1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên

153 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Tác giả Phạm Hồng Gia Nguyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Vân
Trường học Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học Lâm Sàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 3,14 MB

Cấu trúc

  • 2.2.3 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (21)
  • 2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (38)
  • 2.4 Tiểu kết chương (39)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.2.1 Nhóm các nghiên cứu lý luận (0)
      • 3.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (0)
      • 3.2.3 Nhóm phương pháp xử lí thông tin (41)
    • 3.3 Khách thể nghiên cứu (41)
      • 3.3.1 Đặc điểm mẫu (41)
      • 3.3.2 Kích cỡ mẫu (43)
      • 3.3.3 Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ (43)
    • 3.4 Công cụ nghiên cứu (43)
      • 3.4.1 Thái độ đối với cái chết (43)
      • 3.4.2 Ý tưởng tự sát (44)
      • 3.4.3 Triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng (44)
      • 3.4.4 Đặc điểm nhân khẩu (45)
    • 3.5 Quy trình nghiên cứu (45)
      • 3.5.1 Thích nghi - chuyển ngữ bảng hỏi (45)
      • 3.5.2 Nghiên cứu sơ bộ (46)
      • 3.5.3 Nghiên cứu chính (47)
    • 3.6 Đạo đức nghiên cứu (49)
    • 3.7 Phân tích dữ liệu (50)
    • 3.8 Tiểu kết chương (51)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (52)
    • 4.1 Kết quả (52)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả (52)
      • 4.1.2 Mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu, lâm sàng và ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (57)
      • 4.1.3 Mối quan hệ giữa các loại thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (59)
      • 4.1.4 Yếu tố dự báo của các loại thái độ đối với cái chết lên ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (62)
      • 4.1.5 Một số phát hiện khác (65)
    • 4.2 Bàn luận (66)
    • 4.3 Giới hạn (68)
    • 5.1 Kết luận (72)
    • 5.2 Kiến nghị và ứng dụng (74)
      • 5.2.1 Giáo dục về cái chết (74)
      • 5.2.2 Dự phòng tự sát (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

Nghiên cứu hiện tại muốn làm rõ thêm tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện đang là sinh viên ở các trường

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

• Ý tưởng tự sát o Ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi

Tự sát được biết đến một cách tương đối rộng rãi là nguyên nhân đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành trẻ tuổi trong độ tuổi từ 15-29 tuổi trên toàn thế giới (Tổ chức

Y tế Thế Giới, 2021) Đối với sinh viên đại học, tự sát là nguyên nhân đứng hàng thứ hai dẫn đến cái chết, và con số ước tính tử vong bằng cách tự sát của sinh viên tại Hoa

Kỳ lên đến 1,088 mỗi năm (Hiệp hội Sức Khỏe Tinh Thần Quốc Gia Hoa Kỳ, 2002) Tỉ lệ toan tự sát được dự đoán là trong khoảng 100 đến 200 cho mỗi sự kiện tự sát thành công (Schwartz, 2021) Theo Hiệp Hội Sức Khỏe Cao Đẳng Hoa Kỳ (2010), cứ 10 sinh viên sẽ có 1 sinh viên từng nghiêm túc cân nhắc tự sát trong 12 tháng trước đó và toan tự sát trong trường đại học là “chóp của tảng băng trôi to lớn mà bên dưới là vấn đề sức khỏe tinh thần và lạm dụng chất của sinh viên đại học” Những nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho thấy có sự gia tăng những ca tự sát thành công trong độ tuổi này (Fei và cộng sự, 2019; Zhao & Zhang, 2014)

Cùng lúc đó, ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y Tế (2010), nhóm thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-21 có suy nghĩ tự sát là nhiều nhất với 4.4% so với các nhóm tuổi khác; tiếp theo đó là nhóm nhỏ tuổi nhất (14-17 tuổi) với 4.1% và cuối cùng là nhóm lớn nhất (22-25 tuổi) với 3.8% Một nghiên cứu (N=2,238) tại quận Đống Đa, Hà Nội, cũng cho thấy tỉ lệ nhóm 14-35 có ý tưởng tự sát chiếm 14.7%, cao nhất so với toàn bộ các nhóm tuổi còn lại tham gia nghiên cứu (Tran và cộng sự, 2006) Vì thế, cần tập trung vào nhóm tuổi này vì họ còn một cuộc đời dài phía trước Những tổn thất về mặt

15 tinh thần và cả kinh tế gây ra bởi tử vong do tự sát ở nhóm tuổi này là rất lớn (Kinchin

& Doran, 2018) Hầu hết sinh viên đại học đều ở nhóm tuổi 18-29 tuổi Vì nhóm dân số người trưởng thành trẻ tuổi là thế hệ mới mang tính quyết định đối với tương lai của Việt Nam, việc dõi theo và tầm soát những yếu tố nguy cơ cũng như bảo vệ đối với ý tưởng tự sát là cần thiết để bảo vệ họ o Ý tưởng tự sát ở sinh viên ngành Y khoa

Bác sĩ là một trong những nhóm ngành có nguy cơ tự sát cao (Schernhammer & Colditz, 2004; Shanafelt và cộng sự, 2011) Những nguy cơ này có thể xuất phát từ khi còn ở giảng đường đại học (Schwenk và cộng sự, 2010) Sinh viên Y khoa năm nhất có tỷ lệ bệnh tâm lý-tâm thần tương tự với nhóm dân số cùng tuổi, nhưng sức khỏe tinh thần của họ sẽ tệ đi trong quá trình học tập của mình (Yusoff và cộng sự, 2013) Sinh viên Y khoa dễ có ý tưởng tự sát hơn vì những căng thẳng đa yếu tố liên quan đến cá nhân và công việc của họ và sinh viên Y nữ được phát hiện có tỉ lệ ý tưởng tự sát cao hơn so với nam giới (Dyrbye và cộng sự, 2008) Các yếu tố này bao gồm quá nhiều thông tin, ít thời gian rảnh rỗi, nợ tài chính, phải xa nhà, chương trình học nặng nề, và áp lực công việc (Yiu, 2005) Thêm nữa, thường xuyên phải tiếp xúc với đau khổ, đối mặt với cái chết, và chăm sóc các đối tượng dễ tổn thương cũng có thể là những yếu tố kích hoạt vấn đề cảm xúc trong nhóm sinh viên Y khoa Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy sinh viên Y khoa có tỉ lệ trải nghiệm trầm cảm, kiệt sức, và rối loạn tâm thần cao hơn so với nhóm dân số chung, và những tình trạng này ngày càng tệ đi suốt quá trình học Y (Dyrbye và cộng sự, 2010; Goebert và cộng sự, 2009) Ngoài ra, cách thức tuyển sinh cũng được cho là dễ chọn lựa các đối tượng có nguy cơ rối loạn trầm cảm và ý tưởng tự sát cao hơn, như là nét cầu toàn, ám ảnh, nhiễu tâm, cũng như có lòng tự tôn thấp (Humphris & Kaney, 1998) Mặc dù dễ dàng tiếp cận chăm sóc y tế, sinh viên Y Khoa thường không sẵn lòng tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần Bận tâm về thời gian, tính bảo mật, “vết nhơ” (stigma), và những ảnh hưởng tiêu cực khác lên công việc là có liên quan đến tuân thủ điều trị kém vấn đề về sức khỏe tinh thần ở sinh viên

Y Khoa (Tjia và cộng sự, 2005)

Có khá nhiều thông số ước tính về tỉ lệ tự sát trong nhóm sinh viên Y Khoa trên toàn thế giới Một vài nghiên cứu làm về tỉ lệ tự sát suốt đời hoặc tỉ lệ tự sát trong lúc

16 học trường Y; một số khác đo lường ý tưởng và hành vi tự sát trong một năm hoặc hai tuần vừa qua Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu tập trung về tần suất xuất hiện của ý tưởng tự sát

Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện ở 7 trường Y khoa ở Hoa Kỳ cho thấy 10% sinh viên đã từng có ý tưởng tự sát trong một năm vừa qua Kiệt sức (burnout) và chất lượng đời sống tinh thần kém là yêu tố dự báo độc lập của ý tưởng tự sát trong nghiên cứu đoàn hệ (cohort study) của năm tiếp theo (Dyrbye và cộng sự, 2008) Sự khác biệt trong tỉ lệ tự sát giữa các năm học được tìm thấy trong nghiên cứu của Schwenk, Davis, and Wimsatt (2010), họ cho rằng sinh viên năm 3 và 4 sẽ có thường có ý tưởng tự sát nhiều hơn sinh viên năm 1 và 2 Một nghiên cứu trên nhiều trường ở Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng gần 6% sinh viên y khoa có ý tưởng tự sát trong hai tuần vừa qua Ý tưởng tự sát xảy ra đáng kể hơn trong nhóm có triệu chứng trầm cảm trầm trọng hơn Đặc biệt, một nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về ý tưởng tự sát trong nhóm dân tộc thiểu số, cao nhất là nhóm Mỹ gốc Phi và thấp nhất là nhóm da trắng (Caucasian) Thêm nữa, nghiên cứu này cũng cho rằng không có sự khác biệt đáng kể trong ý tưởng tự sát theo năm học (Goebert và cộng sự, 2009) Sự khác biệt về giới tính cũng không được tìm thấy là ý nghĩa thống kê trong các nghiên cứu ở Hoa Kỳ (Goebert và cộng sự, 2009; Schwenk và cộng sự, 2010)

Một nghiên cứu với số mẫu lớn trên sinh viên Y khoa từ 3 trường đại học ở Nam Phi đã cho thấy rằng tỉ lệ ý tưởng tự sát suốt đời là cao (32.3%) và toan tự sát là 6.9% Tiền sử có trầm cảm, triệu chứng giảm hài lòng cuộc sống và kiệt sức được tìm thấy là yếu tố nguy cơ của hành vi tự sát trong nghiên cứu này (Van Niekerk và cộng sự, 2012) Khi thực hiện nghiên cứu để điều tra về yếu tố nguy cơ của ý tưởng tự sát ở sinh viên Y khoa ở Đài Loan, Fan và cộng sự (2012) đã ước tính rằng 11.5% sinh viên từng có ý tưởng tự sát Ý tưởng tự sát trong nghiên cứu này được định nghĩa bằng phản hồi của sinh viên với mệnh đề “Tôi cảm thấy mọi thứ quá khó khăn, và tôi muốn chết.” (“I feel that things are too hard, and I want to die.”) Yếu tố nguy cơ của ý tưởng tự sát ở sinh viên Y khoa Đài Loan được cho là lớn tuổi, bệnh đau khớp không do viêm, đau đầu, rối loạn giấc ngủ và triệu chứng trầm cảm Một nghiên cứu ở Trung Quốc tìm thấy rằng 7.5% sinh viên Y khoa có ý tưởng tự sát trong 2 tuần vừa qua Một mối quan hệ giữa ý

17 tưởng tự sát và trầm cảm cũng được tìm thấy Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tần suất của ý tưởng tự sát không khác biệt giữa sinh viên năm 2 và năm 3 (Sobowale và cộng sự, 2014) Đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về hành vi tự sát nói chung thực hiện trên sinh viên ở Việt Nam nói chung và sinh viên Y khoa nói riêng Một nghiên cứu (N = 2,111) được thực hiện trên 8 đại học Y khoa lớn của Việt Nam cho thấy rằng, tỉ lệ ý tưởng tự sát của sinh viên Y khoa là 8.7% trong năm vừa qua Trong đó, không có sự khác biệt đáng kể về giới tính, nhưng nghiên cứu này cũng tìm thấy có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm tự sát và không tự sát về chiến lược đối phó với căng thẳng trong việc học (academic scoping strategies) đặc biệt là chiến lược đón nhận (approach) và tránh né (avoidance) (Tran, 2015) o Ý tưởng tự sát ở sinh viên ngành Tâm Lý Học

Trong khi đó, mặc dù có kiến thức và kỹ năng về làm việc trên tâm lý và cảm xúc, tâm lý gia vẫn phải đối mặt với nhiều cảm xúc, hành vi, trạng thái tiêu cực của thân chủ Đã có khá nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khối ngành sức khỏe nói chung có nguy cơ tử vong vì tự sát cao hơn Thế nhưng những nghiên cứu về tự sát ở tâm lý gia và sinh viên Tâm lý còn giới hạn và gây nhiều tranh cãi Tuy vậy, các nghiên cứu đều cho rằng tự sát là một vấn đề quan trọng đáng lưu tâm ở ngành này Từ lâu, một nghiên cứu năm 1994 trên 800 tâm lý gia đã cho thấy rằng hầu hết đều đã phải tiếp nhận trị liệu cho chính họ Trong đó, 61% có tiền sử rối loạn trầm cảm, 29% có tiền sử có ý tưởng tự sát và 4% đã từng toan tự sát (Pope & Tabachnick, 1994) Tỉ lệ này đã tăng dần theo thời gian, một nghiên cứu năm 2002 trên 1,000 tâm lý gia tìm thấy rằng 62% người tham gia nghiên cứu có rối loạn trầm cảm và 42% của nhóm này đã từng có trải nghiệm hành vi hoặc ý tưởng tự sát (Gilroy và cộng sự, 2002) Những yếu tố căng thẳng do nghề nghiệp thường góp phần cho xung năng muốn tự sát của tâm lý gia Một nghiên cứu năm 2009 cho biết rằng 40-60% người tham gia gặp phải khó khăn trong việc tiếp tục công việc của mình vì kiệt sức, lo âu hoặc trầm cảm, và 18% cho biết có ý tưởng tự sát khi phải đối mặt với những vấn đề căng thẳng cá nhân và công việc Tâm lý gia đứng hàng thứ 4 trong các ngành nghề liên quan đến sức khỏe có tỉ lệ tự sát cao

18 theo nghiên cứu của Li và cộng sự (2022) thực hiện trên 4,733 ca tự sát của khối ngành sức khỏe từ năm 2003-2018

Vì thế, đã có nghiên cứu cho rằng nhóm sinh viên Tâm Lý có suy nghĩ tự sát cao đáng kể và cần được can thiệp tự sát (Engin và cộng sự, 2009) Trong một nghiên cứu thực hiện trên 1,829 sinh viên đa ngành, McLafferty và cộng sự (2022) cho biết rằng nhóm sinh viên Tâm Lý có tỉ lệ ý tưởng tự sát cao nhất trong nhóm ngành sức khỏe và cao hơn đáng kể so với nhóm sinh viên ngành Kinh Tế hoặc Kỹ Sư Sinh viên Tâm Lý cũng được tìm thấy có tỷ lệ ý tưởng tự sát cao hơn và có tiền sử toan tự sát nhiều hơn sinh viên Y khoa (Stoyles và cộng sự, 2015) Sinh viên Y Khoa quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa vấn đề sức khỏe tinh thần và hành vi tự sát, và xem ý tưởng tự sát là bước đầu của chuỗi quá trình tự sát (Domino & Takahashi, 1991) Những nghiên cứu so sánh đa văn hóa cho thấy rằng, sinh viên Y khoa nhìn chung thường từ chối quyền được đoạt đi sinh mạng của chính họ (Domino & Takahashi, 1991; Eskin và cộng sự, 2011) Góc nhìn của sinh viên Y Khoa có thể đã được định hình trong quá trình đào tạo với kim chỉ nam là lời thề Hippocrates tuyên thệ không làm hại Vì vậy, sinh viên Y Khoa từ chối niềm tin rằng người ta có thể kết thúc cuộc đời của mình và nhìn chung không đồng thuận bất kỳ hành vi nào liên quan đến tự sát, trừ một số trường hợp đặc biệt như trợ tử 1 Trong khi đó, đối với sinh viên Tâm Lý, các nghiên cứu đa văn hóa cho thấy xu hướng đồng thuận với khái niệm quyền được chết (Hjelmeland và cộng sự, 2008) Những khái niệm tự sát gần đây đã quan tâm những vấn đề rộng hơn của công lý xã hội liên quan đến quyền được chết Đặc biệt là một số nghiên cứu đã tìm ra rằng có từ 70% đến 81% chuyên gia tham vấn tâm lý có niềm tin rằng tự sát có thể là quyết định hợp lý (Rogers và cộng sự, 2001) Đồng thời, việc không được đào tạo về tâm thần học trong chương trình học và góc nhìn về sức khỏe tâm thần cũng đóng góp vai trò quan trọng trong sự khác biệt giữa hai nhóm này (Hjelmeland và cộng sự, 2008) Có thể sinh viên

1 Trợ tử (assisted suicide): Đây là một hình thức bệnh nhân tự kết thúc cuộc sống có sự hỗ trợ của bác sĩ Bác sĩ sẽ kê một liều thuốc gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân Tuy nhiên, bệnh nhân mới là người đóng vai trò chính yếu khi họ là người có quyết định sử dụng thuốc để kết thúc cuộc sống không Cần phân biệt với an tử (euthanasia), lúc này bác sĩ sẽ là người thực hiện “hành vi cuối cùng”, thường là với một mũi tiêm

Tâm Lý không xem hành vi tự sát là một biểu hiện của bệnh, họ cảm thông hơn và có thể có góc nhìn ủng hộ quyền được chết vì chương trình học của họ tập trung nhiều đến chất lượng cuộc sống và đón nhận cảm xúc của con người (Stoyles và cộng sự, 2015) Tương tự với nhóm sinh viên Y khoa, việc xác định và can thiệp sớm hành vi tự sát của sinh viên ngành Tâm Lý là cần thiết

• Thái độ đối với cái chết

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

§ H1: Tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành học, triệu chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng có mối quan hệ với ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi § H2: Các loại thái độ đối với cái chết (tránh né cái chết, sợ hãi cái chết, đón nhận trung tính, đón nhận trốn tránh, đón nhận tiếp nhận) có mối quan hệ đáng kể với ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi § H3: Các loại thái độ đối với cái chết (tránh né cái chết, sợ hãi cái chết, đón nhận trung tính, đón nhận trốn tránh, đón nhận tiếp nhận) có mối quan hệ dự báo với ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi Trong đó: § Thái độ tránh né cái chết dự báo đáng kể sự sụt giảm của ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (yếu tố bảo vệ) § Thái độ sợ hãi cái chết dự báo đáng kể sự sụt giảm của ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (yếu tố bảo vệ) § Thái độ đón nhận trung tính có thể dự báo đáng kể sự gia tăng của ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (yếu tố nguy cơ) § Thái độ đón nhận trốn tránh dự báo đáng kể sự gia tăng của ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (yếu tố nguy cơ) § Thái độ đón nhận tiếp nhận dự báo đáng kể sự sụt giảm của ý tưởng tự sát ở người trưởng thành trẻ tuổi (yếu tố bảo vệ)

Hình 6 Mô hình nghiên cứu

Tiểu kết chương

Như vậy, trong chương vừa rồi, các khái niệm chính về nghiên cứu đã được trình bày và làm rõ Đồng thời, các lý luận trong và ngoài nước cũng được hệ thống, tạo cơ sở nền tảng cho việc xác định giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu Qua đó, có thể thấy, dù đã được đề cập đến lần đầu hơn sáu thập kỷ trước, vẫn không có quá nhiều nghiên cứu đào sâu tìm hiểu về các thái độ đối với cái chết, đặc biệt là trên người trưởng thành trẻ tuổi Trong khi nhóm tuổi này là nhân tố chính trong nguồn nhân lực phát triển của xã hội, ảnh hưởng của các thái độ này nên cuộc sống có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại Hành vi tự sát nói chung và ý tưởng tự sát nói riêng đã được tìm thấy có thể có mối quan hệ với các dạng thái độ này

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của sinh viên thường sử dụng hai loại thiết kế nghiên cứu quan sát mô tả là nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu cắt dọc (Goebert và cộng sự, 2009; Hjelmeland và cộng sự, 2008; McClatchey & King, 2015) Mặc dù thiết kế nghiên cứu cắt dọc mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm tra xác định mối quan hệ nhân quả, khung thời gian và nguồn lực gói gọn chương trình Thạc sĩ không cho phép chúng tôi thực hiện thiết kế nghiên cứu này Với mục đích nghiên cứu hiện tại được đề ra, thiết kế nghiên cứu cắt ngang là phù hợp (Creswell & Creswell, 2017; Payne & Payne, 2004)

Vì vậy, đây là nghiên cứu phi thực nghiệm với thiết kế cắt ngang một thời điểm điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn Nghiên cứu bao gồm 5 biến dự báo là tránh né cái chết, sợ hãi cái chết, đón nhận trung tính, đón nhận trốn tránh, đón nhận tiếp nhận; 2 biến kết quả là sự hiện diện của ý tưởng tự sát, mức độ của ý tưởng tự sát; 7 biến kiểm soát là tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng.

Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc tập trung vào việc thiết kế chính, nghiên cứu này còn tích hợp nhiều phương pháp khác nhau như nghiên cứu lý luận, thực nghiệm và xử lý thông tin Sự kết hợp này giúp đề tài được đánh giá một cách toàn diện và chi tiết, nhằm đạt được những kết quả chính xác nhất cho mục tiêu nghiên cứu Đồng thời, việc này cũng nâng cao độ

Phương pháp sử dụng bảng hỏi thông tin nhân khẩu: ghi nhận một số thông tin cá nhân có liên quan đến các biến trong nghiên cứu

3.2.3 Nhóm phương pháp xử lí thông tin Để xử lý kết quả định lượng thu thập từ phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS 25.0 Sau khi nhập dữ liệu vào SPSS, đề tài tiến hành quá trình phân tích và so sánh thông tin Sử dụng các thuật toán thống kê phức tạp, nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và độ chính xác cao trong việc tìm hiểu và diễn giải các mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu

Qua việc áp dụng các thuật toán phân tích, nghiên cứu này mục tiêu đảm bảo rằng quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác, từ đó đưa ra những kết luận có tính thuyết phục và có cơ sở khoa học Sự sử dụng SPSS 25.0 và các thuật toán thống kê nâng cao giúp nghiên cứu có khả năng phân tích sâu rộng và so sánh mối quan hệ giữa các biến, mang lại cái nhìn toàn diện và chi tiết về dữ liệu thu thập từ nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu

Tổng số sinh viên đăng ký và đến tham gia nghiên cứu là 103 Sau khi sàng lọc,

71 sinh viên thỏa tiêu chí nhận vào, 32 sinh viên bị loại ra vì đã từng có kế hoạch tự sát/toan tự sát và hoặc đã được chẩn đoán mắc một hoặc nhiều loại rối loạn tâm thần (Hình 7) Tổng số tham gia nghiên cứu bao gồm 25 sinh viên đại học đang theo học ngành Y Đa Khoa trường Đại học Tân Tạo; 21 sinh viên ngành Tâm Lý Học và Tâm

Lý Giáo Dục trường ĐHKHXH&NV– ĐHQG, TPHCM và nhóm ngành khác (đa ngành) gồm 25 sinh viên thuộc trường ĐHKHTN – ĐHQG, TPHCM Thời gian tiến hành khảo sát là từ tháng 5/2023 đến tháng 6/2023

Về việc lựa chọn sinh viên các nhóm ngành trên để đưa vào nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 2 ngành trong khối ngành sức khỏe và 1 nhóm không liên quan đến sức khỏe để làm nhóm so sánh Việc xác định tỉ suất và yếu tố liên quan đến ý tưởng tự sát ở sinh viên Y Khoa có thể giúp xác định và cung cấp can thiệp đúng lúc để làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của vấn đề Hơn nữa, can thiệp ở giai đoạn sớm của quá trình đào tạo Y Khoa giúp tìm ra cách phòng tránh những vấn đề sức khỏe tinh thần sau đó, bao

Hình 7 Quy trình sàng lọc mẫu trước khi khảo sát

Quy trình sàng lọc mẫu trước khi khảo sát

37 gồm nguy cơ tự sát khi sinh viên ra trường và trở thành bác sĩ điều trị trong tương lai Tương tự với nhóm sinh viên Y khoa, việc xác định và can thiệp sớm hành vi tự sát của sinh viên ngành Tâm Lý là cần thiết bởi vì đây là nhóm ngành sẽ làm việc trực tiếp với các đối tượng có vấn đề liên quan đến rối loạn tâm lý/tâm thần sau này Kiểm soát được các hành vi tự sát ở nhóm đối tượng này sẽ giúp bảo tồn nguồn nhân lực làm việc với sức khỏe tinh thần vốn hiện nay được cho là khan hiếm (Bộ Y Tế, 2023)

Sau khi sử dụng phần mềm G-Power (Faul và cộng sự, 2009), cỡ mẫu tối thiểu là

60 người với Effect size f2 = 15; α = 05; Power (1-β) = 9 Vì vậy, 71 người là cỡ mẫu phù hợp

3.3.3 Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ

Tiêu chí nhận vào là sinh viên trong độ tuổi 18-29 tuổi, sử dụng thành thạo ngôn ngữ Việt Nam và hoàn thành toàn bộ quá trình phỏng vấn và khảo sát Tiêu chí loại ra là toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu của khách thể, bao gồm các bất thường về nhận thức, hành vi kích thích hoặc bạo lực, tiền sử mắc các rối loạn tâm lý/tâm thần hoặc nguy cơ tự sát trung bình/cao (có kế hoạch hoặc toan tự sát).

Công cụ nghiên cứu

3.4.1 Thái độ đối với cái chết Để đánh giá thái độ đối với cái chết ở người trưởng thành trẻ tuổi, Bảng hỏi Death Attitude Profile-Revised được sử dụng (Wong và cộng sự, 1994) Bảng hỏi DAP-R là một thang tự đánh giá bao gồm 5 tiểu thang Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu xác định mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với từng thái độ đối với cái chết bằng thang Likert (1= Rất không đồng ý; 7 = Rất đồng ý) Các tiểu thang đo bao gồm: Sợ hãi cái chết (ví dụ: Chết, không nghi ngờ gì là trải nghiệm tàn khốc.), Tránh né cái chết (ví dụ: Tôi né tránh suy nghĩ về cái chết bằng mọi giá.), Đón nhận trung tính (ví dụ: Cái chết nên được nhìn nhận là sự kiện tự nhiên, không thể phủ nhận mà cũng không thể tránh khỏi.), Đón nhận trốn tránh (ví dụ: Cái chết sẽ chấm dứt mọi rắc rối của tôi.), Đón nhận tiếp nhận (ví dụ: Tôi tin tôi sẽ lên thiên đàng sau khi tôi chết.) Cách tính điểm là điểm trung bình cộng các mục của từng tiểu thang

38 Độ tin cậy và tính giá trị của DAP-R cho thấy bảng hỏi có tính nhất quán nội bộ tốt (ɑs= 61–.87) và hiệu lực đồng thời với những bảng hỏi thái độ cái chết khác (rs =

Sự hiện diện của ý tưởng tự sát được đánh giá thông qua phần ý tưởng tự sát của bảng hỏi Self-Injurious Thoughts and Behaviors Interview - Revised (SITBI-R; Fox và cộng sự, 2020) Trong đó, tuổi khởi phát ý tưởng, tần suất xuất hiện, thời gian kéo dài của suy nghĩ, xung năng tự sát trong một năm qua và khả năng tự sát xảy ra trong tương lai được đánh giá Bảng hỏi phỏng vấn SITBI có độ tin cậy giữa nhà quan sát (inter-ratter reliability) cao (average κ = 0.99), độ tin cậy test–retest hơn 6 tháng (average κ = 0.70), và độ hiệu lực cấu trúc được thể hiện bởi tương quan mạnh với những bảng hỏi ý tưởng tự sát khác (average κ = 0.54; Nock và cộng sự, 2007) Bảng hỏi đã được thích nghi tại Hàn Quốc với mẫu N = 108 (Lee, Cho & Hyun, 2021)

Mức độ ý tưởng tự sát trong tháng vừa qua sẽ được đánh giá với bảng hỏi Adult Suicide Ideation Questionnaire (ASIQ; Reynolds và cộng sự, 1991) Bảng hỏi này là một bảng hỏi liên tục với điểm số nằm trong khoảng từ 0 đến 150 Điểm được tính tổng trên toàn bộ 25 câu Mốc 31 (bách phân vị thứ 97) được chọn làm điểm mốc (cut-off) để thực hiện can thiệp trên lâm sàng Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu xác định tần suất xuất hiện của các suy nghĩ tự sát (1= Gần như mỗi ngày; 7 = Tôi chưa bao giờ nghĩ như thế) Một số các câu hỏi tiêu biểu của bảng hỏi bao gồm: “Tôi nghĩ về chuyện tự kết liễu chính mình.”; “Tôi nghĩ về chuyện mình sẽ tự giết mình như thế nào.” “Tôi nghĩ về khi nào tôi sẽ tự sát.” “Tôi nghĩ về điều mình sẽ viết vào thư tuyệt mệnh.” “Tôi nghĩ rằng nếu tìm được cơ hội, tôi sẽ tự sát.” “Tôi nghĩ rằng, nếu chuyện không khá lên tôi sẽ tự sát.” Đây là một bảng hỏi tự đánh giá với tính nhất quán nội bộ tốt (α = 0.97), độ tin cậy test–retest (average κ = 0.89), và độ hiệu lực cấu trúc

(average κ = 0.61; Reynolds và cộng sự, 1991)

3.4.3 Triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng

Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (Depression Anxiety and Stress Scales

- DASS 21; Lovibond & Lovibond, 1995) là bảng hỏi bao gồm 21 câu Trong đó có 3

39 thang nhỏ bao gồm Trầm cảm (DASS21-D), Lo âu (DASS21-A), và Căng thẳng (DASS21-S) Mỗi thang có 7 câu hỏi Mỗi câu hỏi bao gồm một mệnh đề và 4 lựa chọn trả lời ngắn để đánh giá mức độ Bốn lựa chọn này đánh số từ 0 (Không đúng với tôi chút nào cả) đến 3 (Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng) Triệu chứng lâm sàng (Căng thẳng, Trầm cảm, Lo âu) = 2 x tổng điểm của từng tiểu thang đo tương ứng Bảng hỏi này đã được chuẩn hoá đối với dân số Việt Nam trên 221 người Tính nhất quán nội bộ của các tiểu thang là tương đối cao Điểm của mỗi thang nhỏ, và kết hợp của hai hoặc cả ba có thể phát hiện được những rối loạn thường gặp của trầm cảm và lo âu với độ nhạy 79.1% và độ đặc hiệu 77.0% với điểm giới hạn tối ưu là lớn hơn 33 (Tran, Tran & Fisher, 2013)

Người tham gia trả lời những câu hỏi liên quan tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành học, các rối loạn tâm lý hoặc cơ thể nếu có.

Quy trình nghiên cứu

3.5.1 Thích nghi - chuyển ngữ bảng hỏi

Nghiên cứu này áp dụng bảng hỏi ẩn danh để thu thập dữ liệu Phương pháp sử dụng bảng hỏi này được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và Châu Á về sức khỏe tinh thần của người trưởng thành trẻ tuổi (Choo và cộng sự, 2011; Huynh, 2009; Nguyen và cộng sự, 2010; Sun và cộng sự, 2011) Bảng hỏi của nghiên cứu này ban đầu được xây dựng với bản gốc là tiếng Anh dựa trên khung khái niệm và lịch sử nghiên cứu Để hoàn thiện bảng hỏi, cần thực hiện nhiều bước Đầu tiên, các bài báo về chủ đề nghiên cứu cùng với công cụ sử dụng được tập hợp và sắp xếp Biến dự báo của nghiên cứu này là các thái độ đối với cái chết bao gồm tránh né cái chết, sợ hãi cái chết, đón nhận trung tính, đón nhận trốn tránh, đón nhận tiếp nhận Để đo lường thái độ đối với cái chết, chúng tôi thích nghi bảng hỏi DAP-R Biến kết quả là sự hiện diện của ý tưởng tự sát, mức độ của ý tưởng tự sát Để đo lường hai biến này, chúng tôi thích nghi bảng hỏi SITBI-R (phần ý tưởng tự sát) và ASIQ Ngoài

40 ra, để đo lường triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng, chúng tôi trực tiếp sử dụng bảng hỏi DASS21 phiên bản Tiếng Việt đã được dịch và chuẩn hóa

Bước đầu, bảng hỏi được đánh giá bởi nhóm nghiên cứu (có hai người thông thạo tiếng Anh và có kiến thức chuyên môn Tâm Lý Học) và đưa ra kết luận rằng bảng hỏi là phù hợp về văn hóa và tự đánh giá ẩn danh Sau đó, bảng hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi một học viên thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng của trường ĐHKHXH&NV sử dụng thành thạo song ngữ Bảng dịch này sẽ được đánh giá và thay đổi Tiếp theo, bản dịch tiếng Việt đã chỉnh sửa được gửi đến cho một nhóm sinh viên (18-29 tuổi) đến từ nhiều ngành khác nhau Nhóm sinh viên được được cung cấp đường link chứa thông tin nghiên cứu và bằng việc tiếp tục thực hiện, nghĩa là họ đã đồng thuận tham gia Ba bảng hỏi được thiết kế để thực hiện online trên phần mềm Google Forms và được gửi đến cho 50 sinh viên đa ngành Sau khi thực hiện sàng lọc, nếu sinh viên ở nhóm nguy cơ cao, nghiên cứu sẽ tự động chuyển đến trang kết thúc Cuối cùng, có 27 sinh viên thỏa tiêu chí để tiếp tục đóng góp ý kiến cho bảng hỏi Các bảng hỏi được hoàn thành trong vòng 20-30 phút với phản hồi rằng bảng dịch là dễ hiểu và có diễn đạt phù hợp Tuy rằng có một số câu nhạy cảm, nhưng việc bảng hỏi được thiết kế ẩn danh nên những nhạy cảm này nằm trong mức chấp nhận được Bảng hỏi sau khi đã được thích nghi được dịch lại sang tiếng Anh bởi một tiến sĩ người Việt Nam đã sống 15 năm tại Úc hiện đang công tác tại Đại học Công Nghệ Queensland (Queensland University of Technology) Người này vốn không biết đến bản gốc và bản dịch Anh-Việt trước đó Các bản dịch sẽ được so sánh và mọi sự khác biệt sẽ được thảo luận cho đến khi thống nhất bởi nhóm nghiên cứu Toàn bộ dịch giả đều thông thạo Tiếng Anh, Tiếng Việt và có chuyên môn về Tâm Lý học

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên 27 sinh viên đa ngành của Đại học Công Nghệ TPHCM (HUTECH) Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy các tiểu thang đo đều hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 3) Hệ số Cronbach’s Alpha các tiểu thang đo của bảng hỏi DASS21 trong khoảng 67 - 73, DAP-R trong khoảng 64 - 93, ASIQ là 82 Tất cả đều ≥ 6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy (xem thêm tại phụ lục C.0.1-3)

Việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu là một tiến trình bao gồm nhiều bước Đầu tiên, thư giới thiệu được gửi đến Ban giám hiệu của các trưởng đại học và các trưởng khoa để giới thiệu và xin phép lấy mẫu Khi đã được thông qua, lịch lấy mẫu phù hợp được lên kế hoạch sau nhiều buổi thảo luận Sau đó, sinh viên được nhận một email thông báo kêu gọi từ phía nhà trường, đính kèm biểu mẫu đăng ký tham gia và thông tin về một nghiên cứu tìm kiếm tình nguyện viên từ Văn phòng Khoa Các cá nhân có hứng thú với nghiên cứu sẽ được hẹn đến thực hiện khảo sát tại một phòng đảm bảo tiêu chí yên tĩnh

Tại thời điểm lấy mẫu, toàn bộ sinh viên đến tham gia nghiên cứu sẽ được tiến hành sàng lọc theo tiêu chí đã đề ra (mời xem lại tiểu mục 2.2.3) Khi tiến hành thực hiện sàng lọc, đồng thuận và mục tiêu nghiên cứu giả được cung cấp để hạn chế thiên kiến (bias) (mời xem Phụ lục A) Những sinh viên đã vượt qua sàng lọc sẽ hoàn thành lần lượt DAP-R và ASIQ, cũng như câu hỏi đặc điểm nhân khẩu, lâm sàng sau đó là SITBI-R dưới dạng phỏng vấn Sau khi hoàn thành, đồng thuận và mục tiêu nghiên cứu thật sẽ được cung cấp (mời xem Phụ lục B) Nghiệm thể tham gia nghiên cứu sẽ được thông tin rằng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tình nguyện và họ có thể rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào Họ cũng được biết rằng câu trả lời của khảo sát sẽ không thể xác định được danh tính họ bởi tính bảo mật của thiết kế bảng hỏi Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh phòng học yên tĩnh và được thực hiện bởi đội nghiên cứu, trong đó một tâm lý gia đảm nhiệm phần phỏng vấn, không giảng viên hoặc nhân viên nào của trường có mặt trong phòng thực hiện khảo sát

Trong nghiên cứu này, rất nhiều bước được thực hiện để đảm bảo chất lượng của dữ liệu Đầu tiên, bảng hỏi sau khi hoàn thành được kiểm tra để loại bỏ cá nhân có câu trả lời cách ngẫu nhiên (trả lời sót, trả lời thiếu) Thứ hai, mã số nghiệm thể được kiểm tra để đảm bảo không nhập trùng Thứ ba, dữ liệu được nhập bởi một nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đến từ trường ĐHKHXH&NV Cuối cùng, bảng tần suất được sử dụng để kiểm tra lỗi nhập liệu Những giá trị bất thường được so sánh với bảng hỏi và chỉnh sửa hoặc loại bỏ nếu cần thiết

Hình 8 Kế hoạch nghiên cứu

Đạo đức nghiên cứu

Trước khi bắt đầu khảo sát, nghiệm thể sẽ được thông tin về mục đích nghiên cứu và được biết rõ mình có quyền từ chối tham gia nghiên cứu và có thể ngừng tham gia vào bất kì lúc nào mình muốn Sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiệm thể sẽ ký vào một bảng đồng thuận trước khi tiến hành khảo sát Nghiệm thể sẽ được cung cấp một mã số, và người xử lý số liệu sẽ không được biết mã số nào ứng với ai Những dữ liệu được lấy sẽ được bảo mật hoàn toàn và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, trong phạm vi đề tài, trừ trường hợp nghiệm thể muốn được hỗ trợ về mặt tâm lý và cần được giới thiệu sang cho tâm lý gia, lúc này chỉ có tên và mục đích chuyển ca của nghiệm thể sẽ được chuyển cho tâm lý gia Sau khi hoàn thành luận văn, dữ liệu này được xoá bỏ

Những rủi ro trong quá trình thực hiện khảo sát bao gồm: khơi gợi lên những cảm xúc tiêu cực, lo hãi, những suy nghĩ về sự sống-cái chết; kích hoạt hành vi tự hại hoặc tự sát ẩn tàng của nghiệm thể Để quản lý những rủi ro này, nghiệm thể tham gia nghiên cứu sẽ được sàng lọc để loại bỏ nhóm dân số nguy cơ cao Buổi lấy mẫu sẽ được giám sát và thực hiện bởi một tâm lý gia đã được đào tạo chuyên sâu về tâm lý để có thể đánh giá và kịp thời can thiệp khi nghiệm thể gặp khó khăn trong suốt quá trình thực hiện phỏng vấn, bảng hỏi Hoạt động trị liệu nghệ thuật sẽ được thiết kế để ổn định cảm xúc với các hoạ cụ được chuẩn bị đầy đủ bởi tâm lý gia vào cuối buổi giám sát Thông tin về cách nhận biết, ứng phó với cảm xúc tiêu cực cũng được trao đổi và cung cấp cho nghiệm thể mang về nhà Khi tiến hành phân tích số liệu, khi phát hiện đối tượng nguy cơ tự sát cao, mã độc nhất sẽ được sử dụng để trích xuất thông liên lạc với nghiệm thể và đưa ra lời đề nghị hỗ trợ thông qua email và số điện thoại đã cung cấp trước đó Những cá nhân này nếu muốn được hỗ trợ, sẽ được chuyển gửi cho phòng trị liệu dành cho sinh viên của trường hoặc cho các tâm lý gia đã được liệt kê trong danh sách hỗ trợ

Nghiên cứu cũng ưu tiên lựa chọn các trường đại học có phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho sinh viên để nghiệm thể cần hỗ trợ có thể có được sự giúp đỡ dễ dàng và gần gũi hơn Hoặc nếu nghiệm thể muốn tìm đến một nơi tham vấn tâm lý bên ngoài trường, số điện thoại tổng đài của một số tâm lý gia có kinh nghiệm can thiệp tự sát

44 cũng sẽ được cung cấp Danh sách các nguồn hỗ trợ này sẽ được đề cập đến ở đầu và cuối buổi lấy mẫu, và được in ra giấy để có thể cầm về Đồng thời, những thông tin này cũng được để ở toàn bộ các trang của bảng hỏi

Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức của trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-TPHCM.

Phân tích dữ liệu

Để tiến hành phân tích dữ liệu, phần mềm IBM SPSS Statistics dùng cho hệ điều hành Macintosh, phiên bản 25.0 được sử dụng Toàn bộ các giả thuyết đều được kiểm định với mức ý nghĩa thống kê là α < 0.05 Để kiểm tra giả thuyết, bước đầu tiên thống kê mô tả được kiểm tra, bao gồm kiểm tra phân phối chuẩn, kiểm tra điểm dị biệt lần lượt bằng Shapiro-Wilk cùng với Skewness và Kurtosis, biểu đồ box-plot Trong đó, biến dự báo là tránh né cái chết, sợ hãi cái chết, đón nhận trung tính, đón nhận trốn tránh, đón nhận tiếp nhận; biến kết quả là sự hiện diện của ý tưởng tự sát, mức độ của ý tưởng tự sát; biến kiểm soát là tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng Vì có biến phân phối không chuẩn, một số công thức biến đổi số liệu được áp dụng Để kiểm tra độ tin cậy của các bảng hỏi, Cronback’s ɑ được sử dụng

Trước hết, kiểm định independent sample t-test, one-way ANOVA, phân tích tương quan và Chi bình phương được sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu và lâm sàng với sự hiện diện và mức độ ý tưởng tự sát (H1) Sau đó, để kiểm chứng giả thuyết H2, thống kê Pearson’s r được sử dụng để kiểm tra ma trận tương quan giữa các thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát Để kiểm tra giả thuyết H3, hồi quy logistic đa biến được sử dụng để kiểm tra khả năng dự báo của các tiểu thang của DAP-R với sự hiện diện của ý tưởng tự sát (phản hồi của SITBI-R) Sau đó chúng tôi đưa các biến kiểm soát đã được tìm thấy có liên hệ với sự hiện diện là DASS-S, DASS-D vào mô hình Chúng tôi cũng thực hiện hồi quy tuyến tính đơn biến để kiểm tra khả năng dự báo của từng tiểu thang DAP-R với mức độ của ý tưởng tự sát (điểm tổng ASIQ) Cuối cùng, chúng tôi đưa các biến kiểm soát sau vào mô hình hồi

45 quy đa biến DASS-S, DASS-D, DASS-R vì chúng được tìm thấy có liên quan đến mức độ ý tưởng tự sát.

Tiểu kết chương

Chương này mô tả phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đạt được mục đích đề ra Kế hoạch nghiên cứu được triển khai ở ba địa điểm trong từ tháng 5/2023 đến tháng 6/2023 Bảng hỏi tự đánh giá ẩn danh được sử dụng làm công cụ chính Thông tin chi tiết về công cụ, cách chuyển ngữ, phương pháp lấy mẫu, quy trình lấy mẫu và kế hoạch phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương

Tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày kết quả ở chương sau

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả

Nghiệm thể tham gia nghiên cứu bao gồm 71 sinh viên đại học trong độ tuổi từ 19 đến 29 (M = 21; SD = 2.12) Độ tuổi phổ biến nhất là 21-25 tuổi (47.9%) Trong đó, sinh viên năm 2 chiếm số lượng nhiều nhất (29.6%) và ít nhất là năm 5 (2.8%) Ngoài ra, tỉ lệ nam nữ là tương đối cân bằng Hầu hết người tham gia nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh (95,8%) và 70% không có tôn giáo Bảng 1 mô tả rõ hơn về thông tin sơ bộ của khách thể

Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu

• Sự phân bố của biến triệu chứng trầm cảm – lo âu – căng thẳng

Bảng 2 Thống kê mô tả biến triệu chứng trầm cảm - lo âu - căng thẳng

Thống kê mô tả biến triệu chứng trầm cảm - lo âu - căng thẳng

Thang Min;Max M SD Skewness Kurtosis p Cronbach

Bảng 2 cho thấy thống kê mô tả của 3 biến liên tục là các triệu chứng lâm sàng tâm lý-tâm thần bao gồm: trầm cảm, lo âu, căng thẳng Không có sinh viên nào bỏ sót câu trả lời nào về vấn đề này Trị số Skewness, Kurtosis và kiểm định Shapiro-Wilk cho thấy biến triệu chứng lo âu và biến triệu chứng căng thẳng phân bố tương đối chuẩn, còn biến triệu chứng trầm cảm phân bố lệch dương Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Hình 9 Biểu đồ boxplot của biến triệu chứng trầm cảm (DASS-21)

Biểu đồ boxplot của biến triệu chứng trầm cảm (DASS-21)

Biểu đồ boxplot (Hình 9) cho thấy biến triệu chứng trầm cảm có hai điểm dị biệt Điểm dị biệt này biểu thị cho một sinh viên có triệu chứng trầm cảm rơi vào mức trung bình (14-20) và một ở mức rất nặng (≥ 28) (Lovibond & Lovibond, 1995)

• Sự phân bố của biến thái độ đối với cái chết

Thống kê mô tả của các biến thái độ đối với cái chết được thể hiện ở bảng 3 Trị số Skewness, Kurtosis và kiểm định Shapiro-Wilk cho thấy các biến thái độ đối với cái chết phân phối tương đối chuẩn Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Bảng 3 Thống kê mô tả các biến thái độ đối với cái chết

Thống kê mô tả các biến thái độ đối với cái chết

Thang Min;Max M SD Skewness Kurtosis p Cronbach’s

Sợ hãi cái chết 1.43;6.43 3.60 1.02 33 28 21 62 Đón nhận trung tính 3.80;7.00 5.61 0.75 -.41 -.43 08 61 Đón nhận trốn tránh 1.00;7.00 3.24 1.46 50 09 08 88 Đón nhận tiếp nhận 1.00;5.50 3.52 1.04 -.44 -.39 06 81

• Sự phân bố của biến ý tưởng tự sát Ý tưởng tự sát bao gồm một biến liên tục là mức độ ý tưởng tự sát và một biến định danh là sự hiện diện của ý tưởng tự sát (từng/chưa từng có ý tưởng tự sát)

Biến sự hiện diện của ý tưởng tự sát cho thấy số lượng cá nhân từng có ý tưởng tự sát ít nhất một lần trong đời chiếm phần lớn Trên tổng số 71 sinh viên, có 50 sinh viên đã từng có ý tưởng tự sát, chiếm 70% (Hình 10)

Hình 10 Tỉ lệ sự hiện diện của ý tưởng tự sát

Tỉ lệ sự hiện diện của ý tưởng tự sát

Tiếp theo, khi thực hiện thống kê mô tả cho biến mức độ ý tưởng tự sát, chúng tôi nhận thấy mức độ ý tưởng tự sát nằm trong khoảng từ 0 – 70 điểm (M = 12.46; SD 15.02) Đây là biến phân phối lệch dương với Skewness là 2.25 và Kurtosis là 5.83 (p

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Tháp tự sát theo Van Heeringer (2002) - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 1 Tháp tự sát theo Van Heeringer (2002) (Trang 14)
Hình 2 Mô hình Thuyết Tự Sát Liên Cá Nhân - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 2 Mô hình Thuyết Tự Sát Liên Cá Nhân (Trang 17)
Hình 3 Mô hình tiến trình đôi của kiểm soát nỗi sợ - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 3 Mô hình tiến trình đôi của kiểm soát nỗi sợ (Trang 20)
Hình 4 Một số những yếu tố ảnh hưởng đến sự sợ hãi cái chết. - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 4 Một số những yếu tố ảnh hưởng đến sự sợ hãi cái chết (Trang 29)
Hình 6 Mô hình nghiên cứu. - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 6 Mô hình nghiên cứu (Trang 39)
Hình 7 Quy trình sàng lọc mẫu trước khi khảo sát. - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 7 Quy trình sàng lọc mẫu trước khi khảo sát (Trang 42)
Hình 8 Kế hoạch nghiên cứu - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 8 Kế hoạch nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 2 cho thấy thống kê mô tả của 3 biến liên tục là các triệu chứng lâm sàng  tâm lý-tâm thần bao gồm: trầm cảm, lo âu, căng thẳng - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 2 cho thấy thống kê mô tả của 3 biến liên tục là các triệu chứng lâm sàng tâm lý-tâm thần bao gồm: trầm cảm, lo âu, căng thẳng (Trang 54)
Bảng 2 Thống kê mô tả biến triệu chứng trầm cảm - lo âu - căng thẳng - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 2 Thống kê mô tả biến triệu chứng trầm cảm - lo âu - căng thẳng (Trang 54)
Bảng 3 Thống kê mô tả các biến thái độ đối với cái chết - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 3 Thống kê mô tả các biến thái độ đối với cái chết (Trang 55)
Bảng 4  Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu và lâm sàng với sự hiện diện của ý tưởng tự sát - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 4 Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu và lâm sàng với sự hiện diện của ý tưởng tự sát (Trang 58)
Hình 11  So sánh trung bình các thái độ đối với chết giữa nhóm từng có và chưa có ý tưởng tự sát - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 11 So sánh trung bình các thái độ đối với chết giữa nhóm từng có và chưa có ý tưởng tự sát (Trang 60)
Hình 12 B iểu đồ scatterplot của các thái độ đối với cái chết và mức độ ý tưởng tự sát - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Hình 12 B iểu đồ scatterplot của các thái độ đối với cái chết và mức độ ý tưởng tự sát (Trang 61)
Bảng 5 Tóm tắt kết quả các mối quan hệ của nghiên cứu - mối quan hệ giữa thái độ đối với cái chết và ý tưởng tự sát ở sinh viên
Bảng 5 Tóm tắt kết quả các mối quan hệ của nghiên cứu (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w