1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kỹ năng nghiên cứu phân tích án lệ đề tài án lệ 06 2016 al vụ án về tranh chấpthừa kế

44 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Án lệ 06/2016/AL vụ án về tranh chấp thừa kế
Tác giả Trương Thị Lan Anh, Hồ Thị Đoan Thục, Lê Thị Trà My
Người hướng dẫn Huỳnh Nữ Khuê Các
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học
Chuyên ngành Kỹ năng nghiên cứu phân tích án lệ
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa ánđã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưngvẫn không xác địn

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ÁN LỆ

NĂM HỌC: 2022 – 2023

ĐỀ TÀI: ÁN LỆ 06/2016/AL VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ

Giảng viên: Huỳnh Nữ Khuê Các

NHÓM 04:1.Trương Thị Lan Anh:19DH380416

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Trang 2

STT HỌ VÀ TÊNNHIỆM VỤ ĐƯỢC

PHÂN CÔNGĐỘ THAM GIA (%)ĐÁNH GIÁ MỨC

Trang 3

I Mở đầu 4

II Tổng quan về án lệ số 06/2016/AL 4

1 Nguồn án lệ số 06/2016/AL 4

2 Khái quát nội dung án lệ số 06/2016/AL 4

3 Phân tích nội dung án lệ số 06/2016/AL 5

3.1 Các quy định của pháp luật liên quan đến án lệ số 06/2016/AL 8

3.2 Phân tích và luận giải các kết luận pháp lý của án lệ số 06/2016/AL 10

III Đánh giá thực tiễn án lệ và bình luận, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nângcao chất lượng áp dụng của án lệ số 13

1 Đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ số: 13

2 Bản án tương tự có thể áp dụng án lệ số 06/2016/AL : 16

IV NGUỒN THAM KHẢO 32

Trang 4

Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong quyển báo cáo tiểu luận môn Kỹ năng nghiên cứu phân tích án lệ này không phải là bản sao chép từ bất kì tiểu luận nào có trước Chúng em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng chúng em Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước cô.

Trang 5

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Huỳnh Nữ Khuê Các, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong suốt quá trình họctập cũng như thực hiện bài tiểu luận kết luận này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tiểu luận trong phạm vi và khả năng có thể Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của cô

Trang 6

- Họ và tên người hướng dẫn: ……….

II Nhận xét về khóa luận2.1 Nhận xét về hình thức:

Trang 7

2.6 Kết quả đạt được:

……….2.7 Kết luận và đề nghị:

………2.8 Tính sáng tạo và ứng dụng:

………2.9 Các vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa:

……… ……… ………

III Phần nhận xét tinh thần và thái độ làm việc của sinh viênIV Đánh giá

1 Đánh giá chung……….……….……….2 Đề nghị

………

Trang 8

Giảng viên hướng dẫn

Ký tên (ghi rõ họ tên)

Trang 9

NHÓM 04 -IMở đầu

Án lệ là bản án hoặc quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trongmột vụ việc gần tương tự sau đó Theo Từ điển luật học của Mỹ, định nghĩa án lệ là mộtquyết định xét xử mà ở đó tạo ra một quy tắc với vai trò là điểm quy chiếu để quyết địnhnhững vụ án sau này có cùng tình tiết hoặc vấn đề pháp lý Ở nước ta hiện nay, án lệ lànhững lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa ánvề một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn vàđược Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, ápdụng trong xét xử Gần đây, việc công bố và áp dụng án lệ tại nước ta được xem như làmột trong những khâu đột phá của của hệ thống tòa án Bỡi lẽ, từ lâu, việc hướng dẫn xétxử chỉ tồn tại một cách không chính thức dưới các hướng dẫn nghiệp vụ của Tòa án nhândân tối cao Tính thống nhất về áp dụng pháp luật trong các trường hợp như thế còn nhiềuhạn chế Đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã có những văn bản chính thức công bố và ápdụng án lệ Án lệ 06/2016/AL là án lệ công bố thứ sáu của Toà án nhân dân tối cao tạiViệt Nam, được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua, và ra quyếtđịnh công bố ngày 6 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực cho tòa án các cấp trong cả nướcnghiên cứu, áp dụng trong xét xử từ ngày 1 tháng 6 năm 2016 Án lệ 06 dựa trên nguồn làQuyết định giám đốc thẩm số 100 ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự tranh chấp thừa kế tại Hà Nội, nội dung của án lệxoay quanh tranh chấp di sản thừa kế; người thừa kế ở nước ngoài chưa rõ địa chỉ; ủythác tư pháp; phân chia di sản; và quản lý di sản

II Tổng quan về án lệ số 06/2016/AL.

1 Nguồn án lệ số 06/2016/AL.

Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12-8-2013 của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế” tại Hà Nội, giữa nguyênđơn là ông Vũ Đình Hưng với bị đơn là bà Vũ Thị Tiến (tức Hiền), bà Vũ Thị Hậu; người

Trang 10

-9-NHÓM 04 -

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà Vũ Đình Đường, Vũ Thị Cẩm, Vũ ThịThảo, Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Thùy Linh

2 Khái quát nội dung án lệ số 06/2016/AL.

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa ánđã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưngvẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầucủa nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại disản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quyđịnh của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định đượcđịa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại chonhững thừa kế vắng mặt

3 Phân tích nội dung án lệ số 06/2016/AL.

a Tòa án phải ủy thác tư pháp theo quy định để thu thập tài liệu, chứng cứ, khi đươngsự không cung cấp được; trường hợp không xác định được địa chỉ hoặc ủy thác tư phápkhông đạt kết quả thì vẫn tiếp tục giải quyết vụ án

b Trong vụ án các đương sự dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều có quyền bìnhđẳng như nhau trong tố tụng, có quyền tham gia tố tụng, đề đạt yêu cầu, cung cấp tài liệu,chứng cứ chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bác bỏ những yêu cầu khôngchính đáng của đương sự khác Do đó, việc cung cấp xác định địa chỉ của các đương sự,thu thập cung cấp tài liệu, chứng cứ là nghĩa vụ của đương sự, nhưng theo quy định củacác Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án đang thụ lý vụ án cũng có trách nhiệm thu thập, xácminh tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật tố tụng

dân sự năm 2004 quy định: “1 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thểra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tàisản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dânsự.” Tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: “1 Trong

Trang 11

-10-NHÓM 04 -

quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án kháchoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự,người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khácđể thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.”

Trong vụ án này có ba đương sự là ông Vũ Đình Đường, bà Vũ Thị Cẩm, bà Vũ thịThảo đang định cư ở nước ngoài từ năm 1979, trong đó có hai người đã chết Tòa án cấpsơ thẩm yêu cầu ông Hưng cung cấp giấy chứng tử và địa chỉ của các con ông Đường, bàThảo; văn bản ủy quyền hoặc từ chối nhận thừa kế của những người này Các đương sự ởtrong nước là ông Hưng, bà Tiến, bà Hậu đều khai là ông Đường, bà Thảo chết khoảngnăm 2002, nhưng không cung cấp được thời điểm chết chính xác cũng như địa chỉ nhữngngười thừa kế của ông Đường, bà Thảo; ông Hưng đề nghị tòa án thu thập chứng cứ đểgiải quyết theo pháp luật (BL 390) Tòa án cấp sơ thẩm, sau đó là phúc thẩm không thuthập mà lại đình chỉ giải quyết vụ án rõ ràng là không đúng pháp luật Trong trường hợp

này án lệ đã có một định hướng rất chính xác là: “Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện thủtục ủy thác tư pháp theo quy định, thu thập chứng cứ đối với ông Đường, bà Thảo để làmrõ thời điểm những người này chết và nếu hai người chết này còn có người thừa kế thìhỏi họ về quan điểm giải quyết vụ án Tùy từng trường hợp căn cứ chứng cứ mới để giảiquyết vụ án theo quy định.” Về những người đang sống tại phần nhà bà Tiến Tòa án cấp

sơ thẩm yêu cầu ông Hưng cung cấp tên, tên, địa chỉ những này là không hợp lý, nên tại

Quyết định giám đốc thẩm cũng cho rằng: “Những người đang sống tại phần nhà bà Tiếnthì nghĩa vụ cung cấp tên tuổi của họ là của bà Tiến Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ôngHưng cung cấp tên tuổi của những người này là không đúng đối tượng”.

Đối với những sai lầm nói trên án lệ đã chỉ rõ: “Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng ôngHưng không cung cấp được tên, địa chỉ của con ông Đường, bà Thảo, người mua nhà củabà Oanh (quyết định giám đốc thẩm và án lệ ghi nhầm bà Oanh, thực chất bà Oanh làngười mua nhà của bà Tiến Lẽ ra khi đã lấy làm nội dung án lệ phải phát hiện nhầm lẫnnày và có ghi chú để bảo đảm chính xác) để đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng.”

Trang 12

-11-NHÓM 04 -

c Được giải quyết vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi ủy thác tưpháp không có kết quả và xử lý về kỷ phần của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bịxét xử vắng mặt

Có thể khẳng định đây là nội dung cốt lõi của án lệ này, có lẽ nó là cơ sở để được lựachọn

Như phần trên đã đưa ra, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với hướng xử lý thấu tình, đạtlý bảo vệ được lợi ích của các bên liên quan khi án lệ đã khẳng định cách thức xử lý:“Nếu không thu thập được chứng cứ gì hơn thì vẫn phải giải quyết yêu cầu của ông Hưngđể được hưởng thừa kế theo pháp luật, phần thừa kế của ông Đường bà Thảo sẽ tạm giaocho những người đang sống trong nước quản lý để sau này người thừa kế của họ cóquyền hưởng theo pháp luật, như vậy mới giải quyết dứt điểm vụ án.”

d Những trường hợp có thể được áp dụng án lệ.Đối với những trường hợp trong vụ án thừa kế đã xác định được di sản thừa kế, diệnhàng thừa kế, người để lại di sản thừa kế không có di chúc Trong vụ án có người thuộcdiện thừa kế ở nước ngoài, Tòa án đã thực hiện việc ủy thác tư pháp, thu thập tài liệu,chứng cứ nhưng không không xác định được địa chỉ, do địa chỉ được các bên cung cấpkhông chính xác, hoặc đương sự ở nước ngoài đã thay đổi địa chỉ nên không xác địnhđược địa chỉ mới của họ thì tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn Có thể nhậnthấy án lệ chưa đề cập trực tiếp trường hợp không xác định được địa chỉ của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan (do các thừa kế đều không biết người thừa kế, thừa kếchuyển tiếp, thừa kế thế vị đang ở đâu-ở trong nước hay ở nước ngoài hoặc dù không cóthông tin là họ đã ra nước ngoài, có thể đang ở trong nước nhưng không biết ở đâu dobiệt tích đã lâu); không thực hiện được việc ủy thác (do Việt Nam và nước đó không cóhiệp định tương trợ tư pháp, không có quan hệ ngoại giao… nên không thể thực hiện việcủy thác), vậy khi gặp trường hợp này sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyếtvụ án?

Trang 13

-12-NHÓM 04 -

Nhận thấy, dù án lệ mới chỉ đề cập trường hợp là ủy thác không có kết quả: “Nếukhông thu thập được chứng cứ gì hơn”, nhưng những trường hợp nêu trên (là một dạngthuộc nội hàm tương tự) vẫn hoàn toàn có thể vận dụng án lệ này để giải quyết vụ án;phần tài sản thừa kế của người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao chongười thừa kế khác (có thể là người thừa kế được chia hiện vật) quản lý

Chúng ta đều biết “đáo tụng đình” là lựa chọn bất đắc dĩ “cực chẳng đã” của nhiềungười, nhất lại là một vụ án tranh chấp thừa kế, họ đều là những người ruột thịt của nhau.Nếu không có những quy định hợp lý vụ án dễ “chuyển thành quả bóng” được đá đi, đálại không biết hồi kết khi nào, thì không chỉ hao phí thời gian, tiền bạc, sức lực của biếtbao con người mà còn giết chết niềm tin vào công lý Chính vì lẽ đó, tác giả đánh giá rấtcao án lệ này, bởi nó có ý nghĩa thực tiễn rất cao, trong đó hàm chứa tính nhân văn sâusắc

3.1 Các quy định của pháp luật liên quan đến án lệ số 06/2016/AL

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạttài sản của mình; để lại tài sản mà mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sảntheo di chúc hoặc theo pháp luật Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sảntheo di chúc”

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người cònsống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưngđã thành thai trước khi trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theodi chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”

Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàngthừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”

Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế đã thành thai nhưngchưa sinh ra: “1 Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thainhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác

Trang 14

-13-NHÓM 04 -

được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khisinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.”

Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc một người được tuyên bố là mất tích:“1 Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không cótin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người cóquyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích Thời hạn 02 năm đượctính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày cótin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng cótin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạnnày được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc quản lý tài sản của người bị tuyên bốmất tích: “Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bốmất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.”

Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1 Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sảncủa người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người đượcủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tụcquản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì conthành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2 Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thìTòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặttại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ địnhngười khác quản lý tài sản.”

Trang 15

-14-NHÓM 04 -

Khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 vàkhoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện,quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, quy định về việc Tòa án vẫn giải quyết trong trườnghợp vụ án có người thuộc diện thừa kế không xác định được địa chỉ thì tạm giao phần tàisản họ được nhận cho người khác quản lý

“3 Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan thuộc diện thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ vàTòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quyđịnh của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòaán vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật Phần tài sản mà người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ đượcnhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kếkhác quản lý Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộcdiện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ ánkhác khi có yêu cầu;”

Án lệ số 06/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông quangày 06/4/2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánhán Toàn án nhân dân tối cao về vụ tranh chấp thừa kế có nội dung của án lệ:

“Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài,nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy địnhcủa pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thìTòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừakế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giảiquyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tàisản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạmgiao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho nhữngthừa kế vắng mặt.”

Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên thì trường hợp này Tòa án vẫn xem xét, giải quyếtyêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và ngườiđể lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế theo quy định củapháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt được nhận thì Tòa án tạm giao

Trang 16

-15-NHÓM 04 -

cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý Quyền, nghĩa vụ củanhững người vắng mặt thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án giảiquyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu

Như vậy, phân chia di sản thừa kế đối với người đã thành thai nhưng chưa được sinh rađã có quy định nhưng đối với người mất tích thì chưa được quy định Tuy nhiên, nhữngquy định về các trường hợp người thừa kế không rõ địa chỉ, không xác định được địa chỉthì được quy định và quy định tương tự như người thừa kế chưa thành thai

3.2 Phân tích và luận giải các kết luận pháp lý của án lệ số 06/2016/AL

Thông qua Án lệ số 06/2016/AL, có hai vấn đề pháp lý được giải quyết Thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế, nếu có người thuộc diệnthừa kế ở nước ngoài mà không thể liên hệ cũng không thể xác định được địa chỉ, Tòa ánphải thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật đểxác định được địa chỉ của những người đó

Thứ hai, trong trường hợp Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứtheo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không thể xác định được địa chỉ của nhữngngười đó, đồng thời cũng không biết người đó còn sống hay không thì Tòa án vẫn cótrách nhiệm giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật;phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giaocho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắngmặt

Trước đây, pháp luật không có quy định cụ thể hướng dẫn Tòa án phân chia di sảntrong trường hợp người thừa kế vắng mặt Do đó, thông thường các đương sự sẽ tự làmmột bản thỏa thuận phân chia di sản, theo đó, một phần di sản sẽ được để lại cho ngườithừa kế vắng mặt cử người quản lý di sản cho đến khi người vắng mặt trở về Tuy nhiên,biện pháp này không khả thi khi những người thừa kế có tranh chấp về di sản thừa kế nênkhông thể lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản Khi đó, Tòa án không có cơ sởpháp lý cụ thể nào để thực hiện phân chia di sản Nhiều trường hợp dù biết có tồn tại một

Trang 17

-16-NHÓM 04 -

người thừa kế nhưng do không thể triệu tập và cũng không có quy định tương ứng củapháp luật, Tòa án vẫn buộc phải tiến hành phân chia di sản như chưa từng biết đến sự tồntại của người đó Khi người thừa kế vắng mặt trở về, do nguyên tắc Tòa án chỉ giải quyếtkhi có yêu cầu của đương sự, người vắng mặt phải có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng khoản1 Điều 687 Bộ luật dân sự 2005 để phân chia lại di sản cho họ Cụ thể:

“Điều 687 Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc cóngười thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thìkhông thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những ngườithừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiềntương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệtương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Việc Tòa án phân chia di sản khi có người thừa kế vắng mặt theo cách thức nói trênthật sự không hợp lý, bởi Tòa án cũng như các đương sự biết rõ có sự tồn tại của ngườithừa kế vắng mặt nhưng lại thực hiện chia di sản như không biết đến sự tồn tại đó Mặtkhác, việc giải quyết phân chia di sản như vậy gây lãng phí thời gian và công sức của Tòaán cũng như đương sự Thay vì giải quyết một lần, Tòa án phải thụ lý thêm yêu cầu phânchia di sản một lần nữa của người thừa kế vắng mặt khi người này trở về

Án lệ số số 06/2016/AL tạo ra cơ sở pháp lý giúp Tòa án thực hiện phân chia di sảntrong trường hợp người thừa kế vắng mặt trong một lần duy nhất mà không phải thựchiện thủ tục phân chia lại di sản khi người vắng mặt trở về

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa ánđã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưngvẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầucủa nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại disản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quyđịnh của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định đượcđịa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại chonhững thừa kế vắng mặt

Trang 18

-17-NHÓM 04 -

III Đánh giá thực tiễn án lệ và bình luận, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng áp dụng của án lệ số

1 Đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ số:

Trong thực tế trong các vụ tranh chấp thừa kế thường có nhiều đương sự tham gia cóthể với tư cách tố tụng là nguyên đơn, bị đơn nhưng phần lớn số người tham gia với tưcách người có quyền, nghĩa vụ liên quan Trong khi đó việc tranh chấp thường diễn ra saukhi mở thừa kế đã khá lâu Trong bối cảnh đó sẽ xuất hiện những trường hợp không xácđịnh được địa chỉ của đương sự là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, hoặccó địa chỉ nhưng không thực hiện được việc ủy thác, có thực hiện việc ủy thác để thu thậptài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc xét xử nhưng không đạt được kết quả Trong thờiđiểm pháp lệnh thừa kế năm 1990 và pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự có hiệulực, những trường hợp không xác định được địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan trong các vụ án tranh chấp thừa kế, các tòa án đều xử vắng mặt người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan, phần thừa kế của họ giao cho một thừa kế quản lý Tuy nhiên, sau khiBLTTDS năm 2004 có hiệu lực, tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5 -2006của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn các quy định trong phần thứ hai “Thủ tụcgiải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS, đã quy định tại mục 8.5,8.6 và8.7 phần I của Nghị quyết đã hướng dẫn:

“8.5 Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghikhông đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên,địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nếu ngườikhởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 củaBLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà khôngđược thụ lý vụ án Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyết định tạm đình chỉgiải quyết vụ án với lý do “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” là không đúng quyđịnh của BLTTDS, vì đây không phải là một trong những trường hợp Toà án raquyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 189 của BLTTDS

Trang 19

-18-NHÓM 04 -

Toà án cũng không được tự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện, vì đâylà nghĩa vụ của đương sự

8.6 Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụthể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trúmà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mụcđích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi làtrường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địachỉ Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung

8.7 Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ của ngườibị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơn khởi kiện, thìhọ phải thực hiện việc thông báo tìm tin tức, địa chỉ của người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Trên cơ sở quy định nói trên của Hội đồng thẩm phán TANDTC có công văn số109/KHXX ngày 30 tháng 6 năm 2006 do Phó Chánh án ký, lưu ý các tòa án về việckhông thụ lý, giải quyết những trường hợp chưa tìm được địa chỉ của bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên trong vụ án thừa kế khi không xác định được địa chỉcủa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan các tòa án cũng không giải quyết Sau khiBLTTDS năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 thì tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hànhmột số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” củaBLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.Tại khoản 5 Điều 9 Nghị quyết quy định:

“5 Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi khôngđúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ củangười bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nếu người khởi kiệnkhông thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lạiđơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụán Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụán với lý do “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” là không đúng quy định củaBLTTDS, vì đây không phải là một trong những trường hợp Toà án ra quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 189 của BLTTDS Toà án

Trang 20

-19-NHÓM 04 -

cũng không được tự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện, vì đây là nghĩavụ của đương sự.”

Do đó, trong các vụ án dân sự nói chung, vụ án thừa kế nói riêng khi không xác địnhđược địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì các tòa án trả lạiđơn khởi kiện, nếu đã thụ lý thì đình chỉ giải quyết vụ án và kết quả là người khởi kiệnmòn mỏi chờ đợi, không biết bao giờ vụ án mới kết thúc

Do đó, việc Hội đồng thẩm phán TANDTC tạo lập án lệ này là một hình thức giảithích pháp luật về xét xử vắng mặt đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trongvụ án thừa kế, vừa giải quyết dứt điểm vụ án, vừa bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích củacác đương sự khác, phù hợp với thực tiễn khi giải quyết loại vụ việc tranh chấp thừa kế

Và giao kỷ phần của người thừa kế không xác định được địa chỉ cho thừa kế khác quảnlý, là vẫn bảo vệ được quyền lợi của người bị xét xử vắng mặt, đồng thời bảo vệ kịp thờiquyền, lợi ích hợp pháp của các thừa kế khác, phù hợp với thực tiễn

Trang 21

-20-NHÓM 04 -

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 51/2018/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2018của Tòa án nhân dân thành phố T bị kháng cáo

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 123/2019/QĐ-PT ngày 17tháng 4 năm 2019 và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số: 51/2019/QĐ- PTngày 07 tháng 5 năm 2019, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn:

1 Bà Nguyễn Thị Bạch T, sinh năm 1957 (vắng mặt).Địa chỉ: ấp L, phường W, thành phố T, tỉnh Trà Vinh.2 Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1970 (vắng mặt).Địa chỉ: số 11 đường Q, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh

- Người đại diện hợp pháp của bà Nguyễn Thị Bạch T và bà Nguyễn Thị L:

Bà Nguyễn Thị Mỹ D, sinh năm 1966 theo văn bản ủy quyền ngày 18/4/2014(có mặt)

Địa chỉ: số 109/79 đường P, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh.3 Bà Nguyễn Thị Cẩm V, sinh năm 1960 (vắng mặt)

Địa chỉ: ấp Đ, xã N, huyện C, tỉnh Trà Vinh

- Người đại diện hợp pháp của bà Nguyễn Thị Cẩm V: Bà Trần Hoàng Kim N,

sinh năm 1990 theo văn bản ủy quyền ngày 30/11/2018 (có mặt).Địa chỉ: số 11 đường Q, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh

Trang 22

-21-NHÓM 04 -

4 Bà Nguyễn Thị Mỹ D, sinh năm 1966 (có mặt).Địa chỉ: số 109/79 đường P, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh.5 Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1962 (có mặt)

Địa chỉ: số 11 đường Q, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh

- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1959 (vắng mặt).

Địa chỉ: số 19 đường Q, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh

- Người đại diện hợp pháp của bà Nguyễn Thị H: Ông Nguyễn Hoàng V, sinh

năm 1992 theo văn bản ủy quyền ngày 05/9/2018 (có mặt).Địa chỉ: ấp P, xã B, huyện C, tỉnh Trà Vinh

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1 Bà Nguyễn Thị Thanh H, sinh năm 1968 (vắng mặt).Địa chỉ: Phòng số 29, Nhà nghỉ K, đường P, phường 1, thành phố T, tỉnh TràVinh

2 Bà Nguyễn Ngọc Bích V, sinh năm 1979 (vắng mặt).3 Ông Nguyễn Minh N, sinh năm 1986 (vắng mặt).Cùng địa chỉ: số 19 đường Q, khóm N, phường M, thành phố T, tỉnh Trà Vinh

- Người đại diện hợp pháp của bà Nguyễn Ngọc Bích V và ông Nguyễn MinhN: Ông Nguyễn Hoàng V, sinh năm 1992 theo văn bản ủy quyền ngày 05/9/2018

(có mặt).Địa chỉ: ấp P, xã B, huyện C, tỉnh Trà Vinh

- Người kháng cáo: Bà Nguyễn Thị Bạch T, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị

Cẩm V, bà Nguyễn Thị Mỹ D, bà Nguyễn Thị L là nguyên đơn Ông NguyễnHoàng V là người đại diện hợp pháp cho bị đơn bà Nguyễn Thị H và người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Ngọc Bích V và ông Nguyễn Minh N

NỘI DUNG VỤ ÁN

Ngày đăng: 10/09/2024, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w