1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau lớp 8

77 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau
Tác giả Ban Biên Soạn
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Tài liệu
Năm xuất bản 2018
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 20,11 MB

Nội dung

Vị trí huyện Long Xuyên Cà Mau trong tỉnh Hà Tiên năm 1832 Nguồn: Nguyễn Đình Đầu Địa giới của trấn Hà Tiên và địa giới của tỉnh Hà Tiên vào thời vua Minh Mạng gồm có những vùng đất của

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAUSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH

88

ỚPL

Trang 3

Các em học sinh thân mến!Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức biên soạn

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 8

Tài liệu được cấu trúc thành 6 chủ đề tương ứng với nội dung các môn học và hoạt động giáo dục lớp 8 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Với

tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh

Cà Mau – Lớp 8 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực

của bản thân, vừa cụ thể hoá tình yêu quê hương bằng những suy nghĩ, hành động và việc làm cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Cà Mau phát triển bền vững, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các khu vực, vùng miền trên cả nước

Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương

tỉnh Cà Mau – Lớp 8.

BAN BIÊN SOẠN

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 4

Hãy giữ gìn, bảo quản tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau!

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

HƯỚnG DẪn SỬ DỤnG TÀi LiỆu 3

CHỦ đỀ 1: DỰ Án HỌC TẬP: TÌM HiỂu VỀ đỊA LÍ TỰ nHiÊn TỈnH CÀ MAu 5

CHỦ đỀ 2: LỊCH SỬ TỈnH CÀ MAu TỪ THẾ KỈ XViii đẾn THẾ KỈ XX 9

CHỦ đỀ 3: TRuYỆn CƯời BÁC BA PHi 23

CHỦ đỀ 4: nGHỆ THuẬT TRuYỀn THỐnG Ở đỊA PHƯƠnG 38

CHỦ đỀ 5: nGHỆ THuẬT điÊu KHẮC TỈnH CÀ MAu 47

CHỦ đỀ 6: BẢO VỆ MÔi TRƯờnG VÀ TÀi nGuYÊn THiÊn nHiÊn TỈnH CÀ MAu 55

GiẢi THÍCH THuẬT nGỮ 75

Trang 6

I NỘI DUNG

Gợi ý nội dung dự án:

Dự án phải thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:– Các dạng địa hình, tiềm năng và tình hình khai thác khoáng sản ở Cà Mau; tác động của địa hình, tài nguyên khoáng sản đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– Đặc điểm khí hậu và hệ thống sông ngòi ở tỉnh Cà Mau; tác động của khí hậu, hệ thống sông ngòi đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– Đặc điểm thổ nhưỡng và hệ sinh thái ở tỉnh Cà Mau; tác động của thổ nhưỡng và hệ sinh thái đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

Kế thừa, tham khảo nội dung về địa lí tự nhiên tỉnh Cà Mau đã học ở lớp 6, 7 để xây dựng dự án học tập Dự án phải đảm bảo các nội dung:

– Trình bày được các dạng địa hình, tiềm năng và tình hình khai thác khoáng sản ở địa phương; phân tích được tác động của địa hình, tài nguyên khoáng sản đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– Trình bày được đặc điểm khí hậu và hệ thống sông ngòi ở tỉnh Cà Mau; phân tích được tác động của khí hậu, hệ thống sông ngòi đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– Trình bày được đặc điểm thổ nhưỡng và hệ sinh thái ở tỉnh Cà Mau; phân tích được tác động của thổ nhưỡng và hệ sinh thái đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– Thực hiện được những việc làm phù hợp, góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, sinh thái địa phương nơi cư trú

Trang 7

– Những việc làm phù hợp, góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, sinh thái địa phương nơi cư trú.

Em hãy thực hiện dự án học tập để tìm hiểu địa lí tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau.

II CHUẨN BỊ

– Máy tính, bút, thước kẻ,…– Thu thập tư liệu từ internet, sách, báo, tạp chí,… để tìm hiểu thông tin về địa lí tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

– So sánh, chọn lọc tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau nhằm phục vụ nội dung dự án

– Xây dựng đề cương dự án

III MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO

1 Tác động của điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau

Địa hình: Tỉnh Cà Mau có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho định cư và phát triển các

hoạt động kinh tế, nhất là nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên địa hình bờ biển, ven sông ở tỉnh Cà Mau có nhiều nơi bị xâm thực, xói lở,… đe doạ đến đời sống và sản xuất của người dân Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 m Ngược lại, vùng bãi bồi Mũi Cà Mau hằng năm được phù sa bồi đắp từ 50 – 80 m

Hình 1 Trồng rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau

(Nguồn: camau.gov.vn)Khoáng sản: Tỉnh Cà Mau có khoáng sản không thật sự phong phú Tuy nhiên, các mỏ

dầu khí ở ngoài khơi như mỏ Sông Đốc – Rạch Tàu – Khánh Mỹ – Phú Tân,… làm gia tăng đáng kể sản lượng dầu khai thác của nước ta và tạo ra nguồn thu ngoại tệ to lớn, góp phần phát triển kinh tế của đất nước

Trang 8

Khí hậu: Khí hậu tỉnh Cà Mau khá ôn hoà, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác nên thuận

lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và sinh kế của người dân Tuy nhiên trong những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn dông, lốc xoáy ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau – Kiên Giang chịu ảnh hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển

Mùa mưa có những trở ngại cho đời sống dân cư và thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, đặc biệt có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằng) làm tăng sự nhiễm mặn cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nước sông và trong đầm nuôi tôm tăng cao khiến tôm nuôi chậm lớn và dễ phát sinh dịch bệnh; hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do không vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công trình được vì phải đắp đập ngăn mặn

Thuỷ văn: Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nên thuận lợi cho

việc di chuyển bằng đường thuỷ Tuy nhiên, mạng lưới sông ngòi quá dày đặc dẫn đến việc kết nối trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn nhất định

Nguồn nước ngọt ở rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và một phần cho sinh hoạt, nhờ đó có một số diện tích có thể sản xuất hai vụ lúa/ 1 năm, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp Nguồn nước mặn là tài nguyên để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, phát triển rừng ngập mặn, Tuy nhiên, nguồn nước tỉnh Cà Mau đang bị ô nhiễm, suy thoái,… nếu không quản lí khai thác và bảo vệ tốt thì trong tương lai tỉnh Cà Mau sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng này

Hình 2 Giao thông đường thuỷ trên sông Trẹm, huyện Thới Bình

(Nguồn: Huỳnh Lâm)

Trang 9

Thổ nhưỡng: Đất có độ phì nhiêu trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng

do bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn Trong những năm gần đây, diện tích đất nhiễm mặn ngày càng gia tăng, vì thế để trồng lúa, cây ăn quả, thì đất cần phải được cải tạo nhiều

Sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở tỉnh Cà Mau phong phú và đa dạng, trong đó hệ sinh

thái rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới tạo ra tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch Tuy nhiên, diện tích rừng (nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn) đang bị suy giảm nhanh, đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất cân bằng sinh thái, sạt lở bờ sông và biển, mực nước ngầm bị hạ thấp,… đe doạ đến đời sông dân cư; do đó, cần phải lưu ý việc khai thác hợp lí tài nguyên rừng

Hình 3 Rừng đước, huyện Trần Văn Thời

(Nguồn: Huỳnh Lâm)

2 Một số website tham khảo tư liệu

– Đảng bộ tỉnh Cà Mau: https://camau.dcs.vn– Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau: https://camau.gov.vn– Báo Cà Mau: https://www.baocamau.com.vn

Trang 10

– Biết được những sự kiện chính trong tiến trình lịch sử của Cà Mau từ năm 1708 đến năm 1867.

– Trình bày được những nét chính về tổ chức đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của Cà Mau thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức

VÙNG ĐẤT CÀ MAU DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄNBÀI 1

Trang 11

I NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1708 ĐẾN NĂM 1867

1 Vùng đất Cà Mau chuyển sang sự quản lí của các chúa Nguyễn

Đầu thế kỉ XVIII, vùng đất Cà Mau (khi ấy nằm trong trấn Hà Tiên) dần được các lớp cư dân Việt, Hoa, Khơ-me và Bồ Đà (Chà Và) đến khai thác ngày một đông Năm 1708, do vấn đề an ninh cần được đảm bảo, Mạc Cửu đem phần đất đã khai phá được dâng cho chúa Nguyễn và xin thần phục Chúa Nguyễn Phúc Chu ưng thuận và đặt tên cho toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, Mạc Cửu được chúa Nguyễn phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu Vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình mở rộng chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ

Sau khi Mạc Cửu mất (1735), Mạc Thiên Tứ – con trai ông lên kế nghiệp cai trị Hà Tiên Sang thời kì này, vùng đất Hà Tiên ngày càng được phát triển với quy mô và tầm mức lớn hơn Chính trong giai đoạn 1735 – 1771, vùng đất Hà Tiên đã trở thành một điểm sáng về kinh tế – xã hội của đất nước, đóng góp to lớn vào công cuộc mở mang bờ cõi và phát triển lớn mạnh của Đàng Trong

2 Sự mở rộng, hoàn thiện xây dựng và quản lí vùng đất Cà Mau dưới thời các chúa Nguyễn

Tháng 10 – 1757, vua nước Chân Lạp là Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết để cướp ngôi, khi đó con trai của Nặc Nhuận là Nặc Tôn phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ đô đốc Mạc Thiên Tứ và cầu cứu tới chúa Nguyễn Nặc Hinh bị đánh bại, chúa Nguyễn sai đưa Nặc Tôn về làm vua Chân Lạp Khi đó, Nặc Tôn cắt đất năm phủ Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn, sau đó Mạc Thiên Tứ hiến năm phủ này cho chúa Nguyễn Chúa Nguyễn cho năm phủ ấy nhập vào Hà Tiên Mạc Thiên Tứ xin đặt Giá Khê (Rạch Giá) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau Hình 2 Vị trí Long Xuyên (Cà Mau) trên bản đồ Nam Bộ năm 1757

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Trang 12

làm đạo Long Xuyên, đặt các chức quan, chiêu dụ dân cư, lập thôn ấp ngày càng thêm rộng rãi, trù phú Địa giới Hà Tiên được mở rộng, hai vùng đất Long Xuyên (tức Cà Mau) và Kiên Giang (tức vùng Giá Khê hay còn gọi là Rạch Giá) được đặt làm hai đạo do Hà Tiên quản lí vào năm 1757.

Vào cuối thế kỉ XVIII, vùng đất Hà Tiên bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến của các chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn và vai trò của dòng họ Mạc cũng bị sa sút sau khi Mạc Thiên Tứ mất (1780) Giai đoạn 1788 – 1810, do tình hình quân sự bất ổn, hai đạo Kiên Giang (Rạch Giá) và Long Xuyên (Cà Mau) được chúa Nguyễn Ánh chuyển về cho dinh Vĩnh Trấn quản lí (trước đó trấn này có tên là dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn) Như vậy, 2/3 đất đai phía nam của trấn Hà Tiên được chuyển về cho dinh Vĩnh Trấn Tình hình này diễn ra do vùng Hà Tiên lúc đó còn nhiều bất ổn kéo dài, mối quan hệ của chúa Nguyễn với Xiêm La và Chân Lạp khá phức tạp cũng như tình hình bất ổn về bộ máy lãnh đạo trấn từ sau cái chết của Mạc Thiên Tứ Thực tế, việc thực thi quản lí theo hướng cô lập Hà Tiên đã được chúa Nguyễn tiến hành vào tháng 12 – 1788: “chúa Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Nhân giữ đạo Long Xuyên (…) còn tô thuế hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang thì nộp phụ ở kho Vĩnh Trấn”(1) Lúc này dinh Vĩnh Trấn phụ trách thu thuế khoá, lương thực cho hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang Hà Tiên vốn trước đây chỉ thiên về buôn bán thương mại, còn nguồn cung cấp lương thực chủ yếu phụ thuộc vào hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên cung cấp Việc tách hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên gây ra khó khăn rất lớn cho đời sống người dân Hà Tiên (vốn chưa hồi phục sau chiến tranh Xiêm La (1771 – 1772) và sau cuộc chiến với nhà Tây Sơn)

Hình 3 Đình thần Tân Nghĩa, thành phố Cà Mau được xây dựng vào thế kỉ XIX

(Nguồn: camau.gov.vn)

(1)Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, trang 256.

Trang 13

3 Quản lí và khai thác vùng đất Cà Mau dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức của Triều Nguyễn

Thời Nguyễn, trấn Hà Tiên tiếp tục trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm Dưới thời vua Gia Long, vùng đất này có những bước phục hồi nhất định, nền kinh tế thương mại được cải thiện, mở mang theo những khuôn phép đã có trong thời hưng thịnh trước đây Vào tháng 10 – 1802, vua Gia Long nhận thấy trấn Hà Tiên từ sau khi gặp cuộc binh loạn, dân chưa trở về đủ, bèn sai Trấn thủ Mạc Tử Thiêm chiêu dụ dân, khiến cho yên họp, tha hết thảy các phú thuế giao dịch(1) Đến tháng 7 – 1805, lại cho Mạc Tử Thiêm làm Khâm sai chưởng cơ, lãnh Trấn thủ Hà Tiên(2) Đến tháng 1 – 1808, đổi dinh Vĩnh Trấn làm trấn Vĩnh Thanh, hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang đặt thành hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang, mỗi huyện đặt hai tổng Tuy nhiên, lúc này Long Xuyên và Kiên Giang vẫn thuộc trấn Vĩnh Thanh(3)

Hình 4 Vị trí huyện Long Xuyên (Cà Mau) năm 1808

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Kể từ năm 1810, khi hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang được đưa trở về Hà Tiên thì quyền quản lí hai nơi đó của trấn cũng bắt đầu được khôi phục “Từ sau khi Mạc Thiên Tứ mất (1780), Mạc Công Bính và Mạc Tử Thiêm tuy nối chức trấn, nhưng hai đạo lại đặt quan (1) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 446

(2) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 685.

(3) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 760.

(4) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 846

(5) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 859.

Trang 14

chế khác nhau để cai quản, tô thuế nộp theo Vĩnh Thanh, đến nay vua Gia Long mới cho thuộc vào Hà Tiên”(4) Tháng 2 – 1811, vua Gia Long bỏ lệnh cấm buôn thóc cho Hà Tiên Trước kia Mạc Tử Thiêm làm trấn thủ Hà Tiên, triều đình lấy riêng hai đạo Long Xuyên, Kiên Giang lệ vào Vĩnh Thanh, Hà Tiên mỗi năm chỉ được đong một vạn hộc thóc Kẻ nào buôn gian trị tội Đến nay hai đạo lại thuộc về Hà Tiên quản lãnh, nên nhà Nguyễn bỏ lệ cấm ấy, việc mua bán lưu thông, dân Hà Tiên được hưởng lợi(5)

Tháng 9 – 1814, vua Gia Long “bỏ thuế hoa chi (thuế thâu sòng bạc) ở Long Xuyên, Kiên Giang Gia Long cho rằng tiểu dân sinh ra trộm cắp đều là do đánh bạc, bèn hạ lệnh bỏ ngạch thuế ấy Ai còn dám mở sòng chứa bạc thì bắt tội”(6) Để thuận lợi cho Hà Tiên có thể phát triển kinh tế và đảm bảo về quân sự, vua Gia Long cho đào từ sông Châu Đốc thông với Hà Tiên (sau này được đặt tên là kênh Vĩnh Tế)(1)

Cuối thời vua Gia Long, ngoài hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang, ở trấn vẫn duy trì trực trị những xã, thôn, phố, sở, điếm, sóc lệ thuộc vào trấn Cụ thể: 1) Hà Tiên trấn lệ thuộc (các làng, xã do trấn trực trị kiêm lí): có 19 xã, thôn của người Việt; 6 phố, sở, điếm của người Hoa; 26 sóc của người Khơ-me; 2) huyện Long Xuyên (tức Cà Mau): có 2 tổng với 40 thôn, xã, sở, điếm; 3) huyện Kiên Giang: có 2 tổng với 11 xã, thôn(2)

Trong thời kì cai trị của vua Minh Mạng, xu hướng chung của nhà nước là làm căn cơ hơn nữa nền hành chính, đặc biệt ở địa phương, theo hướng dân sự hoá và trung ương tập quyền Tháng 2 – 1825, vua Minh Mạng bắt đầu đặt tri huyện cho hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang Đổi chức Quản đạo Long Xuyên và Kiên Giang làm Quản thủ, vì hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang trước đã đổi làm huyện nay mới đặt quan chức(3) Đến tháng 1 – 1825, bắt đầu đặt huyện Hà Tiên, lĩnh hai tổng (Hà Thanh và Hà Nhuận)(4). Cùng năm này, cũng đặt thêm chức Huyện thừa ở ba huyện Long Xuyên, Kiên Giang và Hà Tiên(5) Tháng 7 – 1826, bắt đầu đặt phủ An Biên ở Hà Tiên Phủ An Biên quản lí ba huyện Hà Tiên, Long Xuyên, Kiên Giang Minh Mạng cho rằng phủ này công việc (dân sự) tạm thời còn ít, dụ sai trấn thần kiêm lí, đợi nhân khẩu ngày nhiều, đất đai ngày mở để đặt Tri phủ(6) Tháng 8 – 1827, nhà Nguyễn bắt đầu đặt Huấn đạo các huyện Long Xuyên, Kiên Giang ở trấn Hà Tiên, theo lời xin của thành thần ở Gia Định thành để lo việc học cho dân trong các huyện(7) (1) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, trang 1011.

(2) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2005, trang 175 – 176.

(3) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 310, 333.

(4) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Sđd, 2007, trang 358.

(5) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Sđd, 2007, trang 365.

(6) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Sđd, 2007, trang 412 – 413.

(7) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Sđd, 2007, trang 503.

Trang 15

Sau khi đánh diệt giặc Chà Và, Minh Mạng nhận thấy: “Côn Lôn thủ và Hà Tiên Phú Quốc thủ đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc ”(8) Cùng lúc đó, nền hành chính triều Minh Mạng được đưa lên một mức căn cơ hơn thông qua việc thành lập các đơn vị hành chính tỉnh thay cho các trấn thì bộ máy quản lí cũng liên tục được thay đổi và sắp xếp lại Vào tháng 10 – 1832, tỉnh Hà Tiên được thành lập, thống trị phủ Khai Biên và ba huyện Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang Phủ Khai Biên nguyên là phủ An Biên (của Trấn Hà Tiên) đổi ra, huyện Hà Châu nguyên là huyện Hà Tiên đổi ra(9) Tháng 6 – 1834, đổi lại tên phủ Khai Biên của tỉnh Hà Tiên làm phủ An Biên(10) Tháng 9 – 1836, bắt đầu đặt Tri phủ cho phủ An Biên của tỉnh Hà Tiên (kiêm lí huyện Hà Châu)(11).

Hình 5 Vị trí huyện Long Xuyên (Cà Mau) trong tỉnh Hà Tiên năm 1832

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Địa giới của trấn Hà Tiên và địa giới của tỉnh Hà Tiên vào thời vua Minh Mạng gồm có những vùng đất của Việt Nam hiện nay là Kiên Giang, Cà Mau, một phần diện tích của các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang và hai tỉnh Kep, Kampot của Cam-pu-chia Tuy nhiên, trong (8) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 384.

(9) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3, Sđd, trang 305

(10) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 165

Trang 16

từng thời kì cũng có những thay đổi nhất định Việc xác định duyên cách (địa giới) của vùng đất Hà Tiên (trấn/tỉnh Hà Tiên thời quân chủ) so với địa giới ngày nay một cách chính xác là việc làm không mấy dễ dàng Điều này một phần do các vùng đất nằm giữa trấn Hà Tiên và dinh Long Hồ được khai thác khá muộn và diễn tiến lâu dài qua nhiều thời kì, ngoài ra cũng do thư tịch (nhất là các bộ địa chí) không chép kĩ.

Cuối thời kì cai trị của vua Minh Mạng, tỉnh Hà Tiên nói chung và vùng đất Long Xuyên (tức Cà Mau) nói riêng diễn ra những tranh chấp, bất ổn liên miên, biểu hiện mối quan hệ bang giao phức tạp giữa Đại Nam, Xiêm La và Chân Lạp Cà Mau trở thành nơi diễn ra những tranh giành giữa lực lượng quân đội nhà Nguyễn và lực lượng ủng hộ khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833), cùng thời gian đó Cà Mau cũng chịu nạn binh đao của cuộc chiến tranh Xiêm – Việt (1833 – 1834)

Sang thời vua Tự Đức, công cuộc khôi phục sau cuộc chiến tranh dai dẳng với Chân Lạp và Xiêm La chưa được bao lâu thì Triều Nguyễn đã phải đối phó với cuộc xâm lược và chiếm đóng của thực dân Pháp ở Nam Bộ Nhà Nguyễn không còn đủ thời gian cho những chính sách kinh tế – xã hội đối với vùng đất Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng Những cuộc điều đình của nhà Nguyễn với quân xâm lược Pháp lúc đó cơ bản là sự đầu hàng và Cà Mau đã mất về tay thực dân Pháp trong những ngày cuối tháng 6 – 1867

Em hãy cho biết vào đầu đầu thế kỉ XVIII, vùng đất Cà Mau đã trở thành một bộ phận của Đàng Trong như thế nào.

II NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ CỦA CÀ MAU THỜI CÁC VUA GIA LONG, MINH MẠNG, TỰ ĐỨC

1 Tổ chức đời sống kinh tế, xã hội

Theo Gia Định thành thông chí, ở vùng đất đạo Long Xuyên (Cà Mau) vào cuối thế

kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là nơi giáp biển, biển có nhiều cá lớn, còn ở sông có nhiều cá sấu Nơi đây, người Việt, Khơ-me, Hoa tụ tập đông đúc, làm ăn sinh sống Các nghề gồm có khai khẩn đất hoang làm nông nghiệp, khai thác thuỷ sản ở biển và sông, ngoài ra còn phát triển các nghề buôn bán Người Hoa, Khơ-me, Đồ Bà (Chà Và) ở ven theo bờ biển, đất đai chưa được khai khẩn, dân không có đất đai chính thức nên hay di chuyển bất thường Ở hai đạo Long Xuyên (Cà Mau) và Kiên Giang ít nông dân nhưng biết chăm lo căn bản, cho nên cả trấn Hà Tiên đều nhờ lúa gạo của hai đạo ấy cung cấp Vào cuối thế kỉ XVIII, hai tổng Long Thuỷ và Quảng Xuyên thuộc huyện Long Xuyên (Cà Mau) đều có ruộng muộn(1), tháng 5 gieo mạ, tháng 7 cấy, tháng 11 gặt

(1) Ruộng ở chỗ thấp, có mưa dầm thấm trước gọi là ruộng sớm Ruộng ở chỗ cao, khô ráo gọi là ruộng muộn

Trang 17

2 Tổ chức đời sống văn hoá

Theo Gia Định thành thông chí, phong tục ở đây chịu ảnh hưởng phong hoá của người

Hoa, Việt và Khơ-me, nhưng ít có hạng thân sĩ (tức trí thức Nho học) Khí chất người ở đây phóng khoáng, ưa trang sức phong nhã Đàn ông hay dùng lược nhỏ chải đầu, bới cao tóc rồi dùng khăn quấn lại, bên mái tóc thường giắt cái thoa cong dùng khi cần vẹt tóc và gãi đầu khi ngứa, lại dùng sáp thơm bôi râu mép vuốt thẳng ra hai bên như hình hai chữ nhất cân nhau Phụ nữ thì mặc áo ngắn chật tay thường có màu non lợt của thiên thanh ngọc lam, thuý vũ, ngư bạch, lục đậu Búi tóc thì trước hết búi cao tóc lên, thoa dầu phấn rồi lấy tay đè xuống cho tóc rũ cong xuống theo cổ như ức gà, còn đúm tóc thì dùng tay đè tóc xuống cho nhọn, gọi là dạng trang sức mới Họ đeo xuyến, đeo hoa tai bằng vàng ngọc pha lẫn Dáng đi thẳng đứng, không có phong thái bay bướm uyển chuyển, ưa dùng khăn dài trùm đầu mà đi, hoặc là quàng vai, hoặc cầm ở tay, không dùng nón lá, ăn trầu cau thì lấy thuốc rê xát hai hàm răng rồi ngậm vào môi phía trái, có ý để khoe hàm răng ngời láng chỉnh tề Họ biết những việc thêu đan, may vá kim chỉ, làm mứt, làm bánh, đường kim mũi chỉ và nấu nướng rất khéo

Em hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các sinh hoạt kinh tế và đời sống văn hoá của cư dân Cà Mau thế kỉ XIX.

Trang 19

I TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VÙNG ĐẤT CÀ MAU CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

Sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ (1867), tỉnh Hà Tiên thời Nguyễn được chia thành các hạt thanh tra, sau đổi thành các hạt tham biện Trong đó, địa giới Cà Mau ngày nay liên quan đến hạt thanh tra/ tham biện Rạch Giá và hạt tham biện Bạc Liêu Cụ thể như sau:

Năm 1868, trên vùng đất tỉnh Hà Tiên thời Nguyễn, Pháp thành lập hạt thanh tra Hà Tiên và hạt thanh tra Rạch Giá (gồm Rạch Giá và Cà Mau ngày nay)

Năm 1876, Pháp đổi hạt thanh tra Hà Tiên thành tham biện Hà Tiên, hạt thanh tra Rạch Giá thành hạt tham biện Rạch Giá (cơ bản vùng đất Cà Mau khi đó nằm trong hạt Rạch Giá)

Năm 1882, bên cạnh hạt tham biện Rạch Giá đã lập, Pháp lấy phần đất Bạc Liêu (nằm trong hạt tham biện Sóc Trăng) và một phần Cà Mau (vốn thuộc về hạt tham biện Rạch Giá) để thành lập hạt tham biện Bạc Liêu (Cà Mau là một quận, quận lị An Xuyên)

Năm 1889, hạt tham biện Bạc Liêu được đổi thành tỉnh Bạc Liêu, địa giới Cà Mau khi ấy nằm trọn trong địa phận của tỉnh Bạc Liêu thời Pháp thuộc (tức Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay)

Khi hạt Bạc Liêu được thành lập (1882) gồm có năm tổng, trong đó có ba tổng thuộc Long Xuyên cũ (Cà Mau) và hai tổng thuộc Ba Xuyên (Sóc Trăng) Cụ thể, ba tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Hưng thuộc Long Xuyên (thời Nguyễn là một tổng Quảng Xuyên, huyện Long Xuyên: nay ở khoảng diện tích của năm huyện Hồng Dân, Phước Long, Hoà Bình, Đông Hải và thị xã Giá Rai của Bạc Liêu) Đầu thế kỉ XIX, tổng Quảng Xuyên “có 9 thôn, nậu Lấy bờ bên trái cửa bể Gành Hào xuống đến Mương Đào làm giới hạn”(1) (tức là thuộc địa phận phía tây tỉnh Bạc Liêu ngày nay) Hai tổng còn lại của Bạc Liêu là tổng Thạnh Hoà (Vĩnh Lợi) – lị sở của Bạc Liêu thời Pháp thuộc (tách từ hạt Sóc Trăng, nay là thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi) và tổng Thạnh Hưng (Vĩnh Châu) (tách ra từ hạt Sóc Trăng, nay là thị xã Vĩnh Châu (thuộc Sóc Trăng)(2)(3) Hơn một nửa phần đất còn lại của tỉnh Cà Mau khi ấy cơ bản vẫn là vùng đất tổng Long Thuỷ cũ (cuối đời Nguyễn tổng này đổi thành tổng An Xuyên) của huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên (tức là vùng đất Cà Mau) vẫn thuộc về hạt Rạch Giá Nhưng đến năm 1889 khi thành lập tỉnh Bạc Liêu thì cơ bản vùng đất này đã được nhập về cho tỉnh Bạc Liêu Đến năm 1918, cắt một phần đất của quận Cà Mau để thành lập quận Giá Rai Như vậy tỉnh Bạc Liêu khi ấy gồm có 4 quận là Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu và Giá Rai

(1) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, trang 177

(2) Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Tỉnh Hà Tiên, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994,

trang 79

(3) Khoảng một nửa diện tích Bạc Liêu hiện nay là địa phận của huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên và hạt Bạc Liêu thời Pháp thuộc rộng hơn tỉnh Bạc Liêu hiện nay (vì Vĩnh Châu thời Pháp thuộc ở hạt Bạc Liêu thì nay đã thuộc về Sóc Trăng)

Trang 20

Hình 2 Tỉnh Bạc Liêu năm 1889 (bao gồm vùng đất Cà Mau) thời Pháp thuộc

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Theo sách Cà Mau xưa của tác giả Huỳnh Minh, qua thời Pháp thuộc, từ khi Cà Mau

thuộc về tỉnh Bạc Liêu thì vùng đất này sẽ có một ông phủ hoặc một ông đốc phủ sứ làm chủ quận Ông quận đầu tiên là ông Phủ Y, kế tiếp là ông phủ Trương Ngọc Báu, ông đốc phủ Trứ, sau cùng là ông đốc phủ sứ Trần Quang Phước Lần lần, Cà Mau trở nên có thị tứ, có viên quan người Pháp đến cai trị như tào cáo(1) sở thương chánh, hạt Thuỷ Lâm, sở Cảnh sát, Hải Đăng ở Hòn Khoai và còn nhiều người Pháp khác đến điều khiển đồng bào địa phương khai khẩn đất hoang để canh tác, nên quận trưởng luôn luôn là người Pháp hoặc là Pháp tịch Viên chủ quận đầu tiên là ông Mélaye đã bắt dân “công sưu rừng”, đào một con kênh ngang 16 thước, trước kia trong bản đồ châu thành ghi là kinh Mélaye, đến sau thành tục là “kinh 16” Tiếp theo, nhiều vị phó tham biện được luân phiên bổ nhiệm đến Cà Mau: Plantié, Oscar, Campana, Delcambre, Boutonnet, Nguyễn Phú Xuân, Viala, Denys, Sylvestre, Monlau, De Montaigut, De Beauregard, Bailly, Fressenge, De Chaume, Melin, sau cùng là Wagnon

Em hãy cho biết thực dân Pháp đã chia tỉnh Hà Tiên cũ của thời Nguyễn thành những đơn vị hành chính nào.

(1) Tào cáo: do tiếng Triều Châu “Tùa Cáo” có nghĩa là chó lớn, đây ám chỉ loại chó “béc rê” của nhân viên sở Thương chánh dùng để đi bắt rượu do dân nấu (theo tác giả Huỳnh Minh)

Trang 21

II TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CƯ DÂN CÀ MAU

Ngày 23 – 3 – 1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp dự án chương trình hành động:

1 Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bộ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” Liên bang

2 Sửa đổi lại chế độ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khoá mới sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương

3 Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho dân Đông Dương như xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, sông đào, bến cảng,… rất cần thiết cho công cuộc khai thác

4 Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ

5 Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lập những căn cứ hải quân và phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh

6 Hoàn thành công cuộc bình định Bắc Kỳ, đảm bảo an ninh biên giới Bắc Kỳ.7 Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là các nước lân cận

Đối với Nam Kỳ, là đất thuộc địa, không còn phụ thuộc vào Nam triều nữa Ngày 8 – 2 – 1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ Sau đó thành lập Hội đồng tư vấn, Hội đồng hình sự, phòng Thương mại và phòng Canh nông, cử Thống đốc Nam Kỳ Nam Kỳ được chia thành 20 tỉnh, trong đó có Bạc Liêu (bao gồm cả Cà Mau) Đứng đầu tỉnh Bạc Liêu khi đó là một công sứ người Pháp, giúp việc cho Chánh, Phó công sứ có Sở Tham biện và Hội đồng hàng tỉnh Tỉnh có một số trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lí Đứng đầu các đơn vị này có Đốc phủ sứ, Tri phủ hay Tri huyện Một số địa phương hoặc khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị hoặc quân sự có Đại lí người Pháp, đại diện trực tiếp của công sứ cai trị Để giúp việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp, thực dân Pháp vẫn giữ hệ thống chính quyền phong kiến ở dưới làng xã, có xã trưởng, hương trưởng và Hội đồng kì hào Nam giới có hai nhóm: tráng đinh (có tài sản, phải nộp thuế) và bạch đinh (không có tài sản)

Để phát triển kinh tế khai thác thuộc địa, Pháp cho đào thêm kênh và mở các đường bộ Về giao thông đường thuỷ và thuỷ lợi, năm 1915, Pháp cho đào kênh Bạc Liêu – Cà Mau dài 66 km, kênh quan lộ Phụng Hiệp tháo nước ra phía đông bắc tổng Long Thuỷ nối liền

Trang 22

Cà Mau với Sóc Trăng và Hậu Giang dài 140 km Giao thông đường bộ ở đây khó khăn bởi vùng đất ngập, trũng thấp Những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp cũng làm được một số đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 4 Cà Mau lên Sài Gòn (đoạn quan Bạc Liêu dài 66 km), một số đoạn tỉnh lộ, hương lộ có cán đá xanh.

Kinh tế vùng Cà Mau thời Pháp thuộc chủ yếu là khai thác thuỷ hải sản và làm nông nghiệp Đặc biệt là nghề đánh cá trên sông, trên biển Ngư trường của Cà Mau không chỉ có ngư dân của Cà Mau mà còn tập trung ngư dân của nhiều tỉnh khác ở Nam Bộ như Ba Xuyên, Trà Vinh Ở vùng rừng U Minh (khu vực huyện Thới Bình ngày nay), cư dân cũng khai thác khoáng sản là loại than đất dùng rất tiện cháy đượm Các khu rừng tại quận Năm Căn và vùng U Minh Hạ chiếm diện tích đến 167 961 mẫu là nguồn lợi kinh tế dồi dào Rừng có các loại cây đước, vẹt, dà, mắm, cốc, tràm, mốp, lá dừa nước, sáp và mật ong

Cư dân sinh sống ở Cà Mau thời Pháp thuộc chủ yếu gồm có người Việt, Hoa và Khơ-me Người Hoa mặc dù là cư dân thiểu số nhưng chiếm ưu thế trên thương trường Họ chuyên làm nghề thương mại, làm lò than, chỉ có một số ít làm nghề rừng, làm rẫy Người Việt và Khơ-me chủ yếu trồng lúa nước, những vùng đất ven biển thì người Việt làm nghề chài lưới, kĩ nghệ làm than, làm muối, cũng có một số ít tham gia thương mại cạnh tranh với người Hoa Tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển, bao gồm các lĩnh vực làm ghe cộ, chế biến thuỷ hải sản, làm tôm cá khô, ướp cá mặn,

Đời sống văn hoá của vùng đất Cà Mau dưới thời Pháp thuộc rất đa dạng, ngoài những nét văn hoá cổ truyền vốn có của các dân tộc Việt, Hoa, Khơ-me với những lễ hội, phong tục, tín ngưỡng riêng thì thời Pháp thuộc cũng xuất hiện nhiều loại hình văn hoá mới, được du nhập từ khi nằm dưới sự cai trị của thực dân phương Tây Bạc Liêu và Cà Mau nổi lên như là cái nôi âm nhạc Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nơi phát triển âm nhạc đờn ca tài tử, rồi đến vọng cổ và cơ sở cho cả âm nhạc miền Nam khi ấy

Về giáo dục, khi người Pháp làm chủ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và ban hành chương trình giáo dục chung cho cả Nam Kỳ thì có các nhóm trường sau:

Về trường công lập có: 1) Trường làng (Ecole Communale): tại các làng nghèo nhất chỉ dạy 2 lớp Đồng ấu và Dự bị; 2) Trường Tổng (Ecole Cantonale): dạy các lớp bậc sơ học được thiết lập tại riêng các làng có đủ ngân sách đài thọ, hoặc chung cho một số làng cùng đóng góp ngân sách; 3) Trường tiểu học nam, nữ (trường tỉnh): tỉnh lị tại các địa hạt (sau là tỉnh lị) có một trường địa hạt (sau là trường tỉnh) (Ecole d’Arrondissment ou Provinciale) dạy bậc tiểu học do ngân sách tỉnh đài thọ Lúc đầu học sinh nam nữ học chung Về sau, nơi nào số nữ sinh tăng lên nhiều thì mở thêm trường riêng cho nữ sinh

Trang 23

Về trường tư thục thì có hệ thống trường của các Nhà Dòng, trường của người Hoa và trường của tư nhân Đa số các trường này là các trường ở cấp tiểu học Đến năm 1917, hầu hết các tỉnh có hệ thống trường từ cấp sơ học, tiểu học đến trung học Nhưng điều kiện để theo học rất khó khăn, hầu như con em trong gia đình nghèo đều không thể đi học hoặc phải bỏ học sớm

– Những hoạt động kinh tế của cư dân Cà Mau thời Pháp thuộc diễn ra như thế nào?– Hãy nêu hiểu biết của em về các hoạt động văn hoá, giáo dục của cư dân Cà Mau thời Pháp thuộc.

Trang 24

I TÌM HIỂU TIỂU SỬ BÁC BA PHI

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884 tại vùng Rạch Mũi – Cái Rắn (nay thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau); mất ngày 3 – 11 – 1964 tại ấp Kinh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”(1) Theo tác giả Phan Anh Tuấn, “ngay sau (1) Theo Uỷ ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, Bác Ba Phi – Con người và tác phẩm, NXB Văn hoá – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018,

trang 5 Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bác Ba Phi sinh năm 1890, quê gốc ở Tháp Mười, sau đó di cư xuống Cà Mau (Nguyễn Chí Bền

(Chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập chín, Truyện cười, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, trang 980).

– Biết được tiểu sử bác Ba Phi, một nghệ nhân văn học dân gian độc đáo của tỉnh Cà Mau.– Biết được thông tin: Khu lưu niệm nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tại số 26, Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh

– Trình bày được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện cười bác Ba Phi.– Tự hào về truyền thống văn hoá của tỉnh Cà Mau

– Có được kĩ năng sưu tầm truyện cười bác Ba Phi

Trang 25

khi sinh được ba hôm, cái tên Nguyễn Long Phi (tức bác Ba Phi) đã được ba mẹ của bác đặt cho Sau đó không lâu, để tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan, quân thời chúa Nguyễn, bác Ba được ba mẹ bồng chạy dạt qua trú ngụ tận Kinh Ngang (sau này còn gọi là kinh Ba Phi)”(1).

Năm bác Ba Phi 15 tuổi, cha lâm bệnh qua đời, để lại ba người em trai và năm người em gái cho bác Ba chăm sóc Đến năm 18 tuổi, bác Ba bị thực dân Pháp bắt làm phu, sau đó đẩy thành lính Lê Dương lưu đày sang Pháp Bác Ba Phi đã vận động được hai lính Pháp cùng trốn ngũ chạy sang Xiêm (Thái Lan), tìm đường trở về Việt Nam và trốn tại rừng U Minh Thời gian sau đó, bác Ba Phi lập gia đình

Dù không biết chữ nhưng ngay từ lúc nhỏ, bác Ba Phi rất nhanh trí và thông minh Bác vui tính, luôn lạc quan, có những phẩm chất tiêu biểu của con người Nam Bộ như: chính trực, khảng khái, giàu lòng thương người, căm ghét áp bức, bất công, xu nịnh,… Bác là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò Nhờ tính siêng năng, cần cù, bác Ba Phi đã khai khẩn được rất nhiều ruộng đất ở xứ U Minh Hạ lúc bấy giờ Có được điền đất riêng, vợ chồng bác Ba Phi chăm lo xây dựng cơ nghiệp, huy động dân công, tá điền đào một con kinh giữa rừng U Minh chạy thẳng ra Biển Tây để vận chuyển sản vật U Minh bán cho tàu buôn Pháp đậu trong vịnh Thái Lan Sau đó, bác Ba cho tá điền trồng tràm dọc theo hai bên bờ kinh Từ đó, kinh Lung Tràm thành tên(2) Năm 1942, giữa lúc cao trào cách mạng đang dâng cao, bác Ba tự nguyện hiến hàng trăm mẫu ruộng cho Đảng, Nhà nước để chia cho dân nghèo không có đất canh tác, Bác chỉ chừa lại vài mẫu cho gia đình canh tác, sinh sống

Bác Ba Phi qua đời vào ngày 6 – 12 – 1964 (nhằm ngày 3 – 11 – 1964 âm lịch), tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (nay là Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) Ngôi mộ của bác hiện nằm giữa hai ngôi mộ của hai người vợ (bà Trần Thị Lữ và Lữ Thị Cham)

Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hoá dân gian, năm 2003, bác Ba Phi được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân

dân gian và tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp văn

nghệ dân gian.

Hình 1 Chân dung bác Ba Phi

(Nguồn: camau.gov.vn)

(1) Theo Phan Anh Tuấn, Bác Ba Phi, Tài liệu dạy – học chương trình Ngữ văn địa phương Trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, NXB Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 18.

(2) Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi), https://camau.gov.vn/.

Trang 26

Để ghi nhận những đóng góp của bác Ba Phi, nhân dân huyện Trần Văn Thời đã xây dựng Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) thuộc số 26, Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Ngày 10 – 9 – 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã công nhận Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh Huyện Trần Văn Thời cũng đã lập dự án xây dựng Khu di tích bác Ba Phi trở thành nơi lưu giữ hình ảnh, những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất cực Nam Tổ quốc, góp phần phát triển cho ngành du lịch tỉnh Cà Mau.

– Cho biết vài nét chính về tiểu sử bác Ba Phi.– Em ấn tượng nhất với thông tin nào trong tiểu sử của nhân vật bác Ba Phi? Vì sao?– Nêu một vài thông tin mà em biết về Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi).

II NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI

1 Định vị truyện bác Ba Phi trong hệ thống thể loại tự sự dân gian Việt Nam

Nhóm ý kiến thứ nhất: xếp truyện bác Ba Phi vào thể loại truyện cười, thuộc nhóm truyện cười gắn với nhân vật có tính danh (còn gọi là truyện cười kết chuỗi) Tiêu biểu

cho nhóm ý kiến này là các tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (Văn học dân gian), Trần Gia Linh (Từ điển văn học), Cao Huy Đỉnh (Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam), Hoàng Tiến Tựu (Văn học dân gian Việt Nam),… Đây là quan niệm truyền thống, được sự

đồng thuận cao từ các nhà nghiên cứu văn học dân gian.Nhóm ý kiến thứ hai: xếp truyện bác Ba Phi vào tiểu loại cổ tích sinh hoạt (một trong

ba tiểu loại của thể loại cổ tích) Tiêu biểu là quan niệm của Đỗ Bình Trị (Nghiên cứu tiến

trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam).

Nhóm ý kiến thứ ba: tiếp thu quan niệm của nhà lí luận người Nga – Guxev (qua công trình Mỹ học folklore – Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Đà Nẵng, 1997) xếp truyện bác Ba Phi

vào thể loại giai thoại Tiêu biểu là các tác giả: Lê Bá Hán (Thuật ngữ nghiên cứu văn học), Vũ Ngọc Khánh (Truyện trạng Việt Nam, Dẫn luận nghiên cứu folklore Việt Nam, Kho tàng

giai thoại Việt Nam, Giai thoại folklore Việt Nam,…).

Nhóm ý kiến thứ tư: tách truyện bác Ba Phi ra khỏi truyện cười, xếp vào thể loại truyện trạng và xem nó như một thể loại độc lập của văn học dân gian (tiêu biểu là quan niệm của

Nguyễn Chí Bền (Văn hoá dân gian Việt Nam – những suy nghĩ; Tổng tập văn học dân gian

người Việt, tập chín, Truyện cười (phần truyện trạng)) Như vậy, theo quan niệm này, truyện

bác Ba Phi nằm cùng nhóm với truyện về các ông trạng như: Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Nguyễn Kinh, Thủ Thiệm, Ông Ó,…

Trang 27

Trên đại thể, quan niệm truyền thống vẫn nhận được sự đồng thuận cao từ các nhà nghiên cứu: định vị truyện bác Ba Phi vào thể loại truyện cười, thuộc nhóm truyện cười gắn với nhân vật có tính danh (hay truyện cười kết chuỗi).

Về số lượng tác phẩm, theo tác giả Huỳnh Khánh(1), hiện nay văn bản truyện cười bác Ba Phi đã sưu tầm, giới thiệu 69 tác phẩm Một số truyện tiêu biểu có thể dẫn ra như:

Gác kèo mật ong, Bắt cá Lung Tràm, Nai cộ lúa, Bắt chim sen, Lúa nở ngầm, Cọp xay lúa, Chiếc tàu rùa,…

Hệ thống truyện cười bác Ba Phi là chặng cuối của dòng chảy truyện cười từ Bắc chí Nam Ngoài những nét tương đồng với truyện cười truyền thống, do sự tác động của điều kiện lịch sử, văn hoá vùng đất mới nên cũng định hình được những nét đặc trưng riêng về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

Về mặt nội dung, nếu thể loại truyện cười truyền thống (hệ thống truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Ba Giai – Tú Xuất, Nguyễn Kinh, Thủ Thiệm,…) thường tập trung vào các vấn đề xã hội thì hệ thống truyện cười bác Ba Phi lại tập trung vào mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên Xuyên suốt hệ thống truyện bác Ba Phi là niềm tự hào về sự giàu có, trù phú sản vật của xứ U Minh; ngợi ca trí thông minh, sáng tạo, tính cần cù, lòng dũng cảm của con người trong hành trình, khát vọng chinh phục tự nhiên đầy cam go, khó nhọc

Về mặt nghệ thuật, có thể điểm qua một số nét đặc trưng trong hệ thống truyện cười bác Ba Phi ở những phương diện sau: tình huống truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật

2 Tình huống trong truyện cười bác Ba Phi

Trong thể loại truyện cười, tình huống thường được tổ chức dựa trên những mâu thuẫn nội tại của đối tượng, khiến nó bộc lộ bản chất và từ đó làm bật lên tiếng cười Nhìn chung, tình huống trong truyện cười phải là tình huống “có vấn đề” (chẳng hạn, tình huống “ngẫu nhiên” trong truyện Trạng Lợn, tình huống “thử thách tài trí” trong truyện Ông Ó,…) Trong truyện cười bác Ba Phi, tình huống truyện chủ yếu được xây dựng trên yếu tố phóng đại: “Tình huống có vấn đề trong truyện Ba Phi lại được tạo ra từ một lời kể có nhiệm vụ phóng đại sự vật Lời kể phóng đại nhằm dẫn dắt người nghe đến với sự vật một cách có lí để người nghe phải tin Và nếu cảm thấy đối phương chưa đủ tin, nhân vật sẽ kết thúc tình huống có vấn đề bằng câu nói quen thuộc: “Hổng tin hỏi bả mà coi?” Mà “bả” ở đây chính là người vợ Ba Phi, cho nên “bả” sẽ đóng vai trò của người làm chứng sự vật, sự việc ấy là có thực”(2).(1) Theo Huỳnh Khánh, Truyện kể bác Ba Phi – Một di sản văn hoá phi vật thể của Cà Mau, Tài liệu dạy – học chương trình Ngữ văn địa phương

Trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 20.

(2) Theo Nguyễn Chí Bền, Sự vận động của truyện trạng trong không gian và thời gian, in trong Văn hoá dân gian Việt Nam – những suy nghĩ, NXB

Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2000, trang 82.

Trang 28

3 Kết cấu truyện cười bác Ba Phi

Nghệ thuật xây dựng tình huống có sự chi phối mạnh mẽ đến kết cấu truyện Về mặt kết cấu của truyện bác Ba Phi, có thể khái quát qua sơ đồ sau(1):

Chi tiết thật, sự vật thật(Chi tiết ASự việc A)

Chi tiết A’Sự việc A’

Lời kể phóng đại, dẫn dắt sự việc

theo sự có líNhư vậy, có thể tóm lược kết cấu của truyện bác Ba Phi như sau: Từ một sự vật, chi tiết có thật trong đời sống thực tế (A), nhân vật sẽ dùng thủ pháp phóng đại (dựa trên những căn cứ có lí) để biến sự vật, chi tiết đó trở thành một hình ảnh phóng đại (A’) Nét đặc sắc của truyện bác Ba Phi nằm ở chỗ: tất cả những sự vật, chi tiết đều được nhìn ngắm qua lăng kính phóng đại của nhân vật, từ đó thuyết phục mọi người tin đó là điều có thật

4 Ngôn ngữ trong truyện cười bác Ba Phi

Về mặt ngôn ngữ, theo dòng vận động của truyện cười gắn với nhân vật nổi tiếng (Trạng Lợn, Trạng Quỳnh,…), càng về sau, hệ thống truyện này càng ít đi yếu tố ngôn ngữ bác học (thơ văn, điển cố, câu đối chữ Hán,…) Trong truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, ta thấy hàng loạt các tình huống mà nhân vật phải vận dụng kiến thức chữ nghĩa để thách đố, giải đố văn chương Trong khi đó, khi truyện cười vào vùng đất Nam Bộ thì yếu tố bác học của chữ nghĩa đã mờ nhạt dần và được thay thế bằng một loại ngôn ngữ gần gũi với quần chúng nhân dân: ngôn ngữ của cuộc sống thường nhật Nói khác đi, đó là xu hướng bình dân hoá về mặt ngôn ngữ: “Dòng chảy của truyện trạng từ Bắc chí Nam cũng đồng thời với việc hệ thống truyện trạng bớt dần những câu đố, câu đối, điển cố, chơi chữ Lời kể của truyện trạng ở khúc cuối cùng của dòng chảy cũng như lời ăn tiếng nói hằng ngày Ngôn ngữ của đời sống tự nhiên ào vào trong lời kể của nhân vật trạng, nhất là với truyện Ba Phi”(2)

Tác giả Huỳnh Khánh cũng nhấn mạnh đến tính chất “bình dân” của ngôn ngữ truyện bác Ba Phi: “Ngôn ngữ trong các truyện kể của bác Ba Phi là ngôn ngữ giàu tính bình dân Phương ngữ Nam Bộ nói chung và trong các truyện kể của bác Ba Phi nói riêng, không có lời ăn tiếng nói của bọn thần dân với kẻ cung đình, không có sự phân chia đẳng cấp sang hèn, nó như là tiếng nói thống nhất của người lao động chân đất, luôn chuộng thực tế, không phù phiếm, cầu kì, văn hoa, bóng bẩy, chải chuốt Cốt cách vẫn là sự bình dân, giản dị, mộc mạc từ trong thiên nhiên, cuộc sống đến tính cách, tình cảm và cả ngôn ngữ Đây chính là phương ngữ trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, họ nghĩ sao nói vậy, nên ngôn ngữ gần gũi với con người”(3)

(1) Theo Nguyễn Chí Bền, Sự vận động của truyện trạng trong không gian và thời gian, in trong Văn hoá dân gian Việt Nam – những suy nghĩ, Sđd,

trang 60.

(2) Theo Nguyễn Chí Bền, Sự vận động của truyện trạng trong không gian và thời gian, Sđd, trang 89.

(3) Theo Huỳnh Khánh, Truyện kể bác Ba Phi – Một di sản văn hoá phi vật thể của Cà Mau, Tài liệu dạy – học chương trình Ngữ văn địa phương

Trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 20.

Trang 29

Đặc điểm ngôn ngữ bình dân của truyện bác Ba Phi (cũng như các truyện cười gắn với nhân vật nổi tiếng khác ở Nam Bộ) xuất phát từ căn rễ lịch sử – xã hội của vùng đất: “Những lớp người đầu tiên đặt chân đến tới Đồng bằng sông Cửu Long là những nông dân, lính Cái vốn chữ nghĩa của họ không dày dặn là điều tất nhiên Trên vùng đất mới, người hay chữ ít hoặc không có, thiếu trường học,…”(1).

5 Nhân vật trong truyện cười bác Ba Phi

Cũng như nhóm truyện cười gắn với nhân vật có tính danh cụ thể, nhân vật trong truyện cười bác Ba Phi gắn liền với một hình mẫu người có thật (còn được gọi là “khởi hình lịch sử” – prototype), có danh tính, tiểu sử, hành trạng rõ ràng Từ hình mẫu nhân vật có thật này, tác giả dân gian đã sáng tạo, “biến tấu” nó trở thành nhân vật của văn học dân gian Hay nói khác đi, đó là quá trình dân gian hoá một nhân vật lịch sử Dĩ nhiên, sẽ có một “độ khúc xạ”, một khoảng cách nhất định giữa nhân vật khởi hình lịch sử (ngoài đời sống thực tế) và nhân vật của truyện cười (trong tác phẩm văn học dân gian)

Trong truyện bác Ba Phi, có một đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy: nhân vật bác Ba vừa là nhân vật trung tâm của hệ thống truyện, vừa là nhân vật sáng tạo truyện (tương tự như nhân vật Nguyễn Kinh trong hệ thống truyện cười cùng tên, ở vùng Thừa Thiên Huế) Nhân vật trung tâm có sức hút mạnh mẽ, như một nam châm thu hút các truyện tạo thành hệ thống Hình tượng nhân vật bác Ba Phi không chỉ xuất hiện trong một truyện mà có mặt trong cả hệ thống truyện, giúp cho các truyện này kết chuỗi với nhau Tuy nhiên, mỗi truyện như vậy vừa có chức năng là một thành tố của hệ thống, vừa tồn tại một cách độc lập, có giá trị về cả nội dung lẫn hình thức

Nhân vật trong truyện cười có tính danh đều gắn với một địa điểm (không gian), một giai đoạn lịch sử cụ thể (thời gian) và chịu sự tác động của văn hoá, lịch sử từ vùng đất mà nhân vật sinh thành, sáng tạo hệ thống truyện Với nhân vật bác Ba Phi, bác đã trở thành một trong những biểu tượng văn hoá dân gian điển hình của vùng đất U Minh – Cà Mau trong giai đoạn chinh phục vùng đất mới Trong đó, vai trò người sáng tạo và trao truyền văn hoá dân gian với cộng đồng là đóng góp quan trọng, nổi bật nhất của nhân vật Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh: “Nghệ nhân giữ vai trò lãnh xướng, diễn trò, giữ vai trò nòng cốt trong các sinh hoạt văn hoá dân gian quan trọng Và cũng chính vì thế mà họ không những có đóng góp chủ yếu vào việc sáng tạo văn hoá dân gian mà còn giữ vai trò chủ đạo trong việc khởi phát, hướng dẫn đông đảo thành viên của cộng đồng tham gia sáng tạo”(2)

– Nét đặc sắc về mặt nội dung của truyện cười bác Ba Phi là gì?– Cho biết một số nét đặc trưng về nghệ thuật của truyện cười bác Ba Phi ở các phương diện: tình huống, kết cấu, ngôn ngữ và nhân vật.

(1) Theo Phan Quang, Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Cửu Long, NXB Mũi Cà Mau, Cà Mau, 1985, trang 373 – 374

Trang 30

III ĐỌC HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN TRUYỆN CƯỜI BÁC BA PHI

VĂN BẢN 1

CỌP XAY LÚAXứ rừng này hồi mới khai mở, đêm nào cọp cũng vô xóm rình mò, nó kêu “à uôm” nghe như tiếng con ễnh ương

gặp mưa vậy [1] Có bà Tám ở xóm trên, đêm ngủ ngoài bụi

ráng, vì buổi chiều đó ngồi uống rượu ở đám giỗ xóm dưới, say quá không về tới nhà Sáng ra, bà bị liếm cái đầu trọc lóc như trái bưởi

[1] Tưởng tượng

Em hình dung như thế nào về khung cảnh thiên nhiên trong truyện?

Hai đứa con thằng Tư Mít, cha mẹ đi làm, bỏ chúng trên sàn gác, gặp cọp vô nhà chơi hoài Chúng nó vắt cơm cháy, thảy xuống cho cọp ăn Ăn quen, lần đó thằng Tư Mít núp trên sàn gác, đốt đỏ cái ống ngoáy trầu của bà, rồi thảy xuống, cọp hả họng ra hứng liền Lần ấy, con cọp bị phỏng miệng, nó chạy, la vang rừng mấy bữa

Có một đêm, tui cũng đang ngủ trên sàn gác, khoảng gà gáy hiệp ba, bỗng nghe con heo khoảng một tạ ngoài chuồng kêu ét ét Biết là ông ba mươi đến viếng rồi Tui liền vác cây mác thông, phóng xuống, đuổi theo Rượt đến sáng mới giựt lại được xác con heo, tôi vác về Để con heo đó, lum khum nhóm lửa nấu nước, tui bỗng nghe tiếng động rột rẹt trong lùm ráng Liếc mắt nhìn qua, tui thấy rõ ràng là “anh ta” Vì hụt miếng mồi ngon, nên con cọp ức, trở lại rình mò Đó là một con cọp cái bụng đang có chửa Tui thấy nó ngồi nhìn xác con heo, mà thèm đến nhễu nước miếng

Không ăn được thịt heo, cọp đâm ra thù tui.Trưa bữa sau, hai vợ chồng tui khiêng cối ra xay lúa Cái giằng xay, tui làm bằng cây trăm suồi(1), thịt gỗ thật dẻo Đang xay lúa ồ ồ, tui lại cũng nghe sau bụi ráng có tiếng động rột rẹt Giống cái con cọp này thù vặt quá! Tui nói trong bụng: “Bữa nay mà bắt mày xay lúa một trận cho biết tay” Tui kêu vợ tui

xúc sẵn hai chục giạ lúa để gần bên cối xay đó [2]

[2] Dự đoán

Theo em, bác Ba Phi sẽ làm gì tiếp theo để dụ cọp mắc bẫy?

Vừa xay, tui vừa liếc chừng vô bụi ráng, giả bộ như không hay biết gì Chờ lúc cọp nhảy qua phủ đầu, tui hụp xuống, trịch ngang Hai bàn tay cọp bấu tám móng cứng ngắc vào cán giằng xay Sẵn trớn cái cối đang quay, con cọp kéo lui hết vòng thì bị cái cối theo quán tính quay tới, mà hễ cái cối quay tới hết vòng thì con cọp bị ghị lui Cứ như vậy mà con cọp theo đà cối quay đẩy tới lui hoài… Tui đứng một bên, cứ xúc lúa châm vô cối liên tục

(1) Cây trăm suồi: một loại cây rừng.

Trang 31

Đến lúc con cọp xay hết hai chục giạ lúa, tui kêu vợ tui vô bồ xúc thêm lúa nữa Thấy con cọp có chửa nên cũng động lòng thương, vợ tui bảo thôi tha cho nó Tui nắm tay cối xay ghìm mạnh cho dừng trớn quay Con cọp bị hụt đà, vuột tám móng ra khỏi cán giằng xay, chúi đầu về phía trước Nó lồm cồm ngồi dậy, mệt thở hết muốn ra hơi, bỏ đi vô rừng một hơi Không tin thì hỏi bả coi.

(Nguồn: Nguyễn Chí Bền (Chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập tám – Truyện cười, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, trang 990 – 992)

– Tóm tắt nội dung của văn bản.– Nhân vật chính xưng “tôi” (“tui”) – bác Ba Phi đã đối mặt với mối nguy hiểm nào? Nhân vật đã dùng mưu mẹo gì để khuất phục con cọp hung dữ?

– Chi tiết “Thấy con cọp có chửa nên cũng động lòng thương, vợ tui bảo thôi tha cho nó” gợi cho em suy nghĩ gì? Theo em, lòng trắc ẩn trong trường hợp này có đúng không? Vì sao?– Nêu chủ đề của văn bản.

– Liệt kê và giải thích nghĩa của phương ngữ Nam Bộ có trong văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở):

Phương ngữNam Bộ

Phương ngữBắc Bộ

Phương ngữTrung Bộ

Ngôn ngữtoàn dân

1. Liệt kê các chi tiết thể hiện hành động của các nhân vật trong truyện kể Cọp xay lúa

theo trình tự cốt truyện vào bảng bên dưới (làm vào vở):Hành động Bác Ba Phi Vợ bác Ba Phi Con cọp

Trang 32

1. Tìm trong hệ thống truyện cười bác Ba Phi những tác phẩm có cùng đề tài (dùng trí

thông minh khuất phục thú dữ) với văn bản Cọp xay lúa

2. Hãy tìm và giới thiệu một số truyện kể có cùng đề tài với văn bản Cọp xay lúa mà

em vừa học

VĂN BẢN 2

CHIẾC TÀU RÙAMùa khô năm đó, túng tiền xài, tui mới nghĩ ra một cách

bắt rùa để chở ra sông Ông Đốc bán [1] Ra nhà dượng Tư nó,

tui mượn một chiếc ghe cà đom(1) chở chừng năm trăm giạ lúa, chống vô Lung Tràm, đậu cặp mé phía dưới gió, cặm sào hai đầu cho thật chắc Tui còn kéo tấm đòn dày bắc thẳng lên

[1] Dự đoán

Theo em, bác Ba Phi sẽ làm gì để bắt được rùa?

bờ Làm xong, tui đi vòng lên phía trên gió, nổi lửa đốt một hàng dài Mùa khô ở đây, cỏ ngập tới lưng quần, dễ làm mồi cho lửa lắm

Lửa bắt đầu bắt ngọn, tui lộn trở về chỗ đậu ghe, ngồi chờ Độ chừng hút tàn điếu thuốc, tui thấy rùa đã bắt đầu bò xuống lai rai Lửa phía trên gió bắt vào các bờ sậy, cháy, nổ rốp rốp Rùa bò mỗi lúc một nhiều Tốp chạy trước chắc còn hoi hưởn, nên chúng sắp thành hàng một, nối đuôi nhau bò tới Còn nào cũng nghênh cổ lên cao, mắt ngó chừng dáo dác Một lúc, gió thổi mạnh lên, lửa cháy rào rạt, lúc này chúng hoảng hồn, kéo chạy đồng đống, không còn trật tự gì nữa Rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa đém,… đổ tới từng bầy Cứ theo cây đòn dày, tui ùa đại chúng xuống ghe Giống rùa là chúa sợ khói lửa Chúng chạy bằng ba chân, còn một chân trước đưa lên che mặt Còn nào cũng chảy nước mắt, nước mũi choàm ngoàm

Thấy chúng tràn xuống quá xá, tui ngồi gần cây đòn dày, coi con nào lớn thì cho đi, con nào

nhỏ cứ hất mạnh tay một cái là lọt xuống sông [2]

(1) Ghe cà đom: một loại ghe của đồng bào Khơ-me.

Trang 33

– Xuồng chở lúa khẳm lắm! Tàu làm ơn tốp lại mấy chút nghe!Thật hết phương tốp lại, tui chỉ còn biết ngồi lắc đầu chịu chết Tui khoát tay:

– Mấy bà con làm ơn nép sát bờ giùm chút đi Tui tốp mấy không

được Chiếc tàu rùa! [3]

– Xác định đề tài và nêu bài học rút ra từ văn bản.– Liệt kê và giải thích nghĩa của phương ngữ Nam Bộ có trong văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở):

Phương ngữNam Bộ

Phương ngữBắc Bộ

Phương ngữTrung Bộ

Ngôn ngữtoàn dân

1. Sau khi đọc văn bản Chiếc tàu rùa, hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con người

trong buổi đầu khai hoang, chinh phục vùng đất mới

2 Viết đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng) nêu cảm nhận của em về sự trù phú của thiên nhiên vùng U Minh được thể hiện qua văn bản

1. Thể hiện cảm nhận của em về một trong hai văn bản đã học (Cọp xay lúa, Chiếc tàu

rùa) bằng cách sáng tác thơ, vẽ tranh minh hoạ, ghi nhật kí đọc truyện,…

2 Cùng bạn tập luyện, kể lại truyện Chiếc tàu rùa

Trang 34

lạnh lắm [1]

[1] Dự đoán

Bác Ba Phi sẽ làm gì để bắt được nhiều chim hơn?Bà con coi đây (bác Ba vụt đứng dậy, ngừng kể, tay bác giơ lên hai đầu mối khăn choàng tắm đang bịt ngang trên đầu siết lại thật chặt), rồi bác ngồi chồm hỗm xuống nền đất, tư thế như người ngồi câu cá, giọng bác trở nên sôi nổi, không chậm rãi như lúc thường Tui bắt một con lươn, móc lưỡi câu vào cạnh đuôi của nó, rồi thả con lươn xuống nước Con lươn bò tới đâu, tui thả sợi dây dài tới đó Bị lưỡi câu móc đau, vướng mắc, con lươn không thể nào chui xuống đất được, cứ bò uốn éo lưng chừng mặt nước Nhưng bà con nên nhớ điều này – bác Ba dặn dò – lưỡi câu uốn bằng dây xanh đàng hoàng, sợi dây gân cũng phải bự, dài và chắc Khi đó, trên trời chim sen từng bầy, từng bầy buông cánh đảo thấy mối ngon liền sà xuống đớp Nuốt vào bụng, con lươn theo đường ruột chui lỗ đít chim sen ra ngoài, bò nữa Con chim khác thấy lại sà xuống đớp Cứ thế, hết con này đến con khác, tui ngồi đằng này đầu dây ung dung hút thuốc, vừa thả dây dài ra ngoài Cho đến khi con lươn trắng xát, hết nhớt không còn bò được nữa, tui giật mạnh dây, phăng lại…

Trang 35

Chuyện bắt chim sen kiểu này sướng lắm bà con ơi Khỏi phải khiêng vác chim sen đâu, mệt Ngược lại mình như vừa được đi “máy bay” vậy Khi tui giật mạnh sợi dây là lúc đàn chim sen giật mình đập cánh bay lên cái rần, một lượt, thành một dọc dài, thẳng băng, kéo tui bay theo luôn Mát quá, ở đằng cuối đầu dây, hai tay tui cứ nắm chặt sợi dây, kềm lái cho đàn chim sen tha hồ bay đi Khi ngang qua nhà mình, tui bẻ lái cho đàn chim lượn quanh một vòng chào bà con Lung Tràm rồi mới đáp xuống.

(Nguồn: Nguyễn Chí Bền (Chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập tám – Truyện cười,

Sđd, trang 997 – 998)

– Tóm tắt nội dung của văn bản.– Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của văn bản?

– Cách bắt chim sen của bác Ba Phi có điểm gì độc đáo? Theo em, đó là chi tiết có thực trong đời sống hay là cách nói phóng đại của tác giả dân gian? Vì sao?

– Tìm trong văn bản các chi tiết phóng đại và nêu tác dụng của các chi tiết ấy

1 Đọc lại đoạn kết của văn bản Bắt chim sen và nêu cảm nhận của em:

Chuyện bắt chim sen kiểu này sướng lắm bà con ơi Khỏi phải khiêng vác chim sen đâu mệt Ngược lại mình như vừa được đi “máy bay” vậy Khi tui giật mạnh sợi dây là lúc đàn chim sen giật mình đập cánh bay lên cái rần, một lượt, thành một dọc dài, thẳng băng, kéo tui bay theo luôn Mát quá, ở đằng cuối đầu dây, hai tay tui cứ nắm chặt sợi dây, kềm lái cho đàn chim sen tha hồ bay đi Khi ngang qua nhà mình, tui bẻ lái cho đàn chim lượn quanh một vòng chào bà con Lung Tràm rồi mới đáp xuống.

2. Viết đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng) nêu cảm nhận của em về sự trù phú của thiên

nhiên vùng U Minh được thể hiện qua văn bản Bắt chim sen

1. Cùng các bạn tìm thêm một số dị bản (bản kể khác) của truyện Bắt chim sen

(thư viện nhà trường, internet,…)

2. Hoá thân vào nhân vật bác Ba Phi, kể lại chuyện Bắt chim sen

Trang 36

Cùng còn nằm nguyên tư thế cũ, […] tui bỗng nghe ở đâu đây có tiếng bầy ong vỗ cánh rì rào Tui ngó dáo dác, định ngồi dậy đi tìm Nhưng trực nhìn xuống cái chân đang tréo ngoảy của mình thì… trời ơi! Ổ ong đang đóng dưới bụng ống chân tui Thấy mình ngủ nằm tréo ngoảy, nó tưởng đâu cây kèo mà áp lại đóng.

“Mầy đang nạp mạng, sẵn đây tao cạo luôn” Nghĩ vậy, nên tui hút mạnh mấy hơi thuốc, phà khói vào tổ ong Bị khói thuốc Gò Vấp cay mắt, bầy ong bỏ ổ, bay tán loạn Tui với lấy cây dao tre để bên cạnh, xắn tấm tàn ong bỏ đi, tấm tàn lớn bằng cái sàng vậy Còn lại khúc mức, tui xeo thêm mấy nhát dao tre nữa, nó rớt xuống tấm vải nhựa cái đụi, một khối mật vàng óng bằng trái dừa khô nằm trưu trứu(1) trên tấm vải nhựa

(Nguồn: Nguyễn Chí Bền (Chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập tám – Truyện cười,

Sđd, trang 1002 – 1003)

(1) Nằm trưu trứu: nằm ngay trước mặt, to quá mức bình thường.

Trang 37

– Văn bản đề cập đến sự trù phú nào của rừng U Minh?– Viết đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng) giới thiệu đặc sản mật ong rừng U Minh – Theo em, ngày nay chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn sự đa dạng, trù phú của rừng U Minh?

VĂN BẢN 2

LÚA NỞ NGẦMNăm đó, ruộng vừa cấy xong là trời chụp mưa xuống lu bù suốt nửa tháng liền, mấy cánh đồng như Lung Tràm, Kinh Ngang nước lên mênh mông, lai láng Ban ngày gió nổi, sóng bổ có vòi Đồng lúa mới cấy, ngập lút mất tăm Trên mặt ruộng chỉ còn ít loại cây điên điển trổ bông vàng lơ thơ Đêm đêm, bầy cúm núm(1) phải đậu trên ngọn cây mà gừ Tiếng “cum cum…”, “cóc cóc…” trải vảng trên mặt nước đồng nghe mà não ruột! Thôi thì ai cũng tính mùa ruộng năm nay đi theo bà thuỷ hết rồi, nên kẻ thì mua trúc về đan lờ, người thì đốn tre vô, cắt trúm định làm nghề bắt lươn kiếm ăn Tui thì ngồi khoanh tay rế, than vắn thở dài với vợ con mà chịu trận

Qua đợt mưa dai dẳng, nắng bắt đầu tốt lại Tui lủi thủi chống xuồng đi thăm ruộng Thì thăm cho có chừng vậy, chớ còn gì nữa mà mong! Đồng nước như biển, sóng ba đào, lúa thóc nào mà còn cho được?

Lạ thay, lúc tui chống xuồng ra tới giữa đất, thì bỗng thấy đốm gì trăng trắng đang loi nhoi đằng xa Chống rút lại, tui coi kĩ A! Những con chàng bè(2)! Tại sao chúng lại mắc kẹt đầu dưới nước, hai cẳng chổng lên và chòi đạp chới với vậy? Lấy làm lạ, tui nhảy ùm xuống mò coi Uý trời đất, thánh thần ơi! Ruộng lúa còn sống nhăn! Lúa đang nở ngầm dưới đáy nước Lúa chuyển mình nở nghe rào rào! Những con chàng bè này mò cái ăn thọc đầu mò vô gốc lúa bị lúa nở mắc kẹt, không rút lên nổi Khoái quá, tui chống xuồng đi “nhổ” chàng bè Tui “nhổ” một lát, trói cả đầy nhóc cả xuồng be tám Chống xuồng về nhà, tui cho bà này hay, bảo ngày mai cắt tranh ra mà bó ba cái lúa đang nở ngầm lại, kẻo đến mùa nó lốp hết

(Nguồn: Nguyễn Chí Bền (Chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập tám – Truyện cười,

Trang 38

IV VIẾT

1 Yêu cầu

Dựa vào kết quả đọc hiểu các truyện cười bác Ba Phi, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về chủ đề: Sự trù phú của rừng U Minh Hạ trong truyện cười bác Ba Phi

Hình 4 Một góc Vườn quốc gia U Minh Hạ

+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho cuốn hút người nghe (có thể dùng tranh ảnh, video clip,… để minh hoạ cho bài thuyết trình)

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.+ Giọng thuyết trình to rõ, tự tin, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày; thể hiện được sự tự hào về sự giàu đẹp, trù phú, thanh bình của quê hương.+ Phân bố thời gian nói hợp lí

– Khi trao đổi và đánh giá: trong cả hai vai trò (người nói và người nghe), em cần có thái độ cầu thị, tôn trọng người đưa ra ý kiến; phản hồi một cách lịch sự những thắc mắc của mọi người

Ngày đăng: 09/09/2024, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN