1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử nhà nước và pháp luật vấn đề chứng minh sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong các quy định của blhđ

21 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng Minh Sự Kết Hợp Giữa Đức Trị Và Pháp Trị Trong Các Quy Định Của Blhđ
Tác giả Nguyễn Tràn Ái Linh, Trân Diễm Quỳnh, Phan Nguyễn Gia Kỳ, Đỗ Hà My, Lê Thị Hoài Nam, Ngô Lý Mỹ Ngân, Ngô Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Phan Thị Thảo Ngọc, Lê Thành Phát
Người hướng dẫn Lê Thị Thu Thao
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài Thuyết Trình
Năm xuất bản 1996
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Về kỹ thuật lập pháp trong Bộ luật Hồng Đức Bộ luật Hồng Đức được xây dựng theo mô hình của một bộ luật hình sự, phần lớn các điều luật trong đó xác định tội phạm và hình phạt.. Tư tưởn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

PHAP TRI TRONG CAC QUY DINH CUA BLHD

Giang vién: Lé Thi Thu Thao Thực hiện: Nhóm phản biện số 7— TM47

Trang 2

MỤC LỤC

1 Bồi cảnh ra đời ccc ntnhtEnHnH HH1 2

IL Sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức cScScscezrerreea 3 la 931 =1 3

3 Cơ sở hình thành tư tưởng kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức 4

4 Tư tưởng của Lê Thánh Tông về kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong cai trị đất nước

IIL Nhận xét về tur tong két hop gitra Dire tri va Phap tii ccceccccseeeeeecseeceecseseeteeeeeeeaes 14

1 Sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức mang lại những giá trị tích

2 Những hạn chế của sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức 15

1 Mặt tích CWC 2 cccccccccccsecccececceeceeeeeeeeeeeeaeceeaeeeeeeeceeeceeeeeeaasesaneeeeseaeeessnesetsaeeeeaeeetensesenneeeta 16

2 Hạn chế và thách thức ¿+ 2123 13132515155 E112525155 52112511111 111111 1151101111115 T811 rêu 17 3 KẾ( luận 1 1 2T 1211111 51111111101 21111 01211115 1101 1x Tn H1 H15 011 H111 HH He 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5- - 22 E23 512525153 1 512511113 515155 112115 EHrrec 20

Trang 3

I Giới thiệu chung về Bộ luật Hồng Đức

Đức Trong đó, nôi bật là hai quan điểm cho rằng:

e _ Thứ nhất, Quốc triều hình luật đã được khởi thảo từ thời vua Lê Lợi và được các vua

Lê đời sau hoàn thiện, trong đó nôi bật nhất là vua Lê Thánh Tông

e _ Thứ hai, Quốc triều hình luật là công trình pháp điện hóa tiễn bộ nhất do vua Lê Thánh

Tông khởi soạn và hoàn thiện

Theo quan điểm của nhóm, Quốc triều hình luật chính thức được ban hành dưới thời vua

Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức, từ đó không phải ngẫu nhiên mà Quốc triều hình luật

còn có tên gọi khác là “Bộ luật Hồng Đức” Tên gọi này đã đi vào sử sách đến nay ít nhất đã

vài ba trăm năm và không phải mãi đến thời cận, hiện đại mới được đặt ra vẫn đề nảy

Mặc dù, có sự đối lập giữa các ý kiến với nhau tuy vậy cả hai quan điểm đều thừa nhận công lao và vai trò to lớn của vua Lê Thánh Tông (dưới miên hiệu Hồng Đức, 1471 - 1497)

nên gọi là Bộ luật Hông Đức

2 Về kỹ thuật lập pháp trong Bộ luật Hồng Đức

Bộ luật Hồng Đức được xây dựng theo mô hình của một bộ luật hình sự, phần lớn các điều luật trong đó xác định tội phạm và hình phạt Mặc dù được trình bảy như vậy nhưng

Quốc triều hình luật lại là bộ luật tong hợp, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong

hau hết các lĩnh vực như: dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, hành chính, tổ tụng Nhiều

quy định trong Quốc triều hình luật thuần túy là quy phạm pháp luật dân sự như ở phần “Điền sản mới tăng thêm” và “Châm chước bô sung về luật hương hỏa” Các biện pháp chế tài trong Quốc triều hình luật cũng bao gồm không chỉ các hình phạt của luật hình sự mà còn có các biện pháp chế tài khác như dân sự, hành chính Bắt cứ quy tắc ứng xử nảo trong điều luật cũng đều gắn với chế tài

Kỹ thuật lập pháp thời kỳ này được thê hiện ở cấu trúc quy phạm pháp luật và kỹ thuật thê hiện quy phạm pháp luật Một quy phạm pháp luật thường rất chặt chẽ, vì xét về mặt logic,

nó gồm có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài Thường một điều luật thiết kế theo một trong hai cách: giả định + quy định hay giả định + chế tài Như vậy, bộ phận chế tài trở nên

phô biến nhất trong cầu trúc của quy phạm pháp luật, nó trở thành xu hướng hình sự hóa các

quan hệ xã hội

Trang 4

e_ Điều 590: Người vay nợ bỏ trén thì người báo lãnh phải trả nợ thay người đó phần tiền

gốc Trái luật đánh 80 gậy

e_ Điều 677: Những việc nào cần đối chất mà các quan hình án trì trệ đề lâu ngày không

cho đối chất thì bị đánh 80 gậy Có thể thấy, 4 điều luật trên đại diện cho 4 lĩnh vực khác nhau: hành chính, hôn nhân -

gia đình, dân sự, tô tụng nhưng đều có điểm chung là được bảo vệ bằng các biện pháp chế tài

Vì vậy, tên gợi của bộ luật này là Quốc triệu hình luật

IL Sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức 1 Tư tưởng Đức trị

Tư tưởng Đức trị chịu ánh hưởng chủ đạo từ Nho giáo, đề cao các giá trị đạo đức của con người, đòi hỏi con người xử sự với nhau phải có lòng nhân ái, độ lượng, thương yêu nhau;

giữa nhà nước với dân chúng phải có sự khoan hồng, nhân đạo Đức trị là học thuyết chính trị

chủ trương “điều hành chính sự bằng đạo đức”, là một hệ thống quản lý và điều hành quốc

gia dựa trên đạo đức và phâm chất cá nhân của người lãnh đạo (vua quan), thay vì dựa trên các quy định pháp lý có định Trong hệ thống này, quyên lực và các quyết định chủ yếu xuất phát từ ý chí và đạo đức của các nhà cầm quyên Đức trị nhắn mạnh rằng sự lãnh đạo hiệu quá và bền vững phải xuất phát từ đạo đức và nhân cách của người lãnh đạo, thay vì chỉ dựa vào quyên lực hoặc pháp luật

Không Tử cho rằng: “Cai #r‡ dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục Hơn nữa, bề trên trọng lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bê trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng tin thi dân không ai dám không ăn ở hết lòng” Theo học thuyết này, đề có một xã hội đức trị, từ vua quan cho tới dân chúng đều phải tự sửa mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo

đức Học thuyết Đức trị của Không Tử nhắn mạnh các điểm sau: 1) Mục đích tôi cao của cai trị là “vên bach tính”;

2) Người điều hành chính sự phải yên dân bằng cách ban ân huệ cho dân và coi sự giàu có của dân chúng là quan trọng: sai khiến dân phải hợp thời: dùng lễ, nhac dé giáo hóa dân chúng: phải biến thông cảm, đồng tình với dân chúng: không nên đôi xử bạo ngược với

dan chung; can dé bat hién tai:

3) Người cai trị cần trung thành, cần mẫn; 4) Người cai trị cần liêm khiết, chí công vô tư

Trang 5

2 Tư tưởng Pháp trị Pháp trị là một hệ thống quản lý và điều hành quốc gia dựa trên pháp luật, nơi mà luật pháp được coi là nền tảng cao nhất và các hành động của chính phủ và công dân đều phải tuân theo các quy định pháp lý Theo đó, then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật Có pháp luật và pháp luật được thi hành một cách phô quát, đúng đắn thì

xã hội mới ôn định, xã hội ôn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh,

làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc Các đặc điểm chính của Pháp trị bao gồm:

e_ Tính thượng tôn của pháp luật: Luật pháp là tối cao và không ai (kế cả các quan chức chính phủ) được phép đứng trên pháp luật

e_ Bình đăng trước pháp luật: Mọi người dân và tô chức đều phải tuân thủ các quy định pháp luật một cách bình đắng, không có sự phân biệt đối xử

e- Bảo vệ quyền con người: Hệ thông Pháp trị bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người, bảo vệ các quyền này trước sự xâm phạm của nhà nước hoặc các cá nhân khác e Tinh minh bach: Cac quá trình lập pháp, hành pháp và tư pháp phải mình bạch, công

khai và những người nắm giữ quyên lực phái chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước nhân dân

3 Cơ sở hình thành tư tưởng kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức

a) Yếu tố bên trong

Bối cảnh lịch sử ra đời nhà Lê sơ và sự xuất hiện của đức vua đại minh triết Lê Thánh

Tông - nhà văn hóa, tư tưởng, quân sự - chính trị: Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460,

nhà Lê đã giải quyết được khủng hoảng tạo ra một tiền đề trật tự xã hội ôn định và Lê Thánh

Tông không duy trì mô hình chính quyền quân sự mà đã xây dựng nên đường lối cai trị kết

hợp giữa Đức trị với Pháp trị một cách rõ nét, có hiệu quả

Trình độ phát triển kinh tế: Dưới thời trị vì kéo dài ba mươi tam năm của vua Lê Thánh

Tông, đúc kết kinh nghiệm của thế hệ tiền nhân, nhà vua đã đưa đất nước đến đính cao mọi

phương diện Đặc biệt là các thành quá về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội mà vua

Lê Thánh Tông được thừa hưởng chính danh và vẻ vang thành quả của các đời vua trước Kế thừa các giá trị, chuân mực phong tục, tập quán: Các giá trị, chuẩn mực phong tục, tập quán đã có phù hợp với suy nghĩ, văn hóa, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thì

được thê chê vào luật đê trở thành một quy tắc mang tính bắt buộc Tham khảo pháp luật các triều đại trước: Học tập và kế thừa bài học từ những vị vua

anh minh đời trước, Lê Thánh Tông đã có thê phát triển hoàn thiện tư tưởng kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị đạt được tính kinh điển trong chế độ phong kiên Việt Nam

Tính cách và phâm chất cá nhân: Bản thân vua Lê Thánh Tông là một tắm gương sáng trong việc ham học hỏi, thông minh, sáng suốt, có ý chí cải cách và là một minh quân mang tắm lòng nhân ái, khoan dung, mong muốn cuộc sống người dân sống ấm no, hạnh phúc, đất nước phát triền vững mạnh, thịnh vượng

Trang 6

b) Yếu tố bên ngoài Ảnh hưởng triết lý chính trị (nhân trị và pháp trị) Trung Hoa:

e_ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị đương thời, đề cao đạo đức, lễ giáo và trật tự xã hội,

tạo nên tảng tư tưởng cho việc xây dựng nhà nước liêm chính và đạo đức hóa xã hội Vua Lê Thánh Tông tiếp thu những tỉnh hoa Nho giáo về các quan niệm tam cương ngũ thường, minh quân trung thần, dĩ dân vi trọng, nhằm hiện thực hóa những sách lược phát triển đất nước

e Vua Lé Thánh Tông học hỏi tư tưởng “Pháp trị”, đề cao vai trò của pháp luật trong quan ly đất nước, trừng trị kế ác, bảo vệ công lý, đảm bảo trật tự xã hội

e©_ Không chỉ vậy, nhà vua còn coi trọng tư tưởng “vô vi” ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đề cao các gia tri tinh thần

Tham khảo pháp luật Trung Hoa: e©_ Luật Hồng Đức tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của

cả luật pháp nhà Đường và nhà Minh Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật thì 200 điều phỏng theo luật nhà Đường (Đường luật sớ nghị), 17 điều phỏng theo luật nhà Minh

4 Tư tướng của Lê Thánh Tông về kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong cai trị đất nước và quản lý xã hội

Tư tưởng của Lê Thánh Tông về kết hợp lễ trong cai trị đất nước thể hiện qua việc ông chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời đề cao vai trò của lễ giáo trong việc giáo dục và quản lý xã hội Về xây dựng hệ thống pháp luật, Lê Thánh

Tông đã ban bộ Quốc triều hình luật (1483), còn được gợi là Bộ luật Hồng Đức Bộ luật này được đánh giá là một trong những bộ luật hoàn thiện nhất trong lịch sử phong kiến

Việt Nam, thê hiện tư tưởng đề cao pháp luật, coi trọng bình đẳng và công lý

a) Tư tưởng của Lê Thánh Tông về kết hợp Đức trị

Quốc Triều Hình Luật là một công cụ quan trọng để xây dựng và củng cô nhà nước quân chủ trung ương tập quyên thời kỳ này

Đầu tiên, Bộ luật này bảo vệ chủ quyền quốc gia, nguyên nhân xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo Bộ luật cũng đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vẫn, phụ tá và thực thi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình

Về lĩnh vực hành chính, những điều khoản về chế độ công vụ, quản lý hộ khẩu, đất đai

được tập trung chủ yếu trong chương Vi chế, chương Hộ hôn, chương Điền sản, chương Tạp luật Tại Điều 103 quy định quan lại có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: Nghĩa vụ tôn kính nhà vua (Điều 102, 125, 126 ); Nghia vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vua một cách nhanh chóng, cần trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 124, 174, 326, 521) Bộ luật quy định nghiêm ngặt các nghỉ thức tế lễ trong triều ở Điều 104, 105, 106, 108,

109 và trừng phạt những hành vi bất kính với nhà vua ở Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt

5

Trang 7

những hành vi tiếm lễ xâm hại đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo

vệ và đề cao lễ vua tôi Tiếp theo, Bộ Luật Hồng Đức báo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo

đức trong gia đình Các quan hệ hôn nhân - gia đình được điều chỉnh khá toàn diện và mang những sắc thái riêng biệt, độc đáo phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, đồng thời đạt được những tiến bộ mà không hề có trong các văn bản pháp luật khác dưới chế độ phong kiến Vua Lê quan tâm đến việc cải hóa thần dân của mình bằng đạo đức Nho giáo: Thứ nhất, quan hệ hôn nhân phải do cha mẹ quyết định Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, một trong ba điều kiện về kết hôn là nam và nữ kết hôn phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ (người trưởng họ hoặc trưởng làng) Nam, nữ không được tự ý kết hôn với nhau mà phải xin phép cha mẹ, cha mẹ đóng vai trò là người chủ hôn Quan điểm này xuất phát từ Nho giáo: trong xã hội phong kiến, hôn nhân là một loại quan hệ phải xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ nhằm mục đích sinh con nối dõi tông đường, thờ phụng tô tiên nên hôn nhân không phải là sự tự nguyện do lựa chọn của các bên đương sự mà phải đặt trong sự quyết định của người gia trưởng Vì thế, mục đích của hôn nhân trước hết là vì quyền lợi của gia

đình, dòng họ chứ không phải chi là lợi ích của các bên nam nữ nên sự ưng thuận của cha mẹ

luôn là điều kiện bắt buộc và quan trọng nhất trong việc xác lập hôn nhân của con cái Ở Điều

314 Quốc triều hình luật qui định “Người kết hôn mà không đủ sinh lễ đến nhà cha mẹ (người

con gái) (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người trưởng làng)

đề xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biểm một tư và theo lệ sang hén ,

người con gái phải bị phạt 50 roi” Có thê thấy, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ không được xác lập trên cơ sở tự nguyện mà phải trên cơ sở sự đồng ý của hai bên cha mẹ Điều này đã phản ảnh rõ đặc trưng của xã hội phong kiến bấy giờ

Thứ hai, điều kiện về kết hôn là phải đạt độ tudi theo quy định của pháp luật Quốc triều hình luật không quy định về độ tuổi kết hôn, việc quy định về độ tuôi kết hôn được quy định

trong Thiên Nam dư hạ tập: “Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuôi mới có thể thành hôn, ngoài ra bản thân hoặc người chủ hôn (là cha mẹ hoặc người trưởng tộc) phải không có tang” Quy định này của pháp luật nhà Lê thê hiện sự tiễn bộ, ở chỗ giúp hạn chế tình trạng

phô biến lúc bấy giờ là phong tục tảo hôn, ngoài ra, việc quy định về độ tuổi kết hôn như thế

này giúp các chủ thê có đầy đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân, đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân, gia đình sau này

Thư ba, những yêu cầu chặt chẽ về đặc điểm của người vợ khi kết hôn Người vợ có ảnh

hưởng đến sự thịnh suy, đến danh dự, uy tín, địa vị của gia đình nên đòi hỏi người vợ phải có tư cách đạo đức phù hợp với giáo lý đạo Nho, đó là công, dung, ngôn, hạnh Vì vậy, không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể được lấy làm vợ Theo Điều 339 Bộ luật Hồng Đức, những người đàn bà có tội đang trốn tránh mà che giấu đê được làm vợ cả, vợ lẽ thì bị xử tội,

người mỗi lái thì bị xử nhẹ hơn một bậc Luật cũng cắm lấy đàn bà, con gái hát xướng làm

vợ Tại Điều 323 cắm các quan lại và thuộc lại lẫy đàn bà, con gái hát xướng làm vợ, dù là vợ

cả hay vợ lẽ đều không được, nếu lấy phải ly dị và bị phạt 70 trượng, biếm ba tư Thậm chí,

con cháu của quan lại mà lây những người đàn bà này cũng không được, bị phạt 60 trượng và

Trang 8

đều phải ly dị Nhà nước và pháp luật phong kiến đòi hỏi quan lại phải gương mẫu, phải lựa

chọn người vợ xứng đáng theo tiêu chuân đạo đức Thứ tr, Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình Do ảnh hưởng của triết lý Nho giáo, pháp luật triều Lê đã mặc nhiên thừa nhận những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng do Nho giáo và tục lệ đặt ra Đó là các nghĩa vụ: nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tong phu Pháp luật có xu hướng thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng, bảo vệ quyền lợi của người chồng với tư cách là gia trưởng Điều này được thể hiện qua các nghĩa vụ sau của người vợ: Người vợ phải tuyệt đối chung thủy với chồng, chỉ đặt ra đối với người vợ, còn người chồng có quyền đa thê Sự chung thủy của người vợ là nhằm đám bảo con do người vợ sinh ra luôn là con của chính người chồng bởi vì mục đích chính của hôn nhân phong kiến là sinh con đề nói dõi tông đường, thờ phụng tô tiên Vì vậy, hành vi ngoại tình của người vợ bị trừng phạt rất nghiêm khắc đồng thời là một trong bảy duyên cớ (thất xuất) buộc người chồng phải bỏ vợ; Người vợ phải tuân thủ, phục tùng chồng, phải kính phục, phải tôn trọng và nghe lời chồng, không được làm trái ý chồng Sự phục tùng chồng không cho phép người vợ đánh chồng Vợ đánh chồng

phạm tội bất mục và bị xử phạt rất nghiêm (Điều 418)

Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng đánh vợ bị thương thì hình phạt đôi với người chồng sẽ nhẹ hơn đánh người ngoài ba bậc, tiền đền mạng được bớt ba phân Cô ý giết vợ thì được giảm tội một bậc, nêu có tội mà chồng đánh không may bị chết thì sẽ xử khác, ngộ sát

thì không phải tội Đánh chết vợ là bất mục nhưng với hành vi đó của người chồng bị xử nhẹ

hơn hắn so với hành vi của người vợ Vì theo đạo đức Nho giáo, người chồng có quyền dạy bảo người vợ trong vai trò người gia trưởng, ngược lại người vợ phải vâng lời chồng, không được phép chong đối lại chong; Một điểm nữa thê hiện sự bênh vực người chong 1a trong khi người vợ phải dé tang chong trong thoi han 3 nam, bang thời hạn dé tang cha mẹ, với những quy định rất khat khe chặt chẽ về tang phục, về cách cư xử nhưng pháp luật không hề có quy định nào về việc để tang vợ của người chồng Khi chồng chết, nếu người vợ không tỏ ra thương tiếc, không tô chức tang lễ mà lại vui chơi ăn mặc như thường hoặc cải giá lấy chồng

khác thì phạm tội bat nghĩa - một trong mười tội ác nghiêm trọng Theo Điều 3 17, trong thời

gian đang có tang chồng mà lại cưới người khác thì người vợ bị xử tội đồ, đôi vợ chồng mới

cưới phải chia lìa Hình phạt còn nặng hơn là bị tội chém nếu có hành vi gian dâm trong thời

gian đang có tang chồng Mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình trong Quốc Triều Hình Luật là nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo, những chuẩn mực đạo đức ấy được tập trung vào các mỗi quan hệ cơ bản (Tam cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường) Đối với các qui định tại Điều 504, 485 pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê cho phép người trong gia đình được che chở lẫn nhau, con cái trong gia đình phải kính trọng, hiểu thuận với ông bà, cha mẹ Ngoài ra, Bộ Luật Hồng Đức còn có những quy định về thất xuất (bảy trường hợp người chồng được phép bỏ vợ), đây là những căn cứ mà người vợ rất dễ mắc phải Khi người vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất thì người chồng bắt buộc phải bỏ vợ Nếu người chồng

không bỏ thì pháp luật cũng bắt buộc họ phải bỏ đồng thời người chồng còn bị xử biếm Pháp

luật nhà Lê đặt quyền lợi gia đình lên trên hết hơn ca quan hệ hôn nhân, vì vậy, khi người phụ

Trang 9

nữ rơi vào những trường hợp trên thì bị xem là nghĩa tuyệt Cũng trong bộ luật này nhà làm luật cũng qui định 3 trường hợp đặc biệt (tam bắt khứ) buộc người chồng không được phép bỏ vợ: đã để tang nhà chồng được 3 năm; trước khi lấy chồng thì nghèo, sau đó trở nên giàu có; trước khi lập gia đình có họ hàng thân thích sau đó không còn bà con đề trở về Pháp luật nhà Lê khắt khe với người phụ nữ nhưng trong chừng mực nhất định đã bảo vệ quyền lợi người phụ nữ

Có thê thấy, ở thời kỳ này về mặt kĩ thuật lập pháp, hai điều luật này tưởng chừng như ở rất xa nhau, nhưng chỉ với một điều luật qui định “tam bất khứ” nhà làm luật đã hoàn thành

xuất sắc việc bảo vệ sự ôn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp, hạn chế việc phá vỡ trật tự gia đình của Nho giáo vì thế mà lưu giữ được những giá trị đạo đức trong gia đình, cũng là những giá trị đạo đức của Nho giáo

Sau nữa, Lê Thánh Tông đã nhất quán trong việc kết hợp Lễ và Hình để cai trị đất nước Nhà vua sử dụng cùng lúc cả Lễ và Hình như hai loại công cụ quản lý xã hội Sự kết hợp giữa Lễ và Hình cũng là một đặc trưng nôi bật của Quốc Triều Hình Luật Trong gia đình, những

hành vị vị phạm đạo lý của Nho giáo cũng bị qui định phải chịu hình phạt từ nhẹ đến nặng

như: suy, trượng, đồ, lưu, tử Các nhà làm luật đã dùng đến những hình phạt rất nặng đề trừng trị những hành vi trái với đạo lý Nho giáo

Ngoài xã hội, chịu ảnh hưởng tư tưởng trung quân của Nho giáo, những người phạm

vào kỉ cương phép nước và trật tự xã hội như: mưu mô làm việc đại nghịch, mưu mô theo

giặc phản nước phải chịu hình phạt cao nhất là xử tử ở Điều 411, 412 Việc quy định như thể,

thê hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa Lễ và Hình Lễ là những khuôn phép bắt buộc phải tuân thủ nếu muôn đảm bảo trật tự xã hội theo yêu cầu của giải cap cam quyén, vi vay, chi bang cac

biện pháp giáo hoa thi không đủ tao ra được sự “bắt buộc” đó, nhất là trong điều kiện phân tang giai cấp và lợi ích của các bộ phận xã hội quá khác biệt Đó là ly do khiến giai cấp thống trị cần đến Hình (pháp luật) như một sự bảo đảm cho Lễ được thực hiện Từ đó, Lễ được kết hợp với Hình theo một tương quan: Lễ là mục tiêu và Hình là biện pháp đề đạt được mục tiêu

đó Cũng từ đó, giai cấp thống trị yên tâm sử dụng hình, mượn sự cưỡng chế của Hình đề duy trì Lễ và ngược lại, xây dựng Hình trên cơ sở lấy những quy tắc của Lễ làm sự chỉ đạo

Qua đó, Bộ luật đã báo vệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như: lòng hiểu thảo,

sự tôn kính ông bà, cha mẹ của con cháu; sự hoà thuận chung thuỷ giữa vợ chồng: sự kính nhường hoà thuận giữa anh chị em, truyền thống tôn sư trọng đạo Đông thời, các quy định

nghiêm khắc có tác động rất lớn đến sự tự điều chỉnh hành vi trong gia đình khiến họ sớm có

ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân va làm tròn bôn phận ở từng vị trí cụ thể với gia

đình mình Như vậy, bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức trong gia đình, trong

xã hội, đã dùng pháp luật để xây dựng, củng có những chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thông

Hơn thế nữa, Bộ luật Hồng Đức còn thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của con nguoi trong viéc điều chỉnh các quan hệ xã hội như: bảo vệ quyền làm dân tự do của dân đình, và

những hình phạt cụ thể nhằm chống lại sự vô lý đối với dân đinh và những thường dân nói

chung (Điều 165: Điều 453; Điều 365 ); xử phạt rất nghiêm khắc đối với những kẻ xâm

Trang 10

phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác mà không phân cấp theo địa vị xã hội đối với

những kẻ phạm tội (Điều 467; Điều 470 ); bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm của

con người trong xã hội Đặc biệt là những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của quan

lại, những người thuộc hoàng tộc và họ hàng ruột thịt đều bị áp dụng những hình phạt rất

nghiêm khắc (Điều 473)

Cùng với đó, những hành vi xâm phạm đến tính mạng, danh dự và nhân phẩm của những người phụ nữ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình cũng được quy định rất cụ thê trong các điều luật: nếu con gái tự bán mình mà không có người bảo lĩnh thì cả người mua, người viết văn khế, người làm chứng đều bị phạt, phái trả lại tiền cho người mua và văn khế

bị huỷ bỏ (Điều 113); nêu nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà nhà trai trở mặt không lấy nữa thì

chủ hôn bên nhà trai phạt 80 trượng, mắt đô sính lễ (Điều 315); con gái đã hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả đỗ lễ Những điều luật được quy định trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thông quan lại nhằm đám báo cuộc sống tôi thiêu của người nghèo khô trong xã hội (Điều 294; Điều 295)

Đặc biệt, Bộ Luật Hồng Đức thể hiện đậm chất tính nhân đạo, đây cũng là ý nghĩa quan trọng cho thấy kỹ năng xây dựng pháp luật của triều đại này Khi đạo đức và pháp luật có sự

xung đột thì Bộ luật này ưu tiên đối với việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong điều chính các quan hệ xã hội, lay đạo đức là chuẩn mực co ban

Nhiều quy định phản ánh chính sách khoan hồng đối với người phạm tội là người già,

người tàn tật và trẻ em cũng như đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác đã tự thú (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người) Chẳng hạn như Điều 16 Bộ luật Hồng Đức không qui định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác nhau

tuy theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ: “những người phạm lội từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi

trở xuống và những kẻ phế tật (tức những kẻ sỉ, câm, cơ thé qué quat, gây tay chân) phạm lội lưu, đồ trở xuống được chuộc bằng tiền; 80 tuổi trở lên, 10 tuôi trở xuống và những kẻ bệnh nặng (là những ác tật như điên cuồng, tay chân bại liệt, mù hai mắt) phạm tội phản nghịch, giết người, đáng lẽ phải xử tử thì trong trường hợp này phải tâu lên để vua quyết định Những người này phạm tội trộm, đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội; 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trỏ xuống, dù phạm tử tội cũng không áp dụng hình phạt” Tại Điều L7 Bộ luật Hồng Đức

còn lưu ý đến thời điểm phạm tội sao cho có lợi cho tội nhân khi áp dụng luật, theo đó “&;¿

phạm tội chưa già, tàn tật Khi già, tàn tật mới phát giác tội thì xử tội theo luật già, tàn tật Khi còn nhỏ mà phạm lội, khi lớn mới phái giác tội thì xử tội theo luật tuổi nhỏ” Nghiêm

cấm áp dụng hình thức tra khảo với một số đối tượng và vấn đề liên quan đến người làm chứng, tại Điều 665, quy định: “Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trỏ lên, 15 tuổi trở xuống, người bị phế tật thì không được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội ” Điều 18 và Điều 19 quy định hình phạt mà chỉ quy định những

người trộm tài vặt của người khác nhưng biết tự thú thì duoc coi la “thi ở cửa quan”: “Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thủ với người mat cua thi cũng coi như là thủ ở cửa

quan”,

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w