1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận bài 3 người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự là người tiến hành tố tụng

15 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người Có Thẩm Quyền Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Là Người Tiến Hành Tố Tụng
Tác giả Trần Quang Nghị, Hoàng Tạ Nam Nguyên, Nguyễn Trường Nguyên, Trần Phương Nguyên, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Trọng Nhất, Nguyễn Long Phụng, Lê Tấn Quốc
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Bài Thảo Luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm:Kiểm sát viên; người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dânsự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP DS44A3 – LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰBÀI THẢO LUẬN BUỔI 2

Danh sách thành viên nhóm:

1 Trần Quang Nghị 1953801012169

2 Hoàng Tạ Nam Nguyên 1953801012176

3 Nguyễn Trường Nguyên 1953801012179

Trang 2

CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 2NHẬN ĐỊNH

1 Người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự là người tiến hành tốtụng

Nhận định sai Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 LTTHS thì ngoài người tiến hành tố tụngthì người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tạikhoản 2 Điều 35 thì cũng được xem là người có thẩm quyền giải quyết vụ ánhình sự Giám thị, Phó giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 4 LTTHS

2 Giám thị, Phó giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hànhhoạt động điều tra

Nhận định đúng Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơquan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủtrưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương

CSPL: Khoản 2 Điều 35 BLTTHS 2015

4 Chỉ có kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lờibuộc tội tại phiên tòa

Nhận định sai Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theoquy định BLTTHS 2015 thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họtrình bày lời buộc tội tại phiên tòa Như vậy, không chỉ có kiểm sát viên thựchành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa

CSPL: khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015

Trang 3

6 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS có quyền đềnghị thay đổi người THTT.

Nhận định sai Những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm:Kiểm sát viên; người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dânsự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của hại; người bàochữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dânsự Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làmchứng, người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổingười tiến hành tố tụng

Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền vànghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng

CSPL: Điều 50 BLTTHS

7 Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch

Nhận định sai Theo điểm g khoản 1 Điều 4 thì đương sự trong tố tụng hình sự bao gồmnguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đếnVAHS Mà bên cạnh đó, quy định tại Điều 50 BLTTHS người có quyền đề nghịthay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì chỉ có nguyên đơn bị đơnmới có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch Còn ngườicó quyền và nghĩa vụ liên quan không có quyền đề nghị thay đổi người giámđịnh người phiên dịch

CSPL: điểm g khoản 1 Điều 4, điểm e khoản 2 Điều 63, điểm g khoản 2 Điều64, Điều 65 và Điều 50 BLTTHS 2015

8 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án có quyềnnhờ luật sư bào chữa cho mình.

Nhận định sai Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 quy định về người tham gia tốtụng, thì chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc

Trang 4

nhờ người khác bào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham giatố tụng khác không có quyền này.

CSPL: chương IV Bộ luật TTHS 2015

10 Trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là ngườithân thích của người THTT

Nhận định sai Theo điểm a Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 thì người thân thích củangười đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó không được quyền bào chữa Tuynhiên, theo tình thần nghị quyết 03 đối với những người bào chữa đã tham giatố tụng ngay từ giai đoạn ban đầu trước khi người thân thích của họ tham giavào vụ án với tư cách là người THTT thì người bị thay đổi sẽ là người THTTchứ không phải là người bào chữa

CSPL: Điểm a Khoản 4 Điều 72, Khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2015, tinh thầnMục 1, phần II NQ 03/2004/NQ-HĐTP

11 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

Nhận định đúng.Tại Khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định:“Những người sau đây không được làm chứng:a) Người bào chữa của người bị buộc tội;b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhậnthức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc khôngcó khả năng khai báo đúng đắn”

Như vậy, theo quy định trên những người không được làm chứng khôngliệt kê người thân thích của bị can bị cáo Do đó, nếu người thân thích của bịcan bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đếnlàm chứng

CSPL: khoản 2 Điều 66 BLTTHS

13 Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

Trang 5

Nhận định saiNếu người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì ngườigiám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định phápluật.

CSPL: điểm a khoản 5 Điều 68 BLTTHS 2015

14 Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dướidưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận

Nhận định sai Theo đó, người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ cóquyền yêu cầu Tòa án thay đổi người bào chữa Tuy nhiên, nếu người bào chữarơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 72 của Bộ luậtTố tụng Hình sự năm 2015 thì họ vẫn sẽ không được tiến hành bào chữa Do đó,nhận định trên là sai

CSPL: khoản 4, khoản 5 Điều 72; khoản 1 Điều 76 và khoản 3 Điều 77 Bộ luậtTố tụng Hình sự năm 2015

15 Một người thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khikhởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 76 BLTTHS

Nhận định đúng Trước hết, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình

sự năm 2015 đã quy định rõ với nội hàm như sau: “Người bị buộc tội là ngườidưới 18 tuổi” Bên cạnh đấy, căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết số

03/2004/NQ-HĐTP, có thể thấy, luật chỉ xem xét tới thời điểm buộc tội của bịcan mà không đề cập đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội Do đó, đối vớinhững trường hợp khi người phạm tội là người chưa thành niên nhưng phải tớithời điểm người đó đã đủ 18 tuổi mới bị khởi tố thì không có cơ sở để xác địnhhọ thuộc trường hợp để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định ngườibào chữa Do đó, nhận định trên là nhận định đúng

Trang 6

CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hìnhsự năm 2015; điểm a khoản 3 Mục II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP

BÀI TẬPCâu 2:

Gia đình A bị cưỡng chế thu hồi đất và N (17 tuổi, con của A) đã có hành vichống người thi hành công vụ (gây thương tích cho B nhưng không cấu thànhtội độc lập)

Câu hỏi:a) Xác định tư cách TGTT của B

Theo khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2015, nếu B làm đơn yêu cầu BTTH thìB sẽ là nguyên đơn dân sự trong vụ án trên

Theo khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015, nếu B không làm đơn yêu cầu

BTTH thì B sẽ là bị hại trong vụ án trên

b) Xác định tư cách TGTT của A và N trong giai đoạn điều tra Nếu N mớichỉ 14 tuổi 6 tháng thì tư cách TGTT của A có thay đổi không? Tại sao?

Tư cách TGTT của A và N trong giai đoạn điều tra: trong giai đoạn này, Avà N đã bị CQĐT khởi tố nên tư cách TGTT được xác định như sau: A và N làbị can, đã bị khởi tố về hình sự theo khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015

Nếu N là người chỉ mới 14 tuổi 6 tháng thì tư cách TGTT của A thay đổi, A làngười đại diện theo pháp luật cho N Trong trường hợp N phải bồi thường thiệthại cho bị hại, thì A tham gia tố tụng với tư cách là Bị đơn dân sự, chịu tráchnhiệm bồi thường cho bị hại

Vì theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, N (14 tuổi 6 tháng)chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (đủ 16 tuổi trở lên) đối với Tội Chốngngười thi hành công vụ do đó A là cha của N sẽ là người đại diện hợp pháp củaA trong quá trình tố tụng hình sự

Trang 7

c) Giả sử B không bị thiệt hại về sức khỏe thì B có thể tham gia tố tụng vớitư cách gì?

B có thể tham gia với tư cách là người chứng kiến theo Điều 67 BLTTHS2015 Theo quy định trên thì “Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụngtheo quy định của Bộ luật này.” B là người thi hành công vụ trong quá trìnhcưỡng chế thu hồi đất được xem là đang tiến hành hoạt động tố tụng theo quyđịnh

d) Giả sử Điều tra viên K trong vụ án này là người trước đây 02 năm đãtừng trực tiếp tiến hành điều tra N trong một vụ án khác về tội gây rối trậttự công cộng (Vụ án N đã được xác định là bị oan) Nếu N đề nghị thay đổiĐiều tra viên K thì có được chấp nhận thay đổi không? Tại sao?

Trong trường hợp này đề nghị thay đổi Điều tra viên K của N sẽ khôngđược chấp nhận vì xét về quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng thì N có quyền này theo khoản 2 điều 50 BLTTHS 2015 này nhưngĐiều tra viên K lại không thuộc các trường hợp bị thay đổi người có thẩm quyềntiến hành tố tụng tại theo quy định tại Điều 51 của BLTTHS 2015; Tuy trước đóĐiều tra viên K có từng trực tiếp tiến hành điều tra N 02 năm trước nhưng làmột vụ án khác chứ không liên quan đến vụ án này => Không thể chấp nhận đềnghị này của N

Câu 3:

A (17 tuổi) là con ông B và bà C Ngày 20/7/2015 A lẻn vào nhà ông D hàngxóm trộm được một chiếc xe máy, 2 lượng vàng và 10 triệu đồng Sau đó, Amang chiếc xe máy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng Sau đó A mang chiếcxe mấy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng, 02 lượng vàng A mang ra doanhnghiệp tư nhân kinh doanh vàng bạc do ông Y làm chủ để bán (ông X và ông Ykhi cầm cố chiếc xa và mua số vàng trên không biết là tài sản do phạm tội màcó) Toàn bộ số tiền trộm cắp đã được A tiêu xài hết Sau đó hành vi phạm tộicủa A bị phát hiện CQĐT đã quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối vớiA Trong quá trình giải quyết vụ án, gia đình A nhờ luật sư K làm người bào

Trang 8

chữa cho A, còn ông D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chomình.

Câu hỏi:a) Tư cách chủ thể TGTT trong vụ án trên:

A (17 tuổi): Do A đã bị khởi tố hình sự về tội trộm cắp tài sản do đó Atham gia tố tụng với tư cách là bị can theo quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015

Ông B và bà C: Vì A là người chưa thành niên (17 tuổi) và là con của Bvà C thì trong trường hợp A không có tài sản độc lập để bồi thường thiệt hại thìngười giám hộ của A có nghĩa vụ bồi thường thay cho A Do đó, B và C có thểtham gia trong quan hệ TTHS với tư cách là bị đơn dân sự theo quy định tạiĐiều 64 BLTTHS 2015

Ông D: Hành vi trộm cắp tài sản của A đã trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệthại về mặt tài sản đối với ông D do đó ông D sẽ tham gia tố tụng với tư cách làbị hại theo Điều 62

Luật sư K: Theo Điều 72, Luật sư K sẽ tham gia tố tụng với tư cách làngười bào chữa cho A

Luật sư L: Do CQĐT đã quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đốivới A và được bị hại là ông D nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình,nên trong quá trình xét xử, luật sư L sẽ tham gia tố tụng với tư cách là ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại theo Điều 84

b) Giả sử trong quá trình điều tra, có thể cho rằng việc Điều tra viên đượcphân công giải quyết vụ án là cháu ruột của D có ảnh hưởng đối với việcgiải quyết vụ án.

Điều 49, Điều 51 BLTTHS 2015, Điểm c Khoản 4 Điều 1 NQ HĐTP

03/2004/NQ-Tuy cha của luật sư K có thể không bị thay đổi theo Điểm a, b Khoản 4Điều 1 NQ 03/2004/NQ-HĐTP, nhưng theo Điểm c thì nếu có căn cứ chứngminh cha của luật sư K có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, chẳng hạnnhư là thông gia, thì sẽ phải bị thay đổi

Trang 9

Đầu tiên hãy xét về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều traviên được quy định tại Điều 37 Có thể thấy trách nhiệm và quyền hạn của Điềutra viên ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa vụ án ra giải quyết một cách đúng đắnvà rõ ràng, phù hợp với lẽ công bằng BLTTHS quy định nếu có căn cứ để chorằng Điều tra viên không vô tư khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì họ phảitừ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi để không làm ảnh hưởng đến tínhkhách quan trong quá trình giải quyết vụ án Căn cứ của việc thay đổi Điều traviên được quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 49 BLTTHS thì việc1Điều tra viên là cháu ruột của bị hại D có thể là căn cứ dẫn đến việc thay đổiđiều tra viên là người thân thích của bị hại và tham khảo thêm NQ 03/2004/NQ-HĐTP2 cho thấy Điều tra viên là cháu ruột của bị hại là căn cứ cho thấy họ cómối quan hệ thân thích với bị hại.

Do đó, Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là cháu ruột của Dcó ảnh hưởng đối với việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn

c) Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viênđược phân công giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyếtnhư thế nào

Việc Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên phân công vụ án là cha củaluật sư K, luật sư của A không làm ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trìnhxét xử Xem xét các căn cứ của việc thay đổi Điều tra viên được quy định tạikhoản 1 Điều 51 và Điều 49 BLTTHS thì việc Điều tra viên là cha của Luật sưbào chữa K không là căn cứ dẫn đến việc thay đổi điều tra viên Bên cạnh đó,

1 Điều 49 Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc mộttrong các trường hợp:

1 Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bịcan, bị cáo;

2 b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dìruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Trang 10

trong trường hợp “có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trongkhi làm nhiệm vụ” tại khoản 3 Điều 49 và tham khảo thêm NQ 03/2004/NQ-

HĐTP3 cũng không đề cập Điều tra viên là cha của người bào chữa của bị can làcăn cứ cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ Do đó, Điều traviên được phân công giải quyết vụ án là cha của luật sư bào chữa của bị cankhông có ảnh hưởng đối với việc giải quyết vụ án Do đó họ vẫn có thể tiếp tụcthực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng

d) Giả sử trong quá trình điều tra A không sử dụng được tiếng việt thì chamẹ A là ông B và bà C có thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mìnhhay không

Trường hợp A không sử dụng được tiếng việt thì cha mẹ A là ông B và bàC không thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình do ông B và bà C làngười thân thích và cũng là người đại diện theo pháp luật của A thuộc trườnghợp phải từ chối hoặc bị thay đổi làm người phiên dịch khi tham gia tố tụnghình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 70

e) Giả sử toàn bộ hành vi phạm tội của A bị con gái ông D (8 tuổi) chơi bênnhà hàng xóm nhìn thấy Trong quá trình giải quyết vụ án, con gái ông D cóthể tham gia với tư cách là người làm chứng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 thì “người làm chứng là người biết đượcnhững tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quancó thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng” Quy định này không

nhắc đến việc người làm chứng phải đáp ứng đủ bao nhiêu tuổi và trẻ em có thể

làm chứng chỉ cần biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và không thuộc

3 c) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài cáctrường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong cáctrường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế )có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trongkhi làm nhiệm vụ Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bịcáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc mà có căn cứ rõ ràngchứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệvề kinh tế

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụnếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư kýTòa án là người thân thích với nhau.

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w