1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tom tắt nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện an ninh nhân dân nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2024 2030

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện An ninh nhân dân, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn 2024 -2030
Tác giả Sisombath YoVathy
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thị Thủy
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý Công
Thể loại Tóm tắt Đề án Thạc sĩ Quản lý Công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 555,89 KB

Nội dung

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SISOMBATH YOVATHY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2024 -2030 ĐỊN

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

SISOMBATH YOVATHY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN

DÂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2024 -2030

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

Hà Nội, 08/2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Thị Thủy Phản biện 1:

Phản biện 2:

Đề án đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá đề án thạc sĩ:

Địa điểm: Phòng bảo vệ đề án thạc sĩ - Phòng họp 6A Nhà G, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống

Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi 10 giờ 30 ngày 28 tháng 08 năm 2024

Có thể tìm hiểu đề án tại:- Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề án

Thành lập từ năm 1995 đến nay, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Học viện An ninh nhân dân Lào (ANND Lào) là đơn vị giảng dạy nghiên cứu đầu ngành của Bộ Công An (trước đây là Bộ An ninh), nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) có trách nhiệm đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ An ninh; nghiên cứu khoa học về An ninh nhân dân phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Trong thời gian qua chất lượng đội ngũ giảng viện của Học viện ANND Lào về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu bắt nguồn từ việc Học viện ANND Lào đã chú trọng đảm bảo yếu tố về số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính của đội ngũ giảng viện Học viện đang thiếu hụt giảng viên, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm thực tiễn và năng lực sư phạm Chất lượng chưa đồng đều một số giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và khả năng cập nhật kiến thức mới thiếu cơ hội nâng cao trình độ giảng viên chưa được tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm

Tội phạm ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi lực lượng Công an phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao để đấu tranh hiệu quả An ninh quốc gia ngày càng phức tạp, đòi hỏi lực lượng Công an phải có kiến thức, kỹ năng về an ninh mạng, chống khủng bố, tội phạm

xuyên quốc gia, v.v Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện An ninh nhân dân, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn 2024 -2030” làm đề án tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Công

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề án

* Sách, đề tài nghiên cứu khoa học: - Vũ Ngọc Hải (2010), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Trương Ngọc Nam (2016), Đề tài khoa học cấp Bộ “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu, khảo sát tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)”

Trang 4

- Nguyễn Văn Tuân, (2016) "Nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội”,

* Các luận văn, luận án: - Võ Thành Đạt (2014), Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường Đại học Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,

thể hiện rõ cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học CAND

- Nguyễn Quang Trung (2015), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học,

Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy ở các trường chính trị và hành chính Tỉnh nước cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay,

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Nguyễn Thu Hằng (2018), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện An ninh nhân dân hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Nguyễn Phước Nga (2022): Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ trong Công an nhân dân hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành Chính quốc gia

- Khon Xạ Vẳn Phim Ma Sỏn (2020), Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước,

- Uông Thiện Hoàng (2021), Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền

Nhà nước

* Các bài báo khoa học

- Viêngkhăm Phôngxavẳn (2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính

quốc gia Lào, (12)

- Phouvone Sithonthongdam (2024) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị và hành chính cấp tỉnh tại Lào hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị

Trang 5

- Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào: Báo cáo công tác đào tạo của các Trường chính trị và hành chính cấp tỉnh trên cả nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào năm học 2021-2022, Thủ đô Viêng Chăn, 2023, tr.6

- Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào: Bài tổng kết tổ chức chương trình giảng dạy của trường chính trị và hành chính cấp tỉnh năm 2022-2023 và phương hướng năm 2023-2024,Thủ đô Viêng Chăn, 2023, tr.5

- Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào: Bài tổng kết tổ chức chương trình giảng dạy của Trường chính trị và hành chính cấp tỉnh năm 2021-2022 và phương hướng năm 2022-2023,Thủ đô Viêng Chăn, 2022, tr.2-4

- Nguyễn Thị Thu Hương, Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (2012)

- Nguyễn Khắc Bình (2012), “Đội ngũ giảng viên - Một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 292, tháng 8

- Đinh Thị Minh Tuyết (2018), “Cơ sở hình thành tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 281, tháng 3 Uông Thiện Hoàng (2019), “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay”, Tạp chí Quân sự Quốc phòng, Số 09

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về đội đội ngũ

giảng viện tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về chất lượng đội ngũ giảng viện của Học viện ANND Lào trong giai đoạn 2020 đến nay Từ thực tiễn này cho thấy đề tài nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn rất lớn trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viện của

Học viện ANND Lào

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề án tập trung nghiên cứu hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viện ở Học viện ANND Lào

Trang 6

ANND Lào

4 Mục tiêu và nhiệm vụ đề án

4.1 Mục tiêu

Trên cơ sở hệ thống hóa hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện

ANND Lào; phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện ANND Lào và đề án đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện ANND Lào

- Đề xuất các giải pháp tăng cường về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

ở Học viện ANND Lào trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề án dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Kaysone Phomvihan, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), Nhà nước CHDCND Lào

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề án thu thập các

văn bản chỉ đạo, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Bộ Công an Lào về chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện ANND Lào và các công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện ANND Lào; các báo cáo sơ kết, tổng kết và báo cáo chuyên đề của Đảng ủy Học viện ANND Lào làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, phân tích, luận giải và làm rõ các nội dung chính của đề tài đề án

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong quá trình

nghiên cứu đề tài đề án cho phép tác giả đề án nhìn nhận vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện ANND Lào như một chỉnh thể, hệ thống, toàn diện, đầy đủ với các yếu tố, bộ phận cấu

Trang 7

thành và giữa các bộ phận đó có mối quan hệ với nhau

Bên cạnh đó, tác giả đề án còn sử dụng một số phương pháp khác: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch sử, logic, khảo sát thực tiễn, phương pháp dự báo khoa học, phương pháp

nghiên cứu điển hình

6 Hiệu quả/ lợi ích của đề án trong ứng dụng thực tiễn

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viện ở Học viện ANND Lào đề án này xây dựng được hệ thống những quan điểm cơ bản, đưa ra các giải pháp nhằm về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện ANND Lào

7 Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục lục, nội dung đề án gồm 3 chương 9 tiết

Trang 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN 1.1 Những vấn đề chung về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, học viện

1.1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm đội ngũ Khái niệm đội ngũ chỉ một nhóm người làm việc cùng nhau trong một tổ chức, công ty, dự án hoặc mục tiêu cụ thể Đội ngũ có thể được hình thành trong một thời gian ngắn để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc tồn tại lâu dài để thực hiện các hoạt động thường xuyên

1.1.1.2 Khái niệm giảng viên

Theo khoản 12 Điều 1 Luật Giáo dục đại học năm 2020 của nước CHDCND Lào, có thể tóm tắt khái niệm về giảng viên như sau: Giảng viên là người:

Có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Có trình độ chuyên môn sâu rộng về một lĩnh vực hay chuyên ngành nhất định, đảm bảo đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục đại học [24]

1.1.1.2 Khái niệm đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viện là một nhóm các cá nhân có chuyên môn và kỹ năng giảng dạy

trong lĩnh vực giáo dục Đội ngũ này thường được tuyển dụng và thuê để giảng dạy tại các trường đại học, học viện, trung tâm đào tạo, hoặc các tổ chức giáo dục khác

1.1.1.3 Khái niệm chất lượng Như vậy Chất lượng là một khái niệm tổng quát được sử dụng để đánh giá mức độ tốt của một sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình Nó liên quan đến việc xác định mức độ thỏa mãn các tiêu chuẩn, yêu cầu và mong đợi của khách hàng hoặc người sử dụng

1.1.1.4 Khái niệm nâng cao chất lượng

Nâng cao chất lượng là quá trình cải thiện và đẩy mạnh các yếu tố, tiêu chuẩn và đặc điểm để đạt được mức độ tốt hơn, hiệu quả hơn, và đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cao hơn Khái niệm này áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, sản xuất, dịch vụ, quản lý chất lượng, y tế, và nhiều lĩnh vực khác

1.1.1.5 Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Như vậy khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một quá trình liên tục và cần sự cam kết từ cả giảng viên và quản lý giáo dục Điều quan trọng là tạo ra một môi trường hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển và nâng cao chất lượng của giảng viên để nâng cao hiệu quả giảng

Trang 9

dạy và sự thành công của sinh viên

1.1.2 Đặc điểm đội ngũ giảng viên

Một là, Về chuyên môn: Hai là, về phẩm chất: Ba là, Về kỹ năng: Bốn là, về vai trò: Năm là, thách thức:

1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên

1.2.1 Số lượng cơ cấu của đội ngũ giảng viên

Giảng viên: Giáo sư: Phó giáo sư: Vị trí quản lý khác:

1.2.2 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên

Trung thực: Công bằng: Tôn trọng: Đạo đức nghề nghiệp: Trách nhiệm xã hội

Phẩm chất chính trị

1.2.3 Trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên

Học vị và bằng cấp: Kinh nghiệm giảng dạy: Nghiên cứu và công bố: Đánh giá đồng nghiệp và sinh viên: Đào tạo và phát triển chuyên môn:

1.2.4 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên

Giảng dạy: Nghiên cứu: Hỗ trợ sinh viên: Đóng góp xã hội:

1.2.5 Uy tín của của đội ngũ giảng viên

Trình độ chuyên môn:

Trang 10

Kinh nghiệm: Nghiên cứu và công bố: Phản hồi từ sinh viên và đồng nghiệp: Thành tựu và danh hiệu:

1.3 Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

1.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên

Xác định mục tiêu và yêu cầu: Tuyển dụng đội ngũ giảng viên: Đào tạo và phát triển:

Xây dựng một môi trường học tập tích cực: Đánh giá hiệu suất và phản hồi:

1.3.2 Quy hoạch đội ngũ giảng viên

Đánh giá nhu cầu: Xác định số lượng giảng viên cần thiết: Phân bổ giảng viên:

Đánh giá và điều chỉnh: Phát triển và đào tạo: Tạo môi trường làm việc tích cực: Định kỳ đánh giá và cải thiện: Điều chỉnh linh hoạt:

1.3.3 Tuyển dụng, điều động, luân chuyển đội ngũ giảng viên

Chuyên môn và kỹ năng: Đánh giá thái độ và đạo đức của giảng viên Sự phù hợp với vị trí và môi trường làm việc: Phân công công việc:

1.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Chương trình đào tạo chuyên môn: Hỗ trợ và đánh giá quá trình giảng dạy: Phát triển kỹ năng giảng dạy:

1.3.5 Thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên

Một là, Thực hiện quá trình đánh giá định kỳ để đánh giá hiệu quả của chính sách đối với

đội ngũ giảng viên

Hai là, tạo ra một môi trường hỗ trợ và động viên giúp giảng viên cảm thấy đề cao và

Trang 11

đáng quý

Ba là, cung cấp hỗ trợ và chính sách linh hoạt để giảng viên có thể cân bằng giữa

công việc và gia đình

Bốn là, Lương đối với đội ngũ giảng viên

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá phân loại đội ngũ giảng viên

Kiến thức chuyên môn: Kỹ năng giảng dạy: Đánh giá từ sinh viên và đồng nghiệp: Thành tích và đóng góp tổ chức:

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

1.4.1 Yếu tố khách quan

Một là, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Hai là, điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc Ba là, chính sách và cơ chế quản lý

1.4.2 Yếu tố chủ quan

Một là, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp Hai là, năng lực chuyên môn

Ba là, động lực, tinh thần làm việc

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN LÀO 2.1 Khái quát chung về Học viện An ninh nhân dân Lào

Học viện ANND Lào trước đây gọi là Học viện an ninh quốc gia Lào được thành lập ngày 27 tháng 11 năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 93 tại địa điểm trường trung cấp Đon tịu, huyện XayThaNy, thủ đô Viêng chăn Lớp đào tạo khóa I được khai giảng ngày 13 tháng 12 năm 1995 đúng ngày sinh của chủ tịch Kaysone Phomvihan, Tổng bí thư NDCM Lào

Đến tháng 3 năm 1997 Học viện an ninh quốc gia Lào được chuyển từ trường Trung cấp an ninh Đon tịu sang ở VơnKhăm, Bản Chả Lơn Xay, huyện XayThaNy, thủ đô ViêngChăn cho đến bấy giờ Ngày 4 tháng 10 năm 2011, bộ phận cảnh sát được tách ra thành Học viện riêng gọi là Học viện cảnh sát nhân dân tại trường trung cấp ĐonTịu trước đây Năm 2018 trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an Lào có tên Học viện ANND Lào từ đó là Học viện An ninh quốc gia Lào được gọi là Học viện ANND Lào

2.1.2 Vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của của Học viện An ninh nhân dân Lào

Vai trò: Cơ cấu tổ chức:

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện An ninh nhân dân Lào

Về số lượng, cơ cấu giới tính của đội ngũ giảng viên Hiện nay Học viện ANND Lào có tất cả 435 giảng viên, cán bộ và nhân viên trong đó có 311 nam và 125 nữ Tuy nhiên trong đó đội ngũ giảng viên chuyên trách ở Học viện hiện có 124 giảng viên, chiếm tỷ lệ 28.4% trên tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn Học viện Trong đó số giảng viên nam có 109 người (chiếm 87,9% tổng số giảng viên), số giảng viên nữ là 15 người (chiếm 12,1%) (Phụ lục 1) Với số lượng và tỷ lệ đội ngũ giảng viên như hiện tại về cơ bản đã đáp ứng được theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu của Học viện trong những năm qua [7, tr 2]

Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên ở Học viện ANND Lào Bên cạnh việc đảm bảo đầy đủ số lượng giảng viên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định thì bên cạnh đó nhằm góp phần đảm bảo đội ngũ giảng viên có sự kế thừa, Học viện ANND Lào những năm qua đã coi trọng đảm bảo xây dựng đội ngũ giảng viên có cơ cấu hợp lý, chú trọng đến các giảng viên trẻ, có năng

Ngày đăng: 10/09/2024, 11:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w