Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
825,83 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:Mộtsố biện phápđẩymạnh công tácxúctiếnbánhàngởcôngtycổphầnquehànđiệnViệt-Đức Lời mở đầu Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ, trong đó các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại, cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước can thiệp rất sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước quyết định tất cả các vấn đề kinh doanh như mặt hàng kinh doanh, đối tượng phân phối, giá cả, số lượng và doanh nghiệp sẽ được bù đắp nếu làm ăn thua lỗ. Vì vậy, vấn đề tiêu thụ hàng hoá chỉ mang tính pháp lệnh và hình thức, không được quan tâm và thúc đẩy. Hiện nay, môi trường kinh tế mới buộc các doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các quy luật của cơ chế thị trường để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, đảm bảo thu được lợi nhuận để có thể tồn tại và đứng vững. Thị trường là thách thức lớn lao đối với mỗi doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu bánhàngcó ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như có thể tái sản xuất mở rộng, là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, ổn định tình hình tài chính doanh nghiệp Vì vậy, để có thể đứng vững trên thương trường, thì các doanh nghiệp phải tổ chức tốt côngtácxúctiếnbán hàng, có chiến lược tiêu thụ thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường, quyết định kịp thời khi cócơ hội, huy động tất cả các nguồn lực hiện có và lâu dài để có thể đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian thực tập tại côngtycổphầnquehànđiệnViệt-Đức em đã nghiên cứu, tìm hiểu về côngtácxúctiếnbánhàng của công ty. Côngty đã sử dụng các hình thức xúctiếnbánhàng như mộtcông cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên đang côngtác tại côngtycổphầnquehànđiệnViệt-Đức nói chung và các nhân viên phòng kế hoạch – kinh doanh nói riêng, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em đã chọn đề tài: “ Mộtsố biện phápđẩymạnh công tácxúctiếnbánhàngởcôngtycổphầnquehànđiệnViệt- Đức”. Đồ án tốt nghiệp của em gồm ba phần: Chương I: Cơsở lý thuyết về hoạt động xúctiến bán. Chương II: Phân tích côngtácxúctiếnbánhàng tại côngtycổphầnquehànđiệnViệt- Đức. Chương III: Mộtsốbiệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúctiếnbán của côngtycổphầnquehànđiệnViệt- Đức. Phần I : Cơsở lý thuyết về hoạt động xúctiếnbán I Tổng quan về hoạt động xúctiếnbán Trong những năm trở lại đây do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho tình hình thị trường có nhiều thay đổi rõ rệt. Trên thị trường, các sản phẩm được đa dạng hoá ở mức độ rất cao, có rất nhiều sản phẩm mới ra đời mà người tiêu dùng không biết đến sự có mặt của chúng. Trong tình hình đó, các hoạt động của doanh nghiệp nhằm giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của mình để khuyến khích họ mua hàng trở nên rất quan trọng. Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì nhu cầu tiêu dùng của thị trường cũng ngày càng phát triển. Nhu cầu này không chỉ giới hạnở việc tăng lên của số lượng và chất lượng hàng hoá cung ứng, mà còn thể hiện ở việc thoả mãn tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của sản phẩm trong các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động xúctiếnbánhàng nhằm thoả mãn tâm lý mua hàng và tâm lý tiêu dùng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thúc đẩybánhàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. I.1 Khái niệm về xúctiếnbánXúctiếnbán là một thành phần của hỗn hợp Marketing nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó, với hy vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin. Có năm hình thức xúctiếnbán là quảng cáo, khuyễn mãi, bánhàng trực tiếp, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp. Mỗi hình thức cómột đặc điểm riêng khiến cho nó có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong những hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, xúctiếnbánhàng là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, xúctiếnbánhàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp cócơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạnhàng trong và ngoài nước. Xúctiếnbánhàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Xúctiếnbánhàng là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua xúctiến bán, các doanh nghiệp có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Xúctiếnbánhàng góp phần kích thích lực lượng bánhàng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả bánhàng I.2 Mục đích của xúctiếnbánXúctiếnbáncó ba mục đích cơbản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở. Tầm quan trọng của mỗi mục đích tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của doanh nghiệp. Một sản phẩm có tính năng rất tuyệt vời sẽ không có ai mua nếu như không ai biết nó là gì, được bánở đâu, tính năng của nó như thế nào. Do các kênh phân phối thường dài, một sản phẩm phải trải qua nhiều cấp trung gian mới đến tay người sử dụng cuối cùng. Vì lẽ đó, nhà sản xuất cần thông báo cho cả nhà trung gian lẫn người sử dụng cuối cùng về sản phẩm của mình. Sự cạnh tranh ngày càng tăng lên giữa các hãng đã tạo nên sức ép ghê gớm đối với các doanh nghiệp. Không chỉ thông báo cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp còn cần phải chứng minh sự ưu việt của sản phẩm của họ trước khách hàng, làm cho họ tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn các sản phẩm cạnh tranh. Đó là mục đích thuyết phục của xúctiến bán. Những khách hàng đã mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần được nhắc nhở để cho họ khỏi quên về sự sẵn có của sản phẩm này trên thị trường cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của sản phẩm. Những hoạt động như thế nhằm giữ chân khách hàng, làm cho họ ít suy nghĩ về sản phẩm cạnh tranh và tiếp tục mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu. I.3 Nội dung của hoạt động xúctiếnbánXúctiếnbánhàng kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là: doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động xúctiến bán. I.3.1 Quảng cáo a) Khái niệm Quảng cáo là những hoạt động truyền thông không mang tính cá nhân, thông qua một phương tiện truyền tin phải trả tiền. Có rất nhiều phương tiện quảng cáo như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình), in ấn (báo, tạp chí) biển hiệu ngoài trời (panô, áp-phích), các trang vàng niên giám điện thoại, bao bì sản phẩm, tờ rơi, catalô, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp. Quảng cáo bao gồm các hoạt động giới thiệu và truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, nâng cao uy tín cho nhà kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Quảng cáo là mộtcông cụ Marketing và phương tiện thúc đẩybánhàng rất quan trọng, quảng cáo có vai trò và ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh. Trong các hoạt động xúctiếnbán thì quảng cáo là hoạt động xúctiến quan trọng nhất. Nhờ có quảng cáo mà khối lượng hàng hoá tiêu thụ được của nhà kinh doanh tăng lên rõ rệt. Quảng cáo còn là phương tiện quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của chiến lược Marketing như: lợi nhuận, thế lực và an toàn trong kinh doanh. b)Chức năng - Thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp. - Thuyết phục khách hàng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ - Hướng dẫn, giáo dục tiêu dùng c) Yêu cầu và nguyên tắc quảng cáo Để nâng cao hiệu quả của quảng cáo, chương trình quảng cáo cần thực hiện tốt những yêu cầu và nguyên tắc sau đây: - Quảng cáo phải tiêu biểu, đặc trưng, độc đáo và có lượng thông tin cao. - Quảng cáo phải bảo đảm tính nghệ thuật, kích thích mua hàng. - Quảng cáo phải trung thực, đảm bảo tính pháp lý. - Quảng cáo phải nhắc lại thường xuyên và đúng thời cơ. - Quảng cáo phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chi phí dành cho quảng cáo. d) Phương tiện quảng cáo Phương tiện quảng cáo bao gồm các công cụ và cách thức chuyển tải thông tin từ nhà sản xuất đến với khách hàng. Để chọn phương tiện quảng cáo thì doanh nghiệp cần rõ mình muốn vươn tới tầm ảnh hưởng nào, với tần số lặp lại bao nhiêu và mức tác động cần có để đạt được những mục tiêu quảng cáo. Các phương tiện quảng cáo gồm rất nhiều loại phong phú và đa dạng. Những phương tiện thường được sử dụng để quảng cáo gồm có: * Phương tiện in ấn: báo, tạp chí, ấn phẩm gửi trực tiếp. - Báo chí: có rất nhiều loại báo chí: báo hàng ngày, hàng tuần, các chuyên san, ưu điểm của quảng cáo trên báo là đảm bảo đưa những thông tin quảng cáo tới khu vực thị trường đã chọn theo vị trí địa lý. Mặt khác, quảng cáo trên báo thường dễ chuẩn bị và tương đối ít tốn kém khi sử dụng có lựa chọn. Hạn chế lớn nhất của quảng cáo trên báo là thời gian sống của quảng cáo quá ngắn và tính chất địa phương rõ nét của nó. - Tạp chí được xuất bản định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Quảng cáo trên tạp chí có tính chọn lọc địa bàn và công chúng, độ tin cậy và uy tín cao, khả năng tái hiện tốt, tồn tại lâu, nhiều độc giả trung thành. Tuy nhiên khoảng thời gian giữa hai lần xuất bản thường dài, và có nhiều số xuất bản vô ích, không đảm bảo về vị trí quảng cáo. - Quảng cáo qua ấn phẩm gửi trực tiếp như thư từ, thông báo, hồ sơ tài liệu, tập san, và quảng cáo in rời Quảng cáo bằng hình thức này thường gây ấn tượng mạnh cho khách hàng tuy nhiên số lượng người nhận quảng cáo bị hạn chế, chi phí quảng cáo khá cao. * Phương tiện phát thanh, truyền hình: Radio, tivi - Tivi: Quảng cáo qua ti vi có khả năng kết hợp khá hoàn chỉnh giữa âm thanh và màu sắc, hành động và ngôn ngữ, tác động tới cảm xúc, hấp dẫn sự chú ý và có phạm vi bao quát rộng. Nhược điểm của hình thức này là chi phí quá cao, ít có tính chọn lọc khán giả. - Radio:là phương tiện truyền thông có tính đại chúng, có tính chọn lọc địa bàn và công chúng, chi phí thấp song sức thu hút của phương tiện quảng cáo này lại kém do chỉ có âm thanh, không có cấu trúc chuẩn, tiếp xúc thoáng qua. * Quảng cáo ngoài trời và các phương tiện quảng cáo khác - Biển quảng cáo, pano, áp phích: quảng cáo bằng hình thức này có lợi thế là thời gian tồn tại lâu, khả năng chọn vị trí cao, chi phí thấp. Ngoài các phương tiện trên các nhà kinh doanh còn sử dụng và sáng tạo nhiều loại hình quảng cáo phong phú như: quảng cáo bằng đèn neon, người máy quảng cáo, quảng cáo bao bì I.3.2 Bánhàng trực tiếp a) Khái niệm và những ưu nhược điểm của bánhàng trực tiếp Bánhàng trực tiếp là hình thức thuyết trình sản phẩm do nhân viên của doanh nghiệp thực hiện trước khách hàng, có thể là mặt đối mặt hoặc thông qua điện thoại. Địa điểm thuyết trình có thể tại nhà riêng, tại côngsở hoặc những nơi tập trung những người mua triển vọng. Bánhàng trực tiếp hoàn toàn đối lập với các hình thức quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng hay marketing trực tiếp. Nó cho phép người thuyết trình thấy được những phản ứng từ phía khách hàng khi nhân viên này giới thiệu sản phẩm. Vì lẽ đó, bánhàng trực tiếp được coi là một kênh thông tin hai chiều. Cách thức truyền thông này làm cho bánhàng trực tiếp linh hoạt hơn các công cụ xúctiếnbán khác. Nhờ nghiên cứu địa điểm của khách hàng trước khi thuyết trình hoặc nhờ thấy được phản ứng của khách hàng trong khi thuyết trình, nhân viên bánhàngcó thể thay đổi nội dung và phương pháp thuyết trình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bánhàng trực tiếp có tính chọn lọc đối tượng tiếp xúc cao, nhờ đó giảm được những chi phí truyền thông cho những người không có quan tâm thực sự đến việc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. Một ưu điểm khác của bánhàng trực tiếp là thực sự tạo nên doanh số. Quảng cáo hay quan hệ công chúng có thể dịch chuyển khách hàng tiềm năng tới trạng thái gần quyết định mua hơn, còn bánhàng trực tiếp sẽ khiến khách hàng tiềm năng phải hành động do khả năng thuyết phục của bánhàng trực tiếp cao. Hạn chế chủ yếu của bánhàng trực tiếp có chi phí cao do doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí lớn như chi phí tuyển dụng, đào tạo, tài liệu chào hàng cũng như hoa hồng hay tiền thưởng cho nhân viên bán hàng. b) Phạm vi của bánhàng trực tiếp Có hai kiểu bánhàng trực tiếp: bánhàng trong cửa hàng và bánhàng ngoài thực địa. Công việc bánhàng trong cửa hàng thường đơn giản hơn rất nhiều so với bánhàng ngoài thực địa. Các lực lượng bánhàng ngoài thực địa thường đại diện cho nhà sản xuất hay nhà bán sỉ để bán sản phẩm cho những khách hàngcông nghiệp chứ không phải là các hộ gia đình. Trong mộtsố ít trường hợp, lực lượng bánhàng cũng bán sản phẩm cho các hộ gia đình và người tiêu dùng cá nhân. c) Quá trình bánhàng trực tiếp Quá trình bánhàng trực tiếp là một trình tự logic gồm bốn bước mà nhân viên bánhàng cần thực hiện khi chào hàng trước các người mua tiềm năng. Sơ đồ 1: Quy trình bánhàng trực tiếp Bước đầu tiên trong qui trình bánhàng là thăm dò. Nó bao gồm việc nhận dạng khách hàng tiềm năng và thẩm tra tư cách như là xác định về sức mua, quyền hạn và sự sẵn lòng mua. Tiền tiếp cận: trước khi tới thăm một khách hàng triển vọng, nhân viên bánhàng cần học thuộc lòng và nắm vững tất cả các thông tin, thói quen, sở thích về những cá nhân hay côngty mà họ sắp tiếp xúc. Thuyết trình bánhàng là hoạt động chính diễn ra trong các lần liên lạc với khách hàng. Nhân viên bánhàngcó thể áp dụng mô hình AIDA để dẫn người mua đi qua từng cấp độ sẵn sàng mua nhằm đạt được mục tiêu của mình. - Chữ A (Attention) gây sự chú ý - Chữ I (Interest) gợi mối quan tâm - Chữ D ( Desire) tạo nên ước muốn - Chữ A (Action) dẫn tới hành động Ti ền tiếp c ận Thuyết trình Dịch vụ hậu mãi Thăm dò Dịch vụ hậu mãi: công việc bánhàng hiệu quả không dừng lại sau khi đã có được đơn đặt hàng từ khách hàng triển vọng. Sau khi có được đơn đặt hàng sẽ là một quá trình gồm rất nhiều hoạt động sau bánhàng nhằm xây dựng tiếng tốt về doanh nghiệp, xoá bỏ sự bất ổn về tâm lý và chuẩn bị cho những thương vụ tương lai. I.3.3 Khuyến mãi a) Khái niệm Khuyến mãi là các hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưa thêm các lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn. Khuyến mãi có thể định hướng tới người tiêu dùng hay nhà trung gian. Các hình thức phổ biến là các đợt giảm giá, tăng số lượng giá không đổi, bánhàng kèm quà tặng, hàng mẫu phát tặng, sổ xố, cuộc thi có thưởng, triển lãm thương mại, trưng bày trong cửa hàng, thẻ khuyến mãi. b) Mục tiêu khuyến mãi Có ba loại mục tiêu chung là: - Kích thích nhu cầu của khách hàngcông nghiệp hay người tiêu dùng cá nhân. - Cải thiện kết quả hoạt động marketing của nhà trung gian và lực lượng bán hàng. - Hỗ trợ cho quảng cáo và lực lượng bán hàng. Những mục tiêu cụ thể hơn là: - Khuyến khích dùng thử sản phẩm mới - Thay đổi thói quen mua sắm - Hấp dẫn những khách hàng mới - Kích thích khách hàng mua nhiều hơn - Chống lại các hoạt động khuyến mãi của đối thủ - Tăng cường việc mua sắm theo cảm xúc bất chợt - Tăng cường sự hợp tác từ nhà bán lẻ c) Lựa chọn công cụ khuyến mãi Để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu xúctiếnbán thì việc quyết định nên sử dụng công cụ khuyến mại nào là một bước rất quan trọng. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: - Đặc điểm của khách hàng mục tiêu: người tiêu dùng, nhà trung gian ? người lao động chân tay hay tầng lớp có thu nhập cao. - Mục tiêu khuyến mãi của doanh nghiệp - Đặc điểm của sản phẩm - Chi phí của công cụ - Tình hình kinh tế hiện tại Đối với người tiêu dùng công cụ khuyến mãi thường được sử dụng là: thẻ khuyến mãi, tăng số lượng giá không đổi, sổ xố, cuộc thi, trình diễn tại điểm mua sắm, trình diễn sản phẩm, triển lãm thương mại, hội chợ, bánhàng kèm quà tặng, hồi khấu tiền mặt, hàng phát tặng miễn phí. Đối với các nhà trung gian thường áp dụng các hình thức: triển lãm thương mại, hội chợ, tặng sản phẩm miễn phí, cuộc thi bán hàng, đào tạo nhân viên cho nhà trung gian, giảm giá vì quảng cáo sản phẩm cho nhà sản xuất I.3.4 Quan hệ với công chúng Quan hệ công chúng bao gồm nhiều hình thức truyền thông nhằm tạo nên thái độ thân thiện đối với doanh nghiệp và những sản phẩm của doanh nghiệp mà thường không nói rõ một thông điệp bánhàng cụ thể nào. Khán giả mục tiêu có thể là khách hàng, cổ đông, cơ quan nhà nước hay các nhóm dân cư có mối quan tâm riêng. Các hình thức có thể là bản tin, báo cáo hàng năm, vận động hành làng hoặc tài trợ cho các sự kiện từ thiện hoặc thể thao văn hóa. Quan hệ công chúng của doanh nghiệp có nhiều mục đích, kể cả đạt được việc tuyên truyền thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo nên một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và xử lý những tin đồn, những câu chuyện bất lợi với doanh nghiệp. Thực tiễn kinh doanh chỉ ra rằng, việc giải quyết tốt mối quan hệ công chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất của các mối quan hệ công chúng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đội ngũ bán hàng, khách hàng và những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả của các hoạt động này có thể được biểu hiện trực tiếp hoặc có thể phát huy trong một thời gian dài. Các hoạt động tiếp xúc giữa doanh nghiệp với bên ngoài rất phong phú, đa dạng được thực hiện bằng các hình thức chủ yếu sau đây: - Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất [...]... hàng Hiện nay các nhân viên bánhàng của côngty giao dịch với từng khách hàngmột cách trực tiếp hoặc thông qua điện thoại Lực lượng bánhàng của côngty gồm hai bộ phận: các nhân viên bánhàng trực tiếp và nhân viên bánhàng theo hợp đồng Lực lượng bánhàng trực tiếp gồm các nhân viên bánhàng tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của côngty và các nhân viên đi bánhàng tại các địa phương Lực lượng bán. .. liệu hàncó chất lượng cao Ba phân xưởng sản xuất lớn của côngty là phân xưởng cắt chất bọc, phân xưởng gia công nước silicat và phân xưởng ép – sấy - bao gói quehàn Các phân xưởng đều được chia ra thành các tổ chuyên môn như tổ vuốt lõi que, tổ nghiền bi, tổ cân trộn, tổ ép que 1.3.2 Kết cấu sản xuất của Côngtycổphần que hànđiện Việt - Đức Các sản phẩm của Côngtycổphầnquehànđiện Việt - Đức. .. biến mà côngty áp dụng hiện nay là bánhàng qua catalogue và bánhàng qua điện thoại Côngty phát hành rất nhiều catalogue về các loại vật liệu hàn do côngty sản xuất Sau đó sẽ gửi đến cho những khách hàng tốt nhất và những khách hàng triểnvọng của mình Ngoài ra nhờ các mối quan hệ của khách hàng thường xuyên côngty còn thường xuyên gọi điện thoại cho khách hàng để chào hàng và nhận đơn đặt hàng Bảng... tiếnbán của côngty đã được phân bổ hợp lý cho bánhàng trực tiếp với tỷ lệ vượt trội là 44.62 % Tuy nhiên giữa các chi phí còn lại chưa có sự phân định rõ ràng 2.7 Nhận xét về các hoạt động xúctiếnbán tại côngtycổphần que hànđiệnViệt-Đức Những nỗ lực và nguồn lực mà côngty CP quehànđiệnViệt-Đức đã đầu tư cho hoạt động xúctiếnbán là rất đáng ghi nhận, đặc biệt đối với mộtcôngty thuộc... được chú ý mạnh mẽ nhất trong côngtycổphầnquehànđiệnViệt-Đức 2.1.1 Cơ cấu, năng lực của lực lượng bánhàng trực tiếp * Cơ cấu lực lượng bánhàng Nhiệm vụ chủ yếu của các nhân viên bánhàng là gặp gỡ trực tiếp các khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, thương thảo giá cả, số lượng và các điều kiện khác và đi đến ký kết hợp đồng Với các khách hàng lấy hàng lần đầu tiên, nhân viên bánhàng sẽ... về côngtycổphầnquehànđiện Việt Đức 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của côngty CP quehànđiệnViệt-Đức - Tên công ty: Côngtycổphầnquehànđiện Việt - Đức - Tên giao dịch quốc tế: Viet Duc Welding Electrode Joint Stock Company Viết tắt là: Viwelco - Địa chỉ: Nhị Khê - Thường Tín – Hà Tây - Điện thoại: 034.853364 - Email: Viwelco @ fpt.vn Fax: 034.853653 Webside: www.Viwelco.com.vn Công. .. tại các địa phương Lực lượng bánhàng theo hợp đồng gồm các đại lý bánhàng được trả hoa hồng theo khối lượng hàngbán 2.1.2 Tuyển dụng, đào tạo và thù lao cho nhân viên bánhàng * Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bánhàng Các nhân viên bánhàng của côngty đều xuất thân là công nhân tại các phân xưởng trong côngtyĐây là một truyền thống, không chỉ các nhân viên bánhàng mà hầu hết các nhân viên khác... những định mức ấy, nhân viên bánhàngcó thể tuỳ ý sử dụng thời gian của mình tại côngty để hoàn thành các hợp đồng, đốc thúc khách hàng bằng điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp khách hàng để ký các hợp đồng mới, thanh toán tiền * Về trang bị cho nhân viên bán hàng: Nhân viên bánhàng của côngty được trang bị một sốcông cụ bánhàng như catalô giới thiệu sản phẩm của công ty, máy tính, sổ ghi chép Ngoài... tải hàng đến tận nơi nhưng với những khách hàng quen thuộc, trách nhiệm chủ yếu của nhân viên bánhàng là duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhận đơn đặt hàng và thanh toán tiền, việc giao hàngcó thể do nhân viên lái xe của côngty hoàn toàn đảm trách Hiện nay, đội ngũ bánhàng của côngty nằm trong cơ cấu tổ chức của phòng Kế hoạch- Kinh doanh Hàng tháng, trên cơsở kế hoạch tiêu thụ của công ty. .. Tổng côngty hoá chất Việt Nam Đây thực chất là một tạp chí nội bộ của Tổng công ty, không được phát hành rộng rãi và do đó tầm ảnh hưởng chỉ là các côngty và đơn vị trong cùng Tổng côngty Như vậy, phạm vi đối tượng nhận quảng cáo là rất nhỏ hẹp Nội dung quảng cáo đơn giản chỉ là một thông báo về sự tồn tại về mộtcôngtycó tên gọi côngtycổphầnquehànđiệnViệt-Đức trực thuộc tổng côngty hoá . tích công tác xúc tiến bán hàng tại công ty cổ phần que hàn điện Việt- Đức. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán của công ty cổ phần que hàn điện Việt- Đức. . “ Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng ở công ty cổ phần que hàn điện Việt- Đức . Đồ án tốt nghiệp của em gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý thuyết về hoạt động xúc tiến bán. . thực tập tại công ty cổ phần que hàn điện Việt- Đức em đã nghiên cứu, tìm hiểu về công tác xúc tiến bán hàng của công ty. Công ty đã sử dụng các hình thức xúc tiến bán hàng như một công cụ đắc