1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Học Luật Môi Trường Tiểu Luận Giải Quyết Tranh Chấp Về Tài Nguyên Nước – Lý Luận, Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện.pdf

32 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Về Tài Nguyên Nước - Lý Luận, Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện
Tác giả Nguyễn Thị Bỡnh Minh, Trần Văn Minh, Phan Mỏ Dau, Nguyễn Thanh Huyề, Nguyễn Khỏnh Lĩnh, Đảo Đức Hoang, Lờ Đại Hải
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tải nguyên nước luôn tồn tại những vẫn đề phức tạp và nhiều những trường hợp khác, đây là điều không dé dang cho các cơ qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

Lớp Thương mại 45

Thành viên nhóm:

- 1996 TRUONG DAI HC

› HỒ CHÍ

% MINH

MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN

LUAT

GIẢI QUYET TRANH CHAP VE TAI NGUYEN NUOC - LÝ LUẬN, THỰC

TRANG VA GIAI PHAP HOAN THIEN

Trang 2

1 Lý do chọn AG tai cc cececccecececcececevevecscscsesesevesevevevecscssstsssssevevevevsstevevtesessvavsees 4 2 Tình hình nghiên cứửu - 2 1 22 2222112111231 1121115211181 1 112111221181 11 2011111 xk 5 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -s- 2+2 S12E111551211112111111112 11111111 12x 6 4 Phương pháp nghiên cứu - - 20 2.11221112211121 1 1121115211511 1122111111221 122 4 6

5 Kết cầu đề tài - 0 0 2211 21122112112211221221221 1121112212111 e 6

NỘI DŨỮNG 0 211221212121 1212121212111 1111111212111 1212211 a 7

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ

TRANH CHAP TAI NGUYEN NƯỚC - 22-522222222112221122221122211221 21 c2 7

1 Khái niệm tài nguyÊn TƯỚcC c1 2202221111211 12211 12111121 11181111 111011110112 7 2 Các loại tài nguyên nước và vai trò của tài nguyÊn nước - +2-s5 7 VỮNG 8 0 ) 1 8 7 2.2 ai trò của tài HgUHVÊH HHƯỚC ch nHHn HH1 1H11 11 1111 11111111 ng ng hay 7 3 Các tranh chấp thường gặp liên quan đến tài nguyên nước csccsszcce¿ 8 4 Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước 2s S1 1112111111211 1x cze 9

CHƯƠNG 2: THỰC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐỀN TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIÊN NGHỊ

1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tranh chấp về tài nguyên nước trong phạm vi quốc gia (chủ yếu dựa theo LTNN 2012) - c1 E2 222121212152 cze II

1.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật đề giải quyết tranh chấp về tài

1.2 Bản án số 15/2022/DS-PT ngày 14/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Son La về: “1ranh chấp về sử dụng tài IguyÊH HHỚC ` chen re II 1.3 Chặn suối, tranh chấp nước sinh hoạt ở Làng Chiếu .S.S cv se: 13 1.4 Tranh chấp nguôn nước Sông NiÌe sc cnnnnEnEH tre rra 14 2 Thực tiễn về giải quyết tranh chấp tài nguyên nước xuyên biên giới 15 2.1 Thực tế về tranh chap tai nguyén mebe séng M6 KONG ccccccccccscccces eee 15 2.2 Cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp tài nguyên nước phạm vi quốc

Trang 4

DANH MUC TU VIET TAT

Trang 5

MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Theo các nghiên cứu đánh giá về tầm quan trọng của nước thì nước chính là thành phần môi trường đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cả hành tỉnh Từ đó thấy được vai trò to lớn, lợi ích của nước trong đời sống con người, đồng thời cũng từ đây làm nảy sinh ra những vấn đề phức tạp trong quá trình con người sử dụng, khai thác tài nguyên nước

Đối với Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất cơ bản của xã hội và là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì tài nguyên nước chính là một trong những nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia và tằm quan trọng của tài nguyên nước trong đời sống, sản xuất và phát triển của nhân dân là điều mà chúng ta không thê phủ nhận Việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất là các hoạt động diễn ra hàng ngảy, hàng giờ và không có dấu hiệu ngưng nghỉ, các hộ gia đình thì sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cho tưới tiêu (ruộng lúa, vườn cây ), các nhà máy sản xuất công nghiệp thì sử dụng nước trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, song song với sử đụng và khai thác tài nguyên nước đó là những hành vi như: xả chat thải sinh hoạt không qua xử lý trực tiếp ra môi trường nước, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ hoặc ngắm qua đất tới các mạch nước ngầm và hành vi khai thác không theo kế hoạch, tùy tiện đã gây nên tình trạng suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước

Và theo như chúng ta đã biết tài nguyên nước là nguồn tài nguyên hữu hạn, cần được sử đụng một cách có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm nhưng với sự phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, càng làm gia tăng nhu cầu được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp từ đó tăng nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước Cũng từ đây làm xuất hiện các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các tô chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước, về các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến phòng ngừa, khắc phục hậu quả từ hành vi øây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nước

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tải nguyên nước luôn tồn tại những vẫn đề phức tạp và nhiều những trường hợp khác, đây là điều không dé dang cho các cơ quan nhà nước có thấm quyền trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật được quy định trong LTNN 2012 để xử lý, giải quyết Tuy Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết những tranh chấp về tài nguyên nước nhưng trên thực tế qua các giai đoạn khác nhau, đất nước phát triển đối mới qua từng thời kỳ, theo đó làm phát sinh thêm nhiều vấn đề mới mà cơ quan nhà nước chưa

Trang 6

kịp nắm bắt tình hình để đưa ra giải pháp kịp thời và phù hợp, khiến cho cơ chế giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong thực tiễn áp đụng chưa thực sự hiệu quả, chưa giải quyết triệt dé các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tô chức trong tranh chấp tài nguyên nước

Chính vì trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, việc áp dụng cơ sở pháp lý còn phức tạp đối với giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước, do đó nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước - Lý luận, thực trạng và

giải pháp hoàn thiện” làm đề tài tiêu luận, để có thể tìm hiểu kỹ hơn những van dé va

những bắt cập tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định trong LTNN 2012 cũng như tìm hiểu thêm về các quy định khác có liên quan đến đề tải

2 Tình hình nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu, thấy được Nhà nước ta đã đề ra những phương pháp mang tính lý luận, những cơ sở pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước, liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thắm quyền trong việc xử lý, giải quyết các yêu cầu về tranh chấp tài nguyên nước, bồi thường thiệt hại do tranh chấp tải nguyên nước gây nên, điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước ta về tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng, tuy nhiên do vẫn còn những bắt cập trong việc áp dụng và tình trạng tài nguyên nước bị ảnh hưởng ngày cảng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân, nên đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả khác dưới dạng luận văn, luận án, tạp chi khoa học, v.v khái quát về vấn đề chung của tài nguyên nước Chắng hạn như các công trình dưới dạng tạp chí: “#oàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước `, của Hoảng Văn Bảy, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; “Những vấn đề cấp bách cân giải quyết trước thực trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông ”, của Lê Bắc Huỳnh, Tạp chí Năng lượng Việt Nam; “Cẩn đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên mước ”, của Thu Phương, Trang thông tin điện tử Cục Quản lý Tài nguyên nước

Tuy những bài viết trên không đề cập đến vẫn đề giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước nhưng từ những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề khác nhau đã và đang tồn tại trong thực tiễn, từ đó cho thây trách nhiệm của cơ quan nhà nước cũng như của cộng đồng nhân dân về vấn đề gìn giữ, bảo vệ, phát triển trong lĩnh vực tải nguyên nước và từ đây cũng liên quan đền vấn đề quyền lợi, nghĩa vụ của các cá nhân, tô chức trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các tác giả cũng đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam Qua nghiên cứu, nhóm tác giả muốn chọn lọc, tìm kiếm và xây dựng bài viết một cách khái quát về những vấn đề lý luận, những quy định hiện hành và thực trạng áp dụng của pháp luật

Trang 7

Việt Nam liên quan đến vấn đề trọng tâm của đề tài là phần “Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước — Lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài nghiên cứu đến là những vấn đề về lý luận cũng như thực tế phát sinh tranh chấp tài nguyên nước và các đề xuất về giải pháp nhằm giúp

gop phan hoàn thiện hơn các quy định hiện hành của LTNN 2012 Với khuôn khô của một bài tiêu luận, nhóm tác giả nghiên cứu và trình bày

trong phạm vi các vấn đề lý luận của hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTNN 2012 và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến lý luận, thực trạng và giải pháp trong giải quyết tranh chấp tài nguyên nước

4 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp liệt kê: Dựa vào những thông tin và số liệu có sẵn chỉ ra từng nội dung có liên quan đến nhau nhằm xây dựng, phục vụ cho cho cơ sở lý luận

Phương pháp phân tích - tông hợp: Đặt ra từng cơ sở lý luận và tìm kiếm kiến thức chuyên ngành liên quan đến cơ sở lý luận, nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cửu Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp để tìm hiểu sự thay đổi, khác biệt liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật qua các năm

Phương pháp lý thuyết: Định nghĩa và xây dựng những lập luận dựa trên những thông tin và số liệu có sẵn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm kiếm và chọn lọc những bài báo, bản án, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tải

Trang 8

NOI DUNG

CHUONG 1: QUY DINH CUA PHAP LUAT VE TAI NGUYEN NUOC VA

TRANH CHAP TAI NGUYEN NƯỚC

1 Khái niệm tài nguyên nước Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước có sẵn trên trái đất mà con người có thé str dụng và khai thác cho các mục đích khác nhau, bao gồm sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giải trí và thủy lợi Tài nguyên nước có thê chia thành nhiều loại khác nhau, tủy theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng của con người Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật tài nguyên nước 1998 quy định: “7i nguyên nước quy định trong Luật này bao gồm các nguồn nước mặt, nước mua, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nước biến, nước dưới đất thuộc vừng đặc quyền kinh tế, thêm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác Nước khoảng, nước nóng thiên nhiên do Luật khoảng sản quy định ` Như vậy theo Luật Tài nguyên nước năm 1998, tài nguyên nước được định nghĩa là tất cả các nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm, sông, suối, hồ, ao, đập công trình thủy lợi, hạ tầng, thiết bị liên quan đến tải nguyên nước, nước biên thuộc lãnh hải Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biến Với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện về mặt lý luận các nhà làm luật đã có sự thay đổi cụ thể trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 sửa đổi bô sung năm 2017, 2018 quy định khái niệm tài nguyên nước có phạm vi khái niệm rộng hơn, bao quát hơn về các nguồn nước và các hệ thống tự nhiên và nhân tạo liên quan đến các nguồn nước này Bên cạnh đó, mục đích quản lý tài nguyên nước trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 sửa đổi bỗ sung năm 2017, 2018 nhắn mạnh vào sự bảo vệ môi trường sống và đáp ứng nhu cầu của con người, trong khi đó Luật Tài nguyên nước năm 1998 chỉ nhắn mạnh vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2 Cac loai tài nguyên nước và vai trò của tài nguyên nước

2.1 Các loại tài nguyên nước Tài nguyên nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của trái đất Theo quy định tại khoản I điều 2 LTNN 2012 quy định: “7à nguyên nước bao

gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biên thuộc lãnh thồ của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo đó tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm, cùng với các nguồn nước khác như mưa, sông suối, đầm lầy và vùng đất ngập nước

2.2 Vai tro cua tai nguyén nuoc Nước mặt là nước có trên mặt đất, bao gồm các dòng sông, hồ, suối, đầm lầy và các vùng đất ngập nước Nước mặt có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch và các hoạt động giải trí khác Nó cũng là nguồn cung

Trang 9

cấp nước cho các hoạt động hàng ngày của con người, từ việc tắm rửa cho đến nấu ăn và uống Nước ngầm là nước được tích lũy trong các lớp đất đưới mặt đất và được lấy ra thông qua các giếng khoan Nó cũng có vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp Nước ngầm cũng là nguồn cung cấp nước sạch cho các hoạt động hàng ngày của con người, và nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất điện, sản xuất giấy và sản xuất kim loại Các nguồn nước khác như mưa, sông suối, đầm lầy và vùng đất ngập nước đều có vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn nước trên trái đất Chúng cung cấp nước cho các hệ sinh thái địa phương, hỗ trợ các vùng đất khác nhau trong quá trình sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa đạng sinh học

Tuy nhiên, tình trạng suy giảm nguồn nước va ô nhiễm nước đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu Việc sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả và bảo vệ nguồn nước là một trong những yêu cầu cấp thiết để bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội

._ Các tranh chấp thường gặp liên quan đến tài nguyên nước Tranh chấp về tài nguyên nước là vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra ở Việt Nam Những tranh chấp này có thể liên quan đến nhiều vẫn đề khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh việc phân chia, sử dụng và quản lý tài nguyên nước Một trong những tranh chấp thường gặp nhất liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam là tranh chấp về nguồn nước sông Do đất nước chịu ảnh hưởng của những con sông lớn như Sông Hồng, Sông Mê Kông, Sông Cửu Long nên việc phân chia, sử đụng và quản lý nguồn nước của các tỉnh, thành phố đối với các sông này là rất quan trọng Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế và công nghiệp, cùng với đó là tình trạng thay đôi khí hậu, nguồn nước sông ngày càng khan hiếm và gặp nhiều vấn đề về chất lượng Điều này đã gây ra những tranh chấp liên quan đến việc phân chia nguồn nước sông giữa các tỉnh, thành phố và các bên liên quan khác như các doanh nghiệp, hộ dân

Ngoài ra, tranh chấp liên quan đến các vẫn đề xung quanh tài nguyên nước cũng bao gồm việc sử dụng nguồn nước cho nông nghiệp, thủy sản, đu lich va san xuất điện Việc sử dụng nguồn nước cho mục đích này đôi khi là nguyên nhân gây tranh chấp giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp và hộ dân Nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đã sử dụng quá mức nguồn nước và gây ra ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng địa phương

Cuối cùng, một vấn đề khác liên quan đến tranh chấp tải nguyên nước ở Việt Nam là việc quản lý và bảo vệ tải nguyên nước Việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của nhà nước, tuy nhiên, việc này đôi khi cũng gây ra tranh chấp với các bên liên quan Việc áp dụng chính sách và quy định liên quan đến quản lý và bảo vệ tài nguyên nước cũng đôi khi gặp phải những khó khăn do sự khác biệt về quan

Trang 10

điểm giữa các bên Nhiều trường hợp, các đoanh nghiệp và cộng đồng địa phương đã phản đối những chính sách và quy định liên quan đến tài nguyên nước do không đồng ý với cách thức thực hiện hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của họ

Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước là một vẫn đề quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh sự cạnh tranh nguồn tài nguyên nước ngày cảng tăng Các tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam có thê bao gồm tranh chấp giữa các tô chức, cá nhân hoặc cộng đồng địa phương Vì vậy, đề giải quyết các tranh chấp này một cách công bằng và hiệu quả, Việt Nam đã thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước

Cơ chế này bao gồm việc tạo ra một môi trường pháp lý và quy trình phê duyệt để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước Các bên liên quan có thể đệ đơn tại các cơ quan quản lý tài nguyên nước đề đưa ra các yêu cầu và kiến nghị Từ đó các cơ quan này sẽ xác định và đánh giá tính khả thi và đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp

Theo đó căn cứ vào Điều 76 của LTNN 2012 đã quy định rõ ràng về cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước giữa các tổ chức, cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước có thâm quyên Theo đó, các bên có thể sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp sau đây:

Giải quyết hòa giải trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng quyên lợi của các bên: Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng tài nguyên nước, các bên có thê sử dụng các phương tiện như đàm phán trực tiếp hoặc thông qua các trung gian hòa giải dé giải quyết tranh chấp Việc này giúp các bên có thể tìm ra giải pháp tốt nhất và đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan

Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án hoặc trọng tài: Khi sử dụng cơ chế này, các bên phải tuân thủ quy định về thâm quyền và quy trình xét xử của tòa án hoặc trọng tài, và chấp hành các quyết định của cơ quan này Nếu có tranh chấp nghiêm trọng và không giải quyết được qua các phương tiện hòa giải, việc sử dụng tòa án hoặc trọng tài là cách giải quyết tranh chấp hợp lý

Giải quyết tranh chấp bằng cách cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết: Nếu tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng tài nguyên nước giữa các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có thâm quyền, thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và kịp thời Trong quá trình giải quyết, cơ quan nhà nước phải đảm bảo sự công bằng và minh bạch, đồng thời tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan

Ngoài ra, LTNN 2012 cũng quy định rõ về trách nhiệm của các bên tham gia giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Theo đó, các bên phải cung cap day đủ thông

Trang 11

tin, tài liệu và chứng cứ liên quan đến tranh chấp tài nguyên nước, đồng thời phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thắm quyền và giải quyết tranh chấp một cách thiện chí và hợp tác Nếu các bên không tuân thủ quy định về giải quyết tranh chấp tài nguyên nước, cơ quan nhà nước có thầm quyền có thể áp đụng các biện pháp phạt và giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện khác như tạm ngừng quyền sử dụng tải nguyên nước, thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên nước hoặc khởi kiện để bảo vệ quyên lợi của các bên liên quan

Với cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước như trên, LTNN 2012 đã đảm bảo sự minh bạch, công băng và hiệu quả trong giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Tuy nhiên, đề đạt được kết quả tốt nhất, các bên tham gia tranh chấp tài nguyên nước cần tôn trọng quy định của pháp luật và tìm kiếm giải pháp hợp tác và hiệu quả nhất để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và kịp thời

Mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước ở Việt Nam đã được đưa ra và thực hiện trong một thời gian dải, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quá trình giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Một trong những hạn chế là sự thiếu quan tâm của người dân và các bên liên quan đối với việc giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Trong nhiều trường hợp, người dân không có đủ kiến thức và ý thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước, dẫn đến việc không quan tâm hoặc không đủ sự tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp Điều này gây ảnh hưởng đến quyết định và giải pháp của cơ quan chức năng, từ đó làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp Hạn chế thứ hai là tình trạng xâm phạm và ví phạm pháp luật về tài nguyên nước vẫn còn diễn ra tại một số địa phương Các hành vi này đôi khi không bị xử lý nghiêm minh, tạo đà cho việc tiếp điễn các tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước Hạn chế thứ ba là việc thiếu sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc giải quyết tranh chấp tài nguyên nước Điều này khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp trở nên chậm chạp và không đạt hiệu quả cao nhất

Nhìn chung cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và cần được cải thiện Việc giải quyết tranh chấp tải nguyên nước là một quá trình liên quan đến nhiều bên liên quan, do đó cần sự tham gia tích cực và sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành và địa phương đề đạt được kết quả tốt nhất

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỀ GIẢI QUYÉT CÁC VỤ TRANH CHAP LIEN QUAN DEN TAI NGUYEN NUOC VA MOT SO KIEN

NGHI NHAM HOAN THIEN PHAP LUAT

1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tranh chấp về tài nguyên nước trong phạm vi quốc gia (chủ yếu dua theo LTNN 2012)

11 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật đề giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước

Dựa vào cơ sở pháp lý đã làm rõ ở trên, tiến hành áp dụng vào thực tiễn xét xử theo quy định của pháp luật về tranh chấp tài về nguyên nước Trên thực tiễn cho thấy, tài nguyên nước có phạm vi phân bồ và hình thức tổn tại rất đa dạng và phong phú nên đề cập đến tranh chấp sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà pháp luật không thê đề cập hết Chính vì vậy mà việc tranh chấp về tài nguyên nước xảy ra ngày càng nhiều và khó giải quyết khi phải xác định đầy đủ các căn cứ để đưa ra phán quyết hợp lý cho các bên

12 Bản án số 15/2022/DS-PT ngày 14/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về: “7ranh chấp về sử dụng tài nguyên nước ”

Tóm tắt bản án: Nguyên don: Anh Thao A M va chi Mua Thi V Bi don: Anh Thao Vang T va chi Mua Thi S Người kháng cáo: Nguyên đơn anh Thào A M Tóm tắt tình tiết: Năm 1999, anh Thao A M duoc bé me giao cho một mảnh đất ruộng và mương dẫn nước đi qua đất ruộng nhà anh Thào Vàng T và cùng nhau sử dụng chung nguồn nước tự nhiên từ khe suối chảy ra Đến năm 2019, anh T cho rang con mương dẫn nước đó là của anh T nhưng anh M không đồng ý chia mương dẫn nước để anh T cùng sử dụng Anh M khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết không cho anh T sử dụng chung nguồn nước

Tòa án cấp sơ thâm xác định đây là Tranh chấp về khai thác, sử dụng nguồn tải nguyên nước và không chấp nhận đơn khởi kiện của anh MI về việc không cho anh T sử dụng chung nguồn nước

Và Tòa án cấp phúc thâm đã Xét thấy như sau: Tại phiên tòa phúc thâm, anh M và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của anh M cho rằng tòa án cấp sơ thâm xác định không đúng quan hệ tranh chấp Tòa án cấp phúc thâm cho rằng cấp sơ thâm đã xác định đúng quan hệ pháp luật theo khoản 8 Điều 26,

khoản 1 Điều 35, khoản L Điều 39 Bộ luật Tổ tung dan sy 2015 | Bản án số 15/2022/DS-PT về: “Tranh chấp về sử dụng tài nguyên nước” của Tòa án nhân dân tinh Son La

https://thuvienphapluat vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-tai-neuyen-nuoc-so-152022dspt 267255?

fbclid=IwAR0zOZbey4r VoeJcXshonxsUJF2cldCZORLSXyKBBha3axXlIsm6DIJrBW9E

Trang 13

Tòa thấy răng, việc anh M cho rằng mương nước này đo bố anh đề lại và sau đó anh có khai phá mở rộng mương đề dẫn nước về ruộng của gia đình nên không nhất trí cho anh T cùng sử dụng là không có căn cứ chấp nhận Bởi lẽ, nguồn nước nảy là tự nhiên được chảy ra từ một khe suối nhỏ thuộc bản CT có mương dẫn nước đến ruộng của anh T sau đó dẫn nước đi qua khu đất trỗng đài về ruộng lúa của anh M, quá trình sử dụng nguồn nước anh T không cản trở để sử dụng riêng Hơn nữa, nước là tài nguyên quốc gia không phải riêng sở hữu của bất kỳ cá nhân nào

Bởi các lẽ trên, Tòa án cấp phúc thắm ra Quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của anh Thào AM, giữ nguyên Bản án sơ thâm

Phân tích dựa trên Bản án số 7/2022/QĐST-DS cho thấy anh T và anh M tranh chấp về

nguồn nước tự nhiên sử dụng chung thông qua một mương nước dẫn về ruộng để xác định đối tượng đang được tranh chấp và pháp lý liên quan đến đối tượng Nguyên đơn cho rằng nguồn nước trên thuộc quyền sở hữu của mình nên yêu cầu bị đơn không được sử dụng chung Dựa trên cơ sở lý luận để cập đến tài nguyên nước tại khoản I Điều 2 LTNN 2012 và quy định cụ thê về “2guồn rước” tại khoản 2 Điều này có đề cập đến nguồn nước tự nhiên từ khe suối chảy ra Từ những căn cứ trên kết luận được nguồn nước mà hai bên tranh chấp là tài nguyên nước và nêu xảy ra tranh chấp thì căn cứ đựa trên LTNN 2012 Nhưng tải nguyên nước được đề cập trong tranh chấp trên theo Điều 53 Luật Hiến pháp 2013 là “2i sản công thuộc sở hữu toàn đân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lÿ.” Nguyên đơn lại cho rằng đó là nguồn nước thuộc sở hữu của bản thân và yêu cầu giải quyết theo quyền “sở #ữu” được quy định trong Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm “quyển chiếm hữu, quyên sử dụng và quyên định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật ” Tại đây, theo như bản án có thể thấy, quyền “sở #z” của nguyên đơn - anh M chỉ được xác lập đối với mương nước thuộc phần đất của gia đình anh và nguồn nước tự nhiên từ khe suối vốn thuộc nhà nước không phải sở hữu của riêng ai

Dựa vào lý luận và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước trong thực tiễn còn nhiều hạn chế Tại khoản L Điều 76 LTNN 2012 này có quy định về giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các bên, nhà nước khuyến khích cơ chế hòa giải đối với các tranh chấp về tài nguyên nước giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau Và trên

bản án cũng đã đề cập đến việc hòa giải giữa hai bên khi tranh chấp xảy ra, “#ế? qua

xã đã giải quyết 03 lần đều không thành, nay đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo

quy định ” Điều đó cho thấy chỉ sử đụng LTNN 2012 để giải quyết tranh chấp về tải

nguyên nước là chưa đủ thuyết phục Tôn tại những vấn đề liên quan đến “sở ữu” và “quyên đối với bất động sản lién kể” cũng được Tòa án đề cập đến trong phiên Tòa sơ thâm để giải quyết tranh chấp Nguyên nhân xảy ra tranh chấp và kết quả giải quyết tranh chấp ở phiên tòa sơ thấm cho thấy sau khi cơ quan nhà nước có thâm quyền xử

Trang 14

lý thì bên nguyên đơn vẫn tiếp tục kháng cáo cho rằng nguồn nước đó thuộc quyền sở hữu của mình Công tác quản lý và phô biến tầm quan trọng của tài nguyên nước cùng với xác định rõ sự nhằm lẫn lớn nhất là “quyên sử dụng” và “quyên sở hữu” đối với tài nguyên nước Đối với đất đai thì được quy định rõ ràng và dễ tìm hiểu hơn so với tài nguyên nước mặc dù trong Luật Hiến pháp 2013 cả hai đều là đối tượng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

Nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án: “7ại Bản án dân sự sơ thẩm số 03⁄2021⁄DSST ngày 08/9/2021, Tòa án nhân dân huyện BY, tỉnh Sơn La đã Quyết định:

Căn cứ Điều 5, khoản 3 Điều 17, Điều 171 Luật dat dai năm 2013; khoản 8 Điều 26, Điều 48, Điều 271, Điều 273 Bộ luật Tổ tụng dân sự; Điều 252, Điều 253 Bộ luật Dân sự,”

Tòa án đã đưa ra những cơ sở pháp lý về quyền của công dân đối với đất và đề cập chủ yếu đến cách sử dụng nguồn nước phù hợp với quy định của pháp luật Tòa án xem xét những viện dẫn của hai bên về đối tượng đang tranh chấp và xem xét linh hoạt đựa trên những øì luật hiện hành đề cập đề đưa ra phán quyết có lợi nhất cho các bên Về phần xử lý của Tòa án trong bản án này là hoàn toàn hợp lý vì đã xem xét nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến kết luận vẻ tranh chấp về tài nguyên nước

1.3 Chặn suối, tranh chấp nước sinh hoạt ở Làng Chếu ? Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người Không chỉ phục vụ trong sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt của mỗi người Bởi vì tầm quan trọng như vậy, nên khi nguồn nước trở nên khan hiếm sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp

Điền hình là tranh chấp nguồn nước sinh hoạt ở Làng Chếu Bản Suối Lẹ (Chim Vàn) và bản Suối Lộng (Làng Chếu) cách nhau một cánh

rừng Do sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nước sinh hoạt nên từ năm 1992, người dân bản Suối Le dao mương từ nguồn suối Viễn (thuộc địa phận bản Suối Lộng) về để phục vụ cho sinh hoạt, làm ruộng bậc thang Đến năm 2008, huyện Bắc Yên cũng đầu tư xây đựng công trình nước sạch nông thôn, phục vụ cho 50 hộ dân bản Suối Lẹ, giúp én định đời sống sinh hoạt, sản xuất của bà con trong bản Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay thì ông Sồng A Cở đã ngang nhiên chặt đứt đường dẫn nước từ nguồn về bản Suối Lẹ Không chỉ vậy, ông còn sử đụng nguồn nước đó bán lại 4 hộ đân ở bản Suối Lẹ, số

tiền lên đến 156,6 triệu đồng khiến nhiều hộ gia đình bản Suối Lộng vô cùng bức xúc

Mặc dù đã không muốn tranh chấp và người dân bản Suối Lẹ đã dẫn một đường ống khác đề dẫn nước về nhà nhưng một lần nữa, ông Cở lại tự ý phá nhiều đoạn của ông nước ấy và bắt người dân nơi bản Suối Lẹ phải trả tiền cho nguồn nước ấy Được biết, 2 Lé Hanh, “Gidi quyết vụ việc chặn suối, tranh chấp nguồn nước sinh hoạt ở Làng Chếu

https://baosonla org.vn/vi/bai-viet/giai-quyet-vu-viec-chan-suoi-tranh-chap-neuon-nuoc-sinh-hoat-o-lang-cheu-

40215 , (truy cập ngày 26/03/2023)

Trang 15

ông Séng A Cở là người dân bản Suối Lộng, ông tự nhận nước suối Viền thuộc địa phận của bản Suối Lộng, xã Làng Chiếu Một phần dẫn tới suy nghĩ này là do trưởng bản Suối Lộng - ông Thào A Cu đã cho ông Cở quản lý nguồn nước suối Viền Điều đó nghĩa là cả ông Cở và ông Cu đều nghĩ suỗi nước này nằm ở địa phận nào là nguồn nước đó thuộc quyền sở hữu của người dân nơi đó

Sau khi đã xác minh sự việc, Tòa án nhân dân chính quyền huyện Bắc Yên đã tô chức hòa giải giữa cộng đồng bản Suối Lẹ và ông Sồng A Cở Việc hòa giải đã diễn ra vô cùng khó khăn, tới tan 10 nam Cac hộ gia đình bản Suối Lẹ vô cùng hưởng ứng và đồng tình với phương hướng giải quyết là sẽ dẫn tới mỗi hộ gia đình một đường ống nước để sử dụng sinh hoạt Tuy nhiên, ông Cở lại nỗi lòng tham, vì vẫn nghĩ nguồn suối này thuộc quyền sở hữu của bản Suối Lộng nên ông muốn phải có 2 ống nước dẫn vào nhà mỉnh và tất nhiên cơ quan chức năng không hề cho phép ông lam điều đó Hậu quả ông Cở phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu nguồn nước suối Vién tới bản Suối Lẹ để người dân nơi đây sử dụng nguồn nước cho mục đích sản xuất, sinh

hoạt

Như vậy sự việc trên cho thấy được tầm quan trọng trong việc tuyên truyền pháp luật tới cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi các tranh chấp xảy ra thường xuyên Nguyên nhân chủ yếu do sự thiếu hiểu biết của người dân nơi đây Đối với sự việc trên, nguồn nước thuộc quyền sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý, nhưng ông Cở không biết và nghĩ nguồn nước trên thuộc quyền sở hữu của mình và mình có quyền định đoạt tới nguồn nước đó dẫn tới tranh chấp Ngoài ra, cũng phải kế

đến sự thèm muốn lợi ích của các cá nhân khi họ chỉ muốn thật nhiều lợi ích cho mình

mà không muốn chia sẻ cho người khác gây nên khó khăn trong công tác hòa giải giữa hai bên

14 Tranh chấp nguôn nước Sông Nie Ì Séng Nile là đòng sông thuộc Châu Phi, là dòng sông chính của Bắc Phi Với chiều dài 6.853 km, sông Nile được xem là dòng sông dài thứ hai trên thế giới (xếp sau sông Amazon) Là dòng sông “quốc tế” do lưu vực của nó rất lớn, bao trùm cả 1Í quốc gia bao gồm: Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập" Với lưu lượng nước khoảng 300 triệu m2/ngày, sông Nile là nguồn sống của hơn 300 triệu người, chủ yếu ở vùng nông thôn Sông Nile có ý nghĩa hết sức to lớn, là mục tiêu tranh chấp của nhiều quốc gia Nguồn nước sông Nile cực kỳ quan trọng đối với Ai Cập, một quốc gia có hơn 90% diện tích

3 Thanh Tâm, “Cuộc tranh chấp nguồn nước sông Nile”, https:/nhandan.vn/cuoe-tranh-chap-nguon-nuoc-sonp-

nile-post607039 html? fbclid=IwAR090zi2DZwBxeNlORflJOzbiLx-azrl1 WC7m6uK E03tFIDsUQcv0yy-Z9eU truy cập ngày 02/04/2023

4 https://vi.wikipedia.ore/wiki/S%C3%B4ne_Nin, truy cập ngày 02/04/2023

Trang 16

là sa mạc Ai Cập đang khai thác khoảng 55,5 tý mỶ nước mỗi năm từ sông Nile, đáp ứng 95% nhu cầu của đất nước

Vào năm 2011, Ethiopia cho xây dựng nhà máy đập thủy điện Đại Phục Hưng ở vung Benishangul-Gumuz với năng suất hơn 6000 megawatt điện và được kỳ vọng là nhà máy thủy điện lớn nhất Châu Phi Tuy nhiên, dự án này đã chịu nhiều sự phản đối của các nước hạ nguồn sông Nile là Ai Cập và Sudan Vốn đĩ có sự phản đối như vậy là bởi vì sông Nile là nguồn cung cấp cho gần như toàn bộ nước cho Ai Cập Kế từ khi đập thủy điện Đại Phục Hưng được hình thành, lượng nước cung cấp cho mỗi người dân ở Ai Cập được cho là giảm đi một nửa ở năm 2016 so với năm 1970 Cu thé la hiện nay, mỗi người Ai Cập chỉ có 570 m° nước/năm, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế là 1000 m° Sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước như vậy khiến Ai Cập phải gánh chịu rất nhiều hậu quả như: mắt đi l.5 triệu triệu việc làm, thiệt hại hàng năm trong

sản xuất điện có thế sẽ lên tới 300 triệu USD, nông nghiệp sẽ bị thiét hai 1,4 ty USD,

và nhà nước sẽ buộc phải chị hơn 500 triệu USD dé nhap khâu lương thực, thực phẩm Vì lợi ích của quốc gia mình, Ai Cập đã đưa ra yêu cầu đối với Ethiopia rằng: nước này phải tích nước vào hồ thủy điện Đại Phục Hưng theo giai đoạn (trong vòng 10 tới 12 năm) và dưới sự kiểm soát của các nước láng giềng, và quan trọng nhất là việc tích nước chỉ được bắt đầu sau khi đạt được thỏa thuận về việc sử dụng nước sông Nile

Tuy nhiên, Ethiopia lai bac bo y kiến đó vì cho rằng yêu cầu của Ai Cập là đang xâm phạm chủ quyền quốc gia của Ethiopia Giới chức nước này cho rằng Addis Ababa rat cần điện trong tương lai gần và dự định sẽ tích nước đầy hỗ chứa trong 3 năm đề có thê phát điện sớm và khẳng định rằng: “Không thế lực nào có thể ngăn cản được kế hoạch xây đập Đại Phục Hưng” — Ngoại trưởng Ethiopia Gedu Andargachew

Đề giải quyết tranh chấp trên, các nhà lãnh đạo đã ngồi lại và đàm phán kí kết hòa giải giữa các bên Các nguyên tắc được ký kết bao gồm: Cùng nhau hợp tác, phát triển và hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế, cam kết không gây thiệt hại cho bất kỳ quốc gia nào, sử dụng nguồn nước công băng, hợp lý và phối hợp với nhau trong lần đầu tiên đưa nước vào tích trữ tại hỗ thủy điện và cùng nhau giám sát việc vận hành hàng năm của con đập này Ngoài nhu cầu về điện của Ethiopia thì việc điều phối nguồn nước về các quốc gia khác cũng không được cản trở

Dù đã ký cam kết thỏa thuận đàm phán, nhưng các quốc gia vẫn chưa thực sự đạt được điều mong muốn Căn bản là vì nguồn nước hiện nay đang ngày càng trở nên vô cùng khan hiếm khiến cho cung luôn nhỏ hơn cầu Vì vậy, các quốc gia luôn có lý đo để có thể mang lợi ích cho quốc gia của mình và tránh sự thiệt thòi ._ Thực tiễn về giải quyết tranh chấp tài nguyên nước xuyên biên giới

2.1 Thực tế về tranh chấp tài nguyên nước sông Mê Kông

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w