Bài phân tích này sẽ tìm hiểu các điểm cụ thể trong Bộ Luật Hồng Đức, bằng cáchxem xét các vấn đề liên quan đến phương pháp làm luật, hình thức và nội dung bộ luậtcùng các chế định bên t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHỨNG MINH TÍNH DÂN TỘC TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
LỚP 119-QTL45(A)NHÓM 4
Danh sách thành viên
1 Phạm Lê Phương Anh 20534010200152 Thái Khải Điệp 20534010200303 Nguyễn Thị Thu Hà 20534010200464 Trịnh Thị Hồng 20534010200665 Trần Thị Quế Hương 20534010200736 Lê Thị Trà My 20534010201167 Nguyễn Thị Trà My 20534010201208 Ngô Thị Thiên Nga 20534010201289 Huỳnh Thị Kim Ngân 205340102013010 Huỳnh Thị Kim Ngân 2053401020131
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
1 Đặt vấn đề 2
2 Hoàn cảnh ra đời của Bộ Luật Hồng Đức 2
3 Khái quát những nội dung cơ bản của Bộ Luật Hồng Đức 3
4 Khái niệm tính dân tộc 5
5 Tính dân tộc thể hiện qua phương pháp làm luật, hình thức bộ luật và nội dung bộ luật55.1.Về phương pháp làm luật 5
5.2.Về hình thức bộ luật 6
5.3.Về nội dung bộ luật 6
6.Tính dân tộc của bộ luật thể hiện thông qua các chế định pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân - gia đình 7
6.1.Về pháp luật hình sự 7
6.2.Về pháp luật dân sự 9
6.3.Về pháp luật hôn nhân - gia đình 12
7.Nhận xét về tính dân tộc trong Bộ Luật Hồng Đức 14
8.Kế thừa những giá trị của Bộ Luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay 14
8.1.Những chế định mà pháp luật hiện nay đã kế thừa từ Bộ Luật Hồng Đức 14
8.2.Những giá trị của Bộ Luật Hồng Đức cần tiếp tục được nghiên cứu, tham khảo và kế thừa trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay 16
9.Kết luận 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4CHỨNG MINH TÍNH DÂN TỘC TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC1 Đặt vấn đề
Trong suốt bề dày lịch sử, gắn với sự phát triển của mỗi quốc gia, hệ thống luật lệluôn luôn giữ một vai trò quan trọng, những luật lệ này không thể tách rời với sự pháttriển của các quốc gia và quốc gia nào cũng cần đến luật lệ đó để có thể duy trì cũng nhưbảo vệ sự tồn tại của chính mình Bộ Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật quantrọng, có ý nghĩa sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển của Việt Nam, không chỉ đánh dấumột giai đoạn lịch sử hào hùng mà còn là một trong những tài liệu pháp lý mang đậm tínhbiểu tượng của dân tộc Việt Nam Bài thuyết trình này của nhóm sẽ tập trung vào việcphân tích và chứng minh tính dân tộc trong các quy định của Bộ Luật Hồng Đức
Bộ Luật Hồng Đức hay còn có tên gọi khác là Lê Triều Hình Luật được ra đời vàokhoảng thế kỷ XV, trong một bối cảnh đặc biệt của lịch sử Việt Nam Những khó khăncủa thời kỳ này có thể kể đến bao gồm việc Nhà Lê phải giải quyết các tình trạng bất ổnnhư nguy cơ nhà Minh tái xâm lược, mâu thuẫn giữa nhà Lê với các thế lực phong kiếnđịa phương lẫn mâu thuẫn chính giữa nội bộ vương triều của mình Việc mong muốn xâydựng một xã hội hòa bình và thịnh trị, đã đặt ra nhiều thách thức cho nhà lãnh đạo triềuLê ngày ấy Tuy nhiên, có lẽ việc ở trong một hoàn cảnh và thời kỳ đặc biệt như vậy màbộ luật này đã góp phần xây dựng một nền pháp luật đồng điệu với tình trạng đất nước vàtâm hồn người dân ta thời bấy giờ Trong suốt quá trình phát triển và sửa đổi, Bộ LuậtHồng Đức không chỉ quy định các quy tắc về pháp lý mà còn thể hiện ý thức về tính dântộc thông qua việc bảo vệ và khuyến khích các giá trị truyền thống của Việt Nam
Pháp luật nhà Lê đã thể hiện sự khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam và tinhthần mong muốn xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị Đặc biệt, việc xây dựng bộ luậtnày được dựa trên mô hình quân chủ tập quyền, lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm nòng cốt,thể hiện một sự kết hợp giữa pháp luật và sự tôn trọng truyền thống văn hóa dân tộc phalẫn các yếu tố tôn giáo
Bài phân tích này sẽ tìm hiểu các điểm cụ thể trong Bộ Luật Hồng Đức, bằng cáchxem xét các vấn đề liên quan đến phương pháp làm luật, hình thức và nội dung bộ luậtcùng các chế định bên trong, nhóm sẽ đưa ra những nội dung để chứng minh cách màtính dân tộc được bộc lộ rõ nét thông qua các quy định của Bộ Luật này
2 Hoàn cảnh ra đời của Bộ Luật Hồng Đức
Theo nghiên cứu, sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền dưới thời Lêsơ đã đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hộicó lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phongkiến Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy,nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam
Có nhiều quan điểm cho rằng bộ luật này không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra,cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470 -1497), mà là
Trang 5tài sản của một thời kì phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam,trong cả thời Lê sơ Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã sang định các luật lệ củanhững triều trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy.
Bộ Luật Hồng Đức, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ vàcủa các triều đại sau cho đến thế kỉ XVIII Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng(1533 -1789) sau này vẫn lấy Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổsung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời màthôi
3 Khái quát những nội dung cơ bản của Bộ Luật Hồng Đức
Bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử nhà nướcphong kiến Việt Nam Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, mang tính nhân văn sâusắc cùng kỹ thuật lập pháp hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểmtiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại
Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữtại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội) Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên làQuốc triều hình luật Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hìnhluật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật (nhà Hậu Lê) vàchép vào thời gian sau này
Trong đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoànchỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất Bộ luật trong sách này gồm 6 quyểncó tất cả 16 chương, 722 được phân chia như sau:
Chương Danh lệ: Quy định những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nộidung khác, chương có 49 điều
Chương Cấm vệ: có 47 điều, quy định về bảo vệ cung cấm, kinh thành và cáctội về cấm vệ
Chương Vi chế: có 144 điều, quy định các hình phạt khi quan lại có hành vi saitrái, các tội về chức vụ
Chương Quân chính: 43 điều, quy định về sự trừng phạt dành cho các tướng, sĩkhi có hành vi sai trái, các tội quân sự
Chương Hộ hôn: 58 điều, quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình vàcác tội phạm các lĩnh vực này
Chương Điền sản: 59 điều, quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hoả và cáctội phạm liên quan
Chương Tăng bổ luật hương hỏa: gồm chương 4 và 5: sửa đổi bổ sung một sốnội dung của Chương 2 và Chương 3 về thừa kế và hương hỏa đối với di sản là ruộng đất
Chương Thông gian: có 10 điều, quy định về tội phạm tình dục. Chương Đạo tặc: 54 điều, quy định về tội trộm cướp, giết người và một số tộichính trị
Chương Đấu tụng: 50 điều, quy định gồm các tội đánh nhau, tội vu cáo, lăngmạ,…
Chương Trá nguỵ: 38 điều, quy định tội giả mạo, lừa dối
Trang 6 Chương Tạp luật: 92 điều, quy định các tội không thuộc những chương trên. Chương Bộ vong: 13 điều, quy định về bắt tội phạm chạy trốn và các tội liênquan.
Chương Đoán ngục: 65 điều, quy định về xử án, giam giữ can phạm và các tộiphạm trong lĩnh vực này
Nếu phân chia theo quyển thì được phân chia như sau: Quyển 1: gồm chương Danh lệ và Cấm vệ Quyển 2: gồm chương Vi chế và Quân chính Quyển 3: gồm chương Hộ hôn, Điền sản, cuối chương tăng điền sản, tăng bổthêm về luật hương hỏa, tăng bổ tham chức hiệu đính hương hỏa
Quyển 4: gồm chương Đạo tặc và Đấu tụng Quyển 5: gồm chương Trá nguy và Tạp luật Quyển 6: gồm chương Bộ vong và Đoán ngụcCác quyển được in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thànhmột cuốn Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đạiin ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất,được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ Hán là Quốc triều hình luật bằng bút lông Nộidung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí củaLịch triều hiến chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số722 điều
Bộ luật Hồng Đức có mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại như:
Các quy định về luật Dân sự trong Bộ luật Hồng Đức
Các quan hệ được đề cập nhiều nhất là quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừakế
Quan hệ sở hữu: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân Quyền sở hữu của nhànước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi viphạm chế độ sử dụng ruộng đất công Quyền sở hữu tư nhân được quy định rõ ràng
Quan hệ hợp đồng: Bộ luật điều chỉnh 03 loại hợp đồng về ruộng đất gồm:Mua bán, cầm cố và thuê mướn ruộng đất Các hợp đồng phải lập thành văn tự có 02 bêntham gia hợp đồng và sự chứng thực của người có thẩm quyền
Về thừa kế: Các quan điểm thừa kế khá phù hợp với hiện đại như thời điểmphát sinh quyền thừa kế, quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế không theo di chúc,người con gái và người con trai có quyền thừa kế ngang bằng nhau, phân định nguồn gốctài sản chung riêng của vợ chồng
Các quy định về luật Hình sự trong Bộ luật Hồng Đức
Hình luật trong bộ luật Hồng Đức là nội dung quan trọng, có tính chất chủ đạovới các nguyên tắc chủ yếu như vô luật bất hình, chiếu cố, chuộc tội bằng tiền, tráchnhiệm hình sự, miễn giảm trách nhiệm hình sự, thưởng người tố giác tội phạm và phạtngười che giấu tội phạm
Tội phạm được phân loại theo hình phạt, theo sự vô ý hay cố ý, theo mục đíchvà hành vi phạm tội, đồng phạm
Trang 7 Các nhóm tội cũng được phân chia thành thập ác và các nhóm tội phạm khác.Trong đó nhóm Thập ác gồm các tội liên quan đến vương quyền, liên quan đến hôn nhângia đình và các tội về tiêu chí đạo đức.
Có thể nói rằng Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nướcvà ngoài nước đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong bối cảnh lịch sử phong kiếnViệt Nam Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhànhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp" Đây là Bộ luật không những mang tínhdân tộc mà còn mang tính nhân đạo và nhân dân sâu sắc bao gồm nhiều thuộc nhiều lĩnhvực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hônnhân-gia đình, luật hành chính… Trong phạm vi bài phân tích này, nhóm sẽ phân tích cụthể những quy định có thể thể hiện được rõ nét được tính dân tộc của Bộ luật Hồng Đức
4 Khái niệm tính dân tộc
Tính dân tộc là một đặc điểm quan trọng về mặt xã hội Mỗi quốc gia có lối sống,thế giới quan và hệ thống giá trị riêng, được định hình bởi truyền thống văn hóa, phongtục, tâm lý và ngôn ngữ Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật củacộng đồng con người có chung một lãnh thổ, ngôn ngữ, cách làm việc và quy tắc chính trịtrong một lịch sử lâu dài Tính cách dân tộc là “những đặc điểm lặp đi lặp lại tạo nên hìnhảnh tinh thần của một quốc gia”
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền vănhóa Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết, cùng chung vận mệnh lịch sử,từ lâu đời đã sớm có ý thức gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặcngoại xâm, xây dựng đất nước Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên mộtquốc gia dân tộc bền vững và thống nhất
Vua Lê Thánh Tông đã đặc biệt chú trọng đảm bảo chính sách dân tộc trên lãnh thổĐại Việt lúc bấy giờ Minh chứng là bộ Quốc triều hình luật do ông ban hành đã phản ánhđược ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cả dân tộc; là công cụ pháp lý quan trọng để thựcthi tinh thần đại đoàn kết dân tộc; đảm bảo quốc gia Đại Việt phát triển hưng thịnh trênnhiều lĩnh vực
5 Tính dân tộc thể hiện qua phương pháp làm luật, hình thức bộ luật và nội dung bộ luật
5.1.Về phương pháp làm luật
Bộ luật Hồng Đức là sự kế thừa thành tựu lập pháp của các triều vua Lê trước đó vàtrên cơ sở quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh cần có sự điều chỉnh của pháp luật màLê Thánh Tông đã ban hành một số điều luật bổ sung Chương Điền Sản gồm 32 điều cónội dung điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất đượcban hành dưới triều Vua Lê Thái Tổ Chương điền sản mới tăng thêm gồm 14 điều, điềuchỉnh các quan hệ phát sinh từ chế độ tư hữu ruộng đất được ban hành dưới triều Vua LêNhân Tông Chương Tăng luật hương hỏa gồm 9 điều được Lê Thánh Tông bổ sung điều
Trang 8chỉnh quan hệ thừa kế ruộng hương hỏa Như vậy, bộ luật đã thể hiện rõ nét sự phát triểnkinh tế - xã hội nội tại của chế độ phong kiến Việt Nam.
5.2.Về hình thức bộ luật
Mặc dù về cơ cấu bộ luật về thuật ngữ, khái niệm pháp lý, các nhà làm Luật HồngĐức có kế thừa thành tựu lập pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhưng vẫnthoát ly được về hình thức so với bộ luật phong kiến Trung Quốc điển hình Các nhà làmluật Hồng Đức đã sắp xếp những chương điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có tínhchất gần giống nhau hoặc liên quan đến nhau trong một chương Bộ luật Hồng Đức đượcchia thành ba phần: (1) bản phụ lục về biểu đồ tang chế, (2) quy định về đồ hình cụ; (3)nội dung của bộ luật Các phần này được thiết kế trong 16 chương thuộc sáu quyển Mỗichương có đối tượng điều chỉnh khác nhau và khách thể pháp luật bảo vệ cũng khácnhau Nhìn chung, BLHĐ mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều loại quy phạm pháp luậtkhác nhau từ hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân gia đình và kể cả luật tố tụng 1
5.3.Về nội dung bộ luật
Tính dân tộc trong Bộ Luật Hồng Đức được thể hiện qua bước phát triển kinh điển,chứng minh trình độ văn minh, văn hóa pháp lý của dân tộc Việt trong quá khứ Trong bộluật Hồng Đức có sự ảnh hưởng từ các nguyên tắc và hình thức pháp luật Trung Hoa, đặcbiệt là hệ thống pháp luật của triều đại Minh
Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lịch sử lâu đời và sự trao đổi văn hóa vàphương pháp quản lý đã làm cho hệ thống pháp luật Trung Quốc ảnh hưởng đối với phápluật Việt Nam Tuy nhiên Bộ Luật Hồng Đức có nhiều điểm riêng biệt và điều chỉnh đểphản ánh các điều kiện và giá trị cụ thể của xã hội và triều đại Hậu Lê Tóm lại, bộ luậtHồng Đức là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo các những thành tựu pháp luật của các triềuđại trước đó, kết hợp những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Quốc để xây dựnglên một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, cách sống, truyền thống văn hóa và phong tục tậpquán của nhân dân ta
Phong tục tập quán và văn hóa xã hội của một dân tộc ảnh hưởng đáng kể đến việchình thành và áp dụng pháp luật Và trong bộ Luật Hồng Đức thì đây là nguồn quantrọng, các phong tục tập quán thời kỳ đó có ảnh hưởng lớn đến nội dung của các quyphạm pháp luật Rất nhiều các phong tục tập quán được thừa nhận trong các quan hệchính trị - xã hội hay trong đời sống dân sự và do đó, cũng có những phong tục tập quánđược pháp điển hóa và ghi nhận trong các văn bản pháp luật Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ,tiếp thu những chuẩn mực đạo đức xã hội, những phong tục tập quán của dân tộc ta Ta cóthể thấy thông qua các quy phạm pháp luật quy định về các nghi lễ và tôn thờ các vị tổtiên, vị thần và nguyên tắc đạo đức Bộ luật Hồng Đức còn có quy định về việc thúc đẩygiáo dục và sự học hỏi, một giá trị quan trọng trong văn hóa Việt Nam Các nhà làm luậttriều Lê đã tiếp thu các giá trị văn hóa của dân tộc thông qua các phong tục tập quán vốn1 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam,
Trang 9có từ lâu đời và vẫn đang tồn tại phổ biến trong cuộc sống của quần chúng nhân dân lúcbấy giờ Và chính vì vậy cho nên việc áp dụng những phong tục tập quán đã làm cho cácđiều khoản của bộ luật phù hợp, sát với thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng, khả năng thực thicao.
Trong thời vua Lê Thánh Tông trị vì, Nho giáo được nâng lên vị thế độc tôn, là côngcụ tư tưởng vững chắc để cai trị xã hội Sự ảnh hưởng Nho Giáo mạnh mẽ đến văn hóa vàphong tục Việt Nam trong suốt một phần lớn lịch sử, và điều này đã phản ánh trong nhiềukhía cạnh của xã hội và pháp luật Việt Nam Quốc triều hình luật đã vận dụng các tưtưởng Nho giáo nhưng có sự biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta Hơn nữa, trongthời kỳ đó thì tinh thần thương dân, vị tha, nhân từ của vua Lê Thánh Tông là yếu tố chiphối mạnh đến các quy định của bộ Luật
6.Tính dân tộc của bộ luật thể hiện thông qua các chế định pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân - gia đình
6.1.Về pháp luật hình sự
Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu lập pháp đặc biệt, khẳng định được giá trị và vịthế riêng trong lịch sử lập pháp thời kỳ phong kiến không chỉ của Việt Nam mà còn cógiá trị đối với sự phát triển văn minh nhân loại Tính dân tộc của BLHĐ đã được thểhiện rất rõ nét qua các điều luật như sau:
Thứ nhất, về các tội liên quan đến vương quyền như tội: mưu phản, mưu đại nghịch
được quy định tại Điều 2 và Điều 411
“Điều 2:1 Mưu phản: là mưu mô làm nguy đến xã tắc… ”“Điều 411: Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêuđầu; kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém; vợ con điền sản đều bịtịch thu làm của công; thưởng cho người cáo giác trước năm tư, và một phần ba số điềnsản tịch thu Quan sở tại không biết phát giác và truy bắt, thì phải tội tùy theo việc nặngnhẹ Cố tình dung túng hay giấu diếm, thì xử như kẻ phạm tội.”
Mưu phản là hành vi làm xâm phạm đến sự tồn vong của quốc gia, của triều đại cầmquyền Tuy xuất phát từ việc muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nhưng quy địnhnày của BLHĐ cũng được định hình trên cơ sở truyền thống yêu nước của dân tộc ta.Mỗi người Việt bấy giờ phải tự ý thức được nghĩa vụ của mình là bảo vệ hòa bình, gìngiữ trật tự xã hội, sự yên ổn của quốc gia; bất cứ hành động mưu phản nào cũng đều đingược lại với nghĩa vụ này Do đó, các nhà làm luật Hồng Đức đã đặt ra chế tài thậtnặng cho tội mưu phản - là một trong các thập ác tội QTHL đã nêu cao tinh thần yêunước - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng tức là thể hiện tính dân tộc thông quanội dung này
Tuy nhiên, không những kẻ mưu phản bị xử tội thật nặng mà còn có người nhà,những người xung quanh biết về việc có kẻ mưu làm phản và quan sở tại không biếtphát giác và truy bắt cũng phải chịu tội theo Dưới cái nhìn của nhà làm luật phong kiến,mưu phản là một trong những trọng tội nguy hiểm nhất và luôn đi kèm với đó là những
Trang 10hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất Vì vậy, trong BLHĐ quy định không đượchưởng nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không đượchưởng chế độ đặc xá, đại xá…
Thứ hai, các tội phạm liên quan đến quan hệ hôn nhân - gia đình như tội: tội bất
hiếu, tội bất nghĩa được quy định tại khoản 7, khoản 9 Điều 2 quy định về tội bất hiếu,bất nghĩa
“Điều 2:7 Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấngthiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghethấy tang ông bà, cha mẹ mà giấu, không cử ai; nói dối là ông bà cha chết.
9.Bất nghĩa, là giết quan chủ quản và các quan đương chức tại nhiệm; giết thầyhọc; nghe thấy tin chồng chết mà “không cử ai” lại vui chơi ăn mặc như thường, cùnglà cải giá.”
Những người là phận con, cháu mà không làm trọn phận con cũng bị xử phạt rấtnặng Trong gia đình, đạo của con em đối với cha anh là hiếu lễ, đạo của vợ chồng đốivới nhau là tiết nghĩa, tam tòng Theo bộ luật Hồng Đức, tội bất hiếu là hành vi xâmphạm đến quyền nhân thân của con người, xâm phạm nghiêm trọng đến các truyềnthống đạo đức, có thể bị áp dụng hình phạt tử và được thực hiện dưới hình thức lăng trì.Có thể thấy rằng BLHĐ rất chú trọng đến quan hệ cha mẹ, con cái, trong đó truyềnthống hiếu nghĩa đóng vai trò rất lớn Theo các nhà làm luật thời Lê Sơ, kính trọng baohàm rất nhiều nghĩa vụ mà con cái phải tuân thủ, việc con đi tố cáo cha mẹ là phạm phảitội bất hiếu, dù cha mẹ có phạm tội đi chăng nữa Quy định này thể hiện một trongnhững truyền thống của dân tộc Việt Nam - truyền thống hiếu thảo và biết ơn ông bà,cha mẹ Bên cạnh lòng hiếu thảo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc cũng đượcthể hiện qua điều khoản này của BLHĐ Cho nên, những kẻ không biết kính trọng thầygiáo, giết thầy học phải bị xử tội cao nhất Hiếu thảo, tôn sư trọng đạo là những phongtục tập quán từ xa xưa, tính dân tộc thể hiện ở việc đề cao truyền thống đạo hiếu của concháu đối với ông bà cha mẹ, của học trò đối với thầy, của các thân thuộc bề dưới đối vớibề trên, từ đó giúp củng cố trật tự gia đình gia trưởng phong kiến
Thứ ba, các tội liên quan đến xử án, ví dụ như: “Điều 6: Nếu tù nhân phạm tội
nặng, bị thương cần xét nghiệm, bị bệnh cần cấp thuốc men thức ăn mà không trình lênđể xin cấp; những tù nhân phạm tội nhẹ, đáng cho người thân thuộc bảo lãnh mà khôngcho, thì người coi tù đều bị phạt 80 trượng, nếu vì cớ ấy mà bị chết thì xử biếm hai tư”.
Cho dù là những người tù nhân có phạm tội nặng thế nào, có đáng bị xử chết thì chocùng họ cũng là một phần chung của đất nước, cũng là người dân chung một nước,chung một dân tộc Vì thế, các nhà làm luật Hồng Đức nêu cao tinh thần thương ngườinhư thể thương thân, giúp đỡ những người đang trong tình cảnh khó khăn, hoạn nạn.Luật đã quy định rõ hậu quả có thể gánh chịu nếu các vị quan có chức tước thiếu tráchnhiệm trong công tác, nhất là khi việc thiếu trách nhiệm này gây ra hậu quả đáng tiếc.Thông qua các điều luật này đã cho thấy BLHĐ đề cao truyền thống nhân nghĩa, tươngthân tương ái, một phong tục tập quán tiến bộ của người Việt
Bên cạnh đó, tính dân tộc còn được thể hiện trong nguyên tắc miễn giảm tráchnhiệm hình sự Điều này được thể hiện trong những quy định sau đây: Điều 18, 485,