1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Đặc Trưng Của Hệ Thống Pháp Luật Civil Law Và Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Pháp Luật Civil Law Đến Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam”.Pdf

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

NT 1

Nội dung - - 0 1211011122115 12 1151115115111 1111111115111 k kg xà ro 2 1 Đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil law - chen 2 1.1 Chịu ánh hưởng sâu sắc của luật La MÃ - - 5 SE E225 E1 re 2 1.2 Hệ thống pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp 3

1.3 Hệ thống pháp luật Civil law coi trọng lý luận pháp luật 3

1.4 Đặc trưng về nguồn luật HH HS nSS ng 11k sxy 4 1.5 Đặc trưng về quá trình tỐ tụng - c2 E1 12121121212 Ectcrrrree 4

1.6 Hệ thống pháp luật Civil law có trình độ hệ thống hóa, pháp điền cao 5 2 Ảnh hưởng của hệ thông Civil law đến hệ thống pháp luật Việt Nam

2.1 Ảnh hưởng từ hệ thông pháp luật Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc 2.2 Ảnh hưởng của pháp luật Civil law đối với hệ thông pháp luật Việt Nam

hiện nay .2 002211122212 1 1T1 TH n5 HH HH kg trku 9

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 2

Mở đầu

Hệ thống pháp luật Civil law hay được biết đến với các tên gọi khác như hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa hay hệ thống pháp luật La mã — Đức Đây là hệ thống pháp luật có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trong các hệ thống pháp luật

chính trên thế giới hiện nay Hệ thông pháp luật Civil law có gốc rễ hình thành va

phát triển trên nền táng luật La mã và được du nhập đi khắp nơi trên thể giới trong công cuộc xâm lược và cai trị thuộc địa của các nước châu Âu Không nằm ngoài tác động đó, trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, Việt Nam ít nhiều đã chiu ảnh

hưởng từ hệ thông pháp luật Pháp nói riêng và hệ thông pháp luật Civil law nói

như những góp ý quý giá từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

Nội dung 1 Đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil law

Trong luật học so sánh, Civil law là tên gọi của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu là đòng họ pháp luật lớn nhất thế gi0i, tồn tại ở các nước lục địa châu Âu

như: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bí, Lúc-xăm-bua, Hà Lan,

Thuy S¥, Scotland, phan lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước Mỹ - Latinh, các

nước phương Đông kê cả Nhật Bản.'

Nhìn một cách tông quát, hệ thống pháp luật Civil law có những đặc trưng cơ bản sau đây:

1.1 Chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã

Luật La Mã đã được nghiên cứu tại các trường đại học ở lục địa châu Âu và được cơi là nguồn luật bỗ sung, được áp dụng trực tiếp nêu pháp luật thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải

điều chỉnh pháp luật

Luật La Mã xuất hiện và hoàn thiện từ sớm gắn với sự tồn tại của đề chế La Mã, chủ yếu được biết đến qua các Bộ tông luật thoi Hoang dé Justinian Dén thé kỷ thứ XI những Bộ tổng luật này được nghiên cứu và được đem vào giảng dạy tại các trường tông hợp trong đó có Trường đại học Bologna của nước Ý, nơi đây được biết đến như một trung tâm đầu tiên giảng dạy luật La Mã ở châu Âu Rất nhanh sau đó, luật La Mã đã lan rộng và có tác động lớn lên tư tưởng pháp luật trong xã hội Tây Âu đồng thời những nguyên tắc, nền tảng của luật La Mã cũng ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn Cho đến những năm đầu thế kỷ XVII ở các nước châu Âu lục địa đã xuất hiện xu hướng pháp điển hóa với sự ra đời của các Bộ luật được pháp điển đầu tiên ở các nước Bắc Âu Sau đó các bộ luật dân sự lớn ra đời tiêu biểu như: Bộ luật dân sự Napoleon, Bộ luật dân sự Đức đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã? Ở một số nước còn cho phép áp dụng

1

Thường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2019, tr 99

2 PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Tìm hiểu hệ thông pháp luật châu Âu lục địa, Tập chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, 2004, tr 70

2

Trang 4

trực tiếp luật La mã nếu luật thành văn và tập quán của họ chưa có quy định đối với

quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh Corpus jurius civilis được tiếp nhận rộng

rãi ở Đức, Pháp và các nước luc dia chau Au’

1.2 Hệ thống pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp

Do ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã nên hệ thống pháp luật Civil law được chia thành công pháp (Jus publicum) và tư pháp (Jus privatum) Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân (ví dụ: luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật ngân hàng, luật tài chính công) Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, luật lao động

Cơ sở phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh Trong khi phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là cac phương pháp tư thỏa thuận ý chí và bình đăng giữa các bên thì phương pháp điều chỉnh chủ yếu của công pháp là mệnh lệnh quyền uy Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia này xuất phát từ quan niệm phô biến ở các quốc gia châu Âu là mối quan

hệ giữa người cai trị và người bị trị đòi hỏi những chế định pháp luật khác với mỗi

quan hệ giữa các tư nhân với nhau

Tuy nhiên sự phân định thành công pháp và tư pháp là không tuyệt đối, hiện nay ranh giới giữa chúng ở các nước theo hệ thống Civil law không còn đậm nét như trước đây

1.3 Hệ thống pháp luật Civil law coi trọng lý luận pháp luật

Ngay từ thế kỉ XII, XII, khi các trường đại học của các quốc gia ở châu Âu lục địa ra đời, quan điểm của các giáo sư đại học lúc này đã là: Pháp luật là công cụ, là mô hình tô chức xã hội là cái cần phải làm chứ không phải cái đang xảy ra trong thực tiễn Quan điểm này được duy trì trong những thể kỷ tiếp theo Các học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật được cơi là nguồn của pháp luật Ở các nước 3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2019, tr 100

3

Trang 5

châu Âu các bộ luật thường đi từ cái chung đến cái riêng Trong đó, ở phần đầu bộ luật các khái niệm chung được trình bày rõ ràng làm cơ sở lý luận cho các phần sau và thông thường được xây dựng theo hướng tư duy logic đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc đến tình huống, lí luận thực tiễn

1.4 _ Đặc trưng về nguồn luật

Nguồn luật của hệ thống pháp luật Civil law cũng rất đa dạng nhu: luật thành văn (Hiến pháp, các công ước, bộ luật, luật, ): tập quán pháp luật (tập quan ap dụng đương nhiên, tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu luật và tập quán trái luật); án lệ; học thuyết và các nguyên tắc trung Trong đó, pháp luật thành văn được coi trọng và áp dụng pho biến hơn cá, còn án lệ thì ngược lại bị hạn chế áp dụng hơn

Hệ thống luật Civil law không coi tiền án lệ pháp luật là hình thức pháp luật thông dụng và phô biến như pháp luật thành văn Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên hệ thống pháp luật này không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử Các luật gia lục địa châu Âu hầu như có quan điểm thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của nghị viện, tòa án chỉ là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử đề tạo ra luật Án lệ được áp dụng rất hạn chế ở các nước châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc chính thức Ngày nay, vấn đề án lệ đã được quan tâm hơn tuy nhiên vẫn áp dụng ở mức hạn chế

trong việc thông nhất giải thích các quy định pháp luật thành văn

1.5 _ Đặc trưng vẻ quá trình tô tụng

Hệ thống pháp luật Civil law dựa trên quy trình tổ tụng thâm vấn, dé cao vai trò của thâm phán Thâm phán của Civil law được đảo tạo chuyên nghiệp theo một quy trình riêng và thường trước đó họ không phải luật sư Trong quá trình xét cử, các thầm phán tiên căn cứ vào luật thành văn, kết quả của cơ quan điều tra, hồ sơ, tải liệu và quá trình xét xử tại tòa đề đưa ra quyết định Vì vậy, phiên tòa trong tô tụng thẳm vẫn không phải là sự tranh biện giữa các bên buộc tội và gỡ tội mà thực chất là tiếp tục điều tra, thâm định chứng cứ, làm rõ các chỉ tiết trong hồ sơ vụ án Vai trò công tố viên buộc tội và luật sư bào chữa trong phiên tòa rất mờ nhạt và thụ động,

Trang 6

hai bên chỉ đưa ra các bằng chứng hợp pháp và đợi sự phán quyết của Tòa án Vì phiên toàn không bao gồm phan tranh tụng giữa các bên nên tố tụng thâm van thường diễn ra ngắn hơn so với tô tụng tranh tụng

Tuy nhiên, mô hình tô tụng thâm vấn của Civil law thường được cho là không tôn trọng đầy đủ quyền của các bên đương sự vì họ không có quyền chứng minh chứng cử tại tòa Tô tụng thâm vấn không đảm bảo được sự vô tư, khách quan của

phán quyết, đôi khi thâm phán đã có sẵn quyết định xét xử trong đầu khi đọc hồ sơ

vu án trước khi diễn ra xét xử tại Tòa

1.6 _ Hệ thống pháp luật Civil law có trình độ hệ thống hóa, pháp điền cao Ngoài các bộ luật thông thường như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tổ tụng hình

sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tô tụng dân sự, Bộ luật lao động các quốc gia châu Âu

luc địa đã xây dụng nhiều bộ luật khác như Bộ luật Đất đai, Bộ luật Tổ tụng hành chính, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Hàng không, Bộ luật Bầu cử, Bộ luật Thuế, Bộ luật Môi trường, Bộ luật quốc phòng, Bộ luật Bảo hiểm xã hội và gia đình, Nhờ xây

dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cửu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thường rất cụ thê với chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua một văn bán pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành 2 Ảnh hưởng của hệ thống Civil law đến hệ thống pháp luật Việt Nam

2.1 Ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc

Từ những năm đầu thế kỷ XX, hệ thông pháp luật Civil law đã mở rộng ảnh

hưởng ra toàn thế giới với sự xâm lược, mở rộng thuộc địa của các nước châu Âu Do các quốc gia Tây Âu như Pháp, Bí, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia có

nhiều thuộc địa ở các châu lục khác nhau nên đã tạo điều kiện thuận lợi đề hệ thông

pháp luật Civil law phát triển sang các châu lục khác

Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật Civil law được du nhập chủ yêu thông qua hệ

thống pháp luật Pháp trong thời kì thực dân Pháp đô hộ và vẫn còn lưu lại những dâu ấn nhất định trong hệ thống pháp luật ngày nay.

Trang 7

Hệ thống pháp luật Civil law hay cu thé là hệ thống pháp luật Pháp đã có

những ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hệ thông pháp luật Việt Nam như sau: Thứ nhất, ảnh hưởng của văn hóa Pháp luật Pháp vào hoạt động lập hiến của Việt Nam

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ Tư sản Pháp, đặc biệt là Bản tuyên ngôn Dân quyền và công quyền của nước Pháp

1789, Hiến pháp 1791 và các bản Hiến pháp tiếp theo của Pháp, giới tri thức Việt

Nam sục sôi mong muốn xây dựng một bản Hiến pháp cho Việt Nam Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, mơ ước của người dân Việt Nam về một bản Hiến pháp

cho người Việt Nam đã có điều kiện biến thành hiện thức Chỉ sau một thời gian

ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp 1946 đã được ban hành Mặc dù được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng Hiến pháp 1946 đã kết tỉnh được những tỉnh hoa của hiển pháp tư sản, đặc biệt là Hiển pháp năm 1971 của Pháp Mô hình chính thể theo Hiến pháp 1946 là sự kết hợp giữa chính thê Cộng hòa Tổng thống của Hoa Kỳ và

Cộng hòa lưỡng tính của Pháp

Thứ hai, ảnh hưởng đến cấu trúc của hệ thống pháp luật và việc xây dựng, thực hiện các bộ luật dân sự ở Việt Nam

Trước thời ký Pháp thuộc, vấn đề phân chia pháp luật thành lĩnh vực công

pháp và tư pháp chưa được biết đến ở Việt Nam Ví dụ điện hình là hai bộ luật thời kỳ phong kiến nước ta là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật

lệ (còn được gọi là Bộ luật Gia Long) đều điều chỉnh mọi vẫn đề bao gồm cả dân sự

và hình sự Bản chất của pháp luật thời kì này thê hiện ở tính giai cấp và tính xã hội,

pháp luật phong kiến là ý chí của giai cấp phong kiến, bảo vệ chủ yếu cho lợi ích của giai cấp phong kiến và quản lý xã hội bằng những quy định vô cùng hà khắc, tàn bạo trong lĩnh vực hình sự."

4 PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Văn hóa pháp luật Pháp vả những ảnh hưởng tới pháp luật ở Việt Nam,

https://thongtiaphapluatdansu.edu.vn, truy cập ngay 10/06/2020

5 GS.TS Hoàng Thị Kim Qué, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2015, tr 238

6

Trang 8

Trong thời kỳ Pháp thuộc, trên cơ sở mô phỏng theo Bộ luật dân sự Pháp năm 1804, chính quyền thực dân đã ban hành ba bộ luật dân sự trên 3 miền nước ta: Bộ

luật dân sự giản yếu ở Nam Ky nam 1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Hoàng

Việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936

Sau cách mạng tháng Tám 1945, trong điều kiện chưa xây dựng được các bộ luật mới, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 đã cho phép áp dụng các luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngay cả đến khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, pháp luật dân sự Việt

Nam vẫn kề thừa phát triển những giá trị tỉnh túy của pháp luật Civil law noi chung là pháp luật Pháp nói riêng Tiêu biểu là Bộ luật dân sự 2005 và kế thừa nó là Bộ

luật dân sự 2015 được xây dựng trên tỉnh thần hội nhập quốc té, tiếp thu nhiều tư tưởng pháp luật Pháp, Đức kết hợp với truyền thông văn hóa pháp luật Việt Nam

Thứ ba, ảnh hưởng đến hệ thống tô chức tòa án Pháp đối với Việt Nam

Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ, hệ thống tòa án ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình tòa án phong kiến, ở đó không có sự tách biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp, các quan cai trị đầu hạt đồng thời là các quan xét xử Hệ thống tư pháp thời kì này cũng không tách bạch cơ quan điều tra, cơ quan truy tỐ, cơ quan xét xử mà các tr1 phủ, chỉ huyện tự mình điều tra, tự mình truy tô và xét xử Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật vẫn chưa được thiết lập vì dù có

tiễn bộ hơn trước nhưng pháp luật thời kỳ này vẫn tồn tại những thiết chế bảo vệ

tầng lớp trên như vua chúa, quan lại cấp cao

Khi Pháp đặt ách đô hộ, bên cạnh các tòa án của người Việt xây dựng theo

mô hình phong kiến đề xét xử người Việt, người Pháp đã thành công xây dựng thêm

hệ thống tòa án pháp theo mô hình tòa an tư sản đề xét xử người công dân Pháp, người Việt quốc tịch Pháp và người nước ngoài Mô hình tòa án này đã tách biệt được tư pháp ra khỏi bộ máy hành chính thành một ngành độc lập, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cũng được tách biệt và độc lập với nhau Nguyên tắc mọi công

Trang 9

dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập, quyền bào chữa được đảm bảo Mô

hình tòa án Pháp thời kỳ này đã ít nhiều đã ảnh hưởng đến tư duy tô tụng và cách

thức tổ chức hệ thống tòa án cho người Việt Nam sau này

Thứ tư, ảnh hưởng của cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đến ý tưởng tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam

Trong thời Pháp thuộc, một hệ thống cơ quan đại diện dân chúng được thành

lập như: Hội đồng quản hạt ở Nam Kỳ (1886); Viện tư vẫn bản xứ Bắc Kỳ (1907);

Trung Kỳ nhân dân đại biêu viện (1926) Bên cạnh các cơ quan đại diện nhân dân ở cấp kỳ còn có cơ quan đại diện cho dân chúng ở các cấp tỉnh và thành phố và các

thành phố lớn

Các cơ quan đại diện dân chúng trong thời kỳ này phần lớn chỉ mang tính chất hình thức vì chỉ có tầng lớp kỳ hào mới được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại diện Vai trò của các cơ quan đại diện rất hạn chế chỉ dừng lại ở thẳm quyền tư vấn, các kiến nghị của cơ quan này chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của cơ quan đại diện Chính phủ bảo hộ

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng thiết chế cơ quan đại diện do Pháp xây dựng đã có những ảnh hưởng nhất định đến tư duy tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướng dân chủ ở Việt Nam Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước giành được độc lập, dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân Việt Nam đã đã tô chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân là hệ thống cơ quan dân cử thực sự dân chủ của mình Bên cảnh đó, cuộc tổng tuyên cử đầu năm 1946 đã đánh dấu sự kiện quan trong trong lịch sử nước ta, thể hiện nước ta thực sự là một nước dân chủ

Thứ năm, ảnh hưởng của khoa học pháp lý Pháp với khoa học pháp lý Việt Nam

Một lớp luật sư và các nhà khoa học pháp lý được đào tạo và trưởng thành trong nền văn hóa pháp luật Pháp đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng cho nhà nước Việt Nam trong những năm

tháng đầu tiên sau khi giành độc lập Do đó, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu ảnh

Trang 10

hưởng sâu sắc bởi cách thức tư duy pháp lý và ý thức hệ của Pháp cũng như trong đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền

2.2 Ảnh hưởng của pháp luật Civil law đôi với hệ thống pháp luật Việt Nam

hiện nay

Từ khi Việt Nam thay đôi kiểu loại Hiến pháp từ kiểu Hiến pháp dân chủ sang kiêu Hiến pháp Xô Viết vào năm 1959, vấn đề du nhập pháp luật Xô Viết bắt

đầu diễn ra Điều này làm cho các bộ luật dân sự nói riêng và pháp luật Việt Nam

nói chung đã dần xa rời mô hình pháp điển hóa theo kiểu Pháp, tuy nhiên dấu ấn Pháp vấn còn khá đậm nét

Thứ nhất, ảnh hưởng trong lĩnh vực dân sự

Nếu như dưới thời Pháp thuộc các tư tưởng hiện đại trong dân sự được du nhập mang tính chất cưỡng bức hơn là tự nguyện thì đến nay lại phản ánh hoàn toàn

ngược lại Năm 1995, Bộ luật dân sự ra đời với trình độ pháp điểm hóa tương đối

cao trong đó kế thừa rất nhiều giá trị hiện đại của hệ thống Civil law Điều này cũng được thể hiện qua các khái niệm cơ bản, các chế định pháp luật đặc thù trong Bộ

luật dân sự 2015 như: khái niệm về hợp đồng (Điều 384), nguyên tắc tự do hợp đồng (Điều 3), các chế định về pháp nhân (Điều 74), chế định luật nghĩa vụ cũng

được quy định và được phát triển và hoàn thiện tiếp trong các bộ luật dân sự vé sau Bên cạnh đó, giống với các quốc gia khác trong hệ thống Civil law, pháp luật Việt Nam coi trọng việc áp dụng luật thành văn, các tập quán hơn là án lệ Theo Điều 6 Bộ luật dân sự 2015 về áp dụng tương tự pháp luật thì khi quan hệ phát sinh không có trong thỏa thuận và phát luật cũng chưa có quy định thì sẽ ưu tiên áp dụng tập quán trước Nếu không thể áp dụng được tập quán thì sẽ áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và sau cùng mới xét đến áp dụng án lệ, lẽ công bằng

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam học hỏi những kỹ thuật pháp điển hóa của Pháp Chúng ta đã xây dựng được nhiều bộ luật khác nhau đề điều chỉnh những vấn dé theo lĩnh vực cu thé như: Bộ luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật lao

6 PGS.TS Ngô Huy Cương, Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam,

https:/hongtinphapluatdansu.edu.vn/, truy cập ngày 10/6/20121.

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w