Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình con người khai thác, sử dụng hay tác động đ
Trang 1PGS.TS VŨ THỊ DUYÊN THỦY.
TS, NGUYEN VĂN PHƯƠNG
LUẬT MOI TRUONGDùng cho hệ dao tao cử nhân và cao học ngành Luật Môi trường
Trang 2TÌM HIỂU MÔN HỌC
LUẬT MÔI TRƯỜNG
(Dưới dạng Hỏi - Đáp)
Trang 4(Dùng cho hệ đào tạo cử nhân và cao học
ngành Luật Môi trường)
NHÀ XUẤT BAN ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
HÀ NỘI -2017
Trang 5MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I: LÝ THUYẾT
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
'Câu 1: Phân tích khái niệm “Môi trường dưới góc độ pháp lý”.
Câu 3: Phân tích khái niệm “suy thoái môi trường”.
Câu 4: Phân tích khái niệm “sự cố môi trường”
Câu 5: Luật Môi trường điều chỉnh những van đề chủ yếu nào?
Câu 6: Cho biết vai trò của pháp luật môi trườn,
trong bảo vệ môi trường và phát triển bên vững.
Câu 7: Cho biết các biện pháp cơ bản
để bảo dim thực thi pháp luật môi trường
Câu 8: Công cụ kinh tế có vai trò gì trong kinh doanh
và bảo vệ môi trường trong kinh doanh?
Câu 9: Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay.
1.2 QUY CHUAN KỸ THUẬT MOI TRƯỜNG VA QUAN LÝ
CHẤT THÁI
Câu 10: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là gì? Phân loại
quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Câu 11: Hãy cho biết các nguyên tác khi xây dựng quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
iêu chuẩn môi trường có gì khác với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường?
Cau 13: Hãy cho biết vai trò và ý nghĩa của quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
Câu 12:
17 19 19 19 20 21 2
2
25 31 33 a7
42 42
4
46 47
Trang 6Câu 14: Phân tích khái niệm “chất thải”.
Câu 15: Khái niệm “phế liệu” Hãy cho biết các điều kiện
để được phép nhập khẩu phế liệu theo quy định
của pháp lu hành.
Câu 16: Phân tích khái niệm “quản lý chất thải”
Câu 17: Phân tích khái niệm “pháp luật quản lý chất thải”
Câu 18: Khi tiến hành các hoạt động liên quan đến chat thai,
các tổ chức, cá nhân phải thực hiện những nghĩa vụ.
cơ bản nào?
Câu 19: Để cam kết và thực hiện cam kết về số lượng,
và chủng loại chất thải nguy hại phát sinh
trong quá trình hoạt động của cơ sở mình,
chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải làm gì?
Câu 20: Chủ vận chuyển chất thải nguy hại phải làm gì
để đâm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ
cộng đồng khi vận chuyển chất thải nguy hại?
Câu 21: Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải thực hiện
những hoạt động gì để phòng ngừa và giảm thiểu
nguy cơ ô nhiễm môi trường?
Câu 22: Theo quy định của pháp luật thì có những điều kiện nào.
để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại?
Câu 23: Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
trong hoạt động quản lý chất thải
Câu 24: Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại của Nhà nước
được quy định cho những cơ quan nào?
Câu 25: Chất thải rin sinh hoạt cần được phân loại
tại nguồn như thế nào?
Câu 26: Quy định về bảo vệ mdi trường trong quá trình
vận chuyển chat thi ăn thông thường,
được thực hiện như thế nào?
Câu 27: Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng
những yeu cầu về bảo vệ môi trường như thé nào?
Cho biết quy định về tên quyền xác nhận về đảm bảo.
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nay.
47
49 52 53
55
57
59
60 61 64
70
70
Trang 7g xử lý nước thải?
c kiểm soát 6 nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật được thực hiện ở nước ta hiện nay
như thế nào?
Câu 30: Các tổ chức, cá nhân phải làm gi dé bảo vệ
môi trường nơi công cộng?
Câu 31: Trinh bày các yêu cầu về bảo vệ môi trường
đối với hộ gia đình.
Câu 32: Việc ty quản về bảo vệ môi trường trong cộng đồng
dân cư được quy định như thé nao?
1.3 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ
TAC DONG MOI TRUONG
Câu 33: Phân tích khái niệm Đánh giá môi trường chiến
luge theo Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 34: Phân tích những lợi ích của đánh giá môi trường chiến
bền vững
Câu 36: Quá trình tổ chức thẳm định báo cáo DMC được thực
hiện như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức
thâm định báo cáo DMC?
Câu 37: Trách nhiệm của cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo
DMC sau khi được cơ quan có thâm quyền thẩm định
thông báo về kết quả thâm định báo cáo ĐMC
Câu 38: Phân tích khái niệm “Đánh giá tác động môi trường”
Câu 39: Cho biết mục dích, ý nghĩa của đánh giá
80 80 83 85
86
87 88
93
Trang 8Câu 41: Việc thẩm định báo cáo DTM được thực hiện
như thé nào?
‘Cau 42: Chủ thé nào có thẩm quyền thẩm định báo cáo DTM?
Câu 43: Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã,
đại diện cộng đông dân cư, tô chức chịu tác động trực tiếp
của dự án được thực hiện như thế nào?
Câu 44: Quá trình phê duyệt báo cáo DTM được thực hiện
như thé nào?
Câu 45: Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án
có trách nhiệm gì để đảm bảo những nội dung trong
báo cáo DTM được thực hiện nghiêm túc trên thực tế?
Câu 46: Một chuyên gia môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì
để trở thành thành viên Hội đồng thắm định Báo cáo
đánh giá tác động môi trường?
Câu 47: Chủ thé nào có trách nhiệm tổ chức thực hi
việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường?
Câu 48: So sánh hoạt động DMC và hoạt động DTM dựa trên
một số tiêu chí: chủ thé thực hiện, nội dung của báo cáo,
thấm định báo cáo, phê duyệt báo cáo
1.4 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ
CAC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 49: Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước và phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại
do nước gây ra cần đáp ứng những nguyên tắc nào
để đạt hiệu quả cao?
Câu 50: Cho biết những chính sách cơ bản của Nhà nước tà
về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tai nguyên nước
hiện nay.
Câu 51: Trong những trường hợp nào thì tổ chức, cá nhân đầu tư
dự án phải lay ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức,
cá nhân liên quan về việc khai thác, sử dụng,
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước?
95
9
98 100
102
104 105
Trang 9Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước.
gdm những loại nao? Ý nghĩa của việc quy định
về danh mục này
Cho biết các hành vi bị nghiêm cầm theo quy định pháp
luật hiện hành nhằm bảo vệ tài nguyên nước
Điều tra cơ bản tài nguyên nước là gì? Cơ quan
nhà nước nào có trách nhiệm thực hiện hoạt động này?
Quy hoạch tài nguyên nước là gì? Nguyên tắc
lập quy hoạch tài nguyên nước?
Cơ quan nào có trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch
tài nguyên nước? Tổ chức, cá nhân, cộng, đồng dân cư
có được biết các nội dung về quy hoạch tài nguyên nước
hay không?
57: Quy hoạch tai nguyên nước được điều chỉnh
trong những trường hợp nào? Cơ quan nào
có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch này?
Khi xây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước thì trách nhiệm
khắc phục sự có và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm,
cạn kiệt được thực hiện như thế nào?
Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì? Những nguồn nước
nào phải lập hành lang bảo vệ? Cơ quan nào
có trách nhiệm lập hành lang này?
Nguồn nước sinh hoạt là gì? Việc bảo vệ chất lượng nguồn
nước sinh hoạt được thực hiện như thé nào?
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh
phải bảo vệ chất lượng nguồn nước như thế nào?
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nước ngầm
(nước dưới đắt) như thé nào?
Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh có được tự do xả nước thải vào nguồn nước
hay không?
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?
Tổ chức, cá nhân được cấp giay phép xả nước thải
114 115 7 118
120
121
12
124 125 127 129
130
Trang 10vào nguồn nước có những quyền, nghĩa vụ gi
với loại giấy phép này?
"Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước có phải
thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm,
hiệu quả theo quy định của pháp luật hay không?
Sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả có được ưu đãi gì không?
: Nhà nước có chính sách gi dé phát triển khoa học,
công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả?
'Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tai nguyên nước có
những quyển, nghĩa vu gì?
: Các trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước
không phải xin phép? Tại sao pháp luật quy định
những trường hợp đớ?
Khai thác, sử dung tài nguyên nước cho sinh hoạt
được Nhà nước ưu tiên như thé nào?
: Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất
phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Việc xây dựng hỗ chứa, khai thác, sử dụng nước hồ
chứa phải đáp ứng những yêu cầu gì để bảo đảm
an toàn về môi trường?
Khai thác, sử dụng nguồn nước phải phòng,
chống xâm nhập mặn như thé nào?
Tổ chức, cá nhân khai thác tải nguyên nước có phải nộp
tiễn cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?
Chinh phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm
quản lý nhà nước vẻ tài nguyên nước như thế nào?
: Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước
của Ủy ban nhân dân các cấp
Các hoạt động nào trên lưu vực sông cần sự điều phối,
giám sát của cơ quan nhà nước?
Cho biết những hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ
và phát triển rừng
131
133 135 136
138 140 141
142 144 145 146 148 150 152
Trang 11Câu 78: Cơ quan nao có thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng?
Câu 79: Chủ rừng có được phép chuyển mục đích sử dụng rừng,
theo nhu cầu quản lý, sử dụng của mình hay không?
Câu 80: Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng trong trường
hợp nào? Cơ quan nào có thắm quyền giao rừng
trong trường hợp này?
Câu 81: Cộng đồng dan cư thôn được giao rừng có những quyển,
nghĩa vụ gì trong quản lý, khai thác rừng này?
Câu 82: Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân và của chủ rừng?
Câu 83: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ rừng
như thé nào?
Câu 84: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ
hệ sinh thái rừng, bảo vệ thực vật rừng,
động vật rừng như thế nào?
Câu 85: Các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ
phòng cháy, chữa cháy rừng như thế nào?
Câu 86: Cho biết nghĩa vụ phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
của chủ rừng.
Câu 87: Quá trình kinh doanh, vận chuyển, xuất nhập khẩu
thực vật, động vật rừng phải thực hiện những nghĩa vụ gì
để bảo vệ tài nguyên rừng?
Câu 88: Rừng phòng hộ là gì? Khai thác lâm sản
trong rừng phòng hộ được thực hiện như thế nào?
Câu 89: Rừng đặc dụng là gì? Khai thác lâm sản
trong rừng đặc dung được thực hiện như thé nào?
Câu 90: Nhà nước có chính sách gi để dn định đời sống dan cư
sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm
của khu rừng đặc dụng?
Câu 91: Động thực vật rừng nguy cấp, quý hiểm là gì?
Việc quản lý, bảo vệ động thực vật rừng quý hiểm
được thực hiện như thé nào?
153 155
157
158 159 160
163 164 165
166 167 169
170
171
11
Trang 12Câu 92: Rừng sản xuất là gì? Việc quản lý, khai thác rừng sản xuất
là rừng tự nhiên được thực hiện như thế nào?
Câu 93: Việc quản lý, khai thác rừng sản xuất là rừng trong
được thực hiện như thế nào?
Câu 94: Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng ho
có những quyền, nghĩa vụ gi trong quản lý
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng?
Cau 95: Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm
trong bảo vệ, phát triển rừng
Câu 96: Người vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triỂn rừng
bị xử lý như thế nào?
Câu 97: Để bảo vệ môi trường dat, cần kiểm soát các yếu tố
có nguy cơ gây 6 nhiễm tài nguyên này như thé nào?
Câu 98: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nghĩa vụ gì
trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất?
Câu 99: Những khu vực mà tài nguyên đất bị ô nhiễm hóa
chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác thì được
xử lý như thế nào để bảo vệ môi trường?
Câu 100: Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất? Hoạt động này được thực hiện với
những nội dung gì?
Câu 101: Khai thác khoáng sản là gì? Người dân và địa phương
nơi có khoáng sản được khai thác và được hưởng
những quyền lợi gì từ hoạt động này?
Câu 102: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gi
trong bảo vệ khoáng sản?
Câu 103: Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì
trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác?
Câu 104: Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là gì?
Té chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản có những quyền, nghĩa vụ gì?
179 181
182 183 185 186 187
189
191
192 193 194
196
Trang 13Câu 105: Những khu vực nào bị cắm hoạt động khoáng sản,
tạm thời cắm hoạt động khoáng sản?
Câu 106: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có phải lập
phương án cải tạo, phục hoi môi trường hay không?
Trường hợp nào phải lập phương án bộ sung?
‘Truong hợp nào không phải lập phương án này?
Câu 107: Khu vực có khoáng sin phân tán nhỏ lẻ là gi? Cơ quan nào,
có thắm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản ở khu
vực có khoáng sản phân tần nhỏ lẻ?
Câu 108: Hoạt động khoáng sản là gì? Tổ chức, cá nhân
thực hiện khoáng sản phải bảo vệ moi trường như thé nào?
Câu 109: Thăm đò khoáng sản là gi? Những tổ chức, cá nhân
nào có thể được hành nghề thăm đò khoáng sản?
Câu! 10: Giấy phép thăm dò khoáng sản là gì? Tổ chức, cá nhân
được cắp giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng,
những điều kiện gi?
Câu 111: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò
khoáng sản có những quyền và nghĩa vụ gì
trong hoạt động thăm dò khoáng sản?
Câu 112: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm do
khoáng sản có quyền chuyên nhượng quyền thăm đò
khoáng sản không? Nếu có thì phải đáp ứng những
điều kiện nào?
Câu 113: Giấy phép thăm dò khoáng sản có thé bị thu hồi hay
không? Nêu có thì trong trường hợp nào?
Câu 14: Tổ chức, cá nhân khi muốn được cấp Giấy phép
thăm đò khoáng sản cần chuẩn bị hồ sơ như thé nào?
Cau 15: Phê duyệt trữ lượng khoáng sản là gì? Cơ quan nào
có thắm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản? Ý nghĩa
của hoạt động này?
Câu 116: Khai thác khoáng sản là gì? Tổ chức, cá nhân nào
có thể được cắp giấy phép khai thác khoáng sản?
198
199
202 203 204
205
207
208 209 210
21 212
a3
Trang 14Câu 117: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có những quyền
và nghĩa vụ gi?
Câu 118: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải bảo dais
an toàn lao động, vệ sinh lao động như thé nào?
Câu 119: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
la gi? Có trường hợp nào khai thác khoáng sản loại này.
ma không phải có giấy phép khai thác khoáng sản không?
Câu 120: Việc chuyển nhượng quyển khai thác khoáng sản phải
đáp ứng những điều kiện gì?
Céu 121: Đấu giá quyển khai thác khoáng sản là gi? Những khu vực
nảo không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
'Câu 122: Uy ban nhân dân cắp huyện có thẩm quyền cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
Câu 123: Nhà nước Việt Nam có chính sách phát tr thủy sản
bền vững như thé nào?
.Câu 124: Những hành vi nào bị nghiêm cắm trong hoạt động,
thủy sản?
“Câu 125: Giấy phép khai thác thủy sản là gì? Điều kiện để được cắp
loại giấy phép này?
Cau 126: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
có những quyền và nghĩa vụ gi?
Câu 127: Việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản phải đáp
ứng yêu cầu gì nhằm bảo vệ thủy sản nói riêng, bảo vệ
môi trường nói chung?
Cau 128: Việc sử dụng thức ăn môi trồng thủy sản, thuốc, hóa
chất trong nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu gì?
‘Cau 129: Khu bảo tồn là gi? Khu bảo tồn được phân cấp thành
những loại nào?
Câu 130: Ban quản lý khu bảo tồn có quyền, nghĩa vụ gì?
Cau 131: Cơ sở bảo tồn đa dang sinh học là gì? Việc thảnh lập
cơ sở này được thực hiện như thé nào?
Câu 132: Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học có quyền, nghĩa vụ gi?
213 215
216 218 219 220 222 223 225 226
227 228
229 232 233 234
Trang 15Câu 133: Những hành vi nao bị nghiêm cắm nhằm bảo tồn
đa dang sinh học? 236 Câu 134: Loài ngoại lai xâm hai là gi?
ngoại lai xâm hại được thực 237
Câu 135: Tiếp cận nguồn gen là gi? Hợp đông tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích gồm những nội dung gì? 239'Câu 136: Giấy phép tiếp cận nguồn gen là gì? Việc chia sẻ
lợi ích từ tiếp cận nguồn gen được thực hiện như thế nào? 241
1.5 XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
'VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP MOI TRUONG 243
Câu 137: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
lagi 243 Câu 138: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý như thê nào? 244
Câu 139: Cho biết tranh chấp môi trường là gì? Nội dung
của tranh chấp môi trường 248
Câu 140: Tranh chap môi trường được giải quyết theo những,
phương thức nào? 249
Phần II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 250
A BÀI TẬP VỀ DANH GIÁ MOI TRƯỜNG 250
B BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ PHÁP LÝ
‘RONG LĨNH VỰC MOI TRƯỜNG 255
C BÀI TẬP VỀ XỬ LÝ VI PHAM PHÁP LUẬT MOI TRUONG
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP MOI TRƯỜNG 258
15
Trang 16LỜI NÓI ĐẦU
Luật Môi trường là một trong những môn học thuộc chuyên
ngành pháp luật kinh tế Đây là một môn học khá hấp dẫn, liên
quan trực tiếp đến các vấn đề về bảo vệ môi trường sống của từng
cá nhân cũng như của cả cộng đồng Với phạm vi rộng, nhiều nội
dung phong phú, môn học này giúp người học có thêm vốn kiến
thức da dạng về bảo vệ môi trường dưới góc độ pháp lý.
Với mong muốn giúp người học có thêm nguồn tài liệu để có
cách nhìn hệ thống và thống nhất về các quy định pháp luật môi
trường ở Việt Nam, tập thể tác giả đã dày công nghiên cứu vàtrân trọng giới thiệu đến độc giả cuốn sách: “Tìm hiểu môn học
Luật Môi trường (Dưới dạng Hỏi - Đáp)”.
Cuốn sách được kết cấu thành hai phần chính: Phần Lý thuyết
và Phần Bài tập Để tạo điều kiện cho độc giả có thể theo đõi một cách nhanh nhất những vấn đề mà mình quan tâm, trong phần lý
thuyết, các câu hỏi lý thuyết được thiết kế theo nhóm vấn đề Các
tình huống bài tập cũng được xây dựng theo từng đạng bài tập khác nhau Hy vọng, cuốn sách sẽ mở ra cơ hội để tìm hiểu cặn kế
và tiếp cận với những bình luận, những cách thức giải quyết các tình huống lý thuyết cũng như bài tập về những vấn đề nảy sinh
xung quanh các quy định pháp luật môi trường một cách hợp lý,
khoa học và hiệu quả.
Lần đầu tiên ra mắt bạn đọc, chắc chắn cuốn sách không thể
tránh khỏi thiếu sót Tập thể tác giả rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được
hoàn thiện hơn.
Tập thể tác giả
TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN
ire ĐẠI HOC LUẬT HÀ
Trang 17Phần I: LÝ THUYẾT
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Phân tích khái niệm “môi trường đưới góc độ pháp lý” Môi trường là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến
trong đời sống hằng ngày và được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau Theo nghĩa chung nhất, môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhi trong đó con người hay
vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh.
vật dy},
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vat chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật" Như vậy, để hiếu khái niệm môi trường dưới góc độ pháp
lý, có hai vấn đề cần phải làm rõ:
Một là, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu
tố vật chất nhân tạo Các yếu tố tự nhiên là các yếu tố được hìnhthành và phát triển theo những quy luật vốn có của tự nhiên(đất đai, rừng núi, sông hồ, biển ) Các yếu tố vật chất nhân tạo
là những yếu tố do con người tạo ra trong quá trình tồn tại và
phát triển của mình (các khu dân cư, các khu sản xuất, các loại
cơ sở hạ tầng )
ng Việt, Nxb Đà Nẵng 1997, tr 618.
19
Trang 18Hai là, các yếu tố của môi trường nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành “hệ thống” thống nhất và tác động qua lại với nhau Sự tác động của con người vào một yếu tố môi trường
có thể tạo ra những tác động tới các yếu tố môi trường khác
Ba là, có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của con người,
sinh vật Điều này được thể hiện ở chỗ, tất cả các yếu tố vật chất
nhân tạo mà con người tạo ra đều phải dựa trên các yếu tổ tựnhiên cụ thể, do con người tác động vào các yếu tố tự nhiên ấy
để thoả mãn các nhu cầu và điều kiện sống của mình Hơn nữa,
con người luôn phải sử dung các yếu tố tự nhiên (như hít thở không khí, uống nước từ tự nhiên) để tồn tại.
Câu 2: Phân tích khái niệm “ô nhiễm môi trường”
Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 giải thích:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêuchuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
Như vậy, theo cách giải thích thuật ngữ này, có ba tiêu chí để xác
định một thành phần môi trường bị ô nhiễm
Thứ nhất, Có sự biến đối của thành phần môi trường Đây là
sự thay đối những đặc tính lý hoá vốn có của thành phần môi trường đó Sự thay đổi này hiện nay chủ yếu do những tác động của coi, người tới môi trường, mà cơ bản là việc thải bỏ các chất
gây ô nhiễm môi trường qua quá trình thải bỏ chất thải từ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của con người.
Chẳng hạn như sự gia tăng nồng độ bụi, gia tăng nồng độ chì hay
sự suy giảm nồng độ oxy trong không khí
Thứ hai, Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường Sự thay đổi nêu trên không.phù hợp (hay nói cásh khác là vi phạm) những giới hạn, chuẩn
Trang 19mục đã được xác định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây dựng làm căn cứ dé
quản lý môi trường.
Thứ ba, Sự biến đối nêu trên gây ảnh hưởng xấu cho con
người và sinh vật Tiêu chí này cho thấy, chỉ khi nào những đặc
tính lý hoá vốn có của môi trường bị thay đổi không phù hợp vớiquy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuấn môi trường ma
gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ con người cũng như các sinh
vật sống khác thì khi ấy mới xảy ra tình trạng ô nhiễm môi
trường Điều đó có nghĩa, nếu trong môi trường không khí có sựgia tăng nồng độ bụi nhưng sự gia tăng đó chưa đến mức vi
phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường,
chưa gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người hay chất lượng
hoa màu thì thành phần môi trường không khí đó chưa bị xác
định là ô nhiễm
Câu 3: Phân tích khái niệm “suy thoái môi trường”
Khái niệm Suy thoái môi trường được giải thích tại Khoản 9Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường như sau: Suy thoái môi trường là
sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môitrường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật Theo
đó, cũng tương tự như đối với tình trạng ô nhiễm môi trường,một thành phần môi trường chỉ bị xác định là suy thoái khi thoả
mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, có sự suy giảm về số lượng và chất lượng Đây có
thế là sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng hoặc
sự suy giảm về số lượng sẽ dẫn đến sự suy giảm về chất lượng
Sự suy giảm này phần lớn là do con người khai thác quá mức các
giá trị của môi trường, làm mất hoặc giảm khả năng tự điều
chỉnh vốn có của nó,
21
Trang 20Thứ hai, sự suy giảm đó gây ảnh hưởng xấu cho con người
và sinh vật Như vậy, chỉ khi một thành phần môi trường bị suy
giảm về số lượng và chất lượng làm ảnh hưởng bất lợi cho cuộc sống của con người hay các sinh vật khác thì nó mới bị xác định
là suy thoái Chẳng han, do sự khai thác quá mức của con người,
diện tích rừng bị suy giảm kéo theo sự suy giảm về chất lượng.
Hệ quả của tình trạng này là các hiện tượng bão, lũ lụt hạn hán
xy ra nhiều hơn đo chức năng bảo vệ đất, bảo vệ nước của rừng
bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con
người Ngoài ra, do diện tích rừng bị suy giảm nên môi trường
sống của các loại động, thực vật rừng cũng bị thu hẹp, ảnhhưởng đến sự phát triển của chúng Khi tình trạng này xảy ra,
dưới góc độ pháp lý, rừng được xác định là thành phần môi
trường bị suy thoái.
Câu 4: Phân tích khái niệm “sự cố môi trường”.
Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường giải thích thuật ngữ sự cố môi trường như sau: Sự cố môi trường là sự cố xảy
ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của
tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng.
Theo khái niệm này, để xác định một hiện tượng là sự cố môi trường, cần vào căn cứ vào ba tiêu chí:
Tiêu chí thứ nhất: Sự cố môi trường là sự cố mà khi nó xảy
ra, con người thường ở thế bị động Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, con người đã
chủ động hơn trước các sự cố, đã có thé dự báo được trước,
nhưng các sự cố này luôn luôn xảy ra nằm ngoài mong muốn
của con người.
Trang 21Tiêu chí thứ hai: Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có thể từ hai nguyên nhân: từ các hoạt động của con người hoặc
từ những biến đối của tự nhiên Các sự cố môi trường xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người là các sự cố kỹ thuậtnhư: sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, sự cố sập hầm lò Còn các sự cố môi trường xảy ra do thiên nhiên thường là donhững biến đổi bất thường của thiên nhiên như: bão, lũ lụt, han
hán, sóng thần
Tiêu chí thứ ba: Hậu quả của sự cố môi trường là gây ô
nhiễm, suy thoái và biến đối môi trường nghiêm trọng Đây làtiêu chí cơ bản để phân biệt sự cố môi trường với các sự cố khác.Điều đó được hiểu là những tai biến, rủi ro có thé do thiên nhiên
hoặc do con người, nhưng nếu những rủi ro ấy không gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường thì sự cố đó không phải là sự cố
môi trường.
Câu 5: Luật Môi trường điều chỉnh những vấn đề chủyếu nào?
Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao
gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã
hội nảy sinh trong quá trình con người khai thác, sử dụng hay
tác động đến một hoặc một vài yếu tố khác nhau của môi trường,
trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh, nhằm bảo vệ
một cách hiệu quả môi trường sống của con người, Như vậy, hệ
thống pháp luật môi trường được xây dựng và thực hiện không.chỉ nhằm bảo đảm sự trong lành của môi trường, bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn ngăn ngừa, hạn chế những
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật môi trưởng, Nxb Công,
an nhân dân, Hà Nội, tr.37
23
Trang 22ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và môi trường từ các loại chất thải.
Để bảo vệ môi trường, hệ thống pháp luật môi trường trên thế giới nói chung và pháp luật môi trường Việt Nam nói riêng
đều điều chỉnh hai vấn đề chính Vấn đề thứ nhất là bảo tồn và
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (thường được
gọi là mảng xanh) Điều chỉnh vấn đề này, Nhà nước ban hành
các quy định pháp luật quy định quyền và trách nhiệm của các
chủ thé trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và pháttriển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinhhọc như: bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên khoángsản, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn thuỷ sinh Các quy địnhpháp luật về vấn đề này tập trung điều chỉnh những mối quan
hệ xã hội phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động phát triển, đồngthời gắn chặt trách nhiệm của họ với việc bảo tồn và sử dụng
hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích chung lâu dài về môi trường của
thiếu các chất gây ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, hạn chế đến
mức thấp nhất những tác động xấu cho môi trường do ảnh
hưởng của các loại chất thải Các quy định pháp luật về lĩnh vựcnày điều chỉnh các nội dung như: đánh giá tác động môi trường;
quan lý chất thải; bảo vệ môi trường trong các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất kinh doanh, dịch vu
Trang 23Câu 6: Cho biết vai trò của pháp luật môi trường trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thực tế đã chứng minh, pháp luật với tư cách là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh hưởng rất
mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội Sự tác động và ảnh hưởng đó
thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại đối
tượng và từng quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật Giống như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường cũng có vai trò quan trọng trong đời sống xã
Một là: Pháp luật môi trường là công cụ để thực hiện phòng
ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, góp
phần đảm bảo quyền được sống trong một môi trường trong
lành của con người.
Quyền được đảm bảo về chất lượng môi trường sống là một
trong những quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận
trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia trên thế
giới Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia
tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có ViệtNam đang
là một thách thức không nhỏ cho việc đảm bảo quyền cơ bản này
của con người,
Trong xã hội hiện đại, trước sức ép của sự phát triển kinh tế,
khi nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc đảm
bảo chất lượng môi trường sống cho con người lại càng trở nên quan trọng nhưng khó khăn hơn bao giờ hết Pháp luật môi
trường, với tư cách là công cụ quản lý giữ vai trò quan trọng
trong quá trình này Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:
~ Pháp luật môi trường quy định các quy tắc xử sự mà các
chủ thế phải thực hiện khi tiến hành những hoạt động có liênquan đến môi trường với các chế tài cần thiết đảm bảo cho việc
25
Trang 24thực hiện Khi tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên hay các hoạt động có sản sinh chấtthải, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo định hướng xử sự
trong các quy phạm pháp luật để phòng ngừa ô nhiễm, sự cố môitrường cũng như các biện pháp khắc phục, ứng phó với những
tình trạng xấu đó, đảm bảo an toàn sức khoẻ con người
- Pháp luật môi trường quy định cy thể về thiết chế thực thiquản lý môi trường bằng pháp luật, trong đó, chức năng nhiệm
vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được xáclập Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan này
sẽ giúp các hoạt động phòng ngừa 6 nhiễm môi trường trongquá trình con người khai thác, sử dụng hay tác động đến các yếu
tố của môi trường đạt được hiệu quả cao Nói cách khác, thông qua quy định về chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước
đối với môi trường, pháp luật môi trường đã đảm bảo việc
phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của con người
được thực hiện một cách có định hướng, có tố chức và triệt dé.Hai là: Pháp luật môi trường góp phần thúc đẩy nghiêncứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để bảo vệ môi
trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ sức khỏe
người lao động.
Trong quản lý môi trường, kỹ thuật công nghệ là yếu tố quan
trọng, giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Thông qua việc ứng dụng các
quy trình công nghệ tiên tiến, quy trình công nghệ sạch, quy
trình công nghệ ít chất thải, con người có thé loại bỏ được chất
gây 6 nhiễm, nguyên nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ nay
không đơn giản, đặc biệt trong điều kiện về trình độ công nghệ
Trang 25cũng như khả năng tài chính còn hạn chế như Việt Nam Giải quyết một phần khó khăn đó, không thé không kế đến vai trò của pháp luật môi trường Cụ thể như sau:
+ Pháp luật môi trường khuyến khích chủ nguồn thải nghiên
cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiếu chất thải, tiết
kiệm nguyên liệu, thông qua đó hạn chế bớt nhu cầu khai tháctài nguyên Một trong những nguyên tắc quản lý mà hệ thống
pháp luật này đưa ra là buộc mọi chủ thể có sản sinh chất thải phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu chúng đến mức tối đa.
Dé thực hiện được điều đó, các chủ nguồn thải phải tiến hành
nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất sao
cho tiêu tốn ít nguyên liệu nhất và đầu tư quy trình xử lý chất
thải phù hợp để thải ra môi trường lượng chất thải ở mức thấp
nhất Việc áp dụng các quy trình này không chỉ làm giảm lượng
và độ độc hại của chất thải, giảm lượng chất thải phát sinh mà còn gián tiếp bảo đảm độ trong lành cần thiết của môi trường
lao động cho người lao động tại cơ sở.
- Ngoài ra, pháp luật môi trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tố chức, cá nhân trong việc nghiên cứu và ứng dụng
kỹ thuật công nghệ tiên tiến để giảm thiếu chất thải và đảm bảo
an toàn môi trường khi tiến hành các hoạt động của mình Điềunày được thé hiện rõ qua việc cụ thể hoá các chính sách ưu đãicủa Nhà nước trong lĩnh vực này như chính sách ưu đãi về thuế,
về đất đai, hỗ trợ vốn Các chính sách này sẽ khuyến khích và
tạo động lực kinh tế cần thiết cho các tổ chức, cá nhân tìm hiếu,
ứng dụng các quy trình công nghệ sạch, thân thiện với môi
trường nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, xử lý chúngmột cách hiệu quả hoặc thay thế các nguyên liệu tự nhiên bằng
nguyên liệu nhân tạo để giảm nguy cơ làm suy thoái tài nguyên.
27
Trang 26Ba là: Pháp luật môi trường gắn kết các lợi ích kinh tế với lợi
ích xã hội và lợi ích môi trường, góp phần đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của đất nước
Lợi ích kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết
các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ Điều này càng trở nên
hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, khi mà tất cả
các hoạt động của nó đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị Chính vì thế, mục tiêu lợi nhuận có thể làm các nhà sản xuất bỏ qua những lợi ích chung của cả cộng đồng về môi trường, đặc
biệt trong điều kiện nhận thức về bảo vệ môi trường của đại bộphận dân chúng còn hạn chế như ở Việt Nam hiện nay Vì lợi ích
kinh tế, các nhà sản xuất có thể sẵn sàng khai thác triệt để các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc bỏ qua những chỉ phí cầnthiết cho việc giảm thiểu và xử lý chất thải từ quá trình hoạt
động để tiết kiệm kinh phí, dat mục tiêu lợi nhuận ở mức cao nhất Rõ ràng, trong trường hợp này, các lợi ích xã hội và lợi ích
môi trường đã bị xâm phạm và vì thế cần sự can thiệp thích hợpcủa Nhà nước để điều hòa các xung đột về lợi ích Pháp luật môitrường là công cụ quan trọng để thực hiện sự can thiệp đó
Thông qua các quy phạm pháp luật cụ thể, pháp luật môi
trường gắn kết lợi ích của các nhà sản xuất với lợi ích chung của
xã hội, của cộng đồng trong việc cùng sử dụng những giá trị của
môi trường Cân nhắc giữa những lợi ích kinh tế - xã hội mà các
hoạt động phát triển có thế đem lại với những tổn hại cho môitrường mà hoạt động đó có thé gây ra Chế định đánh giá tácđộng môi trường là một trong những chế định điển hình thế
hiện rõ điều đó Việc không cho thực hiện các dự án đầu tư nếu
chưa dự báo và xây dựng được các giải pháp khả thi để bảo vệmôi trường cho thấy, pháp luật môi trường không chấp nhậnquan điểm phát triển bằng mọi giá, bao gồm cả việc hy sinh
những giá trị môi trường.
Trang 27Không chỉ ràng buộc nghĩa vụ bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích môi trường của nhà sản xuất, pháp luật môi trường còn tạo nhưng điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện nghĩa vụ đó Những
khuyến khích kinh tế như miễn, giảm thuế hay những ưu đãi khi
thuê đất, những hỗ trợ tài chính cần thiết khi tái chế, tái sử dung
chất thải, thực hiện tốt việc giảm thiểu chất thải, đảm bảo chấtlượng môi trường sẽ làm cho các nhà sản xuất thấy rõ lợi íchthu được từ hoạt động này, thúc day họ tích cực hơn trong việc
đảm bảo các lợi ích xã hội, iyi ich indi trường.
Bốn là: Pháp luật môi trường góp phần thay đối và nâng caonhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước
mà phải được thực hiện bởi mỗi cá nhân Tuy nhiên, con người
chỉ có thể làm được điều đó khi có nhận thức đúng đắn về bảo vệ
môi trường Vì thế, trong bảo vệ môi trường, trình độ nhận thứccủa cộng đồng là yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định khôngnhỏ đến hiệu quả của hoạt động này Pháp luật môi trường,thông qua các định hướng xử sự và chế tài của mình đã góp
phần làm thay đối và nâng cao nhận thức của cộng đồng, nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở nước ta
- Pháp luật môi trường định hướng cho cộng đồng về cách
xử sự có lợi cho môi trường khi tiến hành các hoạt động khaithác, sử dụng các yếu tố của môi trường Sự định hướng này góp
phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường Thông qua các quy phạm pháp luật cụ thể, pháp luật môi
trường giúp các tổ chức, cá nhân hiểu và áp dụng những cách
thức phù hợp khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay
xử lý chất thải sao cho những tác hại của chúng được giảm thiểu
tốt nhất, an toàn nhất Các quy phạm này còn giúp con người
29
Trang 28nhận thức được mức độ nguy hại của chất thải và tự giác áp
dụng các biện pháp cần thiết đế hạn chế việc phát thải chúng
- Pháp luật môi trường góp phần làm thay đổi những thói quen cũ, gây hại cho môi trường của con người khi tiến hành các hoạt động của mình Pháp luật môi trường buộc con người không thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình Việc thực hiện những quy định này dần dần làm thay đổi những thói quen xấu
của con người đối với môi trường Chẳng hạn, nông dân Việt
Nam thường có thói quen thải bỏ bừa bãi vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng trên cánh đồng hoặc bờ sông Đây là nguy cơ
gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ảnh hưởngxấu đến chất lượng môi trường nông thôn và sức khoẻ con
người Tuy nhiên, thói quen này của người nông dân sẽ được
thay đối khi pháp luật môi trường quy định cy thé trách nhiệm của người làm phát sinh chất thải trong việc thu gom chúng cùng những chế tài nghiêm ngặt.
- Pháp luật môi trường nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khoẻ con người Những đòi hỏi ngày
một khắt khe về khía cạnh môi trường của sản phẩm do ngườitiêu dùng trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, nơi
người tiêu dùng được đánh giá là có nhận thức cao về bảo vệ
môi trường đặt ra trong thời gian qua là một minh chứng cho vai
trò này của pháp luật môi trường Những sản phẩm không thânthiện với môi trường, trong đó bao hàm cả khả năng gây nguyhại khi sản xuất và sử dụng nó sẽ dan bi tẩy chay, từ đó tao sức
ép cần thiết đối với các nhà sản xuất trong việc đảm bảo các yêu.cầu về môi trường trong quá trình sản xuất
Trang 29Câu 7: Cho biết các biện pháp cơ bản để bảo đảm thực thi pháp luật môi trường.
Mục đích cơ bản của pháp luật môi trường là phòng ngừa,
ngăn chặn và khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻcộng đồng Mục đích này chỉ đạt được khi pháp luật môi trường
được xây dựng kèm theo các biện pháp bảo đảm thực thi chúng trên thực tế Có thể kể đến một số biện pháp chủ yếu sau:
Một là, bảo đảm thực thi pháp luật môi trường bằng hệ
thống cơ quan nhà nước được tổ chức theo phương thức và
chuyên môn về môi trường trên phạm vi cả nước Cùng phối hợp
ớ ‘ai nguyên và Môi trường, các bộ chuyên ngành có trách
nhiệm thực hiện quản lý các vấn đề môi trường trong phạm vi ngành Còn ở địa phương, hoạt động quản lý môi trường được thực hiện bởi các Sở Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh), Phòng Tài nguyên và Môi trường (cấp huyện) và cán bộ tài nguyên và
môi trường (cấp xã) Bên cạnh đó, đảm bảo giám sát thực thi
pháp luật va xử lý hành vi vi phạm pháp luật, thiết chế thực thi
pháp luật môi trường còn bao gồm hoạt động của các cơ quan tư
pháp như Cảnh sát môi trường, Toà án nhân dân các cấp
Hai là, bảo đảm thực thi pháp luật môi trường bằng các biện
pháp kích thích kinh tế
31
Trang 30Đối với quản lý môi trường, các biện pháp kích thích kinth tế
tỏ ra khá hiệu quả trong nền kinh tế thị trường Trên cơ sở tác
động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của người gây ô nhiễm, việc: sử
dụng các công cụ này sẽ làm thay đối hành vi của họ theo hướng
có lợi cho môi trường, giảm thiểu nguy cơ gây 6 nhiễm môi
trường, Nói cách khác, thông qua việc kích thích lợi ích kinhn tế của các chủ thế trong quan hệ quản lý môi trường, việc sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo các chủ thể này thực thi pháp luật hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, việc luật hoá các công cụ kinh tế trong quảm lý
môi trường đã bắt đầu được triển khai áp dụng, tuy chưa nhiiều
Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định 19/2015/NĐ-CP
hướng dẫn chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường 2014 đã dành một số điều quy định về các biện pháp tài
chính liên quan đến lĩnh vực này bao gồm các quy định về ký
quỹ môi trường, phí bảo vệ môi trường, các biện pháp hỗ trợ
tài chính của Nhà nước (miễn, giảm thuế hay trợ giá đối với cácsản phẩm tái chế từ chất thải ) và các quy định của Luật Thuế
bảo vệ môi trường Các biện pháp này đã tạo ra động lực kinh
tế cần thiết, làm thay đổi hành vi của các chủ nguồn thải,
khuyến khích họ tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tiết kiệm
tài nguyên và giảm thiếu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình hoạt động.
Ba là: Bảo đảm thực thi pháp luật môi trường bằng các biện
pháp xử lý vi phạm pháp luật.
Đế đảm bảo thực thi pháp luật môi trường, việc áp dụng
đúng và hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật co ý
nghĩa quan trọng Các biện pháp này không chỉ nhằm giáo dục,
phòng ngừa, ngăn chặn việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Trang 31nà còn để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó đảm bic việc thực thi nghiêm túc các quy định pháp luật.
Các quốc gia khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm pháp lý,
núc sống và trình độ nhận thức của công dân mà quy định các
bện pháp xử lý vi phạm pháp luật môi trường không giốngmau Chẳng hạn, tại Singapore, lao động công ích là một trongrhững biện pháp được áp dụng để xử lý hành ví vi phạm hành
cính về bảo vệ môi trường Biện pháp này không được áp dụng
ti một số quốc gia khác như Việt Nam hay Nam Phi Hình phạt
tên được áp dụng để xử lý hành vi phạm tội về môi trường của
cic công ty (pháp nhân) tại Canada, nhưng loại hình phạt này
thìng được áp dụng ở Việt Nam hay Cộng hoà Liên bang Nga (ởcác quốc gia này, trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lýchi áp dụng đối với thế nhân) Ngoài các biện pháp trên, việctíng cường sự giám sát của cộng đồng, khuyến khích sự tham
da chủ động của các chuyên gia môi trường hay báo giới vào cuản lý môi trường cũng là những biện pháp đảm bảo thực thi
tháp luật môi trường cần được tính đến
(âu 8: Công cụ kinh tế có vai trò gì trong kinh doanh
và bảo vệ môi trường trong kinh doanh?
Trong điều kiện ngày càng phát triển của nền kinh tế thịtrường ở nước ta hiện nay, tăng cường sử dụng các công cụ kinh
tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo thực thi phápMật môi trường trong kinh doanh Các chủ nguồn thải chỉ giảmphát thải khi họ dy đoán được các chỉ phí cần phải trả thêm cho
việc kiểm soát ô nhiễm ít hơn các khoản tiền mà họ buộc phải
nộp nếu tiếp tục gây ô nhiễm Những khoản tiền này không chỉ
bao gồm tiền phạt mà còn có thể bao gồm cả phí ô nhiễm, các
khoản tiền bị ngân hàng từ chối cho vay vì lo ngại về trách nhiệm
33
Trang 32pháp lý, thậm chí là cả thái độ tẩy chay của cộng đồng do phải
chịu nan ô nhiễm và nguy cơ bị đóng cửa" Như vay, trong kinh
doanh và quản lý môi trường trong kinh doanh, sử dụng công cụ
kinh tế có thế đem lại những hiệu quả to lớn cho tổ chức, cá
nhân Cụ thể như sau:
- Công cụ kinh tế góp phần làm thay đổi hành vi của các chủ thể kinh doanh theo hướng có lợi cho môi trường Thông qua việc tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của các chủ thể có liên
quan mà chủ yếu là người gây ô nhiễm, các quy định về những
công cụ kinh tế sẽ làm thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợichơ môi trường Phần lớn các công cụ kinh tế đều giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường bằng cách tạo ra những động lực
khuyến khích người gây ô nhiễm thực hiện bảo vệ môi trườngtốt hơn Theo đó, những người gây ô nhiễm hoàn toàn có lý do
để giảm lượng chất thải mà họ thải ra chừng nào chỉ phí cho việc nay thấp hơn phí môi trường phải trả Xét về lâu dai, trong
nền kinh tế thị trường, những công cụ kinh tế còn có thé làm
được nhiều hơn những gì một tiêu chuẩn môi trường đòi hỏi.
Về vấn đề này, Frances Cairncross, biên tập viên môi trường Tạp chí The Econmist đã chứng minh: Nếu một công ty phải trả
phí cao cho mỗi pound chất thải nguy hại mà họ thải ra, họ sẽ
tìm cách sử dụng càng ít nguyên liệu độc hại càng tốt, đồng thời
tìm kiếm các quá trình mới hoàn toàn không sử dụng đến các
nguyên liệu độc hai.
- Công cụ kinh tế góp phần khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng những quy trình công nghệ
3 Nxb Chính trị Quốc gia (2001), Kinh tế chất thải trong phát triển bén vững, 'Nhb Hà Nội, tr.30.
* Frances Cairncross (2000), Lượng gid trái đất, Nxb Havard (Bản dịch của
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, Hà Nội), tr.139.
Trang 33phù hợplể giảm thiểu chất thải, qua đó tiết kiệm nguyên liệu, tiết kigmhi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh Vai trò
này của ông cụ kinh tế được thể hiện ở chỗ, nó khuyến khích
các chủ guồn thải nghiên cứu và ứng dụng những quy trình
công ngb phù hợp nhất với khả năng của ho dé giảm thiếu
lượng cht thải phát sinh Bởi lẽ, không phải chủ nguồn thải nào cũng có hả năng đồi dao về tài chính Các cơ sở công nghiệp
nhỏ và thu thủ công nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăntrong vấ đề này Vì thế, nếu Nhà nước quản lý theo phương,
cách méh lệnh hành chính, nghĩa là áp đặt một loại thiết bị công ngh nhất định mà cơ sở phải đầu tư để giảm thiểu chất thải thì c thé sẽ vượt quá khả năng tài chính cũng như trình độ công ngh của cơ sở đó Ngược lại, sử dụng công cụ kinh tế như
phí bảo è môi trường chẳng hạn, vấn đề được quan tâm là xảthải ở me thấp nhất các chất gây ô nhiễm để mức phí phải trả
là thấp nat, nên cơ sở sẽ tự tim tòi, nghiên cứu công nghệ phù
hợp nhấwới khả năng và điều kiện của chính họ Công cụ này
sẽ trở nê đặc biệt hiệu quả khi nó được thực hiện với các biện
pháp hỗ rợ tài chính của Nhà nước Thông qua quá trình tự
nghiên cu đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể đầu tư, sử
dụng đưc những quy trình sản xuất và quy trình xử lý chất
thải khôg quá đất mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra
Nói cáchchác, việc sử dụng công cụ kinh tế một cách hợp lý có
tác dụnghúc đấy các chủ thể gây ô nhiễm tự giác nghiên cứu,triển kha thay đối công nghệ và kỹ thuật của cơ sở mình theo.hướng cđợi và an toàn hon cho cho môi trường cũng như sức
khoẻ cộn đồng.
- Côn cụ kinh tế có thé tạo sự chủ động cho các cơ sở sản
xuất, kin! doanh trong quá trình hoạt động, cũng như chủ động,
ứng phóưới các sự cố môi trường có thể xảy ra Đồng nghĩa
35
Trang 34với việc không chủ động trong phòng ngừa và khắc phục kịp
thời những thiệt hại đối với môi trường do các sự cố kỹ thuật của cơ sở gây ra trong quá trình hoạt động là những khoản tiền
ký quỹ không nhỏ của họ sẽ bị mất di cùng với những khoản tiền
bồi thường thiệt hại phải trả có thể cũng rất lớn Vì thế, công cụkinh tế được sử dụng sẽ tạo cho các đối tượng này tự giác thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố, làm cho họ chủ
động hơn trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi cho môitrường khi sự cố xảy ra để đảm bảo lợi ích kinh tế của chính họ
- Sử dụng công cụ kinh tế có thé làm giảm bớt gánh nặngquản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường Với sức ép mà các vấn đề môi trường Việt Nam đang đặt
ra hiện nay, cùng với phương thức quản lý mệnh lệnh hành
chính là chủ yếu, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường luôn bị đặt trong tình trạng quá tải về công việc Song, nếu biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các công cụ kinh tế trong lĩnh vực này, sự quá tải đó sẽ được giảm bớt phần nào Thay vì việc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã đặt ra cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh, các công cụ kinh tế lại buộc các đối tượng này tự
nguyện thực hiện những hành vi có lợi cho môi trường theo định hướng xử sự tại các quy phạm pháp luật môi trường trong.
kinh doanh Bởi lẽ, lợi ích kinh tế của chính cơ sở đã bị gắn chặtvới những tốn hại về môi trường mà họ có thể gây ra Vì thé,không cần đến sự giám sát, kiếm tra thường xuyên và gắt gao
của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các cơ
sở này cũng đã tự nguyện tiến hành các biện pháp giảm thiếu
ô nhiễm hoặc để được giảm tiền phí bảo vệ môi trường phải
Trang 35nộp, hoặc để không mất đi khoản tiền ký quỹ hay cũng có thể
để bưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, đất đai, miễn, giảm
thuế của Nhà nước Khi đó gánh nặng quản lý của các cơ quan
nhà nước đã được giảm thiếu một cách đáng kế.
Câu 9: Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trườngtrong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý chuyên môr về môi trường, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Điều 141
Bảo vệ môi trường 2014 có quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực này như: Trình Chính
phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
phá› luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ
môi trường; Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi
trường theo quy định của Chính phủ; Chỉ đạo xây dựng, quản lý
hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản ly thống nhất sốliệu quan trắc môi trường
Ngày 04/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2013/NĐ-CP.
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định này thay thể các Nghị định của Chính phủ: số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm
2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường; số 19/2010/NĐ-CP ngày 05
tháng 3 năm 2010 sửa đối, bổ sung các điểm c, d, g, h và i Khoản 5Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường; số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8
năm 2010 sửa đối, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP
ay
Trang 36ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan đến
xây dựng pháp luật môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phải thực hiện các hoạt động quản lý đối với từng thành phần
môi trường chủ yếu sau:
Thứ nhất, chức năng quản lý chung về môi trường: Là cơ
quan đầu mối chuyên môn về quản lý môi trường trên phạm vi
cả nước, chức năng chủ yếu này của Bộ Tài nguyên và Môi
trường được quy định bao gồm:
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp
về bảo vệ môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường;
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có
thấm quyền ban hành chỉ thị, chỉ tiêu môi trường; lập báo cáomôi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường; hướngdẫn, kiểm tra việc thẩm định hoặc tố chức việc thấm định cácbáo cáo đánh giá môi trường thuộc thẩm quyền;
- Chỉ đạo và điều phối việc tổ chức điều tra, xác định khu
vực bị ô nhiễm môi trường; hướng dẫn việc xác định thiệt hại
và việc tổ chức khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất
lượng môi trường;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký, công nhận
cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; cấp giấy phép về môi trường;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng,ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các cơ chế, chính sách về tài chính liên quan đến bảo vệ
môi trường.
Trang 37Thứ hai, chức năng quản lý về đất đai: Dé quan lý loại tài nguyên có giá trị đặc biệt về kinh tế này, Bộ Tài nguyên và Môi
trường được quy định các chức năng chủ yếu sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, chươngtrình quốc gia, kế hoạch dài hạn về quản lý, sử dụng đất đai;
- Chủ trì lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các vùng và
cả nước; hướng dẫn và kiếm tra việc thực hiện sau khi được
phê duyệ
- Hướng dẫn, kiếm tra việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địachính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sửdụng đất; việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chi đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tố chức thực hiện việc
thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá đất;
Thứ ba, chức năng quản lý về tài nguyên nước: Trong quản lýtài nguyên nước, các chức năng chủ yếu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường được quy định là:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật, các cơ chế, chính sách chiến lược, quy hoạch về tài
nguyên nước;
- Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý và các biện
pháp sử dụng tài nguyên nước bảo đảm phát triển bền vững,
phục vụ đa mục tiêu và chủ động phòng, chống suy thoái, cạn
kiệt các nguồn nước;
- Quyết định việc phân loại, lập danh bạ nguồn nước; xâydựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;
39
Trang 38- Xây dựng, quản lý và khai thác mạng lưới quan trắc tài
nguyên nước; tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiếm
kê, đánh giá tài nguyên nước trong phạm ví cả nước; thông
báo tiềm năng nguồn nước để các ngành, các địa phương xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và
Tài nguyên và Môi trường (trên cơ sở sáp nhập Cục Địa chất và
Khoáng sản của Bộ Công nghiệp trước đây), chức năng quản lý
tài nguyên khoáng sản và địa chất được chuyển giao về cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
- Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơbản địa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước;
xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá; khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại;
= Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản;quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoángsản; tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm đò khoáng sản
theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thu
thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản;
~ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp phép
khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật;
Trang 39Thứ idm, chức năng quản lý về khí tượng, thuỷ văn và biếnđổi khí hầu: Thực hiện chức năng này, Bộ Tài nguyên và Môi
trường cr trách nhiệm:
- Chidao, tố chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và quy
hoạch phít triển mạng lưới khí tượng, thuỷ văn quốc gia; chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và chỉ đạo thực
hiện chiết lược tổng thể quốc gia về dự báo, cảnh báo thiên tai;
- Chidao và tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, dự
báo khí trợng, thủy văn; tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc khítượng, thủy văn; hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý, quản lý và khai
thác thôrg tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn;
~ Quy định việc đăng ký, cấp, thu hồi giấy phép về khí tượng,thuỷ văn cấp chứng thư xác nhận đối với dự án đầu tư phù hợp
với cơ chế phát triển sạch cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;hướng dẫn điều kiện nhập khấu, xuất khẩu các chất làm suygiảm tầng ô-zôn
Thứ sáu, chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển
và hải đảo:
+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược biến Việt Nam và các cơ chế, chính sách tổng hợp nhằm quản lý, khai
thác tài ngayén và bảo vệ môi trường biển và hải đảo bền vững
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thé, phânvùng biển; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dai hạn,
đề án, dự in về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biến,
nghiên cứa khoa học biến và đại dương;
- Chủ tri, phối hợp giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm
quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên biến
và hải đảo liên ngành, liên tỉnh;
41
Trang 40- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư khai thác, sử dụng và
tổ chức quản lý công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, khảo sát tài nguyên và môi trường biển.
1.2 QUY CHUAN KỸ THUẬT MOI TRƯỜNG VA QUAN LÝ
CHẤT THAI
Câu 10: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là gì? Phân loại
quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của
các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và
quần lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dang văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 5
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014) Đây là công cụ quan trọng
để thực kiểm soát ô nhiễm môi trường ‘ai nguyên va
Môi trường có trách nhiệm công bố, quy định lộ trình áp dụng,
hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây
dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất thảiphù hợp với đặc thù của địa phương mình Quy chuẩn kỹ thuậtđịa phương về chất thải phải nghiêm ngặt hơn quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất thải và áp dụng theo lộ trình, hệ số khu
vực, vùng, ngành tương ứng quy định trong quyết định ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ký hiệu là QCVN