Luật tố tụng hình sự là một ngành luậttrong hệ thống pháp luật , tổng hợp các quy phạm phápluật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh tronghoạt động khởi tố , điều tra , truy tố , xé
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: "Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng? Liên hệ thực tiễn?”
Đề số: 105
Sinh viên : TRẦN THỊ DIỆU LINH
Lớp : Pháp luật đại cương-2-1-22(N12)
Mã SV : 22013239
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022
1
Trang 2Mục Lục
Mục Lục . 2
Lời mở đầu . 3
Phần I : Giới Thiệu Chung Về Quy Định Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam ? 4
1.1: Pháp luật tố tụng là gì ? 4
1.2: Tố tụng là gì ? 4
1.3: Tố tụng hình sự là gì ? 4
1.4: Thủ tục tố tụng ? 4
1.5: Các giai đoạn của tố tụng hình sự 5
1.6:Đối tượng điều chỉnh 6
Phần II : Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Và Người Tiến Hành Tố Tụng 7
2.1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là gì ? 7
2.2: Cơ quan tiến hành tố tụng ? 7
2.3: Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gồm 7
2.4: Người tiến hành tố tụng là 8
Phần III : Liên Hệ Thực Tiễn 9
3.1: Bất cập trong quy định 9
3.2: Vướng mắc và kiến nghị 9
Phần IV : Tài liệu tham khảo 10
2
Trang 3Lời mở đầu
Để phục và đời sống xã hội đưa xã hội vào một khuôn khổ nhất định để ngày một phát triển thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã ra đời và tạo nên nhiều bước tiến Trong số đó không thể không nhắc đến Luật tố tụng hình
sự Việt Nam Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật , tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố , điều tra , truy tố , xét xử và thi hành
án hình sự
Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội Để giải quyết vấn đề này một cách kiên quyết , kịp thời , có hiệu quả, Quốc hội đã thong qua nhiều văn bản luật quan trọng , trong đó bộ luật hình sự quy dịnh hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và chịu hình phạt khi có hành vi phạm tội xảy ra , việc phát hiện xác định tội phạm và người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm
Tiếp theo để làm rõ về luật tố tụng hình sự Việt Nam và
cơ quan tiến hành tố tụng chúng ta cùng phân tích
Trang 4Trường Đại Học Phenikka
Trang 5Phần I : Giới Thiệu Chung Về Quy Định Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam ?
1.1: Pháp luật tố tụng là gì ?
- Pháp luật tố tụng là bộ phận của pháp luật, bao gồm tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động, tố tụng kinh tế
Pháp luật tố tụng là bộ phận chủ yếu của pháp luật hình thức
1.2 : Tố tụng là gì ?
- Tố tụng chính là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến những trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính
1.3 : Tố tụng hình sự là gì ?
- Trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm có một phạm vi
hay lĩnh vực có những mục đích nhất định với sự hiện diện của những cơ quan, cá nhân mà pháp luật xác định cho những mức độ thẩm quyền, địa vị pháp lý; với những mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện những chức năng, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ đó và theo một trình
tự, với những thủ tục pháp lý chặt chẽ nhằm hướng tới sự xác định các yếu tố về tội phạm và hình phạt trong hành vi của cá nhân con người Lĩnh vực hay phạm vi đó được gọi là
tố tụng hình sự
1.4 : Thủ tục tố tụng ?
Trang 6- Thủ tục tố tụng chính là cách thức, trình tự và nghi thức
tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án dã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật
Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng Thủ tục
tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng co việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình
Trang 7những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuột thẩm quyền giải quyết của tòa án Thủ tục tố tụng hành chính được quy định áp dụng cho việc giải quyết các
vụ án hành chính Theo trình tự thì thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn:
- Đối với các vụ án hình sự có: Thủ tục khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án
- Đói với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thì có thủ tục khởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án
1.5 : Các giai đoạn của tố tụng hình sự
- Khởi tố vụ án hình sự: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình
sự, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật
- Điều tra vụ án hình sự: Trong giai đoạn điều tra, cơ quan
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra và các quyết định khác theo quy định của pháp luật
Truy tố: Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các
hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
Trang 8- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự, toà án cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật
- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn này,
toà án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai) của tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật (cũng có quan điểm cho rằng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
là một giai đoạn)
- Thi hành án hình sự: Trong giai đoạn này, cơ quan thi
hành án hình sự và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tiến hành các hoạt động nhằm thực
Trang 9hiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật (Hiện nay, có quan điểm cho rằng thi hành án không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhưng trong BLTTHS năm 2015 vẫn quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn xem thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự)
- Giai đoạn đặc biệt: Đây chính là giai đoạn xét lại bản án,
quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật Trong giai đoạn này, toà án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (giám đốc thẩm -Xem: Điều 370 BLTTHS năm 2015) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (tái thẩm - Xem: Điều 397 BLTTHS năm 2015) Ngoài thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, giai đoạn này còn có thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao (Xem: Chương 27 BLTTHS năm 2015)
Sự phân chia các giai đoạn này sẽ gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Mỗi giai đoạn tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành hoạt động thống nhất Giai đoạn trước sẽ là tiền đề của giai đoạn sau và giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước Kết thúc một giai đoạn đó phải có kết luận dưới hình thức văn bản tố tụng để giải quyết vụ án
1.6 :Đối tượng điều chỉnh
Trang 10Luật tố tụng hình sự chính là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định Vỉ dụ: Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động khởi
tố bị can và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng từ đó sẽ phát sinh các mối quan hệ giữa
cơ quan điều tra với bị can, với người làm chứng Khi tiến hành các hoạt động khác cũng phát sinh các
Trang 11mối quan hệ tương tự như trên và luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó
Phần II : Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Và Người Tiến Hành Tố Tụng
2.1 : Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là gì ?
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số các hoạt động điều tra có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định góp phần phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm
2.2 : Cơ quan tiến hành tố tụng ?
Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm giải quyết vụ
án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con người, không bỏ lột tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, mọi hoạt động của
cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở và phạm vi của pháp luật tố tụng hình sự
2.3 : Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gồm :
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 gồm các cơ quan như sau:
- Cơ quan điều tra;
- Viện kiểm sát;
- Tòa án
Trách nhiệm của cơ quan tố tụng hình sự
Trang 12Theo Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự như sau:
Trang 13- Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình
- Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật
2.4 : Người tiến hành tố tụng là
Theo khoản 2 điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định "Người tiến hành tố tụng gồm có :
• Thủ trưởng
• Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
• Điều tra viên,
• Cán bộ điều tra
• Viện trưởng,
• Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
• Kiểm sát viên
• Kiểm tra viên
• Chánh án
• Phó Chánh án Tòa án
•Thẩm phán
• Hội thẩm
• Thư ký Tòa án
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự, có một số hành vi tố tụng của một số người như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó chánh án Toà án các cấp, nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định họ là người tiến hành tố tụng phiên toà
Trang 14Có quan điểm cho rằng, những người như : Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó
Trang 15chánh án Toà án khi thực hiện nhiệm vụ của mình là nhân danh cơ quan tiến hành tố tụng nên họ không thể là người tiến hành tố tụng được, nếu coi họ là người tiến hành tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không còn tồn tại, vì chức năng nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thông qua hành vi của những người đứng đầu cơ quan đó
Phần III : Liên Hệ Thực Tiễn
Hiện nay luật tố tụng hình sự đang gặp phải một số bất cập
và kiến nghị cụ thể
3.1 : Bất cập trong quy định
Mặc dù, BLTTHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, BLHS năm
2015 sửa đổi năm 2017; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 sửa đổi năm 2020 và các Văn bản hướng dẫn của đã quy định, hướng dẫn tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình
sự và thủ tục hành chính Tuy nhiên, ở trên thực tế hiện nay rất nhiều Tòa án nhân dân địa phương vẫn còn lúng túng trong việc ban hành các “Bản án” có trừ vào thời gian tạm giữ người khi xét xử các vụ án hình sự nhất là các việc tạm giữ người trong tố tụng hình sự khi không có Lệnh hay Quyết định tạm giữ nhưng trên thực tế là những bị can, bị cáo này
bị các Cơ quan tố tụng hình sự giữ người hoặc các trường hợp các cơ quan tạm giữ người theo những thủ tục hành chính
3.2 : Vướng mắc và kiến nghị
Qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 về tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự cũng như tạm giữ người theo thủ tục hành chính tác giả nhận thấy quy định này còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần phải được hoàn thiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tạm giữ người trong 1 số trường hợp khẩn cấp,
thì người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang này,
Trang 16người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Theo quy định tại khoản 4 Điều 117 BTTHS quy định: “Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b”khoản
Trang 172 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người
bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó Lệnh bắt người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo những tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét duyệt phê chuẩn, họ cho rằng quy định như trên là chưa hợp lý
Thứ hai, tại khoản 2 Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 sửa đổi năm 2020, quy định về chuyển hồ
sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm: “ Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình
phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình
phạt tù.”
Tuy nhiên, Luật lại không nói về trường hợp tạm giữ người đối với các trường hợp khác có được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không
Phần IV : Tài liệu tham khảo
A : https://luatminhkhue.vn/phap-luat-to-tung-la- gi.aspx
B: https://luatminhkhue.vn/luat-to-tung-hinh-su-la-gi -tim-hieu-ve- luat-to-tung-hinh-su.aspx
C: https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-ve-nguoi-tien-hanh-to-tung-trong-vu-an-hinh-su-va-mot-vai-van-de-lien-quan.aspx
D: https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/thuc-tien-va-vuong-mac- trong-viec-xet-xu-cac-vu-an-hinh-su-co-lien-quan-den-viec-tam-giu- nguoi-tai-toa-an-nhan-dan-5299
E : Bộ luật tố tụng hình sự năm 2021