1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh thường tại bệnh viện đa khoa tâm anh năm 2023

101 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh thường tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023
Tác giả Dương Thị Phương Yến
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, PGS.BS. Lưu Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tổng quan một số nghiên cứu về kiến thức, nhu cầu tư vấn của sản phụ về chăm sóc sau sinh tại Thế giới và Việt Nam .... 2 sản phụ, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như các yếu tố li

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-

DƯƠNG THỊ PHƯƠNG YẾN

KIẾN THỨC VÀ NHU CẦU TƯ VẤN CHĂM SÓC SAU

SINH CỦA SẢN PHỤ SINH THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DƯƠNG THỊ PHƯƠNG YẾN – C02069

KIẾN THỨC VÀ NHU CẦU TƯ VẤN CHĂM SÓC SAU SINH CỦA SẢN PHỤ SINH THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 2 năm học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Quý thầy cô Khoa - Khoa học Sức khỏe, Bộ môn Điều dưỡng và quý thầy cô Phòng Sau Đại học – trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua

- GS Nguyễn Công Khẩn và PGS Lưu Thị Hồng, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, hướng dẫn xử lý, phân tích số liệu và viết Luận văn, nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành Luận văn của mình

- Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học tại trường Đại học Thăng Long

- Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý để tôi hoàn thiện Luận văn của mình

Trân trọng cảm ơn

HỌC VIÊN

Dương Thị Phương Yến

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Công Khẩn và PGS Lưu Thị Hồng, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Dương Thị Phương Yến

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

NKHS Nhiễm Khuẩn hậu sản SKSS Sức khỏe sinh sản TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TSM Tầng sinh môn

Trang 6

1.1.2 Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng 4

1.1.3 Những nguy cơ của sản phụ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản 8

1.1.4 Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế 10

1.2 Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà 12

1.2.1 Mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới 12

1.2.2 Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam 13

1.3 Một số học thuyết điều dưỡng liên quan tới chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh 14 1.3.1 Học thuyết của Nightingale 14

1.3.2 Học thuyết của Dorothea Orem 14

1.3.3 Học thuyết nhu cầu cơ bản của Henderson 15

1.4 Tổng quan một số nghiên cứu về kiến thức, nhu cầu tư vấn của sản phụ về chăm sóc sau sinh tại Thế giới và Việt Nam 16

1.4.1 Kiến thức và nhu cầu tư vấn của sản phụ sau sinh trên thế giới 16

1.4.2 Kiến thức, nhu cầu tư vấn về chăm sóc sau sinh của sản phụ tại Việt Nam 19 1.4.3 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ 20

1.5 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 21

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 23

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3 Thiết kế nghiên cứu 23

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu 23

Trang 7

2.7.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.8 Các biến số nghiên cứu, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá (nghiên cứu định lượng) 26

2.8.1 Định nghĩa các biến số 26

2.8.2 Tiêu chí đánh giá các biến số về tình trạng của sản phụ và trẻ sau sinh 31

2.9 Phương pháp xử lý số liệu 33

2.10 Sai số và biện pháp khống chế, khắc phục sai số 34

2.11 Đạo đức nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 37

3.1.1 Đặc điểm của các sản phụ tham gia nghiên cứu 37

3.1.2 Người chăm sóc các sản phụ sau sinh 39

3.1.3 Tình trạng sức khỏe của sản phụ và trẻ sau sinh 39

3.2 Thực trạng kiến thức của sản phụ về chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh 41

3.2.1 Nguồn tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của sản phụ tại công đồng 41

3.2.2 Kiến thức các dấu hiệu nguy hiểm và các vấn đề sức khỏe có thể gặp sau sinh 42

3.2.3 Kiến thức của sản phụ về chế độ nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh của sản phụ sau sinh 44

3.2.4 Kiến thức của sản phụ về chế độ dinh dưỡng sau sinh 45

3.2.5 Kiến thức của sản phụ về kế hoạch hóa gia đình của sản phụ sau sinh 46

3.2.6 Kiến thức của sản phụ về các biện pháp tránh thai sau sinh 47

3.2.7 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ sau sinh của các sản phụ 47

3.3 Mô tả nhu cầu tư vấn chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh tại nhà của sản phụ 50

3.3.1 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ về theo dõi và phát hiện nguy cơ chảy máu sau sinh – nhiễm khuẩn 50

3.3.2 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ về chế độ vệ sinh 51

3.3.3 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ về chế độ dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ 52

3.3.4 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ về chăm sóc rốn và chế độ vệ sinh cho trẻ 52

Trang 8

3.3.6 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ về chế độ dinh dưỡng

và tiêm chủng của trẻ 54

3.4 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức của sản phụ 54

3.4.1 Liên quan giữa đặc điểm một số yếu tố nhân khẩu học và kiến thức của sản phụ 54

3.5 Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ 55

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 59

4.1 Mô tả thực trạng kiến thức và nhu cầu tư vấn về chăm sóc sau sinh của các sản phụ sinh thường tai bệnh viện đa khoa Tâm Anh 59

4.1.1 Đặc điểm của các sản phụ tham gia nghiên cứu 59

4.1.2 Thực trạng kiến thức chăm sóc sau sinh của sản phụ 64

4.2 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh thường tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh 71

4.2.1 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh cho sản phụ 71

4.2.2 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh cho trẻ 71

4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ 72

4.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sau sinh 72

4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn cho sản phụ 73

Hạn chế của nghiên cứu 75

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37

Bảng 3.2 Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu 38

Bảng 3.3 Người chăm sóc sản phụ sau sinh tại nhà 39

Bảng 3.4 Tình trạng sức khỏe của sản phụ sau sinh 40

Bảng 3.5 Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh 41

Bảng 3.6 Sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh 42

Bảng 3.7 Sản phụ có kiến thức đúng về dấu hiệu nhiễm khuẩn đường sinh dục sau khi sinh 42

Bảng 3.8 Sản phụ có kiến thức đúng về các vấn đề sau sinh có thể gặp 43

Bảng 3.9 Kiến thức của sản phụ về chế độ nghỉ ngơi, lao động phù hợp của sản phụ sau sinh 44

Bảng 3.10 Kiến thức của sản phụ về vệ sinh sau đẻ 44

Bảng 3.11 Kiến thức của sản phụ về chế độ dinh dưỡng sau sinh 45

Bảng 3.12 Kiến thức của sản phụ về cách bổ sung Sắt sau sinh 46

Bảng 3.13 Kiến thức của sản phụ về thời điểm giao hợp 46

Bảng 3.14 Sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sau sinh 47

Bảng 3.15 Kiến thức về vệ sinh cho trẻ sau sinh 48

Bảng 3.16 Kiến thức của sản phụ về chế độ cho trẻ bú ngay sau sinh 48

Bảng 3.17 Kiến thức của sản phụ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu 49

Bảng 3.18 Kiến thức chung của sản phụ về CSSS 50

Bảng 3.19 Nhu cầu của sản phụ về theo dõi và phát hiện nguy cơ chảy máu – nhiễm khuẩn sau sinh 50

Bảng 3.20 Nhu cầu của sản phụ về hướng dẫn chế độ vệ sinh 51

Bảng 3.21 Nhu cầu của sản phụ về hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ 52

Bảng 3.22 Nhu cầu của sản phụ về chăm sóc rốn và chế độ vệ sinh cho trẻ 53

Bảng 3.23 Nhu cầu của sản phụ về hướng dẫn theo dõi và phát hiện các bất thường của trẻ 53

Bảng 3.24 Nhu cầu của sản phụ về chế độ dinh dưỡng và tiêm chủng của trẻ 54

Trang 10

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa đặc điểm một số yếu tố nhân khẩu học và kiến thức của

sản phụ 54

Bảng 3.26 Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ 55

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn 38

Biểu đồ 3.2 Tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh 40

Biểu đồ 3.3 Kiến thức của sản phụ về cách bổ sung Canxi của sản phụ sau sinh 45

Biểu đồ 3.4 Kiến thức sản phụ về các biện pháp tránh thai 47

Biểu đồ 3.5 Kiến thức về lịch tiêm chủng của trẻ sau sinh trong tháng đầu sau sinh 49 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Giải phẫu vùng tiểu khung của nữ 5

Hình 1.2: Giải phẫu bên trong của tuyến vú 6

Hình 1.3 Các giai đoạn chăm sóc y tế của sản phụ và trẻ sơ sinh 10

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời người phụ nữ bắt đầu thiên chức của mình đó là “Làm mẹ” Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của sản phụ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất để tránh các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, hoặc rối loạn tiêu hóa, tâm thần sau sinh Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề về sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn rốn, vàng da bệnh lý [1][4]

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2013, có khoảng 60% tử vong sản phụ và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh[47] Báo cáo năm 2023 của UNICEF thống kê số phụ nữ và trẻ em gái tử vong mỗi năm do biến chứng mang thai và sinh con đã giảm từ 451.000 năm 2000 xuống còn 287.000 năm 2020 tuy nhiên gần 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các biến chứng khi mang thai và sinh nở, tương đương với cứ hai phút lại có một người tử vong [43] Theo ước tính của Liên Hợp quốc, tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống ở Việt Nam đã giảm, năm 2021 ở mức 9,96 0/00,tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 18,90/00; dưới 1 tuổi là 12,10/00 Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao so với một số nước cùng mức thu nhập như Thái Lan, chỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 8 0/00 [42]

Giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh cần được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp sản phụ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh [18]

Hiện nay, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh số sản phụ vào sinh con ngày một tăng, trong khi chưa có nghiên cứu nào về thực trạng chăm sóc sản phụ sau đẻ và các yếu tố liên quan Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: kiến thức của sản phụ về chăm sóc cho mẹ và bé trong giai đoạn chu sinh thế nào và yếu tố nào liên quan đến hiểu biết của họ Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của chính

Trang 12

2 sản phụ, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như các yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ là rất cần thiết và chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm Những thông tin thu được từ nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho việc tổ chức hoạt động chăm sóc sau sinh tại nhà cho sản phụ cũng như hướng dẫn các sản phụ về chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản được tốt hơn Đây cũng chính là kỳ vọng của Khoa Phụ Sản – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, nơi

đang tổ chức hoạt động này Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiến thức và nhu cầu

tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh thường tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023” Với hai mục tiêu nghiên cứu:

1) Mô tả kiến thức và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sau sinh thường tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023

2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh thường tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Chăm sóc sau sinh cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại nhà 1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Giai đoạn sau sinh

Tổ chức Y tế thế giới thống nhất sử dụng thuật ngữ “giai đoạn sau sinh” để đề cập đến những vấn đề sức khỏe của sản phụ và sơ sinh tính từ khi sau đẻ đến hết ngày thứ 42 (6 tuần lễ), còn gọi là thời kỳ hậu sản[9]

Giai đoạn chăm sóc sau sinh được chia ra thành các giai đoạn nhỏ: (1) Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu

(2) Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh tuần đầu (3) Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh 6 tuần đầu [4]

1.1.1.2 Chăm sóc sau sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc sau sinh bao gồm việc theo dõi và chuyển tiếp điều trị cho sản phụ nếu có biến chứng như băng huyết, đau, nhiễm khuẩn, ngoài ra còn bao gồm cả tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng thời kỳ nuôi con, các tư vấn về chăm sóc sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình Nội dung chăm sóc sơ sinh bao gồm cho bú sớm và bú hoàn toàn, giữ ấm, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh rốn và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm đưa trẻ đi khám và điều trị [1][4]

1.1.1.3 Giai đoạn Sơ sinh

Giai đoạn sơ sinh được giới hạn từ khi sinh ra đến hết 4 tuần đầu tiên sau sinh (28 ngày) Giai đoạn sơ sinh được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn sơ sinh sớm là từ khi sinh đến 7 ngày sau sinh và giai đoạn sơ sinh muộn bắt đầu từ ngày thứ 7 cho đến

hết 28 ngày sau sinh [1][19]

Trong giai đoạn sơ sinh sớm do trẻ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài cần phải thích nghi ngay với cuộc sống do vậy cần chăm sóc rất cẩn thận Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung và trong giai đoạn này trẻ rất dễ mắc bệnh và tử vong Theo WHO, hầu hết các trường

Trang 14

4 hợp tử vong sơ sinh (75%) xảy ra trong tuần đầu tiên và vào năm 2019 khoảng 1 triệu trẻ sơ sinh tử vòng trong vòng 24 giờ đầu tiên[49]

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh được đánh giá qua các chỉ số cơ bản như trẻ không sinh non (tuổi thai từ 37 tuần trở lên); cân nặng khi sinh đủ (từ 2500 gram trở lên); khó to, da hồng, nhịp thở đều, chỉ số Apgar từ 8 điểm trở lên ở phút thứ nhất, 9-10 điểm từ phút thứ 5; trẻ bú tốt, không nôn, có phân su và không có dị tật bẩm sinh [1][19]

1.1.1.4 Nhu cầu

Có rất nhiều định nghĩa về nhu cầu, tuy nhiên, có thể hiểu nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ, nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng, được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội

1.1.2 Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng 1.1.2.1 Giải phẫu và sinh lý hậu sản thường

- Những hiện tượng giải phẫu và sinh lý: + Thay đổi ở tử cung: Ngay khi rau sổ, tử cung co lại thành một khối chắc, đáy tử cung ở ngay dưới rốn Trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1000 gram Kích thước tử cung giảm đi do máu và các mạch máu mất đi và một phần khác là do sự tiêu hóa một lượng lớn các tương bào và tế bào Các cơ tử cung tự tiêu và giảm về kích thước cũng như số lượng Trong 4 tuần đầu sau đẻ, có sự tăng co hồi tử cung để tái tạo lại các tổ chức cơ tử cung Niêm mạc tử cung thực sự hồi phục sau sinh 6 tuần[3][9][23]

+ Thay đổi ở các phần phụ, âm đạo, âm hộ: Buồng trứng, vòi tử cung và các dây chằng tròn, dây chằng rộng dần dần trở lại bình thường về chiều dài, hướng và vị trí Cổ tử cung cũng thu nhỏ dần và thường bị rách 2 mép nên có hình dạng giống môi cá mè Lỗ cổ tử cung cũng nhanh chóng thu nhỏ dần và ngày thứ 12 sau sinh chỉ còn lọt ngón tay Âm đạo và âm hộ bị căng giãn rất nhiều trong chuyển dạ, đã trở lại trạng thái như trước khi mang thai vào tuần lễ thứ 3

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

5

Hình 1.1: Giải phẫu vùng tiểu khung của nữ

Nguồn : Theo Giải phẫu sinh lý người (2015)[3]

+ Thay đổi hệ tiết niệu: Sau khi đẻ, không chỉ thành bàng quang bị phù nề và xung huyết mà hiện tượng xung huyết còn xuất hiện cả ở lớp niêm mạc bàng quang Hơn nữa, bàng quang tăng dung tích và cơ bàng quang mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu ở bàng quang, cơ thắt vân cổ bàng quang hoặc là do viêm nhiễm sẽ nhạy cảm dễ mở nhưng có những trường hợp lại co thắt gây nên tình trạng bí đái, hoặc đái rắt hoặc són tiểu sau đẻ Bể thận và niệu quản bị giãn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau đẻ từ 2 đến 8 tuần lễ Những thay đổi này gây hiện tượng viêm nhiễm đường tiết niệu tiềm tàng mà không có biểu hiện triệu chứng bởi vì có tới 20% những sản phụ sau sinh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể ẩn[3][9][23]

+ Thay đổi ở vú: Ngược lại với cơ quan sinh dục, khi mang thai và đặc biệt là sau đẻ thì vú phát triển, căng lên, to và rắn chắc Núm vú to và dài ra, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ lên Các tuyến sữa phát triển Hiện tượng tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi hai nội tiết chính là Prolactin và Oxytocin Khi trẻ mút núm vú, xung động cảm giác – thần kinh từ núm vú lên não, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra Prolactin Chất này vào máu đến tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa Nồng độ Prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau Động tác bú mút của trẻ cũng tạo nên một phản xạ thần kinh kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra Oxytocin Oxytocin vào máu đến tuyến vú làm co thắt các cơ trơn, tống sữa theo các ống dẫn đến các xoang sữa theo các mạch đến đầu núm vú Các

Trang 16

6 Estrogen của bánh rau ức chế tiết Prolactin, phải mất 3 đến 4 ngày thì hiện tượng này mới mất hẳn đi Sữa bình thường cho tới lúc này còn chưa được tiết ra Khi các Estrogen còn chế ngự (trong khi có thai và ngay sau khi đẻ) thì chỉ có sữa non được tiết ra [3][9][23]

Hình 1.2: Giải phẫu bên trong của tuyến vú

Nguồn: Theo Giải phẫu sinh lý người (2015) [3]

- Về lâm sàng + Sự co hồi tử cung: Hiện tượng co hồi tử cung diễn ra ngay sau khi sổ rau Trong 12 giờ đầu sau đẻ, tử cung co đều đặn và đồng bộ để tống sản dịch ra ngoài Sau 24 giờ, cơn co tử cung không đều và giảm về cường độ Các cơn đau tử cung thường gặp ở những người sinh con rạ Mức độ đau tùy theo cảm giác của từng người Có thể đau kéo dài nhiều ngày Thông thường, các cơn đau giảm dần từ ngày thứ 3 sau đẻ Nếu co hồi tử cung chậm, sản dịch có mùi hôi và sốt thì cần nghĩ ngay đến nhiễm khuẩn hậu sản, phải cho sản phụ đi khám tại các cơ sở y tế

+ Sản dịch: Thành phần của sản dịch bao gồm: Máu, mảnh vụn của rau, màng rau, niêm mạc tử cung (mạng rụng), chất gây và lông tơ của thai nhi Toàn bộ lượng sản dịch ước khoảng 1.000-1.500gram Sản dịch có màu vàng, mùi nồng, đặc trưng cho sản dịch Nếu có mùi tanh, hôi, màu đục là do bị nhiễm khuẩn Nếu sản dịch ra nhiều, màu đỏ, người mệt lả là đang chảy máu do đờ tử cung hay tổn thương đường sinh dục Với sự tự cầm máu trong tử cung, sản dịch giảm dần theo thời gian hậu sản Ba ngày đầu tiên sau đẻ: sản dịch ra nhiều khoảng 1000 gram , bao gồm máu cục, những mảnh rau vụn nhỏ, có màu nâu sẫm Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8: sản dịch ít,

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

7 có màu lờ lờ như máu cá, lượng máu và các mảnh vụn của rau, màng rau ít dần Hai tuần sau đẻ: sản dịch có màu trong vì chỉ còn dịch thấm của niêm mạc tử cung Mặt khác, sản dịch là phức hợp protein phân hủy nên cũng là môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn hậu sản tăng lên [3][9][23]

+ Các hiện tượng khác: Cơn rét run: xảy ra ngay sau đẻ, là cơn rét run sinh lý Mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường Cần phải phân biệt với rét run do choáng, mất máu

Bí đái, tiểu tiện: do nhu động ruột bị giảm, do chuyển dạ kéo dài hoặc ngôi thai đè vào bàng quang Các hiện tượng khác: mạch thường chậm lại 10 nhịp/phút, trọng lượng cơ thể có thể sụt 3-5kg ngay sau sinh do rau thai, nước ối, sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch Hb, Hematocrit và hồng cầu giảm, sau 2 tuần lễ mới trở lại giá trị bình thường [3][9][23]

1.1.2.2 Sơ sinh đủ tháng và những vấn đề sức khỏe

- Sinh lý trẻ sơ sinh + Da, vàng da sinh lý: khoảng 1/3 trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da sinh lý bình thường vào giữa ngày thứ 2 và thứ 5 Hiện tượng này một phần do tình trạng chưa trưởng thành của các tế bào gan và tăng bilirubin trong máu, vì các hồng cầu bị phá hủy (hàm lượng Hb giảm từ 20 gram lúc mới sinh xuống 11 gram vào tháng thứ 3)

Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30% Vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn; còn vàng da bệnh lý có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có trong sắc tố màu vàng- được phóng thích vào máu làm cho trẻ bị vàng da Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 3-5 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do nồng độ Bilirubin tăng quá cao và thấm vào các nhân xám của não gây vàng da nhân Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày sau sinh [1][19]

Trang 18

8 + Phân: phân su chủ yếu do các tế bào bong, dịch nhầy và các sắc tố mật tạo nên- được đẩy ra ngoài trong 2-3 ngày đầu Phải thấy phân su xuất hiện trong vòng 36h sau khi sinh Ruột khi mới sinh vô khuẩn nhưng sau vài giờ đã có các khuẩn lạc phát triển Phải xuất hiện vào ngày thứ 5, thường có màu vàng nhạt, mùi thối

+ Hệ thống hô hấp: Nhịp thở khoảng 30 lần/phút và có thể rất thất thường + Nước tiểu: Trong vòng 24h đầu sau khi sinh trẻ phải đái ra nước tiểu Phải theo dõi đại tiện và tiểu tiện- các hiện tượng này là bằng chứng của chức năng bình thường

+ Hệ thống sinh dục: các biểu hiện của tình trạng giảm sút Estrogen có thể xuất hiện được gọi là “cơn sinh dục” Đôi khi thấy các núm vú phồng lên, thậm chí còn tiết sữa Bé gái có thể chảy một chút máu ở âm đạo, bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn thoáng qua Những hiện tượng này là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh nên không cần phải điều trị [1][19]

1.1.3 Những nguy cơ của sản phụ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản 1.1.3.1 Những nguy cơ của sản phụ thời kỳ hậu sản

- Nguy cơ về sức khỏe - bệnh tật: Trong thời kỳ hậu sản, sức khỏe sản phụ có thể bị đe dọa bởi nhiều vấn đề sức khỏe Một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây tử vong bao gồm; chảy máu muộn sau đẻ, nhiễm trùng hậu sản, sản giật,… Ngoài ra trong thời kỳ này, sản phụ còn gặp các bệnh lý về vú như tắc tia sữa, tổn thương núm vú… và các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu: bí tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu… cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh

- Dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn của sản phụ có ảnh hưởng lớn đến hồi phục sức khỏe sau sinh, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của em bé Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, sản phụ cho con bú trong 6 tháng đầu cần thêm 550 đến 675 Kcal/ngày so với bình thường khoảng từ 2200-2300 Kcal/ngày, tức là sẽ phải đạt từ 2750 đến 2975 Kcal/này Hiện nay, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, các sản phụ ở Việt Nam mới chỉ đạt 2100 Kcal/ngày như vậy mới chỉ đảm bảo được 76% nhu cầu tối thiểu của sản phụ sau sinh Ăn không đủ lượng và chất trong các bữa ăn hàng ngày, không bổ sung các vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, Sắt, Iốt là một nguy cơ có hại cho sức khỏe của sản

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

9 phụ sau sinh Thiếu Iốt làm cho trẻ phát triển chậm trí tuệ Thiếu Vitamin A gây tổn thương ở mắt cho trẻ như quáng gà, mù do khô mắt Thiếu Sắt và Folate gây thiếu máu[2][15]

- Vệ sinh, lao động và nghỉ ngơi Thời kỳ mang thai và sinh nở đã tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như sức sức lực của người phụ nữ, vì vậy nếu không có chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời kỳ sau sinh, sản phụ sẽ có những hệ lụy về sức khỏe như mất ngủ, giảm cân, suy nhược cơ thể, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, tạo điều kiện mắc một số bệnh Ngoài việc kiêng lao động nặng phòng tránh chảy máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; sản phụ cũng phải ngủ đủ giấc (từ 8 tiếng/ngày) để phục hồi sức khỏe Chế độ vệ sinh thân thể và bộ phận đúng cách sẽ giúp tránh được các nhiễm khuẩn về vú, đường sinh dục, tiết niệu[15][22]

- Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau sinh: Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực có ý thức của các cặp vợ chồng để điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con theo ý muốn Kế hoạch hóa gia đình bao gồm các phương pháp: đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung, bao cao su, viên thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, cho bú vô kinh… [4][23]

Phụ nữ sau sinh cần được cung cấp những kiến thức về biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau sinh để tránh việc mang thai ngoài ý muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ

1.1.3.2 Những nguy cơ của trẻ sơ sinh

Theo kết quả một số nghiên cứu, sơ sinh thường gặp những vấn đề sức khỏe như: các vấn đề về hô hấp, trẻ sinh non tháng, nhiễm khuẩn, vàng da Tổng quan về gánh nặng bệnh tật và tử vong sơ sinh khu vực các nước Đông Nam Á năm 2012 cho thấy các nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm khuẩn, non tháng, nhẹ cân, ngạt sơ sinh và các bất thường bẩm sinh Tỷ lệ tử vong sơ sinh do ngạt: 25%, biến chứng của sinh non: 45%, bất thường bẩm sinh: 16% và nhiễm khuẩn: 14% Nhiễm khuẩn sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong sơ sinh quan trọng nhất có thể phòng tránh nhưng không thấy có nghiên cứu nào phân tích một cách sâu sắc cũng như cung cấp các số liệu thống kê về tỷ lệ mới mắc [45]

Trang 20

10 Một nghiên cứu 565 sản phụ có con dưới 6 tháng tuổi tại Pakistan năm 2006, cho thấy có khoảng 28% trẻ sơ sinh gặp những vấn đề về sức khỏe tính đến 28 ngày tuổi Các sản phụ cho biết các vấn đề sức khỏe của trẻ bao gồm: sốt (45,5%), nôn (27%), khó thở (15,4%), trớ (13,5%) Số ít khoảng 19% số trẻ sơ sinh có triệu chứng nặng hơn như da xanh tái, hạ nhiệt độ, vàng da Trong số những trẻ mắc bệnh này, có 82,1% mắc bệnh trong tuần đầu tiên [31]

1.1.4 Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Hướng dẫn nhu cầu Chăm sóc sau sinh cho sản phụ và trẻ sơ sinh dựa trên các bằng chứng hiện có và sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia lúc bấy giờ Chăm sóc y tế từ khi mang thai đến hết giai đoạn sau sinh được biểu diễn theo sơ đồ sau[45] (Hình 1.3)

Hình 1.3 Các giai đoạn chăm sóc y tế của sản phụ và trẻ sơ sinh

Nguồn: Theo WHO về Hướng dẫn nhu cầu chăm sóc sau sinh [45]

Tiếp theo hướng dẫn năm 1998, năm 2003 TCYTTG công bố Hướng dẫn nhu cầu thiết yếu về mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh và chăm sóc sơ sinh nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn cho các can thiệp dựa trên bằng chứng ở cấp độ chăm sóc ban đầu

1.1.4.1 Thời điểm chăm sóc sau sinh

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 chỉ rõ thực hiện chăm sóc sau sinh nên theo mô hình 6-6-6-6 Bao gồm 3-6 giờ sau sinh, 3-6 ngày, 6 tuần và 6 tháng sau sinh Tuy nhiên, chăm sóc sau sinh trên thực tế cần tiến hành sớm để khuyến khích các hành vi và nhu cầu chăm sóc kịp thời Những nhu cầu này bao gồm: cho trẻ bú ngay và cho bú hoàn toàn, giữ trẻ đủ ấm, giữ sạch rốn, xác định các dấu hiệu nguy hiểm đúng thời điểm để kịp thời điều trị Đối với sản phụ, những nhu cầu này bao gồm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

11 kiểm soát chảy máu, kiểm soát đau, nhiễm khuẩn, tư vấn chăm sóc vú và cho bú, tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và kế hoạch hóa gia đình [45]

Ở những nơi không có điều kiện chăm sóc tại cơ sở y tế, có thể tổ chức chăm sóc tại nhà Hướng dẫn năm 2008 bổ sung trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ đầu tiên là thời điểm quan trọng nhất đối với sức khỏe sản phụ và trẻ em, vì vậy sự chăm sóc y tế vào thời điểm này là cần thiết nhất [46]

Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016 của Việt Nam quy định các thời điểm chăm sóc sau sinh cần thiết nhất là [4]

1- Trong ngày đầu sau đẻ: 2- Tuần đầu tiên sau đẻ 3- Sáu tuần đầu tiên sau đẻ

1.1.4.2 Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia

Trong Hướng dẫn quốc gia về SKSS, các sản phụ và sơ sinh được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong ngày đầu tiên Từ ngày thứ 2 đến hết sáu tuần, nếu sản phụ xuất viện, các cán bộ y tế thực hiện chăm sóc sau sinh cần thực hiện các quy trình [4]

(1) Hỏi mẹ về sức khỏe mẹ và con (2) Khám (kiểm tra sự co hồi tử cung, tầng sinh môn, sự tiết sữa, vết mổ.) (3) Hướng dẫn chăm sóc mẹ và con (theo bảng hướng dẫn chăm sóc của hướng dẫn quốc gia)

(4) Cảnh báo về các bất thường có thể xảy ra Các nội dung chăm sóc chính:

- Về phía người mẹ: + Vệ sinh hàng ngày + Chăm sóc vú + Xử trí đau do co bóp tử cung + Xử trí vết khâu tầng sinh môn (nếu có) + Chế độ ăn uống và sinh hoạt đầy đủ, ngủ 8h/ngày, vận động nhẹ nhàng + Tư vấn: giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có), hoặc tư vấn nuôi con sữa mẹ, kế hoạch hóa gia đình

- Về phía con: + Ngủ màn, nằm chung với mẹ

Trang 22

12 + Nuôi con bằng sữa mẹ

+ Chăm sóc mắt + Chăm sóc rốn + Vệ sinh thân thể và chăm sóc da + Tiêm phòng

1.2 Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà 1.2.1 Mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới

Trên thế giới, hiện nay đang tồn tại 3 mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà (hay còn gọi là chăm sóc sau sinh dựa vào cộng đồng) Trong mỗi mô hình chăm sóc đều chứa đựng hai phần không thể thiếu, đó là (1) thăm khám, phát hiện bất thường chuyển tuyến điều trị, (2) tư vấn nâng cao sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh

- Mô hình thứ nhất: thăm khám sau sinh do cán bộ y tế thực hiện - Mô hình thứ hai: Thăm khám sau sinh do cán bộ cộng đồng thực hiện - Mô hình thứ ba: thăm khám sau sinh do cán bộ cộng đồng và cán bộ y tế thực hiện

Ở mô hình thứ nhất, cán bộ y tế được đào tạo chính quy hoặc đang làm ở các cơ sở y tế công, đến thăm khám và trực tiếp tư vấn cho sản phụ Nhiều quốc gia đã áp dụng chương trình này như ở hầu hết các quốc gia châu Âu, Hy Lạp, Indonesia, Philippines, Zimbabwe, Nêpan, Ấn độ, Băngladet Ví dụ ở Hà Lan, sản phụ được quyền lựa chọn sinh con tại nhà hoặc tại các nhà hộ sinh hoặc tại bệnh viện Chương trình thăm khám tại nhà trong vòng 1 tuần sau sinh được trả bằng bảo hiểm y tế được áp dụng cho các sản phụ

Ở mô hình thứ hai, các thăm khám thường không mang tính chuyên môn, chỉ chú trọng vào một chương trình cụ thể như tư vấn cụ thể Ví dụ: chương trình tư vấn chăm sóc sơ sinh tại nhà để làm giảm tỷ lệ chết sơ sinh ở Ấn Độ trong hai thập kỷ vừa qua Một nghiên cứu của Sazawal và Black 2003 tại Ấn Độ cho thấy các cán bộ cộng đồng cung cấp thuốc uống kháng sinh điều trị viêm phổi tại nhà có thể làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh từ 13 đến 30% Chương trình thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại Ghana (2001-2002) cũng sử dụng cán bộ cộng đồng cung cấp thông tin về sữa mẹ cho sản phụ mới sinh con, các ông chồng và mẹ chồng Đây chính là chương trình giáo dục đồng đẳng về nuôi con bằng sữa mẹ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

13 Ở mô hình thứ ba, cán bộ cộng đồng thực hiện tư vấn chăm sóc sau sinh Sau đó cán bộ y tế thực hiện các thăm khám chuyên môn Ví dụ: chương trình dựa vào cộng đồng thực hiện KHHGĐ cho phụ nữ sau đẻ tại Chile (1999) hay Guatemala (2002) Cán bộ cộng đồng tư vấn sau đó giới thiệu các sản phụ đến thực hiện các biện pháp tránh thai cụ thể tại các cơ sở y tế, đồng thời theo dõi và xử trí nếu có biến chứng

Emma S et al.(2016) nghiên cứu hoạt động chăm sóc sau sinh tại nhà ở Uganda và Zambia cho thấy vai trò rất quan trọng của các nữ hộ sinh [27]

1.2.2 Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam

Cũng giống như xu hướng trên thế giới, khoảng trống trong chăm sóc sau sinh ở Việt Nam cũng thể hiện rõ khi số lượng nghiên cứu trong lĩnh vực này khá khiêm tốn so với chăm sóc trước sinh Một nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005 cho thấy vẫn còn sự thiếu hụt trong chăm sóc sau đẻ và đặc biệt là chăm sóc sơ sinh sau đẻ Số phụ nữ được nhân viên y tế khám lại sau đẻ: trong vòng 2 giờ sau đẻ là 32,1%; trong vòng 3-12h sau đẻ là 51,2% và số không được khám là 13,1% Đa số các thăm khám sau sinh lại được tiến hành tại bệnh viện Các thăm khám tại nhà do y tế thôn bản hoặc và y tế tư nhân đảm nhiệm [17]

Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ được khám lại sau sinh cũng rất khác nhau ở các vùng, miền, trong khi tỷ lệ thăm khám sau sinh ở Khánh Hòa chỉ là 52,3%, trong đó 70,6% số lần khám thứ nhất do cán bộ y tế xã thực hiện Một nghiên cứu khác của Lê Anh Tuấn, Ngô Văn Toàn và cộng sự năm 2010 về chăm sóc sau sinh tại Bình Định cho thấy tỷ lệ các sản phụ được khám lại trong vòng 28 ngày sau sinh khá cao: 82% Tuy nhiên, các sản phụ vùng miền núi có tỷ lệ khám lại không cao

Trong một nghiên cứu khác của Lưu Ngọc Hoạt và cộng sự tỷ lệ cho bú hoàn toàn là 30% Các yếu tố cản trở cho nhu cầu cho trẻ bú sớm là mẹ thấy không đủ sữa, mệt yếu, mẹ mổ đẻ, mẹ dùng kháng sinh, không được cán bộ y tế khuyên và hỗ trợ Có đến 40,2% trong số các sản phụ có con <6 tháng tuổi cho biết lý do không cho bú là do sản phụ cảm thấy không đủ sữa nữa [8]

Mặc dù số lượng không nhiều như các nghiên cứu về mang thai và sinh nở, các nghiên cứu chăm sóc sau sinh của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam đã mô tả khái quát về thực trạng chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh với những đặc điểm chung về kiến thức nhu cầu chăm sóc sau sinh của sản phụ còn có nhiều bất cập, mang

Trang 24

14 đậm màu sắc của tập quán và phong tục, sự tham gia của nhiều thành viên trong gia đình và sự bỏ ngỏ của hệ thống y tế khi trao toàn bộ việc chăm sóc sau sinh của sản phụ và trẻ sơ sinh cho cộng đồng Giai đoạn sau sinh cũng chứa đựng nhiều nguy cơ về sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh, kể cả những nguy cơ về sức khỏe và các nguy cơ tinh thần khác như vấn đề trầm cảm sau sinh Trong khuôn khổ tìm kiếm của nghiên cứu, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào cả trên thế giới và tại Việt Nam phân tích sự thay đổi về kiến thức và nhu cầu chăm sóc sau sinh của sản phụ khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà

1.3 Một số học thuyết điều dưỡng liên quan tới chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh

1.3.1 Học thuyết của Nightingale

Theo học thuyết của Nightingale môi trường như một phương tiện chăm sóc và chúng ảnh hưởng đến bệnh tật nên điều dưỡng cần tận dụng môi trường xung quanh để tác động vào việc chăm sóc Trong đó môi trường bao gồm: sự thông khí trong lành, sức nóng, ánh sáng, yên tĩnh, sự sạch sẽ, vệ sinh cá nhân [14]

Do vậy, khi vận dụng vào chăm sóc và nhu cầu chăm sóc của sản phụ và trẻ sau sinh Sản phụ và trẻ sau sinh cần chú ý đảm bảo môi trường như không khí sạch, nhiệt độ phòng bệnh không quá nóng, không quá lạnh, đủ ánh sáng, yên tĩnh để trẻ được ngủ sau sinh và người mẹ được nghỉ ngơi Đặc biệt chú ý tới vệ sinh cá nhân nhất là vệ sinh hậu sản của người mẹ, chăm sóc rốn, tắm cho trẻ Đảm bảo nước sạch dùng tắm cho trẻ và chăm sóc da cho trẻ sau sinh Vi khuẩn có ở khắp nơi trên bề mặt da, môi trường xung quanh có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào, cần loại bỏ các tác nhân tác động đến nhiễm khuẩn ở trẻ, đặc biệt là nhiễm khuẩn da và tiêu hóa do các dụng cụ pha chế thức ăn cho trẻ chưa kiểm soát tốt nhiễm khuẩn

1.3.2 Học thuyết của Dorothea Orem

Học thuyết của Dorothea Orem nhấn mạnh vai trò tự chăm sóc của con người Orem khẳng định để một người có thể tự chăm sóc cho bản thân, họ cần được hướng dẫn, chỉ dẫn từ phái điều dưỡng và khi họ có thể tự làm được họ sẽ vui vẻ và hứng thú hơn, họ không còn phải phụ thuộc vào chăm sóc của người thân, sức khỏe của họ được dần dần từng bước được nâng cao

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

15 Theo Học thuyết, có 3 mức độ tự chăm sóc đó là: Mức độ phụ thuộc hoàn toàn, người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình và phải nhờ vào điều dưỡng, người chăm sóc trực tiếp cho họ

Mức độ phụ thuộc một phần: khi người bệnh có hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ

Mức độ không cần sự trợ giúp của người khác, tức là người đó tự chăm sóc cho bản thân, điều dưỡng chỉ hướng dẫn, tư vấn cho họ [14]

Đối với sản phụ sau sinh việc áp dụng Học thuyết Dorothea Orem là rất phù hợp bởi liên quan đến khả năng độc lập trong sinh hoạt của họ Sau sau sinh sức khỏe cả sản phụ còn yếu nên một số hoạt động chăm sóc sau sinh phải phụ thuộc vào điều dưỡng và người chăm sóc Do vậy, trong quá trình chăm sóc hộ sinh và điều dưỡng viên cần đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp vì những ngày nằm tại bệnh viện, sản phụ và trẻ gần như phụ thuộc vào sự chăm sóc của Hộ sinh và Điều dưỡng viên Sau đó, mức độ phụ thuộc giảm dần nhưng nhân viên y tế cần hướng dẫn, tư vấn để người mẹ sau để và gia đình tự chăm sóc cho bản thân sản phụ và trẻ sau sinh

1.3.3 Học thuyết nhu cầu cơ bản của Henderson

Virginia Henderson xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để hợp tác thực hiện Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu về: hô hấp bình thường, ăn uống đầy đủ, chăm sóc bài tiết, ngủ và nghỉ ngơi, vận động và tư thế đúng, mặc quần áo thích hợp, duy trì nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cơ thể, tránh nguy hiểm, an toàn, được giao tiếp tốt, tôn trọng tự do tín ngưỡng, được tự chăm sóc, làm việc, vui chơi và giải trí, học tập có kiến thức cần thiết [14]

Áp dụng học thuyết nhu cầu cơ bản của Henderson trong chăm sóc sau sinh nhằm mục đích cung cấp đầy đủ những chăm sóc cơ bản cho sản phụ giúp sản phụ mau chóng có sức khỏe ổn định Mặt khác, chăm sóc sau sinh cũng đảm bảo sự an toàn cho sản phụ và trẻ tránh được các tai biến sản khoa Việc có sức khỏe thể chất tốt

Trang 26

16 cũng như giấc ngủ đầy đủ, sản phụ được trợ giúp về tâm lý như thường xuyên được giao tiếp họ sẽ tránh được những rối loạn liên quan đến lo âu trầm cảm sau sinh

1.4 Tổng quan một số nghiên cứu về kiến thức, nhu cầu tư vấn của sản phụ về chăm sóc sau sinh tại Thế giới và Việt Nam

1.4.1 Kiến thức và nhu cầu tư vấn của sản phụ sau sinh trên thế giới 1.4.1.1 Kiến thức, nhu cầu tư vấn sau sinh nói chung:

Kiến thức về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với sản phụ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của sản phụ và trẻ sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ-con Bổ sung và nâng cao kiến thức còn giúp các sản phụ có nhu cầu chăm sóc bản thân và con một cách khoa học Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kiến thức và nhu cầu về chăm sóc sau sinh của sản phụ chưa được chính bản thân sản phụ và các thành viên khác trong gia đình quan tâm nhiều như kiến thức về mang thai và sinh nở Một nghiên cứu của tác giả Kimberly Smith (2004) trên 428 sản phụ ở Mali cho thấy có 80% sản phụ khẳng định cần có kiến thức và nhu cầu chăm sóc trước sinh, trong khi tỷ lệ trả lời đối với chăm sóc sau sinh chỉ có 60% Nghiên cứu này cũng cho thấy có 21,1% các sản phụ không biết cần phải đi khám lại sau sinh, 18% các sản phụ cho rằng chỉ đi khám sau sinh khi xuất hiện bất thường, chỉ có 2,1% các sản phụ cho rằng cần thiết phải có cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trong vòng hai tuần đầu sau sinh [31] Về kiến thức, nghiên cứu của Reza Sharafi (2013) trên 316 sản phụ tại Iran cho thấy, 78,5% sản phụ có kiến thức về chăm sóc sơ sinh của các sản phụ ở mức trung bình Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng là 13,3% Có 8,2% sản phụ không có kiến thức về chăm sóc con sau sinh [37]

Một nghiên cứu ở Ethiopia (Genet Gebrehiwot và cộng sự, 2018) rất gần với nghiên cứu của luận văn này của chúng tối cho thấy: Dịch vụ chăm sóc sau sinh cho phép các chuyên gia y tế xác định các vấn đề sau sinh bao gồm các biến chứng tiềm ẩn cho người mẹ với em bé và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời Ở Ethiopia, dịch vụ chăm sóc sau sinh được cung cấp miễn phí cho tất cả phụ nữ, tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ này rất thấp Nghiên cứu này đã đánh giá việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh của phụ nữ Hà Nội và các yếu tố liên quan đến các cơ sở y tế công cộng ở thành phố Mekelle, Vùng Tigray, Bắc Ethiopia Với cỡ mẫu 367 phụ nữ đến các phòng khám sức khỏe sản phụ và trẻ em tại thành phố Mekelle cho các dịch vụ chăm sóc sau

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

17 sinh kết quả cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh thấp (32,2%) Phụ nữ là nhân viên tư nhân và nữ doanh nhân có nhiều khả năng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh (OR = 6,46, CI: 95%: 1,91- 21,86) và (3,35, 95% CI: 1,10-10,19) so với các bà vợ ở nhà có tiền sử mang thai có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ (OR = 3.19, 95% CI: 1.06 -9.57) so với những phụ nữ có tiền sử mang thai từ bốn lần trở lên Phụ nữ có kiến thức về dịch vụ chăm sóc sau sinh cũng có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh (OR = 14,46, KTC 95%: 7,55 -27,75) so với phụ nữ thiếu kiến thức về dịch vụ Tác giả kết luận: Sử dụng chăm sóc sau sinh trong khu vực nghiên cứu còn thấp Kiến thức về các dịch vụ chăm sóc sau sinh và nghề nghiệp của phụ nữ có tác động tích cực đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh [29]

1.4.1.2 Các kiến thức, nhu cầu sau sinh:

Về chăm sóc sản phụ: Các nghiên cứu về chăm sóc sản phụ giai đoạn sau sinh có số lượng rất ít Một số các nghiên cứu được tìm thấy về chủ đề này là nghiên cứu định tính, phân tích tác động của các yếu tố tập quán lên nhu cầu chăm sóc sản phụ sau sinh Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy chỉ có 32% trong số các sản phụ sau sinh tham gia nghiên cứu được khám lại, 86,4% các sản phụ được uống Vitamin A

Về chăm sóc sơ sinh: nhiều nghiên cứu cho thấy sản phụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển còn chưa có kiến thức đầy đủ, hoặc có kiến thức, nhu cầu sai về chăm sóc cho trẻ sơ sinh Ví dụ về chăm sóc rốn, mặc dù TCYTTG đã khuyến cáo phải giữ rốn trẻ sạch sẽ, khô ráo, không được bôi bất cứ một loại thuốc hoặc chất nào lên bề mặt nếu không có chỉ định của bác sĩ, vẫn có nhiều sản phụ bôi dầu mù tạt, nghệ, phân bò, mỡ kháng sinh lên cuống rốn Nghiên cứu của Badiyah cho thấy có 25% sản phụ bôi dầu dừa lên cuống rốn, 2% các sản phụ thậm chí bôi cả tro bếp lên cuống rốn của trẻ

Nghiên cứu của các tác giả khác ở Ấn Độ và Kenya cho thấy chỉ có 50% các sản phụ có nhu cầu đúng về chăm sóc rốn Hầu hết các sản phụ đều biết mục tiêu của tiêm chủng là phòng bệnh nhưng rất ít các sản phụ biết các bệnh nào có thể phòng tránh bằng tiêm vắcxin Kiến thức và nhu cầu của sản phụ cũng có ảnh hưởng nhiều đến hành vi cho bú mẹ Một nghiên cứu của tác giả Shrestha (Nepal) cho thấy có đến 25% các sản phụ thiếu kiến thức và 20% các sản phụ nhu cầu không đúng về cho con bú Trong một nghiên cứu khác của Norhan Zeki Shaker trên 1000 sản phụ vừa sinh

Trang 28

18 con tại Irắc năm 2009, có tới 50% các sản phụ dừng cho con bú trước 3 tháng tuổi với các lý do lần lượt là sản phụ cảm thấy không đủ sữa cho con bú (35,1%), trẻ không bú (29,7%), sản phụ có bệnh lý (9%) và sản phụ không thích cho bú (8,1%) [34]

Trong thời kỳ sau sinh, một số phụ nữ không những không được chăm sóc mà còn có nguy cơ bị bạo hành Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy 24% phụ nữ bị đe dọa bạo hành hay lạm dụng thể xác, tình dục, bạo hành gia đình cũng tăng cao từ 10-19% và mức độ trầm trọng hơn so với thời kỳ tiền sản Bạo hành phụ nữ trong thời kỳ hậu sản gây nên tình trạng căng thẳng tinh thần hay trầm cảm cao gấp 6 lần so với những phụ nữ không bị bạo hành Hậu quả của bạo hành thường rất nặng nề vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của sản phụ và trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu khác ở các nước thu nhập thấp và trung bình cũng cho thấy sự thiếu hụt kiến thức và nhu cầu của sản phụ liên quan đến điều kiện kinh tế , học vấn của thai phụ [24], [25], [26], các rào cản văn hóa hay tập quán sinh hoạt, tôn giáo ở Zambia, Uganda [32],[38],[39]

1.4.1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, nhu cầu tư vấn sau sinh của sản phụ

Các nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức và nhu cầu tư vấn của sản phụ về chăm sóc sau sinh Những yếu tố này bao gồm các yếu tố về đặc điểm của mẹ như độ tuổi, trình độ học vấn, số con, nghề nghiệp, nơi cư trú Các đặc điểm khác như: nơi sinh con, số ngày nằm viện, và yếu tố tập quán cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức, nhu cầu tư vấn của sản phụ giai đoạn sau sinh Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các sản phụ có điều kiện sống tốt hơn, thu nhập cao và trình độ học vấn cao thì có kiến thức, nhu cầu chăm sóc sơ sinh tốt hơn

Ngoài ra, việc xuất viện quá sớm sau sinh của sản phụ (2-3 giờ sau sinh) dẫn đến việc sản phụ mất cơ hội được hướng dẫn về chăm sóc sau sinh bởi các cán bộ y tế Nơi sinh cũng quyết định đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh Các sản phụ sinh con tại nhà được khám lại sau sinh chiếm tỷ lệ là: 7,5%, trong khi tỷ lệ khám lại sau sinh ở các sản phụ sinh con ở các cơ sở y tế là 71%

Yếu tố cộng đồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và nhu cầu của sản phụ Trong các cộng đồng châu Á, người quyết định về ăn uống, chăm sóc cho sản phụ và trẻ sơ sinh thường là một thành viên khác trong gia đình, chứ không phải bản thân sản phụ Kết quả nghiên cứu cho thấy người quyết định là mẹ chồng chiếm:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

19 30,9%, chỉ có 24,2% sản phụ được tự quyết định trong việc chăm sóc cho bản thân và cho con Một nghiên cứu khác của tác giả Jyoti Kulkami tại Ấn Độ trên 100 sản phụ cho thấy một trong những nguyên nhân không cho trẻ bú sớm đối với các sản phụ có con so là ngượng phải cho bú trước mặt mọi người Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tập quán có tác động nhiều đến các hành vi kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt của các sản phụ sau sinh

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sau sinh đó là vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là hộ sinh Kiến thức và kỹ năng chăm sóc, theo dõi và tư vấn cho sản phụ tự chăm sóc sau sinh là rất quan trọng Peca, E (2016) nghiên cứu tổng quan tình hình ở các nước Mỹ Latin và Đông Phi cho thấy ở các vùng khó khăn, nếu nhân viên y tế không đủ kiến thức, thì ở đó tình trạng chăm sóc sau sinh sẽ có nhiều vấn đề [35] Những nhận xét tương tự cũng nhận thấy qua một số nghiên cứu ở Ấn độ, Indonisia, Etiopia [29][40], [41]

Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại tuyến cơ sở cũng được đề cập tới trong rất nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Khanal V và cộng sự (2014) tại Nepal đưa ra các kết quả cho thấy một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ CSSS ở vùng Tỉnh lân cận đó là niềm tin [30].Tính tiếp cận và thuận tiên trong tiếp cận dịch vụ y tế CSSS cũng rất quan trọng với các cộng đồng nghèo ở Uganda [33], [44]

Một nghiên cứu gần đây của Gebrehiwot A và cộng sự ở Ethiopia (2018) cho thấy các dịch vụ đã sử dụng gồm: Đo nhiệt độ cơ thể sản phụ 48.3%, kiểm tra vú 12.7% ; kiểm tra chảy máu âm đạo 33.1%, đo huyết áp sản phụ 17.8%, tư vấn chăm sóc bé chỉ 11.0%, tư vấn về các dấu hiệu nguy hiểm của em bé 18.6%, tư vấn vệ sinh cá nhân 4.2%, tiêm chủng cho bé 26.3%, kiểm tra vệ sinh rốn 40.7%, đo nhiệt độ cơ thể của bé với tỷ lệ rất thấp , chỉ 4.2% [28]

1.4.2 Kiến thức, nhu cầu tư vấn về chăm sóc sau sinh của sản phụ tại Việt Nam

Có ít nghiên cứu về kiến thức, nhu cầu của sản phụ trong thời kỳ sau sinh được tìm thấy ở Việt Nam Kết quả của một số nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy kiến thức, nhu cầu chăm sóc sau sinh của sản phụ còn có nhiều bất cập [10][12][21]

Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách năm 2009 tại 14 tỉnh miền bắc và Tây Nguyên cho thấy kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm cho sản phụ sau sinh rất yếu, chỉ có 42,1% phụ nữ sau sinh được chăm sóc tại nhà bởi cán bộ y tế, y tế thôn bản và

Trang 30

20 bà đỡ dân gian Chỉ có 14,9% biết thời điểm cần sử dụng BPTT sau đẻ Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Vân và Vương Tiến Hòa về thực trạng công tác chăm sóc sau sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2003 cho thấy tỷ lệ sản phụ có kiến thức về CSSS đạt là 40%, trong khi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm chỉ đạt 25,6%, kiến thức về các biện pháp KHHGĐ cũng chỉ đạt 29,2% Chỉ có 50,7% và 59,5% các sản phụ có kiến thức phải bổ sung viên Sắt và Vitamin A thời kỳ sau sinh [20]

Tổng quan hệ thống của UNFPA (2007) cũng cho thấy kiến thức của sản phụ về chăm sóc sau sinh rất thấp Khoảng 3/4 các sản phụ biết thời điểm cho bú mẹ Tuy nhiên các sản phụ không biết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho con, cũng như sử dụng BPTT đúng cách Đặc biệt các sản phụ ở miền núi, KAP về làm mẹ an toàn khá thấp (Kiến thức khá: 13,1%, thái độ đúng: 36,4%, và nhu cầu đúng: 10%) Không chỉ yếu, và thiếu kiến thức, nhu cầu về CSSS, ở Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về giá trị, niềm tin truyền thống hay gọi là tập quán Nghiên cứu của Lê Minh Thi, 2003 tại Ân Thi, Hưng Yên cho thấy thời gian ở cữ theo quan niệm truyền thống là 100 ngày (3 tháng 10 ngày) Sản phụ trong thời gian ở cữ cũng phải tuân theo rất nhiều các kiêng kỵ trong chế độ ăn uống và nghỉ ngơi Ví dụ, kiêng gội đầu và tắm bằng nước lạnh, kiêng xem tivi, đọc sách, kiêng ăn cá và những chất tanh, kiêng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp Tác giả chia ra 3 cấp độ của các tập quán chăm sóc sau sinh, bao gồm: (1) các yếu tố ích lợi: bao gồm các nhu cầu có lợi cho sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh như ăn nhiều thức ăn, tránh uống các đồ uống nóng như rượu, (các yếu tố trung tính: không có lợi hay có hại cho sức khỏe BMTE như không chải đầu, không soi gương, không gọi điện thoại, nhét bông vào tai, mặc áo dài tay (trong thời tiết nóng), đi tất, không cắt móng chân, móng tay và (3) nhóm yếu tố gây hại: bao gồm kiêng ăn một số loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như cá, hoa quả, hải sản, thịt bò,

kiêng uống nhiều nước, không sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản[15]

1.4.3 Nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh của sản phụ

Đa số sản phụ mong muốn nhận được giáo dục làm cha mẹ bằng hình thức kết hợp giữa dựa trên công nghệ thông tin và giáo dục trực tiếp (46,7%) Chủ đề giáo dục được quan tâm nhiều nhất bao gồm cách chăm sóc trẻ, cách cho trẻ ăn, giấc ngủ mẹ và bé, và sức khỏe sản phụ sau sinh [5]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

21 Một số khó khăn của các sản phụ trong chăm sóc sau sinh như xử trí như thế nào nếu con khóc đêm, đưa con đi tiêm chủng đúng lịch…cũng là những khó khăn mà các sản phụ phải đối mặt trong thời gian nghỉ sinh Các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, ngủ nghỉ, chế độ sinh hoạt không đứng ở vị trí hàng đầu nữa mà thay vào đó là nhóm nhu cầu ở mức cao hơn: được cung cấp thông tin, được chia sẻ thông tin Trong khi các nhu cầu của sản phụ về chăm sóc sau sinh ngày càng cao và có sự thay đổi trong nhóm nhu cầu mang tính khái quát cao hơn nhóm nhu cầu cơ bản thì chăm sóc sau sinh thường quy hiện tại chưa đáp ứng được với nhu cầu của các sản phụ

Nghiên cứu định tính của Katarina Johansson, 2009 tại Thụy Điển, cho thấy nhu cầu ngay sau khi xuất viện của các cặp vợ chồng mới có con lần đầu là được trang bị những kiến thức cơ bản nhất như: cách cho con bú, khoảng cách giữa các lần cho bú và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm… Nghiên cứu của Debbie Singh và Mary Newburn tại Anh (1999-2000) về kinh nghiệm chăm sóc sau sinh của sản phụ cho thấy các sản phụ mới sinh mong muốn được cung cấp các thông tin về vận động, kiêng khem, dinh dưỡng, chăm sóc sơ sinh, lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày, cách dỗ trẻ khi trẻ khóc, trong khi cách chăm sóc sau sinh thường quy chỉ quan tâm đến khía cạnh sức khỏe

1.5 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

Dựa trên nền tảng truyền thống, các giá trị lớn của ngành y Việt Nam từ xưa đến nay, đồng thời mong muốn mang lại cho người dân dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao về y khoa, tiếp cận phương pháp, kỹ thuật và phác đồ hiện đại, được hưởng các dịch vụ cao cấp hiện đại, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã được thành lập năm 2016 Ngay từ khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, bệnh viện đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ nhiều lĩnh vực như nam khoa tiết niệu, sản phụ khoa, nhi khoa, hô hấp, cơ xương khớp, hỗ trợ sinh sản, tai mũi họng, thần kinh…

Quy trình thăm khám, điều trị được xây dựng toàn diện khoa học, giúp tiết kiệm thời gian chi phí và công sức của khách hàng, người bệnh Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp tận tâm Hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp trên nhiều kênh tiếp cận như tổng đài điện thoại, website, mạng xã hội…

Trang 32

22 Khoa Phụ Sản là một trong những đơn vị mũi nhọn được chú trọng đầu tư và phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập Tại khoa triển khai đa dạng các gói thăm khám và chăm sóc toàn diện cho sản phụ, phù hợp theo từng giai đoạn nên số lượng sản phụ vào sinh tăng mạnh theo từng năm theo thống kê của Phòng Kế hoạch Tổng hợp thì năm 2022 có khoảng 1200 sản phụ đến sinh tại viện, trung bình một tháng có 100 sản phụ đến sinh.

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

− Sản phụ sinh thường tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

− Sản phụ sinh thường trong vòng 3 ngày sau sinh tại viện − Sản phụ sức khỏe sau sinh ổn định và ≥ 18 tuổi

− Sản phụ đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

− Sản phụ và con có các vấn đề sức khỏe không ổn định hoặc có các bệnh kèm theo cần điều trị

− Thời gian nằm viện dưới 3 ngày

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

− Thời gian nghiên cứu: Tháng 03/2023 - Tháng 8/2023 − Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu

❖ Nghiên cứu định lượng

Cỡ mẫu: 391 sản phụ gồm tất cả các sản phụ đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong

khoảng thời gian nghiên cứu Do đặc thù của Bệnh viện Tâm Anh, chúng tôi không đưa số liệu mang tính đại diện và ngoại suy cho một quần thể rộng hơn nên không áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ mà chỉ lấy hết các đối tượng đủ tiêu chuẩn chọn trong khoảng thời gian nghiên cứu

Cách chọn mẫu: Theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện

❖ Nghiên cứu định tính

Cỡ mẫu: Trong 391 sản phụ chọn ra 6 sản phụ (03 sản phụ sinh con so, 03 sản

phụ sinh con rạ)

Cánh chọn mẫu: Chọn mẫu chỉ đích

Trang 34

• Bước 2: Tham vấn ý kiến người hướng dẫn, các chuyên gia chuyên ngành để sửa chữa và bổ sung bộ câu hỏi

• Bước 3: Dùng bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn thử trên 10 sản phụ sau sinh, đánh giá tính phù hợp, đầy đủ về nội dung, hành văn rõ ràng dễ hiểu đối với sản phụ nghiên cứu

• Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ câu hỏi • Bước 5: Tiến hành kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ được Kết quả kiểm

định cho hệ số Cronbach’s alpha 0.78 như vậy bộ công cụ là tin cậy

2.6 Nội dung phỏng vấn

Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 5 phần: • Phần A: Thông tin về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (gồm 12

câu) + Đặc điểm nhân khẩu học:

- Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập của sản phụ + Đặc điểm sản khoa:

- Tiền sử sản khoa (Para) - Tuổi thai khi sinh - Lần sinh con - Biến chứng sau sinh + Tình trạng sức khỏe sau sinh của sản phụ:

- Vấn đề sức khỏe của sản phụ sau sinh + Sức khỏe của trẻ sau sinh:

- Vấn đề sức khỏe của trẻ sau sinh gặp phải + Người giúp đỡ sau sinh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

25 • Phần B: Kiến thức của sản phụ về chăm sóc sản phụ sau sinh (gồm 11 câu

hỏi) + Nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sau sinh cho sản phụ + Kiến thức của sản phụ về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh + Kiến thức của sản phụ về dấu hiệu nhiễm khuẩn sau sinh + Kiến thức của sản phụ về những vấn đề sau sinh có thể gặp phải + Kiến thức của sản phụ về chế độ lao động, nghỉ ngơi sau sinh + Kiến thức của sản phụ về chế độ vệ sinh sau sinh

+ Kiến thức của sản phụ về chế độ dinh dưỡng sau sinh + Kiến thức của sản phụ về thời điểm bổ sung Canxi và sắt sau sinh + Kiến thức của sản phụ về kế hoạch hóa gia đình sau sinh

• Phần C: Kiến thức của sản phụ về chăm sóc sức khỏe trẻ sau sinh (gồm 5 câu hỏi)

+ Kiến thức của sản phụ về dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sau sinh + Kiến thức của sản phụ về chế độ vệ sinh cho trẻ

+ Kiến thức của sản phụ về chế độ bú ngay sau sinh + Kiến thức của sản phụ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu + Kiến thức của sản phụ về lịch tiêm chủng của trẻ trong tháng đầu • Phần D: Nhu cầu chăm sóc và tư vấn chăm sóc sau sinh cho sản phụ (gồm

20 câu hỏi) + Hướng dẫn theo dõi và phát hiện biến chứng sản khoa + Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản + Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

+ Hướng dẫn chế độ vệ sinh cho sản phụ sau sinh + Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh + Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và vận động cho sản phụ sau sinh + Hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình cho sản phụ sau sinh

• Phần E: Nhu cầu chăm sóc và tư vấn chăm sóc sau sinh cho trẻ (gồm 12 câu hỏi)

+ Hướng dẫn cách chăm sóc rốn + Hướng dẫn theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ

Trang 36

26 + Hướng dẫn chế độ vệ sinh cho trẻ + Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ + Hướng dẫn lịch tiêm chủng của trẻ

2.7 Thu thập số liệu 2.7.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phỏng vấn đối tượng vào ngày thứ 3 sau sinh trong quá trình nằm viện bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để khảo sát kiến thức và nhu cầu của sản phụ về chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh

+ Điều tra viên: Là 4 điều dưỡng và hộ sinh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã được tập huấn về các nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sức khỏe sinh sản, đặc biệt là tiến hành thảo luận trong nhóm về phương pháp phỏng vấn Điều tra viên cũng là những người trực tiếp tham gia và công tác chăm sóc sau sinh

+ Điều tra viên tiếp xúc giải thích cặn kẽ cho sản phụ về mục đích nội dung và cung cấp thông tin

2.8 Các biến số nghiên cứu, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá (nghiên cứu định lượng)

2.8.1 Định nghĩa các biến số

❖ Nhóm biến số đặc điểm đối tượng

- Tuổi là biến số định lượng, thu thập dựa vào năm sinh phỏng vấn sản phụ, được

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

27 tính như sau: Tuổi = năm nghiên cứu – năm sinh của sản phụ - Nghề nghiệp là biến danh mục, thu thập bằng cách phỏng vấn sản phụ Nghề

nghiệp hiện tại của sản phụ: cán bộ/công chức, nội trợ/buôn bán nhỏ, nông dân/công nhân, học sinh, sinh viên, khác

- Trình độ học vấn là biến phân hạng, thu thập bằng cách phỏng vấn sản phụ Trình

độ học vấn của sản phụ gồm: từ THPT trở xuống, Cao đẳng/Đại học, Sau đại học - Thu nhập trung bình của sản phụ/tháng là biến định lượng, thu thập bằng cách

phỏng vấn sản phụ Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì chia thu nhập của sản phụ thành 4 giá trị 1.000.000 (VNĐ), 1000.000 (VNĐ)-<3

000.000 (VNĐ), 3 000.000 (VNĐ) - <10.000.000 (VNĐ),>10.000.000 (VNĐ)

❖ Nhóm biến số đặc điểm sản khoa

- Số ngày nằm viện là biến định lượng, thu thập bằng cách khai thác bệnh án nghiên cứu

- Tiền sử sản khoa (Para): Thu thập bằng cách phỏng vấn - Con thứ: Thu thập bằng cách phỏng vấn

- Tuổi thai: Thu thập bằng cách khai thác bệnh án nghiên cứu - Cân nặng của trẻ khi sinh: Thu thập bằng cách khai thác bệnh án nghiên cứu - Giới tính của trẻ sinh ra: Thu thập bằng cách khai thác bệnh án nghiên cứu

❖ Nhóm biến số tình trạng của sản phụ và trẻ sau sinh

TT

Tên biến Định nghĩa biến Loại biến

Phương pháp thu thập

1 Người giúp đỡ sau sinh

Người giúp đỡ sau sinh cho sản phụ gồm 5 giá trị: mẹ chồng, mẹ đẻ, chồng, người giúp việc, khác

Định danh Phỏng vấn

2 Nhiễm khuẩn hậu sản

Sản phụ sau đẻ có bị nhiễm khuẩn hậu sản có hay không Nhị phân Phỏng vấn 3 Vấn đề về vú

Vấn đề về vú (sữa xuống chậm, tắc

Trang 38

28 4

Đau bụng và ra máu

Sản phụ sau đẻ có bị đau bụng và ra

5 Sản dịch bất thường

Sản dịch bất thường, hôi có hay

6 Sức khỏe trẻ sau sinh

Các vấn đề sức khỏe của trẻ sau sinh không như sốt, ỉa chảy, quấy khóc, không bú mẹ

Danh mục Phỏng vấn

❖ Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc sau sinh cho sản phụ

TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến

Phương pháp thu

thập

1

Nguồn tiếp cận thông tin chăm sóc sau sinh

Nguồn cung cấp kiến thức cho sản phụ gồm các giá trị là cán bộ y tế, mẹ chồng, mẹ đẻ, bạn bè, tivi báo đài, internet

Định danh Phỏng vấn

2 Dấu hiệu nguy

hiểm sau sinh

Những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh bao gồm: chảy máu kéo dài, sốt >38,5 độ, co giật, sưng và đau vú

Danh mục Phỏng vấn

3 Dấu hiệu nhiễm

khuẩn sau sinh

Những dấu hiệu nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ gồm các triệu chứng sốt, ra dịch âm đạo mùi hôi, đau bụng dưới đau khi ấn vào, sưng đỏ đau vết khâu tầng sinh môn

Danh mục Phỏng vấn

4 Những vấn đề sau sinh có thể gặp

Những vấn đề sau sinh có thể gặp phải đau bụng dưới, đau vết khâu tầng sinh môn, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, bí tiểu, vú căng và đau, đau lưng, đau đầu-nửa đầu, nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Danh mục Phỏng vấn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

29 5 Chế độ lao động,

nghỉ ngơi

Chế độ lao động, vận động nhẹ nhàng,

6 Vệ sinh sau sinh của sản phụ

Vệ sinh sau sinh nước ấm, vệ sinh

7 Chế độ dinh dưỡng sau sinh Ăn đủ lượng, đủ chất không kiêng vô lý Danh mục Phỏng vấn 8 Bổ sung canxi, sắt Thời điểm bổ sung Canxi và sắt sau

9 Giao hợp sau sinh Thời điểm sản phụ được giao hợp sau

10 Các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai sử dụng sau

❖ Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc sau sinh cho trẻ

TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến

Phương pháp thu

thập

1 Triệu chứng nguy

hiểm ở trẻ sau sinh

Các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sau sinh như bỏ bú, bú yếu, ngủ lịm, sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da hay xanh tím

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6

Trang 40

30

❖ Nhóm biến số nhu cầu tư vấn chăm sóc sau sinh đối với mẹ

TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Phương pháp

thu thập

1

Hướng dẫn theo dõi và phát hiện biến chứng sản khoa

Sản phụ có nhu cầu tư vấn về theo dõi và phát hiện biến chứng sản khoa

Nhị phân Phỏng vấn

2

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản

Sản phụ có nhu cầu tư vấn về chăm sóc và phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản

Nhị phân Phỏng vấn

3 Hướng dẫn nuôi

con bằng sữa mẹ

Sản phụ có nhu cầu tư vấn về nuôi

Sản phụ có nhu cầu tư vấn về chế độ dinh dưỡng-nghỉ ngơi, vận động Nhị phân Phỏng vấn

6 Hướng dẫn kế

hoạch gia đình

Sản phụ có nhu cầu tư vấn về kế

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 10/09/2024, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Anh (2006), Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc Bài giảng Nhi khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội trang 123 – 129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Anh "(2006)", Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc
Tác giả: Nguyễn Quang Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
2. Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng (2006), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Thông tư 43/2014/TT-BYT, trang 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng
Năm: 2006
3. Bộ Y Tế (2015), Giải phẫu sinh lý người, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu sinh lý người
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2015
4. Bộ Y tế (2016), "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản". Bộ Y tế, trang 80 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
5. Nguyễn Thị Thúy Cải (2023) Nhu cầu và mong muốn về giáo dục làm cha mẹ ở phụ nữ sau sinh đủ tháng và non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2023, Tạp chí Y học Dự phòng, tập 33 trang 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu và mong muốn về giáo dục làm cha mẹ ở phụ nữ sau sinh đủ tháng và non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2023
8. Lưu Ngọc Hoạt (2010), Kiến thức và nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ hà nội năm 2010 - các rào cản và yếu tố thúc đẩy. Tạp chí Y học thực hành (723), số6/2010, trang 42-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức và nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ hà nội năm 2010 - các rào cản và yếu tố thúc đẩy
Tác giả: Lưu Ngọc Hoạt
Năm: 2010
9. Nguyễn Việt Hùng (2006) Hậu sản thường, Bài giảng Sản Phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 64 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sản Phụ khoa tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
10. Phạm Phương Lan (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, Luận văn Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà
Tác giả: Phạm Phương Lan
Năm: 2014
14. Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản I, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội trang 37 - 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập 1
Tác giả: Trần Thị Thuận
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
15. Lê Minh Thi (2006), "Tập quán chăm sóc sau sinh của phụ nữ và các yếu tố văn hóa - xã hội liên quan tại huyện Ân Thi, Hưng Yên", Tạp chí Y tế công cộng. 6(6), tr. 20 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập quán chăm sóc sau sinh của phụ nữ và các yếu tố văn hóa - xã hội liên quan tại huyện Ân Thi, Hưng Yên
Tác giả: Lê Minh Thi
Năm: 2006
16. Bùi Minh Tiến (2020), Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ sinh con lần đầu sinh tại bệnh viện bệnh viện Phụ sản Thái Bình’’, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 500, tháng 3 số 2 năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ sinh con lần đầu sinh tại bệnh viện bệnh viện Phụ sản Thái Bình’’
Tác giả: Bùi Minh Tiến
Năm: 2020
18. Tổ chức Y tế Thế giới Tây Thái Bình Dương (2011), Sức khoẻ bà mẹ 19. Lê Nam Trà (2006), Bài giảng Nhi khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhi khoa, tập 1
Tác giả: Tổ chức Y tế Thế giới Tây Thái Bình Dương (2011), Sức khoẻ bà mẹ 19. Lê Nam Trà
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
20. Lê Thị Vân và Vương Tiến Hòa (2003), Kiến thức, thái độ và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bỡ mẹ tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bỡ mẹ tại huyện Chí Linh
Tác giả: Lê Thị Vân và Vương Tiến Hòa
Năm: 2003
23. Nguyễn Đức Vy (2006), Bài giảng Sản Phụ khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sản Phụ khoa, tập 1
Tác giả: Nguyễn Đức Vy
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
11. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2009), Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009: Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Khác
12. Nguyễn Minh Tân (2003), Nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003, Thái Khác
13. Lê Thiện Thái Thái và Ngô Văn Toàn (2012), "Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và nhu cầu chăm sóc sơ sinh của các bà mẹ tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Huế, Vĩnh Long Khác
17. Nguyễn Văn Toản (2005), Nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau khi đẻ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005 Khác
21. Đoàn Thị Ngọc Vân và Võ Văn Thắng (2009), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, nhu cầu chăm sóc trước và sau sinh của các bà mẹ tại các vạn đò thành phố Huế năm 2009 Khác
22. Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (2014), Báo cáo tình hình sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w