1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về pháp luật công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại việt nam từ đó, liên hệ với các quy định của pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về pháp luật công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam từ đó, liên hệ với các quy định của pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế
Tác giả Nguyễn Thị Sương
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Quốc Chiến
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 374,56 KB

Nội dung

Từ đó, liên hệ và so sánh với các quy định pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trong việc công nhận và cho thi hành các bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

nước ngoài, điều ước quốc tế”.

Họ và tên: Nguyễn Thị Sương

Trang 2

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

N ỘI DUNG 4

I M ỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH B ẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ NƯỚC 4

1 Một số vấn đề chung về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 4

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 4

a Khái ni ệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 4

b Khái ni ệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 6

1.2 Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 7

2 Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 9

2.1 Cơ sở lý luận của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 9

2.2 Cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 11

2.3 Điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 14

a V ề điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 14

b V ề trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 15

3 Các quy định của pháp luật nước ngoài, các điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 17

3.1 Kinh nghiệm của Pháp 17

3.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 19

3.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản 19

II TH ỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM V Ề CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI 20

III HOÀN THI ỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VI ỆT NAM BÁN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI 21 K ẾT LUẬN 24

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ giữa các thương nhân trong và ngoài nước Việc các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của Việt Nam có quan hệ kinh doanh, thương mại với các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của nước ngoài đang dần trở thành những quan hệ phổ biến và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú Đi cùng sự đa dạng, phong phú của các quan hệ trong kinh doanh thương mại thì các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng phát sinh ngày càng muôn màu, muôn vẻ với số lượng lớn Chính vì vậy, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều đòi hỏi phải có cơ chế hữu hiệu về mặt pháp lý

và những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Có thể thấy, việc ban hành các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân Đồng thời, bảo đảm trình tự và thủ tục

tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực

hiện quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong hoạt động tố tụng dân sự Qua nhiều năm thi hành, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bán án, quyết định của tòa án nước ngoài đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng nên có nhiều cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; có quy định chưa thật sự phù hợp với cam kết quốc

Vì thế, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về pháp luật công nhận và thi hành bản án, quyết

định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam Từ đó, liên hệ với các quy định của pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế (đặc biệt Công ước La Hay năm 2019 về công

nh ận và thi hành bản án trong lĩnh vực dân sự và thương mại)”

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 M ục đích

Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các nội dung, các quy định của pháp luật Việt Nam

về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Trên cơ

sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và xemxets thực trạng vận dụng, thực tiễn pháp luật trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam Từ đó, liên hệ và so sánh với các quy định pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trong việc công nhận và cho thi hành các bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự thương mại để rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính đóng góp, hoàn thiện hành lang pháp lý quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.2 Nhiệm vụ

Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

- Những vấn đề lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tương trợ tư pháp 2007, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Công ước Lay Hay 2019maf trọng tâm là các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

- Đánh giá thực trạng pháp luật, việc thực hiện pháp luật Việt Nam, xác định những bất cập, hạn chế, khó khăn trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân

sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

- Nghiên cứu nội dung các điều ước quốc tế tiêu biểu, pháp luật nước ngoài điển hình liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài làm cơ sở cho việc đánh giá pháp luật Việt Nam

- Đề xuất phương hướng, các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu đề tài qua các kênh thông tin như sách, giáo trình, báo cáo chuyên đề, trang điện tử,…

Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng làm công cụ xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tại

Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Từ kết quả đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn đối với hệ thống pháp luật công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên các quy phạm pháp luật Việt Nam trong Bộ luật tố

tụng dân sự 2015 và của một số nước trên thế giới, các điều ước quốc tế và thực tiễn của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự, thương mại, các mối quan hệ trong hoạt động

Trang 5

công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Ph ạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về công nhận và cho thi

hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

và các văn bản pháp lý bao gồm các luật, nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị,… có liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

5 Ý nghĩa đề tài

Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Đồng thời, phân tích kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn

đề này Từ đó, góp phần xây dựng luận cứ khoa học nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế

Trang 6

N ỘI DUNG

I M ỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH B ẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1 M ột số vấn đề chung về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân

s ự của tòa án nước ngoài

1.1 Khái ni ệm, ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân s ự của tòa án nước ngoài

a Khái ni ệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Trong Tư pháp quốc tế, xuất phát từ nguyên tắc “tôn trọng chủ quyền quốc gia” và nguyên tắc “quyền tài phán lãnh thổ” mà bản án, quyết định của tòa án một quốc gia luôn được coi là bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại một quốc gia khác Về mặt lý luận, khái niệm này gồm hai yếu tố cấu thành là “Tòa án nước ngoài và “bản án, quyết định dân sự”

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có các Hiệp định TTTP1 mà Việt Nam ký kết với các nước là có quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự (BA-QĐDS) của TANN Xem xét nội dung của các hiệp định, chúng ta thấy nội hàm khái niệm phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài rất khác nhau ở từng hiệp định cụ thể:

Theo Điều 51, Điều 52 Hiệp định TTTP giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam và Liên bang Nga năm 1999, thì bản án, quyết định của TANN gồm hai loại: quyết định về các vụ kiện không mang tính chất tài sản; và quyết định về các vụ kiện

mang tính chất tài sản Quyết định về các vụ kiện không mang tính chất tài sản bao gồm:

“1 Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về các vụ kiện dân sự không mang tính chất tài sản do Toà án của bên ký kết này tuyên được công nhận trên lãnh thổ của bên

ký kết kia…; 2 Quyết định về những vụ kiện hôn nhân, gia đình không mang tính chất tài sản của các cơ quan khác, không phải là Toà án”.Còn quyết định về các vụ kiện mang tính chất tài sản bao gồm: “Bản án, quyết định của Toà án về các vụ kiện dân sự; Phần bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra trong bản án, quyết định hình sự của Toà án; Thoả thuận của các đương sự tại phiên toà về giải quyết vụ kiện dân sự mang tính chất tài sản được Toà án công nhận và văn bản công chứng có hiệu lực thi hành theo pháp luật của Bên ký kết nơi được công chứng”

Hiệp định TTTP giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Mông

Cổ năm 2000 cũng có cách định nghĩa về bản án, quyết định của TANN tương tự với

1 Hiệp định Tương trợ tư pháp

Trang 7

Hiệp định TTTP giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga năm 1999 Theo

đó, BA-QĐDS của TANN gồm hai loại: quyết định về các vấn đề không mang tính chất tài sản; quyết định về các vấn đề mang tính chất tài sản Quyết định về các vấn đề không mang tính chất tài sản bao gồm: “Các quyết định đã có hiệu lực về các vấn đề dân sự

(bao gồm cả lao động) và gia đình không mang tính chất tài sản do cơ quan tư pháp, cơ quan hộ tịch, cũng như cơ quan giám hộ và trợ tá của Bên ký kết này đã ra” Quyết định

về các vấn đề mang tính chất tài sản bao gồm: “Các quyết định của Tòa án về các vấn

đề dân sự (bao gồm cả lao động) và gia đình mang tính chất tài sản; Các thoả thuận hoà giải do Toà án công nhận; Các quyết định về bồi thường thiệt hại trong các bản án hình sự”

Các Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Cuba năm 1984, Hungary năm 1985, Bungary năm 1986… đều có các quy định tương tự2

Khi xem xét một bản án, quyết định của nước ngoài có phải là bản, quyết định “dân sự” hay không để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam Theo quy định tại Điều 1 BLTTDS 2015 thì vụ việc dân sự bao

gồm vụ án dân sự và việc dân sự trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 1 BLTTDS 2015 nhưng có thêm yếu tố nước ngoài Các quy định trên cho thấy nội dung điềuchỉnh của BLTTDS 2015 đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh từ quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Theo Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau:

“1 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành

2 2

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207928&fbclid=IwAR2TQieJNZ-lwF0a3Quy8PXfMxLrdyRNsUAFPlJvuS6RYTPsSPfgor1mZOs

Trang 8

viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;

c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành”

Pháp luật Liên bang Nga quy định về phán quyết của tòa án nước ngoài tại Điều 409 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga như sau:

“1 Bản án, quyết định của tòa án nước ngoài bao gồm cả quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được công nhận và cho thi hành tại Liên bang Nga trong trường hợp hiệp định quốc tế của Liên bang Nga có quy định

2 Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự về vụ việc dân sự, trừ tranh chấp kinh tế và những vụ việc khác liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác và phần quyết định trong bản án kết tội về bồi thường thiệt hại gây ra do hành vi phạm tội”.

Tóm lại, từ những cơ sở lý luận đã phân tích có thể hiểu: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự không được tuyên bởi Tòa án của nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành Đối với Việt Nam, bản án và

quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự được tuyên bởi Tòa án nước ngoài Do đó, Bản án và quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là kết quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức tư pháp do cơ quan tư pháp nước ngoài thực hiện đối với một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

b Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Theo Từ điển Luật học, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định dân sự về hình sự,hành chính của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định

Có thể hiểu, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân

sự của Tòa án nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước mình và đảm bảo cưỡng chế thi hành trên thực tế tại lãnh thổ nước đã công nhận

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là hai vấn đề khác nhau, song trên thực tế chúng thường được sử dụng cùng nhau hoặc có thể được tách riêng nhưng vẫn có ý nghĩa thực tiễn Trên thực tế, có trường hợp một bản

án, quyết định dân sự của tòa án có nhu cầu cần được công nhận và thi hành nhưng cũng

Trang 9

có trường hợp bản án, quyết định chỉ có nhu cầu công nhận tại nước ngoài Một phán quyết dân sự của tòa án muốn được thi hành ở nước ngoài, thì bắt buộc phán quyết đó phải được công nhận, tức là phải làm cho nó phát sinh giá trị hiệu lực quốc tế sau đó mới có phát sinh hiệu lực thi hành

Trên cơ sở định nghĩa trên có thể thấy công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:

Th ứ nhất, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước

ngoài chỉ được đặt ra sau khi bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật Trừ một số trường hợp đặc biệt, bản án và quyết định dân sự cần phải thi hành ngay mới được xem xét cho thi hành khi bản án và quyết định dân sự chưa có hiệu lực

Th ứ hai, để bản án và quyết định có hiệu lực tại một quốc gia khác thì nó phải tuân

theo pháp luật quốc gia, nơi bản án, quyết định đó được yêu cầu Bản án và quyết định chỉ được xem xét công nhận và cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện trong Điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia.thứ ba, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không chỉ đặt ra khi bên phải thi hành

bản án, quyết định đó không tự nguyện thi hành mà trong cả những trường hợp có yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó

Th ứ ba, việc áp dụng pháp luật tố tụng nơi bản án, quyết định cần được công nhận

và cho thi hành theo hướng không được đặt ra các điều kiện nặng hơn hoặc các chi phí cao hơn với việc thi hành bản án, quyết định trong nước Các quy định này tể hiện nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia với nhau

Thứ năm, bản án và quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu được công nhận

và thi hành tại một quốc gia nào đó thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia đó

1.2 Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa

án nước ngoài

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nhằm bảo đảm khả năng thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thi hành bản án, quyết định dân sự đó cũng như bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người thi hành bản án, quyết định dân đó cũng như tránh tình trạng cùng một vụ việc mà được xét xử hai lần Đây còn là một căn

cứ pháp luật quan trọng để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các yêu cầu giải quyết khi vụ việc có yếu tố nước ngoài Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là cần thiết khách quan và có ý nghĩa to lớn trên các phương diện sau:

Trang 10

Th ứ nhất, về phương diện chính trị, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định

dân sự của tòa án nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia Sự công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án ngoài đã khẳng định chủ quyền tài phán của các quốc gia, thể hiện ý chí của quốc gia đối với các quốc gia khác đồng thời cũng khẳng định vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc tế Không một quốc gia, tổ chức quốc tế nào có quyền ép buộc quốc gia phải công nhận và cho thi hành phán quyết dân sự của tòa án nước ngoài hay phải tham gia vào các điều ước quốc tế về vấn đề này Thực tế cho thấy, mặc dù pháp luật quốc gia đã quy định khá cụ thể nhưng các nước vẫn ký kết, gia nhập và thực hiện các cam kết quốc

tế song phương, đa phương của mình về vấn đề này

Th ứ hai, về phương diện kinh tế, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân

sự của tòa án nước ngoài góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia

và làm nền kinh tế mỗi nước phát triển Việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế là một phần của chính sách mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư

Th ứ ba, về phương diện xã hội, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự

của tòa án nước ngoài góp phần duy trì trật tự, ổn định các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, là công cụ hữu hiệu để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình, tạo tâm lý yên tâm cho bên có quyền lợi được bảo vệ Việc một bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành ở một quốc gia nơi cần phải thi hành sẽ vi phạm các quyền

và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ dân sự, vi phạm các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội của cá nhân, tạo tâm lý lo ngại, hạn chế đầu tư, kinh doanh của thương nhân

Th ứ tư, về phương diện pháp luật, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân

sự của tòa án nước ngoài khẳng định vấn đề chủ quyền về tài phán của quốc gia Một tòa án chấp nhận việc công nhận bản án của tòa án nước ngoài thì có nghĩa là tòa án đó không có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc dân sự Việc công nhận bản án dân sự của tòa án nước ngoài sẽ tránh được hiện tượng một vụ việc được giải quyết hai lần tại các quốc gia khác nhau, đảm bảo nguyên tắc thẩm quyền xét xử quốc tế, bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của con người

Mặt khác, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn đảm bảo tính có hệ thống của pháp luật, khắc phục các khiếm khuyết của pháp

luật, làm cho pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế hoàn thiện hơn, tạo môi trường pháp

Trang 11

lý thuận lợi cho cơ chế giải quyết các vụ việc dân sự, nhất là giải quyết các quan hệ kinh

tế, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài tại tòa án

2 Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

2.1 Cơ sở lý luận của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự

c ủa tòa án nước ngoài

Cơ sở lý luận của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài bao gồm:

* Các nguyên t ắc cơ bản trong luật quốc tế hiện đại

Do tính chất đặc biệt của hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài liên quan đến nhiều quốc gia, vì vậy hoạt động này chịu

sự ảnh hưởng bởi một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Các nguyên tắc này là những tư tưởng pháp lý mang tính chỉ đạo, bắt buộc chung cho các quốc gia, bao gồm:

Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia đều có chủ quyền trong

phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, có toàn quyền quyết định các vấn đề về đối nội và đối ngoại Một phán quyết của tòa án nước ngoài muốn có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ nước khác cần phải được quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành Ngược lại, nếu quốc gia sở tại từ chối công nhận thì phán quyết của tòa án nước ngoài sẽ không có hiệu lực

và không được thi hành tại quốc gia đó

Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là cần thiết khách quan và có nhiều ý nghĩa quan trọng, nên ngày càng có nhiều quốc gia ràng buộc trách nhiệm của mình bằng việc ký kết hoặc ra nhập các điều ước quốc tế về vấn đề này Khi quốc gia

đã là thành viên của một điều ước quốc tế thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ hợp tác với các thành viên khác để đảm bảo thực hiện điều ước, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong điều ước

Nguyên tắc tận tâm, tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt Servanda),

tất cả các cam kết quốc tế của quốc gia cần phải được quốc gia thực hiện một cách có thiện chí và đầy đủ Các cam kết quốc tế của quốc gia về công nhận và cho thi hành bản

án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài rất cần các quốc gia thực hiện có thiện chí,

có hiệu quả

* Các nguyên t ắc cơ bản trong tư pháp quốc tế

Trang 12

Vì công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế hiện đại nên cũng chịu sự chi phối trực tiếp bởi một số nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, bao gồm:

Nguyên tắc có đi có lại, đây là một nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế trực tiếp điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và được pháp luật nhiều nước quy định Theo nguyên tắc này, một quốc gia sẽ dành một chế độ pháp lý nhất định, hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân, pháp nhân nước ngoài đúng như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà thể nhân và pháp nhân nước này đã và đang được hưởng ở nước ngoài đó Như vậy, có thể hiểu quốc gia sở tại có thể công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài khi nước đó đã công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước mình mà không đòi hỏi giữa các nước phải là thành viên của một điều ước quốc tế về vấn đề này

Ở Việt Nam, nguyên tắc có đi có lại được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó: “Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại”

Nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ của quốc gia, quốc gia là một thực thể độc lập, có chủ quyền trong cộng đồng quốc tế "Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài các quốc gia vẫn giữ chủ quyền của mình, do đó được hưởng quyền

miễn trừ tư pháp tuyệt đối"

Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân nước sở tại với công dân nước ngoài, đây là một nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến vấn

đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Trên cơ sở các quyền cơ bản của con người đã được luật quốc tế ghi nhận, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, quốc gia không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân nước mình mà còn bảo vệ tất cả các quyền và lợi ích chính đáng của người nước ngoài

* B ảo vệ quyền con người

Con người là điều kiện quyết định chính, quan trọng nhất cho sự tồn tại bền vững, phát triển đi lên của mỗi quốc gia và cả thế giới Bảo vệ quyền con người là vấn đề quan trọng và được cả thế giới quan tâm Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân

sự của tòa án nước ngoài chính là một biểu hiện của việc bảo vệ quyền con người ở khía

cạnh dân sự, chính trị cũng như kinh tế, xã hội Bản án, quyết định dân sự của tòa án là

Trang 13

kết quả của quá trình tố tụng dân sự do tòa án tuyên nhân danh nhà nước để giải quyết các vụ việc dân sự nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của con người và bản án, quyết định đó cần được thi hành Việc thi hành có thể được thực hiện tại quốc gia tuyên bản án, quyết định hoặc tại một quốc gia khác, do vậy đã đặt ra vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

* Xu th ế hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các quốc gia đều có xu hướng xích lại gần nhau, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…ở quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới

Sự hội nhập quốc tế của các quốc gia hiện nay rất đa dạng: Hội nhập với khu vực, liên khu vực hoặc hội nhập toàn cầu; hội nhập về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, an ninh, pháp luật…, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài là một biểu hiện của hoạt động đó Nếu một quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế nhưng lại không hoặc hạn chế việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thì sự hội nhập đó chỉ là phiến diện thậm chí còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực

2.2 Cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự

c ủa tòa án nước ngoài

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một nội dung cơ bản của tư pháp quốc tế Do đó, pháp luật mỗi quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều đề cập đến vấn đề này

* Các điều ước quốc tế

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người, tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho việc giải quyết các quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa các nước, các quốc gia luôn cố gắng xúc tiến các hoạt động để ký kết, gia nhập ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế đa phương và song phương về tương trợ tư pháp Đây không chỉ là nhu

cầu nội tại thiết thực của quốc gia mà còn là nghĩa vụ của quốc gia xét dưới góc độ luật quốc tế

Trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự thường có một phần nội dung quy định khá cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản

án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Có thể kể đến một số điều ước quan trọng, đáng chú ý sau:

Trang 14

Th ứ nhất, Công ước New York ngày 20/6/1956 về trích tiền cấp dưỡng người ở nước

ngoài Công ước không quy định việc công nhận và thi hành án dân sự nước ngoài đối với các vụ việc về cấp dưỡng, nhưng có quy định cụ thể về thể thức giải quyết vụ kiện nhằm đơn giản hóa thủ tục trích tiền cấp dưỡng ra nước ngoài;

Th ứ hai, Công ước La Hay ngày 15/4/1958 về công nhận và thi hành các quyết định

về cấp dưỡng (đa số các nước Châu Âu tham gia) Theo Công ước, quyết định của tòa

án nước tham gia công ước này sẽ được công nhận và thi hành tại nước tham gia công ước kia mà không phải xem xét lại thực chất vụ việc Để công nhận bản án dân sự nước ngoài loại này, ngoài những yêu cầu về tính hợp thức, cần thiết phải đảm bảo tuân theo quy tắc thẩm quyền xét xử quốc tế và không vi phạm trật tự công cộng;

Th ứ ba, Công ước La Hay ngày 20/4/1966 về công nhận và thi hành các án dân sự

và thương mại nước ngoài và Nghị định thư bổ sung công ước đó

Theo Công ước và Nghị định thư bổ sung, việc công nhận và thi hành sẽ được tiến hành, nếu:

+ Án do tòa án có thẩm quyền tuyên (theo quan điểm thẩm quyền quốc tế);

+ Án có hiệu lực thi hành và cần được thi hành;

+ Việc thi hành không trái với trật tự công cộng;

+ Trước đó tại nước phải thi hành hoặc tại một nước thứ ba đã không tuyên án hoặc không khiếu nại về vụ tranh chấp cụ thể này;

+ Bị đơn đã được tạo cơ hội cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, mặc dù án đã được tuyên vắng mặt bị đơn

Th ứ tư, Công ước Brussels ngày 27/9/1968 về thẩm quyền quốc tế và công nhận và

thi hành án dân sự, thương mại của các nước trong cộng đồng Châu Âu Công ước này

có phạm vi rộng hơn Công ước La Hay năm 1966 Tất cả án dân sự và thương mại đều

là đối tượng công nhận và thi hành theo công ước, trừ các án liên quan đến quy chế thể nhân (không phải cả pháp nhân), tài sản vợ chồng (chứ không phải tất cả các vấn đề về hôn nhân, gia đình), việc thừa kế và một số vấn đề khác

Theo Công ước bản án, quyết định dân sự nói trên không được công nhận nếu:

+ Vi phạm trật tự công cộng nước tiến hành công nhận;

+ Người phải thi hành án không được thông báo hợp lệ về phiên tòa;

+ Phán quyết trái với phán quyết về cùng một vụ kiện đó do tòa án nước nơi sẽ công nhận tuyên;

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Tư pháp quố c t ế (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ biên), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Tư pháp quố c t ế (TS.Bùi Xuân Như chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 2013
3. Đỗ Văn Đại (2010), Tư pháp quố c t ế Vi ệ t Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư pháp quốc tế Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2010
4. Đoàn Năng (2001), M ộ t s ố v ấn đề lý lu ận cơ bả n v ề Tư pháp quố c t ế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận cơ bản vềTư pháp quốc tế
Tác giả: Đoàn Năng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2001
5. Bộ Tư pháo (2011), Hi ệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kế t gi ữ a C ộ ng hòa xã h ộ i ch ủ nghĩa Việt Nam và các nướ c (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kết giữa Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và các nước (2001)
Tác giả: Bộ Tư pháo (2011), Hi ệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kế t gi ữ a C ộ ng hòa xã h ộ i ch ủ nghĩa Việt Nam và các nướ c
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (2011), Thông tư liên tị ch s ố 15/2011/TTLT-BTP-BNG- TANDTC, ngày 15/9 hướ ng d ẫ n áp d ụ ng m ộ t s ố quy đị nh v ề tương trợ tư pháp trong lĩnh vự c dân s ự c ủ a lu ật tương tr ợ tư pháp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, ngày 15/9 hướng dẫn áp dụng một sốquy định vềtương trợtư pháp trong lĩnh vực dân sự của luật tương trợ tư pháp
Tác giả: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2011
9. Đào Trí Úc (1993), Nh ữ ng v ấn đề lý lu ận cơ bả n v ề Nhà nướ c và pháp lu ậ t, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận cơ bản vềNhà nước và pháp luật
Tác giả: Đào Trí Úc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
10. Lê Thế Phúc (2009), Cơ sở lý lu ậ n và th ự c ti ễn thi hành quy đị nh v ề công nh ậ n và thi hành t ạ i Vi ệ t Nam b ả n án, quy ết đị nh dân s ự c ủ a Tòa án nướ c ngoài, quy ết đị nh c ủ a tr ọng tài nướ c ngoài , Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành quy định về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
Tác giả: Lê Thế Phúc
Năm: 2009
11. Vũ Đứ c Long (2002), Chuyên đề v ề v ấn đề công nh ậ n và thi hành b ả n án, quy ế t đị nh dân s ự c ủa tòa án nướ c ngoài và quy ết đị nh c ủ a tr ọng tài nướ c ngoài, Đề tài cấp nhà nước độc lập, Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài
Tác giả: Vũ Đứ c Long
Năm: 2002
12. Nguyễn Công Khanh (1999), "Nh ững vướ ng m ắ c t ừ vi ệ c công nh ậ n và thi hành t ạ i Vi ệ t Nam b ả n án, quy ết đị nh dân s ự c ủa Tòa án nướ c ngoài", Tòa án nhân dân, (11), tr. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vướng mắc từ việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Năm: 1999
13. Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam (2005), Ngh ị quy ế t s ố 48-NQ/TW ngày 24/5 c ủ a B ộ Chính tr ị v ề chi ến lượ c xây d ự ng và hoàn thi ệ n h ệ th ố ng pháp lu ậ t Vi ệt Nam đến năm 2010 , định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của BộChính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010
Tác giả: Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w