1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự từ thực tiễn cục thi hành án dân sự thành phố hồ chí minh

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự từ thực tiễn Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Ái Thu
Người hướng dẫn TS. Chu Hải Thanh
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,41 MB

Nội dung

Như vậy, BPBĐ THADS là các cách thức giúp cho CHV thực hiện một cách đầy đủ, chắc chắn, chặt chẽ với mục đích bảo đàm tính hiệu lực của bản án, quyết định phải được tổ chức thi hành, đảm

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

-gsEQrt

-NGUYEN TAT THANH

Trang 2

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

-G8CŨS0 -NGUYEN TAT THANH

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã ngành: 8380107

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT KINH TẾ

Thành phồ Hồ Chí Minh- năm 2024

Trang 3

Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN

Giảng viên hướng dẫn

TS Chu Hải Thanh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Luận văn này là ket quả nghiên cứu cũa riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Chu Hải Thanh, đảm bảo tính trung thực và tuân thú các quy định ve trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ve lời cam đoan này

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Ái Thu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, xin gửi lời cám ơn đen Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Qúy Thầy Cô trường Đại học Nguyễn Tất Thành nói chung và Ọúy Thay Cô khoa Luật nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt thời gian qua Gửi lời cảm ơn đen đong chí Nguyễn Hoàng Lộ- Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự Thành phố Ho Chí Minh đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm, so liệu thực tiễn có liên quan đen Luận văn, giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ Từ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được học từ Thầy Cô, Cơ quan là ánh sáng cho em có cái nhìn rõ hơn ve con đường nghe nghiệp và cơ hội cùa bàn thân trong tương lai Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Chu Hải Thanh- Giảng viên hướng dần luôn sẵn sàng hỗ trợ khi em gặp khó khăn, thầy đã tận tình nhận xét, góp ý, sửa chữa, định hướng cho em thực hiện, hoàn thành thật tốt Luận vãn này

Do kiến thức còn hạn che và kinh nghiệm thực te còn ít nên Luận văn không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý từ Thầy Cô

Cuối cùng, em xin kính chúc Qúy Thầy Cô, Ọúy Cơ quan thật nhiều sức khỏe và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Ái Thu

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẤT

1 BPBĐ Biện pháp bảo đảm2 CHV Chấp hành viên3 Luật THADS

năm 2008

Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008

4 Luật THADS năm 2014

Luật Sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Luật số 64/2014/QH13) ngày 25/11/2014

5 Nghị định so 117/2018/NĐ-CP

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của to chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước

6Pháp lệnhTHADS năm2004

Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVỌH11 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/01/2004 ve thi hành án dân sự

7 THA Thi hành án8 THADS Thi hành án dân sự

9TTLT số số 02/2014/TTLT- BTP-BTC- BLĐTBXH- NHNNVN

Thông tư liên tịch sổ 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH- NHNNVN cùa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày

14/01/2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin ve tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự

Trang 7

1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đám thi hành án dân sự 8

1.1.2 Đặc điểm cửa biện pháp bấo đảm thi hành án dân sự' 10

1.1.3 Ỷ nghĩa của biện pháp bảo đám thi hành án dân sự 15

1.2 Pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 17

1.2.1 Biện pháp phong tỏa tài khoán, tài sán ở nơi gửi giữ 17

1.2.2 Biện pháp tạm giũ' tài sản, giấy tò’ ciia đương sự 29

1.2.3 Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền so" hữu, SU’ dụng, thayđôi hiện trạng tài sản 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2 THỤC TIỄN THỤC THI PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢOĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN sụ Ở cục THI HÀNH ÁN DÂN sụ THÀNHPHÓ HÒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ 49

2.1 Thực tiễn thực thi pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ởCục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh 49

2.1.1 Thực tiễn thực thi pháp ỉuật về biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sánở nơi gửi giữ 49

2.1.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về biện pháp tạm giữ tài sấn, giấy tờ cứa đương sự 53

2.1.3 Thực tiễn thực thi pháp luật về biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sii’ dụng, thay đoi hiện trạng tài sản 59

Trang 8

2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thỉ pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 65

2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đám thi hành án dãnsự 652.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về biện pháp bảo đảmthi hành án dân sự 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

PHẦN KÉT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

PHẦN MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng cùa quy trình to tụng, là hoạt động đưa bàn án, quyết định ve dân sự của Tòa án, Trọng tài thưong mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành trên thực te; đảm bảo tính chấp hành của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước; góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, pháp che xã hội chù nghĩa; tăng cường sự lãnh đạo cùa Đảng, Nhà nước Bản án, quyết định cùa Tòa án là kết quả cũa quá trình nhân danh Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũa tổ chức, cá nhân; lợi ích Nhà nước “Quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của đương sự được ghi nhận trong bản án, quyết định nếu không được tổ chức thi hành thì cũng chỉ là quyền, lợi ích trên giấy” Trên thực te, hiệu quả thi hành bản án, quyết định phụ thuộc vào điều kiện THA của đương sự Tuy nhiên, không phải lúc nào có điều kiện thì đương sự cũng sẽ tự nguyện thi hành nghĩa vụ cùa mình, mà họ sẽ tìm cách tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh thi hành nghĩa vụ do đó cần có một cơ chế để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước đó là BPBĐ THADS

BPBĐ THADS là một biện pháp pháp lý mang tính quyền lực nhà nước được CHV áp dụng trên tài sản cứa người phải THA với mục đích là ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sàn BPBĐ THADS chưa làm chấm dứt quyền sở hữu, sữ dụng của người phải THA mà mới chỉ đặt tài sàn của họ trong trạng thái bị hạn chế quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt Có ba BPBĐ THADS đó là; biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ờ nơi gửi giữ; biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cùa đương sự; biện pháp tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sữ dụng, thay đoi hiện trạng tài sản Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ cùa từng bản án, quyết định mà CHV sẽ lựa chọn áp dụng BPBĐ THADS phù hợp

Xác định được tầm quan trọng, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay Đảng, Nhà nước đã xây dựng nên nhiều chù trương, chính sách ve công tác THADS Ngày 19/7/1946, Quyền Chũ tịch Chính phũ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã ký sắc lệnh so 130/SL quy định ve thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án Đây cũng chính là văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động cùa các cơ quan THA trong chế độ mới Tiếp đến là Hiến

Trang 10

pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 136); Pháp lệnh năm 1989, Pháp lệnh năm 1993 và Pháp lệnh năm 2004, cho đen thời điểm hiện nay, pháp luật về THADS đã không ngừng được xây dựng, sữa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện, được điều chình bởi một đạo luật chuyên ngành là Luật THADS năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2018, 2020, 2022) và các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết, từ đó xây dựng được hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo công tác THADS hoạt động hiệu lực, hiệu quả Từ đó, ngành THADS đã bước đầu có một đạo luật điều chinh riêng, áp dụng các quy định cùa đạo luật này, từ đó CHV áp dụng vào quá trình to chức thi hành các bàn án, quyết định cũa Tòa án và các phán quyết khác của co quan tài phán có thầm quyền Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, những năm gần đây nhiều bộ luật, luật mới cũng đã được ban hành với nlìieu quy định liên quan den THADS như Luật Phá sản năm 2014; Bộ luật To tụng dân sự năm 2015; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015 ( được sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Đấu giá năm 2016; Luật Cạnh tranh năm 2018; Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Luật Đất đai năm 2023; Luật Hòa giãi đối thoại tại Tòa án năm 2020, nhằm đưa các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ve cải cách tư pháp vào thực tiễn và tăng cường hiệu quả, hiệu lực, đảm bảo bản án, quyết định ve dân sự cùa Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đong xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành trên thực te Tuy nhiên qua quá trình dài triển khai thực hiện thì Luật THADS đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn che trong quy định pháp luật về BPBĐ THADS và công tác tổ chức THA như:

- Pháp luật không theo kịp thực tiễn, một so vấn đe pháp lý chưa được quy định hoặc quy định không đầy đủ, còn nhiều chồng chéo, bất cập Cụ thể, pháp luật chưa quy định rõ ràng, thong nhất ve chủ the có quyền yêu cầu cung cap thông tin trong THADS; thời hạn thực hiện quyết định áp dụng BPBĐ THADS chưa phù hợp; tham quyền xử phạt hành vi không phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cung cấp thông tin theo yêu cầu cùa CHV

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cùa nhân viên THA còn hạn che Trên thực te không ít hành vi của CHV áp dụng BPBĐ THADS chưa phù hợp thậm chí là áp dụng sai mặc dù pháp luật đã hướng dẫn khá cụ thể, rõ ràng Điều này dẫn đen việc gia tăng so lượng đơn khiếu nại, tố cáo, gây khó khăn và đặc biệt là kéo dài thời gian tổ chức THA

Trang 11

- Công tác phối hợp giữa cơ quan THA và các cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan còn nhiều chậm trễ, thậm chí là không phoi họp Do chưa nhận thức được tam quan trọng của việc THA, yêu cầu cùa CHV Thêm vào đó, pháp luật quy định ve thời hạn trả lời của các cơ quan chưa rõ ràng, nên tạo tình trạng chây lỳ, lúng túng trong thực hiện.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ve BPBĐ THADS, tuy nhiên các công trình đó chủ yếu đe cập đen một số van đe, khía cạnh pháp lý điển hình cùa BPBĐ mà chưa nghiên cứu tong quan, toàn diện ve những vấn đe lý luận của BPBĐ THADS Trên cơ sở nhu càu nghiên cứu ve cả mặt thực tiễn và mặt khoa học nêu trên, tác già chọn đê tài: “Biện pháp báo đảm thi hành án dân sự’ tù’ thực tiễn Cục

Thi hành án dân sự’ Thành phố Hồ Chí Minh ” cho đe tài Luận văn cùa mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đẻ hiểu rõ hơn về quá trình tổ chức triển khai thực hiện BPBĐ THADS; làm sáng tở những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành BPBĐ THADS thì tác giả đã tổng kết kinh nghiệm về cả lý luận và thực tiễn từ các công trình nghiên cứu khoa học như sau:

*Giáo trình, sách, tài liệu chuyên khảo:

- Lê Thu Hà (2011), Một so vấn đe về hoàn thiện pháp luật thi hành án dán sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Trong quyển sách này, tác giả nghiên cứu, tổng kết các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật THADS qua từng giai đoạn lịch sử Từ đó phân tích những điểm mới, điểm bất cập, vướng mắc trong từng giai đoạn cụ thể, đe thấy được sự thay đoi ngày càng tiến bộ của ngành THA Bên cạnh đó, tác giả đề xuất những điểm tiến bộ để ngày càng hoàn thiện nội dung quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành Luật THADS Luật THADS năm 2008 là văn bản pháp lý đầu tiên có quy định về việc áp dụng BPBĐ, góp phần hỗ trợ bảo đảm cho bản án, quyết định cùa Tòa án được thực hiện Tuy nhiên, trong quyển sách này tác già chỉ trình bày một phần nghiên cứu nhở ve BPBĐ THADS nên những van đe ve chuyên sâu ve thực trạng, thực tiễn thi hành BPBĐ THADS chưa được đe cập

- Nguyễn Văn Lực (2018), “Chi cục trưởng trong áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chê thi hành án”, Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quàn lý cho

Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự, Tong cục THADS - Bộ Tư pháp Trong

Trang 12

bài viết này tác giả tập trung phân tích vai trò cùa người đứng đàu cơ quan THADS trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, đồng thời đưa ra những lưu ý trong áp dụng BPBĐ THADS Trang bị cho CHV có thêm kỹ năng nghiệp vụ trong việc áp dụng BPBĐ như kỹ năng xác minh, thu thập thông tin Tài liệu này đã giúp tác giả đưa ra lưu ý quan trọng và mang tính thực te, góp phần hồ trợ các công trình nghiên cứu khoa học sau này đúng mục đích, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong áp dụng BPBĐ THADS.

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thi hành án dãn sự

Việt Nam, Nguyễn Công Bình, Bùi Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Hà, NXB Công an

nhân dân Giáo trình này trình bày các nội dung như: Khái niệm, vai trò, thời hiệu, thẩm quyền, Chương V Giáo trình nói về BPBĐ THADS Tuy nhiên, với mục đích phục vụ học tập, giảng dạy là chính, vì vậy nội dung của BPBĐ THADS chi được đề cập một cách tong quát Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành chưa được đe cập trong Giáo trình Trong Luận vãn này, tác giả sẽ làm rõ hơn về vấn đe này

- Trường Đại học Kinh te- Luật (2015), Tài liệu học tập thi hành án dân sự,

Huỳnh Thị Nam Hải, NXB Đại học Quốc gia Thành phô Hồ Chí Minh Trong tài liệu này tác già phân tích khá cụ the ve các điều kiện đe áp dụng của từng BPBĐ THADS trên thực te (đoi tượng bị áp dụng, mục đích, hình thức áp dụng, ) Tác già phân tích chuyên sâu ve hình thức áp dụng BPBĐ THADS, đong thời đánh giá sâu sắc những điểm mới trong quy định pháp luật về BPBĐ THADS Tuy nhiên, tài liệu này nói ve van đe nghiên cứu thực tiễn chưa rõ Vì vậy, tác giả cần tiếp thu những kiến thức cơ bản và tiếp tục làm rõ hơn ve thực trạng pháp luật trong Luận văn của mình

* Tạp chí:

- Đặng Ngọc Dư (2016), “Một so vấn đe ve các biện pháp bào đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiêm sát, số 19, tr.21-25 Trong tài liệu này tác giả đã trình bày khá toàn diện về quy định pháp luật, thời điểm ra quyết định áp dụng BPBĐ THADS Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác già hoàn thiện các kiến thức chung về mặt lý luận trong Luận vãn của mình

- Lê Vĩnh Châu (2015), “Luật sửa đoi, bo sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 hứa hẹn tháo gỡ nhiều vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự”, Tạp chỉ Khoa học pháp lý, so 2, tr 69-74 Tài liệu này tác giả đưa ra những

Trang 13

quan điểm cụ thể về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về THA Trong đó có ví dụ về BPBĐ THADS được tác giả nhắc đen khi trình bày những vấn đe cần được tiếp tục sứa đổi, bổ sung trong Luật THADS năm 2014 Tuy nhiên, do giới hạn cùa đối tượng và phạm vi nghiên cứu nên bài viết chỉ mới bàn luận đến một vài diem mới về BPBĐ THADS Vì vậy, trong bài nghiên cứu khoa học cùa mình, tác giả nên phân tích sâu về vấn đề này để thấy được sự chuyển biến tiến bộ của pháp luật THADS về BPBĐ THADS.

- Vũ Chiến Hà (2011), “Những vướng mắc khi phong tòa tài khoản để thi hành án”, Tạp chí Dân chũ & Pháp luật, số 7, tr 13-15 Trong bài viết này tác giả tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành biện pháp phong tỏa tài khoản, tác giả đưa ra những ví dụ dẫn chứng cụ thể mang tính thực te cao Từ lý luận đen thực tiễn, tác giả đưa ra những đe xuất, kiến nghị giúp CHV có cơ sở pháp lý vững vàng trong thực thi nhiệm vụ Từ đó, hiểu được giá trị tham khảo của bài viết này là rất cần thiết từ lý luận đen thực tiễn nên tác già tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu phát triển đối tượng nghiên cứu cũa đe tài

Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi và mục đích nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học trên cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên mục đích, cơ sở áp dụng, nội dung các quy định ve BPBĐ THA mà chưa nghiên cứu, phân tích chuyên sâu ve các nội dung liên quan van đề này Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu hết sức cần thiết và quan trọng mà tác giả lựa chọn làm tài liệu tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đe tài Luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm làm rõ những vấn đe lý luận ve BPBĐ THADS, nội dung quy định pháp luật về BPBĐ THADS; nhận diện được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện chúng, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ve BPBĐ THADS

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đẻ giải quyết mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của BPBĐTHADS

Trang 14

Phân tích, đánh giá quy định Luật THADS về BPBĐ THADSNhận diện đuợc khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện BPBĐ THADS, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BPBĐ THADS.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cũa đe tài là những van đe lý luận về BPBĐ THADS, là quy định pháp luật về BPBĐ THADS và thực trạng thực hiện biện pháp này trong hoạt động THADS hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

về nội dung, đe tài nghiên cứu nhiều van đe khác nhau Tuy vậy, do giới hạn của một Luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đe cơ bản nhất thuộc nội dung đe tài như khái niệm, đặc diem, ý nghĩa cũa BPBĐ THADS; nội dung quy định Luật THADS về BPBĐ THA và thực trạng thực hiện biện pháp này trong hoạt động THADS hiện nay

về mặt thời gian, đe tài tập trung nghiên cứu những vấn đe liên quan BPBĐ THADS từ khi có Pháp lệnh THADS năm 2004 đến nay, trên cơ sở áp dụng BPBĐ THADS lần đầu tiên được luật hóa tại Luật THADS năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009) Trong đó, số liệu thống kê thực tiễn áp dụng BPBĐ THADS được tổng hợp từ năm 2019 đến năm 2023

về mặt không gian, việc nghiên cứu về BPBĐ THADS được tiến hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành pho Ho Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt Luận văn để làm rõ những van đe cơ bản, quy định pháp luật và thực tiễn thi hành của từng BPBĐ THADS

Phương pháp so sánh: được áp dụng nham chì ra những diem tương đong và khác biệt giữa các quy định pháp luật ve BPBĐ THADS hiện hành với các chế định đã được quy định trước đó Phương pháp này được sữ dụng tại các mục 1.2.1, 1.2.1.3,

1.2.2, I.2.2.3

Phương pháp thu thập dữ liệu: nhằm thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan về việc áp dụng BPBĐ THADS trên thực tế, các so liệu thống kê hiệu quả của việc

Trang 15

thi hành BPBĐ THADS Phương pháp này được thể hiện ở phần phụ lục cũa Luận văn.

Phương pháp tong hợp: nhằm khái quát hóa thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng ve BPBĐ THADS nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi cao Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Luận văn

Phương pháp luận: việc nghiên cứu Luận văn sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sứ của Chù nghĩa Mác-Lênin Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các nghiên cứu cụ thể của tác giã trong quá trình thực hiện Luận văn

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

ý nghĩa lý luận: Luận văn giải quyết van đe cần nghiên cứu dưới khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực tiễn; từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật ve BPBĐ THADS nói riêng và công tác tổ chức THADS nói chung

ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học sau này liên quan đến BPBĐ THADS hoặc lĩnh vực THADS có liên quan; có giá trị nghiên cứu, tham khảo cho CHV, Thẩm tra viên, công chức,., trong quá trình tố chức thi hành

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gom có 02 chương, cụ the như sau:

Chương 1: Những vấn đe lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật ve biện pháp bào đảm thi hành án dân sự ở Cục Thi hành án dân sự Thành pho Hồ Chí Minh và kiến nghị

Trang 16

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI

HÀNH ÁN DÂN SỤl.ỉ Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp bảo đăm thi hành án dân sự.

1.1.1 Khái niệm biện pháp báo đàm thi hành án dân sự

BPBĐ THADS là một bộ phận cùa pháp luật về THADS Như chúng ta đã biết, trình tự, thủ tục THADS được hiểu theo nghĩa tổng thể là toàn bộ tất cả các bước để đưa ra thi hành trên thực tế một bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đong xữ lý vụ việc cạnh tranh Quy trình thực hiện được quy định trong Luật THADS và văn bản hướng dẫn thi hành và được tổ chức thực hiện từ khi cấp bàn án, quyết định, tiếp nhận, rà soát, thụ lý đơn yêu cầu THA, ra một quyết định THA, tiến hành công tác to chức triển khai thực hiện cho đen khi kết thúc nghĩa vụ phải thi hành; quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự được thi hành trên thực te Trong công tác to chức THADS, tùy vào từng vụ việc dân sự cụ thể mà Thủ trưởng, CHV có thể lựa chọn thực hiện các thù tục cần thiết khác nhau Hoạt động trên đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự phải được pháp luật bảo vệ Do đó pháp luật ve THADS đã quy định một cơ che bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA trong trường hợp người phải THA chong đoi, cản trở việc THA

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nằng xuất bân thì “biện pháp” được hiểu là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”, “bảo đảm” được hiểu là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết hoặc là sự bảo đảm thực hiện được hoặc giữ được”, “thi hành” được hiểu là “làm cho thành có hiệu lực điều đã chính thức quyết định”

Ve khía cạnh khoa học pháp lý thì khái niệm “THA” là hoạt động làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án, cơ quan tài phán có thẩm quyền được thực hiện Ở giai đoạn tố tụng, kết quả của quá trình xét xừ là đưa ra các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sờ căn cứ áp dụng các điều khoản luật định cụ the đe xem xét, nhận định tất cả các tình tiết có liên quan đã xảy ra, còn ờ giai đoạn THA là hoạt động làm cho các phán quyết đó (bản án, quyết định) được triển khai thi hành trên thực te Khái niệm THADS là “hoạt động do CHV tiến hành theo những trình tự,

Trang 17

thủ tục nhất định nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực của Tòa án ra để thi hành” Tuy nhiên, cần phải hiếu theo nghĩa tong quát hon, ngoài các phán quyết của Tòa án thì các phán quyết của Trọng tài thương mại, Hội đong xử lý vụ việc cạnh tranh, cũng được to chức thi hành trên thực te Như vậy, BPBĐ THADS là các cách thức giúp cho CHV thực hiện một cách đầy đủ, chắc chắn, chặt chẽ với mục đích bảo đàm tính hiệu lực của bản án, quyết định phải được tổ chức thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh cũa pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa tổ chức, cá nhân và của nhà nước.

Theo Giáo trình Luật THADS của Trường Đại học luật Hà Nội thì BPBĐ THADS được thực hiện bởi sức mạnh cường che nhà nước, với mục đích ngăn chặn hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành và bên cạnh đó với quy định này góp phần tạo áp lực, đôn đốc người phải THA tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của họ Không phải lúc nào người phải THA cũng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, lúc này CHV sẽ áp dụng biện pháp cưỡng che THADS buộc người phải THA phải thi hành nghĩa vụ Như vậy, BPBĐ THADS là một biện pháp pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, chỉ cần có căn cứ xác định người phải THA có tài sản đứng tên chủ sở hữu hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng cùng đứng tên sở hữu với người phải THA thì CHV có quyền áp dụng ngay biện pháp này Sau khi ra quyết định áp dụng BPBĐ THADS, neu người phài THA không tự nguyện THA và có căn cứ xác định người phải THA có tài sản đứng tên chũ sở hữu, sừ dụng thì CHV có thể áp dụng biện pháp cưỡng che THADS phù hợp Với những lập luận như trên, Giáo trình đã đi đen định nghĩa ve BPBĐ THADS như sau:

“BPBĐ THADS là một biện pháp pháp lý đặt tài sản cùa người phải THA trong tình trạng bị hạn che hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải THA tẩu tán, định đoạt tài sản, tron tránh việc THA và đôn đốc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình do CHV áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng che THADS”1

1 TrườngĐại học Luật Hà Nội (2010),GiáotrìnhLuật Thihànhándânsự, Nxb Côngan nhândân, Hà Nội,

tr.187.

Qua định nghĩa như trên có thể nhận thấy ràng định nghĩa mà Giáo trình Đại học Luật Hà Nội về BPBĐ THADS chưa thật sự đầy đũ, cụ thể, chưa phản ánh hết tất cả các nội dung, mục đích, ý nghĩa của các biện pháp này Bởi vì, ngoài cơ che tác

Trang 18

động đến tài sàn thì quyền tài sản của người phải THA cũng được coi là đối tượng bị áp dụng của BPBĐ THADS Trong quá trình thực hiện quyết định áp dụng BPBĐ THADS thì tài sàn của người phải THA đặt vào trạng thái tạm thời bị cấm sừ dụng, định đoạt mà chưa làm chấm dứt hoàn toàn quyền sử dụng, định đoạt tài sản cùa người phải THA Mặt khác, việc thực hiện BPBĐ THADS linh hoạt, nhanh gọn, ít tốn thời gian, và đặc biệt trong nhiều trường hợp, được áp dụng ngay cả sau khi áp dụng biện pháp cưỡng che như: Sau khi CHV đã kê biên xừ lý tài sản cùa người phải THA nhưng tài sản bị kê biên này lại thuộc vào các trường hợp là thuộc diện khó xữ lý hoặc không thể xử lý được do không rõ nguồn goc, do đang bị giải tỏa, di dời, đang được sữ dụng đe đảm bảo cho một nghĩa vụ khác hợp pháp, Lúc này, CHV lại phát hiện các tài sản khác của người phải THA thì có thể áp dụng BPBĐ THADS đối với tài sản này để thay thế cho tài sản đã bị kê biên Do đó, cần định nghĩa BPBĐ THADS như sau:

BPBĐ THADS là biện pháp pháp lý được CHV áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong tổ chức thực hiện việc THA, đặt tài sản cùa người phài THA trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đoi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện THA, ngăn chặn người phải THA thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đoi hiện trạng ve tài sản, tron tránh việc THA, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng che THADS trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA

1.1.2 Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thì hành án dân sự

BPBĐ THADS được xem như là bước đệm, cầu noi trung gian giữa giai đoạn người phải THA tự nguyện thực hiện nghĩa vụ THA cùa mình và giai đoạn CHV tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS; trường hợp người phải THA không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cùa mình thì trên cơ sở BPBĐ THADS đã áp dụng, CHV sẽ áp dụng biện pháp cưỡng che THADS tương ứng để xử lý tài sản của người phải THA Qua nghiên cứu cho thấy BPBĐ THADS có những đặc điểm cơ bản như sau:

Một ỉà, đoi tượng bị áp dụng BPBĐ THADS là tài sản, tài khoản, giấy tờ có giá và quyền tài sản

Phần lớn nghĩa vụ được tổ chức thi hành trong lĩnh vực THADS là nghĩa vụ về tài sản Do đó, để việc THA được thuận lợi, BPBĐ THADS được CHV áp dụng đoi với đoi tượng là các tài sản, giấy tờ, quyền tài sản được cho là cùa người phải

Trang 19

THA Tài sản cũa người phải THA có thể đang do người phải THA hoặc do người khác chiếm giữ Trên cơ sở kết quả xác minh hoặc thông tin do người được THA cung cấp, CHV có thể ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sàn ở nơi gửi giữ; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng ký, chuyền quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Hai là, BPBĐ THADS được áp dụng thì chưa làm chấm dứt quyền sở hữu, sữ dụng cùa người phải THA

Xét ve mặt bản chất, BPBĐ THADS được ví như là biện pháp khan cấp tạm thời trong hoạt động THADS Theo đó, BPBĐ THADS có chức năng hỗ trợ thi hành các phán quyết (bản án/quyet định) được kịp thời nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản; tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án của người phái THA; đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành bản án, quyết định

Ví dụ Khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sàn, giấy tờ của đương sự, người phải

THA không chiếm hữu được tài sản, giấy tờ nên họ bị hạn che quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản, giấy tờ này Khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyên quyền sở hữu, sừ dụng, thay đối hiện trạng tài sản thì người phải THA không thể thực hiện được các giao dịch liên quan đen tài sản như thũ tục đăng ký tài sản, sang tên, chuyển nhượng tài sản Mặc dù trên thực tế tài sản đã bị chuyển nhượng thì giao dịch đó vẫn bị vô hiệu theo quy định cùa pháp luật dân sự Trong trường hợp người phải THA muốn xây dựng, sửa chữa tài sản, biện pháp này làm họ không được cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa Do đó, nếu sau khi nhận được quyết định áp dụng BPBĐ thì người được THA phải chấp hành, neu co tình tẩu tán, chuyển dịch tài sản thì phải chịu che tài theo quy định của pháp luật (trình tự, thủ tục bồi thường, điêu kiện bồi thường,., trong lĩnh vực THADS được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự (Bộ luật Dân sự) và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Ba là, khi áp dụng BPBĐ THADS, CHV không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự

Khi thực hiện áp dụng BPBĐ THADS, CHV không bắt buộc thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự biết để đảm bào tính nhanh chóng, kịp thời, nhằm ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, chuyển dịch và làm thay đổi

Trang 20

hiện trạng tài sản, trốn tránh việc THA Tùy trường hợp mà CHV sẽ áp dụng BPBĐ THADS tương ứng.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết CHV phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo cơ sở xác định rằng tài sản bị áp dụng BPBĐ thuộc quyền sở hữu cùa người phải THA Bởi vì, nếu áp dụng không đúng đối tượng, áp dụng sai thì tạo cơ hội cho người phải THA có cơ hội kịp thời tẩu tán, hủy hoại tài sàn; bên cạnh đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Ví dụ Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản; biện pháp tạm dừng việc

đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sừ dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nếu không có thông tin đay đủ, chính xác ve chủ sở hữu, chù tài khoản thì không thể ra quyết định phong tỏa tài khoản hoặc quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sừ dụng, thay đổi hiện trạng tài sàn hoặc ra quyết định không đúng đối tượng và quyết định này không thể thực hiện được

Bốn là, CHV có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản cùa đương sự áp dụng ngay BPBĐ THADS và người yêu cầu CHV áp dụng BPBĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ve yêu càu cùa mình

Điều 66 Luật THADS năm 2014 quy định: “Người yêu cầu CHV áp dụng BPBĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ve yêu cầu của mình Trường hợp yêu cầu áp dụng BPBĐ không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPBĐ hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường”

Xuất phát từ thực tiễn, pháp luật ve THADS đã có quy định cụ thể ve chù thể có quyền đưa ra sáng kiến áp dụng BPBĐ THADS, một là cơ quan THADS, hai là đương sự Trong triển khai tổ chức THADS, CHV có quyền chủ động áp dụng BPBĐ THADS hoặc ban hành quyết định áp dụng BPBĐ THADS dựa trên yêu cầu bằng văn bản của đương sự; đong thời chữ the yêu cầu phải chịu trách nhiệm đoi với yêu cầu của mình Trong trường hợp mà CHV chủ động ban hành quyết định áp dụng BPBĐ THADS không đúng hoặc vượt quá mà gây thiệt hại cho chù thể bị áp dụng BPBĐ THADS thì cũng phải chịu trách nhiệm đối với việc ban hành quyết định của mình Ví dụ: Neu người được THA phát hiện thấy người phải THA có mờ tài khoản ngân hàng thì lúc này họ có quyền yêu cầu CHV áp dụng BPBĐ là phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ đoi với tài khoản mà người phải THA là chữ sở hữu Lúc này, người yêu cầu phải cung cấp các thông tin ve chủ sở hữu tài khoản, số tài khoản,

Trang 21

mở tại ngân hàng nào, cho CHV Đồng thời, người yêu cầu phải chịu trách nhiệm với yêu cầu áp dụng BPBĐ cùa mình, nếu cung cấp thông tin sai về chủ sở hữu tài khoản mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Năm là, BPBĐ THADS được thể hiện dưới hình thức quyết định của CHV, chì có CHV mới có tham quyền ban hành quyết định này

Đe việc áp dụng BPBĐ THADS được chặt chẽ, đúng pháp luật, tránh trường hợp áp dụng một cách tùy tiện thì pháp luật THADS quy định chỉ CHV mới có quyền được áp dụng BPBĐ THADS Ngoài CHV thì các chủ thể khác trong cơ quan THADS không có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp này Mặc khác, việc áp dụng BPBĐ THADS chi có hiệu lực pháp luật khi được CHV quyết định dưới hình thức văn bản quyết định áp dụng BPBĐ THADS Các hình thức văn bàn khác the hiện nội dung áp dụng BPBĐ THADS (như công văn, thông báo hay biên bản) đều không có giá trị pháp lý de bắt buộc phải thực hiện

Sáu là, Quyết định áp dụng BPBĐ THADS làm cơ sở cho CHV áp dụng biện pháp cưỡng che THADS trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA

Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và thực có tiền, tài sản đang gữi giữ tại các tổ chức tín dụng, người thứ ba khác “Các nghĩa vụ thanh toán, có tính chất tài sản được thực hiện nếu người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ có tài sản để thi hành”2 Việc áp dụng biện pháp này do CHV tự mình chũ động ban hành quyết định áp dụng hoặc do yêu cầu cùa đương sự, nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản; tẩu tán, hũy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, tron tránh thi hành nghĩa vụ phải THA Nhưng càn hiểu đúng theo tinh thần của pháp luật ve THADS, biện pháp phong tỏa tài khoản không ngăn chặn đổi với các dòng tiền chuyển vào tài khoản mà chỉ ngăn chặn mọi giao dịch đầu ra liên quan đến nghĩa vụ tương ứng phải thi hành Khi áp dụng biện pháp này thì CHV cũng ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản ờ nơi gửi giữ yêu càu các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện theo yêu cầu cùa CHV là phong tỏa tài khoản, tài sản Quyết định này tạo cơ sở cho CHV áp dụng biện pháp cưỡng che THADS tương ứng là2 Đặng Ngọc Dư (2016), “Một số vấn đềvề các biện pháp bảo đảm thihànhán dân sự, Tạp chí Kiếm sátsố 19,tr.21-22

Trang 22

“khấu trừ tiền trong tài khoản, cưỡng chế kê biên để xử lý tài sản của người phải THA”3, nếu người đó không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình.

3 Khoăn 1, khoăn3 Điều 71 LuậtThi hành án dânsự năm2014.

4 Khoản3,khoản5 Điều 71 LuậtThi hành án dânsự năm2014.

5 Điều 71 LuậtThi hành án dânsự năm2014.

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được CHV áp dụng đổi với trường hợp người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả vật hoặc nghĩa vụ trả tiền Việc áp dụng biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán, huy hoại đối với tài sản, giấy tờ, Biện pháp này mang tính cấp bách, linh hoạt giúp ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, tron tránh thi hành nghĩa vụ phải THA đoi với những tài sản, giấy tờ được coi là thuộc quyền sở hữu cùa người phải THA Nó tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho việc tác nghiệp của CHV được nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện đương sự có tài sản, giấy tờ để THA Việc áp dụng biện pháp tạm giữ làm cơ sở, tiền đề ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế “buộc chuyển giao vật; chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; kê biên, xử lý tài sản của người phải THA kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ để đảm bảo điều kiện THA”4

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản được áp dụng đối với trường hợp động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bất động sản được cho là thuộc quyền sở hữu của người phải THA với mục đích nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản khi có căn cứ cho rằng người phải THA thực hiện hành vi hoặc có thể thực hiện hành vi tron tránh nghĩa vụ phải THA Sau khi, CHV ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sờ hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, thì tất cả các giao dịch có liên quan đến tài sàn thuộc quyền sở hữu của người phải THA đều không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý, tất cả các giao dịch liên quan đều bị coi là vô hiệu Việc áp dụng biện pháp này làm tiền đề, căn cứ cho CHV ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS tương ứng như “kê biên, xử lý tài sàn cùa người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, cưỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ”5

Trang 23

1.1.3 Ỷ nghĩa cùa biện pháp báo đảm thi hành án dãn sự

Đảm nhiệm vai trò là đàm bảo điều kiện THA, các BPBĐ THADS có vai trò quan trọng trong việc góp phần tổ chức thi hành các phán quyết có hiệu lực pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho đương sự, cụ thể:

Thứ nhất, BPBĐ THADS đã tăng cường việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của to chức, cá nhân, nhà nước

Việc quy định BPBĐ THADS đã giúp cho CHV kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán, hũy hoại tài sản, thay đối hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải THA của người phải THA, đảm bảo mọi phán quyết (bản án/quyet định) có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực te

Pháp luật về THADS quy định về BPBĐ THADS tạo tiền đề, cơ sờ cho CHV áp dụng biện pháp cưỡng che trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA BPBĐ THADS có vai trò hỗ trợ cho CHV thực hiện nhiệm vụ là hạn che quyền sở hữu, sừ dụng cùa đương sự Đây cũng là điểm mới, bước tiến mới so với Pháp lệnh THADS những năm trước đây, khi CHV tiến hành cưỡng chế thì phải thực hiện đúng quy trình, thù tục luật định về cưỡng chế THADS thì mới có thẩm quyền tác động đen tài sản của người phải THA

Việc ra quyết định áp dụng BPBĐ THADS của CHV chưa làm chấm dứt hoàn toàn quyền sở hữu của người phải THA Do đó, trong nhiều trường hợp, CHV ra quyết định áp dụng BPBĐ, nếu có sai sót thì vần có the sữa chữa, khắc phục hậu quả để khôi phục lại lợi ích của đương sự và người liên quan Chẳng hạn, khi tài sản bị áp dụng BPBĐ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng cùa người phải THA thì CHV phải ban hành quyết định giải tỏa đe trả lại tài sàn cho chù sở hữu, chủ sử dụng

Thứ hai, quy định BPBĐ THADS đã góp phần thúc đẩy việc THA, làm giảm thiếu các chi phí không đáng có

Sau khi CHV đã ra quyết định áp dụng BPBĐ thì chi trong một thời hạn rất ngắn, phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS để xừ lý tài sản đó Sau khi có quyết định cưỡng chế THA thì tài khoản, tài sản của người phải THA sẽ bị xử lý theo Luật THADS và quy định của pháp luật liên quan (Luật Đất đai, Luật Đấu giá, Luật Các tổ chức tín dụng ) Bên cạnh đó người phải THA còn phải chịu nhiều nghĩa vụ như các chi phí THA, chi phí liên quan khác Với những lí lẽ trên, ngoài thiệt hại ve kinh te người phải THA còn chịu những ton thất ve mật tinh thần

Trang 24

(danh dự, uy tín) Vì vậy người phải THA nên tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, giúp cho quá trình to chức THA diễn ra nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lọi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trên thực te, dù tài sàn của người phải THA đã bị áp dụng BPBĐ THADS nhưng họ vẫn giữ thái độ chây lì, không tự nguyện THA hoặc không có phưong án, thỏa thuận nào khác để thay thế thì đây cũng chính là căn cứ cho CHV áp dụng biện pháp cưỡng che THADS Lúc này, tài sản của người phải THA đã chính thức đặt trong trạng thái bị hạn che quyền sử dụng, quyền định đoạt hoặc tạm thời bị cấm định đoạt

Thứ ba, pháp luật về THADS quy định BPBĐ THADS nhằm mục đích nâng cao ý thức của đương sự

Tuy BPBĐ THADS chưa làm chấm dứt hoàn toàn quyền sờ hữu, quyền sữ dụng mà chỉ đặt tài khoản, tài sản của người phải THA vào trạng thái hạn che quyền sở hữu, quyền sữ dụng nhưng nó cũng làm cho người bị áp dụng gánh chịu những hậu quà nhất định Bởi vì do khi bị hạn che quyền sở hữu, quyền sữ dụng, quyền định đoạt tài sản thì họ không the đem tài sản này đi thực hiện các giao dịch một cách tùy tiện được Và đây cũng là một biện pháp pháp lý mang tính quyên lực nhà nước, trong thời hạn nhất định (10 ngày), nếu như đương sự không tự nguyện thi hành thì CHV sẽ tiến hành cưỡng chế

Biện pháp cưỡng che mang tính nghiêm ngặt hơn so với BPBĐ THADS Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì uy tín cùa doanh nghiệp được coi là một tài sản có giá trị hàng đầu, thậm chí là tiền đe quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp BPBĐ THADS tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đen hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày, hoạt động thanh toán, các giao dịch cùa doanh nghiệp Như chậm trễ giao kết hợp đồng, thậm chí ngưng trệ, dẫn đến vi phạm hợp đồng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm do vi phạm thời hạn giao kết hợp đồng, thời hạn thanh toán Ngoài ra, khi CHV áp dụng BPBĐ dẫn đen hậu quà là dư luận tiêu cực của xã hội đối với người phải THA Từ những lập luận trên, uy tín trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các đối tác làm ăn cũng mất niềm tin đe giao kết hợp đong khiến tình trạng doanh nghiệp ngày càng khó khăn Do đó, người phải THA cần cân nhắc, lường trước những hậu quà không mong muốn

Trang 25

Vì vậy, BPBĐ THADS là một biện pháp pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, góp phần thúc đay người phải THA tự nguyện THA Đồng thời, BPBĐ THADS giúp người phải THA lường trước ve hậu quả pháp lý sẽ xảy ra đối với họ nếu không tự nguyện THA Đó là việc CHV sẽ áp dụng biện pháp cưỡng che, tài sản sẽ bị xứ lý và chịu thiệt hại ve kinh te do phải chịu chi phí cưỡng che THA và các chi phí khác có liên quan Với những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, người phải THA có thể lựa chọn phương án tự nguyện THA đe có thể bảo toàn tài sản đã bị áp dụng biện pháp THADS, giảm thiểu thiệt hại kinh te phát sinh.

1.2 Pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

J.2.I Biện pháp phong tỏa tài khoán, tài sản ở nơi gửi giữ

Trước đây, Pháp lệnh THADS năm 2004 đe cập phong tỏa tài khoản là một biện pháp cưỡng che THADS6 Điều này không phản ánh đúng bản chất của việc phong tỏa tài khoản vì đây chỉ mới là BPBĐ THADS, chưa phải là biện pháp xử lý tài sản đe THA Hơn nữa, “ve mặt pháp lý nó có sự mâu thuần, vì cùng một đối tượng là khoăn tiền trong tài khoản lại có thể bị áp dụng hai biện pháp cưởng che”7 là phong tỏa tài khoản và biện pháp khau trừ tài khoản Do đó, Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tách hai biện pháp này thành một BPBĐ và một biện pháp cưỡng che là sự thay đổi họp lý, tiến bộ Đồng thời, xuất phát từ thực te THADS cho thấy nhiều trường hợp người phải THA có tài sản ngoài là tiền còn có the là các loại tài sản khác như kim khí quý, đá quý, đang gửi người khác giữ Do đó, Điều 67 Luật THADS năm 2014 đã bo sung biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ có cách thức thực hiện giong với biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi cùa người được THA

6 Khoán 3Điều 37 Pháp lệnhThi hành án dânsự năm2004

7HồQuânChính,“Vài dòng suy nghĩvềthời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”

http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?itemid=29, truy cập ngày10/5/2024.

Pháp luật hiện hành không có quy định ve khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ Tuy nhiên, về mặt khoa học pháp lý, có quan điểm cho rằng đây là biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn các hoạt động tiền ra của chủ tài khoản mà không áp dụng với các dòng tiền chuyển vào tài khoản Quan điểm này là hợp lý, bời vì có như vậy, tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường mới đủ điều kiện khấu trừ số lượng tiền để THA, chỉ khi việc khấu trừ tiền THA đủ thì mới chấm dứt

Trang 26

phong tỏa Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng BPBĐ THADS này sẽ làm ngừng các giao dịch chiều vào lẫn giao dịch chiều ra của tài khoản Quan điểm này không khả thi đoi với tài khoản chua đù tiền càn khấu trừ Việc niêm phong cả chiều vào và chiều ra của tài khoản làm các nguồn tiền chuyển vào tài khoản và hoạt động giải ngân không thể thực hiện, gây cản trở đương sự thực hiện nghĩa vụ.

Từ những nội dung đã phân tích, theo tác giả “biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sàn ở nơi gửi giữ là BPBĐ THADS được áp dụng đoi với người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, tài sản khi họ đang có tiền, tài sản gữi giữ tại cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi giữ nhằm cô lập, đặt tài khoản, tài sàn cùa người phải THA trong tình trạng bị phong tỏa, không thể sừ dụng được nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA”

Đe đảm bảo tính chấp hành của pháp luật, bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước Luật THADS năm 2014 và vãn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể, chi tiết và đầy đủ về quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng, thời hạn áp dụng Điều này cho thấy những nhà làm luật đã nhận thức về tàm quan trọng của hình thức giao dịch, thanh toán bằng tài khoản trong nen kinh te thị trường, dự báo trước sự phát triên của hình thức thanh toán này trong tương lai Do đó, đe biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải THA trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu trong công tác THADS thì cần phải chú trọng đen việc quy định một cách chi tiết, cụ thể ve nội dung cũng như trình tự, thù tục cần thực hiện, phù hợp với thực tiễn áp dụng

1.2.1.1 Đối tượng bị ấp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sán ở nơi gửi giữ.

Đoi tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ là tài khoản, tài sàn gửi giữ của người phải THA

Tốc độ hội nhập kinh te quốc te cũng như phát triển cùa các dịch vụ gửi giữ tiền, thanh toán qua tài khoản, chuyển khoản dẫn đến hàu hết mọi cá nhân, tổ chức đều có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng Có thể nói tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng là nơi chứa tiền, tài sản lớn, phổ biến nhất hiện nay Đây là cơ sờ cho sự tồn tại cùa quy phạm pháp luật ve biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ khi van đe bào đảm việc THADS được đặt ra Thêm nữa, tiền trong tài khoản và

Trang 27

tài sàn gữi giữ có tính thanh khoản cao nên việc Luật THADS năm 2014 quan tâm dành riêng một điều luật để điều chình là cần thiết.

Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gũi giữ được áp dụng đối với tài khoản, tài sản của người phải THA khi có căn cứ xác định được người phải THA có tài khoản, tài sàn gửi giữ tại ngân hàng, to chức tín dụng, cơ quan, to chức, cá nhân khác Như vậy đối tượng bị áp dụng BPBĐ THADS này chính là tài khoản, tài sản đứng tên người phải THA Việc xác định đoi tượng bị áp dụng biện pháp phong tởa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ là hết sức quan trọng, bởi vì nếu có sự nhằm lẫn ve chũ tài khoản, chũ sở hữu tài sản bị phong tỏa mà gây ra thiệt hại thì không chi việc THA không đạt được hiệu quả mà CHV (trong trường hợp chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ) còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.2.1.2 Quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng và căn cứ áp dụng biện pháp phong tởa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.

Điều 66, Điều 67 Luật THADS năm 2014 quy định việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ sẽ được CHV chủ động ban hành quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự

về quyền yêu cầu áp dụng: Đương sự có quyền yêu càu CHV áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cùa người phải THA Đây được xem là một quy định tiến bộ, khoa học, mở rộng thêm quyền cho người được THA Trên thực te thi hành, trong nhiều trường hợp CHV không thể nào nắm được tất cả thông tin về tài sản cùa người phải THA hoặc nắm bắt không đầy đủ, không chính xác nên dẫn đen trường hợp áp dụng sai hoặc áp dụng không đúng đối tượng Chính vì điều này làm cho việc THA kéo dài, tạo điều kiện cho người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản Khi nhận được đơn đề nghị bang văn bản cùa người được THA thì CHV phải xem xét, thực hiện việc ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, trong trường hợp không ra quyết định mà gây thiệt hại thì CHV có trách nhiệm bồi thường đối với hành vi sai phạm của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước Tuy nhiên, Luật THADS cũng có quy định ve việc neu đương sự tùy tiện yêu cầu CHV áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với yêu cầu của mình

Trang 28

về thâm quyền áp dụng: Luật THADS quy định chỉ có CHV mới có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng BPBĐ THADS Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thấy rằng CHV là người có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận điều kiện THA của người phải THA, trong đó có thông tin ve tài khoản, tài sản của người phải THA Vì vậy, khi CHV phát hiện người phải THA có tài khoản, tài sản gửi giữ thì CHV chủ động ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, đảm bảo điều kiện THA.

Trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự hoặc nhận thấy việc ban hành BPBĐ là phù hợp đe đảm bào điều kiện THA thì CHV ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tòa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này đúng theo tinh thần của pháp luật ve THADS thì cần phải đáp ứng, hội tựu 02 điều kiện như sau:

về điều kiện cần: người phải THA phải có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và tài khoản đó phải có sổ dư để đảm bảo điều kiện THA; phải có tài sản gửi giữ và tài sản này phải có giá trị để đảm bảo điều kiện THA

về điều kiện đũ: khi mà người được THA nhận thấy rang cần phải thực hiện ngay việc ngăn chặn hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản hoặc tẩu tán, húy hoại tài sản, thay đối hiện trạng tài sản, trốn tránh thi hành nghĩa vụ phải THA và lúc này có văn bản đe nghị hoặc CHV tự mình ra quyết định áp dụng BPBĐ

Như vậy, nếu người phải THA không tự nguyện thi hành nghĩa vụ và có dấu hiệu tẩu tán, húy hoại tài sản thì dựa trên kết quả xác minh hoặc các thông tin mà người được THA cung cấp thì ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gừi giữ để ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh thi hành nghĩa vụ phải THA

1.2.1.3 Trình tự, thứ tục áp dụng biện pháp phong toa tài khoản, tài sán ở nơi gửi giữ.

Ve cơ bán trình tự, thú tục áp dụng biện pháp này được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài khoán, tài sàn gừì giữ của ngườiphãi THA.

Mặc dù pháp luật ve THADS không có quy định trách nhiệm cùa CHV phải tiến hành xác minh tài khoản, tài sàn của người phải thi hành án nhưng trên thực tế việc thu thập thông tin liên quan ve tài khoản, tài sản của người phải THA tại ngân

Trang 29

hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Việc thiếu thông tin hoặc thu thập thông tin sai, không chính xác về tài khoản, tài sản của người phải THA sẽ dẫn đến hậu quả là CHV sẽ không ban hành được quyết định hoặc ban hành quyết định phong tòa tài khoản, tài sản không đúng đoi tượng, tạo cơ hội cho người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đoi hiện trạng tài sàn, tron tránh thi hành nghĩa vụ phải THA.

Việc xác minh thông tin ve tài khoản, tài sản cũa người phải THA có the thông qua từ nhiều nguồn khác nhau dựa trên kết quả xác minh, phân tích nghiên cứu bản án, do người được THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên cung cấp bàng văn bản đe nghị áp dụng hoặc do CHV tự mình chủ động xác minh trực tiếp từ đó tạo cơ sở, căn cứ để ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sàn ở nơi gữi giữ đoi với tài khoản, tài sản cùa người phải THA Việc xác minh người phải THA có tài khoản, tài sản hay không có the xem xét dựa trên lĩnh vực, ngành nghe kinh doanh, hình thức thanh toán qua các giao dịch hợp đong, đãng ký thuế, Và thông qua phân tích các nội dung tranh chấp được ghi nhận trong các bản án, nhất là bản án kinh doanh thương mại, qua đó người thu thập cũng có the nhận biết được các thông tin liên quan tài khoản, tài sản của người phải THA

Bên cạnh đó, CHV cũng có thể thực hiện việc thu thập thông tin ve tài khoản, tài sản thông qua việc ban hành văn bản (công văn) yêu cầu hồ trợ xác minh hoặc có thể xác minh trực tiếp tại nơi người phải THA có mở tài khoản, có tài sản gữi giữ Tuy nhiên, để ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tòa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ đúng đối tượng, CHV cần nắm bắt được các thông tin cơ bản sau đây: Đối với tài khoản thì can nắm bắt các thông tin ve so tài khoản, ngày mở tài khoản, người đứng tên tài khoản, số dư, so nợ, ; đối với tài sản thì cần nắm bắt các thông tin ve chù sở hữu tài sản, tài sản có đang cam co, the chấp hay không? Tài sàn có đang tranh chấp hay không? Tài sản có đang bị kê biên, xử lý hay không? Tài sản thuộc sở hữu chung hay sờ hữu riêng?

Trên thực te, việc xác minh trực tiếp sẽ đạt kết quả hơn so với việc gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ xác minh ve tài khoản, tài sàn của người phải THA Việc ban hành công văn đe nghị hỗ trợ xác minh mất rất nhiều thời gian, bởi vì cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương Do không nhận thức được tầm quan trọng yêu cầu của CHV nên việc cung cấp thông tin còn chậm trễ, thậm chí các thông

Trang 30

tin thu thập được nhiều khi không chính xác, không kịp thời và cũng chính trong khoảng thời gian đó người phải THA có thời gian đe nhanh chóng thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản, tài sản.

Trong khi đó, việc xác minh trực tiếp được CHV thực hiện tại chỗ, kiêm tra nhanh chóng, kịp thời, chính xác ve hiện trạng: thông tin về tài khoản, tài sản cứa người phải THA một cách chính xác, tạo căn cứ cho CHV áp dụng một cách hiệu quả, rút ngắn quá trình THA Đoi với trường hợp xác minh tài khoản, một kinh nghiệm nghiệp vụ là CHV cần lập biên bàn ngay với đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nơi mà người phải THA có tài khoản Trong biên bản cần thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bàn, nêu cụ thể số dư trong tài khoản là bao nhiêu và thể hiện rõ việc yêu cầu tổ chức tín dụng đó phải giữ nguyên hiện trạng tài khoản, không được thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản (đầu ra) đoi với phần nghĩa vụ tương ứng nhầm thanh toán tiền trong tài khoản cùa người phải THA cho một người khác trong khi đợi CHV ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tởa tài khoản cúa người phải THA

Riêng đoi với biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sàn ờ nơi gửi giữ, đây là những tài sản mang tính thanh khoản cao nên dễ dàng bị tẩu tán trong thời gian rất ngắn qua vài nút lệnh giao dịch Bên cạnh đó, tài sản này được lưu giữ, quản lý bởi bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng với cách thức lưu giữ đặc biệt nên CHV không the trực tiếp thu giữ như các loại tài sản khác Do đó, cách thức toi ưu de CHV bảo toàn điều kiện THA đối với loại tài sản này là ra quyết định hay lập biên bản phong tỏa, yêu cầu người quản lý tạm ngừng hay hạn che các giao dịch liên quan đen tài khoản, tài sản gửi giữ

Bước 2: Rí/ quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoán, tài sân ớ nơi gữi giữ cùa người phải THA.

Theo Khoản 1 Điều 67 cùa Luật THADS năm 2014 quy định việc phong tởa tài khoản, tài sàn ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp can ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải THA Do đó, khi có căn cứ cho rằng người phải THA đang có hành vi hoặc có the thực hiện hành vi tẩu tán tiền, chuyển dịch tài sản thì CHV có thể tự mình chủ động hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người được THA áp dụng ngay biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cùa người phải THA

Trang 31

“Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thể hiện dưới hình thức quyết định”8 Đối với CHV đây được coi là cơ sở, căn cứ đe quy ket trách nhiệm nếu việc ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không đúng hoặc áp dụng vượt quá mức mà gây thiệt hại cho người phải THA hoặc người thứ ba Đứng trên phương diện pháp luật, quyết định hành chính là đổi tượng khiếu nại khi quyết định đó không đúng, trái pháp luật.

8 Khoăn2 Điều 67 Luật Thihành án dân sự năm2014.

9 Đặng Ngọc Dư(2016),“Một số vấn đềvềbiệnpháp bão đảmthihành án dânsự”,Tạpchi Kiếm sát, số 19,

tr.22

10Điềm4.1 Mục 4Phan II Bản thuyếtminhcủaBan soạn thảo Dự ánLuật Sửađối,bố sung mộtsốđiềucủa

Luật THADS(Bộ Tưpháp) ngày 08/5/2014 vềDựán LuậtSửađổi, bồ sung mộtsốđiềucủa Luật Thi hànhán dânsự.

Tuy nhiên, “trong xu the hội nhập nen kinh te quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, các giao dịch thương mại, dân sự ngày càng đa dạng, sôi động với nhiều cách thức khác nhau ở nước ta, có thể nói rằng quá trình chuyển dịch tài sản diễn ra rất nhanh và rất tinh vi, vì vậy đề giám sát được vấn đe này là hết sức phức tạp, khó khăn”9 Luật THADS năm 2008 (sửa đoi, bo sung năm 2014) đã quy định cho phép CHV lập biên bản yêu cầu cơ quan, to chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản cùa người phải THA thực hiện ngay việc phong tởa tài khoản, tài sản khi chưa ban hành kịp thời quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ (khoản 2 Điều 67 Luật THADS) “Quy định này nhằm bào vệ tot hơn quyền lợi cùa người được THA, hạn che tình trạng tẩu tán tài sản, nâng cao trách nhiệm của to chức đang nắm giữ tài sản cùa người phải THA”10 Bên cạnh đó, đê tránh tình trạng CHV lạm quyền, co ý trì hoãn, kéo dài thời gian THA thì khoản 2 Điều 67 Luật THADS quy định CHV phải ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản

Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cần phải thể hiện đầy đủ, cụ thể các thông tin liên quan đến chủ tài khoản, chù sờ hữu tài sản như: Họ và tên đầy đũ cùa chủ tài khoản, chù sờ hữu tài sản (đối với cá nhân) hoặc tên giao dịch đầy đủ (đối với to chức, pháp nhân); địa chi, nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi người phải THA tài khoản, tài sản gừi giữ; số dư tài khoản tại thời điểm phong tỏa; số tiền bị phong tỏa, tài sản bị phong tỏa, thời hạn phong tỏa và hậu quả pháp lý phát sinh

Việc phong tỏa được thực hiện trong trường hợp mà người phải THA có hành vi hoặc có thể thực hiện hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản, tẩu tán, hùy hoại tài sản,

Trang 32

thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải THA Theo quy định cùa pháp lệnh ve THADS năm 2004, khi CHV ra quyết định phong tỏa thì tài khoản, tài sản này đã bị phong tỏa sẽ rơi vào trong trạng thái đóng băng, mọi giao dịch thông qua tài khoản, tài sản đều sẽ không thể nào thực hiện được và trong nhiều trường hợp còn dẫn tới hậu quả thiệt hại nặng ne cho người phải THA Đe khắc phục điều này thì Luật THADS năm 2008 (sữa đoi, bo sung năm 2014) quy định biện pháp phong tòa là biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn các hoạt động tiền ra của chù tài khoản mà không áp dụng đoi với các dòng tiền chuyển vào tài khoản Quan điểm này là hợp lý bởi vì “có như vậy, tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường mới đũ điều kiện đe khấu trừ số lượng tiền đe THA, chì khi việc khấu trừ tiền THA đủ thì mới chấm dứt phong tỏa”11.

11 “Quyđịnhvàthựchiệnbiệnpháp bào đảm thi hành án gópphầncải cách tư pháp trongthihành án dân

sự”, http://thads.moj.gov.vn/thuathienhue/noidung/tintuc/iists/thongtinkhac/view_detail.aspx?itemid=29, truy

cập ngày 10/02/2024.

12Phụ lục2-Quỵếtđịnh số 366/QĐ-CTHADScủaCHV CụcThi hành ándânsự Thành phố Hồ Chí Minh

ngày 06/9/2023 về việc phong tòatảikhoản,tài sán.

Ví dụ Theo nội dung Phán quyết trọng tài thì Công ty Co phần Đau tư xây

dựng cơ sờ hạ tang HN có nghĩa vụ trả cho Công ty TNHH Hirose VN so tiền là 337.855.880 đồng (trong đó: Tiền nợ gốc là số tiền 273.001.418 đồng, tiền lãi là 64.854.462 đồng) và 30.684.897 đồng phí trọng tài Qua quá trình xác minh, CHV Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh biết được thì Công ty Co phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng HN có mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Sài Gòn, Thành phố Ho Chí Minh Đe đảm bảo điều kiện THA, CHV Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định phong tởa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ số 366/QĐ-CTHADS ngày 06/9/2023 cùa CHV Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh (Tài khoản số: 31310001504569, mở tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn, Thành phổ Hồ Chí Minh)12 Theo quyết định số 366/QĐ-CTHADS thì tài khoản cùa Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang HN đã bị ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến đầu ra của tài khoản, Công ty không thực hiện được giao dịch kinh doanh thông qua tài khoản Lúc này sổ tiền để thực hiện các giao dịch liên quan đầu ra cùa tài khoản sẽ không thực hiện được trong thời gian bị phong tỏa

Trang 33

Lưu ý là chì phong tỏa số tiền tương ứng với nghĩa vụ phải THA, đối với số dư còn lại thì người phải THA được quyền tự do thực hiện mọi giao dịch đe duy trì hoạt động bình thường của mình Vì vậy, “khi ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì can the hiện cụ the, rõ ràng ve so tiền, tài sản bị phong tỏa trong quyết định áp dụng BPBĐ là phong tỏa tài khoản, tài sàn ở nơi gữi giữ”13 Việc giới hạn số tiền, tài sàn bị phong tỏa giúp “tránh tình trạng tùy tiện phong tỏa toàn bộ tài khoản, tài sản”14 và giúp các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện quyết định có thể thực hiện chính xác, đúng đối tượng, đảm bào sự thống nhất.

13 Khoản 1 Điều 13 Nghịđịnh số 62/2015/NĐ-CP được sửađối, bố sungbời khoản 8 Điều 1 Nghị định số

33/2020/NĐ-CP; Khoạn 1 ĐiềulOTTLTsố02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLDTBXH-NHNNVN.

14Điểm4.1 Mục 4 Phan II Bàn thuyết minh của Ban soạn thàoDựán Luật Sửađổi, bố sung mộtsốđiềucủa

Luật Thihànhán dânsự (BộTư pháp) ngày 08/5/2014vềDựán Luật Sữa đổi, bố sung mộtsốđiều của Luật

Thi hành án dânsự.

Khắc phục những hậu quả không đáng có này, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết đã quy định việc ban hành quyết định phong tỏa phải tuân thủ nhất quán nguyên tắc: Chỉ phong tỏa so tiền tương ứng với phần nghĩa vụ của người phải THA được ghi nhận trong bản án, quyết định, đối với số dư còn lại thì người phải THA có quyền tự do thực hiện mọi giao dịch để đảm bảo duy trì hoạt động hàng ngày của mình, tránh gây những thiệt hại không đáng có Như vậy, chúng ta cần nhận thức thật rõ quy định của pháp luật ve THADS, chỉ phong tỏa một so tiền cụ the, chính xác tương ứng với phần nghĩa vụ phải thi hành nhằm cô lập, đặt tài khoản, tài sản của người phải THA trong trạng thái bị phong tỏa, không thể sử dụng, chứ không phong tỏa toàn bộ tài khoản, đóng băng hoàn toàn mọi giao dịch liên quan so tiền trong tài khoản, các giao dịch đầu vào tài khoản vẫn được thực hiện bình thường, các giao dịch đàu ra từ tài khoản cũng sẽ được thực hiện bình thường, không bị hạn che

Bước 3: Giao quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoán, tài sán ở nơi gừi giữ.

Đe quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản được cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người phải THA có tài khoản, tài sản gửi giữ thi hành ngay lập tức, thì CHV cần tống đạt ngay quyết định này cho người đang quản lý tài khoản, tài sản đó Ke từ khi nhận được quyết định phong tỏa thì người đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay việc phong tỏa, ngăn chặn mọi giao dịch (đầu ra) đối với

Trang 34

sổ tiền tương ứng nghĩa vụ trong tài khoản; ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản đối với tài sản phải THA của người phải THA.

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định so 33/2020/NĐ-CP) quy định ve trình tự, thú tục giao, nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

“Quyết định phong tởa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ so tiền, tài sản bị phong tỏa CHV giao quyết định phong tởa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật cùa ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản Biên bản phải có chữ ký của CHV, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Trường hợp, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký cùa người chứng kiến Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản được ban hành sau khi CHV lập biên bản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sàn đã bị phong tỏa Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản thì CHV lập biên bản ve việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng và tiến hành niêm yêt quyết định phong tởa tài khoản, tài sản cùa người phải THA tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận vãn bàn cùa cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định cùa pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra CHV có trách nhiệm bảo mật các thông tin ve tài khoản, tài sản của người phải THA bị áp dụng BPBĐ khi được ngân hàng, to chức tín dụng, kho bạc nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp”15 Tuy nhiên, quy định như trên khá chặt chẽ, đôi khi dẫn đen rườm rà, đặc biệt trong bối cảnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, dẫn đen trường hợp người phải THA có cơ hội kịp thời tẩu tán tài sản

15Khoán2 Điều 20Nghịđịnhsố 62/2015/NĐ-CP (được sửađổi,bổ sung bờiNghị định số 33/2020/NĐ-CP).

Bước 4: Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp phong tòa tài khoán, tài sản ở nơi gíri giữ.

Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phát sinh hiệu lực pháp lý ngay sau khi đã được giao cho cơ quan, to chức, cá nhân đang quản lý tài khoản,

Trang 35

tài sàn Do đó, kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa thì phải chấp hành nghiêm chỉnh theo nội dung quyết định phong tỏa (khoản 2 Điều 67 Luật THADS năm 2014).

Theo khoản 3 Điều 67 Luật THADS năm 2014 quy định “trong 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa CHV phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định cùa luật này” Neu người phải THA có tài khoản và đù tiền trong tài khoản, có tài sàn gữi giữ trên thực te mà trong thời hạn thực hiện BPBĐ không tự nguyện THA thì CHV ban hành quyết định áp dụng biện pháp cường che THADS “Việc chấm dứt phong tỏa được thực hiện khi người phải THA đã thi hành xong nghĩa vụ THA; hoặc cơ quan, to chức đã thực hiện xong yêu cầu cũa CHV ve khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA; hoặc có quyết định đình chỉ THA”16

16Điều 77Luật Thi hành án dânsự năm2014.

17 Đinh Duy Bằng (2012), “Một số vấn đềvề việc áp dụng biện pháp bào đàm thihành án”, TạpchíDâfi chú &Pháp luạt, số2, tr.12.

18Điều45 LuậtThi hành án dân sựnăm2014.

Trước đây, Luật THADS năm 2008 khống che thời hạn này trong 05 ngày làm việc ke từ ngày ra quyết định phong tỏa thì CHV phải áp dụng biện pháp cưỡng che THA nhưng ton tại vướng mắc như sau: Điều 45 Luật này quy định thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, kể từ ngày người phái THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA Van đê đặt ra là trong 05 ngày làm việc, người phải THA chưa hết quyền thỏa thuận theo khoản 1 Điều 6 và thời gian tự nguyện THA Điều này dẫn đen việc CHV áp dụng biện pháp cưỡng che THA khi người phải THA đang trong thời gian tự nguyện THA, vi phạm nghiêm trọng quyền cùa người phải THA Các nhà làm luật đã đưa ra những quy định thiếu rõ ràng nên việc thi hành còn lúng túng và khó thực hiện và để an toàn khi áp dụng biện pháp này, CHV đều phải vượt rào- vi phạm thời hạn 05 ngày để đảm bão đúng trình tự, thủ tục cưỡng chế THA17 Do đó, để khắc phục điều này Luật THADS năm 2014 đã quy định thời hạn thực hiện quyết định này là 10 ngày, ke từ ngày ra quyết định Đong thời sữa đoi “thời hạn tự nguyện THA còn 10 ngày, kế từ ngày người phải THA nhận được quyết định THA hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA”18

Đoi với việc cưỡng chế THA, CHV có the kê biên tài sản của người phải THA đang do người thứ ba giữ theo Điều 91 Luật THADS năm 2014 hoặc khấu trừ tiền

Trang 36

trong tài khoăn cùa người phải THA theo Điều 76 cùa Luật này mà miễn rằng số tiền khấu trừ không vượt quá nghĩa vụ và chi phí quá trình tổ chức THA Khi nhận được quyết định ve áp dụng biện pháp cưỡng che khấu trừ tiền thì cơ quan, to chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện việc khấu trừ và chuyển so tiền đó vào tài khoản cùa cơ quan THADS đe trả cho người được THA Trong những trường hợp mà người được THA yêu cầu hoặc có tài khoản thì số tiền khấu trừ có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản của người được THA Việc khau trừ tiền trong tài khoản và chuyển vào tài khoản nào là do CHV xác định tại quyết định áp dụng biện pháp cưỡng che khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA.

Vi dụ Theo Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 67/21 HCM ngày 09/9/2022

cùa Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc te Việt Nam (VIAC) lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định THA số 2356/ỌĐ-CTHADS ngày 28/4/2023 của Cục trưởng Cục THADS Thành phổ Ho Chí Minh có nội dung là buộc Công ty Co phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang HN phải trả cho Công ty TNHH Hirose VN so tiền là 337.855.880 đồng và 30.684.897 đong phí trọng tài Khi nhận được văn bản cung cấp thông tin ve tài khoản cùa Công ty Co phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng HN, ngày 06/9/2023 CHV Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ (Quyết định so 366/QĐ-CTHADS)19 đối với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng HN với số tiền là 368.540.777 đong mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Đen ngày 15/9/2023 CHV Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định áp dụng khấu trừ tiền trong tài khoản của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang HN với số tiền là 368.540.777 đồng

19Phụ lục2-Quỵếtđịnh số366/QĐ-CTHADS củaCHV CụcThi hành ándânsự Thành phố Hồ Chí Minh

ngày 06/9/2023 về việc phong tòatàikhoán,tài sán.

CHV phải ban hành ngay quyết định chấm dứt việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gừi giữ cùa người phải THA khi họ đã thực hiện xong nghĩa vụ đúng theo quy định cùa bản án, hoặc khi có quyết định đình chỉ THA

Trang 37

ỉ.2.2 Biện pháp tạm giữ tài sán, giấy tờ cứa đương sự

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cùa đương sự được quy định tại Điêu 68 Luật THADS năm 2008 (sữa đoi, bo sung năm 2014) và được hướng dẫn thi hành chi tiết tại Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP)

Trước đó, Pháp lệnh THADS năm 2004 hoàn toàn không có quy định nào liên quan đen việc tạm giữ tài sàn, giấy tờ cùa đương sự Biện pháp này là một quy định hoàn toàn mới và tiến bộ khi được quy định trong Luật THADS năm 2008 và được hướng dẫn thi hành theo Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, xuất phát từ yêu cầu pháp luật phải đi liền với thực tiễn, giúp CHV hoàn thành nhiệm vụ của mình, rút ngắn quá trình THA Việc quy định về biện pháp này là một điểm mới, điểm tiến bộ, mang tính logic, khoa học và bên cạnh đó cũng tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho quá trình tác nghiệp cũa CHV

ỉ.2.2.1 Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Đoi tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự là tài sản, giấy tờ do đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng

Tài sản, giấy tờ bị tạm giữ đe đảm bảo THA có the là: (i) Tài sản, giấy tờ là đối tượng của nghĩa vụ THA, đã được xác định rõ trong bàn án, quyết định được thi hành, (ii) tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định tuyên kê biên, tạm giữ đe đảm bảo thi hành một nghĩa vụ khác Tài sản, giấy tờ này sẽ bị xừ lý đe bảo đảm thi hành nghĩa vụ đã tuyên nếu người phải THA không tự nguyện THA; hoặc (iii) tài sản, giấy tờ không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có cơ sở xác định tài sản, giấy tờ trên đủ để bảo đảm nghĩa vụ cần thi hành nếu người phải THA không tự nguyện THA Tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thường là các bất động sản hoặc các động sản phải đăng ký quyền sở hữu Đặc biệt, CHV cần lưu ý các tài sản không được kê biên theo quy định tại Điều 8 720 Một mặt đe hạn che ảnh hưởng đến đời song sinh hoạt, kinh doanh của đương sự khi áp dụng biện pháp này; mặt khác do biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cùa đương sự là tiền đe đe áp dụng biện pháp cưỡng che THADS trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA Do đó, không the cưỡng che THA đối với tài sản thuộc danh mục Điều 87

20 Điều 87 LuậtThi hành án dân sựnăm2014

Trang 38

Các giấy tờ, tài sản là đối tượng bị tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ THA có thể đang quản lý, sừ dụng bởi đương sự hoặc to chức, cá nhân khác Đây là điểm mới cùa Luật THADS năm 2014 Bằng việc thay từ “đương sự” bởi từ “người đang quản lý, sừ dụng tài sản, giấy tờ” tại Điều 68 Luật THADS năm 2014 đã mở rộng đoi tượng áp dụng BPBĐ THADS này là phù hợp với thực tiễn THA hơn so với Luật THADS năm 200821.

21Vụ Nghiệp vụ - Tổng cục Thi hành án dânsự, “Khái quátchungvềpháp luậtThi hành án dân sự tạiViệtNam”, Tài liệu hội thảo: “Thực tiễn thi hànhLuật Thi hành án dânsự và các văn bảnhướng dẫn thi hành:

Định hướnghoàn thiện”, 2019, tr.34

Vỉ dụ Theo nội dung Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

số 148/2012/QĐST-KDTM ngày 12 tháng 11 năm 2012 và Quyết định công nhận sự thỏa thuận cùa các đương sự số 149/2012/QĐST-KDTM ngày 13/11/2012 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành pho Ho Chí Minh thì Công ty TNHH Đại Thành có trách nhiệm trả nợ thay cho Công ty TNHH Thành Đạt số nợ vay là 50.107.634.000 đong; Công ty TNHH Đại Thành tự nguyện có nghĩa vụ trà nợ thay cho Công ty TNHH Kiến Mỹ Hưng toàn bộ sổ tiền nợ gốc là 56.000.000.000 đồng; vì vậy Công ty TNHH Đại Thành có trách nhiệm phải thanh toán 2 khoản tiền nêu trên cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam với tổng số tiền là 106.107.634.000 đong Sau khi quyết định công nhận sự thuận của các bên đương sự có hiệu lực pháp luật, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam có đơn yêu cầu và cung cấp cho Chi cục THADS Quận Tân Phú các tài liệu thể hiện thông tin ve điều kiện THA cùa Công ty TNHH Đại Thành Trên cơ sở đơn yêu cầu THA cùa Ngân hàng Thương mại co phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các tài liệu chứng minh điều kiện THA của người phải THA gửi kèm theo, Chi cục trưởng Chi cục THA Quận Tân Phú đã thụ lý đơn yêu cầu THA và ra Quyết định THA so 751/QĐ-CCTHADS và số 752/QĐ-CCTHADS ngày 02/01/2019 cùa Chi cục THA Quận Tân Phú, phân công CHV to chức THA CHV đã thực hiện đày đủ các thù tục tống đạt các quyết định, thông báo, tới các bên đương sự, và ấn định thời gian tự nguyện THA là 10 ngày theo quy định tại Điều 45 Luật THADS Tuy nhiên đã het thời hạn tự nguyện THA đã lâu mà Công ty TNHH Đại Thành vẫn không tự nguyện THA Do có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức THA nên Cục trưởng Cục THADS Thành Phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định rút hồ sơ THA số

Trang 39

12/QĐ-CTHADS và số 13/QĐ-CTHADS ngày 05/01/2021 của Cục THADS Thành Phố Hồ Chí Minh Nên bắt đầu từ thời điểm này, Cục THADS Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức THA và ra quyết định ve THA đoi với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự số 140/2012/QĐST-KDTM và số 149/2012/QĐST-KDTM ngày 13/11/2012 của Tòa án nhân dân Quận Tân Phú, Thành Pho Ho Chí Minh Qua quá trình xác minh và những thông tin mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp thì phát hiện ra Công ty TNHH Đại Thành có một chiếc xe ô tô Ket quả xác minh trực tiếp cho thấy Công ty này có sở hữu chiếc xe ô tô và ban hành Quyết định so 163/QĐ-CTHADS ve việc tạm giữ tài sán, giấy tờ22 theo quy định tại Điều 68 Luật THADS để tạm giữ chiếc xe ô tô nói trên của Công ty TNHH Đại Thành.

22 Phụ lục2-Quyếtđịnh số 163/QĐ-CTHADS củaCHV CụcThi hành ándânsự Thành phố Hồ Chí Minh

ngày 09/10/2023 vềviệctạmgiữtài sàn, giấy tờ.

Biện pháp tạm giữ giấy tờ cùa đương sự được CHV tiến hành đoi với giấy tờ liên quan đen động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sừ dụng, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sứ dụng đối với những bất động sản của người phải THA Trong trường hợp trên thì CHV tạm giữ giấy tờ số 025223, đứng tên xe ô tô là Công ty TNHH Xây Dựng - Thương Mại - Dịch vụ - Sản xuất Đại Thành, biển so xe là 56P- 3088

Khi thực hiện biện pháp tạm giữ, nếu xét thấy thật sự cần thiết thì CHV có thể đong thời tạm giữ cả tài sản của người phải THA Ví dụ: Trong quá trình tổ chức THA, CHV phát hiện ra người phải THA có sổ tiết kiệm tại ngân hàng hoặc phát hiện ra chiếc xe máy gửi giữ ở nơi khác Đe đảm bào điều kiện THA, CHV có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ đối với sổ tiết kiệm, chiếc xe máy này, đồng thời thực hiện các thủ tục cần thiết nham ngăn chặn hành vi rút hết tiền hoặc tầu tán chiếc xe máy làm mất điều kiện THA

1.2.2.2 Quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giũ' tài sán, giấy tờ ciia đương sự

về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sán, giấy tờ cùa đương sự

Cũng như đoi với biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gữi giữ, Điều 66, Điều 68 Luật THADS quy định CHV ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ khi nhận được yêu cầu này bằng văn bản của đương sự Thông thường,

Trang 40

người được THA chính là người đề nghị CHV ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ để đảm bảo điều kiện THA Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường họp, người phải THA tự nguyện THA hoặc dù không mong muon nhưng do những tài sàn, giấy tờ này có the áp dụng biện pháp tạm giữ đang do người khác chiếm giữ, vượt ngoài tầm quân lý cũa họ và để hạn chế xảy ra thiệt hại lớn hơn phần nghĩa vụ phải THA thì người phải THA đã yêu cầu CHV ban hành quyết định áp dụng tạm giữ tài sàn, giấy tờ đó.

CHV có quyền chù động áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải THA khi có căn cứ cho rằng người phải THA có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải THA

về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sựThứ nhất, khi CHV hoặc người được THA phát hiện người phải THA đang quàn lý, sử dụng những tài sản, giấy tờ được xem là cùa họ và có thể đàm bào cho thực hiện nghĩa vụ

Thứ hai, người phải THA có hành vi tẩu tán, hũy hoại tài sản, thay đoi hiện trạng tài sản, trốn tránh nghĩa vụ phải THA hoặc có dấu hiệu mà họ sẽ thực hiện những hành vi đó

Như vậy, CHV có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đen việc THA mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sừ dụng và họ đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, thay đoi hiện trạng tài sàn, tron tránh nghĩa vụ phải THA hoặc có dấu hiệu họ sẽ thực hiện những hành vi đó Với mục đích nhằm đảm bảo điều kiện THA hoặc để CHV có căn cứ để áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS phù họp Trên thực te cũng có trường họp, ngoài những tài sản, giấy tờ đã bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì người phải THA không còn bất cứ tài sản nào khác hoặc còn nhưng thuộc diện không được kê biên, xử lý hoặc những tài sản, giấy tờ này đang có tranh chấp Trong trường hợp này, những tài sản, giấy tờ đã bị tạm giữ chính là những cơ hội cuối cùng để bảo vệ quyền cho người được THA

Ve mặt quy định pháp luật, việc ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ phải có căn cứ thực hiện, về cơ bản, biện pháp này phàn lớn là do CHV tự mình quyết định áp dụng đe đảm bào điều kiện THA, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời mà không cần phải chờ đợi hoặc không cần thông báo cho đương sự đe họ thực hiện quyền yêu cầu CHV áp dụng biện pháp tạm giữ tài sàn, giấy tờ

Ngày đăng: 12/09/2024, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
32. Đinh Duy Bằng (2012), “Một so vấn đe ve việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chù & Pháp luật, số 2, tr. 10-12, 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một so vấn đe ve việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Tác giả: Đinh Duy Bằng
Năm: 2012
33. Đặng Ngọc Dư (2016), “Một số vấn đe các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, so 19, tr.21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đe các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Tác giả: Đặng Ngọc Dư
Năm: 2016
34. Hoàng Thị Thanh Hoa (2019), “Một so vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, so 5, tr.48-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một so vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Hoa
Năm: 2019
35. Lê Vĩnh Châu (2015), “Luật Sửa đoi, bổ sung một so điều cùa Luật Thi hành án dân sự năm 2008 hứa hẹn tháo gỡ nhiều vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, so 2, tr.69-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Sửa đoi, bổ sung một so điều cùa Luật Thi hành án dân sự năm 2008 hứa hẹn tháo gỡ nhiều vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự
Tác giả: Lê Vĩnh Châu
Năm: 2015
36. Lê Vĩnh Châu (2021), “Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự”, Tạp chí Xây dựng pháp luật, so 6, tr.9-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự
Tác giả: Lê Vĩnh Châu
Năm: 2021
37. Lê Thị Huong Giang (2010), “Những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghe luật, số 6, tr.39-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành và một số kiến nghị
Tác giả: Lê Thị Huong Giang
Năm: 2010
39. Lê Đăng Khoa, Hà Khắc Thắng (2020), “Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và giải pháp, kiến nghị”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, sổ 6, tr.56-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và giải pháp, kiến nghị
Tác giả: Lê Đăng Khoa, Hà Khắc Thắng
Năm: 2020
41. Nguyễn Thị Dung (2020). “Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 5, tr.26-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2020
44. Phan Tấn Phát (2011), “Bất cập trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chũ & Pháp luật, số 3, tr. 17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất cập trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật Thi hành án dân sự
Tác giả: Phan Tấn Phát
Năm: 2011
45. Trần Thị Lan Hương, “Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tài liệu Tập huấn Nghiệp vụ thi hành án dân sự, hành chính năm 2018, Tong cục Thi hành án dân sự- Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
53. Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lý của biện pháp bảo đàm thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 16, tr.50-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất pháp lý của biện pháp bảo đàm thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự
Tác giả: Trần Anh Tuấn
Năm: 2009
56. Vụ Nghiệp vụ 1- Tổng cục Thi hành án dân sự, “Khái quát chung ve pháp luật thi hành án dân sự tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành: Định hướng hoàn thiện” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát chung ve pháp luật thi hành án dân sự tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành: Định hướng hoàn thiện
5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12) ngày 16/6/2010 Khác
6. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng (Luật số 17/2017/ỌH14) ngày 20/11/2017 Khác
7. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Luật số 64/2014/ỌH13) ngày 25/11/2014 Khác
8. Luật Sữa đổi, bổ sung một số điều cùa Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) ngày 13/11/2020 Khác
10. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật số 10/2017/QH14) ngày 20/6/2017 Khác
13. Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm Khác
14. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP cùa Chính phủ ngày 11/9/2018 về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng cùa to chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
15. Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH11 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/01/2004 ve thi hành án dân sự Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN