1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy HĐTN-HN 8, chủ đề 1 Môi trường học Đường (sách cánh diều cv 5636)

33 32 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Truyền Thống Nhà Trường
Chuyên ngành Hoạt động Trải nghiệm - Hướng nghiệp
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024-2025
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy HĐTN-HN 8, Chủ đề 1 Môi trường học đường (Sách Cánh Diều -CV 5636); KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (Bộ sách Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh) ------------------ CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG (Thời gian: 12 tiết) 1. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG (PPCT) TT Bài học Nội dung HĐ Nội dung thực hiện Số TT tiết PPCT Thời điểm 1 Xây dựng truyền thống nhà trường (3T) Tìm hiểu nội dung Những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 1 Tuần 1 Thực hành trải nghiệm Tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 2 Báo cáo, thảo luận Kết quả thực hiện việc góp phần xây dựng truyền thống nhà trường 3 2 Xây dựng và giữ gìn tình bạn (4T) Tìm hiểu nội dung Cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn. 4 Tuần 2 Thực hành trải nghiệm 1. Tham gia hoạt động xây dựng tình bạn đẹp (Cùng nhau làm chiếc bánh tình bạn) 5 2. Thực hành cách thức gìn giữ tình bạn. 6 Báo cáo, thảo luận Chia sẻ về biểu hiện của tình bạn đẹp. 7 Tuần 3 3 Phòng, tránh bắt nạt học đường (5T) Tìm hiểu nội dung 1. Dấu hiệu bắt nạt học đường. 8 2.Cách phòng, tránh bắt nạt học đường. 9 Thực hành trải nghiệm 1. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. 10 Tuần 4 2. Cùng xây dựng trường học an toàn. 11 Báo cáo, thảo luận - Chia sẻ kĩ năng phòng tránh bắt nạt học đường. - Đánh giá chủ đề 1. 12 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ: - Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn. - Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. - Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường. - Tích hợp giáo dục đạo đức lối sống: Giáo dục ý thức xây dựng truyền thống nhà trường, ý thức tham gia các hoạt động tập thể trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè. TIẾT 1;2;3: BÀI: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG (Thời gian: 3 tiết) TT Nội dung HĐ Nội dung thực hiện Tiết PPCT Thời điểm 1 Tìm hiểu nội dung Những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 1 Tuần 1 2 Thực hành trải nghiệm Tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 2 3 Báo cáo, thảo luận Kết quả thực hiện việc góp phần xây dựng truyền thống nhà trường 3 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Tìm hiểu được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Tìm hiểu và tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường. - Tích hợp giáo dục đạo đức lối sống: Giáo dục ý thức xây dựng truyền thống nhà trường, ý thức tham gia các hoạt động tập thể trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè. 2. Năng lực *Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tìm hiểu và thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. * Năng lực riêng: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động - Kĩ năng lập kế hoạch: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên. - Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động: Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu. Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ. Biết cách khích lệ và động viên người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết yêu thương, quý trọng bạn bè, thầy cô. - Chăm chỉ: Có ý thức tự giác, chăm chỉ tham gia các hoạt động của Đoàn-Đội, tham gia các hoạt động xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống nhà trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, ti vi, bảng nhóm, phiếu học tập, phụ lục 1; 2. - Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường; 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô. - Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế thoải mái trước khi bước vào nội dung bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng hát bài “Thêm yêu ngày nắng đến trường” (https://www.youtube.com/watch?v=-V8OYABCnHI). c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, hát và cảm nhận niềm vui khi đến trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS hát theo bài hát: “Thêm yêu ngày nắng đến trường”. - Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=-V8OYABCnHI Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và hát theo ca từ bài hát. Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hòa đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè, cùng nhau tạo nên mỗi ngày đến trường là một ngày vui như lời bài hát vừa rồi. 1. Hoạt động tìm hiểu các nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm (khám phá/ kết nối) Hoạt động 1. Những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Hoạt động 1.1. Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: - Trình bày được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Xác định được những việc mình có thể tham gia góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà bản thân đã tìm hiểu được. c. Kết quả/Sản phẩm: HS nhận diện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: 1. GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm trong (10 phút): - GV chia lớp thành 4 nhóm, Em hãy chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Em thấy những hoạt động đó như thế nào? Em ấn tượng với hoạt động nào? Vì sao? -Xác định những việc em làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. *Dự kiến sản phẩm: Phụ lục 1 2. GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn: - Một số HS chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thực hiện nhiệm vụ: 1. Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi kết quả với bạn trong nhóm. 2. Học sinh chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Phụ lục 1 e. Kết luận: GV kết luận hoạt động Việc tìm hiểu và xác định những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi và niềm tự hào của mỗi người học sinh. Phụ lục 1: BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Các lĩnh vực Việc làm cụ thể Học tập - Tham gia hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt” - Đổi mới phương pháp học tập. - ... Văn hóa – nghệ thuật - Tham gia tổ chức cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” - Tham gia làm báo tường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - ... Thể dục – thể thao - Tham gia thi đấu bóng đá nam, nữ. - Tham gia đội tuyển đá cầu. - ... Các hoạt động cộng đồng - Ủng hộ các bạn HS khu vực miền núi khó khăn. - Thực hiện dự án bảo vệ môi trường. - .... Các hoạt động khác - Giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp - Giúp đỡ mọi người - ... Hoạt động 1.2. Thực hiện những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: Trình bày và chia sẻ được những việc mình đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. c. Sản phẩm học tập: Trình bày được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: 1. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 8 phút và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Gợi ý: + Tên việc làm + Mô tả cách thực hiện + Kết quả đạt được + Bài học thu được, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc làm sự kiện sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. *Dự kiến sản phẩm: Phụ lục 2 2. GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn: - HS chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau. - HS chia sẻ việc làm dự kiến trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Thực hiện nhiệm vụ: 1. Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi kết quả với bạn trong nhóm. 2. Học sinh chia sẻ đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường (phụ lục 2): -Học tập tốt, phấn đấu đạt nhiều hoa điểm tốt, đạt giải trong các kỳ thi đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. -Tham gia lao động VSMT: bảo vệ môi trường nhà trường, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp. -Tham gia hoạt động cộng đồng: tham gia các đợt ủng hộ trẻ tàn tật, ủng hộ người mù,…. e. Kết luận: GV kết luận hoạt động Thực hiện những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm với những công việc chung và tình yêu đối với ngôi trường mà em đang theo học. Phụ lục 2. TT Tên việc làm Mô tả cách thực hiện Kết quả đạt được Bài học thu được, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục 1 Tham gia HĐ thi đua “Dạy tốt, học tốt” Hưởng ứng phong trào thi đua: -Học và làm bài tập đầy đủ; -Tích cực XD bài -Giúp đỡ bạn học yéu trong lớp - Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập thầy cố giao; -Giành nhiều hoa học tốt -Tích cự xây dựng bài trong giờ học - Nghe lời thầy cô, tự giác học tập. -Mạnh dạn trao đổi với thầy ,cô, bạn bè về những bài tập khó, tích cực tham gia thảo luận nhóm hoang thành nhiệm vụ của nhóm đúng thời gian quy định. -Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, thực hiện giờ nào việc ấy …. 2 Lao động VSMT Trực nhật; Quét dọn sân trường Lớp học, sân trường sạch sẽ; -Thực hiện nghiêm túc theo lịch trực; có ý thức tự giác, trách nhiệm coa với công việc. -Khó khăn: trời mưa, … 3 Mua tăm tre ủng hộ hội người mù Mua SP tăm tre của Hội người mù của Hội người mù -Không … Tiết 2. 2. Hoạt động thực hành trải nghiệm (Luyện tập và vận dụng) Hoạt động 2. Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: Trình bày được được các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Từ đó, HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ; Kế hoạch bài dạy HĐTN-HN 8, Chủ đề 1 Môi trường học đường (Sách Cánh Diều -CV 5636); KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (Bộ sách Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh)

MỤC TIÊU 1 Về kiến thức

- Nhận diện được các biểu hiện của tình bạn đẹp

- Nêu được cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn Giải quyết được những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn hoặc nhóm bạn để giữ gìn tình bạn

- Xây dựng tình bạn đẹp, biết cách thực hành cách gìn giữ tình bạn

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo trong việc giải quyết các mối quan hệ với bạn bè và giữ gìn tình bạn

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tìm hiểu các biểu hiện của tình bạn đẹp và cách gìn giữ tình bạn

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống (Tìm được giá trị, ý nghĩa của bản thân đối với gia đình và bạn bè) Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi (Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau; Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau)

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch (Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động (Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ Biết cách khích lệ và động viên người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác)

Nhân ái thể hiện ở việc học sinh biết yêu thương và trân trọng bạn bè, thầy cô Các em luôn sẵn lòng hỗ trợ và giúp đỡ bạn bè trong các hoạt động Ngoài ra, các em cũng coi trọng tình bạn đẹp, luôn trân quý và giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp này.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, trách nhiệm trong việc giữ gìn tình bạn II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên - Máy tính, ti vi, bảng nhóm

- Tranh ảnh, tư liệu quan đến tình bạn, đôi bạn cùng tiến 2 Chuẩn bị của học sinh

Tìm đọc mẫu chuyện về tình bạn, bạn bè giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập Sưu tầm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu chuyện hay, cảm động ca ngợi tình bạn.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 4

1 Hoạt động tìm hiểu các nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm (khám phá/ kết nối)

Hoạt động 1 Cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn

Hoạt động 1.1 Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp a Mục tiêu: Nhận biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp b Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về các biểu hiện của tình bạn đẹp c Kết quả/Sản phẩm: HS nhận diện được các các biểu hiện của tình bạn đẹp d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện theo yêu cầu trong 3 phút:

Em hãy viết vào giấy ít nhất 3 biểu hiện của tình bạn đẹp

Biểu hiện của tình bạn đẹp

+ Yêu thương quý trọng nhau

+ Phù hợp với nhau về quan điểm sống, tính cách

1 Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân và thực hiện yêu cầu

+ Chân thành, tin cậy + Luôn giúp đỡ nhau khi có thể

2 GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn trong bàn, trong lớp

- Một số HS chia sẻ những dấu hiệu nhận biết tình bạn

- Em hiểu như thế nào là tình bạn ? - HS khác nhận xét, bổ sung

Tình bạn là sự cam kết một cách tư nguyện giữa hai hay nhiêu cá nhân với nhau, người này luôn tạo cảm xúc tích cực cho người kia, sẵn sàng chia sẻ vui buồn và giúp đỡ lẫn nhau khí gặp khó khăn

2 Học sinh chia sẻ những hiểu biết của bản thân về dấu hiệu nhận biết tình bạn e Kết luận: GV kết luận hoạt động

-Tinh bạn đẹp được xây dựng từ những giá trị như tôn trọng, trung thực, yêu thương, đoàn kết, lắng nghe, và thái độ chân thành, cởi mở, tin cậy

- Nhận biết được các biểu hiện của tình cảm đẹp sẽ giúp HS biết trân trọng và giữ gìn tình bạn

Hoạt động 1.2 Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn a Mục tiêu: Trình bày và chia sẻ được cách xây dựng và giữ gìn tình bạn b Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu đưa ra các cách thức của các nhân vật trong tình huống SHS tr.10 xây dựng và giữ gìn tình bạn c Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 8 phút và thực hiện nhiệm vụ:

Trong quá trình thảo luận nhóm đôi, học sinh sẽ phân tích tình huống để xác định những phương thức mà các nhân vật đã áp dụng để xây dựng và duy trì tình bạn Bằng cách thảo luận với nhau, học sinh sẽ khám phá các hành vi tích cực như giao tiếp cởi mở, thấu hiểu, hỗ trợ, tạo dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau.

1 Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi kết quả với bạn trong nhóm thảo luận tình huống SHS tr.10 và rút ra cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

+ Nhân vật trong tình huống tên là gì?

+ Tình bạn của họ có phải là tình bạn đẹp không? Vì sao?

+ Họ đã làm gì để xây dựng và giữ gìn tình bạn của mình?

+ Nhân vật trong tình huống là Huy và Hoàng, 2 người bạn thân từ lớp 6

+ Tình bạn của họ là tình bạn đẹp Vì cả hai đều luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với nhau

+ Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Huy và Hoàng hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, cùng tham gia câu lạc bộ thể thao, thường xuyên tâm sự với nhau về vấn đề cuộc sống,

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người để trao đổi về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

2 GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn:

- HS chia sẻ cách thức mà các nhân vật đã

2 Học sinh chia sẻ HS chia sẻ:

-Cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn

+ Tình bạn của họ là tình bạn đẹp

Vì cả hai đều luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với nhau

+ Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Huy và Hoàng hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, cùng tham gia câu lạc bộ thể thao, thường xuyên tâm sự với nhau về vấn đề cuộc sống,

- Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

+ Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống

+ An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn

+ Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn

- HS chia sẻ cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn e Kết luận: GV kết luận hoạt động

Trong một mối quan hệ bạn bè vững chắc, các yếu tố đóng vai trò cốt lõi bao gồm niềm tin, sự bao dung, rộng lượng, lắng nghe và chia sẻ Niềm tin là nền tảng để xây dựng mối quan hệ, giúp chúng ta cảm thấy an toàn và thoải mái khi bộc bạch suy nghĩ, cảm xúc Sự bao dung, rộng lượng thể hiện khả năng chấp nhận và thấu hiểu những điểm khác biệt, khuyết điểm của nhau, tạo nên sự gắn kết giữa những người bạn Lắng nghe và chia sẻ là những hành động thiết yếu, giúp bạn bè hiểu nhau hơn, đồng thời tạo dựng sự đồng cảm, hỗ trợ trong mọi hoàn cảnh.

2 Hoạt động thực hành trải nghiệm (Luyện tập và vận dụng)

Hoạt động 2.1 Tham gia hoạt động xây dựng tình bạn đẹp (Cùng nhau làm chiếc bánh tình bạn) a Mục tiêu: Học sinh biết cách xây dựng tình bạn đẹp b Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, tham gia hoạt động “Cùng làm chiếc bánh tình bạn” c Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng tình bạn đẹp d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tham gia hoạt động “Cùng làm chiếc bánh tình bạn”:

+ Thảo luận về nguyên liệu để làm “chiếc bánh tình bạn”

+ Xác định cách thức tiến hành làm “chiếc bánh tình bạn”

1 Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi kết quả với bạn trong nhóm để tìm hiểu nguyên liệu, cách làm “chiếc bánh tình bạn”

Nguyờn liệu: 1 cốc lời chào thõn thiện; ẵ cốc nụ cười; 1 cốc yờu thương; ẵ cốc quý mến; 2/3 cốc chân thành; 3 thìa tin cậy; 1 thìa cà phê thông cảm; 2 cốc cởi mở

Cách làm: Trộn kĩ lời chào thân thiện và nụ cười

Thêm sự chân thành, tin cậy Cho thêm sự quý mến, yêu thương và từ từ khuấy đều Cho thêm chút sự thông cảm và cởi mở; khuyaays kĩ, trộn đều một cách cẩn thận Cho hỗn hợp này vào khuôn và nướng trong sự ấm áp

2 HS chia sẻ giới thiệu với các bạn sản phẩm của nhóm “Chiếc bánh tình bạn”

GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ sản phẩm của nhóm, giới thiệu “Chiếc bánh tình bạn”

HS nhóm khác bổ sung

3 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ:

+ Tại sao các em chọn nguyên liệu này để làm bánh tình bạn?

+ Trong những nguyên liệu đó, nguyên liệu nào không thể thiếu?

+ Có những lưu ý gì khi làm chiếc bạn tình bạn?

+ Rút ra kết luận về cách xây dựng tình bạn đẹp

4 GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn về cách xây dựng tình bạn đẹp

- HS nêu cách xây dựng tình bạn đẹp

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

2 HS các nhóm chia sẻ giới thiệu với bạn bè sản phẩm của nhóm, “Chiếc bánh tình bạn”

3 HS Hoạt động nhóm cùng nhau thảo luận thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu

4 HS các nhóm chia sẻ về cách xây dựng tình bạn đẹp

Quan tâm, chia sẻ, cảm thông, vị tha là cách em thể hiện sự trân trọng và giữ gìn tình bạn e Kết luận: GV kết luận hoạt động

Tình bạn bền chặt thường được xây đắp dựa trên sự tương đồng và bình đẳng Để xây dựng và gìn giữ tình bạn, cần phải biết xin lỗi khi gây tổn thương, lắng nghe đồng cảm và không phán xét, quan tâm và dành thời gian cho nhau Một tình bạn đẹp sẽ mang lại những lợi ích như cùng nhau tiến bộ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, được thoải mái thể hiện bản thân.

Hoạt động này nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giữ gìn tình bạn trong các tình huống GV sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao cho mỗi nhóm một tình huống thực tế về tình bạn sau đó yêu cầu học sinh đóng vai giải quyết tình huống Qua hoạt động này, học sinh sẽ có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan hệ bạn bè Từ đó, giúp các em hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và cách thức để duy trì tình bạn bền vững.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm xử lí các tình huống SHS tr.11 (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) trong 10 phút

+ Nhóm 1, 2: Xử lí tình huống 1, 2 + Nhóm 3, 4: Xử lí tình huống 3, 4, 5

1 Khi em được nghe những thông tin không đúng về bạn của mình em sẽ đính chính lại sự thật giúp bạn

2 Khi bạn đạt giải cao em sẽ chúc mừng bạn và noi theo tấm gương của bạn

3 Em sẽ phải xác mình điều đó có đúng hay không, rồi nói chuyện trực tiếp với bạn của mình

4 Em và bạn hiểu nhầm nhau vấn đề nào đó thì em sẽ cố gắng nói cho bạn biết quan điểm của mình và đông thời tôn trọng quan điểm của bạn

5 Em sẽ động viên, an ủi và ở bên cạnh bạn khi bạn gặp phải chuyện buồn

BÀI: PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNGTHIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, ti vi, bảng nhóm, phiếu học tập, Phụ lục 1

- Tranh ảnh, video tư liệu về bắt nạt học đường

- Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

2 Đối với học sinh - Tìm hiểu các thông tin về bắt nạt học đường trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng xã hội)

- Quan sát để nhận diện hiện tượng bắt nạt học đường quanh em

III TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC 1 Hoạt động tìm hiểu các nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm Tiết 8

Hoạt động 1.1 Dấu hiệu bắt nạt học đường a Mục tiêu: Nhận biết được dấu hiệu, hậu quả của bắt nạt học đường b Nội dung: GV tổ chức cho HS theo dõi video phóng sự về bắt nạt học đường và trả lời câu hỏi.HS đóng vai, chia sẻ về các tình huống bắt nạt học đường c Sản phẩm học tập: HS nhận biết, dấu hiệu, hậu quả được của bắt nạt học đường d Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ : 1 GV cho HS xem video phóng sự về bắt nạt học đường và thực hiện yêu cầu:

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=MJ5tUOEZ_Qw + Em hãy cho biết phóng sự trên nói về vấn đề gì?

+ Em cảm thấy như thế nào khi xem xong video phóng sự trên?

1 HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn

+ Nếu là nạn nhân trong đó thì em có cảm xúc như thế nào?

GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi, phân tích tình huống bạo lực học đường trong văn bản SHS lớp 12 và trả lời câu hỏi: Nhận dạng các dấu hiệu bắt nạt học đường thể hiện trong tình huống này.

* Dự kiến sản phẩm: Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống:

+ Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay + Không cho M tham gia các hoạt động nhóm

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

Chia sẻ những hiểu biết của em về biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường

*Dự kiến sản phẩm: Biểu hiện, hậu quả của bạo lực học đường:

+ Biểu hiện: chửi bới, đánh đập, trấn lột tiền,

+ Hậu quả: khiến nạn nhân bị sợ hãi, lo lắng, đau đớn về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập

2 GV yêu cầu HS Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt

+ Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?

+ Người bắt nạt có những lời nói, cử chỉ, hành động nhý thế nào?

+ Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động nhý thế nào?

+ Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những tổn thương gì?

* Dự kiến sản phẩm - Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình

- Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn

- Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối

- Cô lập bạn bằng cách ngãn cấm không cho bạn khác chõi cùng

- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập

- Cô lập bạn bằng cách ngãn cấm không cho bạn khác chõi cùng

- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập 3 GV yêu cầu HS chia sẻ, xác định các dấu hiệu

2 HS Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt

Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt

Hoàn cảnh gặp nhau - Lời nói, cử chỉ, hành động của người bắt nạt

- Cảm xúc của em hay bạn bị bắt nạt khi phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động đó của bắt nạt học đường

*Dự kiến sản phẩm: Bắt nạt học đường thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau như: xé áo, làm hỏng đồ dùng học tập của bạn; gọi bạn với biệt danh xấu xí như “con heo”, “đen như cột nhà cháy”; vẽ bậy lên mặt, quần áo và sách vở, nói xấu, tung những tin đồn không có thật; giấu đồ dùng cá nhân như dép hoặc đồ dùng học tập, chặn tiền ãn sáng hoặc tiền tiêu vặt, đe dọa hoặc ngăn cản việc gì đó; tung ảnh xấu xí lên mạng xã hội, bình luận khiếm nhã về ngoại hình của bạn,

3 HS các nhóm chia sẻ, xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường e Kết luận GV kết luận hoạt động Bắt nạt học đường gây hậu quả nghiêm trọng bởi không chỉ làm tổn thương thể chất lẫn tinh thần mà còn làm cho các em HS bị bắt nạt mất tự tin, trầm cảm và kết quả học tập bị sa sút Nếu những hành vị này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bản thân bị tốn thươmg về thể chất và tinh thần thì cần phải tìm cách để được trợ giúp, giải quyết

Nhận biết được các dấu hiệu và nguyên nhân, hậu quả sẽ là cơ sở giúp các em có kỹ nãng phòng chống , tránh được vấn đề này

Hoạt động 1.2 Cách phòng, tránh bắt nạt học đường a Mục tiêu:

- HS biết cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Để phòng tránh nạn bắt nạt học đường, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để xác định các biện pháp cần thiết Thông qua hoạt động này, học sinh nhận thức được cách tự bảo vệ bản thân khỏi những tình huống bắt nạt có thể xảy ra Thành quả đạt được là học sinh có kiến thức và kỹ năng cụ thể để phòng tránh nạn bắt nạt, đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ : 1 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 nhóm) và thực hiện nhiệm vụ:

Xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường

+ Nhóm 1 và 2: Thảo luận về những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường

+ Nhóm 3 và 4:Thảo luận về những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường

Những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:

- Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt

1 HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trao đổi, thảo luận trong nhóm

- Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt

- Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra, )

- Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt

*Những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:

- Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức

- Giấu diếm thông tin mình bị bắt nạt

- Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt Để phòng, tránh bắt nạt học đường mỗi HS nên:

+ Tham gia các hoạt động cùng bạn bè

+ Tham gia một số môn thể thao để nâng cao sức khỏe và tãng sự tự tin

+ Tránh đi đến những chỗ khuất hoặc đi một mình khi đang có nguy cơ bị bắt nạt

+ Tránh xung đột với bạn bè và kể lại sự việc với người lớn nếu không cảm thấy an toàn

*Khi có nguy cõ, dấu hiệu bị bắt nạt học đường, các em nên:

+ Bỏ đi khi đối diện với kẻ bắt nạt

+ Kêu to cho những người xung quanh nghe thấy

+ Khi đối diện với kẻ bắt nạt, hãy nhìn thẳng, tỏ thái độ không đồng tình với hành vi bắt nạt rồi bỏ đi

+ Không nên thể hiện thái độ hiếu chiến hoặc trả thù, không giấu diếm việc mình bị bắt nạt để có thể ngãn chặn kịp thời và tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc

2 GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn về:

Cách phòng tránh bắt nạt học đường

GV gợi ý, bổ sung Cách phòng tránh bắt nạt học đường

3 GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị phần thực hành trải nghiệm: Kể lại tình huống bắt nạt học đường và cách xử lý mà em biết hoặc em đã gặp phải trong thời gian qua (Báo cáo kết quả thực hiện bằng sản phẩm (vi deo, hình ảnh, bài viết)

2 HS chia sẻ cách phòng tránh bắt nạt học đường Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

3 HS hoạt động cá nhân và chuẩn bị báo cáo ở nhà e Kết luận GV kết luận hoạt động Để không trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường, các em có thể thực hiện những việc làm dưới đây để bảo vệ bản thân an toàn trước nguy cơ bắt nạt :

+ Nhận diện được tình huống có nguy cơ bắt nạt học đường;

+ Chia sẻ với người mình tin tưởng khi có nguy cơ bị bắt nạt học đường;

+ Không giấu giếm việc mình bị bắt nạt để có thể ngăn chặn kịp thời và tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc

+ Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt

+ Không nên đi đến chỗ vắng một mình;

+ Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt;

+ Tích cực rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân;

+ Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể, xây dựng mối quan hệ hài hòa và tốt đẹp với các bạn ở trường, lớp

2 Hoạt động thực hành trải nghiệm (Luyện tập và vận dụng) Tiết 10

Hoạt động 2.1 Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường a Mục tiêu:

- HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới về phòng, tránh bắt nạt học đường để giải quyết các tình huống bắt nạt học đường

- HS rèn luyện kĩ nãng phòng, tránh bắt nạt học đường qua các tình huống cụ thể b Nội dung:

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS xử lí các tình huống SHS tr.13-14

- GV rút ra kết luận về rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường c Sản phẩm: HS vận dụng được kiến thức, trải nghiệm trong bài học vào thực tiễn cuộc sống HS rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường d Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Luyện tập 1 GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu quan sát hình ảnh SHS tr.13-14 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Đóng vai xử lí tình huống 1

+ Nhóm 2: Đóng vai xử lí tình huống 2

+ Nhóm 3: Đóng vai xử lí tình huống 3

+ Nhóm 4: Đóng vai xử lí tình huống 4

1 HS hoạt động các nhóm đóng vai xử lý tình huống

Sau khi xử lý tình huống, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: "Em hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lý tình huống" Câu hỏi này giúp học sinh phản ánh về quá trình học tập và phát triển của bản thân, đồng thời khuyến khích các em bày tỏ quan điểm, cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân trong quá trình thực hành.

+ Khi đóng vai người bắt nạt + Khi đóng vai người bị bắt nạt + Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt

- Cảm thấy tổn thương khi bị các bạn trêu trọc, gọi mình là nấm lùn

- Cảm thấy bị áp lực tâm lý, thường xuyên ảnh hưởng đến học tập và đưa những hình ảnh không tốt - Bị tổn thương về tinh thần khi bị chia bè, không chơi , tẩy chay

- Khi chứng kiến người bị bắt nạt thì cảm thấy bị tổn thương…

2 GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn về: Cách cách xử lý các tình huống bắt nạt học đường

GV gợi ý, bổ sung Cách phòng tránh bắt nạt học đường

2 HS chia sẻ cách xử lý các tình huống bắt nạt học đường Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận e Kết luận GV kết luận hoạt động

- Trong các tình huống có dấu hiệu của bắt nạt học đường, HS cần thể hiện thái độ dứt khoát và kiên quyết không để bị bắt nạt, không thể hiện thái độ yếu đuối, van xin và cũng không tỏ thái độ hiếu chiến

Rèn luyện kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường giúp học sinh tự bảo vệ bản thân, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện.

Ngày đăng: 17/09/2024, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w