1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Buổi Thảo Luận Thứ Nhất Nghĩa Vụ Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng.pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ
Tác giả Võ Văn Triều, Hoàng Thanh Trúc, Ngô Ngọc Thanh Trúc, Cao Thị Thanh Vân, Dư Văn Vũ, Hà Anh Vũ, Lê Thị Thảo Vy, Trương Xuân Xanh, Trần Thái Ngân Xuân
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 651,01 KB

Nội dung

Theo Điều 574 BLDS 2015 thì “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi íchcủa người

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LỚP: 142 – HC47.4

Buổi thảo luận thứ nhất:

Nghĩa vụMôn học: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tên nhóm : Nhóm 5ST

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2023

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Câu 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Theo Điều 574 BLDS 2015 thì “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi íchcủa người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.

Câu 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Tại Chương XVIII của BLDS 2015 qui định về “Thực hiện công việc không có ủy quyền” Cụ thể, việc thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh các nghĩa vụ sau đây:

Biết rằng, việc thực hiện công việc không có ủy quyền tuy không phải là nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền nhưng nếu người này tự nguyện thực hiện công việc vì mục đích của người có công việc thì phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc như công việc của mình (khoản 2 Điều 575 BLDS 2015) Vì xét đến cùng, việc thực hiện công việc không có ủy quyền là ý chí đơn phương từ một phía, không phải thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau Do đó, việc quy định nghĩa vụ “thực hiện công việc như công việc củamình” là nhằm đảm bảo lợi ích của người có công việc, tránh để người thực hiện công việc không có ủy quyền làm qua loa, cho có, thậm chí là sơ suất đến mức gây thiệt hại.Cũng cùng mục đích đó, việc thực hiện công việc không có ủy quyền cũng là căn cứ làm phát sinh nghĩa nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý (hoặc vô ý) gây thiệthại trong khi thực hiện công việc (quy định tại Điều 577 BLDS 2015) Điều này là để đảm bảo việc thực hiện công việc không được xem là cái cớ để nhiều người lợi dụng việc thực hiện công việc không có ủy quyền nhằm mục đích xấu, phá hoại người có công việc.Tuy vậy, nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền tự nguyện thực hiện công việc đó như là công việc của mình, tận tâm, thậm chí là bỏ ra khoản chi phí nhằm thực hiện tốt công việc không có ủy quyền thì khi này sẽ phát sinh nghĩa vụ thanh toán của người có côngviệc được thực hiện (quy định tại Điều 576 BLDS 2015) Vì việc thực hiện công việc khôngcó ủy quyền là để đảm bảo lợi ích của người có công việc còn người thực hiện công việc không có ủy quyền không được lợi ích gì mà đôi khi vì lợi ích của người có công việc, người thực hiện công việc có thể tổn thất về nhiều mặt: như tiền bạc, công sức,… Do đó, Điều luật này nhằm đảm bảo lợi ích cho người thực hiện công việc không có ủy quyền

Câu 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực

Trang 3

hiện công việc không có ủy quyền”

Trước đây, “thực hiện công việc không có ủy quyền” nằm ở Chương XIX BLDS 2005, ở BLDS 2015 vấn đề này nằm ở Chương XVIII

Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” có những điểm mới sau đây:Về “chủ thể” có công việc

Khoản 4 Điều 595 BLDS 2005 “Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận” Ở khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 “Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.”

Bằng cách quy định mới thì BLDS 2015 đã khẳng định, công việc không có ủy quyền có thểlà của cá nhân hoặc của pháp nhân Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tránh những thiếu sóttrong việc thực thi pháp luật

Về “mục đích” thực hiện công việc không có ủy quyền

Điều 594 BLDS 2005 quy định như sau “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối” Điều 574 BLDS 2015 thì “Thực hiện công việc không có ủyquyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biếthoặc biết mà không phản đối”.

Qua đó ta thấy rằng Điều 574 BLDS 2015 đã thừa kế gần như toàn bộ quy định này từ Điều 594 BLDS 2005, khác biệt nằm ở là quy định mới đã bỏ đi yếu tố “hoàn toàn” trong vấn đề thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc Việc loại bỏ điều kiện trên thực chất chỉ được ghi nhận trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội và xuất phát từ thực tiễn xétxử áp dụng quy định này trong lĩnh vực mang yếu tố tìm kiếm lợi nhuận

Câu 1.4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.

- Quy định tại BLDS năm 2015, việc thực hiện công việc không có ủy quyền thỏa mãn các điều kiện nhất định sau:

+ Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc

Trang 4

được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối Việc làm ngày tự nguyện trên tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không có mối quan hệ pháp lý nào về công việc được thực hiện trước đó.

+ Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình

+ Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện của người thực hiện công việc Dù không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng người thực hiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện công việc của người khác như công việc của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân Người thực hiện công việc không có ủy quyền thực hiện công việc đó dựa trên tinh thần tự nguyện mà không có bất kỳ sự ép buộc hay cưỡng chế nào Người thực hiện nhận thức được hành vi thực hiện công việc của mình và trong điều kiện, khả năng thực hiện công việc một cách độc lập nhằm đem lại lợi ích cho người có công việcđược thực hiện

+ Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc củachính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó Nếu trong quá trình thực hiện có sự phản đối từ bên có công việc được thực hiện thì công việc đó buộc phải chấm dứt và không được xem là thực hiện công việc không có ủy quyền

+ Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội Một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ người có công việc

Câu 1.5: Trong bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có uy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?

-Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS năm 2015

-Cơ sở pháp lý: Điều 574 và Điều 576 BLDS năm 2015.-Để xác định việc làm của nhà thầu C là thực hiện công việc không có ủy quyền thì căn cứ vào Điều 574 BLDS năm 2015.Việc ký kết hợp đồng giữa B và nhà thầu C không rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A, cũng như A không tham gia vào hợp đồng thì đó là hợp đồng phát sinh giữa B và C Theo khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015 thì A hoàn toàn không có nghĩa vụ đối với hợp đồng của B và nhà thầu C Nên việc A không có nghĩa vụ trên cho thấy nhà thầu C không có nghĩa vụ thực hiện xây dựng công

Trang 5

trình công cộng của chủ đầu tư A và thỏa mãn điều kiện về "không có nghĩa vụ thực hiện công việc" theo Điều 574 BLDS năm 2015 Nên nhà thầu C đã thực hiện công việc này mộtcách tự nguyện mà không chịu sự ép buộc hay cưỡng chế từ phía A.

-Về phía chủ đầu tư A, A lập ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng công trình công cộng nhưng A không ủy quyền cho B đại diện A ký kết hợp đồng với nhà thầu C, do đó A hoàn toàn không yêu cầu C phải thực hiện công việc này Trong quá trình xây dựng công trình công cộng, A có thể "không biết" về 4 việc thực hiện của C (theo điều kiện tại Điều 574 BLDS năm2015) Tuy xét theo mục đích của chủ đầu tư A là hoàn thành công trình công cộng, vậy nên quá trình nhà thầu C tiến hành xây dựng và hoàn thành công trình trên thì A có thể biết mà không phản đối nên thỏa mãn điều kiện tại Điều 574 BLDS năm 2015.- Có thể thấy việc C thực hiện xây dựng công trình công cộng trên là vì lợi ích của chủ đầu tư A C sau khi thực hiện công việc cũng sẽ nhận lợi ích nhưng khi công việc được hoàn tất thì phần lợi ích lớn hơn lại thuộc về A Vậy nên việc làm của nhà thầu C đã thỏa mãn điều kiện tại Điều 574 BLDS năm2015.Vì thế chủ đầu tư A phải có nghĩa vụ thanh toán cho C căn cứ theo khoản 1 Điều 576 BLDS năm 2015 thì A buộc phải thanh toán các chi phí hợp lý mà C

Câu 1.6: Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?

- Có.- Vì khi nguyên đơn có yêu cầu các bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền mà các bị đơn không thực hiện hoặc chậm thực hiện hay khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mà nguyên đơn khởi kiện thì phát sinh lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nên các bị đơn có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015

-Ta thấy, sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay mà các bị đơn không tự nguyện thanh toán thì nguyên đơn phải yêu cầu các bị đơn thanh toán, nhưng nguyên đơn không yêu cầu; cũng như khi quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm thì nguyên đơn mới yêu cầu các bị đơn thanh toán, do các bị đơn không thanh toán nên ngày 28/07/2020 nguyên đơnkhởi kiện Do vậy, kể từ thời điểm nguyên đơn yêu cầu các bị đơn thanh toán, mà các bị đơnkhông thanh toán thì phát sinh lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nên về thời gian tính lãi các bị đơn phải trả lãi cho nguyên đơn kể từ ngày nguyên đơn yêu cầu (trước ngày khởi kiện 06 tháng, là ngày 28/01/2020) cho đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 13/05/2021) là có căn cứ và phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS năm 2015

- Số tiền nguyên đơn trả thay cho các bị đơn 124.590.800 đồng, trong đó bị đơn H có trách nhiệm trả cho nguyên đơn số tiền 65.000.000 đồng, đã trả số tiền 35.000.000 đồng và còn

Trang 6

phải trả cho nguyên đơn số tiền 30.000.000 đồng; bị đơn Đ có trách nhiệm trả cho nguyên đơn số tiền 59.590.800 đồng Về thời gian tính lãi, kể từ ngày nguyên đơn yêu cầu (28/01/2020) đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 13/05/2021) tính tròn là 15,5 tháng Bị đơn H phải có nghĩa vụ trả lãi cho nguyên đơn số tiền 3.873.450 đồng (số tiền 30.000.000 x 10%/12 tháng x 15,5 tháng) Bị đơn Đ phải có nghĩa vụ trả lãi cho nguyên đơn số tiền 7.694.000 đồng (số tiền 59.590.800 x 10%/12 tháng x 15,5 tháng).

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

Câu 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?

I Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng:1 Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:

a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó

b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinhnghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS năm 2015, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

2 Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói trên

3 Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp Toà án đều không phải quy đổi các khoản tiền đó ra

Trang 7

gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mứclãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

4 Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được bảo đảm thông quaviệc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọi trường hợp Toà án đều không phải quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả số tiền nợ gốc chưa trả cùng với số tiềnlãi chưa trả

5 Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lai suất chỉ được chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không phân biệt như các trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định

II Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật:1 Trong các trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật, thì khi giải quyết vụ án cần phải xem xét và xác định người có nghĩa vụ có thể thực hiện được nghĩa vụ giao vật hay không, người có quyền có chấp nhận tiếp nhận hiện vật hay không, để tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo các hướng sau đây:

a) Nếu có đủ điều kiện buộc người có nghĩa vụ về tài sản thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì Toà án ra quyết định buộc người đó phải giao hiện vật theo quy định tại Điều 294 BLDS năm 2015 và trong bản án, quyết định phải ghi rõ tình trạng, số lượng, chất lượng, chủng loại của hiện vật phải giao để việc thi hành án được rõ ràng, thuận lợi Tuy nhiên, Toà án vẫn phải xác định giá trị của hiện vật đó theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm để tính án phí

2 Theo quy định tại khoản 2 Điều 310, Điều 311 và khoản 1 Điều 313 BLDS năm 2015 thì người chậm thực hiện nghĩa vụ giao vật, không thực hiện nghĩa vụ giao vật phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền Thiệt hại trong trường hợp không giao hiện vật, chậm thực hiện nghĩa vụ giao vật, là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút Để tính thiệt hại cụ thể, có thể tính theo mức thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút cụ thể do bên bị thiệt hại chứng minh,nếu không xác định được thiệt hại cụ thể, thì tính bằng mức thu nhập bình quân (sau khi đã trừ các khoản chi phí) của 5 tháng liền kề (nếu chưa đủ 5 tháng thì tính bằng mức thu nhập bình quân của các tháng đó), trước thời điểm phát sinh nghĩa vụ giao vật

Đối với thiệt hại loại này thì Toà án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường đến thời điểm người có quyền có đơn khởi kiện ra Toà án

Câu 2.2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô

Trang 8

khoản tiền cụ thẻ là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong tình huống này, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là 5.475.000đồng

- Căn cứ vào Điểm a, Mục 1, Chương I Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xửvà thi hành án về tài sản:

- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Cô trước ngày 1/7/1997 Trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm giá gạo đã tăng quá 20%

- Quy đổi khoản tiền thế chân 50.000 đồng ra gạo với giá trị tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ: 50.000 : 137 = 365 kg

- Giá gạo trung bình hiện nay là 15.000 đồng/kg nên số tiền ông Quới phải trả cho bà Cô là: 365 x 18.000 = 6.570.000 đồng

Câu 2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?

Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất độngsản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT Thông tư trên điều chỉnh đối tượng là nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyếtđịnh trên

Câu 2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhàđất được xác định là 1.679.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòaán nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

- Khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là 339.552.000đ.- Vì theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, trong phần nhận định của Tòa án, bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền tương đường 1/5 giá trị nhà đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm, áp dụng Điểm b2, tiều mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/08/2004 hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về giải quyết tranh chấp đất:

“Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhậnchuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết

Trang 9

hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.”

Câu 2.5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?

- Có tiền lệ: Quyết định Giám đốc thẩm số: 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về "Vụ án tranh chấp nhà đất và đòi nợ"

Tóm tắt bản án: Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Lai.Bị đơn: Ông Phạm Thanh Xuân Diễn biến vụ việc:

+ Năm 1994, bà Lai cho ông Xuân vay 11.500.000đ (giấy ghi nợ không ghi rõ ngày tháng năm nhưng hai bên đều thống nhất thời gian cho vay là năm 1994)

+ Ngày 12/02/1996, bà Lai cho ông Xuân vay tiếp 128.954.000đ.+ Ngày 08/8/1996, hai bên thống nhất số tiền nợ (lẫn lãi) là 188.600.000đ, đồng thời thỏa thuận chuyển nhượng căn nhà số 19 Chu Văn An cho bà Lai với giá 188.600.000đ Do vợ chồng ông Xuân không thanh toán nợ và không giao nhà mà vẫn quản lý ngôi nhà nên bà Lai vẫn tính lãi của số tiền 188.600.000đ

+ Ngày 05/8/1997, vợ chồng ông Xuân và vợ chồng bà Lai tiếp tục chốt nợ gốc và lãi từ 188.600.000đ lên 250.000.000đ; hai bên lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 250.000.000đ

+ Sau khi lập hợp đồng, bà Lai vẫn tính lãi số tiền 250.000.000đ trong thời gian 02 tháng thành 6.000.000đ để cộng dồn vào số tiền 44.000.000đ bà Lai đã cho ông Xuân vay vào ngày6/11/1997 thành 50.000.000đ

Nhận định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:+ Vụ tranh chấp phải giải quyết cả hai quan hệ vay nợ và quan hệ mua bán nhà đất.+ Xác minh, thu thập các chứng cứ chứng minh rằng liệu thủ tục làm giấy tờ mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có theo quy trình pháp luật quy định hay không.+ Trường hợp xác định được việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất là hợp pháp và bên mua chưa trả đủ tiền thanh toán thì phần còn thiếu sẽ được tính thông qua giá trị của tài sản chuyển nhượng tại thị trường địa phương tại thời điểm xét xử

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Câu 3.1: Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?

* Giống nhau:- CSPL: Điều 365, 369, 370, 371

Trang 10

-Có ít nhất ba chủ thể - Hình thức chuyển giao đều được thể hiện bằng văn bản, lời nói - Chỉ được áp dụng khi các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực - Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu hoặc nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên chuyển giao

- Đều dẫn tới hệ quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ qua đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao

* Khác nhau:

Chuy n giao quyềền có yều cầều ể Chuy n giao quyềền có nghĩa v ể ụĐốối tượng Bền có quyềền Bền có nghĩa v ụ

Nguyền tắốc chuy n giao ể - Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo

bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Khống cầền s đốềng ý bền có ựnghĩa v ụ

- Ph i cầền có s đốềng ý c a bền ả ự ủcó quyềền

Bi n pháp b oệ ảđ m ả Trhi n nghĩa v mà có bi n pháp ệường h p quyềền yều cầều th c ợụ ệ ự

b o đ m thì vi c chuy n giao ả ả ệ ểyều cầều ph i gốềm c bi n pháp ả ả ệb o đ m đóả ả

Bi n pháp b o đ m chầốm d t ệ ả ả ứkhi nghĩa v có bi n pháp b o ụ ệ ảđ m đả ược chuy n giao,tr ể ừtrường h p có th a thu n khácợ ỏ ậ

Câu 3.2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?

Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ phải thanh tóa cho bà Tú là: “Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú, Ngoài ra cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vaynóng bên ngoài để có tiền trả cho ngân hàng Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.”

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN