1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận môn tư pháp quốc tế buổi thảo luận số 01

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận môn tư pháp quốc tế
Tác giả Phạm Lê Hồng Hoa, Phạm Ánh Hoàng, Nguyễn Ngọc Thiên Kim, Nguyễn Ngọc Khánh Linh, Quách Khánh Linh, Lê Hoàng Khánh My, Nguyễn Tố Huyền My
Trường học Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế được áp dụng nhằm điều chỉnh cácquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào Nêu rõ từng trường hợp vàcơ sở pháp lý...416.. Theo phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THẢO LUẬN MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾBUỔI THẢO LUẬN SỐ 01

LỚP: HS46A2NHÓM 02

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2024MỤC LỤC

I TỰ LUẬN 1

2 Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói một cách đầyđủ: “là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”? 14 Anh/chị hãy giải thích vì sao quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đốitượng điều chỉnh của TPQT? 16 Tại sao Tư pháp quốc tế sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh là phương phápxung đột và phương pháp thực chất? 19 Anh chị hãy giải thích vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựng cácquy phạm pháp luật thực chất mà không chứa đựng các quy phạm pháp luật xung đột 210 Nêu điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật thực chất của Tư pháp quốc tế vớiquy phạm pháp luật thực chất của các ngành luật khác (dân sự, thương mại, hôn nhân,gia đình, lao động, ) 212 Tại sao Tư pháp quốc tế sử dụng cả ba loại nguồn là điều ước quốc tế, pháp luậtquốc gia và tập quán quốc tế? 314 Vì sao pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế? 315 Theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế được áp dụng nhằm điều chỉnh cácquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào (Nêu rõ từng trường hợp vàcơ sở pháp lý) 416 Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điều chỉnh cácquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào? (Nêu rõ từng trường hợpvà cơ sở pháp lý) 417 Theo anh/chị án lệ có phải là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tế không?Vì sao 518 Có quan điểm cho rằng: "Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế là hai bộ phận củangành luật quốc tế" Quan điểm của anh (chị) về nhận định trên 519 Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác nhưLuật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình 620 Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác như Luật Dânsự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình 725 Trình bày nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia 730 Theo anh/chị Việt Nam hiện nay đang theo quan điểm quyền miễn trừ quốc gia làquyền miễn trừ tuyệt đối hay quyền miễn trừ tương đối 8

Trang 3

31 Trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, việc quốc gia tuyên bố từ bỏquyền miễn trừ được ghi nhận tại đâu 8

II NHẬN ĐỊNH 9

1 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải là quan hệ dân sự có ít nhất một trong cácbên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài 92 Tất cả quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 93 Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT.97 Khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài 910 Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 911 Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự tương đương với phạmvi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình.1013 Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết trực tiếp nội dung các quan hệdân sự có yếu tố nước nước ngoài 1014 Tất cả các điều ước quốc tế đều có thể trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế 1017 Pháp luật quốc gia chỉ được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài nếu được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến 1018 Khi các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ của mình thìtập quán quốc tế đương nhiên được áp dụng 1119 Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế luônđược ưu tiên áp dụng 1121 Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể của Tư pháp quốc tế chỉ bao gồm cá nhân nướcngoài, pháp nhân nước ngoài, quốc gia 1123 Nguồn của quy phạm xung đột bao gồm: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia vàtập quán quốc tế 1228 Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ được xác địnhtheo pháp luật của nước mà cá nhân đó có quốc tịch 1229 Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của cá nhân luôn được xác địnhtheo pháp luật nước mà người đó mang quốc tịch 1232 Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quốc gia không đượchưởng các quyền miễn trừ vì đây là các quan hệ mang bản chất dân sự 1237 Quyền miễn trừ của các quốc gia chỉ bao gồm quyền miễn trừ tư pháp 1338 Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ chỉ được ghi nhận trong các điều ướcquốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc trong pháp luật quốc gia 13

Trang 4

41 Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài 13

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

I TỰ LUẬN2 Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói một cáchđầy đủ: “là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”?

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng:HNGĐ, lao động, thương mại) có YTNN và các quan hệ tố tụng dân sự có YTNN

Điều kiện để trở thành đối tượng điều chỉnh của TPQT: 1 Quan hệ dân sự hoặc quan hệ tố tụng dân sự: điều kiện cần - để phân biệt với quan

hệ hành chính, quan hệ tư pháp vì chỉ có quan hệ dân sự hoặc quan hệ tố tụng dânsự mới có thể trở thành đối tượng điều chỉnh của TPQT

2 Có yếu tố nước ngoài: là điều kiện đủ - để quan hệ dân sự trở thành đối tượng điềuchỉnh của TPQT, nếu không có điều kiện này thì quan hệ dân sự đó chỉ là quan hệdân sự thông thường trong nước và được áp dụng theo pháp luật của quốc gia đó.Do đó đây là điều kiện để phân biệt giữa tư pháp quốc tế với luật dân sự là haingành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia

Cách xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều663 BLDS 2015 được xác định dựa vào các yếu tố: chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý

Do đó khi nói đến đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế phải nói một cách đầy đủ:“là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”

4 Anh/chị hãy giải thích vì sao quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài thuộcđối tượng điều chỉnh của TPQT?

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng:HNGĐ, lao động, thương mại) có yếu tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự có yếutố nước ngoài

Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm:

+ Xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia với vụ việc dân sự có yếu tố nướcngoài

+ Thực hiện tương trợ tư pháp trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

+ Xác định pháp luật áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật tố tụng và năng lựchành vi TTDS của người nước ngoài, năng lực pháp luật TTDS của tổ chức nướcngoài bao gồm tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam,chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

+ Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; phánquyết của trọng tài nước ngoài

Ngoài ra vì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh củaTPQT mà đó lại là luật nội dung do đó các quan hệ tố tụng dân sự cũng thuộc đối tượngđiều chỉnh của TPQT về mặt hình thức

6 Tại sao Tư pháp quốc tế sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh là phương phápxung đột và phương pháp thực chất?

Phương pháp xung đột được coi là phương pháp điều chỉnh chủ yếu và đã xuất hiệnlâu đời kể từ khi xuất hiện TPQT vì có tồn tại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phátsinh nên các HTPL của các quốc gia có liên quan đều có khả năng được áp dụng để giảiquyết tranh chấp, từ đó xuất hiện xung đột pháp luật và phương pháp xung đột, phương

1

Trang 7

pháp thực chất giúp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật Cho đến sau chiến tranhthế giới thứ hai, các ĐƯQT chứa đựng các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh cácQHDS có yếu tố nước ngoài ngày càng được được ký kết nhiều hơn Do đó dẫn đến sựthừa nhận phương pháp điều chỉnh thứ 2 của TPQT là phương pháp thực chất Ở phươngpháp xung đột thì các quy phạm xung đột không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ cácbiện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệthống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng Quy phạm xung đột sẽ dẫn chiếu tới mộtHTPL cụ thể, trong đó chứa đựng quy phạm thực chất điều chỉnh trực tiếp quan hệ dân sựcó yếu tố nước ngoài thì chính quy phạm thực chất đó mới được áp dụng để giải quyếttriệt để vấn đề Vì vậy, luôn có sự kết hợp giữa quy phạm xung đột và quy phạm thựcchất trong điều chỉnh pháp luật.

9 Anh chị hãy giải thích vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựngcác quy phạm pháp luật thực chất mà không chứa đựng các quy phạm pháp luậtxung đột.

Do xuất phát từ bản chất của tập quán quốc tế TQQT là những quy tắc xử sự đượchình thành từ lâu đời, được sử dụng thường xuyên, liên tục và được các quốc gia thừanhận rộng rãi TQQT thường được hình thành thông qua thỏa thuận tự nguyện hợp tácgiữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề pháp lý chung và có giá trị pháp lý ràng buộcgiữa các bên TQQT được ghi nhận một cách cụ thể vì không những là CSPL để các bênchủ thể thực quyền và nghĩa vụ của mình (nếu các bên có thỏa thuận áp dụng) mà nó cònlà CSPL để cơ quan có thẩm quyền áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên Trongkhi QPXĐ chỉ đưa ra nguyên tắc xác định HTPL điều chỉnh QHDS có YTNN chứ khônggiải quyết trực tiếp nội dung của các QHDS đó Vì vậy, QPXĐ trong TPQT có thể khôngđược chứa đựng trong TQQT để đảm bảo tính linh hoạt và sự tương thích giữa các HTPLkhác nhau Việc giải quyết các xung đột pháp lý thông qua TQQT thường dựa trênnguyên tắc ưu tiên theo quyền lực, thỏa thuận và việc các quốc gia giữ được quyền tự xácđịnh tư pháp của mình

10 Nêu điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật thực chất của Tư pháp quốc tế vớiquy phạm pháp luật thực chất của các ngành luật khác (dân sự, thương mại, hônnhân, gia đình, lao động, )

Quy phạm thực chất TPQTQuy phạm của ngành luật khácKhái niệm - Là loại quy phạm trực tiếp điều

chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài Nội dung các quyphạm này thường quy định vềquyền và nghĩa vụ của các bên

- Là những quy tắc xử sự chungmang tính chuẩn mực và bắt buộcthi hành với mọi tổ chức, cá nhâncó liên quan và được ban hành bởicơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nguồn của quy phạm - Điều ước quốc tế;- Tập quán quốc tế;

- Pháp luật quốc gia

- VBQQPL;- Tập quán pháp;- Tiền lệ pháp2

Trang 8

Đối tượng điều chỉnh Phải đáp ứng đủ 2 điều kiện:- Điều chỉnh các quan hệ dân sự

theo nghĩa rộng;- Điều chỉnh quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài được quy địnhtại Điều 663 BLDS 2015

Điều chỉnh các quan hệ pháp luậtdân sự theo nghĩa rộng, nhưngkhông mang yếu tố nước ngoàiđược quy định trong Điều 663BLDS 2015

Tính bình đẳngtrong áp dụngquy phạm phápluật

- Không mang tính bình đẳng,mang tính áp đặt vì pháp luậtđược áp dụng có thể khôngcùng trong một quốc gia vì mỗiquốc gia có nền tư tưởng, kinhtế, chính trị, xã hội khác nhau

- Mang tính bình đẳng vì ápdụng pháp luật trong cùng mộtquốc gia

12 Tại sao Tư pháp quốc tế sử dụng cả ba loại nguồn là điều ước quốc tế,pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế?

Thứ nhất, TPQT đóng vai trò là ngành luật tham gia vào điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài gồm có quan hệ phát sinh giữa các công dân, pháp nhân và giữa các quốc gia với nhau Vì tính chất đặc thù của ngành luật này nên phạm vi điều chỉnh rấtrộng và dẫn tới nhiều nguồn được áp dụng để cùng điều chỉnh

Thứ hai, mỗi loại nguồn có những ưu và nhược điểm bổ trợ cho nhau góp phần hoànthiện bộ khung:

+ Pháp luật quốc gia quy định chi tiết các quan hệ TPQT một cách trực tiếp thôngqua ban hành VBQPPL riêng hoặc sử dụng các VBQPPL khác Điều này dựa trêncơ sở về sự khác biệt về trình độ, thể chế, điều kiện kinh tế, điều kiện kinh tế,nguồn lực… của mỗi quốc gia

+ Điều ước quốc tế: được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia nên cóđộ thống nhất cao hơn so với nguồn pháp luật quốc gia Tuy vậy, điều ước quốc tếcần nhiều điều kiện để ký kết nên số lượng khá ít và tập trung một số lĩnh vực

+ Tập quán quốc tế: là những quy tắc xử sự được thừa nhận rộng rãi và được phầnchung áp dụng thời gian dài Tuy nhiên những tập quán quốc tế này chỉ có thểđược áp dụng khi đã được quốc gia nội luật hóa hoặc chấp nhận tập quán đó.Dựa vào từng tình huống cụ thể mà thứ tự áp dụng các nguồn là khác nhau nhằm giảiquyết vấn đề một cách phù hợp và thuận lợi

14 Vì sao pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế?

TPQT điều chỉnh các QHDS và QHTTDS có YTNN dựa trên ĐƯQT, TQQT vàPLQG Tuy nhiên, việc xây dựng ĐƯQT, TQQT để điều chỉnh các lĩnh vực TPQT cònhạn chế và khó khăn do sự chênh lệch giữa tình hình, điều kiện kinh tế, giữa các quốcgia Do đó, các ĐƯQT, TQQT hiện nay không điều chỉnh, không bao quát được toàn bộcác quan hệ dân sự có YTNN theo nghĩa rộng mà hiện chỉ tập trung vào các lĩnh vực nhưhộn nhân gia đình, thương mại, Đồng thời, không phải quốc gia nào cũng là thành viên

3

Trang 9

của ĐƯQT Vậy nên, ĐƯQT, TQQT không thể là nguồn chủ yếu của các lĩnh vực TPQT.Đối với PLQG thì chủ thể của TPQT cũng như pháp luật dân sự quốc gia chủ yếu là cánhân, pháp nhân Và bộ phận chủ yếu các quy phạm TPQT do từng quốc gia xây dựng,ngoài ra, khi điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có YTNN, TPQT sử dụng các phươngpháp và dẫn chiếu đến PLQG để điều chỉnh các QHDS; sử dụng cả các hình thức và biệnpháp chế tài mà PLQG sử dụng PLQG là pháp luật quan trọng mà quốc gia nào cũng có,còn ĐƯQT, TQQT thì không phải quốc gia nào cũng là thành viên Vì vậy, pháp luậtquốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế.

15 Theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế được áp dụng nhằm điềuchỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào (Nêu rõtừng trường hợp và cơ sở pháp lý)

Theo BLDS có 2 trường hợp:- Theo Khoản 1 Điều 665 BLDS 2015: đối với các ĐƯQT mà CHXHCNVN là

thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHDS cóYTNN thì quy định của ĐƯQT đó được áp dụng

- Theo Khoản 2 Điều 665 BLDS 2015: ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên cóquy định khác với quy định của Phần Năm BLDS và luật khác về pháp luật ápdụng đối với QHDS có YTNN thì quy định của ĐƯQT đó được áp dụng, trừ khiHiến pháp Việt Nam có quy định khác (Khoản 1 Điều 6 Luật điều ước quốc tế2016)

- Trường hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên hoặc luật Việt Nam có quyđịnh các bên có quyền lựa chọn mà các bên chọn áp dụng ĐƯQT thì áp dụngĐƯQT để giải quyết (khoản 2 Điều 664 BLDS 2015)

- Đối với các ĐUQT các bên chọn là nguồn luật điều chỉnh mà Việt Nam khôngphải là thành viên thì vẫn được áp dụng nếu thỏa mãn điều kiện chọn luật và hiệulực sẽ như TQQT Đồng thời, không thể ưu tiên áp dụng khi pháp luật Việt Namđã có quy định

16 Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điềuchỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào? (Nêu rõtừng trường hợp và cơ sở pháp lý).

Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điềuchỉnh các QHDS có YTNN trong các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: pháp luật áp dụng đối với QHDS có YTNN được xác định theoĐƯQT mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam (khoản 1 Điều 644 BLDS2015)

- Trường hợp 2: khi ĐƯQT đó có Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Namcó quy định các bên có quyền lựa chọn và các bên lựa chọn pháp luật Việt Nam làpháp luật áp dụng thì pháp luật Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh QHDS cóYTNN đó (khoản 2 Điều 664 BLDS 2015)

- Trường hợp 3: trong trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, mà pháp luật Việt Nam được

4

Trang 10

xem là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với QHDS có YTNN đó, thìlúc này, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN(khoản 3 Điều 664 BLDS 2015).

- Trường hợp 4: trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, cácbên lựa chọn TQQT nhưng TQQT đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtViệt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng (Điều 666 BLDS 2015)

- Trường hợp 5: trường hợp pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến nhưng khôngđược áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2015 thì pháp luật ViệtNam được áp dụng (khoản 2 Điều 670 BLDS 2015)

17 Theo anh/chị án lệ có phải là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tếkhông? Vì sao.

Án lệ không phải là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tế ở Việt Nam Vì ánlệ là các bản án hoặc quyết định của Tòa án thể hiện quan điểm, phương án về giải quyếtmột vụ việc trước đây chưa từng có hoặc chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh,làm tiền lệ sử dụng để giải quyết đối với những quan hệ tương ứng ở tương lai Và án lệkhông được coi là văn bản quy phạm pháp luật, ở Việt Nam thực tiễn tư pháp quốc tế,nguồn luật của tư pháp quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quánquốc tế Còn án lệ không được xem là nguồn luật của tư pháp quốc tế riêng và nguồn luậtcủa pháp luật nói chung, chỉ có những VBQPPL của Nhà nước mới là nguồn luật củapháp luật Án lệ tồn tại nhưng vẫn chịu sự ràng buộc nhất định, phù hợp với pháp luậtquốc gia đã ban hành

18 Có quan điểm cho rằng: "Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế là hai bộ phậncủa ngành luật quốc tế" Quan điểm của anh (chị) về nhận định trên.

Theo quan điểm của nhóm, nhóm không đồng tình với quan điểm “Tư pháp quốc tếvà Công pháp quốc tế là hai bộ phận của ngành luật quốc tế” vì:

Thứ nhất, về định nghĩa, TPQT là một ngành luật độc lập trong HTPL quốc gia, điềuchỉnh các QHDS theo nghĩa rộng có YTNN và điều chỉnh các vấn đề về TTDS cóYTNN Còn CPQT là một HTPL quốc tế điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủthể của luật quốc tế với nhau CPQT có hệ thống các quy phạm của tồn tại song song vớicác quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật quốc gia CPQT là 1 hệ thống rộng hơnTPQT

Thứ hai, về đối tượng điều chỉnh: đối tượng điều chỉnh của TPQT là những QHDScó YTNN và các vấn đề về TTDS có YTNN Còn đối tượng điều chỉnh của CPQT là cácquan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể, đặc biệt là giữa cácquốc gia với nhau Hai bên có đối tượng điều chỉnh hoàn toàn khác nhau, và không có đốitượng điều chỉnh nào chung lớn nhất

Thứ ba, về phương pháp điều chỉnh: TPQT điều chỉnh theo hai phương pháp làphương pháp thực chất và phương pháp xung đột Trong khi đó, CPQT sử dụng phươngpháp bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí giữa các chủ thế Bởi vì TPQT còn bị chi phốibởi PLQG nên phải sử dụng một số phương pháp nhất định, còn CPQT là một hệ thốngđộc lập giữa các chủ thể là quốc gia nên phải dựa vào sự tự do tự nguyện của các bên

5

Trang 11

Thứ tư, về nguồn luật: TPQT có ba nguồn chính là ĐƯQT, TQQT và PLQG Nguồncủa CPQT bao gồm: ĐƯQT; TQQT; các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộcvăn minh thừa nhận; quyết định của Toà án; học thuyết của các luật gia có trình độ caocủa các nước khác nhau.

Tóm lại, qua các yếu tố được phân tích ở trên có thể thấy rằng TPQT và CPQTthuộc hai phạm vi khác nhau, chúng không cùng là một bộ phận của ngành luật quốc tế.TPQT là một ngành của PLQG, CPQT là cả một HTPL quốc tế Do đó, nhóm khôngđồng tình với quan điểm “Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế là hai bộ phận của ngànhluật quốc tế”

19 Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác nhưLuật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình.

Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩarộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài Có phạm vi điềuchỉnh là xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nướcngoài, giải quyết xung đột pháp luật xác định pháp luật áp dụng phù hợp, công nhận vàcho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nướcngoài Các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT có liên quan đến các quan hệ xãhội thuộc điều chỉnh của các ngành luật khác

Tuy nhiên khác với phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác:

Tư pháp quốc tếLuật Dân sự

TPQT điều chỉnh quan hệ DS theonghĩa rộng có yếu tố nước ngoài vàquan hệ TTDS mang yếu tố nướcngoài Các quan hệ “tư” được TPQTđiều chỉnh như quan hệ dân sự, hônnhân gia đình, kinh doanh, lao động,

Theo quy định tại Điều 1 BLDS năm 2015,phạm vi điều chỉnh của địa vị pháp lý, chuẩnmực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, phápnhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sảncủa cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ đượchình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độclập về tài sản và tự chịu trách nhiệm

Tư pháp quốc tếLuật Thương mại

TPQT điều chỉnh quan hệ DS theonghĩa rộng có yếu tố nước ngoài vàquan hệ TTDS mang yếu tố nướcngoài Các quan hệ “tư” được TPQTđiều chỉnh cũng là các quan hệ đượccác ngành luật điều chỉnh nhưng phảimang yếu tố nước ngoài

Theo Điều 1 Luật Thương mại 2005, phạm viđiều chỉnh của LTM bao gồm các hoạt độngthương mại được thực hiện trong và ngoài lãnhthổ Việt Nam Các hoạt động của thương nhânnhư: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịchvụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt độngkhác nhằm mục đích sinh lợi

Luật Thương mại không điều chỉnh các vấn đềcủa TPQT

Tư pháp quốc tếLuật Lao động

6

Trang 12

TPQT điều chỉnh QHDS theo nghĩarộng có YTNN và quan hệ TTDSmang yếu tố nước ngoài Các quan hệ“tư” được TPQT điều chỉnh như quanhệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinhdoanh, lao động,

Theo Điều 1 Luật Lao động năm 2019 quy định,phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồmquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người laođộng và tổ chức, người sử dụng, thuê, mướn laođộng trong quan hệ lao động và các quan hệkhác liên quan phát sinh trực tiếp đến quan hệlao động

Tư pháp quốc tếLuật Hôn nhân và gia đình.

TPQT điều chỉnh quan hệ DS theonghĩa rộng có yếu tố nước ngoài vàquan hệ TTDS mang yếu tố nướcngoài Các quan hệ “tư” được TPQTđiều chỉnh như quan hệ dân sự, hônnhân gia đình, kinh doanh, lao động,

Điều chỉnh các quan hệ xã hội về hôn nhân vàgia đình, quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ vàchồng, giữa cha mẹ và con cái và với nhữngngười thân thích khác phát sinh giữa hai ngườimang quốc tịch Việt Nam

20 Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác như LuậtDân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình.

TPQT có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và mật thiết với các ngành luật khác nhưLuật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, quan trọng làđều được xây dựng trên HTPL của quốc gia TPQT là một ngành luật độc lập trongHTPL điều chỉnh các QHDS theo nghĩa rộng và bên cạnh đó còn có thêm YTNN TPQTđiều chỉnh những vấn đề như: Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc cóyếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng đối với những QHDS có YTNN, uỷ quyền tư pháp,công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết có YTNN Đây là những vấn đề mà chỉcó TPQT mới có thể điều chỉnh được còn những ngành luật khác không điều chỉnh vấnđề này Chủ thể của TPQT là các chủ thể của các ngành luật trong nước chỉ có thêmYTNN TPQT không nằm ở một bộ luật hay luật nào khác mà TPQT nằm trong nhiềuvăn bản khác nhau như trong BLDS 2015, Bộ luật Hình sự 2015… và quy phạm phápluật của TPQT xuất hiện hầu như trong các văn bản

25 Trình bày nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia.

Thứ nhất, quyền miễn trừ xét xử của quốc gia: Nếu không có sự đồng ý của quốc giathì không một Tòa án nước ngoài nào (kể cả Tòa án của chính quốc gia đó) có thẩmquyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn dân sự Quốc gia có quyền đứngtên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài Bịđơn là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được quốc gianguyên đơn đồng ý

Thứ hai, quyền miễn trừ các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện: Trong trường hợpmà quốc gia đồng ý cho Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp mà quốcgia là một bên tham gia thì Tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng Tòa án khôngđược áp dụng bất kì một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản… của

7

Trang 13

quốc gia đó phục vụ cho việc xét xử Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này khiđược quốc gia đó đồng ý.

Thứ ba, quyền miễn trừ thi hành án: Quốc gia đồng ý cho một Tòa án giải quyết tranhchấp mà quốc gia là một bên tham gia và quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa ánnước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành Tòa án không thể thi hànhcác biện pháp cưỡng chế quốc gia thi hành bản án đó

Thứ tư, quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia: tài sản củaquốc gia là bất khả xâm phạm do đó nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không ai cóquyền thi hành bất cứ biện pháp cưỡng chế nào như tịch thu, chiếm giữ… đối với tài sảncủa quốc gia

30 Theo anh/chị Việt Nam hiện nay đang theo quan điểm quyền miễn trừ quốc gialà quyền miễn trừ tuyệt đối hay quyền miễn trừ tương đối

Việt Nam hiện nay đang theo quan điểm quyền miễn trừ quốc gia là quyền miễn trừtuyệt đối được thể hiện thông qua quy định tại Điều 100 BLDS 2015 về trách nhiệm vềnghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ởTrung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự với một bên là nhà nước, pháp nhân, cánhân nước ngoài Cụ thể, Nhà nước được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vựcquan hệ dân sự mà không có quy định về sự giới hạn và được hưởng quyền này trong bấtkì trường hợp nào Chỉ trừ các trường hợp mà Nhà nước đồng ý từ bỏ quyền này như: khiĐiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định vềviệc từ bỏ quyền miễn trừ, khi các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyềnmiễn trừ, khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trungương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ Do đó, có thể thấy Việt Nam hiện nay đangtheo quan điểm quyền miễn trừ quốc gia là quyền miễn trừ tuyệt đối

31 Trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, việc quốc gia tuyên bố từ bỏquyền miễn trừ được ghi nhận tại đâu.

Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ khi tham gia vào các quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài được ghi nhận tại các quy định trong pháp luật quốc gia, tại các Điềuước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và trong hợp đồng của các bên có thỏa thuận vềviệc từ bỏ quyền miễn trừ Ví dụ tại Điều 100 BLDS 2015, Việt Nam quy định cáctrường hợp từ bỏ quyền miễn trừ như: khi Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ, khi các bên trongquan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ, khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ

8

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w