1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau lớp 6

56 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Tỉnh Cà Mau
Tác giả Nguyễn Minh Luân, Tạ Thanh Vũ, Trần Thị Kim Nhung, Thái Văn Long, Trần Thanh Bình, Vũ Đình Bảy, Bùi Mộng Đẹp, Nguyễn Thị Hiển, Đào Vĩnh Hợp, Nguyễn Đình Kỳ, Lê Hưng Tiến, Trần Quốc Việt
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu giáo dục
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 33,28 MB

Nội dung

KHÁM PHÁTừ thế kỉ I đến thế kỉ VI, khi mực nước biển đã xuống ở mức thấp nhất, vùng đất Cà Mau cũng được hình thành trong khoảng thời gian này.. Đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam trên

Trang 1

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH CÀ MAU

NGUYỄN MINH LUÂN (Tổng Chủ biên)TẠ THANH VŨ – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Chủ biên)THÁI VĂN LONG – TRẦN THANH BÌNH – VŨ ĐÌNH BẢY – BÙI MỘNG ĐẸP

NGUYỄN THỊ HIỂN – ĐÀO VĨNH HỢP – NGUYỄN ĐÌNH KỲ

LÊ HƯNG TIẾN – TRẦN QUỐC VIỆT

Trang 2

Lời nói đầuCác em học sinh thân mến!

Cà Mau là tỉnh ven biển cực Nam của nước ta Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế biển Cà Mau là tỉnh có nhiều nét văn hoá độc đáo và nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc

Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau lớp 6

nhằm giúp các em tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp của quê hương; những vấn đề về kinh tế, văn hoá,… của địa phương Cà Mau Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương, được thiết kế qua các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân

Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật, hình ảnh đẹp, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau lớp 6không chỉ giúp tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các vấn đề về kinh tế, truyền thống văn hoá của địa phương mà còn đồng hành với các em trên hành trình rèn luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê hương, xứ sở qua những hành động cụ thể

Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu giáo dục

BAN BIÊN SOẠN

Trang 3

Những kiến thức, phẩm chất, năng lực, thái độ mà các em cần đạt được sau mỗi bài học.

Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn dắt vào bài học mới

Giúp các em quan sát, tìm hiểu, và trải nghiệm những điều mới

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá được

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Nội dung dẫn nhập vào bài học

Giới thiệu bài học

KHÁM PHÁGIỚI THIỆU BÀI HỌC

Dẫn nhập, gợi mở cho học sinh về nội dung sẽ tìm hiểu trong chủ đề hoặc bài học

Tạo được tình huống mâu thuẫn trong tư duy và sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức mới

Giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua các chuỗi hoạt động giáo dục

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá được

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn

Hãy giữ gìn, bảo quản tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 3

CHỦ ĐỀ 1 LỊCH SỬ TỈNH CÀ MAU 5

CHỦ ĐỀ 2 ĐỊA LÍ TỈNH CÀ MAU 14

CHỦ ĐỀ 3 TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TỈNH CÀ MAU 24

CHỦ ĐỀ 4 GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG 34

CHỦ ĐỀ 5 SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG CÀ MAU 42

CHỦ ĐỀ 6 THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH CÀ MAU 50

THUẬT NGỮ 55

Trang 5

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

của Tổ quốc, có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của đất nước Từ buổi đầu lịch sử, vùng đất Cà Mau cũng như đời sống của con người nơi đây đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Vương quốc cổ Phù Nam.

– Nêu được tổng quan về sự hình thành và phát triển của vùng đất Cà Mau trước thế kỉ VII

– Mô tả được những nét chính về đời sống con người ở vùng đất Cà Mau trước thế kỉ VII

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng đất Cà Mau mà em biết

(1) Cà Mau: tiếng Khmer gọi là “Tuk – Khmâu” có nghĩa là “nước đen”, sau này, người Việt đọc trại ra thành “Cà Mau” Vùng đất Cà Mau nằm ở miệt dưới của rừng U Minh, nơi mà nước từ những con kênh trong rừng đổ ra thường có màu tối.

Trang 6

KHÁM PHÁ

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, khi mực nước biển đã xuống ở mức thấp nhất, vùng đất Cà Mau cũng được hình thành trong khoảng thời gian này Con người đến cư trú ngày càng nhiều hơn và đã phát triển nên nền văn hoá Óc Eo Sự phát triển của nền văn hoá Óc Eo là cơ sở cho sự hình thành Vương quốc cổ Phù Nam

– Theo em, vùng đất Cà Mau được hình thành trong khoảng thời gian nào?

– Vùng đất Cà Mau trước thế kỉ VII thuộc vương quốc cổ nào? Việc tìm thấy nhiều dấu tích của nền văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ nói lên điều gì?

Em có biết?

Từ khoảng 5 000 năm TCN đến nay, vùng đất Cà Mau bị ảnh hưởng bởi 4 đợt biển tiến và 4 đợt biển thoái Mỗi khi biển thoái, cư dân từ những vùng cao hơn sẽ di chuyển đến vùng đất này để sinh sống Ngược lại, mỗi khi biển tiến, địa bàn cư trú của cư dân bị thu hẹp và gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt,…

Hình 1 Lược đồ quá trình mở rộng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Gia Khánh)

1 Sự hình thành vùng đất Cà Mau

Khoảng hơn 4 000 năm trước, hầu hết vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay vẫn đang bị nước biển bao phủ Sau đó, nước biển rút dần, hình thành nên vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 7

Nửa đầu thế kỉ XX, một số nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra những bằng chứng về sự tồn tại của nền văn hoá Óc Eo trên một địa bàn rộng lớn ở Nam Bộ Tên gọi văn hoá Óc Eo được đặt theo tên của di chỉ khảo cổ Óc Eo (Ba Thê – An Giang) – nơi phát hiện đầu tiên những dấu tích của nền văn hoá này

Vùng đất Cà Mau xưa kia là một phần lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam Tuy nhiên, thời kì này vùng đất Cà Mau chưa trở thành khu vực định cư tập trung, mà chủ yếu là nơi cung cấp tài nguyên sinh vật ven biển và kết nối tuyến đường giao thông biển với vùng nội địa

Kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy văn hoá Óc Eo phân bố chủ yếu ở năm tiểu vùng sinh thái: tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, tiểu vùng U Minh Thượng, tiểu vùng rừng sác Duyên hải và tiểu vùng ven Biển Đông (từ sông Tiền đến Cà Mau) Trong đó, Cà Mau thuộc tiểu vùng ven Biển Đông nhưng lại tiếp giáp tiểu vùng U Minh Thượng

%%%

ÓC EO

(An Giang)

%

TRUNG TÂMTP CÀ MAU

Hình 2 Lược đồ một số thành thị cổ của Phù Nam

2 Đời sống cư dân Phù Nam trên vùng đất Cà Mau trước thế kỉ VII

a Đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam trên vùng đất Cà Mau

Nông nghiệp

Cư dân Phù Nam có nền kinh tế đa dạng với nông nghiệp là nền tảng, họ chú trọng phát triển nghề trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả để phục vụ đời sống và trao đổi, buôn bán với các quốc gia khác Họ kết hợp nghề trồng trọt với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, hươu, nai, lợn, gà, và đánh bắt cá, tôm,

(Nguồn: Xuân Uyên)

Trang 8

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Thương nghiệp

Óc Eo là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của Vương quốc Phù Nam trong thời kì hưng thịnh Với vị trí địa lí thuận lợi, cư dân Phù Nam đã đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, La Mã, Chăm-pa,…

b Đời sống văn hoá, xã hội của cư dân Phù Nam trên vùng đất Cà Mau

Tình hình văn hoá

Nhờ vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, Vương quốc Phù Nam là nơi tiếp xúc của cư dân thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau Đặc biệt, sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến từ các thương nhân, tăng lữ (những tu sĩ đạo Bà La Môn hoặc nhà sư Phật giáo) đã làm cho nền văn hoá của Vương quốc Phù Nam trở nên phong phú và đa dạng

Trang phục của cư dân Phù Nam: đàn ông mình trần, đóng khố; phụ nữ mình trần,

mặc váy dài, cả nam lẫn nữ đều đeo đồ trang sức

Chữ viết của cư dân Phù Nam: xuất hiện vào thế kỉ I là chữ Phạn (được du nhập từ

Ấn Độ), được viết trên các lá bùa hay khắc con dấu Từ thế kỉ V – VI đã xuất hiện các tấm bia được viết bằng chữ Phạn, với nội dung liên quan đến tôn giáo là Ấn Độ giáo và Phật giáo

Hình 3 Nhẫn vàng có hình bò Nan-đin (Nandin) và khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam

Những khu rừng ở vùng đất Cà Mau còn cung cấp cho cư dân trên vùng đất này nhiều sản vật như sáp và mật ong, vỏ cây để làm thuốc nhuộm, gỗ để làm nghề than củi, động vật thuỷ sinh (cua, cá,…) để làm mắm, làm khô,…

Thủ công nghiệp

Lĩnh vực thủ công nghiệp ở Phù Nam cũng phát triển với nhiều nghề như chế tác công cụ, đồ trang sức, chế tạo vũ khí, sản xuất muối, sản xuất đồ thuỷ tinh, làm gốm, dệt vải,… Trong đó, một số nghề đạt đến trình độ kĩ thuật cao như luyện kim, sản xuất đồ thuỷ tinh và đồ trang sức

Tại các di chỉ khảo cổ học về văn hoá Óc Eo, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều đồ trang sức như nhẫn, bông tai, hạt chuỗi,… được chế tác tinh xảo từ chất liệu vàng, bạc

Trang 9

Hình 4 Lá vàng có khắc chữ của cư dân Phù Nam

Tín ngưỡng – tôn giáo: trong cuộc sống hằng ngày, cư dân Phù Nam tin tưởng và thờ

nhiều vị thần (tín ngưỡng đa thần) Cư dân Phù Nam đặc biệt sùng bái các vị thần đại diện cho hiện tượng tự nhiên như Mặt Trời, Mặt Trăng, mưa, nước, lửa, sấm sét,…

Do tiếp xúc với những người đến từ các nền văn hoá khác, đặc biệt từ Ấn Độ, nhiều tôn giáo đã được du nhập vào Phù Nam như Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo),… Hiện nay, trong hầu hết các di tích khảo cổ thuộc về văn hoá Óc Eo đều tìm thấy các di vật (tượng, đồ thờ,…) liên quan đến Phật giáo và Ấn Độ giáo Trên bán đảo Cà Mau còn phát hiện nhiều khu đền Ấn Độ giáo Tất cả đều là loại đền ở ngoài trời không có mái che (Bán đảo Cà Mau là khu vực bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần Kiên Giang)

Hình 5 Tượng thần Vis-nu (Vishnu, thần Bảo tồn) và tượng Phật thuộc về nền văn hoá Óc Eo

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp)

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh)

Trang 10

Em có biết?

Phật giáo và Ấn Độ giáo đều ra đời ở Ấn Độ rồi sau đó được truyền bá ra nhiều quốc gia khác như: Trung Quốc, Xri Lan-ca, Miến Điện, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,…

Từ đầu Công nguyên, Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được các thương nhân, các nhà truyền giáo truyền bá vào Vương quốc Phù Nam Dấu vết của các tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ trong các di tích văn hoá Óc Eo.

– Cư dân Cà Mau trong thời kì Vương quốc Phù Nam sinh sống bằng những ngành nghề nào?

– Phật giáo, Ấn Độ giáo du nhập ở Phù Nam bằng những con đường nào? Ngày nay đã tìm được những di chỉ nào? Ở đâu?

Trang 11

– Khái quát được sự hình thành, những đặc điểm chính của vùng đất Cà Mau từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X.

– Nhận biết được một số nét về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Cà Mau từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Từ nửa đầu thế kỉ VII, cùng với sự suy yếu và sụp đổ của Vương quốc Phù Nam, vùng đất Cà Mau có nhiều thay đổi Chân Lạp vốn là chư hầu cũ của Phù Nam đã nổi lên thôn tính vương quốc này, trong đó có vùng đất phía tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 1, em hãy cho biết tên gọi và công dụng của di vật này

Hình 1 Cà Ràng Nhơn Thành – một loại bếp lò của người xưa (ở thành phố Cần Thơ)

(Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ)

TỈNH CÀ MAU TỪ THẾ KỈ VII

ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XBÀI 2

Trang 12

Hình 2 Bãi bồi Đất Mũi, tỉnh Cà Mau – hình minh hoạ cho

điều kiện tự nhiên của vùng đất sình lầy, ngập mặn khó canh tác nông nghiệp

1 Tỉnh Cà Mau từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X

Vào cuối thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam bắt đầu suy yếu, đến giữa thế kỉ VII thì bị Chân Lạp thôn tính, vùng đất Cà Mau lúc này đặt dưới sự quản lí của nhà nước Chân Lạp Nhiều khu vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian này cũng bị ngập do đợt biển tiến kéo dài từ giữa thế kỉ IV đến đầu thế kỉ XII, đặc biệt là các khu vực đất thấp ven biển, một số vùng trũng không có hệ thống giồng cát che chắn như rừng U Minh, Tứ giác Long Xuyên,… Vì vậy, nhà nước Chân Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí vùng đất này Mặt khác, nhà nước Chân Lạp cũng muốn tập trung dồn lực cho các cuộc chiến tranh với Chăm-pa

Từ thế kỉ IX đến cuối thế kỉ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia hùng mạnh, biên giới lãnh thổ bao trùm một khu vực rộng lớn với một nền văn minh Ăng-co (Angkor) rực rỡ

Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, những cư dân Phù Nam tiếp tục sinh sống ở những vùng đất cũ và chịu ảnh hưởng chính trị của Chân Lạp Tuy nhiên, do vị trí xa trung tâm nên những cư dân ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có Cà Mau vẫn tự tổ chức quản lí là chính

Từ thế VII đến cuối thế kỉ X, do sự xâm nhập nước biển của đợt biển tiến nên một bộ phận cư dân ở tỉnh Cà Mau đã chuyển đến sinh sống ở những giồng đất cao hoặc vùng núi (núi Sam, Bảy Núi,…) Một bộ phận khác di chuyển đến các vùng đất mới có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ như: lưu vực sông Đồng Nai, ven sông Vàm Cỏ Đông,

Hãy nêu những nét chính

về tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng đất Cà Mau từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X.

2 Đời sống của cư dân Cà Mau từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X

(Nguồn: dulichsinhthaidatmui.com)

Trình bày những nét chính về tình hình vùng đất Cà Mau từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Trang 13

Từ đầu thế kỉ VIII, người Khmer cũng chuyển đến sinh sống ở khu vực Nam Bộ ngày càng đông Ở miền Tây Nam Bộ, họ chỉ tập trung sinh sống trên những giồng đất cao, trong đố có một số giồng ven biển các sông, rạch ở vùng đất Cà Mau.

Về đời sống kinh tế, thổ nhưỡng của tỉnh Cà Mau gây nhiều khó khăn cho nghề trồng

lúa nước nhưng thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây như đước, sú, vẹt,… Họ biết kết hợp nghề trồng trọt với chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ sản và phát triển nhiều nghề thủ công nghiệp

Về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cư dân Cà Mau thời kì này được thể hiện rõ

thông qua lối sống của người Khmer Đó là lối sống gắn liền với việc canh tác nông nghiệp

lúa nước, dân cư tập trung trong những đơn vị định cư gọi là phum, sóc (tương tự như

những thôn, xóm của người Kinh) Họ ở trong những ngôi nhà sàn hoặc nhà đất, sử dụng lá dừa nước để làm vách và mái

Hình 3 Lễ Sene Đôn-ta (Sen Dolta) của dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau

(Nguồn: Huỳnh Lâm)

Họ vẫn duy trì nhiều tôn giáo, tín ngưỡng có từ thời kì Vương quốc Phù Nam như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Dấu vết về sự tồn tại của các tôn giáo này trong đời sống tâm linh của cư dân Cà Mau thời kì này vẫn được lưu giữ đến ngày nay

Ngoài ra, cư dân thời kì này cũng có nhiều lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp và nghi lễ gia đình, dòng họ,…

Trang 14

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam…”Những câu hát ấy như gợi cho chúng ta về hình ảnh của vùng đất thân thương, nơi tận cùng cực Nam của Tổ quốc – Cà Mau Vị trí địa lí đặc biệt của tỉnh Cà Mau vừa là tiềm năng, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng,…

– Xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Cà Mau trên bản đồ.– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí,

phạm vi lãnh thổ tỉnh Cà Mau và ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng

Trang 15

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

(Nguồn: Đức Hiếu)

KHÁM PHÁ

1 Vị trí địa lí

Trang 16

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Phần đất liền tỉnh Cà Mau nằm trong khung toạ độ địa lí:

– Điểm cực Bắc có vĩ độ 9o33’B, tại xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.– Điểm cực Nam có vĩ độ 8o34’B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển Đây cũng chính là điểm cực Nam của Việt Nam

– Điểm cực Đông có kinh độ 105o25’Đ, tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.– Điểm cực Tây có kinh độ 104o43’Đ, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.Về vị trí tiếp giáp:

– Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang.– Phía nam và đông nam giáp Biển Đông.– Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu.– Phía tây giáp vịnh Thái Lan

Quan sát hình 1 và thông tin mục 1, em hãy:– Nêu vị trí của tỉnh Cà Mau trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.– Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây tỉnh Cà Mau.– Xác định vị trí tiếp giáp của phần đất liền tỉnh Cà Mau.– Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của tỉnh Cà Mau về mặt tự nhiên và kinh tế – xã hội.

Hình 2 Biểu tượng con tàu tại Mũi Cà Mau –

phần cực Nam của Tổ quốc

– Vị trí tỉnh Cà Mau thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với các tỉnh trong nước và thế giới bằng đường bộ, đường biển và hàng không Vùng biển rộng lớn của tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng

Trang 17

Em có biết?

Trước đây, nhờ phù sa bồi đắp nên vùng đất bãi bồi tại Mũi Cà Mau lấn thêm ra biển khoảng 80 – 100 m/năm Đất lấn biển tới đâu thì rừng cũng đi theo tới đó, làm cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.

Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, vùng đất ven biển Mũi Cà Mau đang bị sạt lở nghiêm trọng; biển lấn sâu vào đất liền gây mất diện tích đất và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, đe doạ đời sống người dân vùng bán đảo Cà Mau.(Nguồn: kynguyentourist.com.vn)Hình 6 Mũi Cà Mau

Hình 4 Đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc HiểnHình 5 Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời

Lãnh thổ tỉnh Cà Mau gồm ba bộ phận hợp thành: vùng đất, vùng biển và vùng trời.– Vùng đất: gồm phần đất liền và các đảo, tổng diện tích 5 274,51 km2, chiếm khoảng 1,58% diện tích cả nước và 12,9% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh Cà Mau có chiều dài (Bắc – Nam) là 100 km, chiều rộng (Đông – Tây) là 68 km

Phần đất liền tỉnh Cà Mau được giới hạn bởi đường bờ biển dài gần 254 km (107 km bờ biển phía đông và 147 km bờ biển phía tây) và đường ranh giới với các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau có một số đảo ven bờ như Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông (huyện Trần Văn Thời), Hòn Khoai (huyện Ngọc Hiển)

– Vùng biển: tỉnh Cà Mau có vùng biển rộng lớn với diện tích 100 000 km2.– Vùng trời: không gian bên trên phần đất liền, vùng lãnh hải và các đảo là vùng trời của tỉnh Cà Mau

(Nguồn: songoaivu.camau.gov.vn)(Nguồn: ipec.com.vn)

Dựa vào hình 1, bảng 1 và thông tin mục 2, em hãy:– Nêu các bộ phận hợp thành lãnh thổ tỉnh Cà Mau.– Kể tên các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cà Mau.– Xác định tên tỉnh lị của tỉnh Cà Mau.

2 Phạm vi lãnh thổ

Trang 18

Hiện nay, tỉnh Cà Mau gồm có 1 thành phố và 8 huyện.

LUYỆN TẬP

1 Em hãy xác định khung toạ độ địa lí tỉnh Cà Mau theo bảng gợi ý dưới đây:

Điểm cựcVĩ độ/Kinh độĐịa điểm

1. Vì sao ở Mũi Cà Mau, chúng ta có thể nhìn thấy được cả Mặt Trời mọc và lặn?

2 Em ở thành phố hoặc huyện nào của tỉnh Cà Mau? Cho biết diện tích, dân số của địa phương em đang sinh sống

Diện tích và dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Cà Mau, năm 2020

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, 2021)

TTĐơn vị hành chínhDiện tích(km2) Dân số(người) Mật độ dân số(Người/km2)

Trang 19

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tỉnh Cà Mau có địa hình tương đối đơn giản, chủ yếu là đồng bằng thấp và bằng phẳng Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đa dạng, chủ yếu là than bùn và tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa.

– Trình bày được đặc điểm địa hình tỉnh Cà Mau

– Nêu được tên một số loại khoáng sản chính của tỉnh Cà Mau

– Đọc được bản đồ địa hình và khoáng sản tỉnh Cà Mau

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

TỈNH CÀ MAUBÀI 2

Trang 20

Dựa vào thông tin mục 2, em hãy kể tên và xác định sự phân bố một số loại khoáng sản chủ yếu của tỉnh Cà Mau.

Hình 1 Vùng trũng ở đầm Thị Tường thuộc ba huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân

2 Khoáng sản

LUYỆN TẬP

1 Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm địa hình tỉnh Cà Mau

2 Em hãy xác định sự phân bố của một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Cà Mau trên bản đồ

VẬN DỤNG

1 Em hãy nêu vài nét về đặc điểm địa hình ở địa phương em sinh sống

2 Sưu tầm thông tin về tài nguyên than bùn ở tỉnh Cà Mau.Tỉnh Cà Mau có một số loại khoáng sản chủ yếu sau:

– Than bùn có trữ lượng lớn nhất cả nước, phân bố trên diện tích khoảng 5 000 ha, tập trung chủ yếu ở U Minh Hạ

– Vùng biển tỉnh Cà Mau có tiềm năng dầu khí khá lớn, riêng trữ lượng khí đốt ước tính 172 tỉ m3

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn có một số khoáng sản khác như đất sét, đá gra-nít,… nhưng trữ lượng không đáng kể

Trang 21

– Trình bày được đặc điểm khí hậu ở tỉnh Cà Mau.

– Nêu được một số biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau

– Vẽ và nhận xét được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Cà Mau

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tỉnh Cà Mau có khí hậu cận xích đạo gió mùa với nhiệt độ trung bình năm cao và lượng mưa thay đổi theo mùa Trong những năm qua, biến đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau ngày càng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Trang 22

Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu cận xích đạo gió mùa thể hiện rõ nét qua chế độ nhiệt, mưa và gió.

Bảng 1 Nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Cà Mau, năm 2020

Nhiệt độ (oC) 27,2 27,2 28,4 29,8 30,3 28,5 28,5 28,4 27,9 27,1 27,7 27,0

Lượng mưa (mm) 0 0,1 76,3 15,2 107,9 284,4 187,1 227,3 589,6 638,5 196,9 71,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, năm 2021)

a Chế độ nhiệt

Tỉnh Cà Mau có nền nhiệt độ trung bình cao hơn so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oC Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 29,1oC; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 26,5oC Biên độ nhiệt năm là 2,6oC

Do năm gần Xích đạo nên tỉnh Cà Mau có số giờ nắng cao, thời gian nắng trung bình là 2 200 giờ/năm, bằng 52% giờ chiếu sáng của Mặt Trời trong năm Từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng trung bình 7,6 giờ/ngày; từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình 5,1 giờ/ngày Lượng bức xạ trực tiếp cao, với tổng nhiệt khoảng 9 500 – 10 000oC

b Chế độ mưa

Tỉnh Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Trung bình tỉnh Cà Mau có 165 ngày mưa/năm, với 2 360 mm Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1 022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm tương đối thường đạt khoảng 80%

c Chế độ gió

Tỉnh Cà Mau chịu tác động bởi hai luồng gió chính thay đổi theo mùa.– Gió hướng đông bắc và đông hoạt động từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 – 2,8 m/s và tạo nên mùa khô trong năm

– Gió hướng tây nam và tây hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11, với vận tốc trung bình khoảng 1,8 – 4,5 m/s và tạo nên mùa mưa trong năm Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy trên biển

2 Biến đổi khí hậu

Quan sát hình 1, thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau.

Trang 23

Biến đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau được biểu hiện khá rõ nét qua những biến động của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan Nhiệt độ không khí trung bình năm ở tỉnh Cà Mau có xu hướng tăng cao qua các năm Lượng mưa trung bình giữa các năm diễn biến ngày càng thất thường, thời gian mùa mưa có xu hướng đến trễ hơn và lượng mưa tập trung hơn trong mùa mưa Các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo dài, hạn hán, bão, giông lốc, ) có xu hướng tăng lên.

Hình 1 Nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2006 – 2020

Biển đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau gây nhiều hậu quả tiêu cực như: mực nước biển dâng, sạt lở bờ biển và bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã và đang đe doạ đến đời sống và sản xuất của người dân

Trang 24

– Củng cố được kiến thức và kĩ năng phân tích chủ đề, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, yếu tố tưởng tượng, kì ảo,… của truyện truyền thuyết, truyện cổ tích.

– Tóm tắt và kể lại được một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích trong văn học dân gian Cà Mau bằng hình thức nói và viết

– Biết trân trọng những giá trị văn hoá, văn học dân gian của địa phương Cà Mau

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

phận của văn học dân gian Việt Nam Tuy có diện mạo, phạm vi, mức độ ảnh hưởng riêng nhưng văn học dân gian tỉnh Cà Mau vẫn đồng hành trong xu hướng phát triển chung của văn học dân gian Việt Nam; góp phần bổ sung và đem lại cho văn học dân gian Việt Nam những sắc thái mới Trong dạy học Ngữ văn, khai thác và vận dụng tốt sự cộng hưởng giữa văn học dân gian Việt Nam với văn học dân gian tỉnh Cà Mau sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn cả về văn học dân tộc và văn học địa phương; góp phần bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá của địa phương, tăng cường hứng thú học tập qua những bài học gần gũi với cuộc sống diễn ra xung quanh.

Trang 25

VĂN BẢN 1SỰ TÍCH CÂY ĐƯỚC

Cũng vào thời ấy, rừng U Minh còn là một xứ sở hoang vu, tăm tối, là nơi trú ngụ của muôn loài thú dữ Rừng U Minh do Hổ chúa – một con hổ già có nhiều phép thuật – cai quản Mỗi buổi chiều, Hổ chúa thường ra bãi cát ven biển dạo chơi và tu luyện(2) phép thuật đến tận nửa đêm

Một đêm, do mải mê tu luyện, Hổ chúa không trở về rừng mà ngủ lại trên bãi cát Tinh mơ hôm sau, Hổ chúa thức giấc, đang định trở về rừng thì bỗng nhìn thấy một đám mây ngũ sắc(3) sà xuống bãi cát Từ trong đám mây ấy hiện ra một người con gái đẹp tuyệt trần; đó chính là công chúa con vua Thuỷ Tề Thế nhưng chỉ trong nháy mắt, nàng công chúa đã hoá thành một con sóng nhỏ tan biến vào lòng biển khơi, để lại Hổ chúa đứng lặng trên bờ cát với bao nỗi niềm khó tả 1

Trở về rừng, Hổ chúa đêm ngày tơ tưởng đến người con gái mình vừa thoáng gặp và quyết định cử cá sấu mang lễ vật xuống thuỷ cung(4) gặp vua Thuỷ Tề để xin cầu hôn công chúa Thế nhưng sau khi nghe cá sấu trình bày, vua Thuỷ Tề đã khước từ lời cầu hôn, không nhận lễ vật và đuổi cá sấu ra ngoài

(1) Trị vì: cai quản đất nước

(3) Ngũ sắc: năm màu chính (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen).

(2) Tu luyện: tu hành và luyện tập công phu

(4) Thuỷ cung: cung điện dưới nước, nơi ở của vua

Thuỷ Tề theo tưởng tượng.

I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ

1 Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Hổ chúa và công chúa con vua Thuỷ Tề dự báo điều gì sẽ xảy ra?

Trang 26

Khi biết vua Thuỷ Tề không chịu gả con gái cho mình, Hổ chúa đùng đùng nổi giận, ra lệnh cho muôn loài trong rừng kéo hết xuống biển, quyết bắt bằng được công chúa về làm vợ

Để làm đường xuống thuỷ cung, Hổ chúa sai dã tràng(1)

xe cát lấp biển Thế nhưng bao nhiêu công sức dã tràngbỏ ra đều bị sóng biển đánh tan Không bỏ cuộc, Hổ chúa lại sai chim nhạn tha từng viên đá thả xuống lấp biển Nhưng chim nhạn thả mãi, thả mãi mà con đường xuống biển vẫn chưa thành hình Quá sốt ruột, Hổ chúa đành đích thân ra tay Đầu tiên, Hổ chúa hoá phép, đưa cả một rừng tràm rùng rùng tiến ra biển Thấy vậy, vua Thuỷ Tề cũng hoá phép làm sóng to, gió lớn đánh tan tác rừng tràm 2

Chưa thắng được vua Thuỷ Tề, Hổ chúa trèo lên một đỉnh núi cao, phóng tầm mắt quan sát bốn phía Nhìn về vùng đất phía Nam xa xôi, Hổ chúa chợt thấy nơi đó có một loại cây lạ Bộ rễ của loại cây này rất độc đáo: Chúng mọc tua tủa quanh gốc cây thành chùm thưa và cắm rất sâu vào lòng đất; dù sóng to gió lớn đến đâu, những thân cây vẫn tựa chắc vào nhau, không hề nghiêng ngả Trái cây rơi rụng, trôi bập bềnh trên mặt nước, nhưng khi nước rút, trái lập tức nảy mầm, bén rễ và lớn vụt lên thành những rừng cây mới Thế là ngay sau đó, Hổ chúa một mặt sai quân đào một đường nước lớn bọc quanh rừng để lấy đất lấp biển; mặt khác cho chim chóc bay đến vùng đất kia tha trái của loại cây lạ về thả xuống bãi biển.Từ đó, trận chiến giữa Hổ chúa và vua Thuỷ Tề có nhiều thay đổi Loại cây mới đã mọc dày đặc trên bãi biển; cây ra trái, trái rụng xuống dập dềnh trên sóng; khi sóng rút, trái bám vào đất, nảy mầm mọc lên thành cây; cây mọc đến đâu, dã tràng lại mang đất bồi theo đến đó Vua Thuỷ Tề tung sóng lớn đánh dữ dội vào rừng cây nhưng sóng chỉ tràn qua bộ rễ thưa mà không thể làm cây bật gốc Cứ như thế, rừng cây lạ của Hổ chúa nhích dần ra biển 3

Năm tháng qua đi, dù trận chiến giữa hai bên vẫn chưa kết thúc, dù Hổ chúa vẫn chưa đến được thuỷ cung để bắt công chúa con vua Thuỷ Tề về làm vợ, nhưng vùng đất Mũi Cà Mau ngày nay đã được hình thành Đường nước bao quanh rừng mà Hổ chúa cho đào

Hình 1 Rừng đước Cà Mau

(Nguồn: muicamau.gov.vn)

(1) Dã tràng: động vật nhỏ thuộc ngành giáp xác, sống ở bãi biển, thường đào hang và vê cát thành những viên

tròn nơi nước triều lên xuống.

2 Theo em, tác giả dân gian kể những thất bại ban đầu của Hổ chúa nhằm mục đích gì?

3 Sự xuất hiện của cây đước đã làm thay đổi cuộc chiến giữa Hổ chúa và vua Thuỷ Tề theo chiều hướng nào?

Trang 27

để lấy đất lấp biển bây giờ chính là sông Ông Đốc Những viên đá mà chim nhạn thả xuống biển theo lệnh Hổ chúa bây giờ chính là những đảo Hòn Khoai, Hòn Tre, Hòn Trứng Những rừng tràm đầu tiên tiến ra biển và bị vua Thuỷ Tề đánh gục, sau đó chìm sâu vào lòng rừng U Minh trở thành những rừng tràm lục Còn loại cây có sức sống mãnh liệt, chịu được sóng gió, rễ tua tủa cắm sâu vào đất, trái rụng xuống gặp đất lại nảy mầm, vươn lên thành những rừng cây mới chính là cây đước, một loại cây phổ biến nơi đất Mũi Cà Mau.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương, Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ;

Truyện kể dân gian Nam Bộ, quyển 1, NXB Văn hoá – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020)

Câu hỏi

1. Hãy cho biết truyền thuyết Sự tích cây đước nhằm giải thích điều gì?

2. Tìm và sắp xếp các sự việc chính trong cốt truyện truyền thuyết Sự tích cây đước theo

mẫu sau (học sinh làm vào vở bài tập):

Cốt truyện Sự tích cây đước

Hệ thống nhân vật ?

Các sự kiện chính ?

Địa danh, di tích, sự vật ?

3. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyền thuyết Sự tích cây đước và cho biết tác dụng của

chúng trong việc thể hiện nội dung truyện và khắc hoạ tính cách nhân vật

4. Cuộc giao tranh giữa Hổ chúa và vua Thuỷ Tề trong truyền thuyết Sự tích cây đước gợi

cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam?

LUYỆN TẬP

1. Theo em, văn bản Sự tích cây đước có thể chia thành mấy phần? Đó là những phần

nào? Nội dung, ý nghĩa của mỗi phần là gì?

2 Tìm câu ca dao phù hợp với chi tiết: “Để làm đường xuống thuỷ cung, Hổ chúa sai dã tràng xe cát lấp biển Thế nhưng bao nhiêu công sức dã tràng bỏ ra đều bị sóng biển

đánh tan” trong văn bản Sự tích cây đước.

VẬN DỤNG

1. Đọc truyền thuyết Sự tích cây đước, em có suy nghĩ gì về công cuộc khai phá, chinh

phục thiên nhiên của các thế hệ cha ông ở vùng đất Cà Mau?

2. Hãy miêu tả đặc điểm của cây đước và cho biết công dụng của cây đước trong đời sống của người dân tỉnh Cà Mau hiện nay

Trang 28

VĂN BẢN 2SỰ TÍCH RẠCH BỎ LƯỢC

(Truyền thuyết)

1. Kể tên một số con sông, kênh, rạch ở quê hương em

2 Chia sẻ hiểu biết của em về cách đặt tên những con sông, kênh, rạch đó

một con cá sấu khổng lồ, da xù xì, mốc thếch từ dưới rạch trừng(2) lên, quẫy đuôi gạt đứa nhỏ xuống nước Đứa nhỏ chỉ kịp hét lên một tiếng “Má ơi ” rồi mất hút dưới làn nước lạnh Trên xuồng, người mẹ cũng gục xuống, ngất đi… 1

Khi tỉnh dậy, người mẹ cắm xuồng lại và lên bờ Suốt ba ngày ba đêm, bà cầm mác(3) ngồi phục, quyết diệt bằng được con sấu hung dữ trả thù cho con Đến ngày thứ tư, khi dân làng tìm đến thì trên bờ rạch chỉ thấy chiếc lược do người mẹ

bỏ lại Còn ở vàm(4) sông cách đó không xa, xác người mẹ và xác con cá sấu đang nổi lập lờ: Mũi mác trong tay người mẹ thì cắm sâu vào họng cá sấu; hai chân trước của cá sấu thì bấu chặt lấy lưng người mẹ… 2

Có lẽ sau mấy ngày đêm phục trên bờ mà không giết được cá sấu, người mẹ đã quyết định lội xuống sông, lấy chính thân mình làm mồi nhử Và khi cá sấu nổi lên táp, bà đã phóng thẳng mũi mác vào họng nó rồi ghì chặt không buông, chịu chết cùng với cá sấu Cảm thương người mẹ can đảm, dân làng đã vớt xác bà lên, mai táng(5) chu đáo và dựng một ngôi miếu nhỏ nơi đây để thờ cúng bà Cũng từ đó, con rạch này có tên là rạch Bỏ Lược

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương, Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ;

Truyện kể dân gian Nam Bộ, quyển 2, NXB Văn hoá – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020)

KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ

1 Phần đầu truyện gợi cho em suy nghĩ gì về thiên nhiên ở vùng đất Cà Mau ngày xưa?

2 Em hình dung như thế nào về cuộc chiến đấu giữa người mẹ và con cá sấu?

(1)Rạch: đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng,

thuyền bè có thể đi lại được.

(3) Mác: loại vũ khí thô sơ, cán dài, mũi nhọn, lưỡi to bản.

(5) Mai táng: hành động chôn cất người chết.

(2) Trừng: đột ngột nhô lên

(4)Vàm: ngã ba nơi rạch chảy ra sông.

Ngày đăng: 09/09/2024, 23:21