1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chứng minh sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong các quy định của bộ luật hồng đức

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng minh sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong các quy định của bộ luật Hồng Đức
Tác giả Pham Ngoc Ngan Anh, Pham Thi Lan Anh, Lộ Van Dai, Vừ Tiờn Đạt, Bùi Thị Mỹ Duyên, Kim Thu Hà, Lò Thị Hà, Nguyễn Hồ Mỹ Hõn, Vũ Thị Trung Hiệu, Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn Ths. Lò Thị Thu Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Ai trải luật này thì đánh 8U trượng.” Đây là một điều khoản cho thây sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy giờ khi cho người phụ nữ quyên từ chối kết hôn nếu như họ cảm thấy anh ta có

Trang 1

Khoa Luat Thuong mai Lớp Luật Thương mại 44A.1

Nhom: Phan bién

Thanh vién:

Trang 2

I So luge ve BLHD Bộ Luật Hồng Đức (hay còn gọi Quốc triều hình luật; Lê Triều hình luật) đã

trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành Thực ra, Bộ luật đó không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triên cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước đề hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy Các triều đại phong kiến thoi Lé Trung Hung (1533-1789) sau nay van lây Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đôi, bồ sung thêm một số Điều khoản phụ cho thích hợp VỚI hoàn cảnh xã hội đương thời Bộ Luật Hong Đức còn lại hiện nay (đã được các triều vua thời Lê Trung Hưng bô sung thêm) gồm 13 chương, 722 Điều, chia làm 6 quyền

Bộ luật không chỉ là tác phâm kinh điển chứng minh trình độ văn minh, văn hóa pháp lý của dân tộc Việt trong quá khứ mả còn dé lai nhiều giá trị, kinh nghiệm có thể nghiên cứu tiếp thu, kế thừa trong hoạt động lập pháp hiện nay, làm cho các nhà nghiên cứu đã “đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác” Một trong những điểm đặc sắc nhất của Bộ luật Hồng Đức chính là việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội Đây là chính sách pháp luật rất tiền bộ, đậm tính nhân văn, tân kỳ vượt lên trên những quan niệm, trật tự xã hội đương thời, vượt xa các bộ luật phong kiến trước đó, cùng thời và ké ca sau nay

II Ching minh quyền lợi của người phụ nữ trong BLHĐ qua các lĩnh vực (chứng minh thông qua các quy định của BLHĐ)

2.1 Pháp luật về dân sự

Bộ Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tỉnh trạng xã hội nước ta thê kỷ XV va sau này

Tinh đặc thu cua "Quốc triều hình luật" thê hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản" Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân vả vai trò của người phụ nữ - Điều mà các bộ luật trước và sau không mây quan tâm Có 53/722 Điều luật (7%) bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 Điều luật (4%) ban về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản Những Điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyên lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình

* Pháp luật về quan hệ hôn nhân & gia đình Trong những tiến bộ của BLHĐ về quyền lợi của người phụ nữ, thì vấn đề về hôn nhân gia đình được thê hiện rõ ràng nhất

- _ Quy định về độ tuôi kết hôn:

Trang 3

Quy định về tuôi kết hôn là một nét đặc sắc, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của nhà làm luật thời Lê, Điều mà pháp luật Trung Hoa chưa từng đề cập đến Theo Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức năm thứ 28 quy định “Con trai tie 18 tudi trở lên và con gái từ l6 tuôi trở lên mới được kết hôn” Việc quy định về độ tuổi kết hôn như vậy phủ hợp với thực trạng xã hội đương đại; tránh nạn tảo hôn (xóa bỏ quan niệm lạc hậu “nữ thập tam, nam thập lục”), vừa đảm bảo về mặt sức khỏe sinh sản và duy tri noi giống đề bảo đảm nguồn cung sức lao động cho nền kinh tế nông nghiệp thủ công

- - Thủ tục kết hôn: Người phụ nữ có quyền từ hôn trong trường hợp người con trai có ác tật hay phạm tội, hoặc chơi bời lêu lông, phá gia sản trong trường hợp chưa làm lễ cưới Điều 322: “Con gái hứa gá nhưng chưa làm lễ cưới, nếu người con trai có ác tật hay phạm lội, hoặc chơi bởi lêu long, pha gia sản thì người con gái được phép báo lên quan tỉ mà trả đồ lê cưới Ai trải luật này thì đánh 8U trượng.”

Đây là một điều khoản cho thây sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy giờ khi cho người phụ nữ quyên từ chối kết hôn nếu như họ cảm thấy anh ta có nhân cách không tốt Một trong những Điều luật rất tiễn bộ mà chúng ta chưa từng thấy ở Việt

Nam trước đó Bên cạnh đó, Điều 315 quy định: “ nếu nhà trai đã có sính lễ rồi mà

không lấy nữa, thì phải bị phạt 80 trượng và mất dé sinh lé” Nhu vậy, có thé thay cae quy dinh nay thé hién sw bao vé danh du, nhan pham cho người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân

- Cam quan lai lay con gái nơi mình nhậm chức làm vợ:

Theo quy định tại Điều 316[L], cắm quan lại lay con gái nơi mình nhậm chức để cưới làm vợ, nếu trái lệnh thì phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức quy định này nhăm mục đích tránh sự lợi dụng quyên thế của quan lại để cưỡng bức con gái nhà lương dân phải kết hôn trái ý muốn của họ

- _ Quyên ly hôn: Nếu trong một số triều đại trước người phụ nữ được coi là phải “tam tòng tỨ đức”, phụ thuộc hoàn toàn vào người chéng thi tai Bộ luật này đã cho phép người phụ nữ được quyền ly hôn chồng mình và hạn chế một số trường hợp người chồng không được bỏ vợ Cụ thể như sau:

+ Trường hợp người vợ có quyên xin ly hôn chông, nêu người chồng có những biêu hiện sau:

Thứ nhất: Ví phạm nghĩa vụ đồng cư Nghĩa là người chồng bó vợ, không chăm sóc gia đình, con cái, không có trách nhiệm trong cuộc sống thì người vợ có quyền xin ly dị Điều 308 BLHĐ quy định: "Người chông không lui tới với vợ suốt 5 tháng; nếu đã có con thì thời hạn này là một năm mà không có lý do chính đáng thì trình quan sẽ cho jÿ đƒ” Quy định này nhằm bảo vệ quyên lợi của người phụ nữ Bởi vì không có lý do chính đáng, không biết sống chết thê nào mà người chồng bỏ vợ một thời gian dai;

Trang 4

thậm chí người vợ phạm vào thất xuất, song ở vào trường hợp tam bất khứ cũng không được bỏ lửng bới dễ khiến người vợ và con cái lâm vô cảnh khốn cùng

Ngoài ra, theo Đoạn 163 Hồng Đức thiện chính thư còn quy định nếu tìm được người chồng thi phạt 80 trượng, bắt đoàn tụ gia đình Các quy định này cũng trở thành cơ sở đề người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình Điều 308 BLHPĐ là quy định nối bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ôn định trong gia đình

Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn Nghĩa là, người chồng không lam tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nao cua Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê Ngay cả khi luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, Điều 310 quy định "ƒø, nàng dâu đã phạm vào Điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhân không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ"

Thứ hai: Vô lễ với cha mẹ vợ Điều 333 BLHĐ quy định: “con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bởi chuyện phi lý, thưa lên quan sẽ cho ly đị” Theo quy định về tang chế thì con ré dé tang bố mẹ vợ là 5 tháng Do vậy hành vi mang nhiếc, chửi mắng cha mẹ vợ bị xem là bất hiếu, trái với quan điểm Nho giáo

Ngoài ra, trường hợp thuận tỉnh ly hôn: Đoạn 167 Hồng Đức thiện chính thư quy định: "ai vợ chồng bắt hòa thuận nguyện xin ly dị, thì tờ hôn phải dược viết ' bằng tay ký Tờ này phải được lập thành hai bản, vợ chồng mỗi người mỗi bản rồi mỗi người tự phân chia một nơi Người chông kỷ tên và người vợ điểm chỉ Vợ chồng có thể nhờ người trong họ viết thay cũng được Song dùng hình thức ly hôn khác như: bẻ đồng tiền, chiếc đũa hay nhờ người ngoài viết hộ thì tò giấy ly đị đó không hợp pháp, vợ chồng phải đoàn tụ lạ?” Theo điều luật nay, co so dé vo, chéng thuận tình ly hôn là có sự bất hòa trong đời sống vợ chồng và cả hai tự nguyện thỏa thuận, đồng tình ly hôn Tờ giấy thuận tình ly hôn là bản cam kết của hai bên, họ muốn trả tự do lại cho nhau chỉ vì sự xung khắc, hay mối bất hòa nào đó dẫn đến cuộc sống hôn nhân bị bế tắc Trong thực tế, tờ giấy này thường do người chồng lập ra rồi giao cho vợ để người vợ làm bằng chứng chứng minh đang trong tình trạng không có chồng dé duoc tai hôn Một trong những vấn đề mà sau khi ly hôn hay thuận tình chấm dứt hôn nhân được các bên quan tâm là việc nuôi con chung và chia tài sản chung Tuy nhiên cho đến nay, các tài liệu hiện còn không thê hiện những vấn đề này

Nếu người vợ có một trong ba căn cứ sau (gọi là tam bat khứ) thì người chồng không được bỏ vợ (đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư):

1 Giữ canh tam niên tang: đã đề tang cha mẹ chồng được ba năm r1 Tiền bản tiện, hậu phú quý: lúc lấy nhau nghèo hèn, về sau giàu có LI Hữu sở thú, vô sở quy: lúc lây nhau người vợ còn cha mẹ, lúc bỏ nhau

không còn cha mẹ đê trở về

Trang 5

Trong trường hợp, đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, hai bên đêu có quyên kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngan cam

- _ Quan hệ gia đình giữa vợ và chồng: Về quan hệ gia đình, giữa vợ và chồng là một mối quan hệ nhân thân Người vợ có nghĩa vụ để tang chồng, nghĩa vụ phục tung nha chồng Nhưng không đồng nghĩa là khi có chồng người vợ bị tước đoạt mọi quyên cá nhân Dù người đàn ông — người chồng là người chủ gia trưởng trong gia đình nhưng không bao hàm sự đối xử tàn tệ, bạo hành trong gia đình Điều 482 Bộ luật Hồng Đức quy định: “chồng đánh vợ bị thương hay chết cũng bị tội như đánh người khác hay chết nhưng được giảm ba bậc Nếu cố y đánh chết chỉ được giảm một bác.”

- Quan hé tai san: + Quan hệ về sở hữu tài sản trong hôn nhân: Quan hệ sở hữu tài sản gia đình trong Lê triều hình luật được phản ánh rất chi tiết qua ba Điều 374: “Chồng có con với vợ trước, không có con Với con sau, vo cé con với chồng trước, không có con với chồng sau, những chồng chết trước không có chúc thư thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước Nếu vợ sau, chồng sau không chia đứng phép thì phạt 60 roi, biểm một w£” (Đúng phép là vợ trước có một đứa con, vợ sau không con thì điền sản chia 3, cho con vợ trước 2 phan, vo sau một phần Nếu vợ trước có 2 con trở lên thì phần của vợ sau, giống phần của các con Phần của vợ sau là để nuôi mình một đời thôi, không được lấy làm của riêng Nếu vợ sau chết hay lấy chồng khác thì phần đó trả về con chong Vợ chết trước thi chồng cũng theo lệ ấy, dù lấy vợ khác điền sản đó vẫn còn Nếu điển sản do vợ và chồng cũng làm ra thì chia 2 phần Vợ trước và chồng mỗi người một phần Phần của chồng thi chia ra như trước, còn phần của vợ sau thì được lấy lầm của riêng Vợ chết trước thì chồng cũng làm như thế) Cha mẹ còn sống thì phải xử khác.”

Điều 375:

Vợ chong không có con, cứ chức trước không có chức thư thì điền sản thuộc chồng hay vợ lại để lo sẽ th nếu làm không đúng phép thì phạt 50 roi, biém mot khi Người trong họ (người được thừa tự) không còn quyên giám hộ điền sẵn lễ tự ấy

Điều 376:

Vợ chồng có con, nếu aj chết trước mà sau đó con lại chết thì điền sản thuộc chồng hay Neu người trưởng họ chia không đúng phép thì phat 60 rai, biểm một tư và mất phần được chia (Đúng phép là điện sản của vợ chia làm 5, dé chéng 2 phan, cho người như tự một phan Cha me con sống thi chia lam hai, 1 phần thuộc cha mẹ, một phần thuộc chồng Phần của chồng chủ đề nuôi mình một đời, không được lấy làm của riêng Chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự Chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì buộc phải trả lại)

Ba điều luật này quy định mối quan hệ trong việc sở hữu tài sản của vợ và chồng sau khi ly hôn, khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) qua đời Theo luật thì khi vợ

Trang 6

chồng còn sống chung thì tất cả tải sản đều là của chung, khi ly hôn thi phan tai san của riêng ai thì được nhận lại và tài sản chung thì chia đôi Theo ba điều luật nảy thì khi vợ hay chồng chết đi mà không có con thì phần tài sản được thừa kế của hai người và phân tài sản chung sẽ được chia như sau: Khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) thì phan tài sản đo bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau Một phần đành cho gia đình bên vợ hay chồng người vừa chết đề lo việc tế lễ (bố mẹ bên vợ/chồng hoặc người thừa tự bên vợ/chồng) Phan con lại dành cho vợ hoặc chong dé phung dưỡng một đời (nhưng không có quyên sở hữu) Khi người vợ hay chồng này chết đi thì phần tài sản nảy giao lại cho gia đình bên chồng Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ hoặc chồng làm của riêng, phan còn lại được chia như sau: 1⁄3 dành cho gia đình nhà chồng hoặc vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ hoặc chồng đề phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng Qua các điều luật trên đã cho thay vai trò, vị trí quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống Thực tế cho thấy rằng trong xã hội truyền thống, tất cả các hoạt động kinh tế của gia đình đều có sự đóng góp ít hay nhiều của chính người phụ nữ Tục ngữ Việt Nam vẫn thường có câu “của chồng công vợ” như là một sự ghi nhận cho những đóng góp nảy của người phụ nữ và ở đây sự công nhận đó đã được chính luật pháp quy định Trong gia đình, tất cả những tài sản mả người vợ hay chong được thừa kế riêng thì nó vẫn được phân chia rõ ràng quyền sở hữu của vợ hay chồng đối với những tài sản đó mặc dù nó được đặt dưới sự quản lý chung của hai vợ chồng Không ai được quyền chiếm dụng những tài sản này và theo đó nếu như ly hôn thì mỗi người có thế mang đi những tài sản của người đó Về quyền làm chủ tải sản thỉ có một quy định là người chồng không có quyền thừa kế tài sản của của vợ nếu như người vợ ấy mất đi mà không có con Người chồng chỉ được thừa kế một nửa tài sản và khi anh ta chết đi thì phần tài sản này sẽ chuyên sang cho gia đình người vợ

+ Khi bán tài sản phải có đủ chữ kí của cả vợ va chong: Luật Hong đức đã ghi nhận sự bình đẳng tương đối về tài sản giữa người vợ và chồng trong khối tài sản chung

+ Vợ có quyên có tài sản riêng: Điều 376 - Quốc Triều hình luật về việc chia tài sản khi nguoi vo chết trước (điện sản của vợ chia làm ba phân: chông hai phân, người thừa tự một phân)

Vợ chồng có con, nếu ai chết trước mà sau đó con lại chết thì điền sản thuộc chồng hay Neu người trưởng họ chia không đúng phép thì phat 60 rai, biểm một tư và mất phần được chia (Đúng phép là điện sản của vợ chia làm 5, dé chéng 2 phan, cho người như tự một phân Cha mẹ còn sống thi chia lam hai, 1 phần thuộc cha mẹ, một phần thuộc chồng Phân của chồng chủ đề nuôi mình một đời, không được lấy làm của riêng Chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự Chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì buộc phải trả lại)

Quy định này có thể xem như một một bước đột phá trong truyền thống pháp luật phong kiên nơi phụ nữ vôn “vô sản” thậm chi ban thân còn bị coi là "tài sản" của chong

Trang 7

*Ouan hé lao động Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ - chồng thay đôi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ Cũng giong như chong, người phụ nữ Việt Nam xưa có tải sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, "không có sự phan biệt về tiên công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà” — Điều 23 trong "Quoc triéu hinh luât" quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội

* uy định về thừa kế Pháp luật phong kiến rất coi trọng việc giao tai san cho con trai, cháu trai dé tho cung Ong ba, cha me, tổ tiên và duy trì ndi giéng gia dinh nhưng pháp luật vẫn thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà không phân biệt là con gái đã đi lấy chồng hay chưa

Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ đề lại, BLHĐ không phân biệt con trai — con gái Tại Điều 38§ quy định: “Nếu cha mẹ mất cá thì lấy 1⁄20 số ruộng đất làm phan hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con”; "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (Điều 391); "*uộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho chắu gái ngành trưởng"

2.2 Pháp luật về hình sự

Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triểu hình luật Bộ luật này thê hiện rõ nét nhât là hình luật Bởi bên cạnh mỗi quy định, nhà làm luật đưa ra các biện pháp chê tài mang tính trừng trỊ, tức các hình phạt

Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình", có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt "trượng” cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội "đồ" cho đàn ông và đàn bà Khi thí hành hình phạt tử đối với phụ nữ có thai, phải chờ sanh đẻ xong mới thí hành Điều 680 QTHL quy định: “Đàn bà phạm tội tử hình trở XUỐNG, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình Nếu chua sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị biém hai tu, ngục lại bị tôi dé làm bản cục định Dù đã sinh nhưng chua hết hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại bị xử biém hay bi phat Nếu khi chưa sinh mà thì hành tội đánh roi thì ngục quan bị phạt 20 quan tiền, ngục lại bị đảnh S0 trượng ” Một số tội, nếu người phạm tội là phụ nữ thì được giảm nhẹ, như việc xử lý tội ăn trộm, ăn cướp: “Ăn trộm có cầm khí giới thì xử tội ăn cướp và có giết người thì xử tội giết người Đàn bà được giảm

tội” (Điều 429 QTHL), hoặc trường hợp đây tớ ăn trộm đồ của chủ, néu la “16 gdi thi được giảm tội” (Điều 441 QTHL).

Trang 8

Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thê, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào hiếp dâm thì xử lưu hay chết Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường

Nếu gây thương tích cho người đản bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bi thương Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ T2 tuổi trở xuống, đù nó thuận tình thì vẫn xứ như tội hiếp đâm” (Điều 404) Nếu ° 'chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc Nếu đánh chết thì xử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phân Cô ý giết vợ thì giảm một bậc tội: nếu có tội bị chồng đánh, không may chết thì xứ riêng Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thi nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bậc ” (Điều 482)

Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội thì họ vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt gian dâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bậc so với tội gian dâm thông thường Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các gian phụ ấy

Luật cũng quy định một số vấn đề khác liên quan đến phụ nữ, như cấm “lấy thuốc sảy thai làm người sảy thai, hay là người xin thuốc sảy thai cũng đều xử đồ Vì sảy thai mà chết thì người cho thuốc bị xử theo tội giết người” (Điều 424) Với mots số tội, mức xử phạt đối với phụ nữ còn nhẹ hơn đàn ông, ví dụ Điều 450 quy định: “ lạ vào vườn người ta thì xử biếm, đàn bà được giảm một bậc”

Tóm lại, bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Một số điều quy định như trên là một bước tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực

II Nguyên nhân dẫn đến việc BLHĐ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ 3.1 Nguyên nhân khách quan

Sở dĩ Bộ luật Hồng Đức đề cao vai trò người phụ nữ như trên là vì xuất phát từ hoàn cảnh ra đời của Bộ luật này BLHĐ được ra đời trong một môi trường và điêu kiện mới lạ, thuận lợi nên được xem là bộ luật tiên bộ nhất tại thời điểm hiện thời:

Thứ nhất, trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kì xan lan Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến, nhờ những tướng tài và vua giỏi, ánh sáng của sự tự chủ tự do đã trở về với Đại Việt Sự phát triên cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê Sơ đề ra yêu cầu xây đựng một bộ luật hoàn chỉnh đề củng có những trật tự xã hội mới

Thứ hai, các vua nhà Lê, kế từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề cao Nho học Thời Lê các bộ kinh điển và sách vở liên quan tới Nho giáo được du nhập từ Trung Hoa và được phô biến rộng rãi, vì vậy Nho giáo có điều kiện để trở thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê Tuy nhiên, các nhà làm luật đã kế thừa và vận dụng Nho giáo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta thời đó cùng với truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta Ra đời trong hoàn

Trang 9

cảnh đặc biệt đó nên đã đề cao vai trò của người phụ nữ và đã bước đâu thê hiện sự công băng của xã hội

Ngoài ra, các yêu tô khách quan khác cũng đã tác động mạnh mẽ đên các nhà làm luật thời Lê đê tạo nên một Bộ luật tiên bộ có sự để cao vai trò và quyền của người phụ nữ Có thê kê đên như:

Trong bối cảnh lịch sử của một nhà nước phong kiến hưng thịnh Triều đình Lê Sơ cho mở nhiều khoa cử, thay đối bộ máy chính quyên, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trong dụng những người đã đô khoa dé bô nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyền quyền dong họ Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế, được hoàn thiện trong thời Lê Sơ phát huy sức mạnh của nhân tài là huy động được nguồn lực phát triển trên tất cả mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội

Bộ luật Hồng Đức không phải là một bộ luật do mỗi Lê Thánh Tông sáng tạo, cũng không phải được xây dựng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà đây là sản phẩm của một thời phong kiến cực thịnh ở Việt Nam, trong cả thời kỳ Lê Sơ Vì vậy đây có thê nói là Bộ luật tập hợp đầy đủ những ưu việt của các điều luật, pháp lệnh trước đó

Đây có thê nói là các yếu tô khách quan tạo nên sự tiến bộ của một Bộ luật, là nhân tố tác động mạnh mẽ vào các nhà làm luật sao cho phù hợp với nền tế kinh tế xã hội Khi một đất nước có một nên chính trị và hội ôn định, một nền kinh tế phát triển là một điều kiện tất yêu đề phát triển các yếu tô khác

Tuy nhiên, trong thời kỳ này tác động của quan điểm Nho giáo còn ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ trong toàn dân cũng như trong toản bộ hệ thống tư tưởng Vì vậy cần có một số yếu tổ mạnh mẽ hơn quyết liệt hơn nữa

3.2 Nguyên nhân chủ quan Những yếu tổ thăng trầm suốt thời thơ ấu của vị vua anh minh lỗi lạc Lê Thánh Tông Cuộc đời trằm luân của ông găn liền với vai trò của người mẹ, Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao - một bậc Mẫu nghĩ thiên hạ có công lao to lớn với cả 3 triều vua Lê Sơ Truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tướng “lây dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tang cua quoc gia đã thấm nhuan vao tu tuong cua vi vua nảy trong những năm tháng ây

Hơn nữa, chính bà Ngô Thị Ngọc Dao là nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ trong hệ tư tướng Nho giáo Là thân phan dan ba, ba nhiều lần bị hãm hại cũng chỉ vì không có được tiếng nói riêng cho chính mình Đây cũng là một yếu tô tác động không hề nhỏ khi mà bà là bậc Mẫu nghi thiên hạ có công lao to lớn với cả ba triều vua Lê Sơ

Đây là nguyên nhân chủ quan, phù hợp với bối cảnh lịch sử cũng như đạo đức xã hội Và trên thực tế nó đã chứng minh được tính ưu việt của mình Với những lý do nêu trên, sự tiến bộ trong văn hóa tư tưởng chính trị pháp luật cũng như những tác động của xã hội là nhân tố quyết định đến việc ban hành một bộ luật sao cho phù hợp

Trang 10

với tình hình thực tế, là một yếu tổ tất yêu không thê tách rời với lịch sử Và đó là lý do dẫn đến những quy định vượt qua rào cản tư tưởng của Nho giáo cũng như một số định kiến xã hội mà ban hành một bộ luật tiến bộ hợp với xu thế thời đại để bảo vệ quyên và lợi ích của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức

IV So sánh với các bộ luật khác * Ludt Trung Hoa

_ So sanh với pháp luật Trung Hoa củng thời kỳ, chúng ta có thể thấy Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông có nhiều điểm tiến bộ hơn về quyền phụ nữ Trong BLHĐ, chúng ta có thể tìm thấy quy định người phụ nữ có quyên bỏ chồng, có quyên ngang với nam giới trong việc hướng thừa kế, có quyền quản lý tài sản khi chồng mắt, có quyền thừa kế ruộng đất hương hỏa Đây là những đặc quyên của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, không tìm thấy trong pháp luật Trung Hoa

Trong đó, có hai trường hợp người vợ được quyền bỏ chồng được quy định tại Điều 308 và 333 BLHĐ

Điều 308: “Người vợ có quyên trình với quan sở tại và được quan sở tại chứng thực dé xin bỏ chồng, nếu chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại”;

‹ Điều 333: “Con rê nếu lấy chuyện phi lý mắc nhiếc bố mẹ vợ thì người vợ có quyên bỏ chồng”

Quy định người phụ nữ được thừa kế đất hương hỏa được thể hiện qua Điều 388

và 391 Cụ thể, Điều 388 và Điều 391 quy định: “Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1⁄20

ruộng đất làm ruộng hương hóa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gải Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao ruộng hương hóa để thờ cúng tô tiên”

* Hoàng Việt luật lệ So với bộ Hoàng Việt luật lệ (hay bộ luật Gia Long) (năm 1811) ra đời sau hàng thế ký, có thê thấy Bộ luật Hồng Đức chưa có tính khái quát hóa cao và phân ngành rõ như Hoàng Việt luật lệ Tuy nhiên, mức bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức lại cao hơn so với Hoàng Việt luật lệ

Theo quy định của Bộ luật Gia Long thì quyền thừa kế của con gái không còn được công nhận, chỉ trong một trường hợp duy nhật là khi cha me chet ma khong con người thừa kê hợp pháp thì con gái mới được nhận một phân di sản (Điều 46)

Theo Bộ luật Gia Long, người vợ không có quyền thừa kế tài sản của chồng, trừ một trường hợp hãn hữu: Khi chong dang lam quan ma chét, không còn ai hướng tập ấm thì cho phép vợ nhỏ của người ấy theo lệ mà xin quan cấp lương nuôi sống đến

mãn đời (Lệ 3 - Điều 76)

Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã viết khi nhận xét về Hoàng Việt luật lệ: "ao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triểu Lê đã không còn lưu lại một chút dấu tích

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w