Các giá trị tham khảo, kế thừa chọn lọc vào điều kiện của Việt Nam hiện nay qua các thiết chế về lục bộ, lục khoa, lục tự dưới thời vua Lê Thánh Tông - Hạn chế các khâu trung gian Nhậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
-BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Họ và tên: Trần Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 21051351
Giảng viên: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
Trang 2BÀI 1: Trình bày giá trị tham khảo, kế thừa chọn lọc vào điều kiện của Việt Nam hiện nay về các thiết chế sau đây dưới triều vua Lê Thánh Tông: Lục bộ, Lục khoa, Lục tự.
Các giá trị tham khảo, kế thừa chọn lọc vào điều kiện của Việt Nam hiện
nay qua các thiết chế về lục bộ, lục khoa, lục tự dưới thời vua Lê Thánh Tông
- Hạn chế các khâu trung gian
Nhận thấy được sự lạm quyền rất dễ xảy ra ở những vị trí “đứng dưới một người và đứng trên trăm người”, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ các chức
Tể tướng, Đại hành khiển, Tam tư - vốn là các chức quan có nhiều quyền hành trong triều đình phong kiến (Tể tướng thường được giao điều hành toàn bộ quan lại triều đình, Đại hành khiển đứng đầu quan văn, ba chức Tam tư là những quan lại cao cấp trong bộ máy nhà nước)
Bên cạnh đó, sự thao túng quyền lực còn dễ xảy ra ở các đại thần thuộc hàng “khai quốc”, Lê Thánh Tông cũng chỉ giao cho các vị này chức vụ mang tính hình thức, chủ yếu cho hưởng phẩm cao bổng hậu mà không được đảm nhiệm các trọng trách trong bộ máy nhà nước
Lê Thánh Tông trực tiếp điều tiết công việc của các cơ quan nhà nước ở trung ương như các văn phòng, cơ quan chuyên môn, lục Bộ, lục Khoa, lục Tự, Ngự sử đài mà không phải thông qua các chức quan như Tả, Hữu tướng quốc thời đầu Lê Sơ
- Chuyên môn hoá các lĩnh vực, các cơ quan trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
Lục Bộ, tính đến thời Lê Thánh Tông đã rất phát triển, với các chức năng chuyên biệt và hệ thống các cơ quan thừa hành trong từng bộ Lục bộ bao gồm 6 bộ: bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công Đây là những cơ quan cơ bản và trọng yếu của triều đình, đặt dưới quyền trực tiếp của nhà vua, giúp vua quản lý toàn diện các lĩnh vực đời sống chính trị xã hội và kinh tế trong cả nước Đứng đầu mỗi bộ là một quan thượng thư với hai chức phó là tả, hữu thị lang Mỗi bộ đều có Tư vụ sảnh với chức năng văn phòng điều hành chung và các Thanh lại ty điều hành từng
Trang 3lĩnh vực công việc chuyên môn thuộc bộ Việc giám sát các công việc chuyên môn trong từng bộ cũng được tăng cường Các bộ phải kiểm tra từng lĩnh vực công việc quan trọng mà bộ mình phụ trách, đồng thời giám sát chéo các lĩnh vực khác theo thẩm quyền
Đông các viện và Trung thư gián là hai cơ quan chuyên môn được đặc biệt chú trọng Đông các viện có chức năng sửa chữa văn bản do Hàn lâm viện soạn thảo, Trung thư gián đảm trách việc sao chép các dự thảo văn bản trên thành văn bản dự thảo chính thức để trình lên nhà vua phê chuẩn Hàn lâm viện cũng được bổ sung các vị trí chuyên môn như Thị độc phụ trách đọc sách, Thị giảng phụ trách việc giải thích, bình luận các văn bản, Thị thư giữ việc vào sổ các văn thư Hoạt động của ba cơ quan
có chức năng văn phòng này của nhà vua đã tạo nên một quy trình soạn thảo văn bản chặt chẽ, vừa phối hợp, vừa kiểm soát nhau nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ ban hành văn bản của nhà vua và triều đình Ngự sử đài, cơ quan có chức năng giữ phong hóa pháp độ, giám sát hệ thống quan lại cũng có sự phát triển vượt bậc so với thời nhà Trần Ngự
sử đài gồm: Đô, Phó đô ngự sử, Tư vụ tỉnh, Kinh lịch ty, Án ngục ty, Chiếu ma sở và 6 Ty ngự sử trực thuộc đóng ở các đạo Trong đó, các bộ phận đều có các chức năng chuyên biệt, như Tư vụ tỉnh nắm các việc văn phòng tổng hợp; Kinh lịch ty phụ trách đăng lục các án; Án ngục ty phụ trách về hình ngục; Chiếu ma sở phụ trách việc văn án, sổ sách
Các cơ quan chuyên môn được bổ sung như: Thông chính ty chuyên việc chuyển đạt công văn của nhà vua và chuyển đơn từ của dân lên triều đình; Tư thiên giám chuyên việc làm lịch, dự báo thời tiết; Sở đồn điền mới được thành lập để quản lý đồn điền, Sở tầm tang để quản lý việc trồng dâu, nuôi tằm, Sở thực thái phụ trách trồng rau màu, Sở điền mục chuyên trông coi việc chăn nuôi súc vật
Việc phân tán quyền lực nhà nước được thực hiện toàn diện ở cả trung ương và địa phương Ở địa phương, cải cách mạnh mẽ nhất phải kể đến việc Lê Thánh Tông không chỉ cho chia cả nước thành nhiều đạo nhỏ (13 đạo thừa tuyên thay cho 5 đạo thời đầu Lê Sơ) nhằm để quyền lực của một cấp hành chính không quá lớn, hạn chế các thế lực phong kiến và nạn cát cứ, mà còn mạnh dạn thay việc quản lý đạo vốn chỉ bởi một cá
Trang 4nhân (Đại hành khiển) bằng sự quản lý của một hệ thống các cơ quan - tam ty là Thừa ty, Đô ty và Hiến ty Thừa ty phụ trách hành chính, tài chính, dân sự; Đô ty trông coi việc quân, phụ trách các vấn đề về quân
sự, và Hiến ty có chức năng xét xử và giám sát các ty trên cũng như giám sát các công việc trong đạo để tâu lên triều đình
- Xây dựng một cơ chế giám sát, kiểm soát, ràng buộc quyền lực hữu hiệu giữa bản thân các cơ quan nhà nước với nhau
Ở trung ương, Lê Thánh Tông cho thành lập lục Tự và duy trì, hoàn thiện lục Khoa Lục Khoa được đổi tên cho phù hợp với từng bộ, từng lĩnh vực
mà lục Khoa giám sát, bao gồm: Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa Chức năng giám sát của lục Khoa đối với lục Bộ được xác định cụ thể: “Phát tiền, thu tiền là chức việc của Bộ Hộ mà giúp việc vào việc đó phải có khoa Hộ, bộ Lại tuyển dùng không đúng nhân tài thì khoa Lại được quyền bác đổi, bộ Lễ để nghi chế mất trật tự thì khoa Lễ được quyền đàn hặc, khoa Hình được bàn về việc xử đoán của
bộ Hình trái hay phải, khoa Công được kiểm về việc làm của bộ Công chăm hay lười” Các Khoa hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi Thượng thư các bộ Nếu các Bộ có sai phạm trong hoạt động, người đứng đầu các Khoa được phép báo cáo trực tiếp lên nhà vua
Lục Tự chịu sự điều chỉnh trực tiếp của nhà vua, không thuộc lục Bộ, phụ trách những việc mà lục Bộ không quản lý hết Lục Tự gồm Đại lí tự - xem xét lại những án nặng đã xử rồi chuyển kết quả điều tra sang Bộ Hình để xin ý kiến quyết định của vua; Thái thường tự phụ trách nghi lễ, thờ cúng; Hồng lô tự phụ trách nghi lễ tiếp khách của vua, xướng danh các tân khoa; Thường bảo tự lo việc đóng ấn vào các quyển thi của thí sinh ở các kỳ thi hội Như vậy, qua lục Tự, Lê Thánh Tông có thể nắm
và kiểm soát trực tiếp những công việc của hai Bộ vào diện quan trọng nhất nhì trong lục Bộ là Bộ Lễ và Bộ Hình
Ở địa phương, cơ chế kiểm soát quyền lực cũng được tăng cường Lần đầu tiên, các Ty ngự sử do Ngự sử đài thành lập, được đặt ở các đạo, làm chức năng giám sát đạo Có 6 Ty ngự sử, đứng đầu là Giám sát ngự sử, mỗi ty giám sát từ 2 - 3 đạo trên cả nước Như vậy, mặc dù đóng trên địa
Trang 5bàn các đạo, nhưng Ty ngự sử lại hoạt động độc lập, trực thuộc và báo cáo trực tiếp hoạt động giám sát các đạo lên Ngự sử đài ở trung ương
Ở cấp xã, Lê Thánh Tông thực hiện nhiều cải cách quan trọng nhằm kiểm soát, tăng cường hiệu quả hoạt động, tính chịu trách nhiệm của chính quyền cấp thấp nhất nhưng đặc biệt trọng yếu này Trước tiên, là việc phân định lại các xã với các mức đại xã (từ 500 hộ), trung xã (từ 300 hộ)
và tiểu xã (từ 100 hộ) Đại xã nào có số hộ đến 600 thì cho tách ra, lập thành một tiểu xã Các làng xã đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước, hạn chế việc sử dụng hương ước, lệ làng Hương ước, lệ làng do triều đình kiểm duyệt, và có quy định cụ thể đối với việc lưu giữ, sử dụng, xây dựng mới nhằm mục đích hạn chế xu hướng tự trị của làng xã Đặc biệt,
Lê Thánh Tông đã thực hiện chế độ bầu xã trưởng, đặt tiêu chuẩn xã trưởng phải có trình độ, tư cách đạo đức “con nhà hiền lành tử tế, biết chữ, có hạnh kiểm”, thải loại xã trưởng không có năng lực hoặc già yếu, quy định anh em họ hàng không được cùng làm xã trưởng “để cho chức
xã trưởng chọn đúng người, mà trong xã không có cái tệ cùng phe”
BÀI 2: Trình bày chủ thuyết, mục đích, nội dung cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh Nêu giá trị tham khảo, kế thừa chọn lọc vào điền kiện của Việt nam hiện nay.
Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh
Nội dung
- Xây dựng bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương thành 30 tỉnh Vua Minh Mệnh đã từng bước tiến hành cải cách bộ máy nhà nước Quá trình này được nhà vua bắt đầu vào năm 1822, Quảng Đức dinh được đổi thành Thừa Thiên phủ Trong Thừa Thiên phủ gồm có hai ti: Tả thừa ti và Hữu thừa ti, đứng đầu là chức Thông phán, Kinh lịch, thuộc viên có tất cả
33 viên
Năm 1826, ba dinh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đều được đổi thành trấn Cả nước bước đầu thống nhất thành 26 trấn
Năm 1831-1832, vua Minh Mệnh xóa bỏ cấp thành, đổi tên trấn thành tỉnh, tỉnh chịu sự quản lý của triều đình Nhà vua chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên Trong toàn quốc, chỉ riêng Thanh Hóa là đất Hoàng tộc triều Nguyễn đặt riêng một Tổng đốc là người thuộc hàng Tôn
Trang 6thất, 29 tỉnh còn lại được chia thành 14 liên tỉnh do Tổng đốc đứng đầu
Cả nước đã được chia thành 15 Tổng đốc phụ trách tỉnh lớn, kiêm quản tỉnh nhỏ
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau, trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau
Để hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong tổ chức hành chính nhà nước rất cần cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả Hiểu được điều đó, vua Minh Mệnh đã xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát “Trên dưới hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” Nguyên tắc này được phân định rõ ràng rành mạch thực hiện ở tất cả các cấp hành chính
Ở triều đình để thực hiện nguyên tắc này, vua Minh Mệnh cho đặt Tứ trụ đại thần, gồm 4 viên quan cao cấp là những người tài giỏi, có uy tín, được nhà vua tin cậy Tứ trụ đại thần họp với nhà vua hình thành Cơ mật viện Có thể coi những đại thần này là một “Hội đồng cố vấn”, chuyên tư vấn, bàn bạc với nhà vua những công việc trọng yếu của quốc gia về quân sự và an ninh quốc phòng, giúp nhà vua đưa ra quyết định về các vấn đề trên một cách minh mẫn, sáng suốt nhất
Ở Lục bộ, nguyên tắc kiểm tra giám sát cũng được vua Minh Mệnh quán triệt trong tổ chức bộ máy Cụ thể Lục Bộ là cơ quan hành pháp cao nhất của triều đình gồm 6 bộ: Binh, Công, Hình, Hộ, Lại, Lễ Mỗi bộ gồm 5 người: 1 viên Thượng thư; 2 viên Tả, Hữu Tham tri và 2 viên Tả, Hữu Thị lang Khi hội bàn thì cả 5 viên quan kể trên đều bình đẳng và có trách nhiệm ngang nhau Viên Thượng thư mặc dù ở chức hàm cao nhất cũng không được quyền phủ quyết các ý kiến trái ngược với ý kiến của mình Nguyên tắc này còn được thực hiện trong mọi cơ quan nhà nước Giữa Lục Bộ và Lục tự luôn có sự phối hợp, kiểm tra và giám sát lẫn nhau Lục tự giúp vua thừa hành các trách nhiệm do Lục bộ trao cho về các vấn
đề văn hóa giáo dục, thi cử,luật pháp, tế tự Bên cạnh bộ Hình chuyên trách việc luật lệnh, xét xử hình phạt, án tù còn có Tam pháp ty hỗ trợ nhận đơn khiếu nại của những người bị quan triều đình xử oan ức Đô Sát viện giám sát, kiềm chế hoạt động của các cơ quan hành chính trong các
Trang 7lĩnh vực Cơ mật viện là cơ quan tham mưu cao nhất của nhà vua nhưng lại không tách rời các cơ quan chức năng khác
Như vậy thời Minh Mệnh, bộ máy hành chính trung ương được cải tổ mạnh mẽ Các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương được cải tiến song song với việc định lại các giai chế phẩm trật
- Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả
Trong chính sách cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh, ông rất quan tâm xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ quan lại bởi ông cho rằng, để giám sát, kiểm soát đội ngũ quan lại một cách hiệu quả còn là một việc còn khó khăn và quan trọng hơn nhiều so với việc tuyển chọn được đội ngũ quan lại có đủ phẩm chất và năng lực Cơ chế kiểm tra, giám sát dưới triều vua Minh Mệnh có thể chia làm hai nhóm như sau: cơ chế tự kiểm tra, giám sát của mỗi hệ thống và cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên ngoài hệ thống Cơ chế kiểm tra, giám sát này đã đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, bộ máy kiểm tra, giám sát không nằm trong hệ thống quyền lực cần kiểm tra, giám sát nên có khả năng kiểm tra, giám sát được toàn bộ
hệ thống quyền lực nhà nước
Thứ hai, việc kiểm tra giám sát luôn đảm bảo khách quan, hiệu quả do bộ máy kiểm tra, giám sát mang tính độc lập cao
Ngự Sử Đài được đổi thành Đô sát viện bởi vua Minh Mệnh muốn hướng
Đô sát viện trở thành cơ quan chuyên kiểm tra, giám sát bộ máy hành chính trên toàn quốc và đội ngũ cán bộ, quan lại Với bộ máy kiểm tra, giám sát chặt chẽ như trên, không một cơ quan hành chính nào, không một quan lại nào lại không bị kiểm tra, giám sát từ các phía, điều đó đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ quan lại diễn ra theo đúng định hướng của nhà vua
- Kết hợp tập quyền song song với tản quyền và phân quyền
Trang 8Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương đã được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện hơn dưới thời vua Minh Mệnh đặc biệt là sau cuộc cải cách năm 1831-1832 Nguyên tắc tập quyền được áp dụng song song với nguyên tắc phân quyền và tản quyền Quyền lực nhà nước vẫn tập trung trong tay vua nhưng có sự phân chia thành các bộ phận khác nhau giao cho các cơ quan khác nhau phụ trách Bộ máy hành chính trung ương được cải tiến bao gồm: Nội các, Cơ mật viện, Lục bộ, Đô sát viện, Lục tự, Tôn nhân phủ, Khâm thiên giám, Quốc sử phán, Vũ Khố, Cả nước được chia thành 30 tỉnh đứng đầu là Tổng đốc và 1 phủ đứng đầu là
Đề đốc đặt dưới sự quản lí của triều đình Bên cạnh nguyên tắc tập quyền, phân quyền, vua Minh Mệnh còn áp dụng nguyên tắc tản quyền
để nắm bắt kịp thời tình hình, tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân mỗi địa phương Nhà vua quy định chặt chẽ quy chế vận hành, tăng cường chức năng giám sát địa phương của Đô sát viện và Giám sát ngự
sử các đạo Chính quyền trung ương cử các quan chức của mình xuống tại địa phương và trực tiếp thực hiện thẩm quyền của nhà nước tại địa phương Việc kết hợp các nguyên tắc này giúp đảm bảo được quản lý kịp thời, sát thực với tình hình địa phương và đặc biệt là củng cố được được chế độ trung ương tập quyền
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật, tôn trọng pháp luật Vua Minh Mệnh rất coi trọng pháp luật Vì vậy, dưới thời của ông, hệ thống pháp luật luôn được chú trọng xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh Vua Minh Mệnh thường lấy 4 chữ "Chính - Đại - Quang - Minh" làm tôn chỉ cho việc điều hành bộ máy nhà nước dưới triều của mình nhằm duy trì kỷ cương xã hội, để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả Không chỉ sử dụng các điều luật trong Bộ luật Gia Long, vua Minh Mệnh còn định thêm các điều luật mới để xét xử những việc làm sai trái của các quan lại, định lệ việc xử phạt quan tham nhũng, hối lộ, định lệ việc xét các địa phương xử án hay hoặc dở Pháp luật dưới triều vua Minh Mệnh điều chỉnh các quan hệ xã hội theo nguyên tắc “quyền uy - phục tùng”, bao gồm đầy đủ các mối quan hệ xã hội và các mối quan hệ trong lĩnh vực hành chính Nhà vua quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước; vị trí và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ quan lại Qua đó làm tiêu chuẩn để ông kiểm tra,
Trang 9giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ quan lại
Vua Minh Mệnh xử phạt nghiêm minh các quan lại vi phạm pháp luật, ngay cả các viên quan đại thần tài ba, thân cận với vua cũng bị xử phạt nếu phạm luật Việc làm của vua Minh Mệnh góp phần nâng cao ý thức
tự giác tuân thủ pháp luật của các quan lại trong bộ máy nhà nước
Mục đích
Mục đích cải cách hành chính của vua Minh Mệnh là xây dựng, củng cố
bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền quan liêu trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong Ông muốn xây dựng một đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài
Giá trị tham khảo, kế thừa chọn lọc vào điền kiện của Việt nam hiện nay
- Thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau" trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Dưới triều vua Minh Mệnh, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ hỗ trợ, giám sát lẫn nhau giữa các bộ, khoa, tự, giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, trình tự, quy chế làm việc được phân định cụ thể, rành mạch Nguyên tắc này dưới triều ông được thực hiện ở tất cả các cấp hành chính: triều đình trung ương, lục bộ, các cơ quan chuyên trách và ở tất cả các cấp hành chính địa phương
- Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi
và nghĩa vụ tương xứng"
Nguyên tắc này bắt nguồn từ thuyết "chính danh" của Nho gia Vật nào cũng vậy, cái "tên" phải xứng với cái "thực" của nó, chức vụ luôn đi cùng với trách nhiệm, quyền lợi luôn đi cùng với nghĩa vụ
Chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng
là nguyên tắc được vua Minh Mệnh rất coi trọng Ông đã vận dụng nguyên tắc này trong việc tổ chức, điều hành bộ máy hành chính nhà nước, đặt ra các quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với từng quan lại Mỗi chức quan đều có quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể Ngoài chức tước, quan lại còn được quy định theo phẩm hàm, từ nhất
Trang 10phẩm đến cửu phẩm, mỗi phẩm hàm lại phân chia thành các trật chánh và tòng cụ thể
Nếu nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh" nhằm giữ nghiêm
kỷ cương, phép nước, ngăn tiếm quyền và lạm quyền thì nguyên tắc
"quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng" là để khuyến khích, động viên quan lại Thực tế cho thấy, nếu quan lại nào làm tốt một việc thì sẽ được ban thưởng, ngược lại, sẽ bị phạt
Vua Minh Mệnh từng nói: "Đạo nuôi người thanh liêm không có gì bằng cấp cho họ lộc hậu" Năm 1839, thấy lương bổng của quan lại quá ít ỏi, ông đã quyết định tăng lương và phụ cấp cho họ Khi quyết định tăng lương, ông nói: "Trẫm nghĩ, bọn ngươi lương ít không đủ nuôi đức thanh liêm, nay đã được ngoại lệ gia ân thì các ngươi phải ra sức cố gắng" Dưới triều ông, những quan lại gần dân, hoàn thành chức phận của mình còn nhận được tiền "dưỡng liêm" để giữ đức thanh liêm
- Kết hợp "đức trị" và "pháp trị" trong quản lý nhà nước
Nghệ thuật cai trị của vua Minh Mệnh là sự kết hợp hài hòa giữa đức trị
và pháp trị Trong khi coi "pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải tuân theo", thì đồng thời ông cũng nói: "Người ta khác với loài cầm thú là vì có lễ để làm khuôn phép giữ gìn" Ông dùng pháp luật để bảo vệ thuần phong mỹ tục và dùng thuần phong mỹ tục để đưa con người hướng về chữ nhân, chữ nghĩa, biết phục tùng và sống theo pháp luật Dùng đức - hình kết hợp để trị nước, ông đã tìm thấy được hiệu quả trong phương thức cai trị "đức chủ - hình bổ"
Ông yêu cầu đội ngũ quan lại phải "lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi,
để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc"(4) Không chỉ răn dạy quan lại, bản thân ông cũng là những tấm gương về đạo đức cho đội ngũ quan lại và thần dân noi theo Tuy làm vua nhưng ông luôn tự khép mình theo kỷ cương phép nước, không cho phép mình đứng trên pháp luật, làm trái pháp luật Nhân cơ hội cách chức Án sát Quảng Ngãi Nguyễn Đức Hội vì tội tham nhũng, vua Minh Mệnh đã dụ các quan trong triều rằng: "Ta từ khi lên ngôi đến nay, dùng người làm việc, giữ một mực công bằng, dẫu có kẻ tôi con thân tín cũng chỉ dùng theo tài