1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thảo luận tuần 10 thủ tục xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật thủ tục giải quyết việc dân sự

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ Tục Xét Lại Bản Án, Quyết Định Đã Có Hiệu Lực Pháp Luật - Thủ Tục Giải Quyết Việc Dân Sự
Tác giả Nguyễn Tho Huy, Lé Anh Thu, Nguyễn Khoa Nhat Minh, Nguyên Thị Quỳnh Trang, Huynh Thuy Tién, Lé Hong Van, Hỗ Lê Phúc Thịnh, Nguyễn Hà Yến Nhi, Lê Thành Nhân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tiên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nhận định sai CSPL: Điều 331 BLTTDS Bởi vì theo Khoản I Điều 331 BLTTDS có quy định: “1, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao có thâm quyền khán

Trang 1

Khoa Các Chương trình đảo tạo đặc biệt Lớp Chất lượng cao Dân sự - Thương mại — Quốc tế 46 F

BAI TAP THAO LUAN TUAN 10

THU TUC XET LAI BAN AN, QUYET DINH DA CO HIEU LUC PHAP LUAT -

THU TUC GIAI QUYET VIEC DAN SU

Bộ môn: Luật Tổ tụng dân sự

Giảng viên: TS Nguyễn Văn Tiên

Lớp: CLC46F Nhóm: 06

Thành viên

STT Họ & Tên MSSV 1 Nguyễn Tho Huy 2153801015100 2 Lé Anh Thu 2153801014262 3 Nguyễn Khoa Nhất Minh 2153801015146 4 Nguyên Thị Quỳnh Trang 2153801012241 5 Huỳnh Thủy Tiên 2153801012199 6 Lê Hồng Văn 2153801014293 7 Hỗ Lê Phúc Thịnh 2153801012222 8 Nguyễn Hà Yến Nhi 2153801015187 9 Lê Thành Nhân 2153801015179

Trang 2

PHAN 1: NHAN ĐỊNH

Câu 1 Hội đồng xét xử tải thẩm có quyền hiy mét phan bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại

Nhận dinh SAT

CSPL: khoan 2 điều 356 BLTTDS năm 2015

Bởi vì: Hội đồng xét xử tái thâm chỉ có thâm quyền đề xét xử tái thẩm đổi với toàn bộ bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thâm mà hội đồng xét xử tái

thâmkhông có quyền huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án đã có

hiệu lựcpháp luật để xét xử lại theo thủ tục phúc thâm

Câu 2 Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao có quyền kháng nghị giám đốc thấm đối với tất ca các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Nhận định sai

CSPL: Điều 331 BLTTDS

Bởi vì theo Khoản I Điều 331 BLTTDS có quy định:

“1, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao có

thâm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm ban án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cân thiết, trừ quyết định giám đốc thâm của Hội động thâm phán Tòa án nhân dân tối cao ”

Như vậy, nếu quyết định giám đốc thâm của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tôi cao thì Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao không có quyền kháng nghị

Câu 3 Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc thấm

Nhận định: ĐỨNG CSPL: khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015

Bởi vì: căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án, quyết định

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm khi có một

trong những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết

khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyên, nghĩa vụ tô tụng của mình, dẫn đến quyên, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật

Trang 3

Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết địnhkhông đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của người thứ ba Câu 4 Tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phản quyết của trọng tài nước ngoài

Nhan dinh DUNG CSPL: Diéu 37 BLTTDS nam 2015

Bởi vì: thấm quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN thuéctham quyền của TAND cấp tỉnh Các yêu cầu này được quy định tại khoản 5 Điều

27, khoản3 Điều 29, khoản 4 Điều 32, và khoản 3,4 Điều 33 BLTTDS năm 2015

Câu 5 Phiên tòa xét xử giám đốc thấm bắt buộc phải có mặt dwong sw néu quyén va lợi ích hợp pháp của đương sự có liên quan đến việc kháng nghị

Nhận định SAI

CSPL: Điều 338 BLTTDS

Vì theo Khoản 2 Điều 338 BLTTDS có quy định:

“2 Trường hợp xét thấy cân thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại điện hợp

pháp, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia t6 tung khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thâm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa ”

Như vậy, nếu trong trường hợp này, đương sự có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị vẫn vắng mặt thì Phiên tòa xét xử giám đốc thâm vẫn diễn ra bình thường vì

thực chất xét về bản chất thì phiên tòa giám đốc thẩm chỉ là xét xử lại những gì đã xét xử

trước đó nên sự có mặt của đương sự trong thủ tục này không còn giữ vai trò quan trọng nhật

Trả lời câu hoi sau: Phin tích các đặc trưng của việc dân sự: Bản chất của việc dân sự là những vấn đề không có tranh chấp liên quan đến các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động do các chủ thể là cá nhân, cơ quan, tô chức yêu cầu Tòa án có thâm quyền xem xét giải quyết nhằm đề công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền hợp pháp làm căn cứ cho việc phat sinh, thay đôi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hoặc làm cơ sở cho việc hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp Do

đó việc dân sự được phân biệt với vụ án dân sự dựa trên những đặc trưng cơ bản như

Trang 4

Căn cứ để Tòa án thực hiện việc thụ lý làm phát sinh viejc dân sự không xuất phát từ hành vi khởi kiện mà từ hành vi gửi đơn yêu cầu Người gửi đơn có thê là cá nhân, cơ quan, tô chức Hơn nữa người nộp đơn người nộp đơn không phải nộp

tiền tạm ứng án phí, tiền án phí mà nộp tạm ứng lệ phí, tiền lệ phí theo từng loại

việc dân sự cụ thê Về thành phần đương sự - việc dân sự không có nguyên đơn và bị đơn và thay vào đó là người yêu cầu và người liên quan Điều này xuất phát từ bản chất của việc dân sự là không chứa đựng các yêu tố kiện tụng, tranh chấp nên không tạo ra hai

bên đối kháng về lợi ích như vụ án dân sự

Quá trình giải quyết việc dân sự có một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không được áp dụng như: nguyên tắc hòa giải (trừ trường hợp giải quyết yêu

cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiễn hành hòa giải theo quy

định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trong giải quyết việc dân sự, Tòa án chỉ mở phiên họp giải quyết việc dân sự mà không mở phiên Tòa Kết quả của việc dân sự được tuyên bằng quyết định không

được tuyên bằng bản án như trong các vụ án dân sự

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong bản án dân sự

đơn mà chỉ có người yêu câu Tòa án giải quyết, từ yêu câu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ

Hình thức giải quyết của chủ thể

Yêu câu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự

Cách thức giải quyềt của Tòa án Xác minh, ra quyết định, tuyên bồ theo yêu cầu của cá nhân, tổ

chức

Trang 5

quyết sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu câu liên

quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tranh

chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại) theo

khoản 2 Điều 31 của BLTTDS 2015

Đương sự Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Ngắn hơn so với kháng cáo, kháng nghị bản án

Phí, lệ phí Lệ phí cố định (được quy định cụ thê tại Nghị quyết

326/2016/NQ-HDTP)

Kết quả giải quyết Tuyên bằng quyết định

Ví dụ

- Yêu cầu tuyên bố một người đã mắt tích; - Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; - Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam;

- Yêu cầu một người mat năng lực hành vi dân sự

Trang 6

PHAN 2: BAI TAP

Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án vào năm 2019, bà L trình bày:

Bà L là con gái của ông Nông Văn T và bà Nguyễn Thi D, ba sinh ra va lon L1n chung sông với bố mẹ tại t6 1A, phường Ð, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn Từ năm 2012 bà thoát ly làm giáo viên công tác tại tỉnh Bình Phước cho đến nay Khi còn ở với bố mẹ,

toàn thể gia đình bà có một mánh đất đã được UBND thị xã B cấp GCNQSDD 36

H03258, ngày 06/3/2007, mang tên chủ hộ Nông Văn T và bà Nguyễn Thị D Ngày

23/12/2010 bố mẹ bà là ông T và bà Ð đã tự ý đem mảnh đất này thế chấp để bảo lãnh

cho Công ty H của bà Nông Thị V vay tiền tại Ngân hàng C Việt Nam chỉ nhánh tinh Bắc

Kạn, nhưng các con là những thành viên trong gia đình không hè biết Ngày 17/3/2015 bố bà là ông Nông Văn T qua đời không để lại di chúc Tại thời điểm mở thừa kế theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 người gồm: vợ ông T là bà Nguyễn Thị Ð và các con đẻ gồm Nông Văn D, Nông Thị LI, Nông Thị L Theo quy

định của pháp luật thì phải chia di sản thừa kế làm 4 phần cho hàng thừa kế thứ nhất, nhưng mẹ bà là bà Nguyễn Thị Ð một phần thiếu hiệu biết, một phần do Ngân hang C

Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông Nông Văn T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ có bà Ð, ông D và bà LI Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được Phòng Công chứng số | tinh

Bắc Kạn ký chứng nhận khi không có mặt bà L Khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di

san tại Phòng công chứng số I tỉnh Bắc Kạn, mẹ của bà có nói còn có con đẻ là Nông Thị L nhưng Phòng công chứng trả lời là bà L không có tên trong sô hộ khẩu của gia đình nên không cần có mặt

Theo nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì ông D và bà LI nhất trí tặng cho phần di sản của mình được hưởng cho bà Nguyễn Thị Ð Sau đó bà Ð làm thủ

tục đứng tên mảnh đất do bố của bà L là ông Nông Văn T để lại Ngày 03/10/2017 ba

Nguyễn Thị Ð đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Sau đó bà Ð lại ký hợp

đồng thế chấp với Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đề đảm bảo khoản vay

của Công ty TNHH Hoàng Tiền

Trang 7

Nay bà L thấy việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số I tỉnh Bắc Kạn như vậy là thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia di sản lại thiểu người

thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà L Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp

pháp của bà L Do vậy, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyên số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tai Phong

Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu

Câu hỏi: 1 Xác định quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L?

Quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu Yêu cầu này thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 6

Điều 27 BLTTDS 2015

2 Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thâm quyền giải quyết yêu cầu của bà L?

Tư cách đương sự: (đoạn 2 khoản I, khoản 5, khoản 6 Điều 68 BLTTDS năm 2015)

+ Người yêu câu giải quyết vụ việc dân sự: bà Nông Thị L (bà là người yêu cau); + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn; bà Nguyễn Thị Ð, Nông Văn D, Nông Thị LI, Ngân hàng C Việt Nam chỉ nhánh tính Bắc

Kan

Tòa án có thẩm quyên giải quyết: Thứ nhất, thâm quyền theo vụ việc: Quan hệ pháp luật cần giải quyết là '“Yêu cầu tuyên

bồ văn bản công chứng vô hiệu.” được quy định tại khoản 6 Điều 27 BLTTDS năm 2015

Vậy nên Tòa dân sự có thâm quyền giải quyết yêu cầu này;Thứ hai, thâm quyền của Tòa án theo cấp: BLTTDS năm 2015 quy định yêu cầu trên thuộc thâm quyền của TAND cấp

huyện (điểm a khoản 2 Điều 35 BLTTDS).Thứ ba, thấm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 39 thì Tòa án nơi tô chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thâm quyền giải quyết yêu cầu này; Do đó Tòa án nhân dân nơi có trụ sở của Phòng công chứng số l tỉnh Bắc Kạn (thành phô Bắc Kạn) có thẩm quyên giải quyết.Từ các căn cứ trên nhóm xác định Tòa án có thâm quyền giải quyết tranh chấp là: Tòa án nhân dân Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Trang 8

PHAN 3: PHAN TICH AN

1 Xác định chủ thể và nội dung kháng nghị trong Quyết định nêu trên

Chủ thể kháng nghị Giám đốc thâm: Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố H

Nội dung kháng nghị:

- Đề nghị hủy toàn bộ quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm Quyết định đình chỉ xét xử

phúc thấm vụ án dân sự số 885/2013/QĐ-PT ngày 17/7/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H và hủy Bản án dân sự sơ thâm số 35/2012/DS-ST ngày 31-7-2012 của Tòa án nhân

dân huyện B - Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp sơ thâm giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật

2 Hội đồng xét xử giảm đốc thấm xử lý như thế nào đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thắm? Nhận xét về quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thấm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xé

Đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án dân sự số 885/2013/QĐ-PT ngày 17- 7-2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H: Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn là ông Tô Tấn T và bà Trần Thị Hữu P đã được triệu tập hợp lệ đếm lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thâm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án là đúng với quy định tại Điều 266 Bộ luật Tổ tụng dân

sự năm 2004, đã được sửa đổi, bố sung một số điều năm 2011 Do cấp phúc thâm đình

chỉ xét xử phúc thâm vụ án dân sự nêu trên và Vì vậy, cần hủy quyết định đình chỉ xét xử

phúc thấm vụ án dân sự nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm đề xét xử sơ thâm lại theo

đúng quy định của pháp luật Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án dân sự số 885/2013/QĐ-PT ngày 17/7/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H

Về nhận xét quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thâm:

Hướng đồng ý:

Ông Tô Tấn T và bà Trần Thị Hữu P đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà van

vắng mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo Đây là lập luận phù hợp với quy

định pháp luật

Cụ thể ở điểm 3 Điều 296 BLTTDS 2015 quy định rất rõ ràng về việc người kháng cáo không tham gia phiên tòa mà không có lý do chính đắng hoặc không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì được coi như đã từ bỏ quyền kháng cáo của đương sự Như vậy, khi pháp

Trang 9

luật đã quy định minh thị thì Tóa án cấp giám đốc thâm hoàn toàn có căn cứ để đưa ra quyết định của mình

Hướng không đồng ý:

Tại khoản 3 Điều 296 BLTTDS 2015 quy định trường hợp đặc biệt mà bị đơn trong vụ án

có thể gặp phải trong thời gian phiên tòa phúc thấm diễn ra Đó chính là “Trường hợp

người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải

hoãn phiên tòa” Bị đơn hoàn toàn có khả năng gặp phải sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thê thông báo kịp, vì vậy Tòa án cấp cao cần phải có chứng

cứ xác thực, làm rõ liệu bị đơn có bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố trên khi tham gia t6 tung

tại phiên phúc thấm hay không thì mới có thê ra quyết định hủy xét xử phúc thấm vụ án trên

Ngoài ra, trong cùng cơ sở pháp lý nêu trên cũng có quy định: “Trong phần quyết định

của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thấm đối với phần kháng cáo của người kháng

cáo vắng mặt đó” Như vậy, chỉ có phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt mới bị đình chỉ, còn các phần khác của quyết định phúc thấm vẫn phải được giữ nguyên và thi hành Tòa án cấp cao yêu cầu đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án dân sự nêu trên là trái quy định của pháp luật

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản ản xoay quanh vẫn đề pháp lý đủ

Vấn đề pháp lý: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể :hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng giả, che giấu cho hợp đồng vay tài sản

Tóm tắt: Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H

Bị đơn: Ông Tô Tấn T; Bà Trần Thị Hữu P

Người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan: - Ông Nguyễn Trung Dũng ( Người đại diện theo uỷ quyền của bà H) Ông Ngô Đình Trấn ( Luật sư - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên don) Ông Huỳnh Phước HI

Bà Nguyễn Thị N

Ông Trần Thanh Ð Người làm chứng: Ông Nguyễn Văn Thông Trương Chân H2; Ông Tô Thanh B

Trang 10

Ngày 16-11-2004, Bà H và ông T, Bà P ký hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất

để chuyên nhượng phan dat đai tại tờ bản đồ số 8 với giá chuyển nhượng là 80.000.000

đồng Khi ký hợp đồng, bà H đặt cọc 60.000.000 đồng cho vợ chồng ông T, bà P và hẹn nhau ngày chậm nhất cùng đến cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất nốt việc chuyên

nhượng vào ngày 16-2-2005, đồng thời trả nốt số tiền còn lại là 20.000.000 đồng Ngày

16-7-2005, hai bên lập phụ lục hợp đồng, bà H đã trả trước cho vợ chồng ông 29.280.000

đồng Tại Biên bản đối chất ngày 12-4-2012, bà H xác nhận hợp đồng giữa bà và ông T

thực sự là hợp đồng vay tiền chứ không phải là hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng

dat theo Bán tự khai ngày 14-02-2012 và Biên bản lay lời khai ngày 12-12-2011 của bà N

(vợ của ông Huỳnh Phước HI);Giấy mượn tiền ngày 08-11-2005 của ông HI ( đại điện ông B) có mượn ông T số tiền 60.000.000 đồng và ông T đã lấy giấy chứng nhận số

1787/QSDD/Tan Quy Tay thé chap cho ba H sau đó nhận thêm 29.280.000 đồng Những

căn cử trên xác nhận việc ông HI có mượn tiền của ông T, bà P và ông T không có mua

bán đất với bà H mà thực chất là việc cho vay lấy lãi Tại Biên bản phiên tòa ngày 24-7-

2012, bà H thừa nhận số tiền 29.280.000 đồng là tiền lãi do ông T bà P thỏa thuận với bà

H do chậm thực hiện hợp đồng Tuy nhiên tại Phụ lục hợp đồng chuyên nhượng quyền sử

dụng đất ngày 16-7-2005 lại thể hiện bà H trả thêm cho ông T, bà P số tiền là 29.280.000 đồng Theo Giấy mượn tiền ngày 08-11-2005, ông HI mượn ông T 60.000.000 triệu

đồng, số tiền này ông T lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp cho bà H Ngày

16-7-2005, ông HI có nhận thêm 29.280.000 đồng Như vậy, hợp đồng chuyên nhượng

quyền sử dụng đất giữa bà H và vợ chồng ông T, bà P là hợp đồng giả cách đề che giấu hợp đồng vay tài sản, nên hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w