trường hợp, để có thể được áp dụng biện pháp tha tù trước thờihạn có điều kiện thì người đang chấp hành án phạt tù phải đã được giảm thờihạn chấp hành hình phạt tù.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 2 NQ 01/2018/NQ-HĐTP.Giải thích: Đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù chỉ là điều kiện để thatù trước thời hạn có điều kiện của người đang chấp hành án phạt tù về tội phạmnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Còn đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và người dưới 18tuổi đang chấp hành án phạt tù thì không có điều kiền này

55 Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn có điều kiệnbị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thì Toà án buộc họ phải chấp hành phầnhình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Nếu bị đưa ra xét xử về một tội phạm mới trong thời gian thử tháchnày Tòa án quyết định hình phạt của bản án mới và tổng hợp với hình phạt tù chưachấp hành của bản án trước Còn nếu bị đưa ra xét xử về một tội phạm trước khi cóbản án này thì Tòa án quyết định hình phạt với tội đang bị xét sau đó quyết định hìnhphạt chung rồi trừ đi thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước

56 Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn bị xử phạt viphạm hành chính hai lần trở lên thì Toà án buộc họ phải chấp hành phần hìnhphạt tù còn lại chưa chấp hành.

Nhận định ĐÚNG.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015

Trang 23

Giải thích: Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bị xử phạt vi phạmhành chính 2 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết địnhtha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phầnhình phạt tù còn lại chưa chấp hành

57 Thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiệnbằng hai lần mức thời gian còn lại của phần hình phạt tù chưa chấp hành.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của phần hình phạt tùchưa chấp hành

58 Án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì không được tính để xácđịnh tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Nhận định SAI

Giải thích: Theo khoản 7 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Án đã tuyên

đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc táiphạm nguy hiểm” Vì thế, nhận định sai ở chỗ “người dưới 18 tuổi”.

59 Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội.

Nhận định SAI.

Giải thích: Theo khoản 7 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Án đã tuyên

đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc táiphạm nguy hiểm.” Vậy, nếu người 17 tuổi lại tái phạm khi chưa được xóa án tích mà

lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý thì trong trường hợp này tái phạm nguy hiểmvẫn được áp dụng

Trang 24

60 Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổiphạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.

Nhận định SAI.

Giải thích: Vì các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sựtheo quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015

61 Để áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạmtội thì phải được sự đồng ý của người phạm tội hoặc người đại diện hợp phápcủa họ.

Nhận định ĐÚNG.

Giải thích: Điều 92 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện phápkhiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn,nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý vớiviệc áp dụng một trong các biện pháp này”.

62 Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên,nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

Nhận định SAI.

Giải thích: Theo Điều 99 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Phạt tiền được áp

dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó cóthu nhập hoặc có tài sản riêng” Vì thế, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối

với người từ đủ 14 tuổi trở lên là sai

63 Người dưới 18 tuổi đã bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trongthời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính thì đương nhiênđược xoá án tích.

Nhận định SAI.

Trang 25

Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015.Theo điểm d khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạtchính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án,người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn là 03 năm khi trườnghợp bị phạt tù trên 15 năm.

64 Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thìpháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Đối với người đứng đầu pháp nhân thì tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý Nếunhững người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùngchịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tộiphạm Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc

Trang 26

thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với phápnhân.

65 Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự tất cả các tội phạm.Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015.Giải thích: Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 thì pháp nhân thương mại chỉphải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189,190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226,227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luậtnày chứ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm

66 Cá nhân thực hiện phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích củapháp nhân thương mại và theo sự chỉ đạo của pháp nhân thương mại thì khôngphải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngày đăng: 19/09/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w