Điều này giúp cho những bản án hoặc QĐ có hiệu lực pháp luật được thực hiện trong thực tế, từ đó khăng định được vai trò quan trọng của pháp luật trong xã hội.Từ những lý do cấp thiết nh
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYEN TAT THANH
Chuyên ngành: LUẬT KINH TÉ Mã ngành: 8380107
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 3XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS CHƯ HẢI THANH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Chu Hải Thanh, đảm bảo tính trung thực và tuân thú các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
(Kývà ghi rõhọ tên)
NGUYỄN VĂN KA PHU
Trang 5Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm của lành đạo, chấp hành viên và thư kí báo cáo thống kê của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ben Tre Đà tận tình giúp đỡ và cộng sự đã nhiệt tình chỉ bảo nhiều kĩ năng và cung cấp thông tin, tài liệu giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Trong khoảng 06 tháng nghiên cứu để hoàn thành Luận văn Những ngày đầu tiên đi vào thực tế kiến thức của tôi còn hạn che và thiếu sót, tôi đẵ nhận những ý kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy Cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
(Kývà ghi rõhọ tên)
NGUYỄN VĂN KAPHU
Trang 6SHTT Sở hữu trí tuệ
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 5
4.1 Đoi tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6
7 Bổ cục tổng quát cùa luận văn 6
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHÉTHI HÀNH ÁN DÂN sự 8
1.1 Khái quát về biện pháp cường chế thi hành án dân sự 8
1.1.1 Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 8
1.1.2 Đặc diêm cũa biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự 11
1.1.3 Phân loại các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 12
1.1.4 Ỷ nghĩa cùa biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 13
1.2 Những yêu cầu khi áp dụng các biện pháp cường chế thi hành án dân sự 14
1.2.1 Thâm quyền và trình tự, thù tục áp dụng cảc biện pháp cưỡng che thi hành án dân sự 151.2.2 Các biện pháp cưỡng che thi hành án dân sự 18
Trang 82.2.2 Biện pháp trừ vào thu nhập cùa người phới thi hành án 38
2.2.3 Biện pháp kê biên, xử lý tài sản cùa người phải thi hành án, ké cã tài sán đang do người thứ ba giữ 39
2.2.4 Biện pháp khai thác tài sàn cũa người phải thi hành án 45
2.2.5 Biện pháp buộc chuyến giao vật, chuyển giao quyền tài sân, giấy tờ 47
2.2.6 Biện pháp buộc người phái thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định 49
2.3 Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tại Tinh Ben Tre 49
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 49
2.3.2 Nguyên nhân chú quan 50
3.2 ỉ Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự 54
3.2.2 Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự 58
3.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ chấp hành viên 60
3.2.4 Nâng cao hiệu quả phôi họp cùa các cơ quan liên ngành trong tô chức thi hành án dân sự 61
3.2.5 Tô chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự cho người dân 61
3.2.6 Bão đám cơ sớ vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thi hành án dân sự và ápdụng các biện pháp cưỡng che thi hành án dân sự 63
TIÉU KÉT CHƯƠNG 3 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 9DANH MỤC Sơ ĐỒ, BẢNG BIẾUHình 1.1 Sơ đồ quy trình tổ chức thi hành án dân sự 16
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự (THADS) là một hoạt động khá phức tạp nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đưa các bản án hoặc quyết định (QĐ) của Tòa án đã có hiệu lực thi hành được thực hiện trong thực tế Hay nói cách khác, nhờ có hoạt động THADS mà những cá nhân, to chức được thi hành án (THA) theo các bản án hoặc QĐ, thông qua đó thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và tạo dựng lòng tin của nhân dân vào pháp luật, theo Điều 106 Hiến pháp năm 20131
1Điều 106 Hiến pháp 2013 quyđịnh: “Bán án, quyết định củaTòaánnhân dâncó hiệu lực pháp luật pháiđượccơquan, tố chức, cá nhân tôn trọng; cơquan, tổchức, cá nhân hữu quan phài nghiêm chinh chấp hành”.
2 Đào Trọng Giáp (2022), “Bànvề “chữtâm” trongcông tác thi hành án dân sự”, truy cập trang:
https://thads.moi.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view detail.aspx?itemid=l000ngày 11/06/2024.
Đe quản lý tốt công tác THADS, hệ thống văn bản pháp luật ve THADS về cơ bản đà được xây dựng và hoàn thiện qua các năm, trong đó nguồn luật điều chỉnh chủ yếu là Luật THA dân sự năm 2008 (sửa đôi, bô sung năm 2014) và các văn bản hướng dần thi hành Tuy nhiên, thực tiền cho thấy không phải người phải THA nào cũng đều tự nguyện THA, thậm chí có nhiều trường hợp dù đã biết rõ kết luận của bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực và nghĩa vụ THA của mình nhưng những người phải THA vẫn cố tình kéo dài, trì hoãn việc THA Đối với những trường hợp này, Nhà nước (NN) phải áp dụng các biện pháp cường chế THADS đe buộc người phải THA phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ THA của mình, nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng của người phải THA
Trong thời gian qua, công tác cưỡng chế THADS (trong đó có các biện pháp cưỡng chế THADS) đă đạt được một số thành tựu nhất định, giúp giảm bớt số lượng các bản án hoặc QĐ dân sự đã có hiệu lực nhưng còn bị tồn đọng, chậm THA Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các biện pháp này tại một số địa phương ở Việt Nam đã gặp một số hạn chế điển hình như vẫn còn nhiều bản án hoặc ỌĐ không thể THA, đặc biệt là hiện tượng tiêu cực, tắc trách, sai phạm về nghĩa vụ, lạm dụng chức vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật của một số Chấp hành viên (CHV), một số cán bộ THADS đà gây ra sự bất bình cho dư luận xã hội Thậm chí, một số người dân còn hiểu sai về hoạt động THADS và xem đó như là một “nghề đòi nợ” nên không hợp tác THA2
Tại tỉnh Ben Tre, hoạt động THADS đã có kết quả tốt và phát triển tích cực nhưng tương tự như các địa phương khác trong cả nước, vẫn còn một số vướng mắc
1
Trang 11khi áp dụng pháp luật về THA vào thực tế, trong đó có hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS Do đó, rất cần thiết phải nghiên cứu, tổng kết và đánh giá về những vướng mắc, hạn chế trong công tác THADS để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS (nói chung) và việc áp dụng các biện pháp cường chế THADS (nói riêng) Điều này giúp cho những bản án hoặc QĐ có hiệu lực pháp luật được thực hiện trong thực tế, từ đó khăng định được vai trò quan trọng của pháp luật trong xã hội.
Từ những lý do cấp thiết như trên, tác giả lựa chọn đề tài,- “Biện pháp cưỡng
chế THA từ thực tiễn Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ben Tre” đê làm luận văn tôt
nghiệp Thạc sĩ nhằm nghiên cứu về những vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp cường chế THADS để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
ơ Việt Nam, công tác THADS về cơ bản đẵ được nhiều tác giả nghiên cứu qua các công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) như:
Sách “Bình luận Luật Thi hành án dân sự” của tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa, Hồ Quân Chính, Nguyễn Văn Nghĩa, xuất bản năm 2019 Nội dung sách chủ yếu phân tích và bình luận các quy định của Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về các vấn đề cơ bản như: những quy định chung trong THADS, hệ thống tổ chức THA dân sự và CHV; thủ tục THA dân sự; biện pháp bảo đảm và cưỡng che THA; THA trong một số trường hợp cụ the; vấn đề khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lí vi phạm; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, to chức trong THA dân sự và các điều khoản thi hành
Sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Lê Anh Tuấn, xuất bản năm 2019 Nội dung lý luận của cuốn sách phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cường chế THADS Thông qua phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS, tác giả phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của hoạt động cưỡng chế THADS nhằm nâng cao hiệu quả cưỡng che THADS là hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo đảm các điều kiện cần thiết để cưỡng chế THADS
2
Trang 12Luận án Tiến sĩ cúa tác giả Lê Anh Tuấn về đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ớ Việt Nam ”, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố
tụng dân sự được thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2017 Trong đó, Luận án đà hệ thống lại các vấn đề lý luận về cưỡng chế THADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc cưỡng che THADS cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cường che THADS Luận văn cũng phân tích những bất cập, hạn chế trong quá trình cưỡng che THADS để đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử NN và pháp luật của tác giả Bùi Đức Tiên với đê tài ‘‘Thực hiện pháp luật ve cưỡng che thi hành án dân sự ớ Việt
Nam” năm 2018 Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cường chế THADS và thực trạng thực hiện, Luận án đề xuất các giải pháp đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam trước những yêu cầu mới
Đe tài về cưỡng che THADS cũng được nghiên cứu điển hình tại một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Giang, có thể kể đến như Luận văn “Thực trạng và
giãi pháp nhăm nâng cao hiệu quà cường chê thi hành án dân sự tại Thái Nguyên ”
của Trần Thị Lệ Thủy năm 2019, Luận văn “Thực trạng và giãi pháp nhằm nâng cao
hiệu quà THA dân sự ớ tỉnh Bắc Giang" cùa Nguyễn Văn Công năm 2013, Những
luận văn này chủ yếu nghiên cứu và phân tích thực trạng THADS tại từng địa phương cụ thể, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao hiệu quả THADS
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, phân tích về từng biện pháp cưỡng chế trong hoạt động THADS như:
Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Pháp luật thi hành án dân sự trong việc kê
biên, xừ lý tài sán thi hành bản án, quyết định của Tòa án về án kinh doanh thương mại, thực tiễn tại chi cục THA dân sự Huyện Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai" của tác giả Thái
Thị Cẩm Tú, Trường Đại học Luật, Đại học Huế năm 2022 Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về kê biên, xử lý tài sản đe THA đối với các án kinh doanh, thương mại, đồng thời trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn THADS, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
3
Trang 13quả áp dụng pháp luật về kê biên, xử lý tài sản thi hành bản án, ỌĐ của Tòa án về án kinh doanh thuơng mại trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về cưỡ/ìg chế tài sân đê thi hành án kinh doanh thương mại” của năm 2020 của tác giả Nguyễn Nguyệt Anh tại trường Đại học
Luật Huế Trong đó, luận văn phân tích các biện pháp cưỡng chế tài sản để THADS trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và nhận diện các bất cập trong quá trình thực thi hiện nay tại Việt Nam để lựa chọn những giải pháp phù hợp
Bên cạnh đó, còn có các bài viết về đề tài THADS (nói chung) và các biện pháp cưỡng chế THADS (nói riêng) như: bài viết “Những điểm mới về cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Lê Anh Tuấn, đăng trên Tạp chí Dân chù và Pháp luật số
chuyên đề Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS tháng 5 năm 2015; bài
viêt “Một số bất cập, hạn che khi áp dụng biện pháp bào đăm và biện pháp cưỡng che thi hành án theo pháp luật về thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng và
Ngô Hữu Phúc, đăng trên tạp chí Công Thương, số 13, tháng 6 năm 2022, và nhiều bài viết trao đổi nghiệp vụ về các biện pháp cưỡng chế THADS trên trang web của Tổng cục Thi hành án dân sự
Nhìn chung, đề tài về các biện pháp cường chế THADS đã được nghiên cứu ở nhiều quy mô khác nhau và cơ bản phân tích được những vấn đề lý luận pháp luật liên quan đến các biện pháp cường che THADS Tuy nhiên, các công trình NCKH này được thực hiện từ khá lâu nên một số luận văn, luận án chưa kịp phân tích các quy định mới được sửa đoi, bổ sung trong Luật THADS năm 2014 Bên cạnh đó, nhiều đề tài chỉ tập trung một biện pháp cưỡng chế THADS nhất định, chăng hạn như kê biên tài sản, nên không cung cấp cho người đọc một góc nhìn tổng quan về các biện pháp THADS Do đó, trên cơ sở kế thừa các công trình NCKH trước đó, luận văn này sẽ nghiên cứu tổng thể về lý luận và thực tiễn áp dụng của các biện pháp THADS để hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về các biện pháp cường chế THADS theo pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện đối với hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng che THADS ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và quy định pháp luật hiện hành về các biện pháp cưỡng chế THADS cũng như thực tiễn
4
Trang 14áp dụng tại tỉnh Bến Tre để từ đó, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình THADS Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của các hạn che này, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp cường chế THADS.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp cưỡng chế THADS như khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của các biện pháp cưỡng chế THADS
Hai là, phân tích các quy định pháp luật về các biện pháp cưỡng chế THADS, đánh giá thực tiễn áp dụng và xác định được nguyên nhân của những hạn chế này
Ba là, phân tích những nguyên nhân của các vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS đe từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn che để phát huy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp cường chế này nhằm nâng cao hiệu quả THADS
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4 ỉ Đối tượng nghiên cứu
Đe tài này nghiên cứu đối tượng là hệ thống pháp luật về THADS (nói chung) và các biện pháp cường chế THADS (nói riêng) Đồng thời, Luận văn cũng nghiên cứu về thực trạng pháp luật vè thực tiễn áp dụng các biện pháp cường che THADS trong thời gian qua
về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2023
5
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
Với mong muốn đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả đâ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Một là, phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn đe phân tích những vấn đề lý luận cơ bản ở Chương 1 cũng như phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng che THADS tại Chương 2
Hai là, phương pháp phân tích luật viết: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 nhằm giải thích các quy định hiện hành liên quan đến các biện pháp cường chế THADS Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng che THADS
Ba là, phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh và chỉ ra sự khác biệt của hoạt động THADS và các hoạt động THA trong các lĩnh vực khác Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng nhằm phân tích về những điểm khác biệt của các biện pháp cưỡng che THADS và các biện pháp bảo đảm THADS, từ đó trình bày về ý nghía của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế này trong thực tế
Bốn là, phương pháp bình luận: Tại chương 2, phương pháp này được tác giả sử dụng khi nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS tại tỉnh Ben Tre đe thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi Luật THADS và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp cường chế THADS
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn này đã nghiên cứu và góp phần xây dựng nên tài liệu tham khảo hữu ích về những vấn đề lý luận và pháp luật về các biện pháp cưỡng che THA trong hoạt động THADS, từ đó đe xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật THADS hiện nay Luận văn có thể trở thành một nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn học ve THADS Bên cạnh đó, Luận văn phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện các biện pháp cưỡng chế THADS ở tỉnh Ben Tre nên những giải pháp đề xuất sẽ là nguồn tham khảo thiết thực cho cơ quan THADS của địa phương này
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
6
Trang 16Chương 1 Những vấn đề lý luận về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.Chương 2 Thực tiễn áp dụng biện pháp cường chế thi hành dân sự ở tỉnh Ben Tre.
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
7
Trang 17NỘI DUNGCHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
1.1 Khái quát về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm biện pháp cưởng chế thì hành án dân sự
1.1.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
Trong đời sống xà hội, các bản án hoặc QĐ của Tòa án là rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp, yêu cầu của đương sự hoặc nhằm áp dụng hình phạt cho các hành vi vi phạm hình sự hoặc xâm hại đến các quan hệ xà hội được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, những bản án hoặc QĐ này chỉ có giá trị về mặt pháp lý và cần phải được thi hành để đáp ứng được nhu cầu xét xử và giải quyết tranh chap Do đó, các bản án hoặc QĐ này phải được tổ chức cho THA Đây là một thủ tục tố tụng do cơ quan nhà nước (CQNN) hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức thực hiện để thi hành bản án hoặc QĐ của Tòa án nhằm bảo vệ lợi ích cho NN và người dân Thủ tục này được xem là “công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng”, nhằm bảo đảm cho bản án hoặc QĐ của Tòa án được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trong thực tế, từ đó góp phần bảo vệ được quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức và NN, qua đó góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị, xà hội và tăng cường hiệu quả quản lý NN.3 Tùy thuộc vào tính chất và quan hệ pháp luật được giải quyết trong bản án hoặc QĐ của Tòa án và các cơ quan giải quyết tranh chấp khác, có thể chia thành ba loại là THA dân sự, THA hình sự và THA hành chính, trong đó THA dân sự là phổ biến nhấT
3 Lê Anh Tuấn (2017), Mộtsốvấnđềlýluận và thực tiễn vềcưỡng chế thihành ándânsự ớ ViệtNam, Luận văn
thạc sĩ, TrườngĐạihọc Luật HàNội.Từ gốc độ pháp luật, “thi hành án dân sự được thực hiện cho các bản án hoặc QĐ có hiệu lực thi hành bản án hoặc ỌĐ dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án hoặc QĐ hình sự, phần tài sản trong bản án hoặc QĐ hành chính của Tòa án, quyết định cùa Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh
8
Trang 18tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại”.4
4 Điều 1,Luậtthi hành án dânsự 2008, sừa đổi bố sungnăm 2020, 2022.5TrườngĐại học Luật HàNội (2018), Giáo trìnhLuậtthihànhándânsự, NXB Côngannhândân, tr.232.
9Như vậy, đối tượng được THADS không chỉ là những bản án hoặc ỌĐ dân sự mà còn liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác như hình sự, hành chính, cạnh trạnh, thương mại Do đó, khái niệm THADS nên được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi các quan hệ dân sự
1.1.1.2 Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự và các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Thực tế cho thấy, không phải bất kỳ bên nào có nghĩa vụ THA trong các bản án hoặc ỌĐ đều tự nguyện thực hiện mặc dù bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực Thậm chí có trường hợp người phải THA mặc dù có đủ điều kiện để THA nhưng lại tìm cách trốn tránh, trì hoãn THA trong thời hạn được quy định Vì vậy, việc cưỡng chế THA bởi NN là hoàn toàn cần thiếT Cưỡng chế được hiểu là việc sử dụng quyền lực của NN để bắt buộc các cá nhân, tổ chức (người phải THA) phải thực hiện những nghĩa vụ theo bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực pháp luật khi họ không tự nguyện thực hiện Việc cưỡng chế còn nhằm mục đích thi hành pháp luật của NN và duy trì trật tự trong xà hội5
Từ đó, có thể hiểu cưỡng chế THADS là việc các cơ quan, cá nhân có thâm quyền sử dụng quyền lực NN đe buộc cá nhân, tổ chức (người phải THA) thực hiện các nghĩa vụ theo bản án hoặc QĐ đâ có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA, cũng như khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại, hay thông qua đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của những cá nhân, tô chức vi phạm pháp luật
Đe thực hiện được chức năng cường che THADS này, theo quy định tại Điều 45 Luật THADS, CHV có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA Các biện pháp này được sử dụng quyền lực của NN nhằm buộc người phải THA thực hiện nghía vụ dân sự của họ trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA
Xét về bản chất, các biện pháp cưỡng chế THADS có một số điểm khác biệt so với các biện pháp khác cũng sử dụng quyền lực NN, cụ the:
Trang 19Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế THADS khác với các biện pháp cưỡng chế trong
các ngành luật khác như hành chính và hình sự Các biện pháp cưỡng chế THADS chỉ áp dụng cho các bản án hoặc ỌĐ dân sự và phần dân sự trong những bản án hoặc ỌĐ khác Các biện pháp này chỉ do cơ quan THA áp dụng trong thời gian cụ thể như kê biên hoặc xử lý tài sản, cưỡng chế trả vật, Trong khi đó, các biện pháp cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý hành chính NN có thẩm quyền áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý các vi phạm hành chính còn các biện pháp cưỡng che hình sự điển hình như phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, có đặc trưng là hạn chế các quyền tự do của con người và thậm chí là tước đoạt tính mạng của người phạm tội Như vậy, rõ ràng, các biện pháp cưỡng chế THADS chủ yếu mang tính chất về tài sản
Thứ hai, các biện pháp cưỡng chế THADS hoàn toàn khác với các biện pháp bảo đảm THA Cụ thể là mặc dù cả hai nhóm biện pháp này đều mang tính quyền lực NN và liên quan đến quyền của người phải THA đối với tài sản nhưng xét về trình tự và thủ tục thì các biện pháp bảo đảm THA là tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế THADS Điển hình như việc phong tỏa tài khoản (một trong những biện pháp bảo đảm THADS) là nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện kê biên, xử lý tài sản sau này (một trong những biện pháp cưỡng chế THADS) Ngoài ra, tính chất cưỡng chế của biện pháp bảo đảm THADS cũng ít hơn so với biện pháp cường che THADS, cụ the, trong trường hợp người phải THADS đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm THADS mà người phải THA không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì cơ quan THA phải áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS ở mức độ cưỡng chế cao hơn nhằm buộc người phải THA thực hiện các nghía vụ theo bản án hoặc QĐ đâ có hiệu lực pháp luật Như vậy, có thể thấy, biện pháp cưỡng che THADS chính là thủ tục cuối cùng để bản án hoặc ỌĐ được thực hiện trong thực tế
Tóm lại:
+ Cưỡng chế THADS là việc Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn thực các biện pháp cưỡng chế THA đối với đương sự người phái THA nham mục đích buộc người phái THA phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sán theo bán án, quyết định của TA Tà được áp dụng trong trường hợp người phái THA có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do CHV an định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phái THA tâu tủn, hùy hoại tài sản.
10
Trang 20+ Các biện pháp cưỡng chế THADS là những biện pháp do cơ quan THADS áp dụng và đảm báo thực hiện bằng quyền lực của NN nham buộc người phải THA phải nghiêm chinh thực hiện các nghĩa vụ về tài sàn hoặc hành vi theo các bản án hoặc QĐ vê dân sự cùa Tỏa án đã có hiệu lực pháp luật và theo trình tự hoặc thù tục cụ thê trong những trường hợp được pháp luật quy định.
ỉ ỉ.2 Đặc điểm cứa biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Với mục đích làm cho các bản án hoặc ỌĐ được thi hành trong thực tế, các biện pháp cưỡng che THADS có những đặc điểm co bản như sau6:
Thứ hai, các biện pháp cưỡng chế THADS chì được áp dụng trong trường hợp được pháp luật cho phép.
Như đà đề cập ở trên, THA là thủ tục để bản án hoặc QĐ của Tòa án và các cơ quan tham quyền khác được thực hiện trong thực te, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người được THA Tuy nhiên, việc cường chế THADS có thể dẫn đen tình trạng xâm phạm đến quyền lợi của người THA và những người có liên quan đến tài sản THA Do đó, pháp luật chỉ cho phép cưỡng chế THADS trong trường hợp mà người phải THA không tự nguyện thi hành Neu người phải THA đà tự nguyện THA hoặc khi bản án
1 1
Trang 21hoặc QĐ chưa hết thời hạn thi hành thì không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS.
Thứ ba, đoi tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS không chỉ là tài sản mà còn là hành vi cữa người phái THA.
Như đã phân tích ở trên, đối tượng của biện pháp cưỡng chế THADS có những đặc thù hơn so với các biện pháp cường chế của những ngành luật khác, theo đó, đối tượng chỉ là tài sản hoặc hành vi của người phải THA Các biện pháp này không nhằm mục đích xử lý những hành vi vi phạm pháp luật như cưỡng chế THADS, mà chỉ nhằm buộc người phải THA thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ dân sự của mình theo bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực pháp luật
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS, chi phí cưỡng chế THADS do người phái THA chịu.
Đặc điểm này xuất phát từ lý do của việc tổ chức cưỡng chế THADS là vì người phải THA không tự nguyện thực hiện bản án hoặc ỌĐ đâ có hiệu lực nên CHV phải áp dụng các biện pháp cưỡng che THADS Do đó, người phải THA có nghĩa vụ trả những khoản chi phí phát sinh cho hoạt động THA này
Thứ năm, các biện pháp cường ché được áp dụng đôi với các cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan.
Mặc dù thủ tục THADS chỉ tác động chủ yếu đen người phải THA nhưng trong một số trường hợp, khi thực hiện cưỡng chế THADS vần cần có sự phối hợp của các to chức, cá nhân liên quan, chẳng hạn như tô chức, cơ quan sử dụng lao động và có trả thu nhập cho người phải THA Như vậy, trong trường hợp đó, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện theo bản án hoặc QĐ đẫ có hiệu lực mà không được từ chối với lý do không phải là người THA
Tóm lại, các biện pháp cưỡng chế THADS là công cụ quan trọng đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người THA, được thực hiện trên cơ sở quyền lực NN và chỉ được áp dụng trong một số trường hợp luật định và phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục cụ thể
1.1.3 Phân loại các biện pháp cưỡng che thì hành án dân sự
Sau khi quyết định phải cưỡng chế THADS đối với người phải THA, CHV có thể áp dụng một trong sáu biện pháp cưỡng chế, chia thành hai nhóm chính, đó là nhóm các biện pháp đối với nghĩa vụ trả tiền của người phải THA và nhóm các biện pháp tác
12
Trang 22động đến nghĩa vụ phải thực hiện hành vi của người phải THA Cụ thể, nhóm thứ nhất bao gồm các biện pháp như: “Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền giấy tờ có giá của người phải THA; Trừ vào thu nhập của người phải THA; Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải THA”; nhóm thứ hai gồm các biện pháp: “buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải THA thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định”7 Các biện pháp này độc lập với nhau và phải được áp dụng kịp thời nhằm bảo đảm hiệu quả của việc THA, hạn chế việc THA bị tồn đọng.
7 Điều 71 LuậtThi hành án dânsự 2008 (sửa đồi, bồ sung năm2014).
13
I Ỉ.4 Ý nghĩa của biện pháp cưởng chế thi hành án dân sự
Thực tế cho thấy các biện pháp cưỡng chế THADS có ý nghía rất quan trọng trong quá trình THADS, mà trước hết là đối với người được THA bởi đây là công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Bởi lẽ, bằng quyền lực NN, các biện pháp cưỡng che THADS buộc người phải THA phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ dân sự của họ đối với người được THA, nhất là trong trường hợp người phải THA không tự nguyện thi hành Từ đó, đảm bảo được sự công bằng, hợp lý trong xẵ hội bằng pháp luật
Đối với người phải THA, các biện pháp cưỡng chế THADS cũng có ý nghĩa nhất định Theo đó, khi thực hiện theo các biện pháp này, người phải THA có thể hoàn thành nghĩa vụ THA mà không phải chịu những hậu quả do việc chậm THA mang lại, chang hạn như vấn đề lài suất trong thời gian chậm thi hành
Đối với xã hội, các biện pháp cưỡng chế THADS có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần duy trì trật tự xà hội Thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS, các bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực pháp luật mới có giá trị thực tiễn thiết thực, nếu không thì chỉ là công lý trên lý thuyết và không tạo được lòng tin của người dân Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động THADS có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật
Như vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp cưỡng che THADS mang lại những hiệu quả thiết thực trong cuộc sống, đồng thời là cơ sở đe củng cố và phát triển pháp chế xã hội chù nghĩa
Trang 231.2 Những yêu cầu khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Khác với các loại THA khác, THA hình sự và THA hành chính, khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế THADS, cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 45, 46, 71 Luật THADS như sau:
Thứ nhất, các biện pháp cirỡng che THADS chi có thế được áp dụng bới các cơ quan, cả nhân có thám quyên,
Việc cường che THADS phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp kể cả của người được THA và người phải THA Đồng thời, vì đây là các biện pháp được sử dụng quyền lực NN để cưỡng chế người phải THA thực hiện các nghĩa vụ theo bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực pháp luật nên chủ thể áp dụng các biện pháp này phải là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền Điều này nhằm giúp cho việc tổ chức thực hiện các QĐ cưỡng chế THADS được diễn ra đúng pháp luật và công bằng, hợp lý
Thứ hai, CHV chì được áp dụng các biện pháp cưỡng che THADS theo quy định của pháp luật,
Vì việc cưỡng chế THADS do các cơ quan, cá nhân được NN trao quyền nên những biện pháp cưỡng chế THADS phải được áp dụng theo điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định và CHV không được tự ý áp dụng các biện pháp khác ngoài quy định của pháp luật Bởi lẽ, trong quá trình cưỡng chế THADS, CHV có thể lạm dụng quyền lực NN để áp dụng các biện pháp khác trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những chủ thể khác có liên quan, từ đó gây tác động tiêu cực đen người dân và dư luận xã hội
Thứ ba, việc cưỡng chê THADS chỉ được tô chức thực hiện theo khung giờ cùa quy định pháp luật,
Mặc dù mục đích của việc cưỡng chế THADS là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA nhưng trên tinh thần nhân đạo và hạn chế gây mất trật tự công cộng, việc cưỡng chế THA không được thực hiện trong khoảng thời gian “từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, hoặc trong các ngày nghỉ theo pháp luật lao động, 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách là người phải THA”8
8Theo Điều 46LuậtThi hành án dân sự, Điều 8 Nghị định Chính phủsố 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015.
14
Thứ tư, biện pháp cưỡng chế THA được áp dụng nhưng phái tương ứng với nghĩa vụ THA theo bán án hoặc QĐ cùa Tỏa án.
Trang 24Tuy việc cưỡng chế THADS là rất cần thiết trong trường hợp người phải THA không tự nguyện thi hành nhưng quá trình tổ chức cường che THADS cần phải đảm bảo quyền lợi của người được THA Do đó, nếu áp dụng biện pháp cưỡng chế THA nhưng vượt quá yêu cầu THA thì sẽ gây thiệt hại cho người phải THA, khi đó, mục đích của việc THADS không đạt được mà còn xâm phạm đen quyền lợi của người phải THA và hạn che gây ra những hậu quả tiêu cực cho xâ hội.
1.2.1 Thant quyền và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưởng chế thi hành án dân sự
1.2.1.1 Thám quyên áp dụng các biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự
Với bản chất của các biện pháp cường chế mang tính chất quyền lực NN nên các biện pháp này chỉ được áp dụng bởi cơ quan THADS và CHV, được quy định tại Chương 2 Luật THADS, cụ thể hệ thống to chức THADS bao gồm cơ quan quản lý THADS và cơ quan THADS ở các cấp tỉnh, huyện và tương đương Trong đó, cơ quan quản lý THADS thuộc Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý THADS, tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thê của cơ quan THADS
1.2 ỉ.2 Trình tự, thù tục áp dụng biện pháp cưỡng che thi hành án dân sự
Vì đặc trưng của các biện pháp cưỡng che THADS là mang tính quyền lực NN, các biện pháp này được áp dụng nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật và công khai, minh bạch Bên cạnh mục đích buộc người phải THA thực hiện những nghĩa vụ theo bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực, các biện pháp cường chế THADS cần được lựa chọn phù hợp với thực tế và áp dụng theo trình tự, thủ tục cụ the để đảm bảo tính công khai, minh bạch của pháp luật Đe thống nhất về trình tự, thủ tục THADS, Tổng cục THADS đã ban hành Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 về quy trình tổ chức THA trong nội bộ cơ quan THADS, có thể khái quát như sau:
15
Trang 25THỤLÝ THI
HÀNHẢN
-*^n0nMn2jucfoTHAji^
* Kiím tra xù lý yêu du THA BA HS ùy Mc THARa quyết định THA;ựún cồng CHV tổ chúc thi hỉnh
•Cục: van phỏng-Chi cục: Thảm tra viên hoặc Thưký thi hành án
•Qc Hủ^ Kiểm ^$&qu>ctKbnC•Chi cực Thẳm ca viên hoặc Thư kỷ-Cục: Phỏng Nghiệp vụ và to chức thi hànhân Chap hành viên.-Chí cục: Phó Chi cục trướng Chấp hành viên
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình tô chức thi hành án dân sự
Từ sơ đồ trên có the thấy, việc tổ chức cưỡng chế THADS phải được thực hiện sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm THA Bời lẽ, các biện pháp cưỡng chế THA chỉ được áp dụng khi người phải THA không tự nguyện THA khi đã hết thời hạn tự nguyện THA9, do đó, không được tồ chức cưỡng chế THA khi chưa xác định đù điều
kiện đê áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS Quy trình này có thê được chia
thành các giai đoạn như sau:
9 Điều 45, 46Luật THADS năm2008 (sữa đồi,bồ sungnăm2014).
16
Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị ảp dụng biện pháp cưỡng chế THADS,
Trước khi cưỡng che THADS, CHV phải ra quyết định cưỡng chế THA buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc hành vi để thi hành bản án, ỌĐ theo quy định của pháp luật Theo đó, CHV phải quyết định dựa trên các cơ sở như: “nội dung bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực pháp luật; tính chất, mức độ, nghĩa vụ THA;
Trang 26điều kiện của người phải THA; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương đe lựa chọn việc áp dụng biện pháp cường chế THA thích hợp”10 Trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật THADS thì CHV được áp dụng biện pháp cường chế THADS “Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí THA theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải THA lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đà được bản án, QĐ tuyên xử lý để THA hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 33/2020/ NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 sừa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dần Luật thi hành án dân sự”.
10Điều 19 Quyếtđịnh273/QĐ-TCTHADS ngày 22 tháng02năm2017củaTổng cục Thi hành án dân sự về việc ban hành quy trình tồ chứcthi hành ántrong nội bộcơquanthi hành án dân sự.
17
Thứ hai, giai đoạn tổ chức cưỡng chế THA,
Trong giai đoạn này, CHV chịu trách nhiệm chính trong việc tố chức cường che THA Thư ký, Chuyên viên, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện Các công việc chính phải thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
a) Lập kế hoạch cưỡng che trình Thủ trưởng phê duyệt (trong trường hợp cần
huy động lực lượng) và gửi kế hoạch cường chế cho các đơn vị có liên quan;
b) Rà soát căn cứ, dự thảo và báo cáo Lành đạo Phòng Nghiệp vụ và tồ chức THA trình Thủ trưởng cơ quan phê duyệt;
c) Tổ chức thực hiện các công tác chuẩn bị khác như: Họp bàn cưỡng chế; họp thông qua phương án bảo vệ cưỡng chế; họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đơn vị tham gia cường chế; chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, văn bản, biên bản sử dụng trong buổi cưỡng chế; thuê nhà, ký hợp đồng trông coi, bảo quản tài sản, ký hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển tài sản, ký hợp đồng thuê đo đạc; xác minh trước khi cưỡng chê (tại địa phương nơi có tài sán cưỡng che hoặc nơi diễn ra việc cưỡng che).
d) Tổ chức cưỡng chế: Công bố quyết định cưỡng chế, thực hiện nội dung cưỡng chế theo kế hoạch cưỡng chế, lập biên bản cưỡng chế THA và các loại biên bản cần thiết khác tùy theo mỗi biện pháp cưỡng chế
đ) Đề xuất họp rút kinh nghiệm sau khi kết thúc cường chế
Trang 27e) Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định".Ngoài ra, trong quá trình tổ chức cưỡng chế THADS, co quan THA và CHV phải lưu ý đến khung thời gian thực hiện cưỡng chế như:
“Cơ quan THADS không tô chức cưỡng chê THA có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thong đoi với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phái THA; các trường hợp đặc biệt khác ành hướng nghiêm trọng đen an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Trong trường họp cần thiết, Thù trướng cơ quan THA dân sự bảo cáo Chù tịch Úy ban nhân dân cùng cấp, Thù trướng cơ quan THA cấp quân khu báo cảo Tư lệnh quân khu và tương đirơng ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tô chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ãnh hướng đen an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại khoán 1 Điều 172, khoăn 2 Điều 173 và khoán 2 Điều 174 cũa Luật THA dân sự".n
Tóm lại, những quy định này nham the hiện tính nhân đạo của pháp luật vì mặc dù các biện pháp cưỡng chế THADS phải áp dụng để buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ theo bản án hoặc ỌĐ đã có hiệu lực nhưng việc cưỡng chế THADS này phải tính toán để không ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người phải THA Đồng thời, thông thường quá trình cưỡng chế THADS có the gặp phải những phản ứng tiêu cực của người phải THA nhất là nếu những chủ thể này không tự nguyện thi hành, do đó, yêu cầu sử dụng lực lượng hỗ trợ là rat cần thiết nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội của địa phương, để tránh gây phiền hà cho người dân cũng như tạo ấn tượng xấu, phản cảm cho xã hội khi tô chức cưỡng chế THADS
1.2.2 Cấc biện pháp cưỡng che thi hành án dân sự
ỉ.2.2 ỉ Khấu trừ tiền trong tài khoán, thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giả cùa người phái thi hành án
Đây là biện pháp được quy định tại Điều 71 Luật THADS nhằm cường chế người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ tài sản Biện pháp này cũng được áp dụng khá phô biến do trong trường hợp này, các tổ chức liên quan như ngân hàng, kho bạc, to chức tín dụng khác sẽ hỗ trợ cho quá trình cưỡng che THADS hiệu quả hơn Trong đó, giấy
11Điều20 Quyết định 273/QĐ-TCTHADS12Khoăn2, 3 Điều 13 Nghị định 33/2020/NĐ-CP.
18
Trang 28tờ có giá là các loại cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại giấy tờ có giá khác theo quy định và còn giá trị thanh toán.
Đe áp dụng biện pháp khấu trừ tiền thì co quan THA phải ra quyết định trong đó phải có các nội dung như: “ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành quyết định; tên tài khoản, số tài khoản của người phải THA; tn, địa chỉ Kho bạc NN, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản; số tiền phải khấu trừ; tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan THA dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ; thời hạn thực hiện việc khấu trừ” Neu người phải THA có nhiều tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc NN thì CHV sẽ được quyết định khấu trừ một hay nhiều tài khoản đủ số tiền phải THA và chi phí cưỡng chế THA13
13 Điều 21 Nghị định33/2020/ND-CP.
14 Theo khoản 26 Điều1củaLuật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bố sung một số điều cùaLuật Thi hành án dân
sựLuậtsửa đối năm2014.Xét về cơ bản, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản đã được quy định khá chặt chẽ, đảm bảo thực thi nhanh chóng và hiệu quả nhằm buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng bản án hoặc QĐ Bên cạnh đó, trước khi thực hiện cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, theo Điều 67 Luật THADS cho phép thực hiện việc phong tỏa tài khoản đe đảm bảo THA Đặc biệt, Luật THADS cũng dự liệu trường hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan không nhận quyết định phong tỏa tài khoản thì sẽ phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra Khi đó, CHV phải tiến hành lập biên bản về việc này, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản của người phải THA tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó14 Như vậy, Luật THADS đã được sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế hơn, vì theo Luật THADS năm 2008 trước đây chỉ quy định rằng: “Khi tiến hành phong toả tài khoản, CHV phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải THA Cơ quan, tô chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của CHV về phong toả tài khoản” Điều này làm cho cơ quan THADS gặp lúng túng trong trường hợp cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản Ngoài ra, nội dung sửa đôi bô sung này cũng giúp cho Luật THADS đáp ứng tốt hơn yêu cầu ve mức độ thực hiện nhanh chóng và nâng cao hiệu quả của biện pháp cưỡng chế này, từ đó đảm bảo quá trình thực hiện biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản đạt được kết quả tích cực Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản hoặc thu hồi, xử lí tiền
19
Trang 29và giấy tờ có giá của người phải THA thường phải qua hai giai đoạn cơ bản là thu hồi và xử lý tiền cùa người phải THA.
Đối với việc thu tiền của người phải THA đang giữ, khi phát hiện người phải THA đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải THA thì CHV ra quyết định thu tiền để THA “CHV tiến hành lập biên bản và cấp biên lai cho người phải THA, nếu người phải THA không ký tên vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng”
Đối với giấy tờ có giá, nếu phát hiện người phải THA đang trực tiếp giừ hoặc do cơ quan, to chức, cá nhân khác đang giữ giấy tờ có giá của người phải THA thì CHV ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để THA Người phải THA hoặc các chủ thể đang giữ giấy tờ có giá của người phải THA có trách nhiệm chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan THADS theo quy định của pháp luật15
1 2.2.2 Trừ vào thu nhập cùa người phái thi hành án
Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền và có thu nhập nhưng không tự nguyện THA Đe áp dụng biện pháp này cần phải xác định những điều kiện cơ bản như sau:
Một là, người phải THA có nghĩa vụ phải trả tiền theo bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực Điều này có nghĩa là chỉ có trường hợp mà nghía vụ THA là trả tiền thì cơ quan THADS mới được áp dụng biện pháp cường chế này và phải chỉ khi khoản tiền phải THA đó không lớn hoặc phải trả theo định kỳ (ví dụ nghía vu cấp dưỡng sau ly hôn)
Hai là, việc trừ vào thu nhập của người THA chỉ được áp dụng nếu các đương sự có thỏa thuận hoặc được ấn định cụ the trong bản án hoặc QĐ đà có hiệu lực Đặc biệt, biện pháp này có the áp dụng trong trường hợp tài sản khác của người phải THA không đủ để THA
Ba là, chỉ khi có căn cứ xác định người phải THA có thu nhập thì mới được khấu trừ Điều này nhằm đảm bảo biện pháp cưỡng chế này mang lại hiệu quả thiết thực, tránh trường hợp áp dụng nhưng không khả thi vì không xác định được nguồn thu nhập của người phải THA
Theo Điều 78 Luật THADS: “Việc trừ vào thu nhập cửa người phải THA chỉ được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp: theo thỏa thuận của đương sự;
15 Điều 82Luật Thihànhán dânsự năm2008 (sữađối, bố sungnăm2014).
20
Trang 30bản án, QĐ ấn định trừ vào thu nhập của người phải THA; THA cấp dưỡng, THA theo định kỳ, khoản tiền phải THA không lớn hoặc tài sản khác của người phải THA không đủ để THA”.
Khi tiến hành trừ vào thu nhập của người phải THA, cần lưu ý rằng chỉ được trừ tối đa là 30% tổng số tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được nhận, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác Riêng đối với thu nhập khác thì pháp luật THADS quy định rất rõ ràng: “Mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực te của người phải THA, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật”16
16Khoản 3 Luật Thi hànhán dân sự năm 2008 (sửa đối, bố sungnăm2014).17Điều 79 Luật Thi hànhán dânsự năm2008(sửađối,bố sungnăm2014).18Điều22 Nghị định33/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp người phải THA có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì “CHV ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để THA CHV thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải THA theo định kỳ theo ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải THA Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải THA, CHV căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực te của người phải THA”17
Tương tự như biện pháp trừ vào tiền lương, việc trừ vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh cũng phải để lại mức tiền tối thiểu cho người phải THA để “đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải THA và người mà người đó có nghía vụ cấp dưỡng, nuôi dường Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải THA và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuân hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do CHV ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải THA và mức ấn định này có the được điều chỉnh”18
Có thể thay, biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải THA đà được quy định rõ ràng, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho CHV áp dụng vào thực tiền THADS Tuy đây là biện pháp cưỡng chế trái với ý muốn của người phải THA và có the gây ảnh hưởng đến cuộc sổng của người phải THA và gia đình nhưng với mục
21
Trang 31đích bảo đảm quyền lợi của người được THA nên cơ quan THADS buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế này Mặc dù vậy, pháp luật cũng vẫn thể hiện được tính nhân đạo khi quy định rõ mức tối đa có thế trừ vào thu nhập của người phải THA, nhằm bảo đảm cho cuộc sống của người phải THA và gia đình Như vậy, bên cạnh yêu cầu giữ vững trật tự, công bằng trong xã hội thì quy định về biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải THA đã đáp ứng được yêu cầu về tính nhân đạo cần thiết, từ đó góp phần xây dựng công cụ pháp lý vững chắc đe bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả mọi người (bao gồm cả người phải THA và người được THA) trong xã hội.
1 2.2.3 Kê biên và xừ lí tài sàn cùa người phới thi hành án, kể cà tài sán đang do người thứ ba giữ
Tương tự như các biện pháp trên, biện pháp này cũng chỉ được áp dụng trong trường hợp nghĩa vụ THA là nghĩa vụ trả tiền Trong đó, tài sản bị kê biên phải là tài sản của người phải THA, bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của người phải THA, kể cả trong trường hợp những tài sản này đang do người thứ ba quản lý, sử dụng (điển hình như trường hợp cho thuê nhà)
Ngoài ra, biện pháp này chỉ được áp dụng với điều kiện là đà hết thời gian tự nguyện THA theo ấn định của CHV nhưng người phải THA không tự nguyện thi hành hoặc mặc dù chưa hết thời gian tự nguyện nhưng CHV có đủ cơ sở xác định người phải THA đang hoặc sẽ tẩu tán, hủy hoại tài sản Do đó, các giao dịch đối với các tài sản khác của người phải THA sẽ bị hạn chế cho đen khi thực hiện xong nghĩa vụ THA
Nhìn chung, biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải THA là biện pháp thường xuyên được sử dụng vì được đánh giá là biện pháp mang lại hiệu quả nhấT Do đó, đây cũng là biện pháp được quy định trong nhiều điều luật theo từng loại tài sản cụ thể
Đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), việc áp dụng biện pháp cường chế được quy định tại Mục 5 (từ Điều 84 đến Điều 86) như sau: “CHV ra quyết định kê biên quyền SHTT thuộc quyền sở hữu của người phải THA Trường hợp người phải THA là chủ sở hữu quyền SHTT chuyển quyền sử dụng quyền SHTT cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền SHTT vẫn bị kê biên Sau đó, cần tiến hành định giá theo Điều 98 và Điều 99 của Luật THADS và pháp luật về quyền SHTT trước khi bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ không được kê biên quyền SHTT là khi NN quyết định chủ SHTT phải chuyển giao
22
Trang 32quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của NN, xã hội quy định tại Luật SHTT
Đối với tài sản là vật, biện pháp kê biên này sẽ đuợc thực hiện theo Mục 6 Luật THADS Ngoài ra, Điều 87 Luật THADS cũng quy định rõ về những loại tài sản không đuợc kê biên như:
“1 Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách NN cấp cho cơ quan, tổ chức
2 Tài sản sau đây của người phải THA là cá nhân:a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải THA và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chừa bệnh của người phải THA và gia đình;c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng đe chăm sóc người ốm;d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải THA và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải THA và gia đình.3 Tài sản sau đây của người phải THA là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y te và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”
Như vậy, các quy định về các biện pháp cưỡng chế THADS mặc dù buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ theo bản án hoặc ỌĐ trái với sự tự nguyện của họ nhưng luôn chú trọng đến tính nhân đạo và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tố chức khác trong xà hội
về trình tự, thủ tục kê biên và xử lý tài sản, quy định của Luật THADS khá chặt chẽ, theo đó, “việc kê biên tài sản phải lập biên bản Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên CHV, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên
23
Trang 33bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, CHV và người lập biên bản Trường hợp người phải THA tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc THA và tài sản đó đủ để THA, các chi phí liên quan thì CHV lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để THA; người phải THA bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ THA Trường hợp người phải THA tự nguyện giao tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì CHV lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản; biên bản này là cơ sở de CHV giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản; chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định cùa pháp luật do người phải THA chịu”.
Đối với các tài sản đặc thù, Luật THADS cũng quy định rõ về việc kê biên như: Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 89); Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp (Điều 90); Kê biên tài sản của người phải THA đang do người thứ ba giữ (Điều 91); Kê biên vốn góp (Điều 92); Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói (Điều 93); Kê biên tài sản gắn liền với đất (Điều 94); Kê biên nhà ở (Điều 95); Kê biên phương tiện giao thông (Điều 96); Kê biên hoa lợi (Điều 97)
Sau khi tiến hành kê biên các loại tài sản trên, cần tiến hành định giá tài sản đẵ kê biên, cụ the: “Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức tham định giá thì CHV lập biên bản về thỏa thuận đó Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đau giá Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức tham định giá thì CHV ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó”19 Neu các bên không thỏa thuận được hoặc tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ thì CHV sẽ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên Tuy nhiên, “CHV có quyền xác định giá nếu không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ hoặc tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị
19Điều 98 Luật Thihànhán dânsự năm2008 (sữađối, bố sungnăm2014).
24
Trang 34nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ (tài sản kê biên có giá trị nhở là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng)”20 Tài sản đă kê biên vẫn có thể bị định giá lại nếu thuộc những trường hợp theo Điều 98 Luật THADS Nhìn chung, quy định về định giá tài sản kê biên theo Luật THADS hiện hành đà tương đối chặt chẽ và dự đoán được các trường hợp có thể xảy ra để xây dựng các quy định phù hợp.
20 Khoăn2 Điều 26 Nghị định 33/2020/NĐ-CP.
21 Diều 107 LuậtThi hành án dân sự năm2008 (sửađổi,bốsungnăm 2014).
25Khi đà hoàn tất định giá tài sản kê biên, cơ quan THADS có thể tổ chức bán tài sản này theo Điều 101 Luật THADS bằng cách bán đấu giá hoặc bán không qua thủ tục đấu giá Các trường hợp cần phải bán đấu giá bao gồm: “tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng to chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”
Ngoài ra, việc kê biên và xử lý tài sản của người phải THA còn được quy định theo Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thủ tục THA dân sự phối hợp liên ngành, “trong trường hợp tài sản cầm cố, the chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật THADS mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì CHV không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cam cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan THADS, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) đê cơ quan THADS giải quyết theo quy định của pháp luật”
ỉ.2.2.4 Khai thác tài sãn cùa người phái thi hành án
Trước hết, biện pháp này được áp dụng trong hai trường hợp là: một là tài sản của người phải THA có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có the khai thác để THA; hai là người được THA đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để THA nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba21
Khi cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA, CHV phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản ghi rõ: “hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm,
Trang 35địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan THA dân sự để THA” và phải được gửi ngay cho cơ quan có tham quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Tài sản của người phải THA bị cường chế khai thác để THA theo các hình thức cụ thể: nếu người phải THA đang trực tiếp khai thác tài sản đó hoặc cho người khác khai thác thì những người nào đang trực tiếp khai thác sẽ được quyền tiếp tục khai thác, đồng thời phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản này cho cơ quan THADS, sau khi trừ đi các chi phí can thieT Ngoài ra, nếu trong thời hạn 30 ngày, ke từ ngày yêu cầu mà người phải THA không ký hợp đồng khai thác với người khác thì CHV kê biên, xử lý tài sản đó để THA Đặc biệt, những giao dịch liên quan đến tài sản đang bị cưỡng chế khai thác sau khi có QĐ cưỡng chế thì đều phải được sự chấp thuận của CHV Biện pháp này chỉ được chấm dứt trong một số trường hợp nhất định và phải do CHV ra QĐ chấm dứt việc cường chế khai thác tài sản22
22Điều 109 LuậtThi hành án dân sự năm2008 (sửađối,bốsungnăm2014).
23 Điều 114 LuậtThi hành án dân sự năm2008 (sửađổi,bốsungnăm2014).
26
1.2.2.5 Buộc chuyên giao vật, chuyên giao quyên tài sán, giây tờ
Biện pháp này được quy định theo từng đối tượng buộc chuyển giao, cụ the như sau:
Đổi với vật, có quy định riêng biệt về cưỡng chế trả vật đặc định và vật cùng loại Việc cưỡng che trả vật đặc định được thực hiện thông qua việc CHV yêu cầu người phải THA, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được THA, nếu người đó không thi hành thì CHV thu hồi vật để trả cho người được THA Đối với vật cùng loại thì CHV thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án hoặc QĐ Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì CHV yêu cầu người phải THA trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác23
Đổi với cưỡng chế trớ nhà, nếu CHV quyết định áp dụng biện pháp cưỡng che trả nhà theo bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực pháp luật thì “CHV buộc người phải THA và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì CHV yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà Trường hợp người phải THA cố tình vắng mặt
Trang 36mặc dù đà được thông báo quyết định cưỡng chế thì CHV thực hiện việc cưỡng chế theo quy định”24.
24Điều 115 LuậtThi hành án dân sự năm2008 (sửađổi,bốsungnăm2014).
27Tuy nhiên, tương tự như các biện pháp cưỡng chế THADS đà phân tích ở trên, tính nhân đạo cũng được thể hiện qua quy định về cưỡng chế giao nhà tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS như sau: “Trường hợp cưỡng che giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải THA cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ THA mà người phải THA không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được THA, CHV trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải THA thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm Nghĩa vụ THA còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.”
Đối với giấy tờ, trường hợp người phải THA không giao, trả giấy tờ cho người được THA theo nội dung bản án hoặc QĐ thì CHV cưỡng chế buộc người phải THA giao, trả giấy tờ đó, kể cả trong trường hợp người thứ ba đang giữ giấy tờ đó
Đối với quyền sứ dụng đất, trường hợp bản án, QĐ tuyên nghía vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì CHV to chức giao diện tích đất cho người được THA, bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý NN về đất đai cùng cấp và UBND cấp xà nơi có đất được chuyển giao Tuy nhiên, nếu trường hợp tài sản là “quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thu hồi được Giấy chứng nhận” thi thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định 33/2020/NĐ-CP, khi đó, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có tham quyền đê quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong thời hạn 30 ngày, kê từ ngày nhận được văn bản của cơ quan THADS Như vậy, quy định về cấp giấy chứng nhận ỌSDĐ trong trường hợp không có hoặc không thu hồi được đối với tài sản là QSDĐ trong THA dân sự mới được quy định cụ thể tại Nghị định số 33/NĐ-CP Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật này không quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong THA dân sự trường hợp nêu trên, do đó chưa tạo ra sự đồng bộ trong pháp luật về đất đai
Trang 37J.2.2.6 Buộc người phái thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định
Khác với những biện pháp yêu cầu người phải THA thực hiện nghĩa vụ trả tiền, biện pháp này yêu cầu người phải THA thực hiện bằng hành vi (hành động hoặc không hành động một công việc nhất định) Biện pháp cưỡng che này được chia thành bốn trường hợp cụ thể như sau:
Một là, cưởng ché thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định,
Neu theo bản án, QĐ đà có hiệu lực mà người phải THA phải thực hiện công việc nhất định nhưng không thực hiện thì CHV sè ra ỌĐ phạt tiền và người đó phải thực hiện nghĩa vụ THA trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra QĐ phạt tiền Như vậy, trong trường hợp này có sự chuyển hóa từ biện pháp cưỡng chế thực hiện hành vi sang cưỡng chế trả tiền
Hai là, cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định
Khác với trường hợp buộc người phải THA phải thực hiện một công việc nhất định, biện pháp cưỡng chế người phải THA thực hiện hành vi còn được thể hiện ở hình thức quy định người phải THA không được tiếp tục thực hiện công việc nhất định nào đó Khi đó, người phải THA nếu bị buộc phải thi hành nghía vụ khôi phục lại hiện trạng ban đầu của tài sản của người được THA nhưng người phải THA không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc thì CHV sẽ quyết định phạt tiền đối với người đó và có the yêu cầu người phải THA khôi phục lại hiện trạng ban đầu Nếu người này vẫn không THA thì có thể bị khởi tố về tội không chấp hành án theo Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015
Ba là, cưởng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, QĐ
Theo kết luận của bản án, ỌĐ thì người phải THA buộc phải giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dường nhưng nếu người phải THA không tự nguyện thi hành thì CHV sẽ ra QĐ buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dường theo bản án, QĐ
Neu người phải THA hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì CHV ra quyết định phạt tiền và trong vòng 05 ngày làm việc, người phải THA có nghĩa vụ giao người
28
Trang 38chưa thành niên cho người được giao nuôi dường Thông thường, biện pháp này được áp dụng đối với các vụ án tranh chấp ly hôn khi một trong hai bên vợ, chồng được giao quyền nuôi dưỡng nhưng người kia không chịu giao con cho người được quyền nuôi dường Do đó, khi áp dụng biện pháp cường chế này, CHV buộc phải cân nhắc kỹ để áp dụng mà không trái tinh thần nhân đạo của pháp luật
Bốn ỉà, cưởng chế buộc nhận người lao động trở lại làni việc
Trong trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, QĐ đà có hiệu lực thì CHV ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động và phải thực hiện trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu không the bố trí người lao động trở lại công việc ban đầu thì phải giải quyết như thế nào? Khi đó, người sử dụng lao động phải bố trí công việc khác với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp luật lao động “Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và yêu cầu người sừ dụng lao động thanh toán các chế độ theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thanh toán để chấm dứt nghĩa vụ THA”25
25 Điều 121 LuậtThi hành án dân sự năm2008 (sừa đổi, bồ sung năm2014).
29Việc áp dụng biện pháp cường chế THADS ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như của người thứ ba có liên quan Vì vậy, đòi hỏi việc áp dụng phải thận trọng, chặt chẽ dựa trên những cơ sở thực tế và tình hình thực hiện bản án hoặc QĐ
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Khi bàn về vai trò, ý nghía của hoạt động THADS, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cho rang: “THADS là công việc có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp che, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì kỷ cương phép nước Việc THA tác động trực tiếp đến các lợi ích vật chất và tinh thần của người phải THA và người được THA, đen danh dự, uy tín của người này và gia đình họ”26 Do đó, pháp luật ve THADS vẫn cho phép một khoảng thời gian nhất định để người phải THA tự nguyện thi hành Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều trường họp không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện THA nhưng cố tình trốn tránh, vì vậy, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế THADS có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo các bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực được thi hành trong thực tế
26 LêVĩnh Châu (2017), “ý nghĩa cùa hoạt động thi hànhándân sự trongđời sổngxã hội”, truy cập link:
https://danchuphapluaTvn/v-nghia-cua-hoat-dong-thi-hanh-an-dan-su-trong-doi-song-xa-hoi
Thông qua việc tìm hiểu về những vấn đề về các biện pháp cưỡng chế THADS như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của các biện pháp cưỡng che THADS, Chương này đà khái quát được về cơ sở lý luận về các biện pháp cưỡng chế THADS Đồng thời, Chương này cũng nghiên cứu và phân tích những quy định pháp luật về các biện pháp cưỡng che THADS như các nguyên tắc về áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS, thẩm quyền và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp này và quy định đối với từng biện pháp cưỡng chế THADS cụ thể
Hiện nay có 6 biện pháp cưỡng che THADS gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền giấy tờ có giá của người phải THA; Trừ vào thu nhập của người phải THA; Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải THA; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; Buộc người phải THA thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định Mỗi biện pháp cưỡng chế THADS được áp dụng trong những trường hợp với điều kiện cụ thể, chăng hạn như biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản được áp dụng đối với trường hợp có nghĩa vụ THA là trả tiền trong khi biện pháp buộc chuyển giao vật được áp dụng đối với nghĩa vụ THA bằng hành vi nhất định
Nhìn chung, hiện nay, Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về các biện pháp cường chế THADS để phát huy được hiệu quả của công tác THADS
30