Đa số sinh viên học ngành Luật kinh doanh quốc tế sau khi ra trường sẽ lựa chọnnơi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp với các vị trí và nhiệm vụ khác nhau,trong đó có pháp chế doanh
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Định vị bản thân 5
1.1 Thế mạnh (Strength) 5
1.2 Điểm yếu (Weaknesses) 6
1.3 Cơ hội (Opportunities) 7
1.4 Thách thức (Threats) 8
2 Mục tiêu nghề nghiệp 9
2.1 Mong muốn bản thân / Lý do lựa chọn 9
2.2 Cơ hội làm việc cho người học ngành luật kinh tế 10
3 Yêu cầu của nghề nghiệp 12
3.1 Pháp chế doanh nghiệp là gì? 12
3.2 Vai trò của pháp chế doanh nghiệp 13
3.3 Pháp chế doanh nghiệp là làm gì? 14
3.4 Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp 15
3.5 Yêu cầu, kỹ năng của pháp chế doanh nghiệp 20
4 Kế hoạch học tập và phát triển bản thân cho 4 năm đại học 23
4.1 Kế hoạch chung cho 4 năm Đại học 23
4.2 Kế hoạch chi tiết cho từng năm học 24
LỜI KẾT 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngành luật là một ngành nghề có vai trò quan trọng đối nền với sự phát triển củamỗi quốc gia Ngành luật cũng chia ra làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đóluật kinh doanh quốc tế đã và đang là một ngành tương đối có sức hút và có tiềmnăng phát triển khá lớn trong tương lai
Đa số sinh viên học ngành Luật kinh doanh quốc tế sau khi ra trường sẽ lựa chọnnơi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp với các vị trí và nhiệm vụ khác nhau,trong đó có pháp chế doanh nghiệp
Nhận thấy nhu cầu của xã hội ngày càng cao đối với ngành luật đặc biệt là trongtình hình đất nước mở cửa hội nhập giao thương với các quốc gia khác đi cùngvới đó là sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như đa quốc gia,pháp chế doanh nghiệp thật sự là một ngành nghề có tiềm năng rất lớn Đó chínhlà một trong những lý do lớn nhất để em lựa chọn ngành nghề trên, các lý do cònlại em đã trình bày rõ ràng trong bài viết dưới đây
Trang 31 Định vị bản thân
Trong cuộc sống đầy cơ hội và thách thức như hiện nay, việc định vị bản thânchính là “chìa khóa” quan trọng để bạn đạt được hạnh phúc, thành công Ai biếtcách tận dụng thế mạnh và tài năng của mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành côngcũng như gặp ít khó khăn hơn nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng.Nhưng để biết được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu? Làm sao phân tích cơhội và nguy cơ, đó là lúc ta cần dùng tới kỹ thuật phân tích SWOT
SWOT là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích kinh doanh của doanhnghiệp và được viết tắt của 4 chữ: Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm,
yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) Thông qua việc phântích SWOT sẽ giúp bản thân chúng ta khám phá cơ hội tiềm ẩn, thấu hiểu điểmyếu để từ đó nhìn rõ mục tiêu đề ra cũng như các yếu tố tích cực, tiêu cực từ bêntrong và bên ngoài để từ đó xây dựng chiến lược phát triển bản thân đúng đắnhơn
1.1 Thế mạnh (Strength)
Bằng những trải nghiệm mà bản thân đã tích góp được trong suốt những năm họcchương trình phổ thông cũng như qua năm đầu tiên đại học, em đã rèn dũa đượccho bản thân những đức tính và thói quen tốt
Nổi bật nhất là việc có ý thức tự giác và có sự quyết tâm, trách nhiệm trong côngviệc cũng như trong học tập và các hoạt động khác của cuộc sống Em tự nhậnthấy khi minh đam mê về một lĩnh vực thì em sẽ đặt mục tiêu rõ ràng và quyếttâm làm tới cùng chứ không làm hời hợt qua loa Việc trông thấy công việc củamình được diễn ra suôn sẻ và thành công luôn là điều mà em mong muốn và từđó em sẽ càng có động lực để đạt mục tiêu của mình
Trang 4Bên cạnh đó , qua thời gian ôn thi lớp 12 và thời gian năm đầu trên đại học emđã rèn luyện được kĩ năng học chủ động hay còn gọi là kĩ năng tự học, sau khikhám phá ra được kĩ năng đó thì em thấy minh sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơnvà nhớ lâu hơn khi minh học chủ động và sắp xếp việc học theo cách não bộ củaminh có thể dễ ghi nhớ hơn
Ngoài ra giao tiếp và mở rộng mối quan hệ cũng là một điểm mạnh của em bởiem rất tâm đắc một câu nói của mẹ đó là “thêm bạn bớt thù”, em luôn giữ thái độhòa đồng và tích cực với mọi người xung quanh, em cũng biết cách để tạo thêmcác mối quan hệ xung quanh mà không làm hao mòn các mối quan hệ cũ
1.2 Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh được hình thanh và rèn dũa qua thời gian thì bảnthân em vẫn còn những điểm yếu cũng như hạn chế cần được cải thiện và sửađổi
Đầu tiên, em là một người sống thiên về cảm xúc nên dễ bị tiêu cực và ảnhhưởng từ những nguồn năng lượng xung quanh mình Khi làm việc một mình,nếu cảm xúc của em bị ảnh hưởng thì tiến độ làm việc cũng bị ảnh hưởng Khilàm việc tập thể em cũng rất dễ nổi nóng và khó chịu với bất cứ ai xen vào kếhoạch của em hoặc không làm đung kế hoạch của nhóm Bên cạnh đó em cũnghay bị ảnh hưởng bởi ý kiến và lời khuyên của mọi người xung quanh khi màchưa chắc chắn về một vấn đề nào đó
Một thói quen xấu em hay gặp phải là đi học hay đi làm không đúng giờ, nhất làkhi lên đại học em đã nhận thức được đó là thói quen rất xấu và cần được sửađổi
Trang 5Em cũng chưa thực sự làm quen được với kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năngthuyết trình và các kỹ năng liên quan đến ăn nói trước nơi đông người, do chưacó nhiều sự luyện tập và ít cơ hội để thực hành kĩ năng này.
1.3 Cơ hội (Opportunities)
Sinh viên ngày nay được sống trong thời đại tiềm năng và cơ hội rộng mở Nhờsự phát triển của khoa học công nghệ và sự toan cầu hóa, thế giới trở nên kết nốihơn bao giờ hết, mang đến cho sinh viên vô số điều kiện để học tập, phát triển vàgặt hái thành công
Điểm nổi bật đầu tiên chính là cơ hội tiếp cận giáo dục tiên tiến Sinh viên thờinay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà có thể lựa chọn du học tại cáctrường đại học hàng đầu thế giới, trau dồi kiến thức và kỹ năng dưới sự dẫn dắtcủa đội ngũ giáo viên uy tín Các chương trình học trực tuyến cũng ngày càngphổ biến, tạo điều kiện cho sinh viên linh hoạt tiếp cận tri thức mọi lúc mọi nơi.Cụ thể hơn là bản thân sinh viên trường Đại học Ngoại thương, em có cơ hội đểhọc trao đổi ở nước ngoài và đồng thời học thêm được nhiều kĩ năng mềm củacuộc sống
Một vài năm trở lại đây, hình thức học online đã và đang trở nên ngày càng phổbiến và tiện lợi cho cả người dạy và người học Các bài giảng online, những kiếnthức vô tận có thể được truy cập qua Internet đang ngày càng tạo ra nhữngphương pháp học tập vô cùng hiệu quả cho sinh viên, nâng cao khả năng tự học,mày mò kiến thức cũng như là khả năng nghiên cứu, phân tích các thông tin xuấthiện trên Internet
Bên cạnh đó, thị trường lao động cũng mở ra nhiều cánh cửa cho sinh viên vớisự đa dạng về nhanh nghề và phương thức làm việc Sinh viên có kiến thức và kỹnăng trong những lĩnh vực này sẽ có cơ hội làm việc với mức lương cao và
Trang 6khẳng định bản thân Khởi nghiệp cũng là xu hướng được khuyến khích, với sựhỗ trợ của các vườn ươm, quỹ đầu tư mạo hiểm và chính sách từ chính phủ.Ngoài ra thì hiện nay có một phương thức làm việc mới đó chinh là làm việc trựctuyến qua các ứng dụng như zoom hay google meet để cho sinh viên có thể vừahọc vừa làm.
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, trau dồi kỹnăng mềm, mở rộng mối quan hệ và khám phá bản thân Du lịch cũng là cáchtuyệt vời để sinh viên mở rộng tầm nhìn, học hỏi về các nền văn hóa khác nhauvà trải nghiệm những điều mới mẻ Chẳng hạn như chuyến đi tham gia các phiêntòa thực tế tại Quảng Ninh vừa rồi cũng đã dung nạp thêm cho em rất nhiều kiếnthức và kĩ năng bổ ích cho chặng đường phát triển sau này
1.4 Thách thức (Threats)
Bên cạnh vô vàn những cơ hội chờ đón là những thách thức đi cùng với nó Trước hết, áp lực học tập và áp lực đồng trang lứa là một điều không thể tranhkhỏi nhất là ở trong một môi trường năng động như Ngoại Thương, lượng kiếnthức cần tiếp thu khá nhiều với nhiều kì thi và hoạt động liên tiếp nhau Bên cạnhđó ở Ngoại Thương là nơi quy tụ rất nhiều nhân tài vì vậy đó cũng là một áp lựcvô hình thúc đẩy bản thân, không chỉ học tốt ở trên trường mà còn cần phát triểntrau dồi nhiều thứ hơn
Bên cạnh những cơ hội phát triển từ môi trường ở Ngoại Thương, em cũng cầnphải thực sự cố gắng để có thể đạt được mục tiêu của mình vì chắc chắn sẽkhông chỉ một mình em nhìn ra những cơ hội như vậy, tồn tại các đối thủ cạnhtranh là điều không thể tránh khỏi
Một thách thức nữa của sinh viên đó chính là việc vừa đi học vừa đi làm, áp lựctừ việc học và từ công việc sẽ làm nhân đôi gánh nặng trong bản thân mỗi người
Trang 7Sinh viên không thể không chỉ đi học mà không đi làm vì đầu tiên là đi làm từlúc đi học sẽ tiết kiệm thời gian cho chứng chỉ thực tập sau này Bên cạnh đóviệc sinh viên đi làm cũng là thêm chi phí để giúp đỡ cho việc học bởi chi phícàng ngày càng tăng và công cụ học tập thời nay cũng hiện đại hơn và cần chiphí cao hơn.
Môi trường mới cũng là một thách thức lớn, nhất là với những sinh viên nămnhất mới thay đổi môi trường học Sinh viên phải tự lập, tự chủ hơn trong họctập và sinh hoạt, đồng thời đối mặt với nhiều cám dỗ và nguy cơ tiềm ẩn
2 Mục tiêu nghề nghiệp2.1 Mong muốn bản thân / Lý do lựa chọn
Ngay từ khi còn đang là một học sinh cấp 3, em đã có những định hướng và sởthích riêng cảu bản thân cho tương lai xa và tương lai gần là chọn ngành và chọntrường Đại học Em đã có niềm yêu thích với nhanh luật từ trước vì qua tìm hiểuvà trải nghiệm em nhận thấy bản thân không phù hợp với nhanh liên quan đếnkinh tế Sau đó em đã chia sẻ với gia đinh và mọi người xung quanh để thamkhảo thêm ý kiến về việc chọn trường vì ngôi trường đầu tiên em dự định đặtnguyện vọng là Trường Đại học Luật Hà Nội Sau khi tham khảo ý kiến của mọingười bao gồm cả những người đang làm trong nhanh luật thì tất cả mọi ngườiđều khuyên em là nếu yêu thích nhanh luật thì nên chọn nhanh luật kinh tế vìviệc học sẽ dễ hơn và cơ hội nghề nghiệp cũng rộng mở hơn Sau đó em đã tìmhiểu các trường khác và tìm hiểu về nhanh Luật kinh tế của từng trường top đầu.Lúc đầu em chỉ định đạt duy nhất một nguyện vọng mà em đã đỗ từ trước ởtrường Đại học Kinh tế quốc dân vì em không nghi minh sẽ đỗ được NgoạiThương nhưng một lần nữa bằng sự động viên của mẹ và cô giao chủ nhiệm cấp3, em đã đặt thêm nguyện vọng ở Ngoại Thương và em đã hứa với mẹ nếu khôngđỗ luật ở Ngoại Thương con sẽ chuyển sang học kinh tế Cuối cùng Luật kinh tế
Trang 8và Ngoại Thương đã chọn em, sau khi lựa chọn được chuyên ngành chất lượngcao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp, em đã phầnnào cảm thấy yên tâm về tương lai của mình hơn.
Trong quá trình học tập tại khoa Luật ở Đại học Ngoại Thương, em đã thực sựcảm thấy thích ngành Luật hơn, cảm thấy mình thực sự hợp với việc học cácmôn luật và các trải nghiệm thực tế lại căng cho em nhiều hứng thú hơn về việchọc luật tại Ngaoif Thương Hơn thế nữa, các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ emrất nhiều không chỉ trong quá trình học tập mà còn là các hoạt động do khoa tổchức, em đã thực sự cảm thấy rằng “khoa Luật là nhà”
Sau khi em biết mình đã đỗ nhanh Luật Kinh doanh quốc tế thì mẹ em đã hỗ trợđịnh hướng giúp em và đưa ra cho em một vài lựa chọn về nghề nghiệp tươnglai Với sự hội nhập quốc tế và bối cảnh thực tế về tinh hình các nước trên thếgiưới em đã chọn nghề nghiệp tương lai em hướng đến là pháp chế doanh nghiệpvà cụ thể hơn là pháp chế cho doanh nghiệp Trung Quốc
2.2 Cơ hội làm việc cho người học ngành luật kinh tế
Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặcthừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trìnhtổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp vớinhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinhtế
Ngành luật kinh tế là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổnghợp từ kinh tế học, bao gồm: thương mại, kinh tế Ngành luật kinh tế sẽ cung cấpcho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và những kỹ năng chuyênsâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu vàxử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh
Trang 9doanh của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và sự quản lý nhà nướcđối với các doanh nghiệp.
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị khối kiến thức chi tiếtđầy đủ về: Luật hành chính dân sự; luật hiến pháp; luật sở hữu trí tuệ; pháp luậtvà chủ thể kinh doanh; luật tố tụng hình sự; luật thương mại quốc tế; luật đất đai;luật cạnh tranh; luật tài chính; luật môi trường; luật đầu tư; luật kinh doanh quốctế; luật tài sản,…
Ngành Luật kinh tế sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức cơ bản về hầuhết các luật của Nhà nước quy định, ban hành, nhưng trong đó sẽ tập trung vàocác luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề về kinh tế
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu và chương trình đào tạo của mỗi trường Đạihọc thì ngành Luật kinh tế được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau ví dụnhư: Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, Luật kinh doanh, Luật Tài chínhngân hàng, Luật đầu tư, Luật chứng khoán,
Nhu cầu lao động trong ngành này là rất cao nhờ vào các hoạt động kinh tế vàthương mại hiện nay đang ở giai đoạn phát triển khá mạnh, vì vậy luật kinh tế làđiều cần thiết để các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinhdoanh của minh và pháp chế doanh nghiệp là một trong những vị trí quan trọngcủa một doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, khi tuyển dụng nhânsự pháp chế, đều yêu cầu tối thiểu phải là người tốt nghiệp cử nhân luật Do đó,cử nhân luật là xuất phát điểm trên con đường trở thành chuyên viên pháp chếdoanh nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập với thế giới, cácdoanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh, sản xuất nhưng cũng phải đối mặt vớikhông ít rủi ro trong quá trình hoạt động Mức độ rủi ro tăng cao cũng kéo theonhu cầu thành lập bộ phận pháp lý riêng trong công ty tăng lên Nghề pháp chế
Trang 10hiện nay dần trở nên phổ biến hơn với nhiều cơ hội việc làm, mức lương, chế độđãi ngộ mà pháp chế doanh nghiệp nhận được thường cao hơn, ổn định hơnnhững nghề luật khác Có không ít nhân sự sau nhiều năm làm công tác phápchế, đã được doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm các vị trí điều hành doanh nghiệpnhư Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc Tuy nhiên, pháp chế doanh nghiệp làvị trí đòi hỏi chuyên môn cao, hiện nay, nhân sự pháp chế doanh nghiệp giỏi vềchuyên môn, nghiệp vụ chưa nhiều Thêm nữa, đặc thù chung của nghề luật cũngnhư nghề pháp chế doanh nghiệp là càng có nhiều kinh nghiệm càng được ưutiên, và đa phần các doanh nghiệp tuyển dụng pháp chế doanh nghiệp đều đòi hỏiứng viên phải có kinh nghiệm, các ứng viên vừa tốt nghiệp đại học sẽ ít có cơ hộihơn do phải cạnh tranh với những ứng viên đã có kinh nghiệm Nhân sự trẻ vàodoanh nghiệp làm một thời gian, tích lũy được nhiều kinh nghiệm lại tìm cơ hội“nhảy” việc lương cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp gây tâm lýe ngại khi tuyển người trẻ Nhìn chung, pháp chế doanh nghiệp vẫn được đánhgiá là một nghề luật “hot”, bất cứ công việc nào cũng phải có thử thách, khókhăn nhưng đương nhiên cũng có thuận lợi nhất định Do đó, khi đã chọn cầnkiên định với lựa chọn của bản thân.
3 Yêu cầu của nghề nghiệp3.1 Pháp chế doanh nghiệp là gì?
Pháp chế doanh nghiệp được hiểu đơn giản là vị trí có chức năng tư vấn phápluật cho doanh nghiệp, tham mưu, tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan đếntổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các côngviệc khác liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp
Trang 11Pháp chế doanh nghiệp được xác định là công việc mang tính chuyên môn cao,phải giao cho nhân sự chuyên trách, thì mới bảo đảm chất lượng của công việc,hạn chế thấp nhất rủi ro pháp, tăng tối đa hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.x doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường chỉ cần một đến hai nhân viên phụ tráchpháp chế, có thể kiêm nhiệm công tác nhân sự, công tác hành chính hoặc trợ lýkinh doanh.
Ngược lại, ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, công tác pháp chế thường đượcgiao cho một bộ phận, phòng/ban, được phụ trách bởi một nhóm người, tổ chứcphân cấp, phân công rõ ràng về công việc, không kiêm nhiệm các công việc khácngoài chuyên môn
3.2 Vai trò của pháp chế doanh nghiệp
Có thể thấy rõ nhất vai trò của pháp chế doanh nghiệp thấy trên 03 phương diệnsau:
- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung,sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội dung, quy chế củadoanh nghiệp, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổsung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp
- Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanhnghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp và người lao động; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diệnpháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho doanh nghiệp và người lao động
Trang 12- Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: Trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi rolà quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạnhội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.
Bởi vậy, vai trò của bộ phận pháp chế vô cùng quan trọng, nhằm dự báo, đánhgiá, kiểm soát rủi ro trong môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động của mình
3.3 Pháp chế doanh nghiệp là làm gì?
- Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệpTư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là công việc thường xuyên và phổ biến nhấtcủa bộ phận pháp chế, không chỉ tư vấn cho người điều hành, chủ doanh nghiệpmà còn cho các phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp
Các vấn đề mà pháp chế doanh nghiệp tư vấn có thể trải rộng từ thuế, tài chính,tài sản, chứng khoán, đầu tư, đến lao động, tiền lương, Có thể nói, pháp chếdoanh nghiệp tư vấn cho mọi vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
- Tư vấn nội bộ tại doanh nghiệpThông thường, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng bộ quy định nội bộ để quản lýnhân sự, đảm bảo tất cả mọi người hoạt động một cách có kỷ luật, có tổ chức vàtheo đúng quy định pháp luật Pháp chế doanh nghiệp sẽ là người thực hiện việctư vấn, hỗ trợ nhà quản lý xây dựng bộ quy định này
Đồng thời họ sẽ kiểm tra, giám sát cá nhân, phòng ban trong việc thực hiện cácquy định
Ngoài ra, còn có một số hoạt động mà bộ phận Pháp chế doanh nghiệp sẽ phải tưvấn và hỗ trợ như: tổ chức lấy ý kiến cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp,hỗ trợ tư vấn trong việc thử việc, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động,
Trang 13thực hiện chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động, thực hiện các thủ tụchành chính về lao động,…
- Tư vấn hợp đồngBộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ tư vấn, soạn thảo hoặc hỗ trợ soạn thảo cácdự thảo hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch củadoanh nghiệp
Nhân viên pháp chế phụ trách chính trong việc thực hiện các thủ tục, đàm phánxử lý việc sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh,chấm dứt, thanh lý hợp đồng
Họ cũng phải rà soát, hiệu chỉnh các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, kháchhàng, các bộ phận chuyên môn trình lên cho nhà quản lý nhằm đảm bảo các hợpđồng đó không vi phạm các quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý
- Tư vấn, đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấpPháp chế doanh nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tư vấn cho doanhnghiệp có khởi kiện hay không, tư vấn phương án, lập tờ trình xin ý kiến về việckhởi kiện; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệucần ký để kèm theo đơn khởi kiện; nộp hồ sơ khởi kiện, thực hiện các thủ tục đểTòa án/Trọng tài thương mại thụ lý vụ tranh chấp…
- Công việc pháp chế khác liên quanNgoài các công việc trên thì pháp chế doanh nghiệp cũng đại diện thực hiện cácthủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như xin giấy phép con, đăngký nhãn hiệu, logo…
Trang 143.4 Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế(Nghị định số số 55/2011/NĐ-CP), tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước làđơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên,Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp(gọi chung là lãnh đạo doanh nghiệp) về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổchức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP đã quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cơbản của tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước Để thực hiện các nhiệmvụ, quyền hạn của mình, tổ chức pháp chế doanh nghiệp cần nắm rõ và thực hiệntheo các nghiệp vụ, kỹ năng sau:
1.Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các văn bản và tổ chức triển khaicông tác pháp chế doanh nghiệp
- Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, các văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức phápchế doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, trình lãnh đạo doanh nghiệp quyết địnhtổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung có liên quan đến từng cán bộ, nhânviên ở doanh nghiệp và các đơn vị thành viên, để từ đó có nhận thức đầy đủ,thống nhất về vị trí, vai trò của công tác pháp chế trong tổ chức và trong hoạtđộng, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp,chủ động xây dựng, trình lãnh đạo doanh nghiệp kế hoạch triển khai công tácpháp chế hàng năm và dài hạn Trong kế hoạch xác định rõ các hoạt động, tráchnhiệm chủ trì hoặc phối hợp của các đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp;xác định rõ lộ trình và các giải pháp thực hiện