1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lập kế hoạch phát triển bản thân đề xuất biện pháp khác phục khó khăn

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể có thể hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất đến Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức, đồng thời là Giảng viên hướng dẫn của Họcphần Kỹ năng thích ứng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất đến Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức, đồng thời là Giảng viên hướng dẫn của Họcphần Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫncho em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận bằng tất cả nhiệt huyết và sự tậntâm.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô, Giảng viên của Khoa Tâmlý học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã giảng dạykiến thức và truyền cảm hứng cho chúng em trong cả quá trình học tập.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình, tuy nhiên, vì bản thân vẫn còn nhiều hạn chế về mặtkiến thức và kỹ năng nên sự sai sót trong bài làm là khó tránh khỏi Vì vậy, em kínhmong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ Thầy, là những mảnh ghép không thểthiếu để em có thể tiếp thu và rút kinh nghiệm, góp phần thực hiện những sản phẩmhọc tập trong tương lai với độ hoàn thiện cao hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm học tập của riêng tôi Các thông tin nêu trong tiểuluận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tổng quan về bản thân 1

2 Tổng quan về công thức SWOT 1

CHƯƠNG 1 LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 3

1.1.Phân tích bản thân theo mô hình SWOT 3

1.1.1 Điểm mạnh (Strengths) 4

1.1.2 Điểm yếu (Weaknesses) 4

1.1.3 Cơ hội (Opportunities) 5

1.1.3.1 Cơ hội trong môi trường học tập 5

1.1.3.2 Cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp 6

1.1.4 Thách thức (Threats) 6

1.1.4.1 Những thách thức trong môi trường học tập 6

1.1.4.2 Những thách thức sau khi ra trường 6

1.2 Lập kế hoạch phát triển bản thân 7

1.2.1 Kế hoạch phát triển cho mục tiêu ngắn hạn 9

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 15

2.1 Khó khăn và biện pháp khắc phục khó khăn trong môi trường học tập 152.1.1 Khó khăn trong việc sắp xếp và quản lý thời gian học tập 15

2.1.2 Khó khăn trong việc đăng ký học phần 16

2.1.3 Khó khăn trong việc hòa nhập 17

2.2 Khó khăn và biện pháp khắc phục trong cuộc sống hằng ngày 18

2.2.1 Khó khăn trong việc duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân 182.2.2 Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tổng quan về bản thân

Là một sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minhđang trong giai đoạn chuẩn bị cho tương lai, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc lậpkế hoạch phát triển bản thân Việc có cho mình một bản kế hoạch rõ ràng sẽ giúp tôiđịnh hướng mục tiêu, sử dụng thời gian hiệu quả và từng bước đạt được những thànhcông như mong muốn.

Bản thân tôi là một người có tính cách điềm đạm, giàu đam mê và nhiệt huyếttrên con đường theo đuổi ước mơ Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra một số điểm yếu củabản thân như còn rụt rè và ngại thay đổi Do đó, tôi mong muốn xây dựng một kếhoạch phát triển bản thân để khắc phục những điểm yếu này và phát huy tối đa tiềmnăng của mình.

Mục tiêu chính của tôi trong tương lai là tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và trởthành chuyên viên tư vấn tâm lý học đường Để đạt được mục tiêu này, tôi cần khôngngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân Việc lập kế hoạch sẽ giúp tôi theodõi tiến độ thực hiện các mục tiêu một cách hiệu quả và điều chỉnh hướng đi khi cầnthiết.

Với những lý do trên, tôi quyết tâm xây dựng một kế hoạch phát triển bản thânchi tiết và thực hiện nó một cách nghiêm túc Tôi tin rằng việc lập kế hoạch này sẽgiúp tôi đạt được những thành công mà mình mong muốn trong học tập lẫn cuộc sống.

2 Tổng quan về công thức SWOT

Để có thể xây dựng một kế hoạch phát triển bản thân chi tiết và mang lại hiệuquả cao, tôi nhận thấy trước hết mình phải hiểu rõ được bản thân, nhận thức được điểmmạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức trong môi trường xung quanh Vàđể làm được điều đó tôi sẽ tiến hành phân tích bản thân theo công thức SWOT.

Trang 6

Hình 1 Mô hình SWOT

SWOT là một mô hình được phát triển bởi Albert Humphrey - một nhà tư vấnkinh doanh vào những năm 1960 - 1970 SWOT là cụm từ được hợp thành bởi tên viếttắt các chữ cái đầu của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

Phân tích SWOT của bản thân là phân tích bản thân dựa trên mô hình SWOT,giúp đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức của bản thân

Tóm lại, phân tích SWOT của chính mình giúp ta hiểu rõ hơn về ưu thế cũngnhư khuyết điểm của bản thân, tìm được môi trường thích hợp để phát triển, giúp ta dễdàng vạch ra kế hoạch phát triển trong tương lai, những lĩnh vực có thể cải thiện vànhững cơ hội dẫn đến thành công.

Trang 7

CHƯƠNG 1 LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN1.1.Phân tích bản thân theo mô hình SWOT

Dựa trên mô hình SWOT, tôi lập ra bảng phân tích bản thân như sau:

Bảng 1.1 Phân tích bản thân theo mô hình SWOT

Điểm mạnh (Strength)Điểm yếu (Weakness)

1 Có khả năng nghiên cứu tài liệu và

phân tích dữ liệu tốt;

2 Nắm rõ những kiến thức thông dụng

về tiếng Anh và tin học văn phòng;

3 Có kỹ năng giao tiếp tốt;

4 Có khả năng thấu cảm và lắng nghe;5 Có tinh thần cầu tiến và tính cầu thị

1 Tự ti về năng lực của bản thân;2 Khó thích nghi với điều kiện sống

3 Gặp khó khăn trong việc xây dựng

những mối quan hệ mới;

4 Dễ bị phân tán sự tập trung;

5 Khó quản lý cảm xúc của bản thân;6 Tham công tiếc việc;

7 Chưa chăm sóc tốt sức khỏe bản thân.

Cơ hội (Opportunity)Thách thức (Threat)

1 Được học tập trong môi trường sư

phạm chất lượng;

2 Được làm việc với những giảng viên

có trình độ chuyên môn cao;

3 Được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm

từ nhiều người;

4 Có cơ hội học cao học sau khi tốt

5 Có cơ hội làm việc trong những lĩnh

vực mà bản thân mong muốn;

6 Có cơ hội trau dồi kinh nghiệm từ

nhiều môi trường làm việc khác nhau;

7 Được trau dồi kỹ năng xã hội.

1 Khối lượng kiến thức lớn;

2 Các tri thức, nghiên cứu mới lần lượt

ra đời đòi hỏi sự cập nhật không ngừng;

3 Những mối quan hệ xã hội mới;

4 Tự chủ vấn đề tài chính cho việc học

8 Khó khăn trong việc duy trì sự khách

quan và cảm xúc của bản thân khi làmviệc.

Trang 8

1.1.1 Điểm mạnh (Strengths)

- Có khả năng nghiên cứu tài liệu và phân tích dữ liệu tốt: Tôi có thể thu thập,

tổng hợp và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau một cách hiệu quả Có khảnăng sử dụng các công cụ và phần mềm để phân tích dữ liệu và trích xuất thông tinhữu ích, có khả năng trình bày kết quả phân tích một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.

- Nắm rõ những kiến thức thông dụng về tiếng Anh và tin học văn phòng: Bản

thân tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy trong các tình huống thông thường.Có khả năng sử dụng các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, Excel vàPowerPoint một cách thành thạo cũng như có thể sử dụng internet để tìm kiếm thôngtin và giải quyết công việc cá nhân.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt: Tôi biết cách lắng nghe và thấu hiểu người khác, có

khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thuyết phục.

- Có khả năng thấu cảm và lắng nghe: Có khả năng đặt mình vào vị trí của

người khác để hiểu cảm xúc và suy nghĩ của họ Biết cách lắng nghe một cách chămchú và tôn trọng, có khả năng hỗ trợ và động viên cho người khác.

- Có tinh thần cầu tiến và tính cầu thị cao: Tôi là một người luôn luôn học hỏi

những điều mới và không ngừng hoàn thiện bản thân, có thái độ tích cực và sẵn sàngđón nhận những thử thách mới Biết cách tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề và luônhướng đến kết quả tốt nhất.

1.1.2 Điểm yếu (Weaknesses)

- Tự ti về năng lực của bản thân: Tôithường xuyên so sánh bản thân với ngườikhác và cảm thấy mình thua kém E ngại tham gia các hoạt động mới cũng như bày tỏý kiến cá nhân, thiếu niềm tin vào khả năng hoàn thành tốt công việc của mình.

- Khó thích nghi với điều kiện sống mới: Tôi dễ cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng khi

đặt chân đến môi trường mới Khó khăn trong việc hòa nhập và mất nhiều thời gian đểthích nghi với môi trường sống mới.

- Gặp khó khăn trong việc xây dựng những mối quan hệ mới: E ngại giao tiếp

và kết bạn với mọi người, tôi gặp khó khăn trong việc bắt chuyện và duy trì chủ đề tròchuyện cũng như ít tham gia các hoạt động tập thể.

Trang 9

- Dễ bị phân tán sự tập trung: Dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài như

tiếng ồn hay thông báo mạng xã hội, v.v Tôi thường xuyên gặp khó khăn trong việctập trung vào một công việc trong thời gian dài Hay quên và mắc sai sót trong côngviệc cũng là những trở ngại mà tôi hay vấp phải.

- Khó quản lý cảm xúc của bản thân: Tôi rất dễ nóng giận, bực bội khi gặp khó

khăn hoặc thất bại Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với ngườikhác là nguyên nhân làm tôi thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, buồn phiền vàstress.

- Tham công tiếc việc: Dành quá nhiều thời gian cho công việc, học tập mà lơ là

các hoạt động khác như vui chơi, giải trí, v.v Khó khăn trong việc từ chối công việchoặc yêu cầu của người khác và luôn cảm thấy bận rộn cũng như thiếu thời gian chobản thân.

- Chưa chăm sóc tốt sức khỏe bản thân: Ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh

dưỡng Tôi cũng ít khi vận động, tập thể dục Ngủ không đủ giấc và thường xuyênthức khuya.

1.1.3 Cơ hội (Opportunities)

1.1.3.1 Cơ hội trong môi trường học tập

- Được học tập trong môi trường sư phạm chất lượng: Có cơ hội được học tập

và trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ trang thiết bị tiên tiến của trường Bêncạnh đó còn có tòa thư viện với nhiều nguồn sách, tài liệu tham khảo phong phú, tạođiều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu.

- Được làm việc với những giảng viên có trình độ chuyên môn cao: Cơ hội được

học hỏi trực tiếp từ những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinhnghiệm trong lĩnh vực sư phạm Giảng viên luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, chia sẻkinh nghiệm và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

- Được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người: Có thể trao đổi kinh

nghiệm, học hỏi lẫn nhau từ bạn bè, anh chị, thầy cô trong môi trường làm việc đadạng Mở rộng mạng lưới quan hệ, tạo điều kiện cho sự phát triển nghề nghiệp saunày.

Trang 10

- Được trau dồi kỹ năng xã hội: Tôi có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm cho bản

thân những kỹ năng xã hội như giao tiếp, thuyết trình hay làm việc nhóm, v.v Đượctham gia các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa với các chủ đề đa dạng, bổ ích.

1.1.3.2 Cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp

- Có cơ hội học cao học sau khi tốt nghiệp: Học cao học sẽ giúp tôi trau dồi

kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình theo đuổi, cập nhật những xu hướng mớinhất trong ngành Chứng chỉ cao học cũng sẽ giúp tôi tăng sức cạnh tranh trên thịtrường lao động, ứng tuyển vào những vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn.

- Có cơ hội làm việc trong những lĩnh vực mà bản thân mong muốn: Khi được

làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích, bản thân tôi sẽ cảm thấy hứng thú, có động lựcvà hiệu quả công việc cao hơn Đồng thời, khi tôi có chuyên môn cao trong lĩnh vựcmà mình làm việc, tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn để thăng tiến trong sự nghiệp.

- Có cơ hội trau dồi kinh nghiệm từ nhiều môi trường làm việc khác nhau: Có

cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn Khả năng thích nghi vớinhiều môi trường làm việc khác nhau sẽ giúp tôi dễ dàng hòa nhập và thành công trongbất kỳ môi trường nào.

1.1.4 Thách thức (Threats)

1.1.4.1 Những thách thức trong môi trường học tập

- Khối lượng kiến thức lớn: Vì đặc thù là một lĩnh vực đòi hỏi những nghiên

cứu chuyên sâu, Tâm lý học có một khối lượng kiến thức rất lớn yêu cầu người họcphải nắm vững và thực hành, vận dụng vào nghề nghiệp

- Các tri thức, nghiên cứu mới lần lượt ra đời đòi hỏi sự cập nhật không ngừng:

Bên cạnh đó, các tri thức, nghiên cứu mới lần lượt ra đời, lượng kiến thức này cũngliên tục được cập nhật không ngừng theo thời gian, đòi hỏi người học cũng phải thayđổi, chạy kịp với kiến thức

- Những mối quan hệ xã hội mới: Phải thích nghi, hòa nhập với môi trường học

tập mới, kết bạn và xây dựng các mối quan hệ xã hội mới Trong quá trình đó, khó cóthể tránh khỏi những mâu thuẫn trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình donhững khác biệt về quan điểm, tính cách, v.v

Trang 11

1.1.4.2 Những thách thức sau khi ra trường

- Tự chủ vấn đề tài chính cho việc học cao học: Học phí cao học, chi phí sinh

hoạt, tài liệu học tập, v.v có thể tạo gánh nặng tài chính cho gia đình và bản thân Điềuđó đòi hỏi tôi cần phải lập kế hoạch tài chính hợp lý để chi tiêu hợp lý, tiết kiệm chiphí, tìm kiếm việc làm thêm và đảm bảo nguồn tài chính cho việc học tập.

- Mức độ cạnh tranh trong nghề cao: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần nói

chung trong xã hội ngày càng cao kéo theo sự phát triển của ngành Tâm lý học, sốlượng sinh viên của ngành cũng vì thế mà tăng lên dẫn đến mức độ cạnh tranh nghềnghiệp cao Nếu không quá nổi bật trong nghề thì sẽ rất khó khăn để kiếm được mộtviệc làm ổn định.

- Không tìm được môi trường làm việc phù hợp: Một số môi trường làm việc có

thể không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hoặc sở thích của bản thân tôi, dẫn đếnviệc khó phát huy được hết ưu thế và tiềm năng của mình.

- Áp lực công việc: Trong bất kỳ ngành nghề, công việc nào cũng đều phải có

áp lực Và đối với những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực Tâm lý học cũng vậy Cókỹ năng thích ứng và giải quyết mâu thuẫn sẽ phần nào giúp bản thân mình quản lý tốtcông việc và tránh được áp lực.

- Khó khăn trong việc duy trì sự khách quan và cảm xúc của bản thân khi làm

việc: Áp lực công việc, khó khăn trong học tập và nghiên cứu có thể dẫn đến những

cảm xúc tiêu cực như stress, lo lắng, buồn bã, v.v Và với đặc thù là công việc đòi hỏisự tiếp xúc, tư vấn cho nhiều người, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến khả năngtập trung và hiệu quả công việc Vì thế tôi cần có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt để duytrì sự khách quan và tập trung trong công việc.

1.2 Lập kế hoạch phát triển bản thân

Trong bất cứ công việc gì, việc đặt ra mục tiêu phấn đấu và kế hoạch phát triểncũng đóng một vai trò rất quan trọng Bởi khi biết được mục tiêu của bản thân, ta mớicó thể xây dựng những kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả, đạt được những thànhtựu nhất định và là tiền đề để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể đặt ra những mục tiêu phấn đấu riêngcho mình, nhưng những mục tiêu đó có thật sự khả thi và phù hợp với bản thân hay

Trang 12

không lại là một vấn đề khác Vì thế, để có thể xác định mục tiêu và xây dựng kếhoạch phát triển bản thân tối ưu nhất, tôi sẽ căn cứ vào mô hình SMART được pháttriển bởi chuyên gia tư vấn quản trị George Thomas Doran vào năm 1981.

SMART là một mô hình, công cụ sử dụng để thiết lập mục tiêu hiệu quả đượcsử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, v.v

SMART là cụm từ được hợp thành bởi tên viết tắt các chữ cái đầu của Specific(Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Có thể đạt được), Realistic (Thựctế) và Time-bound (Có thời hạn) Cụ thể:

- Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu Cần xác định

rõ ràng thứ mà ta cần là gì, ở đâu, khi nào và bằng cách nào.

- Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có thể đo lường được để ta dễ

dàng theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ thành công của mình.

- Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần thực tế và có thể đạt được với

nguồn lực và khả năng của ta.

- Realistic (Tính thực tế): Mục tiêu cần thực tế, phù hợp với giá trị và mục tiêu

tổng thể của bản thân.

- Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để tạo ra cảm giác

cấp bách và giúp ta tập trung vào việc hoàn thành nó.

Hình 1.1 Mô hình SMART

Để có thể sử dụng mô hình SMART, ta lần lượt đánh giá mục tiêu của mìnhdựa trên trình tự các tiêu chí mà mô hình SMART đã đề ra: Xác định mục tiêu của bản

Trang 13

thân; Đánh giá tính đo lường của mục tiêu; Đánh giá tính khả thi của mục tiêu; Đánhgiá tính phù hợp của mục tiêu đối với bản thân và Thiết lập thời hạn cho mục tiêu.

Nhìn chung, để có thể xây dựng những mục tiêu phấn đấu phù hợp với bảnthân, thì việc căn cứ vào nền tảng của mô hình SMART là hết sức cần thiết Dưới đâylà trình bày 2 mục tiêu quan trọng nhất của bản thân tôi ở thời điểm hiện tại lần lượt làmục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn được xây dựng và củng cố bởi mô hìnhSMART.

1.2.1 Kế hoạch phát triển cho mục tiêu ngắn hạn1.2.1.1 Phân tích mục tiêu

Mục tiêu: Đạt trình độ tiếng Anh B2.

- Specific (Tính cụ thể): Đạt được trình độ tiếng Anh B2 sau 8 tháng học tập và

rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc và viết.

- Measurable (Đo lường được): Để nhận được chứng chỉ tiếng Anh B2, phải đạt

được điểm số trong khung điểm từ 6.0 đến 8.0 trên thang điểm 10.0 đối với bài thiVSTEP.

- Achievable (Có thể đạt được): Đạt trình độ tiếng Anh B2 trong vòng 8 tháng là

một mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có sự kiên trì, nỗ lực học tập cũngnhư bản thân đã có nền tảng vững chắc về tiếng Anh thông dụng cơ bản.

- Realistic (Tính thực tế): Đây là một mục tiêu vô cùng phù hợp với tình hình

thực tế khi đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay, đòi hỏi bản thân phảitrau dồi cho mình nhiều loại ngoại ngữ

- Time-bound (Có thời hạn): Thời hạn để thực hiện mục tiêu là 8 tháng.

1.2.1.2 Kế hoạch thực hiện

Để có thể vạch ra một kế hoạch ôn tập và rèn luyện thực tế nhất trên hành trìnhchinh phục mục tiêu đạt trình độ tiếng Anh B2, trước hết tôi cần phải biết được trìnhđộ tiếng Anh B2 đòi hỏi ta phải có những kỹ năng gì, cụ thể là những yêu cầu của mục

tiêu Theo hướng dẫn chính thức của CEFR (Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ

chung của Châu Âu), để đạt được trình độ B2 thì người học cần phải:

- Hiểu được ý chính của những văn bản phức tạp và đa dạng chủ đề từ khoa học

đến trừu tượng, bao gồm cả những thuật ngữ chuyên ngành.

- Có thể giao tiếp một cách lưu loát và tự nhiên bằng tiếng Anh.

Trang 14

- Có thể viết về nhiều chủ đề đa dạng, bàn luận về một vấn đề thời sự và đưa raquan điểm của bản thân, v.v

Sau khi đã nắm được yêu cầu cơ bản của mục tiêu, tôi cần phải xác định đượctrình độ tiếng Anh hiện tại của mình để có thể xây dựng một kế hoạch học tập cânbằng và hợp lý Để làm được điều đó, tôi sẽ tham gia vào các bài kiểm tra trực tuyếnonline hoặc những kỳ thi chuẩn hóa quốc tế như IELTS hay TOEFL để đánh giá nănglực của bản thân Sau khi đã xác định được trình độ tiếng Anh hiện tại của mình, tôitiến hành chia nhỏ mục tiêu cho từng loại kỹ năng của mình như sau:

Bảng 1.2 Mục tiêu rèn luyện 4 kỹ năng ngoại ngữ

Mục tiêu

1 Hiểu được các

đoạn hội thoạidài, nhanh vớinhững chủ đềphức tạp;

2 Có khả năng

tóm tắt lại đoạnhội thoại.

1 Có thể diễn đạt

trôi chảy, lưu loátvà tự nhiên vềnhiều chủ đề tiếngAnh đa dạng;

2 Thể hiện được

rõ ràng với đốiphương nhữngsuy nghĩ, quanđiểm của bảnthân.

1 Hiểu được các

bài báo, sáchhoặc các tài liệutiếng Anh đề cậpđến nhiều chủ đề;

2 Hiểu được

thuật ngữ chuyênngành trong cáctài liệu đó.

1 Có thể viết

được những bàiviết mang tínhhọc thuật, thời sựvề nhiều chủ đề;

2 Sử dụng được

các cấu trúc ngữpháp phức tạp và từ vựng đa dạng

Sau khi xác định và chia nhỏ mục tiêu, bước tiếp theo là lập kế hoạch, phươngpháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đó Và để có thể rèn luyện tốt 4 kỹ năng nghe,nói, đọc, viết, ta cần phải trau dồi song song vốn từ và ngữ pháp của mình Dưới đây làkế hoạch rèn luyện, nâng cao trình độ tiếng Anh của tôi trong thời gian 8 tháng.

Bảng 1.3 Kế hoạch rèn luyện đạt trình độ tiếng Anh B2 trong 8 tháng

Thời gianTháng 1 - 2Tháng 3 - 4Tháng 5 - 6Tháng 7 - 8Mục tiêu Ôn tập và củng

cố kiến thức nềntảng về từ vựngvà ngữ pháptiếng Anh cơ

Mở rộng vốn từvựng và ngữpháp tiếng Anh ởmức độ trung cấp

Nâng cao vốn từvựng và ngữpháp tiếng Anh ởmức độ nâng cao

Ôn tập tổng hợpvà củng cố kiếnthức đã học

Ngày đăng: 02/06/2024, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w