1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự kết hợp của đức trị và pháp trị trong bộ luật hồng đức

24 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự kết hợp của đức trị và pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức
Tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Yến Nhi, Ngô Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hoàng Cẩm, Võ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Bích Phượng, Trần Vũ Ngọc Quỳnh, Trương Thúy Quỳnh, Lương Công Sơn, Tran Kiều Thanh Tam
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

- Về nội dung, Bộ luật Hồng Đức tổng hợp nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHi

Nguyễn Thu Phương 2253801012193 Nguyễn Bích Phượng 2253801012194 Trần Vũ Ngọc Quỳnh 2253801012209

Trương Thúy Quỳnh 2253801012210 Lương Công Sơn 2253801012211

Trang 2

Tran Kiéu Thanh Tam 2253801012215

Muc luc

1 Khái quát về Bộ luật Hồng Đức 1 a Nguồn gốc Bộ luật Hồng ĐỨC: ng ngàn yi b Nội dung Bộ luật Hong TC ccc cceee cette eeeeeeeeeeteteseeeecetesennttnnrrnaniateay es 1 c Gid trị của Bộ luật Hong DUC icc c cece cceeettnteteeeeeeeeeeeeeeeeuv nena eeteteneteteaaed 2 2 Khái quát về Đức trị 2

HT Kết luận

Trang 4

I, Khai quat:

1 Khái quát về Bộ luật Hồng Đức a Nguồn gốc Bộ luật Hồng Đức: - Bộ luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật - Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và được ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây cũng là lý do Bộ luật mang tên Bộ luật Hồng

Đức Cho đến hiện nay, Bộ luật Hồng Đức vẫn còn được lưu giữ đầy đủ

b Nội dung Bộ luật Hồng Đức:

- Bố cục Bộ luật Hồng Đức gồm có hai phần: +Phần đầu là bản Phụ lục về biểu đồ tang chế và quy định về kích thước đồ hình Cụ (roi, trượng, gông, dây xích, ) Các quy định

này không cơ cấu bằng điều luật mà tách ra thành từng biểu đồ

khác nhau +Phần hai là phần nội dung chính được chia thành 6 quyển với 16 chương, 722 điều luật

- Về nội dung, Bộ luật Hồng Đức tổng hợp nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành

chính; Và gồm nhiều nội dung cơ bản như: giữ cho đất nước luôn

ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài; giữ nghiêm kỷ cương, phép nước; chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền

4

Trang 5

tảng của sự ổn định kinh tế xã hội; mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh; bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt; khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục; bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ; chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng,

c Giá trị của Bộ luật Hồng Đức: - Bộ luật Hồng Đức chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện Đây không chỉ là công cụ cai trị, quản lý nhân dân mà còn là phương tiện thiết lập và duy trì công bằng trong xã hội, bảo vệ quyền con người ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là ưu tiên, bảo vệ nhóm yếu thế trong xã hội Từ các quy định của pháp luật, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội xưa được phản ánh rõ nét, thể hiện sâu sắc tỉnh thần nhân bản, lấy

dân làm gốc 2 Khái quát về Đức trị

a Nguồn gốc - Xã hội Trung Quốc dựa trên chế độ tông pháp của nhà Chu bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ khoảng cuối thế kỷ VIII TCN Trật tự quan hệ xã hội bị đảo lộn, các thế lực quý tộc tranh giành ảnh hưởng của nhau, chiến tranh xảy ra liên miên (thời kỳ Xuân thu chiến quốc) Trong trạng thái đó, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng đề xướng các quan niệm trị nước

Trang 6

khác nhau với cùng một mục đích nhằm ổn định trật tự xã hội, phục hồi lại sự vững mạnh của nền quân chủ Trong số các quan

niệm hình thành lúc đó, nổi lên hai khuynh hướng tư tưởng đối lập

nhau khi bàn về phương thức cai trị, đó là trường phái Đức trị với Khổng Tử là người khởi xướng và trường phái Pháp trị với vai trò tiên phong thuộc về Quản Trọng, Công Tôn Ưởng

- Trong đó, đức trị là học thuyết chính trị do Khổng Tử (551- 479 trước CN) khởi xướng, có nghĩa “Chính trị là đạo đức” Các nhà Đức trị cho rằng: chính trị là sự tiếp tục của đạo đức và chủ trương đưa đạo đức trở thành đường lối chính trị Đức trị là học thuyết của người quân tử, hàm ý người quân tử phải hội đủ Đức và Đạo, trong đó, Đạo là tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ; Đức là nhân -

lễ - nghĩa - trí - tín

b Nội dung - Đức trị nói chung chủ trương cai trị bằng phương pháp mềm dẻo, kêu gọi đạo đức và giáo hoá bằng đạo đức (Nho = nhu = mềm dẻo), hướng tới việc đảm bảo trật tự 3 mối quan hệ cơ bản của xã hội: vua - tôi; cha - con; chồng - vợ (đạo Tam cương)

- Còn đối với Lê Thánh Tông, đức trị dường như cũng được pháp trị hoá Việc duy trì đường lối đức trị với tư tưởng trọng lễ đã được Lê Thánh Tông bổ sung các yếu tố pháp luật như một nguồn lực quan trọng để đường lối ấy được thực hiện một cách hiệu quả hơn Mặc dù bộ Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nghiêm khắc,

Trang 7

song nó vẫn chứa đựng những yếu tố đạo đức như những nguyên tắc nhân đạo, được vận dụng khi xử lý một số đối tượng, như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật (các điều 1, 16, 17, 18, 19 của bộ luật)

- Tư tưởng đức trị được Lê Thánh Tông thể hiện rõ nét qua những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư:

+Nam 1469, khi đổi niên hiệu từ Quang Thuận sang Hồng Đức,

Lê Thánh Tông nói: “Người ta sở dĩ khác với loài cầm thú là vì có Lễ để làm khuôn phép giữ gìn”

+Năm 1485, ông dụ các quan phủ, huyện, châu trong nước rằng: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp đó của chính sự là chức trách của các thú mục Trẫm từ khi lên ngôi đến giờ, tất cả những phép dạy dân nên phong tục tốt, những việc dấy lợi trừ hại cho dân, không điều gì

không nói trong các huấn dụ để các ngươi theo thế mà làm Thế

mà của cải của dân vẫn chưa được dồi dào, tục dân vẫn chưa được sủa tốt, há chẳng phải do bọn ngươi chỉ lấy sổ sách làm việc gấp mà coi giáo lệnh là mớ hư văn, xem ước hẹn, hội họp là trước tiên mà để phong tục của dân ra ngoài suy nghĩ, cho nên đến nỗi như thế Từ nay về sau, bọn các ngươi phải biết bỏ hết tệ trước, phàm sắc lệnh của triều đình phải một lòng vâng làm, nhân dân bị đói rét phải tìm cách kinh lý Quan phủ huyện châu thì phải hàng năm tuỳ thời xem xét chỗ ruộng cao thấp, khuyên bảo việc nông tang, đất nào có lợi còn sót thì tuỳ cách mà gióng giả, người nào sức còn

4

Trang 8

rỗi thì tuỳ việc mà khuyên bảo, để cho dân có của thừa mà không có tệ đói rét trốn đi Trong những lúc đi tuần hành, đến nơi nào phải đem hết những lời văn của sắc dụ đời trước, lời dạy về lễ nhạc xưa nay, ân cần hiểu bảo, để cho dân biết theo tiện, đổi lỗi Nếu có việc gì hại giáo hoá, tổn phong tục thì phải để ý trị răn; có người nào trung tín hiếu đễ thì phải để lòng khen thưởng Như thế thì dân theo về trung hậu, đổi bỏ hết thói điêu bạc gian dối”

c Ý nghĩa

- Tư tưởng đức trị của nhà Lê sơ tập trung vào những nội dụng chính là tu thân sửa đức của người đứng đầu và chăm lo đến đời sống dân chúng Đường lối này được sử dụng nhất quán dưới triều Lê sơ Trong khi đó, đường lối trị nước của Lê Thánh Tông chính là

sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao những quan điểm chính trị

của các nhà vua triều Lê sơ trước đó Đó là việc “ấn định luật lệ,

chế tác lễ nhạc” của Lê Thái Tổ, tỉnh thần “bên trong chế ngự

quần thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn kẻ sĩ” của Lê Thái Tông, quan niệm “thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân” của Lê Nhân Tông Vì thế đến thời vua Lê Thánh Tông, đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị đã có được bước phát triển mạnh mẽ và nhờ đó, triều đại này đã trở thành triều đại phong kiến trung ương tập quyền nổi tiếng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Trang 9

3 Khai quat vé Phap tri

a Nguồn gốc: - Pháp trị là sáng tạo của người Trung Hoa, nhà tư tưởng của pháp trị được cho là Hàn Phi (281 - 233 TCN), quan niệm của ông là “Pháp luật như dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy, cái củ” - là

những đồ dùng làm tiêu chuẩn để đo lường sự đúng sai của các hành vi và làm khuôn khép để khen chê cho đúng

b Nội dung: - Pháp trị là việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban

hành pháp luật để cai trị (hay nói bằng ngôn ngữ hiện đại là để quản lý) Đây là học thuyết chủ trương dùng pháp luật để cai trị xã

hội, trị quốc an dân Mặc dù pháp luật được tuân thủ tuyệt đối,

nhưng ban hành pháp luật như thế nào là quyền độc đoán của vua

(hoặc giới cầm quyền) - Vua Lê Nhân Tông cũng đã có sự nỗ lực vận dụng tư tưởng pháp trị thưởng hậu, phạt nặng, nhắc nhở các quan lại phải giữ đức theo luật:

“Nhà nước đã có quy định lương bổng để giữ liêm khiết, lại có ban bố - phép tắc để theo đó mà làm Nay bọn các ngươi không chịu giữ phép, khi xét kiện tụng thì lo nhận hối lộ mà bẻ cong phép nước, khiên những người đi đường ai cũng than oán Xét mối tệ này hẳn không phải là việc nhỏ Nay các ngươi phải gột rủa lòng

mình, giữ thân liêm khiết, gắng gỏi việc công, yêu thương quân

Trang 10

dân, khiến chúng dần được yên nghiệp, thì các ngươi cũng được yên nghiệp Nếu vẫn mê muội không chừa, bị người cáo giác hoặc đò xét được thực trạng sẽ bị trị nặng hom luật thường hai bậc Quan trên và đồng liêu không biết khuyên răn, thì khi bị phát giác cũng bị trị tội theo luật và cắt phần lương bổng”

c Ý nghĩa:

- Tư tưởng Pháp trị đã có bước phát triển mới thể hiện rõ nhất ở việc hoàn thiện nhà nước phong kiến trung ương tập quyền mạnh tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua anh minh Nhà

nước là nhà nước chuyên chế quan liêu kiểu phong kiến phương

Đông được vua trực tiếp chỉ đạo theo tỉnh thần Nho giáo can dự vào mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế giáo dục, văn hoá cho đến cả đời sống, phong tục, tập quán ở làng, xã, sự hệ thống hoá bộ máy nhà nước còn được hoàn thiện thêm bởi hệ thống pháp luật chặt chẽ, bộ máy chuyên chính, quân đội hùng mạnh đủ sức bảo vệ cho chế độ phong kiến tập quyền ấy, làm được chức năng đối nội và đối ngoại, pháp trị được hoạt động thông suốt từ trung ương đến địa phương

Trang 11

II Sự kết hợp của Đức trị và Pháp trị trong Bộ luật

Hồng Đức:

1 Tư tưởng của Đức trị và Pháp trị trong lịch sử Việt nam trước khi BLHĐ ra đời?

a Đức trị là gì? - Đức trị là học thuyết chính trị có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, đặc biệt là trong tư tưởng, văn hóa tinh thần Đức ở đây chính là dùng tài đức, đạo đức của bản thân người lãnh đạo để quản lý đất nước Cũng nhiều người tin rằng muốn thành công phải có niềm tin, phải lựa chọn người có tư cách đạo đức tốt, mang yếu

tố của người cầm quyền để lấy được niềm tin từ nhân dân Chính vì

vậy, đức trị được xem là yếu tố quyết định đối với vận mệnh đất nước, người lãnh đạo cần lấy cái tâm, cái đức kết hợp với cái tài để

có thể cảm hóa và tạo lòng tin lâu dài từ nhân dân Phương thức

cai trị bằng đạo đức đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Tây Chu (1066- 771 trước Công nguyên), tới thời Xuân Thu (722 trước Công nguyên - 481 trước Công nguyên), phương thức cai trị này đã được một nhà tư tưởng lớn là Khổng Tử đúc kết và nâng lên thành học thuyết Khổng Tử cho rằng: “Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục Hơn nữa, bề trên trọng lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng”

Trang 12

Khổng Tử cũng chỉ ra rằng thi hành đường lối đức trị tức là “phải thận trọng trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chỉ dùng, thương người, sử dụng sức dân phải vào những thời gian thích hợp” Theo học thuyết của Khổng Tử, để có một xã hội đức trị, từ vua quan cho tới dân chúng đều phải tự sửa mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.Trước Khổng Tử cũng đã có nhiều người không chỉ trong ý thức mà trên thực tế đã dùng đức với ý trong việc trị dân phải dùng đức để làm cho dân theo và cũng mới tạo được hạnh phúc cho dân, trong đó người cai trị phải dùng đức để cảm hoá, giáo dục dân thành người tốt và nhờ thế đất nước mới thịnh trị, nhưng phải đến Khổng Tử thì Nho giáo nói chung và chủ trương dùng đức trong trị dân mới được xây dựng thành học thuyết, thành giáo lý Khổng Tử cho rằng trong đạo làm người chính trị là việc lớn và đối với con người cái mau thành đạt nhất

cũng là chính trị Chủ trương đức trị và lễ giáo của Khổng Tử có

mục đích chính trị rất rõ ràng: ổn định trật tự xã hội, thuần hoá

dân chúng, mặt khác cũng nhằm phản đối nền chính trị hà khắc, tàn bạo dễ làm dân chúng oán giận mà nổi lên chống đối

=> Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì đức trị là học thuyết

chính trị dùng tài đức, đạo đức của người cầm quyền, người lãnh

đạo để cai trị, quản lý xã hội

Trang 13

b Pháp trị là gì?

- Xuất phát từ tình thế xã hội thời Xuân Thu-Chiến Quốc, các

nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc bấy giờ đều có những triết thuyết

để trị nước, an dân như: Lão Tử đề cao tư tưởng “vô vi”, “cai trị

bằng cách không cai trị”; Khổng Tử dùng “nhân trị” và “đức trị”; Mặc Tử chủ trương hòa bình, kiêm ái, bình đẳng giữa người với người; chỉ riêng Hàn Phi kiên trì để ra “luật pháp”, hay “pháp trị”, một khái niệm còn mới thời bấy giờ Trong tác phẩm “Hàn Phi Tử”

của mình, Hàn Phi đã tiếp thu cả ba quan điểm, tổng hợp cả ba

yếu tố “Pháp - Thế - Thuật” của các nhà triết học Pháp gia này và trình bày hết sức rõ ràng về ba yếu tố, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các tư tưởng, quan điểm của các bậc tiền bối và thêm vào đó phát triển những tư tưởng đặc sắc của riêng mình Người đời vinh danh Hàn Phi là “tập đại thành” bởi vì công lao và sự tinh tế trong sự tổng hợp ba yếu tố “Pháp - Thế - Thuật” Theo Hàn Phi, trong phép trị nước, ba nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau cả về nội dung lẫn hình thức Trong đó, “Pháp” là nội dung của chính

sách cai trị, còn “Thế” và “Thuật” là phương tiện công cụ để đạt

mục đích đó Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh, dưới tư tưởng của Hàn Phi, là phải dựa vào pháp luật Có pháp luật và pháp luật được thi hành một cách phổ quát, đúng đắn thì xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc

10

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w