Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hỗi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .... Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ
Trang 1TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG
DE AN TOT NGHIEP
PHAT TRIEN CAC SAN PHAM PHAI SINH TIEN TE
TRONG KINH DOANH NGOAI HOI TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON
THUONG TIN (SACOMBANK) Ngành: Tài chính ngân hàng
ĐÔNG MINH HÙNG
Hà Nội - 2024
Trang 2TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG
DE AN TOT NGHIEP
PHAT TRIEN CAC SAN PHAM PHAI SINH TIEN TE
TRONG KINH DOANH NGOAI HOI TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON
THUONG TIN (SACOMBANK)
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Đồng Minh Hùng
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Phương
Hà Nội - 2024
Trang 3Tôi xin cam kết dé án về đề tài “Phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ
trong kinh doanh ngoại hồi tại Ngân hàng Thương Mại Cồ Phân Sài Gòn Thương Tín (Sacomban#) ” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Các số liệu trong dé án và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam kết này.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành đề án “Phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ” Đề án được hoàn
thành không chỉ là công sức của bản thân mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của
nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thanh Phương, người trực tiếp hướng dẫn đề án cho tôi Cô đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho tôi những chỉ tiết nhỏ trong đề án, giúp đề án của tôi được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức Cô cũng đã luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để tôi có thé
hoàn thành đề án đúng tiến độ
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô giảng viên khoa Sau đại
học và khoa Tài chính ngân hàng, Trường đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện
thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề án
Trang 5MUC LUC
08908: 90a i 09199 00007.= ii
DANH MUC CAC TU VIET TAT .ecccssssssssssssssesssesssssesssessssseesssessssssesssessssssesses vii
0/9):0 (o0 (79c viii
1 Tính cấp thiết của đề tài s s<css©xse©rsseExseErkserxeersserssssrsserssssre 1
2 Bối cảnh thực hiện - 2-2 << ©Z€©eZ©Ese©xe£EzeErsetrsevetrstrsersserseorsee 2 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5< 5s S5 s9 s9 3 S4 /21 , 1 0n e 3 2.8.8 16 n 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2 s°ssss<ssezsseszssezsse 3 4.1 Đối tượng nghiÏÊH CIIH 22-©ce<©©2<£+ee€©seeEEeecreeerreerreecrreccrceee 3 4.2 PRAM Vi NGNIEN CU ả 5- << < << << 1x ng mg ege 3 5 Phương pháp nghiên CỨU . =5 << «%5 959959 4 3.1 Phương pháp thu thập) (ỦÍF ÏÏỆIH <- << << << sxeeseseeseseesese 4 3.2 Phương pháp Xử [ý (ÍÍF ÏIỆH 5- << << =< << xe x=eeeseeeseesese 5 6 Kết cấu của đề án . s-csseecveetrvxstEErAstEErsettrrstttrkserrrsstrrsssnrrsserrrsee 5
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN SAN PHAM PHÁI SINH
TIEN TE TRONG KINH DOANH NGOẠI HỒI - «<< 2s<2 7
1.1 Tổng quan về kinh doanh ngoại hối - 2° << sse2zszeecze 7
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh ngoại hi . -s-cce<ccseeccsecccsee 7
Trang 61.1.3 Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng, trách nhiệm của NHTM và các to
chức khác khi thực hiện sản phẩm kinh doanh ngoại hối 8
1.2 Téng quan vé san pham phai sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối 11
1.2.1 Khái niệm về sản phẩm phái sinh tiỀn tệ -«-ccs<©cs< ll 1.2.2 Vai trò của sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối 12 1.2.3 Các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối 14
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối s°s°s<©ss©©+se©Ess£Evse©rxseErsetrsserraserssesrsseree 18
1.3.1 Nhóm yếu tỔ Ìiủ (JHAH 2- 2< ©2<©ce<£©seeE+seereeerreecreecrreecree 18 1.3.2 Nhóm yếu tố khách: qIHAH 5-©2<©ce<©©seecseecseecreecreeerreeccee 20 ,41⁄/809.019:00/9) 1052077 - H.H,H.H,.H.,., 21 CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHAT TRIEN SAN PHAM PHAI SINH TIEN TE TRONG KINH DOANH NGOAI HOI TAI NGAN HANG TMCP SAI
GON THUONG TIN .ccsssssssssssssssscssnsccsssecssnsccsssecssssccssnsecsssccssnsecssncesssccssncecssnsesens 22
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn J7 01// 18h 22
2.1.2 Cơ cấu tô chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 24
2.1.3 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2021 - 2023
2.2 Sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sai Gon Thuong TÍn 5 << 5 << + 2 S4 9x 911 901.090.” 32 2.2.1 Các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hỗi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn TÌhfOfg TÍHH - 5< 5< << «<< =< << se seseeseseee 32 2.2.2 Các quy định về cung cấp dịch vụ phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 33
Trang 72.2.3 Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hỗi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 35 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 40
2.3.1 Những kết quả đạt ẨMỢC 2-ce<©see©cee©teeetrsecrzeerreecreeccreee 40 2.3.2 Những hại ChẾ, -2<©2<©cse€CzeeE+eecrxerreecrrrerrerrrrerrrerrrrerrrree 41
2.3.3 Nguyên nhân hạn CRE veecssecssecsrsecssessrsecssessrsesssessssesssessssesssessssssssessseesees 41
KET LUAN CHUONG 2 2°- 2-2222 se€Ese©zseEeeersetrsersetrsstrserree 45 CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP VA KIEN NGHI NHAM PHAT TRIEN SAN PHAM PHAI SINH TIEN TE TRONG KINH DOANH NGOAI HOI TAI
NGAN HANG TMCP SAI GON THUONG TIN csssscssssssssssssesscsssssccssssscessanscss 46
3.1 Xu hướng sử dụng sản phẩm phái sinh tiền tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam 2e 2s#€E+e©Evzee©rzse2vseorvsseorzserrssee 46 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 49 3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong
kinh doanh ngoại hỗi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đến năm
2030, tầm nhìn 2()35 -csccceecErvetrEreetrrrettrkrrrrerrrrerrrrsrrrreerrre 49
3.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . -«-c-s<©cseeccs<+ 33
3.2.3 Markerting và phát triển thương hiệu sản phẩm tài chính phái sinh
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TÍH! . << «<< << << ses 54 3.2.4 Tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ
phái sinh: tiỀN ẨỆ 2< ©2<©Ce<€CzeeECzeCrrcEEetrrerrertrkerrrkrrrrrrrrrrrerrrree 55 3.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm phái sinh tiỀn tệ -°©c-sccs<- 57 3.3 MOt 86 kiém ngii sssccsssssessssecsssccssecsnecsssccsnecsssecssecessccssecasscessecsncessecssecess 57 3.3.1 Kién nghi doi vOi Chinh PNii.seecssscsssesssessssesssessssesssessssesssessssesssesssseesees 57
Trang 83.3.2 Kiến nghị đỗi với Ngân hàng Nhà nưóc « -s<cccseccc<e KET LUAN CHƯƠNG 3
KET LUẬN
TAI LIEU THAM KHẢO 22-22222222 €EESe€EESeeeEvzseevxseevvzseoroee
Trang 9DANH MUC CAC TU VIET TAT
NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại
Sacombank |_ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
Trang 10DANH SACH CAC BANG
Bang 2.1 Số lượng khách hàng sử dụng địch vụ phái sinh tiền tệ tại Sacombank giai
s00 ã00115 36 Bảng 2.2 Số lượng hợp đồng dịch vụ phái sinh tiền tệ tại Sacombank giai đoạn
2U x5 .Ô 37
Bảng 2.3 Doanh số giao dịch phái sinh tiền tệ tại Sacombank giai đoạn 2021 -
Bảng 2.5 Tỷ trọng thu nhập từ sản phẩm phái sinh tiền tệ trong tổng lợi nhuận từ
kinh doanh ngoại hối của Sacombank giai đoạn 2021 - 2023 - 39
Bảng 2.6 Tỷ trọng lợi nhuận từ sản phâm phái sinh tiền tệ trong tổng lợi nhuận
trước thuế của Sacombank giai đoạn 2021 - 2023 522222 +22+zzzzxzzzzrzxrrcee 40
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank . ¿+ +2Et+EE+EE+EE+EE2EE2EEEZEZEezzzczez 24
Hình 2.2 Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2021 —
"Xa 26
Hình 2.3 Dư nợ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2021 — 2023 - 27
Hình 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2021 — 2023 . - 28
Hình 2.5 Doanh số mua bán ngoại tệ của Sacombank giai đoạn 2021 — 2023 29
Hình 2.6 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Sacombank giai hi 09200 VÀ) 29
Hình 2.7 Lợi nhuận trước thuế của Sacombank giai đoạn 2021 — 2023 31
Hình 3.1 Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 2-2¿ 47
Hình 3.2 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các tháng năm
Trang 12TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Phái triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hồi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ”
Họ và tên học viên: Đồng Minh Hùng Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Phương 1 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài nghiên cứu để tìm ra giải pháp Phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Quốc Dân
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề án tập trung vào giải quyết
các mục tiêu cụ thê sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của NHTM;
- Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Sacombank Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế;
- Đề xuất các giải pháp đề phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh
doanh ngoại hối tại Sacombank trong giai đoạn tới
2 Nội dung chính
Kết cau dé án bao gồm 3 phần với nội dung chính như sau: Tại chương I, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết tông quan và cơ sở lý luận của các sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối Từ đó cho thấy, đây là một sản phẩm có rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới và đang ngày càng phố biến trên thị trường tài chính Việt Nam
Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Từ đó đưa ra các đánh giá về ưu điểm và hạn chế của thực trạng này
Trang 13Đây cũng là cơ sở đề tác giả đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ của Sacombank trong chương 3
Cuối cùng, ở chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp để phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng như: xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng trong tương lai, đảo tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây mạnh marketing thương hiệu của sản phẩm, tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm Cùng với đó là một số những kiến nghị lên các cơ quan cấp cao để sản phẩm phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng rộng rãi
3 Kết luận — khuyến nghị
Thông qua những phân tích, tác giả đưa ra được những giải pháp trọng điểm để phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Sacombank Trong đề án này, tác giả đã nêu khái quát về kinh doanh ngoại hối nói chung, cũng như sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối nói riêng Tác giả còn phân tích nguyên tắc kinh doanh, cung ứng sản phẩm và các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm phái sinh tiền tệ
Từ việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh
doanh ngoại hối: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, tác giả đã đưa ra những
phân tích, đánh giá về thực trạng sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại
hối tại Sacombank, chỉ ra được những kết quả tích cực và mặt hạn chế của sản
phẩm này Thêm vào đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phâm phái sinh tiền tệ Giải pháp cho ngân hàng, kiến nghị cho NHNN, cũng như chính phủ Việt Nam Với mục tiêu góp phần phát triển sản phâm phái sinh tiền tệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, hỗ trợ các doanh nghiệp XNK xây dựng phương án hoạt động kinh doanh chính xác, hiệu quả
Trang 141 Tính cấp thiết của đề tai
Trong bối cảnh lĩnh vực tài chính ngân hàng đang bị cạnh tranh bởi rất nhiều các TCTD khác nhau, các nghiệp vụ truyền thống dần trở nên khó kinh doanh hơn,
các TCTD đã phát triển thêm nhiều các nghiệp vụ mới, hiện đại hơn để nâng cao tính cạnh tranh của mình Trong đó, kinh doanh ngoại hối, đặc biệt là các nghiệp vụ
phái sinh (Derivatives) trong kinh doanh ngoại hối ngày càng được nhiều TCTD chú trọng phát triển Cung ứng giao dịch phái sinh mang lại lợi ích kép cho tô chức tin dung (TCTD): gia tang doanh thu từ phí dịch vụ và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Bên cạnh việc hỗ trợ khách hàng phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch gốc, sản phẩm phái sinh còn đóng vai trò là công cụ hữu hiệu giúp TCTD quản trị rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh Phái sinh tiền tệ là một trong những sản phẩm phái sinh được áp dụng sớm nhất tại các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ và hoán đổi đã xuất hiện từ thập niên 90, tiếp
theo là quyền chọn ngoại tệ được triển khai từ năm 2004 Hiện nay, hoạt động cung
ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ được quy định bởi Thông tư số 02/2021/TT- NHNN
Rui ro tỷ giá luôn là "bóng ma" ám ảnh các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
trên toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Thị trường ngoại hệ biến động liên tục, tác động mạnh mẽ đến tỷ giá hối đoái, khiến giá
trị hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên mập mờ Biến động này có thể mang đến lợi nhuận cao hơn kỳ vọng nếu tỷ giá thay đổi có lợi so với thời điểm ký kết hợp đồng, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ tổn thất lớn khi tỷ giá biến động theo hướng bat lợi Hợp đồng phái sinh tiền tệ ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá với chi phí hợp lý, bảo vệ lợi nhuận hiệu quả Nhờ vậy, các sản phẩm phái sinh tiền tệ do ngân hàng thương mại cung cấp đóng vai trò thiết yếu trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những NHTM đi đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và phái
Trang 15sinh tiền tệ nói riêng Sacombank nhận thức rõ tầm quan trọng của nghiệp vụ phái sinh tiền tệ trong việc đa dạng hóa danh mục sản phâm và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nhờ mang lại hiệu quả to lớn, Sacombank không ngừng mở rộng và phát triển sản phẩm này trong những năm qua Nỗ lực đầu tư và đa dạng hóa sản phẩm phái sinh tiền tệ là điều cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho Sacombank Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
trong lĩnh vực này sẽ góp phần củng cố vị thế của Sacombank trên thị trường tài
chính, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Vậy nên tác giả nghiên cứu đề tài: “Phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong
kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương Mại Cô Phần Sài Gòn Thương
Tín” làm đề án tốt nghiệp của mình
2 Bối cảnh thực hiện
Năm 2023 là một năm chứng kiến nhiều các diễn biến phức tạp trên toàn thế BIỚI Ở nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, tài chính và cả xung đột, chiến tranh Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hồi nói riêng, bằng chứng là tỷ giá, lãi suất của các loại ngoại tệ biến động rất
phức tạp Tận dụng sự biến động mạnh của các đồng ngoại tệ, điều mà sẽ mang đến
những rủi ro về tỷ giá, các NHTM tại Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng
đã đây mạnh cung cấp các sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối
đến các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp và chính ngân hàng không những
bảo hiểm được rủi ro tỷ giá của các trạng thái ngoại tệ, mà còn kiếm được lợi nhuận
từ sản phẩm này Sacombank đã có những bước đột phá mạnh mẽ về sản phẩm phái
sinh tiền tệ và phần nào khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường tài chính
Việt Nam, sản phẩm này đang dần dần trở thành một sản phẩm chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối của Sacombank
Với những tiềm năng lớn của mình thì sản phẩm phái sinh tiền tệ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh ngoại hối của Sacombank trong thời gian tới Vậy nên, sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối
của Sacombank cần được nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể.
Trang 163.I Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu chính là xây dựng một tập hợp các giải pháp nhằm thúc đầy sự phát triển của sản phẩm phái sinh tiền tệ trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại Sacombank
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cần được
thực hiện cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của NHTM;
- Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Sacombank Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế;
- Đề xuất các giải pháp đề phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Sacombank trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là phát triển sản phâm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Sacombank
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề án này tập trung vào việc nghiên cứu sự phát triển của các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Trong bối cảnh đó, ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò trung gian quan trọng, cung cấp các sản phâm phái sinh tiền tệ dé đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sacombank
Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của Sacombank trong giai đoạn 2021 - 2023 Các dữ
Trang 17liệu được thu thập từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023 Các giải pháp dé xuất cho
giai đoạn 2024 — 2030
Từ năm 2021 đến 2023, thị trường ngoại hối toàn cầu chứng kiến những biến
động mạnh với tâm điểm là sự biến động của đồng USD Dưới tác động của đại
dịch COVID-19, chiến tranh Nga - Ukraine và chính sách tiền tệ của các tổ chức
lớn như Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED), giá trị đồng USD liên tục biến động
mạnh, ảnh hưởng đến tỷ giá trên toàn cầu, bao gồm cả tỷ giá USD/VND tại Việt
Nam Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND có thời điểm biến động hơn 10%,
tương đương 2400 điểm Biến động mạnh mẽ này tác động tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Tuy nhiên, nó cũng
khiến các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của ngân hàng (NHTM) trở nên hữu ích và được sử dụng thường xuyên hơn Sacombank là một trong những NHTM được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phâm phái sinh tiền tệ Nhờ vậy, Sacombank đã có những bước phát triển đột phá về sản phẩm kinh doanh ngoại héi này trong giai đoạn 2021 - 2023 Đây chính là lý do tác giả lựa chọn giai đoạn này để phân tích thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh
doanh ngoại hối tại Sacombank
5 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Đề hoàn thiện đề án, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn uy tin:
- _ Tài liệu tham khảo:
Giáo trình, sách chuyên ngành và các công trình nghiên cứu khoa học: cung cấp nền
tang lý thuyết, tng quan về lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng mô hình lý thuyết cho đề án
-_ Báo cáo của Sacombank:
Báo cáo về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức: giúp hiểu rõ hơn về Sacombank
Trang 18-_ Báo cáo nội bộ: Số lượng khách hàng, doanh số giao dịch phái sinh tiền tệ, doanh thu và lợi nhuận: cung cấp dữ liệu cụ thể về hoạt động giao dịch phái sinh tiền tệ của
Sacombank trong giai đoạn nghiên cứu
Việc sử dụng đa dạng các nguồn dữ liệu thứ cấp giúp đảm bảo tính chính
xác, khách quan và toàn diện cho nghiên cứu
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: Phân tích thống kê mô tả: Đề mô tả chỉ tiết các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu, đề án sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả nhằm phân tích các đặc điểm của mẫu nghiên cứu Các thuộc tính được xem xét bao gồm quy mô
doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, thời gian hoạt động, mục đích vay vốn, v.v Nhờ
đó, bức tranh tổng quan về các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu được hình thành rõ nét, cung cấp nén tảng cho các phân tích chuyên sâu hơn trong các phần
tiếp theo của đề án
Phương pháp so sánh: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự phát triển của dịch vụ phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối của Sacombank Các chỉ tiêu như số lượng khách hàng, doanh số, thị phần và thu nhập sẽ được so sánh qua các năm, đồng thời đối chiếu với các ngân hàng thương mại
khác nhằm đưa ra bức tranh toàn diện về hiệu quả hoạt động của Sacombank trong
Trang 19Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hồi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Trang 20CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN SAN PHAM
PHAI SINH TIEN TE TRONG KINH DOANH NGOAI HOI
1.1 Tong quan vé kinh doanh ngoai hối
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh ngoại hỗi
“Ngoại hói là bao gồm: (1 Ngoại tệ như: đồng tiền của quốc gia khác hoặc đông tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;
(2) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ (gồm séc, thẻ thanh toán, hồi phiếu đòi
nợ, hồi phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác);
(3) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ (gồm trái phiếu Chính phú, trái phiếu
công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác); (4) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miễng trong trường hợp mang vào và mang
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
(5) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế.” (Pháp lệnh Ngoại hồi, 2013)
Như vậy, kinh doanh ngoại hối là việc mua bán các tải sản, công cụ thanh
toán và phương tiện đã được xác định trong phạm vi ngoại hối ở trên Cá nhân và tổ chức tham gia vào thị trường quốc tế với mục tiêu kiếm lợi bằng cách đánh giá và tính giá theo biến động giá của những tài sản này
Trước đây, hoạt động kinh doanh ngoại hồi chủ yếu xuất hiện ở các tổ chức
như ngân hàng và quỹ đầu tư Họ tiến hành giao dịch ngoại hối theo hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước, một phần đề hỗ trợ thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia
và một phần đề đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, ngày nay, ngay cả những cá nhân nhỏ lẻ cũng có thê tham gia
vào hoạt động kinh doanh ngoại hối, theo nhiều hình thức khác nhau.
Trang 21Hiện nay thường có 2 hình thức kinh doanh ngoại hối bao gồm:
- Kinh doanh ngoại hồi tiền mặt: Kinh doanh ngoại hối tiền mặt là việc mua bán tiền tệ từ các quốc gia khác nhau với mục tiêu tạo lợi nhuận Thường, các nhà đầu tư sẽ mua tiền tệ với giá thấp hơn và sau đó bán chúng với giá cao hơn đề thu được lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tiền mặt có thê thực hiện thông qua các nền
tảng giao dịch trực tuyến hoặc qua các sàn giao dịch ngoại hối Trong quá trình này,
các nhà đầu tư sẽ đặt các đơn đặt hàng mua hoặc bán các cặp tiền tệ dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị và các tác động khác đến giá trị của tiền tệ đó
- Kinh doanh ngoại hối chuyên khoản: Kinh doanh ngoại hối chuyển khoản là việc mua bán các cặp tiền tệ bằng
cách sử dụng các công cụ thanh toán điện tử và các dịch vụ chuyên khoản tiền tệ
khác Thường thì các giao dịch này được tiến hành thông qua các ngân hàng hoặc các công ty tài chính
Nhà đầu tư có thể tận dụng các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc các dịch vụ chuyên khoản tiền tệ như PayPal, Western Union, TransferWise va cac dich vu tuong tu để thực hiện các giao dịch ngoại hối Điều
này giúp các giao dịch ngoại hối chuyên khoản diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn
so với việc kinh doanh ngoại hôi tiên mặt
1.1.3 Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng, trách nhiệm của NHTM và các tổ chức
khác khi thực hiện sản phẩm kinh doanh ngoại hỗi
Nguyên tắc kinh doanh ngoại hối cũng được quy định trong Pháp lệnh Ngoại
hối năm 2013, được thể hiện tại Chương 7, Điều 36 như sau: “7ổ chức tín dụng, chỉ
nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hồi ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản
Trang 22Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng
dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hồi của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân
hàng nước ngoài và các tổ chức khác ”
Tại Điều 39, Chương 7 của Pháp lệnh Ngoại hối 2013, có quy định về trách
nhiệm của các tô chức tín dụng như sau:
“ Thực hiện một cách nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng tuân thủ các
quy định liên quan đến quản lý ngoại hồi và các quy định khác của pháp luật;
- Kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ và tài liệu liên quan từ phía khách hàng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về quản lý ngoại hồi;
- Đảm bảo sẵn sàng để cung cấp ngoại tệ để thực hiện thanh toán các giao
dịch đổi với tô chức và cá nhân cư trú có nhụ câu thanh toán ra nước ngoài;
- Chấp hành việc kiểm tra và thanh tra, đồng thời tuân thủ nghiêm túc chế độ thông tin và báo cáo theo quy định của pháp luật ”
Cung ứng sản phâm kinh doanh ngoại hối, xét ở góc độ quản lý, là một trong những sản phẩm của các TCTD phải được NHNN cấp phép Khác với các sản phâm dịch vụ khác của ngân hàng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu hợp pháp, hợp lệ của doanh nghiệp, của người dân liên quan đến ngoại hối Sản phẩm này là sản phẩm có điều kiện và phải tuân theo quy định của Chính phủ, của NHNN về quản lý ngoại hối, về thực thi chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất Vì vậy, việc cung ứng sản phâm ngoại hối của các TCTD được phép, có ý nghĩa quan trọng không chỉ góp phần giữ ồn định thị trường tiền tệ, ngoại hối mà còn bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia, phòng ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh liên quan đến tiền tệ, ngoại hối đất nước
Nhận diện như vậy đề các TCTD được phép thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ
cung ứng sản phâm ngoại hối và thực hiện tốt cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về quản lý ngoại hối Ý nghĩa to lớn này, phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của
Trang 23TCTD được phép khi thực thi nhiệm vụ được giao trong quá trình cung ứng dịch vụ
ngoại hối cho khách hàng Thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:
Thứ nhát, tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định của Chính phủ, của
NHNN về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối: thanh toán, chuyên tiền một
chiều xuyên biên giới; mua bán ngoại tệ; xác nhận vay trả nợ nước ngoài, đầu tư
nước ngoài; kiều hối và thu đồi ngoại tệ với nội hàm về xây dựng quy trình giao dịch; các quy định nội bộ phù hợp, đúng quy định; công tác kiêm tra, giám sát; lưu trữ chứng từ đảm bảo thực hiện tốt trong toàn hệ thống của TCTD Đồng thời công khai minh bạch, đề thực hiện nghiêm quy định của NHNN trong lĩnh vực này
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp và người dân theo quy định, nhằm góp phan thúc đấy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay Đây là nhu cầu cần thiết và khách quan Tuy nhiên, việc thực hiện đúng quy định cũng như đáp ứng đúng nhu cầu ngoại tệ để sử dụng ngoại tệ đúng mục đích của khách hàng, nhất là đối với khách hàng cá nhân (mua ngoại tệ để đi công tác, du lịch, khám chữa
bệnh, học tập, trợ cấp, định cư ), trên thực tế rất đa dạng, phong phú đòi hỏi các
TCTD được phép phải xây dựng quy trình, quy định cụ thể, không chỉ phù hợp quy
định của pháp luật mà còn phải đảm bảo hạn chế được những rủi ro phát sinh; hạn chế việc lợi dụng để mua, bán và sử dụng ngoại tệ không đúng quy định, vừa ảnh hưởng đến tỷ giá và thị trường ngoại hối, vừa tiềm ấn yếu tố ảnh hưởng đến an ninh
tiền tệ quốc gia
Thực tế, vai trò này của các TCTD được phép rất quan trọng và phụ thuộc
nhiều vào trách nhiệm thực thi của mỗi TCTD Đặc biệt, trong việc xây dựng quy
định nội bộ; quy trình và thủ tục giao dịch, nhất là các quy định về việc chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ của cá nhân; kế hoạch chỉ tiêu của du học sinh, nhu cầu trợ cấp; cũng như chứng minh giá trị tài sản của người chuyên tiền định cư đây là những vấn đề rất cụ thể, chỉ tiết không thể có quy định cụ thể và chung cho mọi trường hợp Vì vậy, ở vị trí là người cung cấp sản phâm ngoại hối, người làm thực
tế, hơn ai hết các TCTD sẽ là chốt chặn an toàn nhất đảm bảo hoạt động chuyên tiền
một chiều ra nước ngoài an toàn, hiệu quả và đảm bảo phát huy được hiệu quả chính
Trang 24sách cũng như cùng cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chính sách liên quan
đến hoạt động ngoại hồi
Thứ ba, ngoại hối là sản phẩm có điều kiện, dịch vụ liên quan trực tiếp đến ngoại tỆ, đến thị trường ngoại hối và hiệu quả chính sách Vì vậy, các TCTD được
phép cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa này để định vị vai trò, trách nhiệm của tô chức cung ứng, không chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mà còn giữ vai trò
là người bảo vệ, vai trò là công cụ, là giải pháp để ôn định thị trường ngoại hối, hạn
chế tình trạng mua bán ngoại tệ không đúng quy định; những rủi ro và sai phạm trong chuyển tiền xuyên biên giới, trong phòng chống rửa tiền góp phần bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia Trong đó, đối với sản phẩm ngoại hối, việc thực hiện đúng quy định là ưu tiên số một trong quá trình cung ứng sản phâm dịch vụ và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng
Thứ tư, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và tư vấn cho doanh nghiệp, người dân về các quy định của NHNN trong lĩnh vực quản lý ngoại hối Thực hiện
tốt hoạt động này, không chỉ hạn chế sai phạm phát sinh trong lĩnh vực ngoại hối
mà còn tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp nắm bắt rõ chủ trương chính sách của Chính phủ, của NHNN về lĩnh vực này, từ đó thực hiện tốt, cũng như góp
phần hạn chế việc mua bán ngoại tệ tự do vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng
đến thị trường tiền tệ và ngoại hối, nhất là trong bối cảnh tỷ giá biến động và áp lực lạm phát như hiện nay
1.2 Tống quan về sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối
1.2.1 Khái niệm về sản phẩm phái sinh tiền tệ
Ra đời với mục đích ban đầu là phòng chống rủi ro, các công cụ phái sinh
ngày nay đã trở thành một phần không thê thiếu trong thị trường tài chính với vai
trò kép: phòng thủ và tấn công Giá trị và dong chỉ trả của các công cụ này được bắt
nguồn từ tài sản cơ sở như hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu tạo nên sự đa dạng và linh hoạt cho các nhà đầu tư Nhờ công cụ phái sinh, họ có thể phân tán rủi
ro, bảo vệ lợi nhuận trước biến động thị trường, đồng thời, mở ra cơ hội đầu cơ sinh
lời hấp dẫn Như vậy, phái sinh tiền tệ là các sản phẩm được sản sinh ra dựa trên giá
Trang 25trị của tài sản, cụ thể ở đây là tiền tệ, được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc
kiếm lợi nhuận từ biến động của tỷ giá hối đoái Các công cụ phái sinh tiền tệ có
đặc điểm cụ thể như sau:
- Giá trị các công cụ phái sinh tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái;
- Công cụ phái sinh không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu
nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có phản ứng tương tự đối với sự thay đôi của các yếu tố thị trường:
- So với giao dịch mua bán thông thường, điểm độc đáo của thị trường phái sinh tiền tệ nằm ở quyền thanh toán linh hoạt đành cho nhà đầu tư Họ có thê thanh toán (hoặc từ chối trong trường hợp hợp đồng quyền chọn) tại hoặc trước thời điểm được thỏa thuận (thị trường phi tập trung) hoặc theo quy định (thị trường tập trung)
Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn cho thị trường phái sinh tiền tệ
1.2.2 Vai trò của sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối
Đối với ngân hàng: sản phẩm phái sinh tiền tệ là một trong những sản phâm hiện đại mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng hàng nhằm đề phòng và hạn chế được các rủi ro tỷ giá gây ra các các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Dịch vụ phái
sinh tiền tệ giúp cho NHTM đa dạng hóa dịch vụ, gia tăng nguồn thu nhập cho
NHTM Đồng thời đây là dịch vụ giúp cho NHTM dịch chuyển dần sang hướng cung cấp các sản phâm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của ngân hàng
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp luôn đối mặt với rủi ro tỷ giá, một thách thức lớn ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh và kết quả tài chính Biến động liên tục của thị trường
ngoại hối tác động mạnh mẽ đến tỷ giá, khiến giá trị hợp đồng xuất nhập khâu trở nên khó lường Rủi ro này có thê mang đến lợi nhuận vượt kỳ vọng khi biến động tỷ giá có lợi hơn so với thời điểm ký kết hợp đồng, nhưng cũng có thê gây ra tổn that khó bù đắp nếu tỷ giá biến động theo hướng bất lợi Sử dụng sản phẩm phái sinh tiền tệ là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tham gia hoạt động giao dịch ngoại
Trang 26tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá với chi phí hợp lý, bảo vệ lợi nhuận và đảm bảo hoạt
động kinh doanh ổn định
Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm phái sinh trong mua bán ngoại tệ mang đến lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể dự đoán trước được khoản thu và chỉ tương lai, giúp việc lập kế hoạch sử dụng vốn và tìm kiếm nguồn chỉ trả trở nên đễ dàng hơn Nhờ vậy, kế hoạch kinh doanh được xây dựng một cách hợp lý,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kiếm lợi nhuận và chủ động trong
các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ, bất chấp biến động của tỷ giá hối đoái
Đối với nền kinh tế: Sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối không chỉ mang lại lợi ích cho các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp mà nó còn có vai trò ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế Theo đó, sản phẩm phái sinh tiền tệ cung cấp các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ giúp nền kinh tế thu hút được nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khâu, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, góp phần tăng lượng vốn vào nền kinh tế, huy động được thêm nhiều nguồn lực của xã
hội, thúc đây sự phát triển thị trường tài chính
Nhờ sự phong phú và tiện lợi của các sản phẩm phái sinh tiền tệ, thị trường ngoại hối ngày càng sôi động Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà đầu tư quốc tế và cả người đi vay đều có thể tận dụng công cụ này dé bảo vệ giá trị tài sản hay tối
ưu hóa lợi nhuận Nhờ đó, giao dịch ngoại hối nói riêng và hoạt động thương mại
quốc tế nói chung được thúc đây mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển chung của
Trang 271.2.3 Các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hồi
Các sản phâm phái sinh tiền tệ được NHTM cung cấp cho khách hàng là các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn ngoại tệ
1.2.3.1 Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ đóng vai trò như một thỏa thuận cam kết giữa hai
bên về việc mua bán một lượng ngoại tệ nhất định Lượng ngoại tệ này sẽ được trao
đổi cùng mức tỷ giá được thống nhất từ trước, nhưng thời điểm chuyển giao và
thanh toán sẽ diễn ra sau một khoảng thời gian xác định trong tương lai Nhờ vậy,
hợp đồng này giúp các bên tham gia chủ động dự phòng rủi ro và quản lý biến động tỷ giá hối đoái hiệu quả hơn Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được cung cấp bởi các NHTM, NHTM cũng có thể là đơn vị cung cấp trực tiếp dịch vụ hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cho các doanh nghiệp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay nói cách khách, NHTM là bên đối ứng trong hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng
Do xuất hiện từ sớm, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ đã nhanh chóng khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường ngoại hối Công cụ này tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu, nhập
khẩu, vay nợ hay đầu tư quốc tế Không chỉ vậy, thị trường kỳ hạn còn thu hút các
nhà đầu cơ tham gia, góp phần gia tăng tính thanh khoản và hiệu quả cho thị trường nói chung
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ :
“ Hợp đông được ký kết ở thời điểm hiện tại nhưng việc thanh toản va
chuyển giao ngoại tệ vào một ngày xác định trong tương lai, khoảng thời gian đó gọi là kỳ hạn của hợp đồng Thực tế, kỳ hạn của hợp đông thường ngắn, từ 3 ngày
đến 365 ngày;
- Tỷ giá sử dụng trong hợp đông kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn, được xác định ở tại thời điểm ký kết hợp đồng nhưng được áp dụng vào ngày thanh toán hợp đồng trong tương lai;
Trang 28- Tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất hai
đồng tiền trên thị trường tiền tệ;
- Hợp đông kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên mua, bản ngoại tệ, nên hợp đồng được thực hiện đáp ứng nhu cầu của hai bên về loại ngoại tệ mua, bản và quy
mô của hợp đông;
- Khi đến hạn, các bên tham gia bắt buộc phải thực hiện hợp dong, nghia vu
của mỗi bên không được chuyển giao cho bên thứ ba, không được đơn phương hủúy
bo du giao dich đó bất lợi cho họ ” (Thông tư 02/2021 - NHNN)
Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện dựa theo thỏa thuận của hai bên mua,
bán với tỷ giá xác định trước và thời gian đáo hạn cụ thể nên mỗi bên tham gia có thể tránh được sự biến động tỷ giá, qua đó xác định được khoản thu nhập hay chỉ phí phải trả trong tương lai Hay nói cách khác, nghiệp vụ kỳ hạn đã được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hoặc dựa vào sự chênh lệch tỷ giá giữa 2 thời điểm mà các chủ thể có thể kiếm được lợi nhuận
Nhìn chung, ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn là được thiết kế thích hợp đề đáp ứng nhu cầu hai bên tham gia hợp đồng về quy mô và kỳ hạn giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi thị trường biến động Nhưng nhược điêm của nó là tính thanh khoản thấp, khi đáo hạn hợp đồng phải bắt buộc thực hiện dù bất lợi cho một bên tham gia, nên không có gì đảm bảo rằng sẽ không có bên nào bị vỡ nợ hoặc không thực hiện hợp đồng
1.2.3.3 Hợp đồng hoán đổi ngoại hối
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng
tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau
Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận mua bán ngoại tệ kết hợp đồng thời cả mua
và bán cùng một loại tiền tệ với một loại tiền tệ khác Điểm đặc biệt là hai giao dich
này có kỳ hạn thanh toán khác nhau và tỷ giá được cô định ngay từ lúc ký kết, giúp giảm thiêu rủi ro biến động tỷ giá trong tương lai
Hợp đồng hoán đổi gồm hai loại:
Trang 29- Hợp đồng hoán đổi giữa một giao dich giao ngay và một giao dịch kỳ hạn
Ta có thể kết hợp mua giao ngay với bán kỳ hạn, hoặc bán giao ngay với mua kỳ
hạn;
- Hợp đồng hoán đổi giữa hai giao dịch kỳ hạn, được ký kết vào hôm nay,
nhưng kỳ hạn khác nhau hay ngày giá trị là khác nhau
Trong thực tế, loại hợp đồng hoán đổi sau ít được sử dụng hơn loại giao dịch hoán đổi đầu Nên khi nói đến giao dịch hoán đổi là đề cập đến hợp đồng hoán đôi gồm giao dịch giao ngay và kỳ hạn
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại hối
“_ Hợp đông gồm giao dịch mua vào và bán ra một đồng tiền với số lượng
nhất định, nên hợp dong hoán đổi không tạo ra trạng thái ngoại tệ ròng mà nó chỉ tạo ra độ lệch về mặt thời gian của các đòng tiền;
- Hai giao dịch của hợp đông hoán đổi được ký kết ở thời điểm hiện tại,
nhưng ngày giá trị (hay ngày đáo hạn) là khác nhau Bao gồm ngày giá trị của giao dịch giao ngay và ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn;
- Tỷ giá sử dụng trong hợp đông hoán đổi gồm: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn được tính trên cơ sở fỷ giả giao ngay và
chênh lệch lãi suất ngoại tệ (được tính như trong hợp dong ky han);
- Đây là hợp đông bắt buộc các bên phải thực hiện khi đáo hạn ” (Thông tư
02/2021 - NHNN)
Hợp đồng hoán đổi sẽ vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt, vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, đồng thời giúp duy trì được trạng thái vốn khi kết thúc hợp đồng Điều này giúp các nhà đầu tư tránh được biến động tỷ giá trong khoảng thời gian nhất định
Trang 30tương lai Và khi đó, người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình
Có 2 loại quyền: quyền chọn mua ngoại tệ và quyền chọn bán ngoại tệ
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: “ Day là thỏa thuận giữa hai bên tham gia hợp đồng: người mua quyên và người bán quyên Người mua quyên không bị ràng buộc bởi hợp đông đã ký, người bán quyên bắt buộc thực hiện hợp đồng khi người mua quyên thực hiện quyền của
thực hiện hợp đông càng đài
- Thời hạn của quyền chọn là thời gian hiệu lực của quyên chọn Việc thực
hiện quyên chọn còn phụ thuộc vào kiểu quyền chọn Có hai kiểu quyên chọn là: quyên chọn kiểu Mỹ (cho phép thực hiện quyền chọn vào những ngày làm việc hợp pháp trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đông) và quyền chọn kiểu Châu Âu (chỉ
cho phép thực hiện quyển chọn tại thời điểm hợp đồng đáo hạn)
- Đây là hợp đồng không bắt buộc thực hiện Khi đáo hạn, người mua quyền
có quyên thực hiện hoặc không thực hiện quyển chọn của mình Còn người bán
quyên bắt buộc phải thực hiện quyền khi người mua quyên thực hiện quyên chọn của họ ” (Thông tư 02/2021 - NHNN)
Hợp đồng quyền chọn trong công cụ phái sinh tiền tệ được ngân hàng cung cấp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá là công cụ được cung cấp bởi ngân hàng thương mại Theo đó, NHTM là đối tác trực tiếp trong việc bán các quyền chọn cho các doanh nghiệp xuất nhập khâu để giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Trang 31Thu nhập của NHTM đối với dịch vụ cung cấp hợp đồng quyền chọn ở đây là phí
giao dịch quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là công cụ phái sinh tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cụ thể, trong trường hợp doanh
nghiệp mua quyền chọn mua ngoại tệ với tỷ giá mua là X, đến thời điểm thực hiện
quyền chọn nếu tỷ giá thực tế lớn hơn giá X thì doanh nghiệp được quyền mua với tỷ giá X và ngược lại, nếu tỷ giá thực tế thấp hơn tỷ giá X thì doanh nghiệp có thể bỏ quyền chọn mua để mua với tỷ giá thực tế có lợi hơn cho doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp mua quyền chọn bán ngoại tệ với tỷ giá X, đến thời điểm thực hiện quyền chọn nếu tỷ giá bán thấp hơn tỷ giá X thì doanh nghiệp có thê thực hiện quyền chon bán, nếu tỷ giá thực tế cao hơn tỷ giá X thì doanh nghiệp có thê bỏ quyền chọn bán và bán ngoại tệ với tỷ giá thực tế cao hon giá X Từ phân tích đó cho thấy, đây là công cụ rất thích hợp cho doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, khác với các công cụ khác là doanh nghiệp phải mua quyền
chọn với mức phí khá cao Dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn thì
doanh nghiệp xuất nhập khâu vẫn mất khoản phí mua quyền chọn đó Phí mua quyền chọn này là thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên, NHTM cũng phải tính đến khoản chỉ phí bỏ ra là chênh lệch giữa giữa giá thực tế và giá thực hiện quyền chọn nếu khách hàng sử dụng quyền chọn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh
doanh ngoại hối 1.3.1 Nhóm yếu tô chủ quan
- Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển:
Sứ mệnh của ngân hàng để trả lời câu hỏi tại sao ngân hàng ra đời trong khi tầm nhìn của một tổ chức là tổ chức đó sẽ như thế nào trong tương lai Sứ mệnh và
tầm nhìn là sự tuyên bố chiến lược của một tổ chức đề từ đó xây dựng chiến lược
phát triển trong tương lai Trong định hướng chiến lược tổng thê này, ngân hàng sẽ
đưa ra các thứ tự ưu tiên về việc sử dụng các nguồn lực của mình đề đạt được chiến lược đề ra trong đó sẽ có những mảng dịch vụ được mở rộng, mảng dịch vụ bị thu
Trang 32hep dé phù hợp với chiến lược được xây dựng Chính vì vậy, chiến lược ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dịch vụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là điều kiện nền tảng để mở rộng các sản phẩm ngân hàng hiện đại trong đó có các sản phẩm tài chính phái sinh vì các sản pham tai chính phái
sinh đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật cao Ngoài hệ thống máy vi tinh kết nối liên tục
với các ngân hàng trong nước và quốc tế để giao dịch 24/24 còn cần xây dựng hệ thống máy chủ dé lưu trữ thông tin, hệ thống thông tin liên lạc dé theo dõi biến
động của thị trường trong nước và quốc tế về lãi suất, tỷ giá
- Cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động:
Hoạt động kinh doanh các dịch vụ phái sinh tiền tệ phức tạp và có độ rủi ro
cao, vì vậy dé có thể hoạt động ồn định cần xây dựng quy trình hoạt động chặt chẽ,
phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng Cần có sự tách biệt
giữa các bộ phận: kinh doanh - hỗ trợ - quản lý rủi ro đề tránh sự chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ và kiểm soát rủi ro
- Chính sách khách hàng: Khách hàng chính là những đối tác chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy để làm hài lòng khách hàng ngân hàng cần xây dựng các chính sách phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để mở rộng nền khách hàng từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận song làm hài lòng khách hàng không có nghĩa là đánh đổi và chấp nhận khách hàng vì vậy chính sách khách hàng cần có sự linh hoạt, mềm dẻo để có thé thu hút thêm các khách hàng tốt và giảm thiêu các khách hàng xấu
- Nhân lực:
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Con người là yếu tố quyết định khả
năng cạnh tranh của ngân hàng vì vậy cán bộ có trình độ, chuyên môn, nhiệt huyết,
trung thành mới đem đến sự thành công và phát triển cho hoạt động ngân hàng Bên
Trang 33cạnh việc lựa chọn các cán bộ tốt, lãnh đạo ngân hàng cũng cần thương xuyên động viên, thúc đầy cán bộ trong việc tăng cường học hỏi, trau đồi kinh nghiệm để nâng cao năng lực Cùng với đó, đội ngũ lãnh đạo cũng cần có kiến thức, kinh nghiệm và
trình độ đề điều hành hệ thống 1.3.2 Nhóm yếu tô khách quan
- Quan điểm phát triển, cơ chế chính sách quan lý và hệ thống pháp luật của
nhà nước:
Đây chính là yếu tố quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của các sản phẩm tài chính phái sinh NHTM là một tổ chức hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo các quy định của pháp luật vì vậy, quan điểm, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước tác động mạnh mế tới sự hoạt động của ngân hàng Khi các quy định của nhà nước phù hợp, linh hoạt sẽ thúc đây hoạt động của các NHTM còn nếu các quy định của nhà nước
chồng chéo, bất cập sẽ hạn chế hoạt động của các NHTM Vì vậy, một hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động
từ đó tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro
của NHTM
- Nhận thức của thị trường:
Nhận thức của thị trường hay kiến thức của các thành viên tham gia thị
trường sẽ quyết định việc họ có sử dụng sản phẩm phái sinh hay không Từ việc sử dụng các sản phẩm cơ bản mới có thể thử nghiệm và sử dụng các sản phẩm mới Nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh của thị trường mới tác động khiến các NHTM nở rộng các sản phẩm phái sinh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó
mới phát triển thị trường tài chính
- Diéu kiện chung cua nên kinh tế: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chịu sự tác động của nền kinh tế nói
chung, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển thì thị trường tài chính phái
sinh cũng sẽ được hỗ trợ và ngược lại khi nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái thì
thị trường phái sinh tiền tệ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực
Trang 34KET LUAN CHUONG 1
Mở đầu đề án, chương | trình bày nền tang lý thuyết cho việc phát triển sản
phẩm phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối Khái niệm, phân loại, đặc điểm
và vai trò của kinh doanh ngoại hối nói chung và phái sinh tiền tệ nói riêng được phân tích kỹ lưỡng, tạo tiền đề cho các chương tiếp theo Cùng với đó, tác giả còn nêu ra các sản phâm cụ thể của phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối, phân tích rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến các sản phẩm phái sinh đó trong việc phòng
ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khâu khi sử dụng dịch vụ ngoại
hối của NHTM Các nội dung đó là cơ sở quan trọng dé tác giả thực hiện phân tích
thực trạng trong chương 2
Trang 35CHUONG 2 THUC TRANG PHAT TRIEN SAN PHAM PHAI SINH TIEN TE TRONG KINH DOANH NGOAI HOI TAI
NGAN HANG TMCP SAI GON THUONG TIN
2.1 Khai quat vé Ngan hang TMCP Sai Gon Thuong Tin 2.1.1 Qué trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
Khởi đầu từ năm 1991, Sacombank ghi dấu ấn là một trong những ngân hàng
TMCP tiên phong tại TP.HCM Trên nền tảng hợp nhất từ Ngân hàng Phát triển
kinh tế Gò Vấp cùng 3 hợp tác xã tín dụng, Sacombank bắt đầu hành trình với vốn
điều lệ 3 tỷ đồng và đội ngũ 100 nhân sự Nhanh chóng khẳng định vị thế,
Sacombank mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1993, tiên phong triển khai
dịch vụ chuyên tiền nhanh giữa hai đầu cầu kinh tế lớn nhất cả nước, góp phần thúc đây giao thương và giảm dần sử dụng tiền mặt
Mở đầu cho hành trình tiên phong, Sacombank ghi dấu ấn lịch sử với vai trò ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng năm 1996, huy động vốn hiệu quả và đưa dịch vụ tài chính đến gần hơn với người dân Nắm bắt nhu cầu thị trường,
Sacombank thành lập tô chức tín dụng ngoài địa bàn, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,
hạn chế cho vay nặng lãi, tạo nền tảng cho các chi nhánh sau này Chiến lược đa dạng hóa sản phâm được triển khai mạnh mẽ với thành lập các công ty con: Quản lý
nợ và khai thác tài sản (SBA), kiều hối (SBR), cho thuê tài chính (SBL), vàng bạc
đá quý (SBJ), tạo hệ sinh thái tài chính toàn diện Bước ngoặt lịch sử tiếp theo đến
năm 2006, Sacombank niêm yết cổ phiếu STB trên thị trường chứng khoán, khăng
định cam kết hoạt động minh bạch và hướng đến phát triển bền vững Vượt ra khỏi
biên giới quốc gia, Sacombank tiên phong mở chỉ nhánh tại Lào và Campuchia năm
2008, góp phần thúc đây hợp tác thương mại và đầu tư giữa các nước
Từ năm 2011, Sacombank liên tiếp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường
quốc tế bằng việc chuyên đổi mô hình chi nhánh thành ngân hàng 100% vốn nước
ngoài tại Campuchia và Lào Nối tiếp thành công đó, năm 2015, Sacombank sáp
Trang 36nhập Ngân hàng Phương Nam, chính thức gia nhập nhóm 5 ngân hàng thương mại
lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn điều lệ và mạng lưới Song song với việc củng cố nền tảng, Sacombank triển khai hàng loạt dự án quan trọng như LOS,
CRM, BASEL 2 và ra mắt ứng dụng quản lý tài chính SACOMBANK PAY Nhờ những bước đi chiến lược này, Sacombank đang ngày càng khẳng định vị thế và sẵn sàng đón đầu xu thế, nắm bắt cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, cho vay; thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu; tài khoản, thé, ngân hàng điện tử; chuyên tiền nhanh trong nước và nước ngoài; chỉ trả kiều hối, mua bán ngoại tệ; chu thuê két sắt; bao thanh toán; bảo hiểm, đầu tư và kinh doanh ngoại hồi
Toa lac tai s6 266 - 268 Nam Ky Khoi Nghia, Phuong V6 Thi Sau, Quan 3,
Thành phó Hồ Chí Minh, ngân hàng sở hữu mạng lưới rộng khắp với 566 điểm giao dịch tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tài chính
của quý khách hàng, bao gồm 552 điểm tại Việt Nam với 109 chỉ nhánh và 443
phòng giao dịch, 9 điểm tại Campuchia, 5 điểm tại Lào, là ngân hàng có nhiều điểm giao dich nhất tại Việt Nam
Trang 372.12 Co ctu 6 chite cia ngdin hing TMCP Sai Gin Thuong Tin
U10 106
Múi tú TRUONG VON ww TUNG TAM quit tú
I0MMNGHỆP vin a HỦTRỢ wa TiNDYNG wing
F KHUWYC MẢN HANG CON | CONGTY COW
TH (nhánh Ƒ] Phòggaodich “ee Sacombank-SBL Sacombank SBA Sacombank:SBR Sacombank:$B)
Hình 24 ( tấu tổ thức tửa Sacombank
Nguhu: Múo cdo thudng nin cia Sacombank, 2022
Trang 38Cơ cấu tổ chức của Sacombank bao gồm có Đại hội đồng cô đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát Bên cạnh đó, Sacombank bao gồm 12 khối phụ trách từng mảng kinh doanh bao gồm: Khối cá nhân; Khối doanh nghiệp;
Khối thị trường vốn và ngoại hối; Khối tín dụng; Khối xử lý nợ; Khối vận hành;
Khối hỗ trợ; Khối quản trị nguồn nhân lực; Khối công nghệ thông tin; Khối quản lý rủi ro; Khối tài chính và Trung tâm chuyên đổi số
2.1.3 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gon Thuong Tin giai đoạn 2021 - 2023
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Năm 2021, ngân hàng đã thành công huy động tổng nguồn vốn đạt 464.521 tỷ VND, tăng 3,8% so với đầu năm Nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế & dân
cư (TCKT&DC) chiếm tỷ trọng lớn nhất với 96,5%, tương đương 448.491 tỷ VND
Nhờ nỗ lực cải tiến dịch vụ và áp dụng chính sách miễn/giảm phí, tỷ lệ CASA đã
tăng trưởng ấn tượng từ 18,6% lên 21,7%, đưa ngân hàng vào Top 5 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ CASA cao nhất Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được
cải thiện rõ rệt
Đến năm 2022, bắt chấp thị trường biến động, Sacombank vẫn linh hoạt huy động vốn từ nhiều nguồn, đảm bảo thanh khoản Tổng huy động vốn đạt 519.132 tỷ
đồng, tăng 11,8% so với đầu năm, vượt 1% kế hoạch đề ra Huy động từ tổ chức
kinh tế và dân cư tăng 7,2%, chiếm 92,6% tổng huy động và 4% thị phần toàn
ngành Cơ cấu huy động vốn được cái thiện tích cực với tỷ trọng tiền gửi không kỳ
hạn và ngắn hạn tăng 0,3%, góp phần giảm chỉ phí vốn
Bước sang năm 2023, Sacombank tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên nền tảng vững chắc được xây dựng từ những năm trước Ngân hàng đã sẵn sàng nội lực đề hoàn thành đề án tái cơ cấu với kết quả kinh doanh ấn tượng Tổng huy động vốn đạt hơn 578 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3%, trong đó chú trọng phát triển nguồn tiền gửi CASA (CASA) lên đến 8,8% Sacombank cũng thực hiện điều chỉnh khung lãi suất huy động giảm khoảng 4% so với đầu năm, đưa mặt bằng lãi suất huy động hiện nay ở mức cao nhất chỉ xấp xỉ 5%, mang đến lợi ích thiết thực cho khách hàng
Trang 39Don vi: Ty VND
578,000 519,132
600,000
448,491 500,000
400,000 300,000 200,000 100,000 0
2021 2022 2023
Hình 2.2 Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Sacombank
giai đoạn 2021 — 2023 Nguôn: Báo cáo tài chính của Sacombank năm 2021 - 2023
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng của Sacombank có sự gia tăng qua các năm từ 2021 đến
2023 Trong năm 2021, hoạt động tín dụng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực và én
định so với ngành Thị phan cho vay dat 3,63%, tăng 0,02% so với đầu năm Dư nợ
tin dung đạt 388.216 tỷ đồng, tăng 47.644 tỷ đồng (+14%) Ngân hàng tập trung đây
mạnh cho vay vào các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao và đảm bảo an toàn, cụ
thể: tăng 4,6% tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh, giảm 2,8% tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản, giảm 4,6% tỷ trọng cho vay trung dài hạn Đồng thời, ngân hàng đã thực hiện cơ cấu nợ, miễn/giảm lãi suất cho hơn 2.400 khách hàng với tổng
dư nợ 19.097 tỷ đồng (tính đến 31/12/2021) Song song đó, ngân hàng cũng triển
khai hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi với quy mô 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phục
hồi sản xuất và tiêu dùng xã hội
Năm 2022, Sacombank đã tối ưu hóa việc sử dụng hạn mức tín dụng do
Ngân hàng Nhà nước cấp, luôn cân đối và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn Nhờ vậy, ngân hàng đã đạt được kết quả tăng trưởng tín dụng ấn tượng với 438.752 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm và hoàn thành 100% kế hoạch được giao Chất
Trang 40lượng và cơ cấu tin dụng cũng được cải thiện rõ rệt Nguồn vốn chủ yếu được giải ngân cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tăng 13,2% và chiếm 68,7% danh mục cho vay, đồng thời tỷ trọng cũng tăng 0,1% Sacombank cũng chú trọng kiểm soát hoạt động cho vay bất động sản, tỷ trọng giảm từ 22,2% (năm 2021) xuống còn 20,4%, bao gồm 8,2% cho vay kinh doanh bất động sản và 12,2% cho vay tiêu dùng bất động sản
Đến năm 2023, Sacombank đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn bằng cách triển khai các gói cho vay ưu đãi lãi suất
Tổng ngân sách lên đến 131,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm 56.000 tỷ đồng cho vay lãi
suất chỉ từ 3% cho hơn 3.000 doanh nghiệp và 75.500 tỷ đồng cho vay lãi suất chỉ
từ 6% cho hơn 35.000 khách hàng cá nhân Nhờ đó, tổng dư nợ cho vay của Sacombank đạt gần 483 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ
Đơn vị: Tỷ VND
483,000 438,752
500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0
388,216
2021 2022 2023
Hình 2.3 Dư nợ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2021 — 2023
Nguôn: Báo cáo tài chính của Sacombank năm 2021 - 2023
Trong năm 2021, Sacombank tập trung kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế nợ
tăng trưởng và cảnh báo sớm các phân khúc tiềm ẩn rủi ro Hệ thống quản lý thu hồi
nợ được khai thác hiệu quả để ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn Sacombank cơ cau
ng, mién/giam, hạ lãi suất phù hợp theo quy định của NHNN đề hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp thu hồi, xử