1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cuộc cách mạng 4 0 và tác động của nó đối với đời sống kinh tế xã hội toàn cầu

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cuộc Cách Mạng 4.0 Và Tác Động Của Nó Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội Toàn Cầu
Tác giả Phan Thị Long Hà
Người hướng dẫn Lê Ngọc Cương
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải - Phân Hiệu Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

khủng hoảng, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng đổi mới sáng tạo, lànhững kinh nghiệm quý giúp các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – PHÂN HIỆU

TẾ - XÃ HỘI TOÀN CẦU

Học viên: PHAN THỊ LONG HÀLớp: CAO HỌC - QUẢN LÝ XÂY DỰNG K.31Môn: TRIẾT HỌC

Giảng viên: LÊ NGỌC CƯƠNG

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023

CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

KINH TẾ - XÃ HỘI TOÀN CẦUI Đặt vấn đề:

1 Bối cảnh quốc tế hiện nay:

Thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phứctạp và khó lường Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp,vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi íchgây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước Xung đột dân tộc, tôngiáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranhmạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền,lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn Nhữngvấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninhnăng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khíhậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v diễn biến nghiêm trọng Chủ nghĩa dân tuý, chủnghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng gia tăng mạnh mẽ trong quanhệ quốc tế Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trướcnhững thách thức lớn

Nhìn toàn cục, sau 30 năm kết thúc Chiến tranh lạnh, trong những mức độkhác nhau, thế giới chưa bao giờ im tiếng súng Những loại vũ khí giết ngườihàng loạt vẫn được đua nhau sản xuất và nguy hiểm hơn là được đưa tới nhữngđiểm nóng Việc đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực vẫn được nhiều thế lực xácđịnh là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu bành trướng, áp đặt Xu hướng tậphợp lực lượng, liên kết - đấu tranh vì lợi ích quốc gia - dân tộc diễn ra gay gắt,đặt các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ, trước nhiều sứcép, đặc biệt dưới tác động của cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn

Trong bối cảnh đó, sự gắn kết về lợi ích gia tăng cùng với nhận thức vềtrách nhiệm chung trong giải quyết những vấn đề toàn cầu trở thành yếu tố thuậnlợi cho không khí hợp tác và đối thoại Cùng với xu thế đa cực hóa và dân chủhóa quan hệ quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, các dân tộc nâng cao ý thức độclập, tự chủ, tự cường, ngăn ngừa những hành vi áp đặt và can thiệp của các thếlực cường quyền; các nước có cơ hội để triển khai hiệu quả chính sách đối ngoạiđa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển

Kinh tế thế giới vừa được phục hồi một bước sau khủng hoảng tài chínhvà suy thoái toàn cầu song tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, tiềm ẩn nguy cơkhủng hoảng và suy thoái Chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tàinguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càngquyết liệt Cách thức giải quyết, ứng phó các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh sau

Trang 3

khủng hoảng, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng đổi mới sáng tạo, lànhững kinh nghiệm quý giúp các nước vượt qua được những thách thức đó đểphát triển nhanh và bền vững.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoávà hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triểncủa nhân loại Những đột phá công nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnhvực, như: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Internet kết nốivạn vật, robots, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưutrữ năng lượng, v.v , đem đến sự thay đổi vượt bậc cho chất lượng cuộc sống,việc làm và sản xuất, kinh doanh Sự đan xen của các quá trình hội nhập đưa thếgiới đến một “cấu trúc ma trận” các hiệp định tự do thương mại (FTA) trênnhiều tuyến và nhiều cấp độ, trong đó phải kể đến các FTA thế hệ mới

Xu thế đổi mới công nghệ diễn ra nhanh, đặt ra nguy cơ lớn về tụt hậusong cũng là điều kiện cho các nước đi sau thực hiện các bước phát triển rútngắn qua việc tận dụng những thành quả phát triển của nhân loại Tuy không cóưu thế về công nghệ, vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm quản lývà điều hành nền kinh tế, v.v như các nước phát triển, nhưng nhờ hội nhập vàchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các nước đang phát triển có thể huyđộng và phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực, tiếp nhận kiến thức, công nghệ vàkinh nghiệm quốc tế, để thực hiện “đi tắt, đón đầu”

Tuy nhiên, toàn cầu hoá gắn liền với chủ nghĩa tự do mới đang làm giatăng bất bình đẳng xã hội Sự bùng nổ của phong trào “Chiếm Phố Wall” tại Mỹ,sự ủng hộ của người dân Anh đối với phương án rời khỏi EU (Brexit), làn sóngbiểu tình áo vàng tại Pháp, v.v cho thấy trong lúc toàn cầu hóa mang lại sự giàucó cho một số ít người thì vẫn có một số đông dân chúng bị đẩy ra bên lề xã hội

Xu hướng co cụm xuất hiện ngay cả ở những nền kinh tế lớn như thể hiệnqua chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đang làmsuy yếu tiến trình đa phương Bởi vậy, các nước đang hướng về những cách tiếpcận như “toàn cầu hóa bao trùm”, “toàn cầu hóa 4.0” để định hình những chuẩnmực, quy tắc mới về quản trị toàn cầu với yêu cầu phải quan tâm hơn tới nhữngngười bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển và hội nhập

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á,tiếp tục phát triển năng động có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quantrọng Đây cũng là địa bàn cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc,thể hiện qua những sáng kiến và kế hoạch lớn như Ấn Độ Dương - Thái BìnhDương tự do và rộng mở, Vành Đai con đường, v.v buộc các nước vừa và nhỏphải lựa chọn đối sách tham gia Các hành vi đơn phương, chính trị cườngquyền nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực, nhấtlà trên Biển Đông diễn ra căng thẳng, phức tạp hơn ASEAN đã trở thành mộtlực lượng được các nước ngày càng coi trọng, đóng vai trò trung tâm trong tăngtrưởng kinh tế, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh khu vực Tuy nhiên, sựtranh thủ lôi kéo, gây sức ép và can thiệp của các nước lớn, cùng với những tính

Trang 4

toán lợi ích riêng của một số nước thành viên, là yếu tố cản trở ASEAN có tiếngnói chung trong một số vấn đề khu vực, tác động không nhỏ đến tính thống nhấtcủa tổ chức này Tiểu vùng Mêkông tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tếnhờ quá trình mở cửa, cải cách, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và tăng cườnghợp tác xuyên biên giới; song các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khan hiếmnguồn nước ngọt và nước biển dâng đang là thách thức không nhỏ đối với mụctiêu phát triển bền vững của các nước trong tiểu vùng.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu Nhiều quốcgia đã áp dụng biện pháp phong tỏa và hạn chế hoạt động kinh doanh để ngănchặn sự lây lan của virus, dẫn đến sụp đổ hoặc suy giảm mạnh các ngành côngnghiệp như du lịch, hàng không, dịch vụ và sản xuất Trên con đường hồi phụcsau đại dịch, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải gặp thách thức lớn khác làsự bùng nổ của giá cả hàng hoá và năng lượng

Tính đến tháng 11 năm 2023, tình hình suy thoái kinh tế của quốc tế hiệnnay đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Theo dự báo của Liên hợp quốc,tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chỉ đạt 2,4%, giảm so với mức 3%của năm 2022 Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu năm 2008 Các yếu tố chính dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầubao gồm:

- Chiến tranh Nga-Ukraine: Chiến tranh đã gây ra gián đoạn nghiêm trọngcho chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến lạm phát tăng cao và thiếu hụt hàng hóa

- Lạm phát: Lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiềuquốc gia, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và doanh nghiệp

- Các chính sách thắt chặt tiền tệ: Các ngân hàng trung ương trên thế giớiđang tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, điều này có thể làm giảm tăng trưởngkinh tế

Sự nới lỏng tiền tệ chưa từng có trong giai đoạn 2020-2021 cộng hưởngtác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine đã kích hoạt lạm phát trên quy môtoàn cầu kể từ cuối năm 2022 Để đối phó, hầu hết các ngân hàng Trung ươnglớn trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất liên tục,kéo dài suốt hơn 01 năm qua Đồng thời, nhiều nước cũng đã phải giảm bớt,thu hồi các gói hỗ trợ tài khoá do thâm hụt ngân sách tăng cao và nợ công“đụng trần”

2 Bối cảnh Việt Nam hiện nay:

Đất nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Hộinhập quốc tế được xem là một xu thế tất yếu, giúp mở rộng không gian pháttriển của quốc gia; đồng thời, tạo cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho pháttriển kết cấu hạ tầng, công nghệ quốc gia, cũng như mở rộng “sân chơi” giaolưu, hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong nước Tiến trình hội nhậpquốc tế đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, mà đội ngũ trí thức đóng vai trò nòngcốt Tiến trình hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với nguồn

Trang 5

nhân lực Việt Nam, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, mà đội ngũ trí thứcđóng vai trò nòng cốt.

Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớiphát triển kinh tế tri thức Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đã có bước phát triển vượt bậcvà bước sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ phát triển mạnh mẽ, toàn diện,hội nhập quốc tế sâu rộng Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; “đất nước ta chưa bao giờcó được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” Những thànhtựu đã đạt được tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi với một hệ sinh thái kinh tế-xã hội tương đối hoàn bị để con người Việt Nam nói chung và cho đội ngũ tríthức nói riêng hoàn thiện, phát triển năng lực về mọi mặt và nâng cao vị thế xãhội của mình

Trên thế giới và ở trong nước đang diễn ra nhiều biến động phức tạp, khólường Hiện nay, thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt vớinhững biến động, hiểm họa khắc nghiệt, như thiên tai, biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng, dịch bệnh, xung đột vũ trang, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảngkinh tế, chính trị, Bên cạnh đó, còn có sự xâm lấn, đan xen của các luồng tưtưởng, hệ giá trị khác nhau trên các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu.Các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội,nhất là mạng xã hội để đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình”, xuyên tạcđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ta, truyền bá những quanđiểm sai trái, lôi kéo trí thức, văn nghệ sĩ, lợi dụng bộ phận trí thức cực đoan,bất mãn để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng xóa bỏnền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dântộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội

Bối cảnh thế giới và trong nước cũng đặt ra nhiều thách thức trong côngtác điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách vĩ mô khác Nền kinh tếkhát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động và cho vaygiảm xuống, dư nợ tín dụng đến 28/8/2023 chỉ tăng 5,16% (cùng kỳ 9,9%) Nềnkinh tế chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng nhưng hệ thống ngân hàng cũngcòn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu nội bảng hết tháng 6/2023 đãvượt mức 3% (3,36%) dù nhiều khoản nợ đã được gia hạn, giãn tiến độ trả nợtheo chính sách hỗ trợ của Nhà nước Tỷ giá đã có những biến động mạnh trongtháng 8/2023, đỉnh điểm có lúc VNĐ mất giá 2,3% so với đầu năm, đây là vấnđề cần quan tâm theo dõi, đặc biệt trong bối cảnh FED vẫn có khả năng tiếp tụctăng lãi suất và kéo dài chính sách tiền tệ thắt chặt

Thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn khókhăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro Thu ngân sách nhà nước giảm (giảm 8,8% so vớicùng kỳ); giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tăng cả về tổng giá trị và tỷlệ giải ngân (42,35% so với 39,15% cùng kỳ) nhưng vẫn chậm so với yêu cầu

Có ý kiến cho rằng chi đầu tư khó có thể đạt 90% dự toán, tình trạng “nodồn, đói góp” của chi đầu tư ít thay đổi; quy mô thu ngân sách có xu hướng thu

Trang 6

hẹp so với giai đoạn trước có thể dẫn đến nguy cơ cán cân ngân sách mất cânđối nhiều hơn và rủi ro làm tăng vay nợ; vấn đề dự báo thu và chấp hành chingân sách cho đầu tư vẫn luôn là thách thức Chuyên gia UNDP cho rằng nguồnlực của Việt Nam bị dàn trải, chia nhỏ cho các cơ quan, các địa phương dẫn đếncó quá nhiều dự án quy mô nhỏ có mục tiêu bị trùng lặp, các dự án kiểu này“phù hợp” với quy mô doanh nghiệp nhỏ hơn là doanh nghiệp lớn; sự phối hợpgiữa các bộ, ngành cũng như giữa trung ương và địa phương cũng là một vấn đềcần được cải thiện.

Doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn về thị trường, dòng tiền vàthủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất tăngcao; sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệptư nhân trong nước lỏng lẻo, thiếu gắn kết Trong nước chưa có nhiều tập đoànmạnh, quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệsinh thái sản xuất nội địa Doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu có quy môsiêu nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhập khẩu đầu vào, tạo ra giá trịgia tăng thấp

Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng yêu cầu để thu hút cácngành công nghệ tiên tiến và thúc đẩy liên kết có hiệu quả Công nghiệp hỗ trợmới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước, các sản phẩm chủ yếu làlinh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm Tỷ lệnội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp đang ở mức thấp Trong cả quátrình phát triển, các đại biểu cho rằng doanh nghiê „p Viê „t Nam giỏi chống chịu,sống dai nhưng châ „m lớn, khó trưởng thành

Năng suất lao động có cải thiện nhưng chậm và chưa có đột phá như kỳvọng, đang thấp hơn nhiều quốc gia châu Á Nhiều đại biểu chỉ ra nguyên nhânnăng suất lao động nước ta thấp chủ yếu do chất lượng nguồn nhân lực hạn chế,thiếu hụt kỹ năng nghề; cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chưa hợp lý, chưaphát huy được vai trò chủ đạo của năng suất lao động nội ngành, ứng dụng côngnghệ, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế Thị trường lao động gặpkhó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm lương, cắt giảm lao động Có hiện tượng chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực khác Cònnhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách cho người lao động (nhưxây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân (thiếu quỹ đất; tiếp cận vốn khókhăn, nhất là với các nguồn vốn ưu đãi; quy trình thủ tục rườm rà, kéo dài…);tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 có nhiều gam màusáng, tối đan xen trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu trầm lắng Tốcđộ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước Tỷ lệ và quy mô giải ngânvốn đầu tư công đạt cao nhất trong các năm qua, đóng vai trò là động lực chính,gánh vác và bù đắp tăng trưởng cho các động lực khác của nền kinh tế Nhiềucông trình, dự án trọng điểm, liên vùng, có tác động lan toả, nâng cao năng lựcsản xuất đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai

Trang 7

Trong bối cảnh đầu tư và thương mại quốc tế giảm sút Vốn FDI thực hiện9 tháng đạt mức cao nhất của 9 tháng trong 5 năm 2018-2023 Nhiều tập đoàncông nghệ lớn đã đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phảnánh các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin vào triển vọng tăng trưởng,môi trường đầu tư và vị thế kinh tế nước ta

Các tập đoàn kinh tế nước ngoài nhìn nhận Việt Nam có nhiều cơ hội trởthành trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu Cộng đồng quốc tế đánh giáViệt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại toàn cầu và camkết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới

Dấu mốc tự hào, biểu tượng tiên phong trong hành trình chinh phục thịtrường quốc tế của doanh nghiệp Việt đó là sự kiện VinFast niêm yết trên sànchứng khoán NASDAQ

Hành trình tiến ra thị trường vốn quốc tế của VinFast gợi mở cho doanhnghiệp Việt trong thay đổi chiến lược huy động vốn, cạnh tranh về công nghệ,giá bán sản phẩm để chinh phục thị trường thế giới; gợi cho Chính phủ cần đổimới chiến lược đầu tư, đặc biệt đầu tư ra nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp Việttham gia vào thị trường vốn quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu

Kết quả thu ngân sách 9 tháng là điểm sáng, có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong tình cảnh đầykhắc nghiệt

Kết quả thu ngân sách đảm bảo cân đối thu-chi, giữ vững ổn định ngânsách nhà nước; tạo dựng nền tảng và cơ sở để phát huy tối đa vai trò quan trọngcủa chính sách tài khoá nghịch chu kỳ nhằm kích cầu tiêu dùng và đầu tư, thúcđẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô; tạo nguồn lực tài chính thực hiệnchính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia Lạm phát đượckiểm soát, giữ vững ổn định vĩ mô

Có được kết quả trên là do Chính phủ am hiểu tình hình, ban hành kịpthời các giải pháp mang tầm chiến lược, đồng thời xử lý các vấn đề trước mắt,mới phát sinh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cáchộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, phát triển

Trong 9 tháng năm 2023, với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của Quốchội, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt, đặc thù, phùhợp với diễn biến và thực tiễn tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giớilà yếu tố quan trọng giữ ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng Nền kinh tế đãvượt "cơn gió ngược", vững bước tiến về phía trước

Bên cạnh những điểm sáng, bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2023 cònnhững gam màu tối, nền kinh tế phục hồi chậm và mong manh; tỷ lệ doanhnghiệp rút khỏi thị trường rất cao; cải cách thể chế và môi trường kinh doanhchưa như kỳ vọng của doanh nghiệp

II Nội dung:

Trang 8

1 Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử và đóng góp của chúngvào sự phát triển của lực lượng sản xuất:

1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnhvực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹthuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới

a Thời gian xảy ra: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vàocuối thế thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất

b Địa điểm diễn ra: mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiềungành sản xuất khác và tới nhiều nước, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu vàNhật Bản Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may, ngành luyện kim vàngành giao thông vận tải

c Những thành tựu cơ bản: Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng côngnghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cảitiến, thay thế sức lao động thủ công, qua đó tăng sản lượng

- Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông đểlợi dụng sức nước chảy Năm 1784, cuộc cách mạng mở ra với sự cơ giới hóangành dệt may, James Watt - phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã cảitiến máy hơi nước Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào,không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giớihóa Đây là cột mốc đánh dấu sự bùng nổ công nghiệp thế kỷ XIX Năm 1785,linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngànhdệt là máy dệt vải Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần

- Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt dễhơn, nhanh hơn, đó là cách luyện sắt "puddling", là bước tiến cho ngành luyệnkim Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơnnhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc Năm 1885,Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép,khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó Giá thép giảm đến80% và được sử dụng rộng rãi trong đường sắt, các thiết bị, động cơ và xâydựng công trình, trở thành chất xúc tác quan trọng trong công cuộc đổi mới

- Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơinước được phát minh vào năm 1804 Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14dặm/giờ Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ.Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế chonhững mái chèo hay những cánh buồm Thương mại ngày càng mở rộng, kênhđào và đường sắt phát triển nhanh chóng ở Châu Âu và Mỹ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại những tác động tolớn đối với xã hội loài người, bao gồm:

Trang 9

- Tăng trưởng kinh tế: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã dẫnđến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước châu Âu, đặc biệt là Anh.

- Thay đổi cơ cấu kinh tế: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đãdẫn đến sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.- Tăng dân số: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã dẫn đến sựgia tăng dân số ở các nước châu Âu

- Sự hình thành của giai cấp vô sản: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứnhất đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp vô sản, là giai cấp bị bóc lột bởi giaicấp tư sản

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mớitrong lịch sử nhân loại Kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa, thay thế thời đạinông nghiệp, kéo dài 17 thế kỷ chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp, sức nước,sức gió và sức kéo động vật bằng nguồn động lực là máy hơi nước, nguồn nhiênvật liệu và nguồn năng lượng mới là sắt và than đá Là nền tảng cho sự phát triểncủa các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo

1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

a Thời gian xảy ra: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ những năm 1870 đếnkhi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra Là một giai đoạn công nghiệp hóa nhanhchóng và xảy ra nhiều sự tiêu chuẩn hóa, sản xuất hàng loạt và phát kiến khoahọc từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20

b Địa điểm diễn ra: Thời gian này gắn liền với sự phát triển của cáccường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ

c Những thành tựu cơ bản:Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.Chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ Sửdụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt trên quy môlớn Nguồn năng lượng bằng than dần được thay thế bằng dầu mỏ Được đánhdấu bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua binhơi,… Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép,điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng

Cuộc cách mạng 2.0 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệpngày càng phát triển hơn Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt.Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải nhắcđến truyền thông và động cơ:

- Truyền thông: Trong thời gian này, một trong những phát minh cốt yếunhất trong lĩnh vực truyền thông là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng nănglượng hơi nước, một phát minh từ nhiều thập kỷ trước Kỹ thuật này được pháttriển và là kết quả của phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế kỷ XIX

Trang 10

+ Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thaythế bằng bột gỗ Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấybị xóa bỏ, kích thích sự phát triển của báo chí và tạp chí.

+ Các sáng chế và các ứng dụng được truyền bá nhiều hơn nữa trong cuộcCách mạng này (hoặc giai đoạn thứ hai này của Cách mạng Công nghiệp) Thờigian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong máy kháctại Mỹ có sự tăng trưởng Nó cũng là thời gian ra đời sản xuất dây chuyền hàngtiêu dùng

- Động cơ: Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cườngquốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới

+ Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển doEtienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là mộtđộng cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ

+ Năm 1860 động cơ đốt trong đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm độnglực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870, nhưng nó không được sản xuất với sốlượng đáng kể Chính Gottlieb Daimler của Đức là tạo ra đột phát chỉ vài nămsau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu cho xe ô tô thay cho khí than Sauđó, Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt động với động cơ đốt trong và ứng dụngthành công dây chuyền sản xuất hàng loạt Trong 6 năm, từ 11 chiếc ở năm đầutiên, sản lượng xe của Ford đã lên đến 250.000 chiếc/ 1 năm Từ đó giúp xe ô tôđược phổ biến ra toàn nước Mỹ và Châu Âu Từ đó, phương pháp sản xuất theodây chuyền được áp dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng khác, làm sảnlượng sản xuất tăng lên nhanh chóng

+ Động cơ xăng hai kỳ, ban đầu được phát minh bởi kỹ sư người AnhJoseph Day ở thành phố Bath Ông chuyển giao phát minh cho các doanh nhânMỹ và từ đây nó mau chóng trở thành "nguồn năng lượng của người nghèo", dẫnđộng máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm Nó cũng lànguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổbiến rộng rãi

Các phát minh khác:+ Năm 1876, Alexander Graham Bell đã phát minh ra chiếc điện thoạiđầu tiên

+ Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi đốt.+ Năm 1880, Thomas Edison đăng ký bằng sáng chế về phân phối điện,đèn điện ra đời không lâu sau đó

+ Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons.+ Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Wilbur và Orville Wright đã chếtạo ra cỗ máy bay đầu tiên mang tên Wright Flyer, đã cất cánh thành công, mởđầu cho kỷ nguyên hàng không ngày nay

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w