Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngdịch vụ logistics trong vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết vàcó ý nghĩa thực tiễn cao, nhằm chỉ r
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỔI CUNG ỨNG
- - - - - -
TIỂU LUẬN MÔN: TỔNG QUAN LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀIĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HOẠTĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn :TS Phạm Nam ThanhSinh viên thực hiện:Bùi Ngọc Thanh An 091305001431
Nguyễn Thanh Huy 064205004982Lê Thị Hồng Hạnh 077305004152Huỳnh Nhân Hào 074205001564Huỳnh Gia Hân 074305001504Đặng Duy Khang 087205008343
TP.HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1.Chất lượng dịch vụ logistics 2
1.1.1.Khái niệm chất lượng dịch vụ logistics 2
1.1.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ logistics 2
1.1.3.Tầm quan trọng của việc đáp ứng chất lượng dịch vụ logistics đối vớidoanh nghiệp 3
1.2.Vận tải đường bộ 3
1.2.1.Khái niệm vận tải đường bộ 3
1.2.2.Đặc điểm của vận tải đường bộ 3
1.2.3.Vai trò của vận tải đường bộ đối với nền kinh tế 4
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics vận tải đường bộ41.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 4
1.3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠICÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 5
2.1.Thành tựu của doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam khi đạt đượccác tiêu chí về chất lượng dịch vụ logistics 5
2.1.1.Thành tựu của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam 5
2.2.2.Nguyên nhân của thành tựu 6
2.2.Khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Namkhi không đạt các chất lượng dịch vụ logistics 7
2.2.1.Khó khăn của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam 7
Trang 32.2.2.Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của doanh nghiệp 8
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ LOGISTICS TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ 16
3.1.Biện pháp khắc phục đối với các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 16
3.1.1.Biện pháp về thời tiết 16
3.1.2.Biện pháp về cơ sở hạ tầng 16
3.1.3.Biện pháp về yếu tố chính trị và môi trường pháp lý 16
3.2.Biện pháp khắc phục đối với các yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
3.2.1.Biện pháp về nguồn nhân lực 17
3.2.2.Biện pháp về hình ảnh thương hiệu 17
3.2.3.Biện pháp về chăm sóc khách hàng 17
3.2.4.Biện pháp về ứng dụng công nghệ thông tin 18
3.2.5 Biện pháp đảm thời gian và độ an toàn của hàng hoá 18
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, các nhà hoạch địnhchính sách và lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ cơ hội và thách thức để mở rộngkinh doanh và hoạt động kinh tế ở quy mô toàn cầu Trong đó, lĩnh vực kinh doanhdịch vụ logistics là chìa khóa để thực hiện các mục tiêu chiến lược
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)phát biểu trong Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giátrị” ngày 28/06/2023: “Nếu nền kinh tế là một bộ máy thì có thể ví logistics nhưdầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành thông suốt, đạt được công suất lớn nhất vớichi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồngbộ, nhịp nhàng một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục.”
Đối với nền kinh tế nói chung, dịch vụ vận tải đường bộ là một ngành dịch vụquan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nốivà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh của nền kinh tế, cũng như mở rộng mạng lưới hợp tác giữa Việt Nam và cácquốc gia khác trên thế giới
Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngdịch vụ logistics trong vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết vàcó ý nghĩa thực tiễn cao, nhằm chỉ rõ các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tới kếtquả dịch vụ vận tải đường bộ của các doanh nghiệp và đưa ra giải pháp phát huynhững điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế để giúp pháttriển dịch vụ vận tải đường bộ tại Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1.Chất lượng dịch vụ logistics
1.1.1.Khái niệm chất lượng dịch vụ logistics
Theo bộ Luâ jt thương mại Việt Nam (2005) tại điều 233, mục 4, chương 6,Dịch vụ logistics được định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụkhác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Từ đó, chất lượng dịch vụ logistics có thể hiểu là lợi ích mà doanh nghiệpcung cấp dịch vụ logistics mang lại cho khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ hay vượtngoài sự mong đợi nhu cầu của khách hàng, giúp cho khách hàng đạt hiệu quả caotrong toàn bộ chuỗi cung ứng
1.1.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ logistics
Để đánh giá chất lượng dịch vụ logistics cũng như xem xét được mức độ hiệuquả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thường dựatrên việc doanh nghiệp có đáp ứng được các yếu tố trong bộ tiêu chí “7 Rights” củaLogistics hay không, bao gồm 7 tiêu chí như sau:
+ Right time (Đúng thời điểm)+ Right place (Đúng địa điểm)+ Right condition (Đúng điều kiện)+ Right cost (Đúng giá trị)+ Right quantities (Đúng số lượng)+ Right product (Đúng hàng hoá)
+ Right customer (Đúng khách hàng)
Trang 61.1.3.Tầm quan trọng của việc đáp ứng chất lượng dịch vụ logistics đối vớidoanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ logistics có vai trò quan trọng với doanh nghiệp Khicung ứng một dịch vụ có chất lượng tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực tới niềm tin, sựtrung thành của khách hàng, làm cho sự thỏa mãn và khả năng chi trả của họ tănglên Điều này dẫn đến gia tăng sự liên kết của khách hàng và doanh nghiệp, thu hútkhách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ nhiều hơn Từ đó, góp phần tăng thị phầnvà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ logistics tốt là yếutố quyết định để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, đồng thời là cơsở giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh hơn trên thịtrường
1.2.Vận tải đường bộ1.2.1.Khái niệm vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng nhất thôngqua các phương tiện di chuyển phổ biến như xe khách, ô tô, xe tải, xe bồn, xecontainer, xe fooc…
1.2.2.Đặc điểm của vận tải đường bộa Ưu điểm
- Linh hoạt trong quá trình vận chuyển- Có thể tự lựa chọn phương tiện vận chuyển- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ sẽ rất hiệu quả ở cự li vận chuyển
ngắn và trung bình.- Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ không đi qua bất kì trung
gian vận chuyển nào Vậy nên sẽ không có trường hợp bốc dỡ hànghóa gây độn chi phí
Trang 7- Không vận chuyển được hàng hóa cỡ lớn.- Phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết.
1.2.3.Vai trò của vận tải đường bộ đối với nền kinh tế
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng tronghoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp phần công sức lớn vào sự pháttriển của xã hội và sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước
Thông qua nhiều loại thuế và những dịch vụ đi kèm, vận tải hàng hóabằng đường bộ còn đóng góp nguồn vốn, tài chính lớn cho ngân sách quốc gia,…
Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được phát triển mởrộng từ đó tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics vận tải đường bộ1.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
- Yếu tố chính trị- Pháp luật quản lý, các chính sách đầu tư và phát triển- Hạ tầng logistics đường bộ
- Thời tiết- Thị trường- Giá cước vận tải- Các yếu tố về khách hàng- Tính chất lô hàng- Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật trong lĩnh vực logistics
1.3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Nguồn lực cơ sở vật chất bên trong doanh nghiệp- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp- Mật độ ứng dụng thành tựu của khoa học – kĩ thuật bên trong
doanh nghiệp
Trang 8- Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤLOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
VIỆT NAM HIỆN NAY2.1.Thành tựu của doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam khi đạt được cáctiêu chí về chất lượng dịch vụ logistics
2.1.1.Thành tựu của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam
Vietnam Post - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Trong năm 2020, VNPost đã đạt tổng doanh thu là 26.387 tỷ đồng, lợi nhuậnđạt 540 tỷ đồng VNPost tiến hành nộp ngân sách nhà nước đạt 110,3% kế hoạchtương đương 796 tỷ đồng
Được vinh danh là doanh nghiệp dẫn đầu trong top 5 công ty uy tín ngànhlogistics năm 2022, nhóm ngành “Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối” tạiLễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022
Viettel Post - Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, từ một trung tâm phát hành báo chí,đến nay Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã trở thành doanhnghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát tại Việt Nam
Hệ thống NOC của Viettel Post “giật” 3 giải vàng tại các hạng mục: ITSolutions for Technology (Giải pháp IT cho Công nghệ), Most Innovative ITService (Dịch vụ CNTT sáng tạo nhất) và Transportation Management Systems(Hệ thống quản lý vận tải) tại IT World Awards 2023
Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP
Công ty Phương Trang được ghi nhận qua nhiều giải thưởng danh giá như"Thương hiệu số 1 Việt Nam, "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam", "Top10 Dịch vụ hoàn hảo vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2022” "Top 10 Doanhnghiệp tiêu biểu Việt Nam", "Top 10 thương hiệu, sản phẩm dịch vụ uy tín ViệtNam – ASEAN 2022"
Trang 92.2.2.Nguyên nhân của thành tựu
Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở vật chất như: đầutư số lượng kho bãi, phương tiện vận tải, …
Các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư ngân sách cho vấn đề chuyển đổi số, ứngdụng thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh như phát triển hệthống thanh toán tự động, thanh toán bằng nhiều phương thức, phần mềm quản lýkho bãi hiện đại, … nhằm tối ưu hoá quá trình vận chuyển, lưu kho hàng hoá cũngnhư đem lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Các doanh nghiệp đã và đang hoạt động với phương châm lấy khách hànglàm trung tâm, chú trọng cải thiện các dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng cũngnhư giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng một cách chuyên nghiệpvà nhanh chóng
Các doanh nghiệp càng ngày càng chú trọng khâu tuyển dụng cũng như đàotạo nguồn nhân lực chất lượng, giúp nâng cao tính chuyên môn của nhân viên cũngnhư cải thiện vấn đề chăm sóc khách hàng của công ty
Tựu chung, các doanh nghiệp vận tải đường bộ chú trọng nghiên cứu, thayđổi và cải thiện các yếu tố nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịchvụ logistics của doanh nghiệp lên mức cao nhất, từ đó đáp ứng và thoả mãn nhucầu cao nhất của khách hàng Qua đó, doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm từkhách hàng – một trong những động lực cho sự phát triển và lớn mạnh trong quymô hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp
Từ đó có thể thấy, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics là nguyên nhân cốtlõi nhất dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tảiđường bộ nói riêng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong trong lĩnh vựclogistics tại Việt Nam nói chung
Trang 102.2.Khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam khi không đạt các chất lượng dịch vụ logistics
2.2.1.Khó khăn của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam
Trong những năm qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đườngbộ đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm mang lại những dịch vụ tốt nhất chokhách hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn gặp phải nhiều khókhăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh
Hiện nay, trong chi phí logistics tại Việt Nam, chi phí vận tải quá cao,tương đương 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ởcác quốc gia khác Cước phí cao làm doanh nghiệp và khách hàng gặp khó khăntrong việc cung cấp và lựa chọn dịch vụ vận tải khi khách hàng luôn ưu tiên lựachọn mức giá tốt hơn Trong khi đó, doanh nghiệp nếu muốn tìm được khách hàngsẽ phải chịu lỗ một phần do cước phí đường bộ tăng cao nhưng giá hàng hoá khôngđổi
Cung tăng, cầu giảm khiến dư thừa một lượng lớn các phương tiện vậnchuyển sẽ phá vỡ quy hoạch trong vận tải Xuất hiện yếu tố cạnh tranh về giá làmtác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp của các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ Hơn thế nữa, Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóngsuy thoái kinh tế, lượng đơn hàng giảm mạnh càng khiến các doanh nghiệp laođao
Nhân lực ngành logistics Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chấtlượng, khi chỉ có khả năng đáp ứng khoảng dưới 20% nhu cầu của thị trường vớichất lượng không cao, chưa đạt được các tiêu chuẩn và các vị trí đều phải được đàotạo thêm, mất thêm thời gian và không sẵn sàng ngay cho các công việc được giao.Các doanh nghiệp dịch vụ logistics đường bộ ý thức rõ ràng chuyển đổi số làxu hướng tất yếu của ngành logistics và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong doanh
Trang 11nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập, đặc biệt làđối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ
2.2.2.Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của doanh nghiệpa Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Yếu tố chính trị Ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu tăng cao,
ảnh hưởng đến chi phí vận tải, khiến các doanh nghiệp vận tải mất khả năng cạnhtrạnh trên thị trường
Môi trường pháp lý tại Việt Nam
Các doanh nghiệp vận tải cho rằng nhiều điều khoản trong lộ trình tính thuếcho doanh vận tải chưa nhuần nhuyễn và thiếu đồng bộ; lệ phí, lộ phí cầu đườnghiện nay không được tính vào chi phí hay cách tính tiêu hao nhiên liệu còn bất cậpgây nhiều tranh cãi không xác định được đúng, sai
Các doanh nghiệp vận tải phải chịu quá nhiều áp lực từ phía lực lượngquản lí thị trường Đặc biệt, phương tiện di chuyển qua các tỉnh Bình Thuận,Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa… thường xuyên bị lựclượng quản lí thị trường gây khó khăn, lập biên bản phạt, thu, giữ đăng kí xe,bằng lái xe làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Hạ tầng logistics đường bộ
Hiện nay, trên toàn quốc có tổng chiều dài đường bộ 595.201 km, trong đó,đường bộ quốc gia (quốc lộ, cao tốc) là 25.560 km Mạng lưới đường cao tốc nóichung còn thiếu, đặc biệt trên các trục vận tải có lưu lượng lớn như trục Bắc Nam,các tuyến vành đai Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Nhìn chung, độ bao phủcủa mạng lưới quốc lộ là khá tốt, tuy nhiên, do điều kiện địa hình có đến 39%mạng lưới quốc lộ nằm trong khu vực đồi núi và nhiều tuyến được quy hoạch làquốc lộ song chưa được nâng cấp, tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, chưa đạt yêu cầu
Trang 12quy hoạch Nhiều trạm BOT triển khai và đi vào hoạt động làm phát sinh thêm phícước vận tải đường bộ và ùn tắc trên cao tốc các dịp cao điểm
tíchDân số
(1000người)
Chiều dài caotốc (km)
Chiều dài quốclộ (km)
Trung du và miền núi phía
Dưới đây là bảng phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố thời tiết đến dịchvụ vận tải đường bộ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
9
Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (6/2022)
Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng