1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT (NGHĨA VỤ) MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Nhất (Nghĩa Vụ) Môn Học: Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Tác giả Phạm Nguyễn Khánh Hưng, Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Ngọc Khánh, Thiều Ngọc Đan Khuê, Phan Mỹ Kim, Lê Vân Nhật Linh, Dương Minh Long, Nguyễn Nam Bích Ngọc
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 686,86 KB

Nội dung

Toàphúc thẩm cho rằng sau khi nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay mà các bịđơn không tự nguyện thanh toán thì nguyên đơn phải yêu cầu thanh toán.. Về khái niệm, Điều 594 BLDS 2005

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

GVHD: Th.s Nguyễn Tấn Hoàng Hải LỚP: 144 - QTL47(A2) - NHÓM 3

Danh sách sinh viên:

TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 1 Tóm tắt: Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh

Sóc Trăng 1

1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? 1 1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ

phát sinh nghĩa vụ? 2

1.3 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực

hiện công việc không có ủy quyền” 2

1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”

theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện 2

1.5 Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc

không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao? 3

1.6 Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết

phục không? Vì sao? 4

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

(THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN) 4 Tóm tắt: Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân

cấp cao tại Hà Nội 5

2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế

nào? Qua trung gian là tài sản gì? 6

2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản

tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 7

2.3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển

nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2008/DS - GĐT không? Vìsao? 8

2.4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà

đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theoTòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho

cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 9

2.5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?

Nêu một tiền lệ (nếu có)? 9

Trang 3

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN 10 Tóm tắt: Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã

Châu Đốc, tỉnh An Giang 10

3.1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển

giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? 11

3.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà

Tú? 12

3.3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được

chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? 13

3.4 Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án? 13 3.5 Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối

với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụđược chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14

3.6 Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn

trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thựchiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chịbiết 14

3.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban

đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền? 15

3.8 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án 15 3.9 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo

lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh cóchấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN.

Tóm tắt: Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Nguyên đơn: Phạm Thị Kim V

Bị đơn: Vợ chồng bị đơn đã ly hôn (2008) - Phạm Văn H và Nguyễn Thị Đ.Bản án về việc “tranh chấp đòi lại tài sản” giữa Nguyên đơn V và bị đơn H làchị em ruột Năm 2006, khi vay vốn vợ chồng bị đơn thế chấp tài sản là nhà thờhương quả, thờ cúng tổ tiên Ngày 21/5/2009, nguyên đơn đứng ra trả số tiền124.590.800 đồng để tránh tài sản bị phát mãi

Nay, bà V khởi kiện yêu cầu hai bị đơn thanh toán trả lại tiền Ngoài ra, dohai bị đơn ly hôn nên cả ba thống nhất ông H trả cho bà V 65.000.000 đồng, bà Đtrả 59.590.800 đồng Sau Tòa sơ thẩm, bà Đ có đơn kháng cáo một phần và cho biếtthêm “không nghe bà V nói ra tiền trả số tiền trên, bà V cũng không đòi nợ” Toàphúc thẩm cho rằng sau khi nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay mà các bịđơn không tự nguyện thanh toán thì nguyên đơn phải yêu cầu thanh toán Nhưngnguyên đơn không yêu cầu cũng không khởi kiện Do đó, từ thời điểm nguyên đơnyêu cầu thanh toán, mà các bị đơn không thanh toán thì phát sinh lãi do chậm thựchiện nghĩa vụ trả tiền Vì vậy, Tòa nhận định thời gian tính lãi các bị đơn phải trả lãicho nguyên đơn kể từ ngày nguyên đơn yêu cầu cho đến ngày xét xử sơ thẩm (căn

cứ khoản 1 Điều 357 BLDS 2015) Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 vàNghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, Toà phúc thẩm đưa ra các quyết định sau.Một, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Đ Hai, chấp nhận một phần yêu cầukhởi kiện và không chấp nhận một phần yêu cầu tính lãi của nguyên đơn Cụ thể,theo khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015, Tòa buộc ông H trả 33.873.450 đồng(trong đó tiền gốc 30.000.000 đồng, 3.873.450 đồng tiền lãi) và bà Đ trả 67.284.800đồng (trong đó 59.590.800 đồng, 7.694.000 đồng tiền lãi)

1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Trang 6

(iii) Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện củangười thực hiện công việc.

(iv) Việc thực hiện công việc không có ủy quyền mả người có công việckhông biết hoặc biết mà không phản đối

1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015.Thực hiện công việc mà không có ủy quyền là những hành động xảy ra trongthực tế, được pháp luật dự liệu trước và công nhận là có giá trị pháp lý thông quacác quy phạm pháp luật cụ thể Điều này dẫn đến việc phát sinh, thay đổi và chấmdứt các quan hệ pháp luật dân sự, cũng như hình thành nghĩa vụ giữa các bên chủthể Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thực hiện công việc mà không có ủy quyền

là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ

1.3 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”.

Về khái niệm, Điều 594 BLDS 2005 có quy định như sau: “Thực hiện công

việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối” Và

trong BLDS 2015, các nhà làm luật đã bỏ chữ hoàn toàn trong vế “hoàn toàn vì lợiích của người khác” vì không phải lúc nào việc thực hiện việc ủy quyền không chỉhoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện mà cũng một phần vì lợiích của chính bản thân Điều này đã mở rộng ra phạm vi áp dụng của điều luật nàyhơn

Về việc chấm dứt công việc thực hiện không có uỷ quyền, BLDS 2015 đã có

thêm bổ sung ở khoản 4: “Người thực hiện công việc không có uỷ quyền chết, nếu

là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân” Bổ sung này là hoàn toàn hợp

lý vì pháp nhân thì không có khái niệm chết mà chỉ có việc chấm dứt tồn tại

1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.

Để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” cần phải thỏamãn những điều kiện sau:

Trang 7

Trước khi tiến hành công việc, người thực hiện công việc không có ủy quyền

tự ý thức rằng nếu không có ai thực hiện công việc này thì người có công việc bịthiệt hại một số lợi ích vật chất nhất định Lợi ích này có thể là những lợi ích màngười có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ giảm đáng

kể Người thực hiện công việc không có ủy quyền xem đó là bổn phận của mình vàphải thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc

Người thực hiện công việc đã tự nguyện thực hiện công việc dù pháp luậtkhông quy định và chủ công việc không yêu cầu Nói cách khác, việc thực hiệncông việc không có uỷ quyền hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏathuận hoặc do pháp luật quy định

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện của ngườithực hiện công việc Dù không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng người thựchiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện công việc của người khác như côngviệc của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm củapháp luật, không trái với đạo đức xã hội

1.5 Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?

Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việckhông có ủy quyền là hoàn toàn thuyết phục

Căn cứ theo quy định tại Điều 574 BLDS 2015, việc thực hiện công việckhông có ủy quyền dựa trên 3 yếu tố như sau:

Thứ nhất, người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyệnthực hiện công việc Năm 2007 bị đơn H và bị đơn D cùng ký Hợp đồng tín dụng số349.03.07/HĐTD ngày 14/09/2007 và Hợp đồng thế chấp số 349/07 ngày12/09/2007 (BL 62,65), vì vậy 2 bị đơn H và Đ phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền

đó “ Số tiền 124.590.800 đồng (nợ gốc 100.000.000 đồng và nợ lãi 24.590.800đồng) mà nguyên đơn trả nợ thay cho các bị đơn vào ngày 21/5/2009 tại QuỹTDTW chi nhánh Sóc Trăng, là số tiền vay đến hạn hợp đồng mà các bị đơn khôngthực hiện nghĩa vụ trả nợ Nên việc thanh toán số tiền không phải nghĩa vụ củanguyên đơn V V đã tự nguyện trả thay mà không có bất kỳ sự thỏa thuận về việcthực hiện công việc không có ủy quyền này

Thứ hai, người thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc đượcthực hiện Bà V thực hiện việc trả nợ để không bị phát mãi tài sản thế chấp là căn

Trang 8

nhà cúng tổ tiên Trong trường hợp này, việc bà V trả nợ thay cũng không nhậnđược lợi ích vật chất gì từ việc làm này, mà các bị đơn mới mà người được nhận lợiích vật chất đó từ bà V vì khoản vay đã được thanh toán đúng hạn.

Thứ ba, người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối việc

thực hiện công việc.“Tại phiên tòa sơ thẩm người đại diện theo ủy quyền của

nguyên đơn thừa nhận bị đơn Phạm Văn H có trả cho nguyên đơn số tiền 35.000.000 đồng và thống nhất với bị đơn H, do bị đơn H với bị đơn Đ đã ly hôn nên số nợ 124.590.800 đồng, bị đơn H có nghĩa vụ trả cho nguyên đơn số tiền 65.000.000 đồng …; bị đơn Đ có nghĩa vụ trả cho nguyên đơn 59.590.800 đồng”.

Các bị đơn đều có trách nhiệm trả lại số tiền cho nguyên đơn, và cũng không phảnđối việc thực hiện công việc này

1.6 Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?

Theo nhóm em, việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản

án là hoàn toàn thuyết phục

Nghĩa vụ trả tiền của vợ chồng anh H đã phát sinh vì bà V đã thực hiện côngviệc không có ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 275 BLDS 2015

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 576 BLDS 2015: “Người có công

việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không

có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình” Ban đầu, nguyên đơn tự

nguyện trả nợ thay cho các bị đơn, không phải giao dịch vay tài sản nên các bị đơn

có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà nguyên đơn bỏ ra và không phát sinhlãi Sau khi nguyên đơn yêu cầu các bị đơn trả lại tiền nhưng các bị đơn khôn khôngthực hiện hoặc chậm thực hiện Khi đó quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn

bị xâm phạm Do đó, bị đơn có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tươngứng với thời gian chậm trả Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như vậy là

để bảo vệ lợi ích của bên nguyên đơn

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN).

Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền

thế chân của bà Cô 50.000đ Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà Bà Cô đồng ýtrả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào

Trang 9

năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính TP HCM là18.000đ/kg)

Tóm tắt: Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Nguyên đơn: cụ Ngô Quang Bảng

Bị đơn: bà Mai Hương

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Phạm Thị Sáu, cụ Nguyễn ThịTần

Quyết định về việc “Tranh chấp nghĩa vụ trả lời trong hợp đồng chuyểnnhượng nhà và quyền sử dụng đất”

Nội dung:

Ông Ngô Quang Phục được hưởng thừa kế diện tích 1010 m2thuộc thửa đất

số 49, Tờ bản đồ số 13 (nay là thửa 137, Tờ bản đồ số P9) tại số 49A phố TrầnHưng Đạo, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng (nay là phường Quảng Yên, thị xãQuảng Yên) tỉnh Quảng Ninh

Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng cụBảng

Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng bàHương, ông Thịnh với số tiền 5.000.000 đồng nhưng chỉ mới thanh toán 4/5 giá trịchuyển nhượng Cụ Bảng nhiều lần yêu cầu bà Hương thanh toán, nhưng bà Hươngkhông trả với lý do chồng ốm, không có tiền nên cụ khởi kiện yêu cầu bà Hươngthanh toán 1/5 giá trị nhà đất còn thiếu (theo định giá tài sản của Tòa án nhân dân)hoặc trả lại 1/5 diện tích đất (tương đương 188,6 m2)

Quyết định của Tòa:

- Sơ thẩm: Buộc bà Mai Hương phải trả cho cụ Ngô Quang Bảng tổng số

tiền 2.710.000 đồng, trong đó: Tiền nợ gốc là 1.000.000 đồng, tiền lãi 1.710.000đồng

- Phúc thẩm: Không chấp nhận kháng cáo của cụ Ngô Quang Bảng; giữ

nguyên bản án sơ thẩm Buộc bà Mai Hương phải trả cho cụ Ngô Quang Bảng tổng

số tiền 2.710.000 đồng, trong đó: Tiền nợ gốc là 1.000.000 đồng, tiền lãi 1.710.000đồng

Trang 10

- Giám đốc thẩm: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 38/2015/DS-PT và Bản

án dân sự sơ thẩm số 03/2015/DS-ST, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm

2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?

Khoản 1 Chương I trong Thông tư liên tịch 01/TTLT cho phép tính lại giá trịkhoản thanh toán như sau:

Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh trước ngày01/7/1996 mà giá gạo tăng từ 20% trở lên trong thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xét xử sơ thẩm, thì Tòa án phải quy đổi khoản tiền đó ra gạo theogiá loại gạo trung bình ở địa phương tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ/ thiệt hại, sau

đó tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo thời điểm xét xử sơ thẩm (theo điểm

a khoản 1 Chương I)

Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh sau ngày01/7/1996 hay xảy ra trước ngày 01/7/1996 nhưng giá gạo không tăng hoặc tăngdưới 20% trong thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xét xử sơ thẩm,thì Tòa án chỉ xác định khoản tiền đó nhằm buộc bên có nghĩa vụ thanh toán bằngtiền Nếu bên đó có lỗi thì còn phải trả lãi với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quáhạn do Ngân hàng Nhà nước quy định ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét

xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS 1995 (theo điểm b khoản 1Chương I)

Khoản 2, 3, 4, 5 Chương I quy định như sau:

+ Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử tòa ánchỉ quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản

1 nói trên (khoản 2 Chương I)

+ Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trịcủa các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàngNhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp tòa án đều khôngphải quy đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tàisản phải thanh toán số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngàykhi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngânhàng Nhà nước quy định (khoản 3 Chương I)

+ Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn)

ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được

Ngày đăng: 13/04/2024, 04:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức, Chương 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật về hợpđồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
2. Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hợp đồng - Bản án và bình luận bản án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb. HồngĐức - Hội Luật gia Việt Nam
Năm: 2017
3. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017
4. Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017
5. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007
1. Bộ luật dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015 Khác
2. Bộ luật dân sự (Luật số: 33/2005/QH11) ngày 14 tháng 06 năm 2005 Khác
3. Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản Khác
4. Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.B. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w