BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU BTTHNHĐ Bộ môn Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

25 0 0
BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU BTTHNHĐ Bộ môn Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Khoa Luật Hành Chính Lớp HC47.1 BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU BTTHNHĐ Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Giảng viên: Lê Hà Huy Phát Nhóm 2 St t HỌ VÀ TÊN MSSV 2253801014005 1 Trần Duy Anh 2253801014022 2253801014024 2 Hồ Sỹ Dũng 2253801014026 2253801014044 3 Lê Thùy Dương 2253801014048 2253801014056 4 Nguyễn Cẩm Duyên 2153801014177 2253801014052 5 Nguyễn Thị Diễm Hương 2253801014041 6 Phạm Thị Ngọc Huyền 7 Nguyễn Ngọc Minh Khuê 8 Trần Hà Trọng Nhân 9 Nguyễn Anh Khoa 10 Lê Minh Hoàng Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 4 Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh 4 Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng 4 Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015? 4 Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? .5 Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên), theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? .6 Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp ứng chưa) 6 Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? 7 Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao? .7 VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG 7 Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai tỉnh Gia Lai 7 Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân 8 tỉnh Vĩnh Phúc 8 Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân 8 dân tỉnh Phú Yên .8 Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường? .8 Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 10 Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao? .10 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên? 11 Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần 11 Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm? 12 Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? 12 Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm 12 VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG VỀ THIỆT HẠI ĐƯỢC ẤN ĐỊNH 13 Tình huống 13 Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế 13 Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế 14 Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao? 15 VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI) 16 Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai 17 Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao .17 Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào? 17 Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? .18 Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? .18 Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới .18 Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ? 19 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Câu 6: Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ? 19 Câu 7: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó 19 Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới 19 Câu 9: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường? 19 Câu 10: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? 19 Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PAGE \* MERGEFORMAT 19 VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh Nguyên đơn: bà Phan Thị Bích Ngọc Bị đơn: ông Trần Quang Huy Bà Ngọc và ông Huy đều là giáo viên dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Thủ Thiêm Vào lúc 2 giờ 14 phút ngày 3/3/2017, ông Huy có đăng dòng trạng thái trên facebook cá nhân của ông với nội dung “Đề thi đã bị lộ” Dòng trạng thái nhận được rất nhiều comment với những nội dung rất phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc và ông Huy đã tích cực tham gia bình luận với những lời thiếu văn hóa, bịa đặt, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cô Ngọc và một giáo viên khác trong tổ Cô Ngọc yêu cầu ông Huy gỡ bài, đồng thời xin lỗi trên facebook nhưng ông Huy không chấp nhận Nay cô Ngọc yêu cầu ông Huy bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, số tiền bồi thường là 30.160.000 đồng Tòa án ra Quyết định chấp nhận một phần yêu cầu của bà Phan Thị Bích Ngọc, và buộc ông Trần Quang Huy bồi thường thiệt hại và xin lỗi công khai bà Ngọc Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng Anh Trọng kinh doanh dịch vụ massage, tắm hơi có tổ chức buổi họp truyền lửa cho 36 nhân viên Khi nêu khẩu hiệu, anh Trọng yêu cầu toàn bộ nhân viên gỡ bỏ khẩu trang để nêu to khẩu hiệu Sau buổi họp đã xuất hiện chùm ca bệnh dịch Covid- 19 và gây ra tổng thiệt hại là 11.823.302.738 đồng Hướng giải quyết của Tòa án: yêu cầu anh Trọng bồi thường thiệt hại đầy đủ số tiền nêu trên Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015? Theo Điều 584 BLDS 2015 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có 3 căn cứ sau: “1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác 2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác 3 Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” PAGE \* MERGEFORMAT 19 Như vậy, có 3 căn cứ làm phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng bao gồm: -Có thiệt hại thực tế xảy ra -Thiệt này xuất phát từ hành vi trái pháp luật (trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015) -Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế có mối quan hệ nhân quả với nhau Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? Dựa vào Điều 604 BLDS 2005 và Điều 584 BLDS 2015, ta thấy được một số điểm mới như sau:  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người gây ra Thứ nhất: Loại bỏ yếu tố “Lỗi”: Nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc vô ý) được sử dụng như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trong BLDS 2015 căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đầu tiên lại là hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại Thay đổi này được hiểu là BLDS 2015 đã quy định theo hướng người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường Trách nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây thiệt hại trong trường hợp muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 585 BLDS 2015) hoặc được giảm mức bồi thường (khoản 2 và 4 Điều 586 BLDS 2015).1 Thứ hai, mở rộng phạm vi áp dụng: BLDS 2005 đã liệt kê các đối tượng bị xâm phạm trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ở khoản 1 Điều 604, cụ thể là ở đối tượng bị xâm phạm của cá nhân rất rộng, thậm chí luật còn sử dụng cụm từ “quyền, lợi ích hợp pháp khác” Trong khi đó, pháp nhân chỉ được liệt kê 3 đối tượng “danh dự, uy tín, tài sản” nên có những trường hợp pháp nhân không được đảm bảo quyền lợi mặc dù họ là chủ thể của luật dân sự do phạm vi áp dụng của trách nhiệm bồi thường quá hẹp VD: sổ kiểm định xe không phải là danh dự, không phải là uy tín và tài sản nên sẽ không được pháp luật bảo vệ dưới góc độ pháp lý Trong thực tiễn xét xử, Tòa vẫn theo hướng cho pháp nhân được bồi thường thiệt hại Do đó, việc đề xuất bổ sung thêm “quyền, lợi ích hợp pháp khác” cho pháp nhân thể hiện phạm vi áp dụng của trách nhiệm bồi thường do người gây ra được mở rộng và pháp nhân được đối xử như cá nhân  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 1 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP PAGE \* MERGEFORMAT 19 Nhược điểm của BLDS 2005 và bổ sung quy định mới BLDS *Nhược điểm: Bất cập ở phương pháp liệt kê BLDS 2005 chỉ có quy định về bồi thường thiệt hại ở một số loại tài sản bằng phương pháp liệt kê (nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật, cây cối, công trình xây dựng gây ra) đối với các loại tài sản gây thiệt khác thì BLDS 2005 chưa có câu trả lời Thường có phạm vi điều chỉnh hẹp đối với tài sản gây thiệt hại BLDS quy định các loại tài sản gây thiệt hại, nhưng chỉ đề cập tới 1 số trường hợp thiệt hại, không tính đến những trường hợp khác cũng có thể gây thiệt hại VD: Điều 626 - cây cối gây ra thiệt hại chỉ đề cập tới trường hợp do “cây cối đổ, gãy gây ra” Giả sử cây cối không đổ, gãy mà do rễ phát triển mạnh làm hỏng đường xá, hỏng tường hoặc sân đối với các chủ thể liền kề; cây có cành vươn sang nhà người khác làm hạn chế ánh sáng, cây có hoa tỏa mùi làm người bị ốm, vvv *Khắc phục nhược điểm: Cụ thể, theo khoản 3 Điều 584 BLDS 2015: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này” Đây là một sự bổ sung hoàn toàn hợp lý bởi khoản 3 Điều 584 này nằm trong quy định chung nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại được ghi nhận cho tài sản nói chung, có thể áp dụng cho mọi loại tài sản gây thiệt hại, nội dung này được áp dụng đối với các trường hợp không quy định tại các quy định cụ thể về thiệt hại do tài sản gây ra  Trường hợp không chịu trách nhiệm bồi thường Nhược điểm của BLDS và khắc phục nhược điểm *Nhược điểm: BLDS 2005 có quy định về 1 số trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 613), tình thế cấp thiết (Điều 614) hay lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại mà chưa có quy định về trường hợp thiệt hại gây ra do bất khả kháng -Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở trường hợp bất khả kháng: *Khắc phục nhược điểm: Trong thực tiễn xét xử, đối với thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ sự kiện bất khả kháng, Tòa án nước ta vẫn theo hướng người gây thiệt hại không chịu trách nhiệm bồi thường kết hợp với kinh nghiệm nước ngoài ở Châu Âu, BLDS 2015 đã khẳng định về nội dung này trong khoản 2, 3 Điều 584 BLDS 2015 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Vị trí: BLDS mới đã chuyển nội dung không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp lỗi hoàn toàn của người bị gây thiệt hại lên phần Những quy định chung về không phải chịu trách nhiệm bồi thường.2 Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên), theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ Vì “Xét về mặt nội dung, ông Huy không chỉ đăng tải thông tin về việc đề thi bị lộ, mà còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải Đọc - Hiểu trong đề thi vào hai ngày trước khi thi Từ cách sử dụng câu, chữ của ông Huy đủ để người đọc hiểu rằng chính bà Lẽ và bà Ngọc là những người làm lộ đề thi [ ] Xét thấy việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc Chẳng những vậy, từ những thông tin do ông Huy đăng tải về việc lộ đề thi, những người truy cập thông tin đã đưa ra ý kiến nhận xét, trong số đó có những ý kiến có tính chất phê phán Rõ ràng hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm tổn hại đến danh dự, uy tín của bà Ngọc Nay bà Ngọc yêu cầu ông Huy bồi thường thiệt hại là có cơ sở” Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp ứng chưa) Trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bởi vì căn cứ vào Điều 584 BLDS 2015 điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật3 Xét vụ việc trên: có thiệt hại xảy ra, cụ thể là đối với bà Ngọc; hành vi gây thiệt hại là danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc bị ông H xâm phạm bằng cách đăng nội dung phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc; lỗi của người gây thiệt hại là cố ý; mối quan hệ nhân quả: thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật của ông H Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ Bởi vì hành động của anh Trọng là có thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể đã có chùm dịch bệnh covid 19 xảy ra và số lượng bệnh nhân 2 Đỗ Văn Đại (2023), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 545-548 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP PAGE \* MERGEFORMAT 19 ảnh hưởng đến các tỉnh khác; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác), ở trường hợp trên thiệt hại mà anh Trọng gây ra chủ yếu về mặt sức khỏe (lây dịch bệnh covid 19 qua nhân viên và sau đó lan rộng sang các cá nhân khác); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: phía công ty anh Trọng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và sau đó làm ảnh hưởng đến nhân viên cùng công ty và các cá nhân khác; có lỗi cả người thực hiện hành vi gây hại, cụ thể là khi tổ chức buổi họp thì tất cả nhân viên đều tuân thủ đeo khẩu trang nhưng đến khi anh Trọng có yêu cầu là bắt buộc nhân viên phải tháo gỡ khẩu trang và cùng nêu to khẩu hiệu, từ đó dẫn đến dịch bệnh lan rộng Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao? Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 là hoàn toàn thuyết phục Thông qua các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu trên, cũng như tính chất của vụ án, hành vi của anh Trọng gây ra là vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân của những người liên quan và ảnh hưởng đến kinh phí chung của Nhà nước, Bộ y tế khi phải chi trả cho những khoản tiền liên quan đến việc điều tra, xét nghiệm, chữa trị, cách ly, Đồng thời, hành vi yêu cầu tháo khẩu trang nêu to khẩu hiệu của anh Trọng là trái với quy định của nhà nước trong quá trình phòng, chống dịch bệnh VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai tỉnh Gia Lai Nguyên đơn: chị Vũ Thị Nhi Bị đơn: anh Vũ Minh Hiếu Nội dung vụ việc: Anh Hiếu đánh gãy tay bà Nhị, với tỉ lệ thương tích 23% Qua những chứng cứ mà bà Nhị cung cấp Tòa án Sơ thẩm buộc anh Hiếu bồi thường thiệt hại cho bà Nhị gồm: chi phí khám chữa bệnh, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất bị giảm sút, thu nhập thực tế bị mất, chi phí thích hợp và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại, khoản tiền bù đắp về mặt tinh thần Tòa án quyết định anh Hiếu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Bị đơn: Nguyễn Văn A Nguyên đơn: Anh Chu Văn D PAGE \* MERGEFORMAT 19 Nguyễn Văn A phát hiện việc anh Chu Văn D lấy trộm đồ, nên A hẹn D ở phòng giam để xét hỏi Trong quá trình xét hỏi, do D không nhận ngay việc đã lấy trộm ngay từ đầu nên anh A đã dùng chân trái đá một cái vào vùng ngực, do trước đó D có vấn đề về sức khỏe nên sau cú đá của A, D bị chấn thương ngực, bất tỉnh và tử vong Người đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu A phải bồi thường tiền chi phí mai táng, tổn thất tinh thần, tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của D Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên Nguyên đơn: Kpá Hờ Miên Bị đơn: Ksor Y Ký Khoảng 20 giờ ngày 25/02/2018 Ksor Y Ký đã dẫn Kpá Hờ Miên lên tầng 2 của trường tiểu học thôn Kiến Thiết rồi dùng vũ lực, khống chế, đe dọa và thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với Kpá Hờ Miên Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường? BLDS 2005 BLDS 2015 Do sức khỏe bị xâm phạm CSPL: khoản 2 Điều 609 CSPL: khoản 2 Điều 590 Do tính mạng bị xâm CSPL: khoản 2 Điều 610 CSPL: khoản 2 Điều 591 phạm Do danh dự, nhân phẩm, CSPL: khoản 2 Điều 611 CSPL: khoản 2 Điều 592 uy tín bị xâm phạm Do xâm phạm thi thể CSPL: khoản 3 Điều 628 CSPL: khoản 2 Điều 606 Do xâm phạm mồ mả CSPL: Điều 629 CSPL: khoản 3 Điều 607 Về trường hợp được bồi thường BLDS 2005 ghi nhận khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và thi thể bị xâm phạm Còn đối với trường hợp mồ mả bị xâm phạm, BLDS 2015 ghi nhận khả năng bồi thường bằng một khoản tiền “để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.” Về người bồi thường BLDS 2005 xác định người bồi thường là người xâm phạm, hướng xác định như vậy chỉ đúng nếu thiệt hại do chính hành vị của con người gây ra trong khi đó sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như do tài sản gây ra Hơn nữa, đối với trường hợp xâm phạm vừa nêu cũng như trường hợp danh dự, PAGE \* MERGEFORMAT 19 nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người phải bồi thường có thể không phải là người xâm phạm như trường hợp cha mẹ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra Khái niệm “người xâm phạm” và “người chịu trách nhiệm bồi thường” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau BLDS 2015 đã thay đổi thành “người chịu trách nhiệm bồi thường”, với hướng mới này thì người chịu trách nhiệm bồi thường có thể là người trực tiếp xâm phạm, là chủ sở hữu của tài sản gây thiệt hại, hay là một chủ thể khác người trực tiếp xâm phạm (như cha mẹ đối với con chưa thành niên, pháp nhân đối với người của pháp nhân…) Về mức bồi thường BLDS 2005 theo hướng ấn định mức tối đa khi các bên không đạt được thỏa thuận Mức tối đa được xác định trên cơ sở “tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” Cơ sở đối chiếu này đã thay thế bằng “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” trong BLDS 2015, hướng quy định này sẽ có lợi hơn cho người bị gây thiệt hại vì: Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất và mà người lao động được trả theo pháp luật về lao động Khoản 1 Điều 91 Bộ Luật lao động: “1 Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.” Lương cơ sở là mức lương làm căn cứ để tính lương theo hệ số chức vụ, áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức và người làm việc trong các tổ chức cơ quan nhà nước được liệt kê như trên Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 91 Bộ Luật lao động 2019 (Mức lương tối thiểu), Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2022 Như vậy, ta hiểu khái niệm “tháng lương tối thiểu” không bao gồm phụ cấp, thu nhập làm thêm giờ; ở mức lương cơ sở còn được gọi là “định mức lương”, phụ thuộc vào hệ số lương và có tính phụ cấp, vv BLDS 2015 đã tăng mức tối đa khi các bên không đạt được thỏa thuận Cụ thể, đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì BLDS 2005 quy định “mức tối đã không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” còn BLDS 2015 là “không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”, đối với tính mạng bị xâm phạm thì BLDS 2005 ấn định “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” còn BLDS 2015 là “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” Quy định tăng mức bồi thường này một mặt để bảo vệ tốt hơn cho người có sức khỏe bị xâm phạm hay gia đình của người bị chết, một mặt tăng cường PAGE \* MERGEFORMAT 19 tính răng đe của pháp luật dành cho người gây thiệt hại tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự công bằng xã hội tốt hơn Về người được bồi thường Liên quan đến tính mạng bị xâm phạm, BLDS 2005 và 2015 đều chỉ ghi nhận cho “người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất” của người có tính mạng bị xâm phạm được bồi thường tổn thất về tinh thần Đây là một bất cập, ở các nước công nghiệp phát triển (yếu tố duy tình không cao bằng Việt Nam) pháp luật cho phép những người thân thích gần gũi được bồi thường mà không giới hạn ở hàng thừa kế thứ nhất Liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, BLDS 2005 liệt kê chủ thể bị xâm phạm nhưng BLDS 2015 không liệt kê chủ thể bị xâm phạm Do đó chủ thể nào bị xâm phạm cũng có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần.4 Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài Ở Pháp bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất, trong nhiều trường hợp Tòa án cũng buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần Trong vụ việc Cheval Lunus vào năm 1962, lần đầu tiên Tòa án tối cao Pháp đã chấp nhận cho bồi thường tổn thất về tinh thần đối với chủ sở hữu một súc vật (con ngựa) bị xâm phạm5 Từ đó đến nay, án lệ Pháp ổn định đối với việc người làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua và được mở rộng cho cả những trường hợp xâm phạm tới tài sản không là súc vật Tòa án Pháp đã chấp nhận cho bồi thường tổn thất về tinh thần khi một người phải rời bỏ căn nhà6 và một công ty được bồi thường tổn thất về tinh thần7 khi quần áo mà họ sản xuất được sử dụng trong một bộ phim kích dục8 Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao? 4 Đỗ Văn Đại (2023), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 562-567 5 Cass 1re civ., 16 janv 1962: JCP G 1962, II, 12557, note P Esmein; D 1962, jurispr P 199, note R Rodière: RTD civ 1962, p 316, obs A Tunc Cụ thể, vào tháng 8/1952, Daille - chủ của con ngựa đua Lunus, đã cho huấn luyện viên Henri của X thuê con ngựa này Henri đã di chuyển Lunus đến Langon để tham gia cuộc đua được tổ chức bởi công ty đua ngựa Langon, vào hai ngày 26 - 27/7/1953 Giám đốc công ty, Fabre đã cung cấp cho mỗi huấn luyện viên một khu để giữ ngựa của họ trong chuồng ngựa của Fabre Sáng ngày 27/7/1953, con vật này đã bị mắc vào dây điện của đèn lưu động và bị điện giật chết Chủ của con ngựa – ông Daille, đã kiện công ty đua ngựa Langon, cá nhân ông Fabre và X để yêu cầu bồi thường thiệt hại Không kể đến thiệt hại về vật chất, cái chết của vật nuôi cũng có thể gây nên cho chủ của chúng những thiệt hại “chủ quan” và thiệt hại về tình cảm và những thiệt hại này có thể cần được bồi thường một cách đặc biệt Các thẩm phán có thể định giá những thiệt hại từ cái chết của con ngựa đua không chỉ giới hạn ở chi phí cần thiết để mua một con khác với những đặc điểm/ chất lượng tương tự, mà khi tính số tiền bồi thường, thẩm phán còn cần phải tính toán một khoản bồi thường để bù vào phần thiệt hại từ việc mất con vật đó gây nên 6 Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 397 7 Đỗ Văn Đại (2016), Tlđd, tr 397 8 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm - Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài”, Tạp chí Khoa học pháp lý , số 08 (111), tr 38-39 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo Luật, Bộ luật được áp dụng và tùy từng trường hợp cụ thể mà tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường hay không Theo BLDS 2015, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm không được bồi thường Theo Điều 589 BLDS 2015, khi tài sản bị xâm phạm chỉ các trường hợp sau được bồi thường: “1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng 2 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút 3 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại 4 Thiệt hại khác do luật quy định.” Cần hiểu rõ rằng, với quy định tại khoản 4 Điều này, thiệt hại ở đây cũng là thiệt hại về vật chất mà đáng lẽ người bị thiệt hại được hưởng9, nó không phải là thiệt hại về tinh thần Như vậy BLDS 2015 không quy định tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm được bồi thường Riêng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có đề cập đến vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần khi có việc xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ (một loại tài sản) Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng” Như vậy, từ góc độ văn bản, BLDS năm 2015 không quy định rõ khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bước đầu ghi nhận khả năng bồi thường loại tổn thất này10 Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên? Trong phần nhận định của tòa án, mục [2.2]: “Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản, gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định Mặt khác, ngoài quy định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 như trên, thì bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nhưng không quá mười lần mức lương cơ sở.” 9 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ hai, có bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 504 10 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), Tlđd, tr.35 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần Em đồng ý với việc tòa án áp dụng BLDS 2015 thay vì BLDS 2005 Căn cứ theo khoản 2 điều 609 BLDS 2005 và khoản 2 điều 590 BLDS 2015 thì mức bồi thường ở BLDS 2005 là không quá mười tháng lương tối thiểu tương đương với 46.800.000 đồng còn ở BLDS 2015 là 50 lần mức lương cơ sở tương đương 74.500.000 đồng Cho nên việc áp dụng BLDS 2015 so với BLDS 2005 là có lợi cho người bị hại là vô cùng hợp lý để họ nhận được mức bồi thường xứng đáng11 Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm? Trong phần nhận định của tòa án, mục [2.1]: “Về hình phạt: Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại; mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em, là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ, nên cần xử lý nghiêm” Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau Điều này thể hiện ở mục [2.2] phần Nhận định của Hội đồng xét xử: “Về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 2 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản, gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu” Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm Hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp lý Hành vi Ký hiếp dâm làm rách màng trinh của Miên trên thực tế không những gây ra những thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 590 BLDS 2015) mà còn gây thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592 BLDS 2015) đối với Miên, do đó ta thấy hành vi của Ký đã xâm phạm nhiều hơn một yếu tố nhân thân (sức khoẻ, 11 Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở (thuvienphapluat.vn) PAGE \* MERGEFORMAT 19 danh dự, nhân phẩm, uy tín) được pháp luật bảo vệ của chủ thể được quy định tại khoản 1 Điều 33 BLDS 2015, khoản 1 Điều 34 BLDS 2015 Nhưng người bị hại chỉ yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cùng khoản tiền tổn thất tinh thần được quy định tại Điều 590 BLDS 2015, chứ không yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 592 BLDS 2015 Do vậy Toà án đã kết hợp một cách linh hoạt Điều 590 BLDS 2015, Điều 592 BLDS 2015 và đưa ra mức bồi thường hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị hại đồng thời răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm khác VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG VỀ THIỆT HẠI ĐƯỢC ẤN ĐỊNH Tình huống: Nghĩa vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho bà Muối Sau khi thương lượng khắc phục hậu quả với số tiền 60.000.000đ, phía bị thiệt hại đã cam kết “bãi nại về dân sự không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”, “không yêu cầu khiếu nại gì về sau” Tuy nhiên, nay phía bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ, chi phí điều trị phát sinh phải thay khớp Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế Nội dung Giảm mức bồi thường do thiệt Thay đổi mức bồi thường không hại quá lớn so với khả năng còn phù hợp với thực tế kinh tế Cơ sở Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015: Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015: pháp lý “Người chịu trách nhiệm bồi “Khi mức bồi thường không còn thường thiệt hại có thể được giảm phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt mức bồi thường nếu không có lỗi hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà lớn so với khả năng kinh tế của nước có thẩm quyền khác thay đổi mình.” mức bồi thường.” Điều - Người chịu trách nhiệm bồi - Mức bồi thường thiệt hại không kiện thường thiệt hại không có lỗi hoặc còn phù hợp với thực tế12 có lỗi vô ý - Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình Chủ thể Bên chịu trách nhiệm bồi thường Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt yêu cầu thiệt hại hại 12 Điểm d khoản 2.2 Điều 2 Mục 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP PAGE \* MERGEFORMAT 19 Mục Bảo vệ quyền lợi cho bên chịu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đích trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cả bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại Trường Bản án, quyết định chưa có hiệu Bản án quyết định đã có hiệu lực hợp áp lực pháp luật (Khi đó Tòa án xem pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các dụng xét có giảm mức bồi thường hay bên (Khi mức bồi thường cũ không không, nếu có thì giảm bao nhiêu, còn phù hợp với thực tế).13 sau đó đưa ra mức bồi thường cuối cùng) Mức Thấp hơn so với mức bồi thường Có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thay đổi mà bên bị thiệt hại yêu cầu hoặc bồi thường cũ mức mà Tòa Sơ thẩm ấn định Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 585 BLDS 2015, điểm d khoản 2.2 Điều 2 và khoản c Điều 5 Mục I Nghị quyết số: 03/2016/NQ-HĐTP Dựa vào các cơ sở pháp lý trên ta có thể rút ra các điều kiện để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế: 1 Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mức bồi thường đã được ấn định không còn phù hợp với thực tiễn, do đó, cần được điều chỉnh theo yêu cầu của các bên (ví dụ như sự thay đổi của vật giá, sự thay đổi hay diễn biến khác đi của thiệt hại theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn…).14 Điểm d khoản 2.2 Điều 2 Mục I Nghị quyết số: 03/2016/NQ-HĐTP đã đưa ra những trường hợp mà mức bồi thường thiệt hại được coi là không còn phù hợp với thực tế: - Do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó - Do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó - Do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại… 13 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.343 14 Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr 386 PAGE \* MERGEFORMAT 19 2 Bên yêu cầu nộp đơn kèm cơ sở chứng minh Khoản c Điều 5 Mục I Nghị quyết số: 03/2016/NQ-HĐTP quy định: “Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.” Bên yêu cầu nộp đơn cho Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 Đồng thời bên yêu cầu cần đưa ra bằng chứng chứng minh với Tòa án rằng mình thuộc các trường hợp được thay đổi mức bồi thường Đây là điều kiện đảm bảo được tính công bằng, hợp lý của Tòa án khi xem xét yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại Đây cũng chính là cơ sở để Tòa án tính toán, ấn định mức bồi thường mới sao cho tương ứng với nhu cầu thực tế của người được bồi thường và khả năng của người được bồi thường.15 Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao? Để trả lời cho câu hỏi yêu cầu của bà Muối có được chấp nhận hay không, ta xét xem liệu tình huống trên đã đáp ứng đủ những điều kiện để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế hay chưa? - Thứ nhất, phía bị hại đã nêu rõ yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ là “chi phí điều trị phát sinh khi thay khớp” Đối chiếu với các trường hợp trong điều kiện đầu tiên tại câu 3.2, có thể xem “chi phí điều trị phát sinh khi thay khớp” là “sự thay đổi về tình trạng thương tật cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó” Nên có thể thấy khoản bồi thường được ấn định trước đó không còn phù hợp với thực tiễn - Thứ hai, theo như khoản c Điều 5 Mục I Nghị quyết số: 03/2016/NQ-HĐTP quy định: “Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.”, mà trong tình huống trên không có bất cứ thông nào về việc bên bị thiệt hại đã đưa những tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh rằng khoản tiền yêu cầu bồi thường thêm là khoản phát sinh do thay khớp, và việc thay khớp có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm của Nghĩa hay không? => Do vậy việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu bồi thường thêm của bên bị hại hay không vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận *Trong tình huống trên vẫn còn nhiều vướng mắc: 15 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.351 PAGE \* MERGEFORMAT 19 - Tòa án có thể giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại đã được ấn định hay không? Về nguyên tắc, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không cho phép khởi kiện lại sự việc đã được quyết định bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật16 nhưng đồng thời cũng tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 đưa ra ngoại lệ là yêu cầu thay đổi mức bồi thường được quyền khởi kiện lại BLDS 2015 khi quy định vấn đề này không giới hạn mức bồi thường do cơ quan tài phán ấn định hay do các bên thỏa thuận trước đó17, vậy nên nếu bên bị hại có đủ điều kiện để yêu cầu thay đổi mức bồi thường thì Tòa án hoàn toàn có thể giải quyết - Số tiền bồi thường trước đó có được do thỏa thuận giữa 2 bên, bà Muối cũng đã chấp thuận và đưa ra cam kết “bãi nại về dân sự không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”, “không yêu cầu khiếu nại gì về sau” Giữa bà Muối và Nghĩa đã hình thành một thỏa thuận có hiệu lực Về nguyên tắc, các cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện giữa các bên và được các chủ thể khác tôn trọng khi Tòa án giải quyết vụ việc này có phải tôn trọng cam kết giữa hai bên hay không? Bà Muối có thể đơn phương nộp đơn yêu cầu khi chưa có sự đồng ý của Nghĩa hay không? - Quy định về thay đổi mức bồi thường có áp dụng cho cả trường hợp khoản tiền bồi thường đã được thanh toán 01 lần hay không? BLDS không nói quy định trên chỉ áp dụng cho trường hợp bồi thường nhiều lần nên về lý thuyết quy định này áp dụng cho mọi trường hợp Tuy nhiên cũng có những nhà bình luận cho rằng “việc thay đổi mức bồi thường thông thường chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường nhiều lần theo định kỳ”18 Bởi lẽ người bị thiệt hại đã nhận một khoản tiền có sức mua ở thời điểm đã nhận tiền tương ứng với mức bồi thường mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật *Trong một bản án tương tự với tình huống trên, dù việc chưa được cấp sơ thẩm giải quyết khiến Tòa phúc thẩm từ chối thụ lý nhưng tòa vẫn “dành cho bà Quách Muối do ông Tắc làm đại diện một vụ kiện khác để kiện bị cáo Nghĩa yêu cầu bồi thường phần điều trị phát sinh cho bà Quách Muối”19 Tóm lại, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của bà Muối chưa đủ cơ sở để chấp nhận Dựa vào thực tiễn xét xử, theo quan điểm cá nhân thì bà Muối có thể khởi kiện Nghĩa bằng một vụ kiện dân sự khác để bảo đảm quyền lợi cho bà VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI) 16 Điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 17 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.349 18 Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học BLDS năm 2005, Nxb.CTQG, Tập 11, tr.718-719 19 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.341-343 PAGE \* MERGEFORMAT 19 Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai - Nguyên đơn: chị Trương Thị Thu Hiền, bà Nguyễn Kim Khánh - Bị đơn: ông Ngô Văn Lễ, chị Nguyễn Thị Thanh Hà, anh Nguyễn Nam Hải Do có mâu thuẫn từ trước nên ngày 23/2/2001, khi bà Khánh đi chữa mắt ở bệnh viện Hà Nội thì có gặp vợ chồng chị Hà – anh Lễ và anh Hải, đã xảy rã cãi vã nên xô xát các con bà Khánh Những người này đã đánh chị Hiền gây thương tích và tàn tật ngoài ra còn gây thiệt hại về tài sản của bà Khánh Trong đơn khởi kiện bà yêu cầu phía bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe bao gồm các chi phí khám chữa bệnh, chi phí chăm sóc, và tài sản bị hư hỏng, tổng giá trị là 14.000.000 đồng Tòa án ra Quyết định bác bỏ toàn bộ yêu cầu của chị Trương Thị Thu Hiền và chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Kim Khánh Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao Nguyên đơn: Bà Trần Thị Hộ Bị đơn: Bà Nguyễn Huệ Lan và các đồng bị đơn Bà Hộ chửi bới, xúc phạm ông Trần Thúc Bảo (cha chồng của bà Lan) đã kêu các con đánh bà Hộ, hậu quả là bà Hộ bị chấn thương mắt trái làm cho bà Hộ bị loét giác mạc mắt trái và phải khoét bỏ nhãn cầu mắt trái Bà Hộ yêu cầu các bị đơn phải bồi thường thiệt hại tiền thuốc và chi phí điều trị, chi phí điều trị tiếp tục sau mổ, tiền mất thu nhập cho người nuôi bệnh và khoản chi phí khiếu nại Tòa án tối cao ra Quyết định huỷ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ xét xử lại Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào? - Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015 phát sinh trong những trường hợp sau: + Có thiệt hại xảy ra : Thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần + Có hành vi gây thiệt hại : hay hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật + Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra : Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại PAGE \* MERGEFORMAT 19 + Có lỗi cố ý hay vô ý của người thực hiện hành vi gây thiệt hại: có những trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi không có yếu tố lỗi (ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường) Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh đang đi chữa mắt ở Hà Nội thì phát sinh mâu thuẫn với vợ chồng anh Lễ - chị Hà và anh Hải nên cãi vã và có sự xô xát dẫn đến con của chị là chị Hiền bị thương tích và hiện tàn tật, và hư hỏng tài sản của bà Khánh Trong trường hợp này, không xác định được người gây thiệt hại cho bà Khánh Vì lúc xảy ra xô xát giằng co giữa anh Hải, chị Hiền và chị Tám khá rối nên không xác định được ai là người làm gây thiệt hại đến ghế, bể trứng các loại Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? Trong Bản án số 19, đoạn cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường là: “Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ, nhưng sau đó yêu cầu 800000đ và yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này Xét thiệt hại về tài sản của bà Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải đã dẫn đến là hai chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ,bể,… trong quá trình xô xát là có thật Do vậy, cần buộc những người này liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Khánh, tuy nhiên bà Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu đối với anh Hải, do đó Tòa án chỉ xem phần trách nhiệm của anh Hải, buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu là 267.000đ” Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới là chưa hợp lý Theo khoản 1 Điều 288 BLDS 2015: “1 Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Như vậy có thể thấy rằng theo bản án thì bà Khánh chỉ yêu cầu một mình anh Hải bồi thường về thiệt hại tài sản mặc dù thiệt hại này được gây ra bởi 3 người là chị Hiền, chị Tám, anh Hải Theo quy định của khoản 1 Điều 288 BLDS 2015 thì yêu cầu trên của bà Khánh là hoàn toàn hợp lý và không trái pháp luật Nhưng Tòa án lại xử theo hướng Điều 587 BLDS 2015 thì mọi người bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau nếu không xác định được mức độ lỗi Như vậy Tòa chưa coi trọng tinh thần yêu cầu của phía Bà Khánh PAGE \* MERGEFORMAT 19

Ngày đăng: 23/03/2024, 22:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan