1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển dịch vụ logistics thiết bị y tế tại công ty cổ phần asc việt nam

61 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển dịch vụ logistics thiết bị y tế tại Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam
Tác giả Thái Ni Na
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Vinh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về logistics (12)
    • 1.1.1. Khái niệm logistics (12)
    • 1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của logistics (14)
    • 1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics (16)
    • 1.1.4. Logistics trong dịch vụ thiết bị y tế (18)
  • 1.2. Nhà cung cấp dịch vụ logistics và xu hướng phát triển (19)
    • 1.2.1. Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider – LSP) 8 1.2.2. Người sử dụng dịch vụ logistics (19)
    • 1.2.3. Xu hướng phát triển (21)
  • 1.3. Thiết bị y tế (21)
    • 1.3.1. Khái niệm thiết bị y tế (21)
    • 1.3.2. Tầm quan trọng của thiết bị y tế (22)
    • 1.3.3. Các quy định về thiết bị y tế (23)
  • 1.4. Phát triển dịch vụ logistics thiết bị y tế (23)
    • 1.4.1. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp 12 1.4.2. Cơ hội phát triển logistics trong ngành y tế (23)
  • CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG (49)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về ASC Trans Việt Nam (26)
      • 2.1.1. Thông tin chung về Công ty (26)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (27)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty (28)
      • 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty (30)
      • 2.1.5. Tình hình tài chính chung của Công ty (30)
      • 2.1.6. Chuỗi cung ứng của công ty (33)
    • 2.2. Hoạt động dịch vụ logistics thiết bị y tế tại Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam (34)
      • 2.2.1. Dịch vụ giao nhận và vận tải (34)
      • 2.2.2. Dịch vụ khai báo hải quan (38)
      • 2.2.3. Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành Bộ Y tế (43)
    • 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu của ASC Trans (44)
      • 2.3.1. Điểm mạnh (44)
      • 2.3.2. Điểm yếu (46)
    • 2.4. Định hướng dịch vụ logsitics thiết bị y tế (48)
  • CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG (0)
    • 3.1. Xây dựng chiến lược phát triển mới (49)
    • 3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên (51)
    • 3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (54)
    • 3.4. Phát triển dịch vụ khách hàng (55)
    • 3.5. Các kiến nghị khác (58)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

Với vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và rất phát triển, được các doanh nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh t

Tổng quan về logistics

Khái niệm logistics

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ

“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác Vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó

Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu Logistics lần đầu tiên được phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng

“Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”

Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc

Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics

- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:

“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and service for any complex operation)”

Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/2002 định nghĩa: Vận tải đa phương thức là sự kết hợp hai hoặc nhiều phương thức vận tải để chuyên chở một lô hàng từ một nơi đến một nơi đã xác định với vận đơn duy nhất.

“ Logisics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”

Thư viện ĐH Thăng Long

2 - Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics Management):

“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”

- Theo quan điểm “5 đúng” (“5 rights”):

“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”

- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Logistics – Những vấn đề cơ bản”:

“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”

Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time) Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin” Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn…

Ngày nay thuật ngữ logistics đã được phát triển, mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý “management” Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳ thuộc giác độ tiếp cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ như: logistics kinh doanh, logistics in bound – logistics out bound, phân phối vật chất, quản lý nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối hay quản lý logistics…thì đây đều là các thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một chủ đề, đó chính là cái mà chúng ta gọi là logistics

Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng Nó là một quy trình nhằm tối ưu hoá các hoạt động để đảm bảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây chuyền vận tải

Vai trò và tầm quan trọng của logistics

− Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá

Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định Một nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (theo Rushton Oxley & Croucher, 2000) Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng

Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu mỗi người

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó.” Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường càng lớn Điều này lý giải tại sao khoảng cách địa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn đến Việt Nam nhưng khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan và Mỹ lớn hơn so với Việt Nam Do vậy, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải) chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp với biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp với biển Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc qua còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia

Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho

Thư viện ĐH Thăng Long

4 việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics

− Đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp logistics có vai trò rất lớn Peter Drucker đã từng viết:

“Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề chạm đến Đó chính là “thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế” Với các doanh nghiệp Việt Nam thì điều này càng đặc biệt đúng bởi chúng ta hiểu biết chưa đầy đủ và ít vận dụng logistics

Logistics giải quyết hiệu quả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh Chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn mang lại thành công lớn, trong khi những quyết định sai lầm có thể dẫn đến thất bại Việc tìm kiếm nguồn lực và thị trường toàn cầu tốt nhất đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của logistics toàn cầu.

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau ; chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Dịch vụ logistics giúp giảm chi phí thông qua việc chuẩn hóa chứng từ Các chuyên gia ngoại thương chỉ ra rằng giấy tờ rườm rà là một khoản chi phí đáng kể trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Dịch vụ logistics cung cấp giải pháp ký một hợp đồng duy nhất để sử dụng chung cho tất cả các loại hình vận tải, giúp vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận cuối cùng, tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài long và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung

Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P – Right Product, Right Price, Proper Promotion và Right Place)

5 Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định

Mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp, trong khi logistics hướng đến cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí thấp nhất Tổng chi phí này được tính theo công thức cụ thể.

Tổng chi phí = chi phí vận tải + chi phí lưu kho + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ + chi phí khác

Phân loại dịch vụ logistics

Logistics là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều khía cạnh và có thể phân loại thành nhiều nhóm khác nhau Hai phương pháp phân loại phổ biến nhất là theo hình thức và theo quá trình sản xuất.

− Phân loại theo hình thức Theo tiêu chí này, logistics được chia thành 5 loại như sau:

Vận chuyển hậu cần bên thứ nhất (1PL) là khi chính chủ sở hữu hàng hóa tự thực hiện các hoạt động hậu cần để đáp ứng nhu cầu của riêng mình Trong mô hình này, chủ hàng tự quản lý tất cả các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối, thay vì thuê ngoài cho các công ty hậu cần bên thứ ba.

Theo hình thức này, chủ hàng phải tự đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics Logistics bên thứ nhất làm tăng quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp sẽ khó khăn do không đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics Thêm vào đó, việc đầu tư vào quản lý và vận hành hoạt động logistics sẽ làm cho doanh nghiệp phải phân tán nguồn lực bao gồm vốn và nhân lực

Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán, thanh toán, mua bảo hiểm,…) để đáp ứng nhu cầu của củ hàng Đặc điểm nổi bật của loại hình này đó là 2PL chỉ cung cấp hoạt động đơn lẻ, chưa tích hợp thành chuỗi hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán

Thư viện ĐH Thăng Long

6 Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics co từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm quy định Do đó dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm chuỗi dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng Sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định Như vậy có thể hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng thuê ngoài hết các dịch vụ logistics của mình

Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải… và hướng dẫn đến quản trị cả quá trình logistics như: nhận hàng tư nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng Điểm khác biệt giữa 3PL và 4PL ở chỗ: 3PL cung cấp các dịch vụ mang tính chất nghiệp vụ thuần túy thì 4PL lại đảm nhiệm vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng Tại một số nước và khu vực có ngành logistics phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Singapore,… 4PL đã hình thành và phát triển nhanh trong những năm gần đây bên cạnh hình thức 3PL truyền thống

Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) đã được nhắc đến trong những năm gần đây Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ tư đi cùng sự phát triển của thương mại điện tử Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, mọi hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán hiện nay đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet Ở đây, người cung cấp dịch vụ logistics không những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn phục vụ cho thị trường vận tải trực tuyến trên Internet Hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là Mỹ đã hình thành một số nhà cung cấp dịch vụ 5PL nổi tiếng như UPS, Fedex,…

Logistics được phân loại dựa trên thời điểm thực hiện hoạt động trong quá trình sản xuất tiêu dùng, gồm có bốn loại chính:

7 Logistics đầu vào (Inbound logisitics): logistics đầu vào là hoạt động logistics được thực hiện trong quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như thu thập nguồn thông tin đầu vào, chuẩn bị nguồn vốn của doanh nghiệp, nhập nguyên, nhiên vật liệu, các hoạt động lưu trữ các yếu tố đầu vào của sản xuất Trong điều kiện sản xuất chuyên môn hóa cao như hiện nay, các dịch vụ logistics đầu vào được chú ý bởi ngoài hiệu quả kinh tế thu được nhờ sự tối ưu hóa về thời gian và địa điểm, việc đảm bảo các yếu tố đầu vào còn giúp cho các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch kinh doanh hợp lý, thực hiện chiến lược kết hợp nhằm đạt mục tiêu chung của cả doanh nghiệp

Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp Đầu ra luôn là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, vai trò của logistics đầu ra luôn được các doanh nghiệp đề cao và nghiên cứu thực hiện với mục đích hướng tới đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp

Logistics ngược hay logistics thu hồi (reverse logistics): ngày nay, với những yêu cầu ngày càng chặt chẽ về bảo vệ môi trường từ các nhà quản lý và cả người tiêu dùng đòi hỏi việc quản lý và thu hồi tái chế hoặc tái sử dụng các yếu tố phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng như rác, phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm… Logistics thu hồi là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo hiệu quả cho quá trình thu hồi trở lại các phế liệu, phế phẩm trên để tái chế hoặc xử lý

Logistics nội bộ (Intralogistics): Là tất cả những hoạt động Logistics giới hạn trong khuôn khổ một nhà kho/ trung tâm phân phối/ trung tâm xử lý liên quan tới thiết kế, thực hiện, quản lý, giám sát và tối ưu hóa việc xử lý dòng nguyên vật liệu và thông tin tương ứng.

Logistics trong dịch vụ thiết bị y tế

Logistics trong dịch vụ thiết bị y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ: Đảm bảo nguồn cung thiết bị y tế: Logistics giúp vận chuyển thiết bị y tế từ nhà sản xuất đến các cơ sở y tế một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn Hệ thống logistics hiệu quả giúp đảm bảo nguồn cung thiết bị y tế luôn sẵn sàng, đáp ứng nhu cầu cấp bách trong các trường hợp khẩn cấp

Vận chuyển và bảo quản thiết bị y tế hiệu quả đóng vai trò then chốt trong nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế Các giải pháp logistics tối ưu hóa quy trình vận chuyển, tiết kiệm chi phí và thời gian, đảm bảo thiết bị y tế đến tay bệnh nhân nhanh chóng và kịp thời Đồng thời, việc vận chuyển và bảo quản đúng cách giúp duy trì chất lượng và hiệu quả điều trị của thiết bị y tế, góp phần vào quá trình chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho bệnh nhân.

Thư viện ĐH Thăng Long

8 Logistics đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ thiết bị y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ Việc đầu tư vào hệ thống logistics hiệu quả sẽ giúp các cơ sở y tế nâng cao năng lực cạnh tranh và cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho bệnh nhân.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics và xu hướng phát triển

Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider – LSP) 8 1.2.2 Người sử dụng dịch vụ logistics

Trong quá khứ khi chưa có dịch vụ logistics, các chủ thể như người cung ứng, nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng, phải làm việc trực tiếp với nhau Nhà sản xuất phải tự tìm nguồn cung ứng, rồi đưa hàng hóa tới tay khách hàng qua các kênh phân phối như người bán buôn, bán lẻ Nhưng khi có hoạt động logistics, các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ thực hiện công việc di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất, và di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất ra tới tay khách hàng

Như vậy, có thể thấy nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) đóng vai trò kết nối giữa các chủ thể trong một quá trình, giải quyết tất cả các vấn đề về logistics theo nhu cầu của khách hàng

Cùng với sự phát triển của ngành logistics, vai trò của Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) ngày càng trở nên quan trọng và đa dạng LSP cung cấp dịch vụ "trọn gói" toàn bộ quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa, từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Dịch vụ "trọn gói" này bao gồm các hạng mục như quản lý kho bãi, vận chuyển, xử lý đơn hàng, giao hàng và theo dõi hàng hóa, nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

− Về kho: kho do người cung cấp logistics cung cấp và quản lý, chỉ có hàng hóa trong kho là thuộc về khách hàng

− Về vận tải và phân phối: người cung cấp logistics chịu trách nhiệm về mọi chuyển động hàng hóa trong chuỗi cung ứng Họ có thể ký hợp đồng phụ với người chuyên chở thực sự, hoặc dùng chính phương tiện của mình để thực hiện

− Về kiểm kê tồn kho: người cung cấp logistics điều hành và thường xuyên giữ mức tồn kho hợp lý, căn cứ vào những tin báo nhận từ mọi chặng trong chuỗi cung ứng

− Đặt hàng: người cung ứng logistics chịu trách nhiệm đặt những nguyên liệu hoặc thành phần lắp ráp khi cần

− Những dịch vụ giá trị gia tăng: bao gồm những dịch vụ hoàn tất sản xuất, đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, quảng cáo, tài chính, dịch vụ logistics ngược chiều, đối với khách hàng công nghiệp, những dịch vụ này được yêu cầu nhiều

Như vậy, người cung ứng dịch vụ logistics chính là lực lượng thúc đẩy của ngành công nghiệp này và năng lực của họ quyết định triển vọng của hoạt động logistics như là chất xúc tác cho thương mại quốc tế và trong nước

1.2.2 Người sử dụng dịch vụ logistics

Những người sử dụng dịch vụ logistics bao gồm: nhà cung ứng, người sản xuất, người bán buồn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng

Nhà cung ứng: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm

Doanh nghiệp sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Người bán buôn, bán lẻ: là những người phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng

Người tiêu dùng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

Chu kì hoạt động của logistics bắt đầu từ việc nhận thức được nhu cầu về dịch vụ logistics Việc nhận thức được nhu cầu này sẽ dẫn tới yêu cầu về dịch vụ Các yêu cầu này có thể đến từ người tiêu dùng, cũng có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp Chính các yêu cầu này lại định hướng cho các hoạt động logistics cần thiết cho sự vận chuyển của nguyên vật liệu vào trong nhà máy, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm ra khỏi nhà máy

Vì vậy có thể thấy rằng người tiêu dùng chíng là người kiểm soát chu kỳ hoạt động của logistics Yêu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm kéo theo hệ quả là việc mua hàng, sẽ làm giảm số lượng hàng lưu trữ trong kho Hàng hóa giảm đi trong kho sẽ kích thích quá trình sản xuất, như vậy nguyên liệu lại được đưa vào doanh nghiệp để chuyển thành thành phẩm Quá trình sản xuất tiêu thụ nguyên vật liệu và lại tạo ra nhu cầu nguyên vật liệu mới đối với doanh nghiệp Sau đó, doanh nghiệp định hướng vào thị trường sẽ sử dụng các nghiên cứu về thị trường để đảm bảo sản phẩm nào có tiềm năng được người tiêu dùng ưa thích Và logistics, là một chức năng cỏ bản trong doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong quá trình người tiêu dùng tiếp cận, chấp nhận và tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp

Thư viện ĐH Thăng Long

10 Người sử dụng dịch vụ có thể chọn một dịch vụ hoặc sự phối hợp giữa các dịch vụ sao cho đảm bảo được sự cân bằng tốt nhất giữa các dịch vụ và giá cả dịch vụ

Xu hướng phát triển

Bất kỳ quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế tất yếu của thời đại, xu thế toàn cầu hóa Toàn cầu hóa làm cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics – Logistics toàn cầu (Global Logistics)

Theo các chuyên gia, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, logistics sẽ phát triển theo ba xu hướng chính sau:

1) Xu hướng thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của logistics như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạn bằng tần số vô tuyến… vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống logistics càng hiệu quả

2) Xu hướng thứ hai: phương pháp quản lý kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và thay thế dần cho phương pháp logistics đẩy (Push) theo truyền thống

3) Xu hướng thứ ba: thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Nếu như trước đây nhiều doanh nghiệp lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân mình thì giờ đây để tối ưu hóa và tăng sức cạnh tranh của bản thân, việc đi thuê ngoài các dịch vụ logistics ngày càng trở nên phổ biến.

Thiết bị y tế

Khái niệm thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

− Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

+ Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

11 + Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

+ Kiểm soát sự thụ thai;

+ Khử khuẩn trang thiết bị y tế;

+ Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người

− Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.

Tầm quan trọng của thiết bị y tế

Thiết bị y tế là một phần quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe Thiết bị y tế hỗ trợ cho mọi khía cạnh của chăm sóc sức khỏe, từ chẩn đoán bệnh đến điều trị và phục hồi

Thiết bị y tế hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác Các máy móc tiên tiến như máy chụp X-quang, máy siêu âm và máy chụp CT cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giúp bác sĩ có thể phát hiện tổn thương xương, cơ, khối u hay nhiễm trùng một cách hiệu quả Nhờ đó, việc chẩn đoán bệnh trở nên chính xác hơn, giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Giảm thiểu nguy cơ tử vong: Thiết bị y tế hiện đại có thể giúp cứu sống người bệnh, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp Ví dụ, máy thở có thể hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bị suy hô hấp, máy ECMO có thể hỗ trợ tim và phổi cho bệnh nhân bị suy tim hoặc suy hô hấp nặng, và máy chụp mạch máu có thể giúp phát hiện và điều trị các cục máu đông

Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tối đa: Thiết bị y tế hiện đại có thể giúp các bác sĩ thực hiện các thủ thuật y tế một cách chính xác và an toàn hơn Ví dụ, máy nội soi có thể được sử dụng để thực hiện phẫu thuật nội soi, máy phẫu thuật robot có thể được sử dụng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp và máy điều trị xạ trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư

Cải thiện năng suất tổng thể của cơ sở khám chữa bệnh: Thiết bị y tế hiện đại có thể giúp các cơ sở khám chữa bệnh hoạt động hiệu quả hơn Ví dụ, hệ thống robot phẫu thuật có thể giúp thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp một cách an toàn hơn, và hệ thống tự động hóa có thể giúp giảm thiểu sai sót

Thư viện ĐH Thăng Long

12 Nhìn chung, thiết bị y tế là một công cụ quan trọng giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng Đầu tư vào thiết bị y tế hiện đại là một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và cứu sống người bệnh.

Các quy định về thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

− Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp

− Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó:

+ Loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp;

+ Loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao;

+ Loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao

Về nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế, việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và phải được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định

Theo Nghị định 98/2021/NĐ – CP và Nghị định 07/2023 sửa đổi Nghị định 98/2021/NĐ – CP:

− Đối với thiết bị y tế loại A, B bộ hồ sơ nhập khẩu cần có phân loại và số công bố tiêu chuẩn áp dụng;

− Đối với thiết bị y tế loại C, D (thuộc danh mục cần giấy phép nhập khẩu theo Thông tư 30) cần có giấy phân loại và giấy phép nhập khẩu (áp dụng tới hết năm 2024) hoặc Số lưu hành loại C, D;

− Đối với thiết bị y tế loại C, D (không thuộc danh mục cần giấy phép nhập khẩu theo Thông tư 30) thì chỉ cần có bản phân loại (áp dụng đến hết năm 2024).

Phát triển dịch vụ logistics thiết bị y tế

Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp 12 1.4.2 Cơ hội phát triển logistics trong ngành y tế

Chúng ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí nhằm đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ logistics, bao gồm:

− Tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh dịch vụ logistics

13 Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ là yếu tố đầu tiên cho ta thấy được mức độ phát triển của dịch vụ logistics Tốc độ này càng lớn thì cho thấy mức độ phát triển của dịch vụ này càng tăng

Theo thống kê Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2023, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu Tỉ lệ tăng trưởng năm giai đoạn 2022-2030 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5% Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển dịch vụ logistics trong tương lai Chi phí logistics của Việt Nam những năm qua đã được cải thiện đáng kể, chỉ còn tương đương 18% GDP vào năm 2022 (theo World Bank) Theo kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm mức chi phí này còn 16 - 20% GDP Tuy nhiên, so với thế giới, mức chi phí của Việt Nam vẫn cao hơn so với mức chi phí logistics trung bình hiện khoảng 11% GDP Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam

− Chất lượng dịch vụ logistics

Chất lượng dịch vụ, có giá cả cạnh tranh và xác định là những yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh Chất lượng dịch vụ logistics không chỉ thể hiện ở chỗ giữ gìn tốt hàng hóa, đảm bảo đúng số lượng và chất lượng như trước khi gửi vào kho, đưa hàng đến nơi đúng thời gian và địa điểm quy định mà còn thể hiện ở phong cách làm việc tận tình, minh bạch, đúng pháp luật Chất lượng dịch vụ còn thể hiện ở văn hóa doanh nghiệp của công ty

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ thể hiện ở: tỷ lệ phàn nàn của khách hàng về dịch vụ (tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng dịch vụ càng cao); tỷ lệ sản phẩm vận chuyển bị sai hỏng, kém phẩm chất (tỷ lệ này càng cao thì chất lượng vận chuyển, lưu kho, lưu bãi càng thấp…); tỷ lệ sản phẩm, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm…

− Tỷ trọng doanh thu logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ logistics trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sự phát triển của dịch vụ logistics

Tỷ trọng này cho thấy mức độ đóng góp và tăng trưởng doanh thu của dịch vụ xét trên phương diện toàn doanh nghiệp

− Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ logistics

Sự phát triển của dịch vụ logistics được thể hiện rõ qua tốc độ gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ, chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng của nền kinh tế chung và nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn Tốc độ tăng trưởng khách hàng cao biểu thị ngày càng nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ logistics, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ này.

Thư viện ĐH Thăng Long

14 đó cũng có nghĩa là công ty kinh doanh dịch vụ logistics đang có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ này Tuy nhiên chỉ tiêu này phải đi cùng với chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

1.4.2 Cơ hội phát triển logistics trong ngành y tế

Người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng nhạy bén với sức khỏe cá nhân và sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao Điều này tạo ra nhu cầu lớn đối với các thiết bị y tế phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa và theo dõi sức khỏe

Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống y tế, đồng thời mở rộng quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho người dân Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ đã dành nhiều ngân sách và ưu đãi chi các dự án xây dựng, nâng cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế trên cả nước

Việt Nam là một trong những nước có thị trường thiết bị y tế đầy tiềm năng trong khu vực và thế giới Với sự hội nhập kinh tế, Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết bị y tế trong nước tìm kiếm đối tác, hợp tác cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho thị trường Việt Nam

Theo báo cáo của Vietnam Report, tổng chi tiêu cho ngành y tế tại Việt Nam dự kiến đạt 23.3 tỷ USD vào năm 2025, trong đó chi tiêu cho thiết bị y tế chiếm khoảng 10% tổng chi tiêu, tương đương với 2.3 tỷ USD

Vì những lí do đó cho thấy thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai kéo theo sự phát triển của dịch vụ logistics thiết bị y tế

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu khái quát về ASC Trans Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung về Công ty

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về công ty:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM Tên Tiếng Anh: VIET NAM ASC TRANS JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: ASC TRANS., JSC Năm thành lập: 20/11/2018

Mã số thuế: 0108519721 Đại diện pháp luật: Nguyễn Công Mạnh

Trụ sở chính: NO-03 C37 Khu tái định cư, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Tp Hà Nội

Văn phòng Hà Nội: Tầng KT, Tòa nhà Hà Đô Park View, KĐT Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Tp Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 1, Xuân Trường Building, số 196/26-28 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Website: https://thutucyte.com.vn/

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics về Thiết bị, vật tư y tế; Thực phẩm chức năng và Mỹ phẩm.

Luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Định hướng, đào tạo và tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên

Chất lượng dịch vụ, Chuyên nghiệp, Cải tiến liên tục

Chất lượng dịch vụ: Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian cho quý DN

Thư viện ĐH Thăng Long

16 Môi trường làm việc chuyên nghiệp; đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ

Luôn luôn nâng cao năng lực, sáng tạo và đổi mới nâng cao hiệu quả công việc

Phương châm kinh doanh Để trở thành một trong những công ty vận chuyển, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận và logistics hàng đầu Việt Nam, ngay từ ngày thành lập ASC Trans đã đặt ra hướng kinh doanh cụ thể, đó là “UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – NHANH CHÓNG”

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG

Giới thiệu khái quát về ASC Trans Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung về Công ty

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về công ty:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM Tên Tiếng Anh: VIET NAM ASC TRANS JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: ASC TRANS., JSC Năm thành lập: 20/11/2018

Mã số thuế: 0108519721 Đại diện pháp luật: Nguyễn Công Mạnh

Trụ sở chính: NO-03 C37 Khu tái định cư, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Tp Hà Nội

Văn phòng Hà Nội: Tầng KT, Tòa nhà Hà Đô Park View, KĐT Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Tp Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 1, Xuân Trường Building, số 196/26-28 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Website: https://thutucyte.com.vn/

Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics, đặc biệt trong lĩnh vực hàng Thiết bị, vật tư y tế; Thực phẩm chức năng và Mỹ phẩm

Luôn sát cánh cùng khách hàng để mang đến các dịch vụ đa dạng và chuyên nghiệp, tập thể không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Song song với đó, định hướng, đào tạo và tạo môi trường làm việc thân thiện để nhân viên phát triển toàn diện.

Chất lượng dịch vụ, Chuyên nghiệp, Cải tiến liên tục

Chất lượng dịch vụ: Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian cho quý DN

Thư viện ĐH Thăng Long

16 Môi trường làm việc chuyên nghiệp; đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ

Luôn luôn nâng cao năng lực, sáng tạo và đổi mới nâng cao hiệu quả công việc

Phương châm kinh doanh Để trở thành một trong những công ty vận chuyển, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận và logistics hàng đầu Việt Nam, ngay từ ngày thành lập ASC Trans đã đặt ra hướng kinh doanh cụ thể, đó là “UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – NHANH CHÓNG”

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam được thành lập và phát triển dựa trên nền tảng và kiến thức của các lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm ở các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực giao nhận logistics

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tính đến hết năm 2022, Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam đang khẳng định được vị thế trong thị trường logistics với cột mốc ấn tượng, đạt 1.807 khách hàng mới trong lĩnh vực logistics, kê khai hải quan, vận tải quốc tế, vận tải nội địa mảng Thiết bị y tế, Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam dần mở rộng quy mô với 2 văn phòng chính thức tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh; 5 văn phòng liên kết tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Lạng Sơn

Với mạng lưới hoạt động ở hầu hết các tỉnh có vị thế chiến lược và kinh tế lớn cùng sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, ASC dần khẳng định được vị thế của mình, phục vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, uy tín đem lại lòng tin rất lớn cho các khách hàng qua việc cung cấp chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá cạnh tranh, liên tục đổi mới và tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ ASC hiện là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn cả trong và ngoài nước, đang không ngừng phát triển để trở thành một trong những công ty vận tải hàng đầu khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận và logistics Hơn thế nữa, ASC còn có quan hệ tốt và là đối tác thường xuyên với hầu hết các hãng tàu, hãng hàng không lớn trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn giá cước cạnh tranh cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh

Với sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng học hỏi, luôn đi theo xu hướng, trào lưu trên thị trường, cùng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời Công ty đã nhanh chóng khẳng định được vị thế về niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước về dịch vụ an toàn và hiệu quả, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam tự hào về những thành tựu đạt được, thể hiện rõ qua hoạt động kinh doanh hiệu quả với doanh thu liên tục tăng trưởng Nhờ vậy, đời sống của nhân viên cũng được cải thiện đáng kể Đây chính là những động lực to lớn hứa hẹn một tương lai phát triển vững mạnh hơn cho công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty

Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam đứng đầu là ban lãnh đạo gồm: Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc và Phó Giám đốc Sau đó bộ máy công ty được chia ra làm 2 khối: Khối Kinh doanh và khối Văn phòng tương ứng 4 bộ phận phòng ban: Phòng Kế toán, Phòng Chứng từ, Phòng Agent - Pricing và Phòng Giao nhận hiện trường, chịu sự giám sát và lãnh đạo trực tiếp của các Trưởng phòng với nhiệm vụ, chức năng tham mưu, đóng góp ý kiến trong việc ra quyết định của Ban giám đốc

Phòng Giao nhận hiện trường

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.1 Số lượng công nhân viên

Chính thức Thực tập sinh

Phòng Giao nhận hiện trường 4 0

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:

− Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, báo giá, hỗ trợ, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty; phối hợp với các phòng ban khác (Phòng Giao nhận hiện trường, Phòng Chứng từ,…) để giám sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ,…

Phòng Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch tài chính, thiết lập và chi trả bảng lương cho nhân viên, tổng hợp và theo dõi công nợ, quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí theo các quy định hiện hành.

- Phòng Agent – Định giá: Thực hiện nhiệm vụ làm việc với các đại lý, các đối tác vận chuyển trong và ngoài nước để định giá cho từng lô hàng, khai báo vận đơn toàn bộ, lấy lệnh giao hàng điện tử, thực hiện lệnh giao hàng…

− Phòng Chứng từ: Hoàn tất các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa; thực hiện khai báo hải quan; sắp xếp và lưu trữ toàn bộ chứng từ, tài liệu email có liên quan; phối hợp với các phòng ban khác xử lý những phát sinh của lô hàng,…

− Phòng Giao nhận hiện trường: Quản lý, giám sát, theo dõi và thường xuyên kiểm tra tình hình hàng hóa tại cảng và kho, theo dõi quá trình đóng, xếp hàng tại kho, tại cảng để chuẩn bị hàng hóa lên các phương tiện vận chuyển; thực hiện giao nhận hàng hóa, xuất trình chứng từ với các cơ quan nhà nước, giao hàng cho khách

19 đúng thời gian thỏa thuận; phối hợp làm việc, báo cáo với các bộ phận liên quan và cấp trên trong quá trình làm việc

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam cung cấp 3 lĩnh vực dịch vụ kinh doanh chính:

Dịch vụ giao nhận và vận tải

− Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển;

Hoạt động dịch vụ logistics thiết bị y tế tại Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam

2.2.1 Dịch vụ giao nhận và vận tải

Dịch vụ giao nhận và vận tải là khâu bao gồm nhiều công việc nhất trong quy trình quản lý hàng nhập khẩu Nhìn chung, quy trình thực hiện dịch vụ tại các công ty logistics cũng dựa trên 4 bước cơ bản: Nắm rõ tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải, chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu, nhận hàng hóa tại địa điểm quy định và quyết toán chi phí Tuy nhiên, quy trình này thực tế tại công ty ASC Trans được thay đổi linh hoạt để phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp theo trình tự 4 bước như sau: Nhận và xử lí thông tin hàng nhập, Theo dõi và thông quan hàng nhập, Nhận hàng hóa nhập khẩu và cuối cùng là Kết thúc/Lưu hồ sơ

Bước 1: Nhận và xử lí thông tin hàng hóa nhập khẩu

Việc đầu tiên của bước này là bộ phận kinh doanh chào giá và tư vấn quy trình nhập khẩu cho khách hàng rồi ký kết hợp đồng làm việc Sau đó, khách hàng cung cấp những giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục nhâp khẩu thiết bị y tế Khách hàng sẽ cung cấp cho nhân viên kinh doanh đầy đủ thông tin về hàng hóa (mặt hàng, kích thước, khối lượng, ) thông tin cảng dỡ, cảng nhận,…

Nhân viên phòng Agent - Pricing lập kế hoạch vận chuyển bao gồm tuyến đường, phương thức và trao đổi với đại lý nước ngoài để xác định giá cước, lịch trình vận chuyển Cùng bộ phận Kinh doanh, nhân viên này chốt giá và lịch với khách hàng Sau khi nhận vé tàu, vận đơn từ đại lý, nhân viên Kinh doanh gửi cho khách hàng kiểm tra, trong khi nhân viên Agent - Pricing xác minh thông tin trên vận đơn chính và xác nhận với đại lý nước ngoài Tiếp theo, họ tiến hành xử lý đóng gói hàng, làm việc với người gửi hàng để kiểm tra tình trạng hàng trước khi vận chuyển về Việt Nam.

Thư viện ĐH Thăng Long

24 Bước 2: Theo dõi và thông quan hàng nhập

Sau khi hoàn thành các công đoạn ở đầu nước ngoài, hàng đã được đưa lên phương tiện vận tải, nhân viên Agent - Pricing và nhân viên Kinh doanh theo dõi sát sao tình hình lô hàng và cập nhật cho khách hàng kịp thời khi có sự thay đổi Khi nhận được thông báo hàng đến, nhân viên Chứng từ bắt đầu lên tờ khai và xử lý thủ tục hải quan nhập khẩu

Bước 3: Nhận hàng hóa nhập khẩu

Sau khi khai báo hải quan, khách hàng nộp thuế nhập khẩu, hàng được thông quan, nhân viên bộ phận Giao nhận hiện trường sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa Kết quả kiểm tra là căn cứ cho việc hoàn thành các thủ tục, nếu hàng hóa kiểm tra đảm bảo chất lượng, số lượng hàng sẽ được vận chuyển về theo như kế hoạch đã sắp xếp, phối hợp với đại lý trucking lấy hàng và giao hàng tại địa chỉ khách cung cấp Trong trường hợp hàng lỗi, hỏng, thiếu, không đảm bảo chất lượng, công ty sẽ tiến hành phản hồi với bên bán và bên mua, lập các văn bản và tìm hướng giải quyết

Bước 4: Kết thúc/Lưu hồ sơ

Nhân viên Kinh doanh thông qua từ nhân viên Chứng từ, nhân viên Agent – Pricing lập bộ hồ sơ (chi phí đầu vào, chi phí bán ra, các chứng từ liên quan) và chuyển giao bộ phận Kế toán để theo dõi công nợ

Bảng 2.4 Bảng thời gian trung bình khi thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải

1 Đàm phán, tư vấn thủ tục, check giá và kí kết hợp đồng

2 Đặt chỗ với hãng tàu, hãng bay 1 ngày

3 Liên hệ pick up hàng đầu nước ngoài 3 ngày

4 Đợi hàng về 2 – 10 ngày tùy từng loại phương thức vận tải

5 Làm thủ tục hải quan 1 ngày

6 Làm thủ tục lấy hàng và giao hàng 1 ngày

What Where When Who How Đàm phán, tư vấn thủ tục

Khi khách hàng phát sinh nhu cầu cần được tư vấn

Khai thác thông tin bằng cách trao đổi trực tiếp

Check giá Văn phòng công ty

Sau khi nhân viên Kinh doanh tư vấn thủ tục và khách hàng có ý định đặt hàng

Gửi mail xin giá cho các đối tác vận tải quốc tế

Sau khi khách hàng chốt giá

Trực tiếp kí hợp đồng Đặt chỗ với hãng tàu, hãng bay

Sau khi kí kết hợp đồng

Gửi mail booking cho đầu agent nước ngoài Đợi hàng về Văn phòng công ty

Sau khi hàng bắt đầu khởi hành từ cảng, sân bay

Nhân viên Kinh doanh, nhận viên Agent - Pricing

Làm thủ tục hải quan

Văn phòng công ty, chi cục Hải quan

Sau khi nhận được TBHĐ

Nhân viên Chứng từ, nhân viên Giao nhận hiện trường

Truyền tờ khai trên phần mềm VNACCS, mở tờ khai tại chi cục

Làm thủ tục lấy hàng và giao hàng

Cảng, sân bay Sau khi có tờ khai thông quan

Làm thủ tục thanh lý tờ khai, sắp xếp phương tiện vận tải giao hàng đúng địa chỉ cho khách hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

26 Xét một quy trình giao nhận đầy đủ từ kho nhà sản xuất đến kho của người mua tại một nước khác thì phải trải qua rất nhiều những đối tượng liên hoàn phối hợp với nhau, bao gồm người giao hàng, hãng vận tải nội địa, hãng tàu, hãng hàng không, hải quan, kho bãi, đại lý đầu nước ngoài, người nhận hàng và cả các nhân viên trong chính công ty giao nhận Bất kì khâu nào cũng có thể xảy ra sự cố gây chậm trễ đến tiến độ giao hàng Đó có thể là những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như mưa bão, tai nạn Bản thân lịch tàu chạy hay lịch bay của hãng hàng không cũng không hoàn toàn chuẩn xác Cũng có thể là nguyên nhân từ phía người bán giao hàng muộn hay do rắc rối từ người nhận hàng về chứng từ, thanh toán hay hàng phải kiểm hóa làm chậm tiến độ giao nhận hàng Bản thân công ty ASC cũng cố gắng để đẩy hàng đi càng sớm càng tốt tuy nhiên không thể tác động hoàn toàn được, những sự cố nằm ngoài khả năng cũng là nỗi bận tâm của công ty và của chính cả các cấp lãnh đạo, với mong muốn cung cấp một dịch vụ chất lượng nhất đến tay khách hàng

Bảng 2.6 Số lượng lô hàng xuất nhập đã hoàn thành giai đoạn năm 2021 – 2022

Nguồn: Phòng Agent – Pricing Đối với hàng thiết bị y tế cần thời gian vận chuyển nhanh nên có thể thấy được rằng số lượng hàng air cargo chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lượng hàng của các năm Đối với phương thức vận tải đường biển, khách hàng sẽ ưu tiên cho những mặt hàng có kích thước, khối lượng lớn, thời gian cần hàng không quá gấp

Có thể nhận thấy rằng đặc điểm nổi bật nhất của dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu là quá trình trải qua một khoảng thời gian khá dài, trên nhiều chặng đường và qua rất nhiều trung gian Công ty đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán, người gửi hàng với người vận tải và giữa người vận tải với người nhận hàng Nhờ là thành viên của JCTrans Logistics Network – hiệp hội logistics hàng đầu kết nối các công ty giao nhận vận tải, logistics và các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan trên toàn cầu – nên công ty có thể cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ vận tải đa phương thức, có khả năng đáp ứng tốt, linh hoạt các nhu cầu đặc biệt của khách hàng như cần tàu chuyên dụng hay vận chuyển hàng nguy hiểm, các hàng hóa cần bao gói chèn lót đặc biệt, hàng quá khổ quá

27 tải Theo thống kê của bộ phận Agent – Pricing, ASC hiện có trên 280 đại lý đối tác đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới Đại lý vận tải nước ngoài đóng vai trò rất lớn trong quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải của công ty ASC, dựa trên nhu cầu của công ty, loại hàng hóa, tuyến đường vận chuyển, thời gian giao hàng, ngân sách, đại lý sẽ lựa chọn, báo giá phương tiện vận tải phù hợp nhất, thay mặt công ty đặt chỗ, thương lượng cước phí và ký hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu, hãng bay, phối hợp để xử lý các thủ tục để đưa hàng về Việt Nam sớm nhất có thể Do đó, ASC vẫn đang cố gắng mở rộng mạng lưới kết nối với các đại lý vận tải ở nhiều quốc gia hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế ngày càng gay gắt do sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng Điều này dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công ty giao nhận tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động của ASC Mặc dù ASC được biết đến là nhà giao nhận vận tải chuyên nghiệp trong lĩnh vực hàng thiết bị y tế, nhưng số lượng lô hàng đi cước của công ty vẫn chưa phản ánh đầy đủ năng lực của họ.

2.2.2 Dịch vụ khai báo hải quan

Bên cạnh dịch vụ giao nhận và vận tải, ASC Trans cung cấp dịch vụ khai báo hải quan Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam thực hiện áp dụng hình thức khai hải quan điện tử qua hệ thống ECUS/VNACCS - phương thức đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian và chi phí Căn cứ vào bộ chứng từ do khách hàng cung cấp, nhân viên chứng từ của công ty kiểm tra, đối chiếu với giấy phép nhập khẩu, các văn bản, giấy tờ chuyên ngành của mặt hàng thiết bị y tế Đối với quá trình thông quan hàng thiết bị y tế nhập khẩu tại Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam, công ty tiến hành nhập đầy đủ, trung thực, chính xác các thông tin trên tờ khai nhập khẩu và tiến hành truyền tờ khai Hệ thống sẽ tự động phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ Nếu các tờ khai rơi vào phân luồng vàng, công ty nộp bộ hồ sơ cho cơ quan hải quan để tiến hành kiểm tra chứng từ Nếu tờ khai phân vào luồng đỏ, công ty nộp cho hải quan bộ hồ sơ hải quan và đưa hàng hóa xuống để hải quan tiến hành kiểm hóa thực tế Việc các tờ khai phân luồng đỏ này do hệ thống của hải quan đánh giá rủi ro tự động, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều lí do chủ quan và khách quan như: doanh nghiệp mới nhập hàng lần đầu hoặc trong một thời gian dài mới phát sinh hoạt động nhập khẩu; nguyên nhân do mã loại hình tờ khai; do mã HS của mặt hàng thiết bị y tế bị quản lí rủi ro, Tùy vào mỗi trường hợp mà công ty sẽ có những hướng giải quyết cụ thể riêng

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 2.1 Quy trình thực hiện khai báo hải quan

Quy trình thực hiện dịch vụ khai báo hải quan của ASC tuân thủ trình tự rõ ràng Mặc dù vậy, sai sót vẫn không thể tránh khỏi.

Bảng 2.7 Số lượng tờ khai hải quan và tỷ lệ lỗi sai trên tổng các tờ khai giai đoạn năm 2021 – 2022

Nguồn: Phòng Chứng từ Bảng 2.8 Tỷ lệ các lỗi sai trên tổng lỗi sai giai đoạn năm 2021 – 2022

Năm 2022 Tỷ lệ Năm 2021 Tỷ lệ

Sai mô tả hàng, xuất xứ 178 20.25% 97 17.70%

Sai số bill, mã kho 90 10.24% 53 9.67%

Do mặt hàng thiết bị y tế là mặt hàng đặc thù thuộc sự quản lý của nhà nước nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi khai báo hải quan những mặt hàng này Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của các thông tin khai báo, đồng thời hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra.

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 2.2 Sơ đồ xương cá nguyên nhân các lỗi sai

Bảng 2.9 Các nguyên nhân cụ thể của các lỗi sai

Nhóm lỗi sai Nguyên nhân Chi tiết

Không nắm rõ tính chất mặt hàng

Nhân viên chứng từ không khai thác thông tin mặt hàng từ khách hàng, ví dụ TPCN có mã HS là 21069072, tuy nhiên TPCN chiết xuất từ dầu hoa có mã là 15159099

Biểu thuế không có mã đích danh cho một số mặt hàng, đặc biệt là hàng thiết bị y tế

Một số mặt hàng dùng công bố như

Những điểm mạnh, điểm yếu của ASC Trans

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường Điều này được minh chứng bằng việc công ty đạt giải thưởng danh giá "Top 20 Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín Việt Nam - ASEAN 2022" trong lĩnh vực Dịch vụ cho ngành hàng y tế Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của công ty trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu ASC Trans Việt Nam.

Thư viện ĐH Thăng Long

34 bất kể việc phát triển trong giai đoạn khó khăn, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp Đây là ngành hàng đặc thù, đòi hỏi phải cập nhật có những thay đổi theo quy định, nghị định của Nhà nước một cách linh hoạt và kịp thời, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bước chân vào ngành mà không chuẩn bị cho mình nền tảng chuyên môn tốt

Nhờ có công tác quản trị tốt mà tất cả các hoạt động nghiệp vụ được diễn ra chặt chẽ, thông suốt, đảm bảo tiến độ, tránh được tối đa các sai sót Dịch vụ logistics thiết bị y tế của công ty đang ngày một hoàn thiện hơn, chất lượng dịch vụ cũng đang dần được cải thiện Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về quá trình vận chuyển, thủ tục liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đảm bảo cho hàng hóa được thông quan một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí rẻ nhất, đảm bảo cho hàng hóa được giao nhận đúng thời gian, địa điểm theo đúng như trong cam kết với chất lượng, số lượng của hàng hóa được đảm bảo như ban đầu

− Về lập kế hoạch quản trị giao nhận vận tải của công ty khá chính xác

Trong những năm vừa qua, dù có nhiều sự biến động về kinh tế, về các chính sách của nhà nước, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ logistics bằng cách linh hoạt trong việc tiếp nhận hàng hóa, tùy chỉnh kế hoạch cho từng bối cảnh và lô hàng ASC Trans đạt tỷ lệ lập kế hoạch thành công cao, số ít trường hợp xảy ra sai sót so với kế hoạch ban đầu cũng được kịp thời nắm bắt và xử lý hiệu quả.

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam cũng đã xây dựng được quy trình làm việc chuẩn cho từng bước trong toàn bộ quy trình, từng sản phẩm đặc thù cho khách hàng

Việc lập kế hoạch, xây dựng một quy trình chuẩn đã giúp nhân viên nắm bắt được các công việc của mình một cách cụ thể, đảm bảo tính chính xác, hiệu quả công việc cao và tránh nhầm lẫn thiếu sót trong các thủ tục giấy tờ từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng về dịch vụ của công ty

Công ty đã liên hệ với hãng tàu, hàng bay và theo dõi lịch trình cẩn thận, kịp thời nắm bắt những thay đổi trong lịch trình để có những kế hoạch thay đổi phù hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

Chuẩn bị đầy đủ, chính xác các chứng từ nhận hàng, thực hiện nhanh chóng thủ tục mang vận đơn đổi lệnh giao hàng, giúp rút ngắn thời gian nhận hàng Công ty xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh, đảm bảo tối đa quyền lợi khách hàng và chất lượng dịch vụ ở mức cao nhất.

35 Trong quá trình nhận hàng, nhân viên Giao nhận hiện trường đã tiến hành kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng tình trạng các container, lập biên bản ghi nhận thực hiện quá trình nhận dỡ hàng và giao hàng cho khách nhanh chóng

− Về giám sát và điều hành quy trình cung cấp dịch vụ

Công ty xuyên suốt giám sát việc thực hiện các hoạt động của quy trình, nếu có những vấn đề phát sinh thì sẽ có sự điều hành của ban lãnh đạo từ trên xuống dưới kịp thời nhanh chóng, công tác giám sát và điều hành được tiến hành kịp thời, chính xác, đảm bảo đem lại hiệu quả công việc

Công tác giải quyết các khiếu nại phát sinh luôn được công ty chú tâm và giải quyết triệt để làm hài lòng khách hàng là yếu tố tiên quyết trong định hướng hoạt động của doanh nghiệp Công ty đã thực hiện được những cam kết về chất lượng dịch vụ với khách hàng đảm bảo cả về mặt giá cả và chất lượng khiến khách hàng hài lòng và trung thành khi sử dụng dịch vụ của công ty

Trong hoạt động logistics thiết bị y tế, dù đã tích cực cải thiện, công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Bên cạnh những thành tựu đạt được, doanh nghiệp cần tiếp tục cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng nghiệp vụ để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, hạn chế vướng mắc phát sinh.

− Lập kế hoạch chưa có sự xúc tiến

Hoạt động giao nhận của công ty Việt Nam vẫn có tính thời vụ, tập trung chủ yếu vào 6 tháng cuối năm Do đó, hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa của công ty phụ thuộc vào thị trường xuất nhập khẩu

Hiện nay, đa số các khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ phần

Các công ty như ASC Trans Việt Nam vẫn chủ yếu phục vụ khách hàng cũ, số lượng khách hàng mới tiếp cận được còn hạn chế Các đơn vị này cũng chưa có kế hoạch tiếp cận khách hàng và phát triển thương hiệu cụ thể.

Định hướng dịch vụ logsitics thiết bị y tế

Dịch vụ logistics thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và kịp thời cho hệ thống y tế Do đó để phát triển, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách tối ưu hóa quy trình xử lý, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập khẩu, vận chuyển hàng y tế, phát triển thêm mạng lưới kho bãi và phương tiện vận chuyển để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là ở các khu vực xa xôi, cung cấp các dịch vụ logistics trọn gói, bao gồm đặt hàng, vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, thiết bị y tế

Công ty sẽ tiếp tục quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường, đồng thời củng cố và duy trì các mối làm ăn hiện có Mở rộng mạng lưới dịch vụ và kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh

Hoạt động dịch vụ của công ty cần đặt yêu cầu hàng đầu về hiệu quả, an toàn và tiện lợi cho khách hàng Sự chú trọng đầu tiên sẽ là chất lượng dịch vụ cao

Ngành y tế là một ngành đặc thù, do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này để có thể cung cấp dịch vụ hiệu quả và an toàn

Thư viện ĐH Thăng Long

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG

Xây dựng chiến lược phát triển mới

Để đảm bảo cung cấp một dịch vụ có chất lượng thì trước tiên công ty phải có một định hướng phát triển đúng đắn Hoạch định giúp công ty xác định mục tiêu chất lượng dịch vụ cần hướng tới và các phương tiện, nguồn lực, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó

Như đã đề cập trước đó, cơ hội phát triển ngành hàng thiết bị y tế kéo theo sự phát triển của dịch vụ logistics Và xuất phát từ yêu cầu lấy khách hàng làm trọng tâm của dịch vụ, chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa mãn và vượt mong đợi của khách hàng mà xác định toàn bộ các hoạt động của công ty thực chất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Công ty cũng cần mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều nước ở thị trường quốc tế như Châu Á, Châu Mỹ, Việc mở rộng thị trường không phải công việc đơn giản bởi mỗi thị trường có những đặc điểm khác nhau, điều này tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh, tâm lý tiêu dùng xã hội,… vì vậy muốn mở rộng thị trường cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường sâu và chọn lọc, không chỉ là nghiên cứu thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng trực tiếp hiện có của mình mà còn bao gồm cả thu thập thông tin về xu hướng thị trường nói chung, thị trường xuất nhập khẩu

− Xác định nhu cầu và cấu trúc kì vọng của khách hàng

Tùy theo quy định, điều khoản trong mỗi hợp đồng ngoại thương mà khách hàng quyết định sẽ tiến hành thuê ngoài (có thể tự thực hiện nhưng ở đây chỉ xét những hoạt động thuê ngoài) những hoạt động nào Theo như Kết quả khảo sát về Logistics năm 2008 (Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn – Công ty SCM) nhóm năm hoạt động được thuê ngoài nhiều nhất gồm có vận tải nội địa, dịch vụ giao nhận, kho bãi, khai quan và vận tải quốc tế Hầu hết các công ty đều tiến hành thuê ngoài tất cả các dịch vụ trên để tiết kiệm thời gian và chi phí Những nhu cầu cơ bản mà doanh nghiệp cần đáp ứng phục vụ tốt hay các nhu cầu ở bậc tuyệt đối chính là thời gian thực hiện nhanh chóng và đảm bảo hàng hóa được an toàn qua tất cả các khâu trên với một mức giá phù hợp

Việc xác định cấu trúc kì vọng của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng Nó giúp cho công ty tiết kiệm thời gian và sức lực tập trung vào đảm bảo những thuộc tính cơ bản của chất lượng dịch vụ cũng như đáp ứng các nhu cầu về các thuộc tính ở bậc rõ

39 ràng Và hơn thế nữa là xác định được cho mình mục tiêu cần hướng tới để thỏa mãn những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, cung cấp một dịch vụ thực sự có chất lượng

− Thiết lập mục tiêu, chính sách chất lượng

Khách hàng đề ra các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, giá cả, và việc của ASC chính là làm thế nào để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Bất kể đối tượng khách hàng nào thì nhu cầu về chất lượng dịch vụ cũng được đặt lên hàng đầu và cần được thỏa mãn tối đa

Bên cạnh đó, công ty cần phải thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, củng cố và thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng chất lượng dịch vụ, giá trị cốt lõi của dịch vụ Đối với khách hàng cũ, công ty phải phát triển mối quan hệ với khách hàng bằng cách thường xuyên liên lạc để biết thông tin hàng hóa, hỏi thăm và giúp đỡ khách hàng giải quyết các vướng mắc Xây dựng những buổi gặp mặt giữa nhân viên, ban lãnh đạo công ty và khách hàng thân thiết Đối với việc tiếp cận khách hàng mới, công ty cần xây dựng các chiến lược quảng bá, tiếp cận khách hàng và chào dịch vụ để có thể mở rộng tập khách hàng Đặc biệt, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý để giảm cước vận chuyển và phân bổ mạng lưới toàn cầu

− Xây dựng phòng Marketing – Truyền thông

Tiếp thị là một công cụ hiệu quả giúp truyền tải thông điệp, quảng bá hình ảnh công ty, định vị thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Trước đây, hoạt động tiếp thị được tích hợp vào hoạt động kinh doanh khiến hiệu quả chưa cao Do đó, Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam cần xây dựng một phòng Tiếp thị chuyên nghiệp, chất lượng ngay từ đầu.

Việc đến nаy mà công ty vẫn chưа chú trọng đầu tư vàо Mаrketing nói chung và Digitаl Mаrketing nói riêng là một trong những điểm hạn chế khiến công ty рhát triển chưа thực sự mạnh mẽ Рhòng Mаrketing sẽ giúр hоàn thiện website, fаnраge củа công ty, đưа những hình ảnh đẹр hơn, chuyên nghiệр hơn đến với khách hàng

Bên cạnh đó, рhòng Mаrketing sẽ рhụ trách cả truyền thông nội bộ - điều mà Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam chưа thực sự chú trọng Truyền thông nội bộ có chức năng đảm bảо thông suốt các hоạt động củа một tổ chức, giа tăng tinh thần làm việc cũng như khơi dậy nguồn cảm hứng củа nhân viên, tăng cường trао đổi thông tin giữа các рhòng bаn củа công ty, từ đó tăng hiệu quả, năng suất làm việc cũng như củng cố lòng trung thành củа nhân viên đối với công ty Dо vậy việc thành lậр рhòng Mаrketing – Truyền thông là việc vô cùng cần thiết mà công ty cần thực hiện trоng thời giаn tới

Thư viện ĐH Thăng Long

Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố cốt lõi để mỗi nhân viên có thể thực hiện quy trình cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, từ đó thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự của công ty Do đó cần có những chính sách đồng bộ trong việc phát triển nhân lực, về các mặt chuyên môn, quản lý, thông tin,…

Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực là chìa khóa để đảm bảo đội ngũ nhân viên đủ về số lượng, chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu và kịp thời.

− Hoàn thành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho từng chức danh tại công ty, xây dựng rõ ràng các bảng phân công nhiệm vụ, mô tả công việc cụ thể cho từng chức danh

− Đánh giá năng lực của từng cán bộ để sàng lọc, xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân sự mới phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty cho từng vị trí công việc Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn diện

− Rà soát sửa đổi bổ sung quy chế tiền lương thu nhập, phúc lợi, đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên, thực hiện các quy chế lương phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc Đánh giá nhân viên căn cứ trên phiếu giao việc để đề xuất mức lương thưởng hợp lý, xứng đáng với kết quả công việc

Thứ hai, hoàn thiện chính sách tuyển dụng, sử dụng nhân viên

− Công ty phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, trước tiên là phù hợp với hoạt động logistics, sau đó là yêu cầu về trình độ chuyên môn; tuy nhiên cần xác định lấy hiệu quả công việc làm thước đo, không phân biệt đối với người được tuyển chọn, đồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển chọn, không phân biệt nam hay nữ trong tuyển dụng, đào tạo…

− Cần tóm tắt trách nhiệm cần đảm đương của công việc khi được tuyển dụng vào, lên danh mục các nhiệm vụ chính cần được thực hiện

Thứ ba, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, cập nhật cho nhân viên

− Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và định kỳ cho các nhân viên qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và nắm bắt kịp thời trước những thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước về quản

41 lý hàng thiết bị y tế, hoạt động của thị trường cũng như thị hiếu của các nhóm khách hàng

− Công ty cần xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên mới vào nghề Đây là khâu đào tạo, huấn luyện có tính chất căn bản, tạo một kiến thức vững chắc và bài bản cho người nhân viên từ ban đầu, do vậy tạo ra được sự phát triển đồng bộ về chuyên môn trong công ty, quá trình thay thế nhân lực, tiếp quản bàn giao công việc sẽ ít bị vướng mắc do người lao động có đủ năng lực để chủ động giải quyết công việc

Bảng 3.1 Quy trình đào tạo nhân viên Chứng từ

STT BƯỚC TIÊU CHUẨN THỜI

1 Làm quen với chứng từ

- 1 bộ hồ sơ Hải quan gồm:

+ Invoice + Vận đơn, Thông báo hàng đến

+ Hóa đơn cước (nếu nhập term EXW, FOB, FCA)

+ Hợp đồng (nếu có) - 1 bộ hồ sơ Hải quan hàng y tế gồm:

+ Invoice + Vận đơn, thông báo hàng đến

+ Hóa đơn cước (nếu nhập term EXW, FOB, FCA)

+ Hợp đồng (nếu có) + PTN, BPL, GPNK (nếu có) - 1 bộ hồ sơ Hải quan hàng xuất gồm:

2 Kiểm tra hồ sơ và chuẩn hóa chứng từ

- Invoice: đầy đủ thông tin: số và ngày Invoice, model/code/part number, xuất xứ, Điều kiện giao

Thư viện ĐH Thăng Long

42 hàng, Phương thức thanh toán, tên và địa chỉ của người bán và người mua

- Vận đơn: tên và địa chỉ người nhận khớp ĐKKD, số cân/kiện khớp TBHĐ, tên hàng tiếng anh, số tiền và HS code

- Tích phân loại, GPNK và PTN theo chủng loại trên Invoice

3 Tra cứu HS Code và kiểm tra CO

- Tra cứu theo tên đích danh, chất liệu và công dụng của hàng

- Phương pháp loại trừ - Tìm kiếm thủ tục và HS Code trên Google

4 Làm quen với ECUS và lên tờ khai nháp

- Sử dụng ECUSTOOL (ký chứng từ điện tử)

- Sử dụng ECUSSIGN (phần mềm duyệt trình ký từ xa)

- Làm quen các tiêu chí trên ECUS và lên tờ khai nháp

5 Truyền tờ khai chính thức và theo dõi hàng

- Kiểm tra, chuẩn hóa chứng tử, lên và truyền tờ khai 1 bộ hoàn chỉnh

- Ký và đính chứng từ V5 - Sửa tờ khai và lấy tờ khai thông quan

- Làm việc trực tiếp với khách hàng (báo khách gửi giấy giới thiệu và giải đáp liên quan đến lô hàng)

- Làm việc với bộ phận Giao nhận hiện trường: gửi hồ sơ, đổi lệnh, nộp thuế

- Sắp xếp giao hàng với khách, làm việc với bộ phận Giao nhận hiện trường để hẹn giờ giao hàng

6 Nâng cao: tờ khai có CO,

HƯỚNG DẪN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

43 kiểm tra chất lượng, hoàn thuế, hàng tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa, hàng khu công nghiệp, hàng đường bộ,…

− Có chế độ đãi ngộ khuyến khích thích hợp như khen thưởng, khích lệ và hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên trong quá trình đảm nhận thực hiện công việc

Thưởng Lễ 30/4, 2/9, 8/3, 20/10 500.000 VNĐ/nhân viên

Trung bình lương (thấp nhất 7 triệu đồng) + 1 chỉ vàng đối với nhân viên làm việc trên 1 năm

Thưởng vượt KPI 1 chỉ vàng (tùy mức KPI của từng nhân viên)

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ cho hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của công ty, công ty cần đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải và trang thiết bị chuyên dụng Việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ giúp công ty nâng cao năng lực phục vụ khách hàng mà còn giúp công ty tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

Thư viện ĐH Thăng Long

44 động trong nước thì công ty cần có kế hoạch dài hơi về đầu tư phát triển hệ thống các phương tiện vận tải hợp lý và có hiệu quả

Hiện nay công ty chưa sở hữu đội xe của riêng mình, chính sự hạn chế này làm cho quá trình giao nhận tăng chi phí và giảm thiểu đi sự hiệu quả Ngoài ra cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng về lĩnh vực dịch vụ logistics thì các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau khi các rào cản về WTO được xóa bỏ thì các tập đoàn logistics đa quốc gia với thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ và tài chính đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì công ty đang đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn và khốc liệt Vì vậy, công ty cần có chiến lược đúng đắn, đầu tư trọng điểm từng bước để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện của mình để giữ vững thị phần và từng bước phát triển dịch vụ logistics trong tương lai

Bảng 3.3 Số lượng cơ sở vật chất dự kiến đầu tư

Chỉ tiêu Số lượng Chi phí

Xe tải đông lạnh 2.5T 1 350.000.000 VNĐ

Phát triển dịch vụ khách hàng

Khác với những sản phẩm hữu hình, dịch vụ có sự khác biệt riêng của nó với đặc tính vô hình, không đồng nhất, khó ước lượng và không thể tách rời giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng Sản phẩm của dịch vụ là vô hình và được xác định bởi khách hàng chứ không phải công ty, khách hàng là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp, mức độ thỏa mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng cảm thấy vui vẻ hài lòng là thước đo đánh giá sự thành công của doanh nghiệp

Dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt là dịch vụ logistics thiết bị y tế nói riêng ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới Và việc phát triển dịch vụ khách hàng là một trong những biện pháp hữu ích nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Sau mỗi lô hàng hoàn thành, cần có hệ thống đánh giá sự hài lòng của khách hàng dựa trên nhiều yếu tố như thời gian giao nhận, chất lượng bến bãi, độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển, thái độ phục vụ, giá cả của dịch vụ,… nhận đánh giá, góp ý từ khách hàng nhằm cải thiện quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp

45 Bảng hỏi để gửi khách hàng đánh giá có thể thiết kế như sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT

NAM Thông tin cá nhân:

Họ và tên (cá nhân):……… Đơn vị công tác: ………

Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các tiêu chí dưới đây về chất lượng dịch vụ logistics thiết bị y tế của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam bằng cách khoanh tròn một trong các số từ 1 đến 5, trong đó ý nghĩa của mỗi số là:

(1) là rất không hài lòng;

1.1 ASC luôn cung cấp dịch vụ một cách đáng tin cậy (thực hiện đúng cam kết và giao, nhận hàng đúng hạn)

1.2 Hàng hóa của công ty anh/chị luôn được ASC giao nhận một cách an toàn, đảm bảo chất lượng như ban đầu, không hư hỏng hao hụt

1.3 ASC luôn đảm bảo độ chính xác chứng từ (chứng từ không mắc lỗi)

1.4 ASC luôn thông tin cho anh chị về tiến trình lô hàng từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành

Thư viện ĐH Thăng Long

2.1 ASC có khả năng đáp ứng tốt, linh hoạt các nhu cầu đặc biệt của công ty anh/chị (như cần xin giấy phép, vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng không xếp chồng )

2.2 Các dịch vụ của ASC đa dạng và luôn sẵn có (bất cứ khi nào và nơi đâu)

2.3 ASC giải quyết thắc mắc, khiếu nại một cách nhanh chóng

2.4 Kết quả giải quyết khiếu nại làm anh/chị cảm thấy hài lòng

3.1 Cách cư xử của nhân viên ASC tạo được niềm tin cho anh/chị (thái độ lịch thiệp, thân thiện, ân cần quan tâm…)

3.2 Anh/chị cảm thấy tin tưởng vào kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên

3.3 Thông tin giữa công ty anh/chị và nhân viên luôn được duy trì

3.4 Các tổ chức quy trình làm việc, thủ tục hành chính của công ty khiến anh chị hài lòng

4.1 Nhân viên luôn phục vụ khách hàng tận tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của anh/chị

4.2 Công ty anh/chị giao dịch với ASC luôn được quan tâm, lưu ý bởi một nhân viên nhất định

4.3 ASC luôn nắm bắt được tốt các nhu cầu của công ty anh/chị

5.1 ASC có địa điểm giao dịch thuận tiện và nhiều chi nhánh trên các tỉnh thành

5.2 ASC có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu của công ty anh/chị

5.3 Hệ thống thông tin liên lạc của ASC thuận tiện và nhanh chóng

5.4 Văn phòng làm việc của ASC được bài trí khoa học, ngăn nắp, thu hút

5.5 Nhân viên ASC ăn mặc rất lịch sự, phù hợp hoàn cảnh

Nhờ vào phiếu đánh giá phản hồi, Bộ phận Kinh doanh có thể phân tích dữ liệu về thực trạng cung cấp dịch vụ Từ đó, bộ phận này sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu để cải thiện chất lượng dịch vụ Ngoài ra, phiếu đánh giá còn góp phần củng cố mối quan hệ với khách hàng, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.

Các kiến nghị khác

Các chính sách và chủ trương của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền luôn có tác động to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, là định hướng và là thước đo để các doanh nghiệp hướng đến hoạt động kinh doanh Một số giải pháp từ phía cơ quan Nhà nước cần làm để hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa tại các cảng biển và dịch vụ liên quan:

− Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tiến hành hội nhập phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật quốc tế

Trong quá trình nhập khẩu hàng y tế những quy định về luật pháp luôn gây ảnh hưởng đến hoạt động logistics Liên quan đến những yêu cầu đối với hàng thiết bị y tế - vật tư tiêu hao, hàng cần có phân loại mức độ rủi ro A, B, C, D và hàng nếu có mức độ rủi ro cao phải xin giấy phép nhập khẩu thì mới có thể nhập khẩu hàng về Việt Nam

Do đó, sự ảnh hưởng của những quy định với mặt hàng tác động đến quá trình giao nhận hàng y tế cho các khách hàng của công ty Môi trường pháp luật liên quan đến hàng thiết bị y tế tại Việt Nam không cố định mà nó luôn thay đổi không ngừng; sự ra đời của các nghị định, thông tư, công văn liên quan đến hàng thiết bị y tế cập nhật liên tục làm cho quá trình để nhập khẩu hàng về Việt Nam cũng khắt khe hơn Vì vậy, trong thời gian trước mắt, nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến giao nhận hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

48 hóa quốc tế, hoạt động kinh tế quốc tế, điều tiết các thông lệ quốc tế; thực hiện các văn bản dưới luật hiệu quả

− Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hiện tại ở Việt Nam còn hạn chế trên tất cả các tuyến: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển Chính sự hạn chế này làm cho quá trình giao nhận tăng chi phí và giảm thiểu đi sự hiệu quả Để thu hút và khẳng định mình cho các nước phát triển trên thế giới, Nhà nước cần ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông đa phương thức, đầu tư xây dựng hệ thống sân bay, đường bộ, trang bị hệ thống theo dõi, giám sát phù hợp

− Cải thiện các thủ tục thông quan hàng hóa Áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, tăng cường công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện Hiện nay, các công ty logistics trên cả nước đang sử dụng hệ thống ECUS/VNACCS, nhưng theo phản hồi của các công ty thì hệ thống thường hay bị lỗi, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc Do đó, nhà nước cần xem xét nâng cấp phần mềm này để có thể dễ dàng sử dụng hơn Tổng cục Hải quan cần xem xét, nghiên cứu đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại hóa công tác Hải quan tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh quá trình thông quan

− Tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế

Hoạt động của ngành dịch vụ giao nhận đường biển có mối quan hệ mật thiết với mức độ hội nhập thực sự với nền kinh tế quốc tế và ngành vận tải đường biển của nước ta Do đó trong dài hạn, chính phủ và nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách và các bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tăng cường mối quan hệ thương mại và hợp tác với các quốc gia khác, tích cực tham gia vào các công ước, tổ chức quốc tế sẽ là một bước đi chiến lược có tác dụng đẩy cả nền kinh tế, trong đó có mảng đại lý hãng đường biển Đây là một giải pháp có tính chất toàn diện và dài hạn nhất

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị Logistics – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Logistics – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2010
7. Paul R. Murphy, Jr., A. Michael Knemeyer, Contemporary Logistics, Twelfth Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contemporary Logistics
2. Trường Đại Học Thăng Long, Bài giảng môn Nguyên lý cơ bản về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Khác
3. Tài liệu nội bộ Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam Khác
6. Khoản 1 Điều 2, Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP Tiếng Anh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w