1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh grant thornton việt nam thực hiện

113 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Tác giả Lưu Bích Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Thắng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 5,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6 Bố cục của Khóa luận tốt nghiệp (17)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1 Khảo lược các nghiên cứu (19)
    • 2.2 Khoảng trống nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (23)
    • 3.1 Cơ sở lý thuyết tài sản cố định (23)
      • 3.1.1 Khái niệm tài sản cố định (23)
      • 3.1.2 Điều kiện ghi nhận tài sản cố định (23)
      • 3.1.3 Kế toán tài sản cố định (24)
        • 3.1.3.1 Nguyên giá (24)
        • 3.1.3.2 Đánh giá lại nguyên giá (26)
        • 3.1.3.3 Khấu hao, hao mòn tài sản cố định (26)
        • 3.1.3.4 Trình bày trên Báo cáo tài chính (27)
    • 3.2 Kiểm toán tài sản cố định (27)
      • 3.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao (27)
      • 3.2.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định (29)
      • 3.2.3 Một số sai phạm phổ biến đối với khoản mục tài sản cố định (30)
      • 3.2.4 Quy trình kiểm toán tài sản cố định (31)
        • 3.2.4.1 Thủ tục đánh giá rủi ro (31)
        • 3.2.4.2 Thử nghiệm kiểm soát (32)
        • 3.2.4.3 Thử nghiệm cơ bản tài sản cố định (32)
        • 3.2.4.4 Thử nghiệm cơ bản chi phí khấu hao (35)
  • CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON (VIỆT NAM) (37)
    • 4.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) (37)
      • 4.1.1 Tổng quan (37)
      • 4.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý (38)
      • 4.1.3 Văn hóa và các giá trị cốt lõi (39)
        • 4.1.3.1 Văn hóa Grant Thornton toàn cầu (39)
        • 4.1.3.2 Các giá trị cốt lõi (39)
      • 4.1.4 Giới thiệu phương pháp kiểm toán, các phần mềm hỗ trợ tại Grant (40)
        • 4.1.4.1 Phương pháp luận kiểm toán Horizon (40)
        • 4.1.4.2 Phần mềm hỗ trợ (40)
      • 4.1.5 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Grant Thornton (Việt Nam) (41)
    • 4.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định (41)
      • 4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán (41)
        • 4.2.1.1 Tìm hiểu về khách hàng (42)
        • 4.2.1.2 Đánh giá rủi ro (42)
        • 4.2.1.3 Xác lập mức trọng yếu (43)
      • 4.2.2 Thực hiện kiểm toán (43)
        • 4.2.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán (43)
        • 4.2.2.2 Thử nghiệm kiểm soát (44)
        • 4.2.2.3 Thử nghiệm cơ bản (44)
      • 4.2.3 Hoàn thành kiểm toán (45)
    • 4.3 Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng (45)
      • 4.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán (45)
        • 4.3.1.1 Tổng quan về Công ty A (45)
        • 4.3.1.2 Đánh giá rủi ro (48)
        • 4.3.1.3 Xác lập mức trọng yếu (48)
      • 4.3.2 Thực hiện kiểm toán (50)
        • 4.3.2.1 Thử nghiệm kiểm soát (50)
        • 4.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản (51)
      • 4.3.3 Hoàn thành kiểm toán (62)
    • 4.4 Khảo sát hồ sơ kiểm toán (63)
      • 4.4.1 Mục tiêu, phương pháp, đối tượng khảo sát (63)
        • 4.4.1.1 Mục tiêu (63)
        • 4.4.1.2 Phương pháp (64)
        • 4.4.1.3 Đối tượng (64)
      • 4.4.2 Kết quả khảo sát (65)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (67)
    • 4.2 Đánh giá chung về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện (69)
    • 4.3 Ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) (71)
      • 4.1.3 Ưu điểm (71)
        • 4.1.3.1 Về việc áp dụng phần mềm (71)
        • 4.1.3.2 Về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định (72)
      • 4.2.3 Nhược điểm (75)
    • 4.4 Giải pháp (76)
  • KẾT LUẬN (18)
  • PHỤ LỤC (85)

Nội dung

TÓM TẮT Bài khóa luận tốt nghiệp với chủ đề “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện” được tác giả đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động kinh doanh của mình Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải minh bạch tài chính và trung thực trong việc báo cáo kết quả hoạt động Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm và hợp tác của các bên liên quan như nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín và niềm tin của công chúng đối với doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, kiểm toán là một công cụ quan trọng để đánh giá, xác nhận độ tin cậy và tính trung thực của các báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp Kiểm toán là một quá trình có tính chuyên môn cao, yêu cầu sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn kiểm toán, cũng như sự xét đoán nghề nghiệp của các kiểm toán viên (KTV) Kiểm toán không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng là đơn vị được kiểm toán, mà còn cho công chúng là những người sử dụng thông tin từ BCTC của doanh nghiệp

Trong BCTC, khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp TSCĐ là những tài sản dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài

Do vậy, việc kiểm soát và quản lý TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, TSCĐ cũng là một khoản mục tiềm ẩn nhiều rủi ro kiểm toán, do có liên quan đến nhiều giao dịch phức tạp, có tính chất ước lượng cao và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như giá cả thị trường, biến động kinh tế Một sai sót trong việc kiểm toán TSCĐ có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trong BCTC và ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán Do đó, việc xây dựng và áp dụng một quy trình kiểm toán khoa học và hiệu quả cho khoản mục TSCĐ là rất cần thiết Do tầm quan trọng của việc đó nên đề tài được chọn “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện” cho Khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đưa ra nhận xét, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm cũng như những giải pháp phù hợp với thực tiễn về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam)

Nhận xét về thực trạng, chỉ ra những điểm khác biệt so với lý thuyết, ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) Đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam).

Câu hỏi nghiên cứu

˗ Những ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) là gì? ˗ Từ những hạn chế đó, các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cho đơn vị là gì?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện

Phạm vi nghiên cứu: ˗ Không gian thực hiện: tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) ˗ Thời gian: dữ liệu được lấy từ năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: dựa trên nền tảng kiến thức đã học, tìm hiểu và tham khảo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành cùng các văn bản pháp lý có liên quan đến đề tài và các giáo trình, bài viết, báo cáo, thông tin về công ty và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ để xây dựng bố cục, hướng phát triển bài Khóa luận tốt nghiệp; thu thập khảo sát 10 hồ sơ kiểm toán thực tế do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện kiểm toán để làm tăng độ tin cậy cho bài khóa luận; đồng thời tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích

Phương pháp quan sát: quan sát và tham gia kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) tại hai công ty khách hàng để làm minh họa các thủ tục kiểm toán, đồng thời thu thập số liệu, chứng từ liên quan đến đề tài để phục vụ cho việc minh họa ở trên và hoàn thành khóa luận

Phương pháp phân tích: từ các nguồn dữ liệu đã thu thập, tổng hợp lại, so sánh và phân tích quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện cho các khách hàng khác nhau, sau đó đưa ra nhận xét, đề xuất giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện quy trình.

Bố cục của Khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương: ˗ Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu ˗ Chương 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ˗ Chương 3: Cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định ˗ Chương 4: Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định được thực hiện bởi Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) ˗ Chương 5: Kết luận và hàm ý

Tại Chương 1, tác giả nêu lên lý do, mục tiêu, cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện” Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu khác để cũng cố thêm về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khảo lược các nghiên cứu

Nghiờn cứu của Sorin Domnişoru và Sorin Vợnătoru (2008)

Với đề tài “The Financial Audit Complexity of The Fixed Assets” tạm dịch là

“Độ phức tạp trong kiểm toán tài sản cố định” được hai tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, tiếp cận, suy luận và tổng quan hóa đề tài Bài nghiên cứu tập trung vào khía cạnh về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như thử nghiệm kiểm soát đối với tài sản cố định Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa các chu trình kinh doanh trong doanh nghiệp với các tài sản Tuy nhiên, bài viết chỉ đang dừng lại ở thử nghiệm kiểm soát, một phần trong quy trình kiểm toán tài sản cố định chứ chưa đào sâu vào các thủ tục khác

Nghiên cứu của Ririn Nur Fadila và Diah Hari Suryaningrum (2023) Đề tài “Fixed Assets Account Audit Procedures at the YG Community Health Center” tạm dịch là “Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Trung tâm Y tế Cộng đồng YG” được hai tác giả sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là mô tả và phân tích dữ liệu thứ cấp Chính vì vậy, bài viết này là một nguồn thông tin đáng tin vậy và hữu ích đối với người đọc Bài nghiên cứu đã chỉ ra chi tiết các thủ tục kiểm toán tài sản cố định cùng với các hình ảnh, bảng biểu minh họa Mặt khác, do các tác giả chỉ đưa ra nhận định dựa trên một loại hình doanh nghiệp cụ thể, vì thế các thủ tục trên chưa thật sự đầy đủ cũng như không chắc chắn có thể áp dụng được cho tất cả các tổ chức khác

Nghiên cứu của Dianafi Rizka Amalia và Ayu Chairina Laksmi (2024)

Chủ đề “Implementation of fixed assets audit at PT U by KAP Y” tạm dịch

“Triển khai Kiểm toán Tài sản Cố định tại PT U bởi KAP Y” được nghiên cứu bằng phương pháp định tính Hai tác giả đã thành công trong việc liệt kê được các thủ tục trong quy trình kiểm toán tài sản cố định đặt trong bối cảnh tại một Công ty kiểm toán (KAP Y) với khách hàng là Công ty PT U, đồng thời mang lại cái nhìn khái quát và toàn diện về các bước trong kiểm toán tài sản cố định nói riêng và cuộc kiểm toán nói chung Song, đề tài chưa đưa ra được các minh chứng cụ thể cho các thủ tục này do bảo mật thông tin

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Văn Công (2020) Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán định giá và tư vấn tài chính Việt Nam” không chỉ là những đề xuất kiến nghị nhằm mục đích hoàn thiện quy trình kiểm toán, hai tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để đưa ra những nội dung về thứ tự các bước trong quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định Từ đó mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan, nâng cao hiểu biết vấn đề được nghiên cứu Không những vậy, những giải pháp mà các tác giả nêu lên cũng có thể áp dụng bởi các đối tượng khác ngoài Công ty TNHH Kiểm toán định giá và tư vấn tài chính Việt Nam Tuy nhiên, bài viết cũng còn tồn đọng một số hạn chế Cụ thể, các thủ tục kiểm toán chưa được phân tích chi tiết, nói cách khác quy trình kiểm toán chỉ mới dừng lại ở nội dung lý thuyết, chưa thật sự liên hệ với thực tế

Nghiên cứu của Vũ Thị Thương (2022)

Với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định doanh nghiệp” tác giả bước đầu trình bày chi tiết các bước trong quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định bằng phương pháp định tính Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp có đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này Đây là một sự thành công lớn đối với bài nghiên cứu Song, chính vì tác giả tập trung vào vấn đề hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định, những nội dung về các thủ tục kiểm toán chưa được làm rõ.

Khoảng trống nghiên cứu

Từ những bài nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy rằng ở mỗi công ty, doanh nghiệp đều sẽ có quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng nhưng vẫn tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán cũng như các quy định khác liên quan Mặc dù chủ đề về quy trình kiểm toán tài sản cố định đã được thực hiện nhiều trước đó tại các không gian và đối tượng khác nhau, song tác giả vẫn chưa tìm thấy bài viết nào nghiên cứu về công tác thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) Do đó, từ việc kế thừa các nghiên cứu trước, cùng với những kiến thức đã tích lũy được sau ba tháng thực tập tại đơn vị này, tác giả quyết định chọn đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện” để làm bài viết Khóa luận tốt nghiệp Mục đích của bài viết này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định, tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và thực trạng công tác kiểm toán tại đơn vị Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định cho doanh nghiệp

Tại Chương 2, tác giả đã khảo lược một số các nghiên cứu tiêu biểu cùng chủ đề Nghiên cứu về kiểm toán tài sản cố định đã được đề cập đến trong nhiều bài viết khác nhau, mang lại cái nhìn toàn diện về các phương pháp và quy trình kiểm toán Nhìn chung, các bài nghiên cứu viết về chủ đề này thông thường làm rõ các nội dung như các thủ tục kiểm toán trong quy trình kiểm toán TSCĐ Bên cạnh đó còn có một vài bài viết chú trọng đến một vài yếu tố trong cả một quy trình kiểm toán mà không liệt kê chi tiết toàn bộ Điểm chung của những bài viết đã đề cập sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận, suy luận và tổng quan hóa đề tài; phương pháp định tính, cụ thể là mô tả và phân tích dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu Tất cả các nghiên cứu này đều góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiểu biết về kiểm toán tài sản cố định, mỗi nghiên cứu mang lại những giá trị và hạn chế riêng biệt, bổ sung lẫn nhau để hoàn thiện kiến thức trong lĩnh vực này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Cơ sở lý thuyết tài sản cố định

3.1.1 Khái niệm tài sản cố định

TSCĐ là khoản mục được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại phần B - Tài sản dài hạn, chủ yếu bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư

TSCĐ hữu hình: Dựa theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, TSCĐ hữu hình được hiểu “là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình”

TSCĐ vô hình: Dựa theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, TSCĐ vô hình

“là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”

TSCĐ thuê tài chính: “Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê” trích Chuẩn mực kế toán Việt Nam số

Bất động sản đầu tư: “Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để: sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường” theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05

3.1.2 Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

❖ Tài sản cố định hữu hình

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, khi tất cả các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn sau đây sẽ được coi là TSCĐ hữu hình: ˗ “Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; ˗ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; ˗ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; ˗ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, “nguyên giá tài sản phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên”

Nếu một khoản chi phí không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, tức là không đáp ứng đủ các yêu cầu về thời gian sử dụng và giá trị, không hình thành TSCĐ hữu hình sẽ được coi là công cụ, dụng cụ

❖ Tài sản cố định vô hình

Theo Điều 3 của Thông tư 45/2013/TT-BTC và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – TSCĐ vô hình, tất cả các chi phí thực tế đã chi thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn xác định TSCĐ hữu hình nhưng không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình

Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả bốn tiêu chuẩn xác định TSCĐ hữu hình thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

3.1.3 Kế toán tài sản cố định

❖ Tài sản cố định hữu hình

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc Tùy thuộc vào phương thức hình thành, nguyên giá TSCĐHH được xác định như sau:

“TSCĐ hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá-nếu có) cộng (+) với chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt và các khoản thuế, phí, lệ phí, chi phí khác (nếu có ) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

Nguyên giá TSCĐ mua trả chậm, trả góp: là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; và lệ phí trước bạ (nếu có)

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành

Nguyên giá TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp

Nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn: là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”

❖ Tài sản cố định vô hình

Kiểm toán tài sản cố định

3.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao

KTV cần đảm bảo việc kiểm toán TSCĐ đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu ở Bảng 2.1:

Bảng 3.1: Cơ sở dẫn liệu đối với TSCĐ

Tất cả TSCĐ thể hiện trên BCTC là có thực tại thời điểm báo cáo KTV thực hiện việc kiểm tra các chứng từ hỗ trợ, kiểm kê vật chất, đảm bảo rằng TSCĐ được định vị chính xác trong đơn vị

Toàn bộ TSCĐ được ghi nhận phải thuộc sở hữu của DN và có quyền kiểm soát lâu dài đối với các TSCĐ thuê tài chính dựa trên các hợp đồng thuê đã ký Đầy đủ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN được ghi chép đầy đủ trên sổ sách kế toán Đánh giá và phân bổ Đảm bảo rằng giá trị của TSCĐ được báo cáo chính xác và tuân thủ các nguyên tắc kế toán và quy định liên quan KTV cũng sẽ xác định xem giá trị đã được báo cáo có phản ánh đúng giá trị thực tế của TSCĐ hay không

Trình bày và thuyết minh

Các loại TSCĐ được phân loại, diễn giải phù hợp theo quy định về BCTC hiện hành

Nguồn: Sách Kiểm toán (Trần Thị Giang Tân, 2021)

Khi kiểm toán TSCĐ, có ba cơ sở dẫn liệu được quan tâm nhiều nhất là tính hiện hữu, đánh giá và phân bổ do nguyên giá có thể bị xác định sai ở những doanh nghiệp có nhiều TSCĐ Đối với chi phí khấu hao (CPKH), vì sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên kiểm toán CPKH được thực hiện đồng thời với kiểm toán TSCĐ Mục tiêu của kiểm toán phần hành này là xem xét liệu mức khấu hao có được xác định và phân bổ đúng đắn cho các đối tượng liên quan hay không Bảng 2.2 dưới đây là các cơ sở dẫn liệu của CPKH:

Bảng 3.2: Cơ sở dẫn liệu đối với CPKH

(Tính phát sinh) CPKH được ghi nhận có phát sinh trong kỳ thực tế

Tính đầy đủ CPKH của TSCĐ đang sử dụng được ghi nhận đầy đủ

Tính chính xác Số liệu CPKH được tính toán và ghi chép chính xác về mặt số học Đúng kỳ CPKH được ghi nhận đúng kỳ

Phân loại CPKH được ghi nhận đúng vào các tài khoản liên quan

Trình bày và thuyết minh

Các thuyết minh liên quan đến CPKH được trình bày và diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu

Nguồn: Sách Kiểm toán (Trần Thị Giang Tân, 2021) Đặc biệt, mục tiêu kiểm toán của hao mòn lũy kế là xem xét tính đầy đủ và đúng đắn của giá trị đó tăng lên do khấu hao, giảm do thanh lý nhượng bán cũng như tính chính xác trong việc phản ánh vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể

3.2.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định

Mục đích chính của kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với phần hành tài sản cố định là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ, đảm bảo việc quản lý và sử dụng TSCĐ được thực hiện một cách hiệu quả Ngoài ra, việc nâng cao KSNB còn có các mục đích khác như: ˗ Bảo vệ tài sản: KSNB giúp ngăn chặn và phát hiện các hành vi lạm dụng, lãng phí, mất cắp hoặc tổn hại tài sản Qua việc thiết lập các quy trình kiểm soát như kiểm tra và xác nhận tài sản, giám sát việc mua sắm và sử dụng TSCĐ, KSNB giúp bảo vệ tài sản khỏi sự thất thoát và lãng phí không cần thiết ˗ Ngăn ngừa gian lận: KSNB giúp theo dõi một cách chặt chẽ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng… thông qua quy trình kiểm soát cụ thể Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ liên quan đến TSCĐ, kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch liên quan đến TSCĐ, nhằm giảm các chi phí có thể phát sinh cao hơn so với thực tế, dẫn đến lỗ sẽ tăng do bị gian lận về tiền ˗ Đảm bảo tính chính xác của khoản mục TSCĐ: KSNB còn giúp hạch toán đúng các mục trọng yếu trên BCTC liên quan đến TSCĐ như nguyên giá, chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa, làm giảm các sai sót các chi phí có thể ảnh hưởng đến BCTC

3.2.3 Một số sai phạm phổ biến đối với khoản mục tài sản cố định

Trong quá trình ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ, đôi lúc có sai sót xảy ra vô ý, gọi là nhầm lẫn, do sự không cẩn thận, trình độ yếu kém của kế toán viên hoặc do có chế độ mới được ban hành mà kế toán chưa nắm hết được nội dung nên áp dụng chưa đúng Thông thường, những sai sót do vô ý dễ phát hiện hơn Bên cạnh đó, cũng có những sai phạm cố ý do gian lận, thường khó bị phát hiện do người làm dùng các thủ đoạn tinh vi và kỹ càng để cố ý che giấu việc gian lận

❖ Sai sót ˗ Định khoản sai các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ˗ Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Khi nhập sổ, kế toán có thể ghi sai số tiền so với chứng từ ban đầu Ngoài ra, trong quá trình chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái (những đơn vị nhỏ quản lý theo cách thủ công), kế toán cũng có thể mắc sai sót ˗ Sai sót trong quá trình xác định và phân loại TSCĐ Ví dụ, một tài sản là công cụ dụng cụ bị phân loại sai vào TSCĐ hoặc không được xác định đúng loại tài sản, dẫn đến việc áp dụng các quy định kế toán không chính xác và ảnh hưởng đến BCTC ˗ Các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ bị trùng lặp (ghi nhận 2 lần), không đúng kì hoặc chưa được ghi nhận ˗ Xác định nguyên giá không chính xác, đặc biệt là TSCĐ được hình thành từ nguồn XDCBDD như chi phí không hợp lý, chi phí không được vốn hóa ˗ Sai sót trong tính toán và ghi nhận khấu hao TSCĐ Phương pháp khấu hao không thích hợp và nhất quán ˗ Áp dụng sai chế độ kế toán hoặc các quy định khác của nhà nước ˗ Sai sót do trùng lặp/không được ghi nhận: xảy ra khi lặp lại nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau hoặc tài sản không được ghi nhận (ví dụ hạch toán giảm TSCĐ được ghi nhận hai lần hoặc không được ghi nhận khi thanh lý và xóa sổ tài sản) ˗ Sai sót do trình độ của kế toán viên chưa hiểu hết các nghiệp vụ, dẫn đến ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ, hoặc chưa nắm vững các chế độ mới được ban hành

❖ Gian lận ˗ Làm giả chứng từ nhằm tham ô, biển thủ công quỹ Thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua, chi phí mua hoặc chi phí sửa chữa của TSCĐ so với chi phí thực tế để biển thủ số tiền chênh lệch Đặc biệt là TSCĐ nhập khẩu hoặc TSCĐVH như phần mềm ứng dụng do đây là đối tượng khó kiểm tra và đánh giá ˗ Cố tình không ghi kết quả các nghiệp vụ và che dấu hồ sơ tài liệu như không ghi nhận số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết nhằm chiếm đoạt khoản thu này ˗ Ghi nhận chi phí không xảy ra như ghi nhận thêm thêm chi phí lắp đặt, chạy thử để biển thủ công quỹ ˗ Cố tình áp dụng sai các quy định của nhà nước, lách luật vì mục đích tư lợi

3.2.4 Quy trình kiểm toán tài sản cố định

3.2.4.1 Thủ tục đánh giá rủi ro

TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí sản xuất kinh doanh, và việc điều chỉnh giá trị TSCĐ và chi phí khấu hao có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp khi muốn tăng hoặc giảm lợi nhuận Để đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục này, KTV cần phải tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có KSNB Để hiểu biết, KTV thường phỏng vấn những người có liên quan trong đơn vị, thực hiện thủ tục phân tích, quan sát và điều tra

KTV thường thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh của đơn vị như đặc điểm hoạt động sản xuất, kế hoạch mua sắm, sự phân tán về mặt địa lý về địa điểm sản xuất, … Đối với KSNB về TSCĐ, KTV cần phải có hiểu biết các thành phần của nó như môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, … trong đó chú trọng đến các quy trình về kế toán Do không phải thủ tục kiểm soát nào cũng liên quan đến TSCĐ và CPKH, nên KTV cần sử dụng xét đoán chuyên môn để chọn ra thủ tục kiểm soát nào được sử dụng và có nên kết hợp với thủ tục kiểm soát khác

Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, nếu rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa thì KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá sự hữu hiệu thật sự của kiểm soát nội bộ Ngược lại, rủi ro kiểm soát là tối đa thì KTV vẫn sẽ thực hiện hiện thử nghiệm này như một thử nghiệm cơ bản nhưng với các mẫu chọn có cỡ mẫu lớn hơn Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện thông qua các phương pháp: kiểm tra chứng từ, tài liệu; quan sát; phỏng vấn; thực hiện lại thủ tục kiểm soát

(Chi tiết Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với TSCĐ xem phụ lục số 2)

3.2.4.3 Thử nghiệm cơ bản tài sản cố định

❖ Thủ tục phân tích cơ bản

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh và quy mô của đơn vị được kiểm toán, KTV có thể sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để phân tích, tính toán, so sánh, đánh giá sự hợp lý của khoản mục TSCĐ Các tỷ số thường được sử dụng là: ˗ Tỷ số của từng loại TSCĐ so với tổng giá trị TSCĐ, KTV sẽ so sánh tỷ số này so với năm trước để biết kết cấu của từng loại TSCĐ Nếu có sự thay đổi bất thường cần phải tìm hiểu nguyên nhân ˗ Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ cũng được so sánh giữa năm nay và năm trước phản ánh biến động doanh thu được tạo ra từ TSCĐ ˗ Tỷ số tổng TSCĐ/VCSH của năm nay so với năm trước ˗ Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ bằng lợi nhuận thuần chia cho tổng giá trị TSCĐ

Tỷ số này phản ánh khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào TSCĐ ˗ Tỷ số giữa chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần hoặc đối chiếu từng tháng so với tổng số

Nếu kết quả của các tỷ số nằm trong mức hợp lý, thì đây là sẽ bằng chứng thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như: Tính hiện hữu, tính đầy đủ, đánh giá và phân bổ Ngược lại, nếu biến động quá lớn cho thấy sự bất thường thì KTV cần tìm hiểu nguyên nhân và tăng cường thử nghiệm chi tiết

❖ Kiểm tra chi tiết Đối chiếu số liệu: là một bước tiến hành quan trọng nhằm kiểm tra tính chính xác và độ nhất quán của thông tin TSCĐ trong hệ thống kế toán Cần thu thập thông tin và có thể tạo bảng phân tích tổng quát về các biến động của TSCĐ trong kỳ và so sánh thông tin với bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu dữ liệu trên sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái và trên bảng tính khấu hao của từng loại TSCĐ Đối chiếu số liệu đầu kỳ từ bảng phân tích tổng quát với báo cáo kiểm toán đã ký của kỳ trước

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON (VIỆT NAM)

Giới thiệu về Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam)

Grant Thornton International được thành lập vào năm 1980 dựa trên sự liên kết của Alexander Grant & Co cùng với 49 công ty kế toán trong đó bao gồm Thornton Baker UK Đến năm 1986 công ty chính thức được đổi tên thành Grant Thornton

Grant Thornton International là mạng lưới bao gồm các công ty độc lập cung cấp dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn doanh nghiệp và Giải pháp doanh nghiệp chuyên nghiệp hàng đầu thế giới với hơn 56.000 chuyên gia tại hơn 140 quốc gia Grant Thornton đã và đang đặt mục tiêu vào việc tạo ra sự khác biệt cho khách hàng, nhân viên và cộng đồng

Năm 1993 với khởi điểm là một tổ chức liên doanh với Công ty Concetti ông Kenneth Atkinson và cộng sự đã thành lập nên Grant Thornton Việt Nam Đến năm

1997 Grant Thornton Việt Nam đã chuyển thành doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư từ nước ngoài Từ năm 1998 đến nay công ty được ghi nhận là thành viên độc lập của Grant Thornton International Năm 1999 công ty được đổi tên chính thức thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grant Thornton Việt Nam

Ngày 01 tháng 07 năm 2014, Grant Thornton Vietnam và Nexia ACPA Auditing

& Consulting Co Ltd đã chính thức được sáp nhập Công ty sau sáp nhập hoạt động dưới thương hiệu Grant Thornton và tạo thành một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với hơn 220 chuyên viên giàu kinh nghiệm

Sau gần 30 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Grant Thornton đã ghi nhận được nhiều thành quả tốt đẹp khi nhiều năm liền được Giải thưởng Rồng Vàng trao tặng bằng khen về dịch vụ tài chính tốt nhất và bằng khen từ Thủ tướng chính phủ trong đóng góp và phát triển dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam Ngoài ra Grant

Thornton Việt Nam còn là doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình chương trình bình đẳng giới quốc tế bằng việc gia tăng số lượng thành viên nữ trong Ban Giám Đốc

(Chi tiết Các dịch vụ của công ty và giám sát chất lượng toàn cầu xem phụ lục số 3)

4.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Môi trường làm việc tại Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) là môi trường làm việc cởi mở Vì vậy, tất cả các thành viên trong các phòng ban: lễ tân, kế toán, kiểm toán, thuế và IT đều làm việc trong cùng một văn phòng và có thể dễ dàng trao đổi công việc

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban tại Grant Thornton Việt Nam

Mỗi thành viên của bộ phận kiểm toán sẽ có cơ hội làm việc và tương tác với nhau Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng hợp đồng, cơ cấu mỗi nhóm sẽ bao gồm 1 Manager, 1 Senior, 2-3 Assistant, 1-2 Intern Cấp trên là người sẽ trực tiếp phân công công việc cho các trợ lý và thực tập sinh Trước khi đi thực địa, cấp trên sẽ gửi phân công nhiệm vụ và giấy tờ làm việc của năm trước để nhân viên xem xét Thực tập sinh thường được phân công làm việc trên một số giấy tờ làm việc như tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả khác, TSCĐ, thu nhập và chi phí khác, thu nhập và chi phí tài chính, tài sản khác, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, …

4.1.3 Văn hóa và các giá trị cốt lõi

4.1.3.1 Văn hóa Grant Thornton toàn cầu

Văn hóa được xem là một trong những tài sản giá trị nhất và là kim chỉ nam cho mọi bước tiến của Grant Thornton trong lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển trên toàn cầu Ở Grant Thornton mọi người đề cao văn hóa hợp tác, với mạng lưới hơn 56.000 nhân viên phân bố tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới đã tạo nên một mạng lưới liên kết giúp công ty phát triển tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động Mỗi công ty tại các quốc gia được xem là một thành viên độc lập của Grant Thornton International nhưng đều hoạt động theo một chiến lược chung trên toàn cầu dưới sự giám sát và đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế…

4.1.3.2 Các giá trị cốt lõi

Grant Thornton luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình đồng thời tạo ra một môi trường khuyến khích sự hòa nhập và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau làm việc một cách liêm chính, đam mê và cùng nhau xây dựng những ảnh hưởng tích cực để đóng góp cho cộng đồng

Bên cạnh một nền văn hóa toàn cầu đặc biệt, Công ty đã phát triển sáu nguyên tắc cốt lõi, được gọi là các giá trị CLEARR: ˗ Hợp tác (Collaboration): Tại Grant Thornton mọi người luôn sẵn sàng nhờ giúp đỡ và chủ động giúp đỡ người khác ˗ Lãnh đạo (Leadership): Tự chủ bản thân, khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người, đề ra các thách thức để hỗ trợ nhau phát triển tối đa ˗ Sự xuất sắc (Excellence): Các thành viên của Grant Thornton luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến cái tốt hơn và không tự mãn với hiện tại ˗ Sự linh hoạt (Agility): Suy nghĩ lớn, hành động nhanh là phương châm giúp Grant Thornton phát triển trong sự thay đổi ˗ Trách nhiệm (Respect): Mọi người tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về mọi hành động của bản thân ˗ Tôn trọng (Responsibility): Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và đề cao thẳng thắn, mọi mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự thành thật

4.1.4 Giới thiệu phương pháp kiểm toán, các phần mềm hỗ trợ tại Grant Thornton

4.1.4.1 Phương pháp luận kiểm toán Horizon

Phương pháp luận Horizon có thể coi là đặc trưng của bộ phận kiểm toán Grant Thornton không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thế giới Đặc điểm của phương pháp luận này là kiểm toán viên làm việc dưới sự dẫn dắt trực tiếp của Giám đốc kiểm toán, hướng sự tập trung vào những phần có biểu hiện rủi ro cao nhất trên báo cáo tài chính Với sự hỗ trợ của phương pháp luận Grant Thornton cung cấp cho khách hàng những cơ sở chắc chắn hơn trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán cùng với đó là hỗ trợ đưa ra lời khuyên và các khuyến nghị có giá trị với khách hàng Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì Horizon sẽ hỗ trợ đưa ra các thủ tục kiểm toán cũng như xác định phạm vi công việc phù hợp

Song song với việc đầu tư của Grant Thornton vào Horizon, các phần mềm kiểm toán cũng nhận được sự đầu tư phát triển tương ứng bởi đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp kiểm toán Horizon Theo Grant Thornton Vietnam (2023), có 2 phần mềm được sử dụng trong kiểm toán: ˗ “LEAP: là nền tảng công nghệ kiểm toán toàn cầu của Grant Thornton Công cụ dựa trên điện toán đám mây độc quyền này mang lại giá trị tốt nhất có thể cho khách hàng, bất kể khách hàng đang hoạt động ở đâu hoặc trong lĩnh vực nào Công cụ này thực hiện được thông qua các thủ tục nhất quán, liền mạch xuyên quốc gia; mang lại tính hiệu quả cho tất cả các cuộc kiểm toán; và cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Điều này cũng cho phép nhóm kiểm toán thiết lập các chương trình kiểm toán phù hợp với từng tình huống cụ thể của khách hàng và tập trung vào từng vùng rủi ro đã xác định Cách tiếp cận này giúp Grant Thornton Vietnam (GTV) mang đến một cuộc kiểm toán hiệu quả và các tư vấn tổng thể và chủ động hơn.” ˗ “IDEA: là công cụ mà GTV sử dụng để thực hiện việc kiểm tra và phân tích các dữ liệu tài chính, ví dụ như chọn mẫu.”

4.1.5 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Grant Thornton (Việt Nam)

Dựa vào Grant Thornton Vietnam (2023), có 5 giai đoạn trong quy trình: ˗ “Lập kế hoạch kiểm toán: Thu thập những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, bao gồm hiểu biết về chiến lược, hoạt động, môi trường kiểm soát và hệ thống báo cáo tài chính ˗ Nhận định và đánh giá: Xem xét một chuỗi các yếu tố bao gồm các phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước đây và xu hướng mới của ngành; Nhận định và đánh giá rủi ro trong BCTC của khách hàng Đánh giá này được sử dụng để phát triển một chương trình kiểm toán hiệu quả và tập trung, đồng thời đảm bảo rằng các vấn đề chuyên môn được xác định và giải quyết sớm ˗ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đánh giá việc thiết kế của các quy trình chính, chính sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính Dựa trên kết quả đánh giá này, thực hiện các thử nghiệm kiểm toán phù hợp ˗ Kiểm tra các tài khoản và nghiệp vụ: Sử dụng các công cụ và công nghệ thông minh, ví dụ như IDEA để thực hiện việc kiểm tra và phân tích các dữ liệu tài chính; Thực hiện kiểm tra các số dư và giao dịch, bao gồm các thử nghiệm cơ bản đối với các phần hành có rủi ro chính và “đi sâu” nếu phù hợp ˗ Kết luận và lập báo cáo: Kết luận về tính đầy đủ và phù hợp của các thử nghiệm của chúng tôi Các thành viên kiểm toán giàu kinh nghiệm nhất xác nhận rằng BCTC hợp lý dựa trên sự hiểu biết của họ về khách hàng; Báo cáo và đưa ra các khuyến nghị thực tế thông qua Bản ghi nhớ các vấn đề chính (KIM).”

Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

4.2.1.1 Tìm hiểu về khách hàng

Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc điểm riêng về TSCĐ và phương pháp kế toán áp dụng nên tùy theo tính chất của công ty khách hàng mà KTV sẽ xây dựng kế hoạch nhất định khi làm việc, bao gồm cần tập trung vào những điểm nào, rủi ro ở đâu rồi tiến hành các thủ tục phù hợp

Cụ thể, KTV cần tìm hiểu: ˗ Loại hình hoạt động của công ty: tùy theo loại hình công ty (sản xuất, thương mại, dịch vụ…) mà TSCĐ sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau Chẳng hạn, với các công ty sản xuất lớn, TSCĐ thường là dây chuyền, máy móc có giá trị lớn, khấu hao nhiều năm, chiếm tỷ trọng cao trong doanh nghiệp Đối với các công ty dịch vụ, du lịch, TSCĐ là các tòa nhà, địa điểm du lịch, ˗ Các phương pháp kế toán được khách hàng áp dụng riêng cho TSCĐ: cách ghi nhận TSCĐ, vốn hóa, phương pháp khấu hao, các quy định liên quan đến mua bán, chuyển nhượng, thanh lý TSCĐ, ˗ Những tài sản nào công ty đã mua và bán trong năm và giá trị bao nhiêu ˗ Hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán

Sau khi có được hiểu biết chung về khách hàng, KTV đánh giá các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra như sau: ˗ Thanh lý, bán tài sản có đúng hay không? ˗ Chi phí vốn hóa có đủ điều kiện để ghi nhận hay không? ˗ Giá trị khấu hao có được xác định phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến của công ty không? ˗ Có tài sản nào kết chuyển từ xây dựng cơ bản dở dang sang TSCĐ không? ˗ Việc bảo hiểm, bảo trì, sửa chữa TSCĐ có được phân bổ hợp lý không? ˗ Hệ thống KSNB có hoạt động hiệu quả? Có các rủi ro (gian lận, sai sót, …) nào trọng yếu hay không?

4.2.1.3 Xác lập mức trọng yếu

Sau khi có kết quả của việc đánh giá rủi ro, KTV phải xác định mức trọng yếu khi thực hiện kiểm toán BCTC Mục đích của việc này là để bảo đảm rằng những sai sót trọng yếu không có trong BCTC và để kiểm tra hiệu quả của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện sai sót Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tính toán mức trọng yếu tổng thể của BCTC, hay còn gọi là Materiality, thường dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó, sẽ xác định được Performance materiality – mức trọng yếu thực hiện và Deminimus – ngưỡng sai sót không đáng kể Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ nghịch biến Khi rủi ro tăng thì mức trọng yếu sẽ giảm, và KTV phải thực hiện nhiều công việc kiểm toán hơn Ngược lại, khi rủi ro giảm thì mức trọng yếu sẽ tăng, và KTV có thể giảm bớt khối lượng công việc

4.2.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) về kiểm toán TSCĐ, mục tiêu kiểm toán cần đảm bảo là: ˗ Tính hiện hữu: TSCĐ trình bày trên BCTC (bao gồm cả hợp đồng thuê tài chính) được trình bày tại ngày lập báo cáo tài chính ˗ Tính đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc tài sản thuê tài chính đều được ghi nhận đầy đủ trên báo cáo tài chính tại ngày lập báo cáo tài chính ˗ Đánh giá và phân bổ: Toàn bộ TSCĐ được trình bày trong BCTC theo giá trị hợp lý và các điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đều được ghi nhận là phù hợp ˗ Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ thể hiện trên báo cáo tài chính đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị ˗ Trình bày và thuyết minh: TSCĐ và các tài khoản liên quan được phân loại và diễn giải phù hợp theo quy định về báo cáo tài chính hiện hành và được trình bày trong báo cáo tài chính và thuyết minh

Bên cạnh đó, kiểm toán khoản mục TSCĐ cần đánh giá tính hợp lý của CPKH, vì đây là một khoản ước tính có thể có sai sót: ˗ Tính hiện hữu (tính phát sinh): CPKH thực tế có phát sinh trong kỳ ˗ Tính đầy đủ: CPKH của các TSCĐ đang sử dụng được ghi nhận đầy đủ ˗ Tính chính xác: Số liệu CPKH được tính toán và ghi chép chính xác về số học ˗ Đúng kỳ: CPKH được ghi nhận đúng kỳ ˗ Phân loại: CPKH được ghi nhận đúng vào tài khoản liên quan ˗ Trình bày và thuyết minh: Các thuyết minh liên quan đến CPKH được trình bày, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu

4.2.2.2 Thử nghiệm kiểm soát Ở giai đoạn này, KTV tiến hành khảo sát và tiến hành các thủ tục để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Tùy theo tính chất của mỗi công ty mà KTV sử dụng các loại phương pháp khác nhau để quan sát TSCĐ của đơn vị Bên cạnh đó, KTV cũng phải xem xét việc tách biệt chức năng quản lý và chức năng kế toán của các bộ phận ˗ Kiểm tra hồ sơ, luân chuyển hồ sơ, tính đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra độ tin cậy, minh bạch của người phê duyệt ˗ Rà soát hồ sơ TSCĐ ˗ Phỏng vấn những người có liên quan ˗ Kiểm tra sổ sách kịp thời, đầy đủ trong quá trình ghi sổ

Ngoài ra, KTV có thể đánh giá xem các quy định về kiểm soát nội bộ của công ty có chặt chẽ hay không, có còn sơ hở gây ra tiềm ẩn rủi ro hay không; khảo sát thực tế hoạt động của các quy định, quy trình của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng bảng câu hỏi hoặc khảo sát trực tiếp

❖ Thủ tục phân tích Đánh giá tính hợp lý và nhất quán của việc quản lý TSCĐHH, TSCĐVH, chi phí XDCBDD và chi phí sửa chữa lớn cho các TSCĐ Nghiên cứu và thu thập thông tin để giải thích các biến động không bình thường trong quản lý này Đánh giá tính hợp lý của tỷ lệ liên quan đến TSCĐ và Chi phí XDCBDD so với các chỉ tiêu khác So sánh chi phí khấu hao TSCĐ kỳ này với kỳ trước, giữa các tháng (quí) trong kỳ Tìm hiểu và thu thập lý do giải thích cho các biến động không thường xuyên

KTV tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết biến động tăng, giảm TSCĐ trong kỳ, tính toán lại khấu hao dựa vào bảng tổng hợp TSCĐ của khách hàng, v.v có thỏa mãn mục tiêu kiểm toán

Sau khi tổng hợp và rà soát giấy tờ làm việc của các KTV, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp các bút toán điều chỉnh và các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán để gửi cho công ty khách hàng KTV sẽ yêu cầu đơn vị gửi BCTC sau khi đã điều chỉnh, sau đó tiến hành kiểm tra lại tất cả các khoản mục, nghiệp vụ mà KTV đã yêu cầu đơn vị chỉnh lại xem đã đầy đủ, hợp lí và chính xác với ý kiến KTV đưa ra hay chưa để có thể phát hành báo cáo theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng.

Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng

4.3.1.1 Tổng quan về Công ty A

Tên đăng ký (tên chính thức): Công ty TNHH A

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Vốn điều lệ: Theo Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty, khoản đầu tư của Công ty là 319.566.940.000 VNĐ

Lĩnh vực kinh doanh và hoạt động kinh doanh: Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc, bao gồm các hoạt động chính sau: ˗ May trang phục (trừ phụ kiện làm từ lông thú) Chi tiết: Sản xuất, gia công hàng may mặc từ vải ˗ Sản xuất các sản phẩm từ đồ da Chi tiết: Sản xuất, gia công hàng may mặc da xuất khẩu ˗ Bán buôn vải, thành phẩm may mặc, giày dép Chi tiết: Bán buôn hàng may mặc (Bán buôn quần áo, kể cả đồ thể thao, cho nam và bé trai; Bán buôn phụ kiện may mặc như khăn quàng cổ, găng tay, tất, cà vạt, …) ˗ Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, đồ da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ hàng may mặc; Bán lẻ quần áo khác như găng tay, khăn,

❖ Hệ thống kế toán của Công ty A

Năm tài chính: từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022

Báo cáo tài chính được lập bằng Việt Nam Đồng (VNĐ), được lập và trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, tuân thủ nguyên tắc thận trọng và độc lập với các năm tài chính và được coi là phù hợp để tiếp tục hoạt động

BCTC được lập theo các Chuẩn mực và Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan của Bộ Tài chính nên một số khía cạnh trọng yếu có thể khác với các Chuẩn mực về lập và trình bày BCTC quốc tế cũng như các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi tại quốc gia của người đọc

❖ Chính sách kế toán tài sản cố định tại Công ty A

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH – TSCĐHH được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và mọi khoản lỗ do suy giảm giá trị lũy kế: ˗ Nguyên giá: bao gồm giá mua tài sản, các loại thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng ˗ Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ hữu hình đã đưa vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ˗ Khấu hao: được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Thời gian hữu dụng ước tính theo theo chuẩn Thông tư 45/2013/TT-BTC

(Chi tiết Thời gian khấu khao TSCĐHH của Công ty A xem phụ lục số 4)

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH – TSCĐVH (Phần mềm máy tính): ˗ Giá trị của phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 3 - 7 năm ˗ Thời gian hữu dụng ước tính, giá trị còn lại và phương pháp khấu hao được xem xét lại vào cuối mỗi kỳ báo cáo

(Chi tiết Sổ cái TSCĐ của Công ty A và Minh họa thông tin chi tiết về khách hàng Công ty A xem phụ lục số 5, 6) Để tìm hiểu hệ thống KSNB, phục vụ cho mục đích kiểm toán TSCĐ, KTV thực hiện phòng vấn kế toán trưởng của Công ty A một số vấn đề như Bảng 4.1

Bảng 4.1: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Ghi chú

Công ty có lập bảng theo dõi chi tiết TSCĐ không? Có

Công ty có thực hiện kiểm kê TSCĐ vào cuối năm hay không? Có

Có đối chiếu biên bản kiểm kê định kỳ TSCĐ với sổ sách kế toán hay không? Có

Khi mua mới TSCĐ có trình duyệt cấp trên hay không? Có

Trong năm có khoản thanh lý, nhượng bán TSCĐ nào quan trọng không? Có

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có thành lập hội đồng thanh lý theo quy định hay không? Có

Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không sử dụng hay không? Chỉ vào cuối kỳ

Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV nhận thấy Công ty A kiểm soát TSCĐ khá tốt, và do công ty cũng là khách hàng cũ của GTV, trong năm 2022 nhận thấy đơn vị thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ khá hiệu quả, không có chính sách kế toán thay đổi vào năm nay, nên có thể đánh giá hệ thống KSNB hiệu quả

4.3.1.2 Đánh giá rủi ro Đầu tiên, bằng hình thức phỏng vấn và quan sát, KTV sẽ nắm bắt được tình hình ghi nhận TSCĐ của khách hàng, từ cách mua mới, quản lý, thanh lý hay trích khấu hao TSCĐ

Bảng 4.2: Đánh giá rủi ro dựa theo cấp độ cơ sở dẫn liệu thực hiện bởi GTV

Rủi ro Cơ sở dẫn liệu

Bảng tổng hợp TSCĐHH ghi nhận không đầy đủ Đầy đủ

Các chi phí liên quan đến TSCĐ không được ghi nhận Đầy đủ

TSCĐ trong sổ có tài sản không có ở thực tế Hiện hữu

Hạch toán sai các giao dịch với các bên liên quan Hiện hữu

Việc chuyển đổi giữa các tài sản (chủ yếu XDCBDD chuyển sang TSCĐHH) không được ghi nhận Đầy đủ/ Hiện hữu Chi phí khấu hao bị ghi nhận sai Chính xác/ Hiện hữu

Công ty A là khách hàng được kiểm toán năm trước, KTV đánh giá khoản mục này không có rủi ro đáng kể thông qua xem xét hồ sơ kiểm toán cũ và quy trình quản lý hiện hành tại DN

4.3.1.3 Xác lập mức trọng yếu

Mục tiêu: KTV phải xác định mức trọng yếu của hoạt động nhằm mục đích đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Kết quả thực hiện: Tiêu chuẩn lựa chọn là lợi nhuận trước thuế (EBT) ˗ GTV chọn lợi nhuận trước thuế làm chuẩn mực phù hợp nhất do công ty tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh được đánh giá là bình thường nên EBT là mức ý nghĩa phù hợp Ngoài ra, công ty là đơn vị cổ đông không đại chúng và người sử dụng chủ yếu là công ty mẹ, chủ ngân hàng ˗ Mức trọng yếu tổng thể được xác định bằng 10% của lợi nhuận trước thuế năm

2022 Do KTV đã tìm hiểu lĩnh vực này và các cuộc kiểm toán trước, qua đó không phát hiện sai sót hoặc rủi ro trọng yếu; hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cũng tương đối tốt nên GTV tính toán mức sai sót có thể chấp nhận được bằng 75% mức trọng yếu tổng thể, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định bằng 5% mức trọng yếu tổng thể Đối với công ty A, mức trọng yếu là: ˗ Materiality – Mức trọng yếu tổng thể: 5.903.165.000 VNĐ ˗ Performance materiality – Mức trọng yếu thực hiện: 4.132.216.000 VNĐ ˗ Deminimus – Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: 295.158.000 VNĐ

(Chi tiết Minh họa cách tính mức trọng yếu được GTV thực hiện xem phụ lục số 7)

Việc xác định mức trọng yếu do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện Sau khi tính toán, trưởng nhóm sẽ đưa mức trọng yếu cho thành viên trong nhóm kiểm toán

Các bút toán điều chỉnh (BTĐC) (nếu có): Tùy vào độ chênh lệch giữa số liệu kiểm toán và số liệu khách hàng thì KTV sẽ điều chỉnh như sau: ˗ Chênh lệch < DM: chưa điều chỉnh ˗ DM < Chênh lệch ≤ PM: có thể điều chỉnh Adjustment Journal Entry (AJE) Bởi vì tổng của nhiều sai sót có thể lớn hơn PM nên KTV cũng phải cân nhắc thêm để thực hiện điều chỉnh ˗ Chênh lệch > PM: điều chỉnh (AJE)

Ngoài ra, Reclassify adjustment Journal Entry (RAJE) là phân loại lại các giao dịch phát sinh vào đúng bản chất của từng tài khoản

Khảo sát hồ sơ kiểm toán

4.4.1 Mục tiêu, phương pháp, đối tượng khảo sát

Kiểm toán TSCĐ đóng vai trò khá quan trọng trong các cuộc kiểm toán, nhất là ở các doanh nghiệp có nhiều TSCĐ, kể cả do mua sắm hay tự xây dựng, dễ dẫn đến sai sót khi xác định nguyên giá Do đó, khi kiểm toán TSCĐ, cơ sở dẫn liệu “tính hiện hữu, đánh giá và phân bổ” cần được quan tâm nhất Vì thế, việc khảo sát hồ sơ kiểm toán giúp đánh giá xem các thủ tục kiểm toán TSCĐ có được áp dụng đầy đủ cho các khách hàng của GTV hay không Điều này nhằm đảm bảo rằng quá trình kiểm toán TSCĐ đã tuân thủ đúng các quy định, quy trình và tiêu chuẩn kiểm toán liên quan

Thông qua phần mềm LEAP, người viết thu thập tài liệu kiểm toán từ các cuộc kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH năm 2022 tại 10 công ty được GTV kiểm toán (khác với Công ty A đang được minh họa ở trên) Trong những tài liệu này vừa có những tài liệu do người viết tự thu thập được cũng như những tài liệu thu thập được từ những KTV khác Sau đó người viết sẽ tiến hành tổng hợp và tiến hành so sánh về tính đồng nhất của quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ và CPKH áp dụng tại các công ty khách hàng của GTV

Người viết chọn các bộ hồ sơ kiểm toán TSCĐ từ 10 khách hàng khác nhau của GTV để thực hiện khảo sát quy trình kiểm toán TSCĐ tại GTV

Bảng 4.3: Danh sách các công ty được chọn để thực hiện khảo sát

STT Tên công ty Loại hình công ty Lĩnh vực kinh doanh

1 B Công ty TNHH Sản xuất thép

2 C Công ty TNHH Sản xuất quần áo thể thao

3 D Công ty TNHH Lắp đặt, buôn bán máy móc, sửa chữa thiết bị

4 E Công ty TNHH Cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa, thiết kế chuyên dụng

5 F Công ty TNHH Sản xuất sản phẩm màu (bút sáp, bút nước…)

6 G Công ty TNHH Phân phối buôn bán thực phẩm xuất nhập khẩu, bán lẻ hàng hóa

7 H Công ty TNHH Sản xuất phụ kiện ống nhựa, ống nước

8 I Công ty TNHH Cung cấp dịch vụ quảng cáo

9 J Công ty TNHH Sản xuất sơn nước, mực dùng trong công nghiệp

10 K Công ty TNHH Sản xuất xi măng

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Bảng 4.4: Kết quả khảo sát quy trình kiểm toán TSCĐ tại GTV

1 Tìm hiểu thu thập thông tin về khách hàng    

2 KTV thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

3 KTV thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát     

4 KTV chứng kiểm kiểm kê TSCĐ tại đơn vị        

5 KTV lập biểu chỉ đạo          

6 KTV lập bảng tổng hợp TSCĐ          

7 KTV thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ          

8 Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết bảng khấu hao TSCĐ          

9 Kiểm tra ghi nhận chi phí XDCBDD      

10 KTV thu thập các tài sản doanh nghiệp đem đi cầm cố   

11 Kiểm tra các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm          

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp ˗ Đánh dấu  : Thủ tục được thực hiện ˗ Để trống: Thủ tục không được thực hiện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Ở Chương 4, tác giả đã khái quát những thông tin về đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam), bao gồm lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, các dịch vụ, mục tiêu và giá trị cốt lõi Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến phương pháp kiểm toán cũng như các công cụ hỗ trợ là tiền đề cho quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty

Tiếp đó, tác giả đã tổng quan quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định mà Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) xây dựng cũng như chọn ra một hồ sơ kiểm toán để minh họa rõ hơn các thủ tục kiểm toán được tiến hành cho khoản mục này Không những vậy, tác giả còn thực hiện khảo sát mười hồ sơ kiểm toán khác để có thể đưa ra nhận định khách quan và chính xác hơn đối với thực trạng quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao Thông qua đó, tác giả nhận xét và đưa ra giải pháp phù hợp về công tác kiểm toán tại chương sau.

Ngày đăng: 17/09/2024, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Grant Thornton Vietnam. (2023). Sổ tay Grant Thornton Vietnam. Grant Thornton Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay Grant Thornton Vietnam
Tác giả: Grant Thornton Vietnam
Năm: 2023
12. Trần Thị Giang Tân. (2021). Kiểm toán. NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Tác giả: Trần Thị Giang Tân
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2021
1. Bộ Tài chính. (2001). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình Khác
2. Bộ Tài chính. (2001). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình Khác
3. Bộ Tài chính. (2002). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản Khác
4. Bộ Tài chính. (2003). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 - Bất động sản đầu tư Khác
5. Bộ Tài chính. (2012). Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Khác
6. Bộ Tài chính. (2012). Chuẩn mực kiểm toán số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị Khác
7. Bộ Tài chính. (2013). Thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Khác
8. Bộ Tài chính. (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
9. Grant Thornton Vietnam 2023, truy cập tại &lt;https://www.grantthornton.com.vn/vi/&gt;, [truy cập ngày 15/05/2024] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w